Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Lý thuyết động năng Tâm lý học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.32 KB, 20 trang )

LÝ THUYẾT ĐỘNG NĂNG TÂM LÝ
I. Tác giả tiêu biểu
Khi lý thuyết động năng Tâm lý được đưa vào trong công tác xã hội tại
Mỹ năm 1920 thì ngành công tác xã hội đã được hình thành 20 năm. Các quan
điểm về động năng Tâm lý bắt nguồn từ Sigmund Freud (1856-1939) và tiếp tục
được phát triển bởi các tác giả khác như: Erick Erikson, Brearley, Bowlby,
Alfred Adler và Melanie Klein…
1. Vài nét về tiểu sử của Sigmund Freud
Sigmund Freud sinh ngày 06/05/1856 tại tỉnh Moravia (trước đây thuộc
nước Áo, nay thuộc cộng hoà Séc).
Ngay từ nhỏ, Freud đã được đánh giá là người thông minh và được tạo
điều kiện thuận lợi để cậu phát triển thành một thiên tài theo sự kỳ vọng của gia
đình.
Năm 1876, ông được nhận làm sinh viên nghiên cứu ở viện Sinh lý nổi
tiếng của Ernst Brucke, ở đó ông tiếp tục nghiên cứu các vấn đề về sinh lý thần
kinh. Năm 1881, ông mới học xong đại học, và được công nhận là bác sĩ y khoa.
Năm 1884, Freud đọc được một tài liệu viết về một bác sĩ quân y Đức sử dụng
thành công cocain để tăng cường năng lực và sự chịu đựng cho binh sĩ. Ông đã
quyết định dùng chính mình để thử, và nhận thấy mình trở nên khỏe khoắn, khả
năng làm việc tăng lên, ông đặc biệt say mê với chất này. Năm 1886, ông lập gia
đình. Năm 1900, ông công bố một trong các tác phẩm đầu tay của mình: “Sự
giải thích các giấc mơ”.
Freud di cư đến Anh Quốc trước Chiến tranh thế giới II trong lúc Vienna
trở thành một nơi nguy hiểm cho cộng đồng người Do Thái, nhất là đối với một
người nổi tiếng như Freud. Sau đó không lâu Freud qua đời tại đây vì bệnh ung
thư hàm miệng, sau 20 năm vật lộn với căn bệnh này.
2. Những vấn đề quan trọng được đề cập trong các lý thuyết của Sigmund
Freud
Những vấn đề quan trọng được đề cập tới trong lý thuyết của Sigmund
Freud đó là bản năng, vô thức, cấu trúc nhân cách, cơ chế tự vệ.
Về bản năng, ông cho rằng con người được sinh ra với những bản năng


thuộc về vô thức. Nó bao gồm các bản năng sống và bản năng chết. Trong đó,


bản năng sống: là sự đói khát, tình dục; bản năng chết: là những bản năng hướng
tới sự phá bỏ, tiêu diệt cuộc sống. Những hành vi gây thương tích, tự hủy hoại
bản thân ở con người. Những hành vi hung tính, sự nóng giận cũng là bản năng
chết của con người.
Về cấu trúc nhân cách, Freud cho rằng cấu trúc của nhân cách gồm có 3
cấu thành, đó là cái Nó (Id), cái Tôi (Ego) và cái Siêu Tôi (Super Ego). Các cấu
trúc này được hình thành và phát triển dần tới khi con người được 5 tuổi.
Cái Nó: Hệ thống này bao gồm các bản năng vô thức và thúc đẩy con
người thỏa mãn những mong muốn mà không tính tới các nguyên tắc và các quy
định của xã hội.
Cái Tôi: được hoạt động, điều chỉnh (kiểm soát) bởi thực tiễn thế giới
xung quanh.
Cái Siêu Tôi: bao gồm ý thức và đạo đức.
Cả ba cấu thành trên được tập hợp trong một con người và chúng quy
định ảnh hưởng lẫn nhau. Cái Nó hoạt động theo nguyên tắc thỏa mãn. Cái Tôi
hoạt động theo nguyên tắc thực tiễn và cái siêu tôi hoạt động theo nguyên tắc
kiểm duyệt. Sự mâu thuẫn tồn tại giữa cái Nó và cái Siêu Tôi dễ làm con người
rơi vào tình trạng căng thẳng. Để giúp cho con người có thể thoát khỏi tình trạng
này, S.Freud cho rằng cần có những cơ chế tự vệ để bảo đảm tạo ra sự cân bằng
trong tâm lý của con người.
Về cơ chế tự vệ bao gồm: sự dồn nén, sự phóng chiếu, sự chối bỏ, sự thoái
bộ, sự tạo lập hành động, sự phá bỏ, sự thăng hoa, sự mơ mộng.
Sự dồn nén: kiềm chế những lo lắng lại, che giấu không để lộ ra ngoài.
Sự phóng chiếu: chuyển những cảm xúc của mình lên người khác.(tâm
sự).
Sự chối bỏ: từ chối, ví dụ không chấp nhận những lo lắng sợ hãi đang tồn
tại trong bản thân.

Sự thoái bộ: thoái lui về giai đoạn trước, có những hành vi thuộc lứa tuổi
trước đó ( hiện tượng trẻ con hóa).
Sự tạo lập hành động (phản ứng): chuyển những cảm xúc ví dụ lo âu
thành hành động. ( Lo về kết quả học tập – học bài).
1


Sự phá bỏ: chuyển những cảm xúc lo âu thành sự hung dữ. ( Lo về kết
quả học tập – đi uống rượu)
Sự thăng hoa: chuyển lo âu, sợ hãi thành các sản phẩm có ích cho xã hội.
(Ví dụ: nhà thơ Xuân Diệu chuyển cảm xúc thất tình thành thơ)
Sự mơ mộng: thỏa mãn những mong muốn trong giấc mơ.
Về quá trình phát triển nhân cách: Freud cho rằng tâm lý con người phát
triển qua các giai đoạn khác nhau sau đây:
 Giai đoạn môi miệng (oral stage): từ khi sinh ra cho đến 1.5 tuổi. Sự thỏa
mãn được thự hiện qua ăn uống, mút, bú mẹ. Nếu đứa trẻ trong thời kỳ
này không được thoản mãn nhu cầu này, thì nó sẽ có những cảm giác tiêu
cực như tự ti, lo âu về sự an toàn vào những giai đoạn sau của cuộc đời.
 Giai đoạn hậu môn (anal stage): từ 1.5 – 3 tuổi. Sự thỏa mãn được thực
hiện qua sự đi đại tiện, tiểu tiện. Thời kỳ này trẻ bắt đầu học cách kiểm
soát cơ thể và môi trường xung quanh qua việc hướng dẫn của cha mẹ,
việc quy định vệ sinh và các hoạt động giáo dục khác.
 Giai đoạn dương vật (phallic stage): từ 3 – 5 tuổi. Trong giai đoạn này có
3 mặt phát triển chính: hứng thú tình dục, phát triển của siêu tôi, mở rộng
phạm vi quá trình bảo vệ cái tôi.
 Giai đoạn tiểm ẩn (latance stage): từ 5 tuổi trở lên đến tuổi vị thành niên.
Khi này trẻ học cách thăng hoa tình yêu đối với bố mẹ, nó được thể hiện
bằng sự tôn kính.
 Giai đoạn cơ quan sinh dục ngoài (genital stage): là giai đoạn tuổi thanh
niên và sang tuổi trưởng thành, khi này cá nhân đã có thể nhận thức và ý

thức hành vi ở người lớn
Về vô thức, trong Tâm lý học truyền thống “vô thức” được hiểu là những
hiện tượng tâm lý mà quá trình vận hành của nó không được chủ thể biết đến.
Do đó, vô thức thường được hiểu là hành vi ý thức bị lãng quên, đã chìm vào
quá khứ, ngủ im trong đời sống tinh thần. Theo Freud, không phải như vậy, ông
cho rằng:
 Chính hành vi ý thức có nguồn gốc từ hành vi vô thức. Hành vi
trước khi trở thành có ý thức thì phải trải qua giai đoạn vô thức.
2


 Hành vi vô thức là nhân tố chủ yếu quyết định toàn bộ đời sống tâm
lý của con người.
 Hành vi vô thức bắt nguồn từ bản năng. Trong đó, bản năng tính
dục (năng lượng libido) là mạnh mẽ nhất.
Vô thức là vấn đề chính trong phân tâm học được Sigmund Freud khảo sát
và sáng lập từ năm 1880. Chúng tôi sẽ trình bày một cách cụ thể vô thức trong
phần nội dung của Lý thuyết động năng Tâm lý.
II. Nội dung của Lý thuyết động năng Tâm lý
1. Lược sử thuật ngữ thuật ngữ vô thức trước Phân tâm học
Trong thời cổ đại ở các nền văn minh Hi Lạp, La Mã ở phương Tây hay
Babylon, Trung Quốc, Ấn Độ ở phương Đông do chưa có sự ra đời của tâm lí
học nên khái niệm hay thuật ngữ vô thức theo nghĩa như hiện nay là không có.
Qua thời Trung Cổ (451-1453), thời Phục Hưng từ thế kỉ XV đến XVI, hay thời
Khai sáng ở châu Âu thế kỉ XVIII, cũng không có thuật ngữ vô thức theo nghĩa
tâm lí học. Chỉ vào đầu thế kỉ XIX, trong các tác phẩm của một số nhà triết học
người Đức như V. Harmant, Von Carus... thuật ngữ này mới được nói đến nhưng
dưới một góc độ triết học dùng để chỉ cái tổng thể chi phối đời sống con người
mang tính siêu nghiệm nhưng chính cách định nghĩa này của các nhà triết học
mà khái niệm vô thức mất đi tính cụ thể của nó và khái niệm vô thức vẫn chưa

ra khỏi phạm vi định nghĩa trừu tượng của triết học. Nhưng kể từ khi bắt đầu
tách ra và xuất hiện vào đầu và giữa thế kỉ XIX, vốn manh nha từ các thế kỉ
XVII và XVIII, tâm lí học bắt đầu phát triển mạnh với sự xuất hiện của một số
nhà tâm lí học như James Mill (1773-1836), Jeremy Bentham (1748-1832), để
rồi tiến tới một tâm lí học thực nghiệm với Ernst Heinrich Weber (1795-1878),
Gustave Theodor Fechner (1801-1887) và nổi bật nhất là Wilhelm Wundt (18321930), người được coi là cha đẻ của tâm lí học thực nghiệm với phòng thí
nghiệm tâm lí học đầu tiên được xác lập ở Đức. Tuy nhiên vô thức vẫn chưa
được nêu ra như một thuật ngữ với những nội hàm cụ thể cho đến lúc ra đời
phân tâm học của Sigmund Freud.
2. Nội dung lý thuyết động năng Tâm lý
Trước hết, Freud đã đưa ra quan điểm về vô thức: Vô thức là một thuật
ngữ của phân tâm học chỉ một khu vực của tâm hồn nơi ẩn chứa những cảm nghĩ
3


bị quên lãng, những ý tưởng bị chôn chặt trong vô thức không thể gợi lại hay
nhớ lại do ý muốn của cá nhân thông qua một quá trình gọi là sự dồn nén và
chúng có thể ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân ấy.Nguồn gốc của sự dồn nén,
theo Freud là bắt nguồn từ sự xung đột của hai khuynh hướng đối lập nhau, mà
ông gọi là khuynh hướng đi gây rối và khuynh hướng bị gây rối.
 Khuynh hướng đi gây rối chính là khuynh hướng chưa được thoả mãn và
mang bản chất tự nhiên.
 Khuynh hướng bị gây rối là khuynh hướng thích ứng với những đòi hỏi
của xã hội.
Và vì đòi hỏi của những chuẩn mực xã hội như phẩm giá, quy phạm... mà
sự thắng thế của khuynh hướng thứ hai đã đưa tới sự dồn nén. Tuy nhiên, Freud
cũng cho rằng không phải lúc nào khuynh hướng thứ hai cũng chiến thắng
khuynh hướng thứ nhất, mà ngược lại, khuynh hướng thứ nhất cũng có lúc chiến
thắng khuynh hướng thứ hai và đó chính là cơ sở của “những hành vi sai lạc”
như đọc nhầm, viết nhầm, nhớ nhầm... hay “những triệu chứng” như liệt chân

tay, mất cảm giác, mất trí nhớ, mất giác quan... như trong bệnh hysteria, hay
những hành vi vô nghĩa khác như cứ phải sờ, đếm đến một số nào đó, hoặc lặp
đi lặp lại một từ nào đó trong bệnh rối loạn ám ảnh cưỡng bức (obsessivecompulsive disorder). Như vậy, theo quan niệm của Freud vô thức là sản phẩm
của sự dồn nén.
Theo ông thì trong vô thức có 2 phần là phần tiền thức và phần vô thức.
Trí tuệ là khái niệm chứa trong, khái niệm rộng lớn hơn về nhân cách bao gồm
hành vi tinh thần, hành vi vận động và hành vi nói năng. Có sự nối kết giữa ý
thức – vô thức của tâm hồn và 3 bộ phận trong cấu trúc nhân cách:bản năng, bản
ngã và siêu ngã hoạt động trong cả ý thức và vô thức. Cái gọi là lương tâm là bộ
phận ý thức của siêu ngã. Hầu hết các chức năng bản ngã hoạt động trong vùng
ý thức. Vùng tiền thức là kho chứa ký ức, nó chứa đựng những ý tưởng cảm
nghĩ và hình ảnh của những biến cố đã qua và chúng có thể được đưa đến vùng
ý thức bởi nỗ lực ý chí của con người. Vô thức là chỗ chứa những kinh nghiệm,
những cảm xúc, những khao khát mạnh mẽ bị dồn nén ra khỏi thức. Mặc dù con
người không nhận biết được những cảm xúc này và không thể nhớ lại cảm xúc
theo ý muốn nhưng chúng vẫn hiện diện trong vô thức và ảnh hưởng đến cảm
xúc cũng như phản ứng của con người qua cơ chế tự vệ. Khi một người đang
4


ngủ, ý thức không hoạt động, nhưng vô thức hoạt động, giấc mơ là biểu lộ 1
chút ít nội dung của vô thức. Có người đi đứng hay nói năng trong khi ngủ là họ
làm việc đó dưới ảnh hưởng của vô thức. Do đó, theo Freud thì mộng là sự thực
hiện thầm lén những ước vọng bị dồn nén và là con đường lớn dẫn vào vô thức.
Phần thú tính bẩm sinh của con người luôn có những khát vọng không thể thực
hiện được một cách an toàn trong đời sống thực, vì vậy chúng bị phần lương tâm
và cái tôi dồn vào vô thức. Mặc dù bị dồn nén những khát vọng đó không hoàn
toàn bị biến mất chúng hiện ra dưới hình thức của giấc mộng.
Giống như các học giả khác khi đề xuất các khái niệm hay thuật ngữ,
Freud không chỉ áp dụng vô thức trong nghiên cứu tâm lí và chữa trị y học mà

ông còn áp dụng nó trong nghiên cứu các hiện tượng văn hoá xã hội. Có thể nói
không sai rằng, Freud đã nâng thuật ngữ vô thức của mình lên hàng hệ thống
trong học thuyết phân tâm của mình để giải thích những vấn đề văn hoá xã hội
qua lăng kính phân tâm học, tạo thành một “siêu tâm lí học” (metapsychology)
như một số người thường gọi phân tâm học. Một điển hình tiêu biểu của việc
này chính là việc Freud áp dụng vô thức vào nghiên cứu nguồn gốc tôn giáo
được trình bày trong cuốn sách xuất sắc Vật tổ và cấm kị xuất bản năm 1913.
Trong cuốn sách này, với bốn phần Nỗi cấm chỉ loạn luân, Cấm kị và tính hai
mặt cảm thức, Tín ngưỡng hồn linh, ma thuật và tính toàn năng của tư tưởng, và
cuối cùng là Sự trở lại ấu thơ của tục tô tem, Freud đã chỉ rõ nguồn gốc của tôn
giáo và văn hoá bắt nguồn từ mặc cảm Oedipus một cách sáng rõ trên cơ sở
những tác phẩm nhân học, dân tộc học của thời đó. Trong đoạn kết của cuốn
sách, ông đã viết như sau về tầm quan trọng của mặc cảm Oedipus trong việc
hình thành nên totem giáo và xã hội con người:
“Do đó, tôi có thể chấm dứt và tóm tắt việc tìm hiểu nhanh chóng này
bằng cách nói rằng trong mặc cảm Oedipus, người ta thấy những khởi đầu đồng
thời của tôn giáo, đạo đức, xã hội và nghệ thuật, và như vậy là hoàn toàn phù
hợp với những dữ kiện của phân tâm học.”
Sau này, khi nghiên cứu kĩ hơn về tôn giáo, Freud đã viết tiếp hai cuốn
sách nhỏ Tương lai của một ảo tưởng (1927) và Sự bất ổn của nền văn minh
chúng ta (1930) trong đó ông vừa cho rằng Thượng đế là một ảo tưởng mà loài
người tạo ra để yên tâm với sự bất lực của mình khi không được bố mẹ che chở
nữa và con người cần phải xoá bỏ nhưng đồng thời lại cho rằng con người chưa
5


sẵn sàng cho điều này. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Freud từ bỏ quan
niệm về mặc cảm Oedipus mà bản chất là những xung đột vô thức là nguồn gốc
của sự phát triển tôn giáo, đạo đức cũng như những hình thái khác của văn hoá
và xã hội con người. Nói chung, sự thay đổi quan niệm như vậy chỉ phản ánh

một điều về sự linh hoạt của Freud, đặc biệt là trong giai đoạn cuối đời, khi ông
duyệt xét lại tất cả những gì mà mình đã nghiên cứu và viết ra để bổ sung cho
hoàn thiện hơn.
Nhìn chung, thuyết động năng Tâm lý của Freud đã nhấn mạnh đến
các yếu tố vô thức của con người. Qua đó có thể hiểu rằng những kinh
nghiệm trong quá khứ của con người là nhân tố quyết định sâu sắc đến hành
vi của họ sau này. Hay nói một cách khác, quan điểm của thuyết này giải
thích hành vi và những rối nhiễu hành vi của con người trên cơ sở phân tích
những tương tác trong quá khứ mà cá nhân đã trải nghiệm.
Psychodynamics (động năng hay tâm động học, động năng tâm lý) là
cách tiếp cận tâm lý học nhấn mạnh nghiên cứu hệ thống các năng lượng tâm lý
làm nền tảng cho hành vi, cảm xúc của con người và chúng có quan hệ như thế
nào với những kinh nghiệm thời niên thiếu. Đặc biệt quan tâm đến các mối quan
hệ năng động giữa động cơ ý thức và động cơ vô thức .
Psychodynamics được định nghĩa là việc nghiên cứu các sức mạnh, động
cơ, và năng lượng được tạo ra bởi các nhu cầu ẩn sâu bên trong con người
Trọng tâm trong psychodynamics là kết nối giữa các năng lượng học của
trạng thái cảm xúc trong cái nó, cái tôi và siêu tôi có liên quan đến quá trình
phát triển ở trẻ nhỏ. Tại trung tâm của quá trình tâm lý, theo Freud, là bản ngã(
cái Tôi). Freud cho rằng cái Tôi đáng thương bị chèn ép từ cả 3 bên :Cái Nó,
Thực tế và cái Siêu Tôi. Trong đó, cái Nó là hồ chứa những bản năng, trực tiếp
và liên quan đến việc thỏa mãn các nhu cầu của cơ thể. Bản ngã phục vụ như là
người quản lý chung của nhân cách, cố gắng trì hoãn, làm chậm lại hoặc hướng
cái Nó theo những đòi hỏi của thực tế.. Cái Siêu Tôi đề cập đến kho lưu trữ các
giá trị đạo đức của một cá nhân, chia thành lương tâm - sự ảnh hưởng bởi các
quy tắc và quy định của xã hội - và cái tôi lý tưởng .Do đó, mô hình tâm động
học cơ bản tập trung vào tương tác năng động giữa bản năng, bản ngã, và siêu
tôi. Psychodynamics, sau đó, cố gắng giải thích các hành vi là do bẩm sinh
hay hình thành qua quá trình sống.
6



Nhìn chung , Psychodynamics nghiên cứu về sự tương quan của các phần
khác nhau của tinh thần , cá tính, xem yếu tố tinh thần có liên quan đến sức
mạnh tinh thần, cảm xúc, động lực đặc biệt là ở cấp độ vô thức. Các lực lượng
tinh thần tham gia vào Psychodynamics thường được chia thành hai phần: (a)
sự tương tác của các lực lượng tinh thần và động lực có ảnh hưởng đến hành vi
và trạng thái tinh thần , đặc biệt là ở giai đoạn tiềm thức; (b) sự tác động mạnh
mẽ của các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến hành vi : Cảm xúc và động lực có
ảnh hưởng đến hành vi và trạng thái tinh thần.
3. Một số tác giả khác
Thuyết động năng Tâm lý bước đầu đã được phát triển thêm bởi Carl
Jung, Alfred Adler và Melanie Klein, Erik Erikson… Vào giữa những năm 1940
và vào năm 1950, các ứng dụng của các “lý thuyết tâm động học” đã được thành
lập.
Năm 1988 trong 1 cuốn sách giới thiệu về Psychodynamics, bác sĩ tâm
thần Mardi J. Horowitz nói rằng sự hứng thú và niềm đam mê với
Psychodynamics đã bắt đầu trong năm 1950 , khi ông nghe Ralph Greenson ,
một nhà phân tâm học địa phương nổi tiếng, người đã nói chuyện với công
chúng về các chủ đề như: “People who Hate”, trên đài phát thanh tại UCLA .
Trong cuộc thảo luận trên radio, theo Horowitz , ông "đã mô tả một cách sống
động hành vi loạn thần kinh và quá trình tâm thần phân liệt và mối liên hệ lý
thuyết psychodynamics trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày".
Vào những năm 1950 , bác sĩ tâm lý người Mỹ Eric Berne đã xây dựng lý
thuyết của mình dựa trên mô hình tâm động học của Freud, đặc biệt là của các
"ego states" , để phát triển sự tương tác tâm lý của con người được gọi là phân
tích giải quyết. Trong đó, theo bác sĩ James R. Allen ,đó là "nhận thức cách tiếp
cận hành vi để điều trị và đó là một cách rất hiệu quả để đối phó với các mô hình
nội bộ của mình và người khác cũng như các vấn đề tâm động học khác". Lý
thuyết này được phổ biến rộng rãi trong cuốn sách năm 1964 Games People

Play, cuốn sách được bán năm triệu bản, mở đường cho cụm từ như "Boy, has he
got your number!"
William James Sidis và Boris - Tiền ý thức

7


William James là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ " Tiền ý thức " . Học
trò của ông Boris Sidis xuất bản cuốn sách về chủ đề nền tảng cho nhiều tác
phẩm của Freud ; ông, tuy nhiên , sử dụng các thuật ngữ “vô thức” và đôi khi
“Tiềm thức”.
Anna Freud
Sau này,con gái của Freud là Anna Freud đã bắt đầu áp dụng lý thuyết tâm
động học của Freud về "cái tôi" để nghiên cứu mối quan hệ cha-con và đặc biệt
là sự thiếu thốn tình cảm trong tâm lý trong sự phát triển cái Tôi.
Erik Erikson
Nếu S.Freud nhấn mạnh vai trò của yếu tố năng lượng sinh học trong phát
triển tâm lý, thì Erik Erikson nhấn mạnh mới quan hệ tương tác xã hội của con
người và những mâu thuẫn trong từng gia đoạn của cuộc đời mà con người cần
vượt qua tới sự phát triển tâm lý của con người. Ông chia đời người thành 8 giai
đoạn. Mỗi giai đoạn được đặc trưng bởi 1 dạng khủng hoảng tâm lý xã hội xuất
phát từ sự xung đột giữa nhu cầu của cá nhân và yêu cầu của xã hội. Nếu khủng
hoảng này được giải quyết nó sẽ là tiền đề cho sự phát triển tâm lý của cá nhân
trong giai đoạn tiếp theo. Ngược lại, nếu con người thất bại trong việc giải quyết
xung đột đó thì sự thất bại này sẽ gây nên những rối loạn trong những giai đoạn
về sau của con người.
Giai đoạn 1: Tin tưởng và không tin tưởng (từ 0 – 1 tuổi): Trong giai đoạn
này, trẻ có quan hệ xã hội chủ yếu với bố, mẹ đặc biệt là người mẹ và người
trong gia đình. Sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ tạo cho trẻ long tin, cảm giác
được thỏa mãn. Nếu trẻ không có được mối quan hệ gần gũi với người thân trẻ

sẽ mất đi cảm giác an toàn và nảy sinh cảm giác sợ hãi.
Giai đoạn 2: Tự chủ và nghi ngờ ( 1,5 – 3 tuổi): Đây là giai đoạn hình
thành tính tự chủ, ý thức độc lập, mong muốn có quyền riêng ở đứa trẻ. Trẻ luôn
luôn nói “để con”, “của con”, “tự con làm”… và đôi khi chúng tỏ ra bướng bỉnh.
Những hành vi luôn ngăn cấm và hạn chế sự thể hiện tính độc lập của trẻ sẽ làm
cho trẻ dễ này sinh cảm giác nghi ngờ, xấu hổ dẫn đến nhút nhát và lệ thuộc vào
người khác.
Giai đoạn 3: Khả năng khởi sự công việc và mặc cảm (3 – 6 tuổi): Nó còn
được coi là giai đoạn của óc sang kiến – giai đoạn của sự sang tạo, bởi trẻ khá tò
8


mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh bằng nhiều con đường. Chính vì vậy
chúng thường có những trò chơi nguy hiểm, hay đặt ra nhiều câu hỏi “tại sao?”.
Cần động viên, khuyến khhích trí tưởng tượng, tò mò của trẻ dưới sự kiểm soát
của người lớn. Nếu không được sự khuyến khích, không có cơ hội để khám phá,
trẻ sẽ không biết làm, có xu hướng rụt rè và cảm giác tội lỗi.
Giai đoạn 4: Siêng năng và kém cỏi (6 – 12 tuổi): Trẻ ở giai đoạn này
thường cần cù, chăm chỉ, hào hứng tiếp thu những kỹ năng mới. Quan hệ xã hội
với bạn bè bắt đầu chiếm tỷ trọng lớn. Cơ thể của trẻ phát triển chưa cân đối, sự
điều hòa, phối hợp chân tay chưa nhịp nhàng và ăn khớp, do vậy đôi khi trẻ tỏ ra
vụng về. Không vì vậy mà la mắng trẻ, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt
động, đây là tiền đề cho việc hình thành cảm giác thành công ở trẻ. Sự cấm đoán
sẽ làm cho trẻ không dám giao tiếp, không có cơ hội để phát triển trí tuệ. Cảm
giác tự ti, kém cỏi cũng bắt nguồn từ chính những hạn chế này.
Giai đoạn 5: Thể hiện bản thân và sự lẫn lộn về vai trò (Vị thành niên):
Khi này cơ thể trẻ đã phát triển nhanh, cân đối dần và đây là thời kỳ quá độ từ
trẻ em sang người lớn. Một mặt, trẻ đang muốn thể hiện sự “ngươi lớn” ở mình
nhưng đôi khi cũng có những biểu hiện thoái bộ về thời nhỏ. Chúng đã tạo dựng
cho mình long tự trọng rất lớn. Thái độ và hành vi thể hiện sự không tôn trọng

trẻ hay những lời quở trách, phê phán đối với trẻ dễ làm cho trẻ tự ái hay dỗi
hờn.
Giai đoạn 6: Gắn bó và cô lập (Mới trưởng thành): Erik Erikson xem đây
là tuổi của yêu thương và lao động (tình yêu nam nữ, tình cảm gia đình, bố mẹ,
con cái..) của học hành và nghề nghiệp. Trong giai đoạn này, khả năng độc lập,
tự chủ, ý chí nghị lực, tinh thần trách nhiệm của cá nhân là khá cao. Nếu không
có được sự yêu thương con người có xu hướng cô lập, vị kỷ, tự say mê với chính
mình.
Giai đoạn 7: Sáng tạo và ngừng trệ (Trung niên): Lứa tuổi trung niên là
lứa tuổi mà phần lớn cá nhân đã có sự hoàn thiện về gia đình, nghề nghiệp, quan
hệ xã hội. Những người ở lứa tuổi này đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm sống
cũng như kinh nghiệm trong công việc, vì vậy người ta thường coi đây là giai
đoạn của tư duy sang tạo, của sự hoàn thiện với tính độc lập cao, khả năng tự
chủ và cống hiến cho khoa học kỹ thuật cũng như co gia đình và xã hội. Nếu
như cá nhân trong giai đoạn này chưa đạt được các yêu cầu về gia đình, xã hội
9


và nghề nghiệp, thì họ thường rơi vào tình trạng ngưng trệ, thường có cảm giác
như không làm được việc gì đó quan trọng cho bản thân, gia đình và xã hội.
Giai đoạn 8: Hoàn thành và thất vọng (Cao tuổi): Khi đã vào giai đoạn
này con người thường có thay đổi lớn theo hướng giảm sút về sức khỏe, về thu
nhập và các mối quan hệ xã hội. Việc con cái trưởng thành, lập gia đình và sống
độc lập, hay chấm dứt lao động để về hưu dễ làm họ có cảm giác hụt hẫng, thậm
chí cảm thấy cô đơn, lo lắng. Nếu người già mãn nguyện với những gì họ đã đạt
được ở trong các giai đoạn trước như sự nghiệp, gia đình, con cái,…thì họ dễ
dàng chấp nhận những giảm sút về sức khỏe, thu nhập và vị thế xã hội, họ cũng
không day dứt khi cận kề cái chết. Ngược lại, những người thấy mình chưa làm
được nhiều điều, chưa hoàn thành “nghĩa vụ” đối với gia đình và xã hội, khi về
già họ thường kém thích nghi với những thay đổi, quá trình lão hóa ở họ diễn ra

nhanh hơn và họ thường hối tiếc về quá khứ.
Carl Jung và tâm lý học phân tích
Bước sang thế kỷ 20, trong những năm này quyết định, một bác sĩ tâm
thần Thụy Sĩ trẻ tuổi tên là Carl Jung học trò của Freud và đã gửi cho ông bản
sao bài báo và cuốn sách đầu tiên của ông, năm 1907 Tâm lý của chứng mất trí
nhớ Praecox, trong đó ông đã giữ nguyên quan điểm tâm động học của Freud.
Năm đó, Freud mời Jung đến thăm ông ở Vienna. Hai người đàn ông, rất hợp
nhau và họ đã nói chuyện liên tục trong mười ba giờ. Điều này dẫn đến một mối
quan hệ chuyên nghiệp, sau đó họ trao đổi thư từ trên một cơ sở hàng tuần, trong
khoảng thời gian sáu năm.
Đóng góp Carl Jung về tâm lý học tâm động học bao gồm:
 Tâm lý người có xu hướng hướng tới sự trọn vẹn.
 Cấu trúc nhân cách gồm có cái Tôi, cái vô thức cá nhân, vô thức tập thể.
Vô thức tập thể chứa các nguyên mẫu mà thể hiện theo những cách riêng
của mỗi cá nhân.
Nguyên mẫu được cấu tạo từ những căng thẳng năng động và phát sinh
một cách tự nhiên trong tâm lý cá nhân và tập thể. Nguyên mẫu là nguồn năng
lượng tự trị chung của loài người. Nó tạo ra trong tâm lý một thuộc tính năng
động. Tác động của năng lực ấy có thể được nhìn thấy trong nhiều hình thức và
các nền văn hóa.
10


Tuy nhiên, Jung lại là người có sự phê phán mạnh mẽ thuật ngữ vô thức
sau này. Jung cho rằng, quan niệm của Freud về vô thức chỉ mang tính cá nhân
là một sai lầm và thiếu sót lớn. Theo quan niệm của Jung, bên cạnh bản chất cá
nhân của vô thức, thì bản chất tập thể của vô thức cần phải được nêu lên với tất
cả tầm quan trọng của nó. Ông cho rằng ngoài khái niệm “vô thức” mà Freud
nêu ra mà ông gọi là “vô thức cá nhân”, còn có một lớp vô thức khác, làm cơ sở
cho sự phát triển sau này của ý thức con người, đó là vô thức tập thể. Jung

chống lại quan điểm của Freud về mối quan hệ giữa ý thức và vô thức khi cho
rằng vô thức là một nhân tố bền vững với những động thái của nó mà ý thức
“không phải chỉ là một phần nổi của tảng băng chìm” như quan niệm của Freud
mà chỉ là “một hòn đảo trong đại dương” của vô thức tập thể. Sự khác biệt lớn
nhất trong phê phán của Jung về vô thức của Freud là về nguồn gốc của nó. Jung
đã viết như sau năm 1935:
“Freud, chẳng hạn, không coi ý thức bắt nguồn từ dữ liệu do giác quan
mang lại mà coi vô thức xuất phát từ ý thức... Tôi sẽ nêu lên một quan điểm
ngược lại: Tôi sẽ nói rằng những gì xuất phát đầu tiên về bản chất là vô thức và
thực ra ý thức bắt nguồn từ một trạng thái vô thức. Trong thời thơ ấu, chúng ta
hoàn toàn nằm trong sự vô thức; những chức năng quan trọng nhất có bản chất
bản năng, và ý thức không gì hơn là một sản phẩm của vô thức.”
Jung cũng cho rằng, vô thức không phải là phát hiện của Freud khi viết:
“Từ vô thức không phải là phát hiện của Freud. Nó đã được biết đến từ
lâu trong triết học Đức bởi Kant và Leibniz và những người khác, và mỗi người
trong họ lại đưa ra định nghĩa của mình về thuật ngữ đó. Tôi hoàn toàn nhận
thức rõ rằng có nhiều khái niệm khác nhau về vô thức và những gì tôi đang cố
gắng thực hiện là nói rằng Tôi nghĩ về nó... ”
Jung cũng cho rằng vô thức của Freud thiếu tính động thái “… Freud nhìn
những quá trình tâm thần một cách tĩnh tại trong khi tôi nói về những động thái
và quan hệ. Đối với tôi mọi thứ là tương đối. Không có gì hoàn toàn vô thức; nó
chỉ không xuất hiện trong ý thức của chúng ta dưới một ánh sáng nào đó…”
Jonh Bowlby và Mary Ainsworth: lý thuyết gắn bó mẹ con
John Bowlby ban đầu là học trò của Freud tại Bệnh viện Tavistock ở
London, nhưng sau đó đã phản đối những ý tưởng chính của Freud và cách
11


mạng hóa lĩnh vực này. Cảm hứng Bowlby đến từ việc đọc các tác phẩm của
Konrad Lorenz, người sáng lập giải thưởng Nobel nổi tiếng về lĩnh vực phong

tục học và hành vi ở động vật. Đặc biệt Bowlby đã giật mình bởi những hiện
tượng mà Lorenz đã nghiên cứu ở các loài chim, và ông nhìn thấy khả năng mà
trẻ có thể có dấu ấn về mẹ của họ trong một cách tương tự. Cùng với học trò của
mình Mary Ainsworth ông đã nghiên cứu hành vi của trẻ sơ sinh, và phát triển
những gì ông gọi là lý thuyết về sự gắn bó mẹ con. Ông bác bỏ quan điểm của
Freud rằng tổn thương tâm lý bị gây ra bởi sự thúc đẩy cảm giác thất vọng, ủng
hộ ý tưởng rằng thiếu thốn tình cảm của mẹ là nguyên nhân chính của sự phát
triển lo hãi và vấn đề tâm lý sau này. Sau đó, ông nhận ra rằng trẻ cần một người
hoặc những người mang lại sự an toàn ổn định để cung cấp một cảm giác an
toàn mà từ đó họ có thể khám phá và tìm hiểu. Nhiều nghiên cứu trong tiến hành
thí nghiệm trên trẻ sơ sinh và trên động vật mà dường như để xác nhận và hoàn
thiện ý tưởng này.
Lý thuyết sự gắn bó mẹ con của Bowlby được coi là nền tảng của hầu hết
các nghiên cứu hiện nay, và đã đưa phân tâm học trên cơ sở khoa học hơn, thực
nghiệm kiểm chứng hơn. Bowlby nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ
Mẹ-Con ở giai đoạn đầu. Trẻ em không thể phát triển bình thường nếu thiếu sự
ràng buộc về xã hội với một người khác, người chăm sóc và bảo vệ các em, mà
người đó thường là mẹ. Bowlby chỉ ra rằng mặc dù trẻ em (đặc biệt là trẻ nhỏ)
được đáp ứng đầy đủ nhu cầu thể chất, nhưng sự thiếu tương tác tình cảm với
người chăm sóc, đặc biệt là người mẹ sau này lớn lên trẻ có thể có tổn hại về
tình cảm. Điều này định hướng cho cách thức can thiệp của công tác xã hội cần
phù hợp với đặc điểm của nhóm đối tượng.
Brearley (1991) đã tóm lược quan điểm động năng tâm lý trong ba mối
quan hệ quan trọng sau đây: (1) giữa bản thân cá nhân và người có ảnh hưởng
đối với cá nhân đó (2) giữa những ký ức quá khứ và trải nghiệm thực tại (3) giữa
thế giới nội tâm và thế giới bên ngoài con người.
III. Ứng dụng của thuyết động năng Tâm lý trong công tác xã hội
Florence Hollis - một đại diện trung tâm cho sự phát triển của lý thuyết
tâm động học trong công tác xã hội.
Với sự phát triển của lý thuyết động năng tâm lý, chú trọng nhiều hơn vào

giai đoạn sống tâm lý xã hội và nắm vững các cuộc khủng hoảng phát triển của
12


cái tôi, lý thuyết động năng tâm lý đã được thực hiện, tiếp cận hơn trong ứng
dụng của công tác xã hội. Năm 1972, Florence Hollis đã viết cuốn sách
Casework: A Psychosocial Therapy, bà đưa ra phân tích về sự khác nhau của
Tâm lý xã hội và Tâm lý trị liệu, và làm thế nào nhân viên xã hội phải có một
vai trò độc lập giữa các nhà trị liệu tâm lý. Hollis tập trung vào cách nhân viên
xã hội cũng có thể được xem như là "các nhà lâm sàng”.
Bernler and Johnsson đã thực hiện công tác xã hội trong vấn đề : làm
việc với những người gặp khủng hoảng trấn thương và làm việc với gia đình
(làm việc với kinh nghiệm đã qua của bố mẹ, phát triển của các bậc cha mẹ hiểu
biết về ảnh hưởng của lạm dụng chất gây nghiện trên trẻ em, làm việc về sự
tương tác của cha mẹ, giảm căng thẳng, xây dừn và củng cố mạng lưới).
Bernler và Johnsson đã đưa ra quy trình làm việc trong công tác xã hội: The
first conversation (cuộc gặp gỡ đầu tiên), The treatment (điều trị), The closing
(kết thúc).
Một số trường hợp cụ thể vận dụng thuyết động năng Tâm lý:
Một cô bé cảm thấy rất bực tức và khó chịu vì có một người cha độc đoán
và khó tính. Người công tác xã hội sẽ nói chuyện với cô bé và tìm hiểu về lịch
sử gia đình cô bé. Cô bé sẽ xử dụng những trải nghiệm tiếp xúc của mình với
những thành viên trong gia đình và sẽ có thể hiểu được bố mình cũng đã từng bị
đối xử như thế nào. Điều này sẽ giúp cô bé điều chỉnh cảm xúc của mình và thay
đổi những suy nghĩ của mình với bố, có thể đồng cảm và tôn trọng hơn. Việc
này cũng có thể giúp cô bé không mắc phải hững sai lầm này với đứa con sau
này của mình khi đã phải gánh chịu những sự trừng phạt và cai quản nghiêm
khắc như vậy. Dù quan hệ giữa cô bé và người bố vẫn còn nhiều khó khăn
nhưng cảm giác khó chịu của cô bé đã được giảm đi phần nào.
Bệnh nhân là một người phụ nữ có sức khỏe tinh thần không tốt, thường

tự làm tổn thương bản thân. Cô có năm người con và đều đối xử rất tốt với
chúng. Tuy nhiên vấn đề là người phụ nữ này không thể giữ nhà cửa gọn gàng
sạch sẽ. Căn nhà của cô luôn trong tình trạng hỗn độn. Nhân viên xã hội vận
dụng thuyết tâm lý động năng vào công tác xã hội nhóm, theo ý tưởng của Freud
là chú ý đến bản ngã của bệnh nhân. Lúc này, nhân viên công tác xã hội với vai
trò là nhóm trưởng, thường xuyên trò chuyện với bệnh nhân, nói ra tất cả những
điều đã từng xảy ra trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến hành vi hiện tại. Cuối
13


cùng, nguyên nhân được tìm ra là người phụ nữ này đã bị cha mẹ bạo hành trong
quá khứ, dẫn đến việc cô luôn cảm thấy sự bất công và mất cân bằng trong cuộc
sống của mình. Sau một thời gian làm việc với nhân viên công tác xã hội, cô
hiểu được rằng nếu mọi thứ được dọn dẹp sạch sẽ, thì điều gì đó "mất cân bằng"
và "sai trái" cũng sẽ biến mất.
Một người mẹ chăm lo cho con thái quá và luôn sợ rằng con mình sẽ phải
chịu những tổn thương. Sau khi biết được người mẹ đã bị phớt lờ và không có
được những gì bà muốn khi còn là một đứa trẻ, bà đã coi con gái mình chính là
đứa trẻ cảu 30 năm trước - đứa trẻ đã có những quảng thời gian không được
chăm sóc chu đáo. Người công tác xã hội đã khuyên bà quan tâm đến chính bản
thân mình nhiều hơn và không nên lo lắng cho con mình thái quá nữa vì cô bé
rất khỏe mạnh. Người mẹ đã nhận ra và hiểu rằng mình không nên đạt những
trải nghiệm của mình vào con gái mình vì hai người họ hoàn toàn không giống
nhau.
Vận dụng thuyết động năng tâm lý vào công tác xã hội nhóm với nhóm
đối tượng trẻ em làm trái pháp luật: nhân viên xã hội cho rằng thân chủ thường
lặp lại những hành động và cảm xúc thời niên thiếu với một người quan trọng
với cuộc đời mình. Do đó, có thể nguyên nhân dẫn đến viêc gây ra các hành vi
phạm pháp của các em bắt nguồn từ việc ảnh hưởng từ chính những hành động
và cảm xúc với một người quen thuộc trong cuộc đời mình. Ví dụ như việc trẻ

có hành vi đánh người gây thương tích có nguyên nhân sâu xa từ việc từ nhỏ em
đã phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình: những lúc bất hòa bố thường đánh mẹ
và các con. Do đó, từ nhỏ trong em đã hình thành thói quen giải quyết mâu
thuẫn bằng vũ lực.
Những phương pháp trị liệu bắt nguồn từ động năng Tâm lý hướng tới
ứng dụng trong công tác xã hội:
Phân tích sự chuyển dịch: sự chuyển dịch là quá trình những cảm xúc
xung đột của thân chủ với người nào đó trong quá khứ (ví dụ như: cha, mẹ,
người yêu…) được thể hiện ra với nhà tham vấn. Để xử lý những tình huống
chuyển dịch, trước hết nhà tham vấn cần nhận biết và giúp thân chủ nhận thức
được hiện tượng này. Bằng những câu nói hay câu hỏi đưa ra thông tin cho thân
chủ biết liệu họ có đang đánh đồng mình với một nhân vật nào đó không. Trong
quá trình tham vấn, cũng có hiện tượng khi nhà tham vấn chuyển tải những cảm
14


xúc của mình đối với một nhân vật nào đó trong quá khứ lên thân chủ. Đây được
xem như quá trình chuyển dịch ngược.
Một trong những cách xử lý chuyển dịch ngược là nhà tham vấn có thể
chia sẻ với đồng nghiệp, xin tư vấn hoặc có thể chuyển giao ca tham vấn sang
nhà tham vấn khác trong trường hợp nhà tham vấn không kiểm soát được cảm
xúc, tình cảm của mình.
Phân tích giấc mơ: theo S.Freud thì giấc mơ không chỉ có chức năng sinh
lý mà nó còng có một chức năng tâm lý vô cùng quan trọng, bởi nó giúp người
ta giải toả được những căng thẳng thần kinh qua việc thoả mãn những mong
muốn của cá nhân trong khi mơ mà những mong muốn đó không được thực hiện
trong thực tiễn.
Liên tưởng tự do: khuyến khích thân chủ thổ lộ, chia sẻ. Nhiệm vụ của
nhà tham vấn là lắng nghe tích cực tất cả mọi điều, mọi chi tiết mà thân chủ chia
sẻ dù rất nhỏ nhặt và bám theo dấu vết của những liên tưởng này đến liên tưởng

khác để tìm được cội nguồn của chúng.
Nhạy cảm với những phản kháng/ chống đối từ phía thân chủ: sự chống
đối của thân chủ thể hiện ở những hành vi như từ chối không thảo luận về một
vấn đề nào đó, im lặng, quên, tỏ ra khó khăn trong trình bày bằng lời nói. Đôi
khi sự phản kháng còn được biểu hiện qua hành vi hung dữ. Lúc này, có thể vấn
đề thân chủ đang thảo luận đã động chạm đến cảm xúc đau đớn mà họ trải
nghiệm trong quá khứ, cần phải giúp họ thoát khỏi tình trạng đau đớn, lo âu.
Nhân viên công tác xã hội cần thích ứng với những phương pháp trị liệu
bắt nguồn từ động năng tâm lý/psychodynamics hướng tới thực tế của một cơ sở
thực hành và trong nhấn mạnh của nghề Công tác xã hội về nhìn nhận thân chủ
trong bối cảnh môi trường của họ.
Nhìn chung, thuyết động năng tâm lý thường được dùng để giải quyết
những vấn đề liên quan đến kinh nghiệm sống từ thời bé - những xung đột đột
không giải quyết được bị dồn nén.
Theo lý thuyết này nhóm viên thể hiện những xung đột không giải quyết
được từ kinh nghiệm sống từ thời bé. Bằng nhiều cách nhóm tái hiện lại tình
huống gia đình, thí dụ như mô tả người trưởng nhóm như hình ảnh của người
cha có toàn quyên trên các nhóm viên. Nhóm viên hình thành những phản ứng
15


chuyển giao cho người trưởng nhóm và cho nhau trên cơ sở những kinh nghiệm
sống thuở ban đầu của họ. Như vậy mối tương tác diễn ra trong nhóm phản ảnh
cơ cấu nhân cách vả cơ chế tự vệ mà nhóm viên bắt đầu phát triển từ thời thơ ấu.
Tác viên sử dụng sự giao dịch này để giúp cho nhóm viên giải quyết các xung
đột chưa giải quyết của họ bằng cách thăm dò mẫu hành vi trong quá khứ và nối
kết với những hành vi hiện tại. Thí dụ tác viên có thể diễn dịch hành vi của 2
nhóm viên đang tranh giành sự quan tâm của trưởng nhóm như sự tranh chấp
không giải quyết được của 2 anh em. Khi diễn dịch của tác viên đúng lúc thì các
nhóm viên hiểu được hành vi của riên họ. Theo thuyết tâm lý năng động thì sự

hiểu biết này là thành tố cần thiết trong việc điều chỉnh và thay đổi hành vi bean
trong và bên ngoài nhóm.
Phương pháp này với mục đích thông qua tương tác nhóm phản ánh cấu
trúc cá tính và cơ chế tự vệ mà các thành viên đã trải qua ở giai đoạn đầu đời.
Người trưởng nhóm giữ vai trò trung lập, khách quan bằng cách không nói gì về
bản thân, không phê phán mà chỉ giúp nhóm viên đi ngược lại lịch sử của mình
và nói ra tất cả những điều xảy ra trong quá khứ giúp giải thích hành động hiện
tại. Phương pháp này Freud gọi là phương pháp nói hết.
Đồng thời dựa theo lý thuyết này các nhân viên công tác xã hội cũng giúp
phân ngăn ngừa những hành động tiêu cực và giúp cá nhân có hướng đi tích cực
đúng chuẩn.
Việc áp dụng những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu khi áp
dụng thuyết tâm lý động năng trong công tác xã hội sẽ giúp hoạt động theo các
nhóm trong công tác xã hội được xem là phương pháp kích thích những thay đổi
tích cực cho mỗi cá nhân và cho cả xã hội, nhằm nâng cao sức mạnh của cá nhân
và khả năng kiểm soát, ứng phó giải quyết vấn đề trong cuộc sống của mỗi
người, nâng cao khả năng tiếp cận tạo sự thay đổi tích cực cho những nhóm bị
gạt ra ngoài lề xã hội hay nhóm bị thiệt thòi yếu thế.
Tuy nhiên, qúa trình làm việc lâu dài và rất gần gũi của phương pháp phân
tâm khi vận dụng thuyết động năng tâm lý vào giải quyết vấn đề của nhóm viên
cũng có thể làm cho người trưởng nhóm sống lại những ẩn ức bị dồn nén của
chính bản thân, phát sinh những tình cảm thương ghét với nhóm viên và dùng
những mối liên hệ đời thường giữa trưởng nhóm và nhóm viên để giải quyết
những ẩn ức bị dồn nén trong quá khứ của chính mình. Đây là hiện tượng phản
16


chuyển dịch và nhân viên xã hội nên đề nghị trưởng nhóm nếu thấy dấu hiệu
trên cần bầu ngay một người khác thay vị trí nhóm trưởng (có thể là nhân viên
xã hội làm trưởng nhóm vì đây là nhóm trẻ em), còn bản thân nhóm trưởng cần

đi tham vấn để được điều trị kịp thời.
Sơ lược: Đặc điểm của các lý thuyết động năng Tâm lý trong công tác xã hội.
Đặc điểm chính trong lý thuyết động năng Tâm lý trong công tác xã hội

Cái vô thức được thừa nhận là có vai trò quan trọng đối với hành vi, suy
nghĩ và cảm xúc.

Nhân cách gồm có cái Nó (the id), cái Tôi (the ego) và cái Siêu Tôi (the
superego) ảnh hưởng và quy định lẫn nhau.

Những điều đã trải qua trong thời thơ ấu được coi là đặc biệt quan trọng
trong sự phát triển của nhân cách.

Những điều xung đột chưa được giải quyết và các sự cố đau thương sẽ
được đưa vào trong vô thức.

Cơ chế tự chống đỡ là một cách để vượt qua khó khăn.

Những khủng hoảng trong quá trình phát triển, đó là liên tục trong suốt
cuộc đời, có những khả năng dẫn tới phát triển và trì trệ.

Sức khỏe tâm lý tốt được đặc trưng bởi việc có thể để thoát khỏi xung đột
vô thức và căng thẳng.

Sức mạnh cái tôi được đánh giá qua cách như là con người có thể độc lập
hành động, đầy nghị lực và có nhiều năng lực và họ có thể trì hoãn nhu cầu và
cái thúc đẩy từ bên trong và những mong muốn cần thiết.

Điều cần thiết của sự tương tác tốt với người khác là nhìn nhận người đó
một cách riêng rẽ với bản thân mình, nhìn họ trong mối quan hệ với mọi người

và không phán xét họ bằng quan điểm cá nhân.

Trong mô hình thuyết động năng tâm lý trong công tác xã hội, luôn có
những lý thuyết khác được tích hợp lại, lý thuyết hệ thống, được sử dụng để hiểu
mối quan hệ cá nhân tạo động lực cho xã hội bên ngoài.
Mô hình hoạt động và người làm công tác xã hội – mối quan hệ của khách
hàng

Điều đặc biệt quan trọng được coi là gặp gỡ tìm hiểu thông tin để có
được chân dung (bức tranh) khách hàng rõ ràng nhất.

Quan tâm tới việc đưa ra các mâu thuẫn và làm rõ suy nghĩ của họ.

Nhận biết hoàn cảnh khác hàng là yếu tố quan trọng.

Mục tiêu của công việc là giải quyết các xung đột, tăng năng lực cá nhân,
tìm điều mới và hoà giải thích đáng cho môi trường xung quanh và cuộc sống.

Sự chống cự và cơ chế bảo vệ là nguyên nhân làm sáng tỏ.

Khách hàng được nhìn nhận là duy nhất với quá khữ duy nhất.

Thường thì phải chú ý đến môi trường xã hội và giá trị cá nhân để giảm
phần nào áp lực của cá nhân.
17


Sự định hướng giá trị

Con người được nhìn như sản phẩm của cái tôi, sinh học và quá trình xã

hội.

Ảnh hưởng của thuyết tâm lý ở chỗ nguyên nhân có thể tìm thấy trong
kinh nghiệm từ trước và sử lý của các nhân trong các tình huống.

Để có sự đánh giá chắc chắn về khả năng cái Tôi trong nhiều ảnh hưởng
quá trình hoạt động và sáng tạo.

Danh mục tài liệu tham khảo:
Gunn Strand Hutchinson og Siv Oltedal (2003). Five Theories in Social Work.
P Stepney and D Ford (2012). Social Work Models, Methods and Theories.
Russell House.
Bùi Thị Xuân Mai (2012). Nhập môn Công tác xã hội. Đại học Lao động xã hội.
Nguyễn Hồi Loan và Nguyễn Thị Kim Loan (2015). Giáo trình công tác xã hội
đại cương.
Nguyễn Văn Lượt (2015) Bài giảng tâm lý học nhân cách. Tài liệu lưu hành nội
bộ.
Mai Thị Ngọc Anh. Thuyết động năng tâm lý của Freud và việc vận dụng lý
thuyết này vào công tác xã hội nhóm đối với nhóm trẻ em làm trái pháp luật. Bài
tiểu luận giữa kỳ.
/>18


/>
19



×