Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Nét văn hóa trong trang phục và nhà ở của người Thái vùng Tây Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
KHOA NGỮ VĂN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

----------------------------------------

HỌC PHẦN: ĐIỀN DÃ, SƯU TẦM VĂN HÓA DÂN GIAN

Chủ đề: Nét văn hóa trong trang phục và nhà ở của
người Thái vùng Tây Bắc

Giảng viên hướng dẫn: TS.Dương Nguyệt Vân
Sinh viên thực hiện: Lê Thị Hồng Phương
Mã Sinh Viên: DTS165D140217151
Lớp: N02
Địa điểm thực tế : : Xã Mường Sang – Mộc Châu- Sơn La
Thời gian: : từ ngày 30/03/2018 đến hết ngày 01/04/2018


LỜI MỞ ĐẦU
Trước nay, văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát
triển nền văn học của dân tộc; nghĩa là sáng tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng vững chắc và
là cốt lõi của văn học thành văn, văn học viết... Việc nghiên cứu văn học dân gian trong nhiều
thập kỷ qua vẫn không ngừng được tiến hành và phát triển.
Nhằm để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa, văn học dân gian của dân tộc Đảng và Nhà
nước ta đang từng bước tổ chức nghiên cứu, sưu tầm và giới thiệu văn học dân gian. Tuy
nhiên, do những hoàn cảnh khách quan mà một số tư liệu về văn hóa, văn học dân gian đang
có nguy cơ dần bị mai một. Vì thế khẩn trương điều tra sưu tầm nhằm gìn giữ nghiên cứu và
phát huy vốn văn hóa, văn học dân gian quý báu đó là một việc làm hết sức cần thiết và cấp


bách để xây dựng nền văn hoá, văn học tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc trong xã hội công
nghiệp hiện đại và phát triển hiện nay.
Qua quá trình tiền trạm và tìm hiểu về văn hóa, văn học dân gian ở xã Mường Sang,
huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La tôi có thêm nhiều sự hiểu biết về văn hóa, văn học dân gian ở
Việt Nam nói chung và xã Mường Sang nói riêng. Sơn La – miền Tây Bắc của Tổ quốc với rất
nhiều nền văn hóa đặc sắc đã làm nên nét riêng của nơi đây. Qua quá trình tìm hiểu tôi thấy ở
xã Mường Sang hội tụ nhiều nét văn hóa đặc sắc và cũng có nhiều tác phẩm văn học dân gian
tiêu biểu. Tôi chủ yếu sưu tầm về văn hóa dân gian, bên cạnh đó cũng có tìm hiểu đôi nét về
văn học dân gian thông qua các truyền thuyết của người Thái ở xã Mường Sang, huyện Mộc
Châu, tỉnh Sơn La.


CHƯƠNG 1:
KHÁT QUÁT QUÁ TRÌNH ĐIỀN DÃ SƯ TẦM VĂN HÓA DÂN GIAN
1. Tổng quan về xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Đặc điểm về tự nhiên, xã hội, văn hóa, văn học địa phương nơi điền dã:
1.1. Vị trí địa lý, địa hình:
 Xã Mường Sang nằm ở phía Nam của trung tâm huyện lỵ Mộc Châu Độ cao trung
bình so với mực nước biển khoảng 1000m.
 Tọa độ: 20048’56’’ độ vĩ bắc; 104035’19’’ độ kinh đông.
 Phía Bắc giáp với xã Chiềng Hắc.
 Phía nam giáp xã Chiềng Sơn.
 Phía tây giáp Chiềng Khừa.
 Phía Đông giáp xã Đông Sang và thị trấn Mộc Châu.
 Từ trụ sở UBND xã đến thị trấn huyện 6km theo đường Quốc lộ 43; đến TP. Sơn La
110 km theo đường Quốc lộ 6.
1.2. Điều kiện tự nhiên:
Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh khô, mùa hè mát ẩm và mưa nhiều.
Quanh năm mát mẻ, nhiệt độ không khí trung bình/năm khoảng 18,5 0C, lượng mưa
trung bình/năm khoảng 1.560 mm. Độ ẩm không khí trung bình 85%.

1.3. Dân cư
Xã Mường Sang có diện tích 90,98 km², mật độ dân số đạt 51 người/km².
Toàn xã hiện có 5.578 nhân khẩu với 1.420 hộ. Các dân tộc đang sinh sống tại
xã: Dân tộc Thái là chủ yếu chiếm 63% dân tộc Kinh chiếm 36% dân tộc Mường,
Mông, Tày chiếm gần 1% dân số phân bố tương đối tập trung tại 12 bản tiểu khu.

1.4. Văn hóa, văn học dân gian:


-

Xã Mường Sang là địa diểm tổ chức nhiều lễ hội truyền thống của đồng bào người
Thái như Lễ hội Cầu mưa, Hội thi Xòe cộng đồng,...Đây là một trong những xã có nét

-

văn hóa đậm đà, đặc sắc của người dân tộc Thái ở Mộc Châu.
Đối với văn học dân gian, dân tộc Thái nổi tiếng với những tác phẩm truyện thơ, các
sự tích về loài vật. Xã Mường Sang cũng lưu truyền một số lượng khá về các sự tích
văn học dân gian. Tuy nhiên ở chuyến điền dã này, tôi chú trọng tìm hiểu về văn hoas
dân gian thể hiện trong nhà ở và trang phục của người Thái tại Mường Sang.
1.5. Thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực tế điền dãn văn hóa dân gian:
 Thuận lợi:

 Ngay từ công tác tiền trạm đầu tiên, đặc biệt là suốt chuyến đi điền dã, sưu tầm tại xã
Mường Sang, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ tận tình
chu đáo của cô Đinh Thị Hường – trưởng phòng văn hóa thông tin UBND huyện Mộc
Châu và cô Trịnh Thị Loan, chủ nhà nghỉ Hoa Sữa số nhà 30- Đường Nguyễn Lương
Bằng. Tiểu khu 12 thị trấn Mộc Châu - Sơn La. Hơn nữa Uỷ ban huyện Mường Sang
đã tạo điều kiện thuận lợi, đồng ý tiếp nhận nhóm điền dã, sưu tầm tại địa phương.

 Đồng thời nhân dân địa phương cũng rất nhiệt tình cung cấp tư liệu để nhóm chúng
tôi sưu tầm, ghi chép, hoàn thành tốt nhiệm vụ điền dã, sưu tầm văn hóa nhà ở, trang
phục của người dân tộc Thái.
 Khó khăn:
 Như đã biết nơi đây với địa hình khá phức tạp, núi non hiểm trở, dốc khá lớn đôi khi
làm cho tôi gặp nhiều khó khăn trong quá trình đi lại. Bên cạnh đó, xã Mường Sang là
nơi sinh sống của các dân tộc ít người, mặt khác do hầu hết sinh viên trong nhóm là
người dân tộc Kinh, Tày, thổ ngữ, phương ngữ bất đồng, nên việc giao lưu, trao đổi
thông tin cũng như việc sưu tầm ghi chép còn có nhiều hạn chế, sai lệch cần phải có
thời gian để trao đổi lại với người dân.


 Do thiếu kinh nghiệm bản thân về các thủ tục hành chính nên ban đầu giấy tờ xác
nhận của địa phương gặp trục trặc nhưng sau đó nhờ sự tận tình giúp đỡ của các cán
bộ xã Mường Sang, chúng tôi nhanh chóng được kí xác nhận.
 Bên cạnh đó, tôi cũng gặp một vài khó khăn khách quan như sau: Một số người trẻ
tuổi trong xã không không biết sâu sắc về đặc trưng, ý nghĩa của nhà ở trang phục; số
người biết đa phần là người lớn tuổi, trí nhớ hạn chế nên việc cung cấp tư liệc có khó
khăn; người dân rất ngại chia sẻ, đặc biệt là quay hình và chụp ảnh.
1.6. Các phương pháp vận dụng trong quá trình thực tế điền dã sưu tầm văn học
dân gian:
 Phương pháp phỏng vấn: Với phương pháp này, tôi đã có được kết quả tốt khi tiến
hành hỏi đáp trực tiếp về kiến trúc nhà ở và trang phục của dân tộc Thái Trắng.
 Phương pháp quan sát khách quan: Với phương pháp này, bên cạnh sự quan sát bằng
tai, mắt... Tôi còn sử dụng các phương tiện hỗ trợ như: máy ảnh, máy ghi âm, máy
quay....
 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Với phương pháp này, tôi đã lập phiếu điều tra
về nhà ở và trang phục trên địa bàn bản xã Mường Sang. Đồng thời thiết lập một hệ
thống câu hỏi cũng như một vài câu hỏi với đáp án có sẵn để người được điều tra dễ
dàng lựa chọn.


 Phương pháp giao tiếp thông thường: Với phương pháp này, tôi thu được kết
quả về văn hóa, văn học dân gian như Lễ hội Cầu Mưa ( bản Nà Bó 1) và các
tập tục của người dân nơi đây.


CHƯƠNG 2:
KẾT QUẢ ĐIỀN DÃ, SƯU TẦM – NHẬN XÉT VỀ TRANG PHỤC, NHÀ Ở QUA
KẾT QUẢ ĐIỀN DÃ, SƯU TẦM
Sau 3 ngày thực tế tại Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La tôi cùng nhóm điền dã đã tích
cực điền dã, sưu tầm về văn hóa trang phục, nhà ở của người dân tộc Thái. Kết quả sưu
tầm được tôi thể hiện ở: Bài báo cáo, video, ảnh, bảng kết quả khảo sát…
Cụ thể như sau:
2.1. Kết quả sưu tầm, điền dã về nhà ở của dân tộc Thái tại Mường Sang.
Nói đến văn hóa Thái ta không thể không kể đến nhà sàn – một nét văn hóa độc đáo
thú vị vừa mang phong cách kiến trúc riêng, độc đáo vừa phản ảnh bản sắc văn hóa, tín
ngưỡng tâm linh của tộc người này. Có thể nói nhà sàn Thái là một chỉnh thể thống nhất giữa
tính khoa học, tính mỹ quan và bản sắc văn hóa Thái.
Ngôi nhà sàn cổ truyền của người Thái như là một biểu hiện vật chất của tinh
thần tương trợ, tương thân tương ái, điển hình cho lối sống, văn hoá của người Thái. Đây
cũng là niềm tự hào của người Thái về phong tục, tập quán và đời sống tinh thần phong
phú của mình. Gắn với nhà sàn cổ của người Thái, qua cuộc phỏng vấn, chúng tôi tiếp
nhận sự tích về nhà sàn của người Thái như sau: Xưa kia con người luôn sợ thú dữ săn
đuổi. Họ phải ăn hang, ở hốc và luôn trốn chạy trước hổ báo. Trong một cuộc trốn chạy
như thế, một người vô tình cứu được con rùa gặp nạn. Để trả ơn người, rùa liền bảo:
“Để tránh thú dữ, hãy nhìn vào thân hình của tôi mà làm nhà ở.” Người nọ về bàn với
làng bản tìm cách học theo thân hình con rùa làm nhà. Họ bàn nhau chặt gỗ làm cột nhà
mô phỏng chân con rùa. Sàn tre là bụng rùa. Mai rùa là mái nhà. Từ ngày có nhà ở,
người không còn sợ hãi hổ báo nữa. Câu chuyện cổ cho ta thấy họ đã chủ động tiếp nhận
có chọn lọc, những gì có lợi để làm giàu văn hoá dân tộc mình, dù chỉ từ một ví dụ nhỏ

qua việc làm nhà. Tập tục liên quan đến nhà ở người Thái ở Tây Bắc nói chung và ở xã
Mường Sang nói riêng đều phản ánh quan hệ xã hội khá đa dạng giữa những người trong


gia đình và với người ngoài gia đình. Ngôi nhà sàn đều gắn liền với nhiều nghi lễ, tập tục
khá tương đồng, liên quan đến việc dựng nhà, lên nhà mới. Nhiều quy ước có tính tín
ngưỡng cũng tương đồng như cách thức đặt cầu thang, số bậc thang hay số cửa sổ theo
nguyên tắc số lẻ, hoặc làm cầu thang tạm để ra ma cho người chết khi nhà có tang, cũng
dễ nhận thấy rằng các mô hình nhà sàn truyền thống người thái nói chung đều có nguyên
lí phân chia không gian phần trong và phần ngoài theo quan hệ huyết thống hay theo giới,
theo quyền lực. Chủ nhà người thái đều tỏ rõ tinh thần hiếu khách và cởi mở đón tiếp.
Bảng câu hỏi khảo xát và kết quả xử lý về nhà ở tại xã Mường Sang – huyện
Mộc châu
Câu hỏi
1. Ông/bà/anh/chị đã được sống ở ngôi nhà sàn của người Thái bao giờ
chưa ?
A. Nhiều lần
B. Thỉnh thoảng

Tỉ lệ

78%
10%
12%

C. Chưa lần nào
2. Ông/bà/anh/chị thấy nhà sàn người Thái so với nhà sàn các dân tộc khác
có nhiều điểm khác biệt không?

- Không biết

- Không khác
biệt

3. Ông/bà/anh/chị thấy kiến trúc nhà sàn của người dân tộc Thái nơi đây như
thế nào?
A. Rất đẹp

90%
10%

B. Bình thường
C. Không đẹp

0%


4 . Ông/bà/anh/chị đã từng tìm hiểu về kiến trúc nhà sàn của người dân tộc
Thái ở đây chưa?
A. Không có mong muốn tìm hiểu

10%
30%
60%

B. Muốn tìm hiểu nhưng chưa có cơ hội
C. Đã tìm hiểu

5. Ông/bà/anh/chị có thấy nhà sàn của người Thái Đen và Thái Trắng khác
nhau không?


6. Ông/bà/anh/chị có biết về những điều kiêng kỵ khi dựng nhà sàn của
người Thái không?

-

-

Không khác

-

biệt
Không biết

Số gian
Bậc thang
Hướng nhà
Dựng nhà
không trùng
với ngày có lễ
tang trong họ

-

hàng
Tuổi của chủ
nhà tránh
những năm

-


xung khắc
Ngày đẻ
Chưa đến tuổi


thì không
dựng nhà

7. Ông/bà/anh/chị có biết phần quan trọng nhất của ngôi nhà sàn của người
dân tộc Thái không ?
A. Có biết

62%
30%

B. Không rõ (chưa chắc chắn)

8%

C. Không biết

8. Nhà sàn của người Thái có ít nhất bao nhiêu gian ?
A. 3 gian

84%
8%
8%

B. 4 gian

C. 5 gian

9. Ông/bà/anh/chị có thấy những họa tiết trang trí trên nhà sàn của người
Thái có đẹp không ?
A. Rất đẹp
B. Bình thường
C. Không đẹp
10. Ông/bà/anh/chị thấy có nên giữ gìn và xây dựng những ngôi nhà sàn cổ
của người Thái không?
A. Nên
B. Không nên

96%
4%
0%

98%
2%
0%


C. Không có ý kiến

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VÀ KẾT QUẢ PHỎNG VẤN NHÀ Ở CỦA
NGƯỜI THÁI
Các câu hỏi phỏng vấn được trả lời bởi bác Lường Văn Hoạt (74 tuổi, SN 200, xã
Mường Sang, Mộc Châu, Sơn La) qua việc đặt câu hỏi phỏng vấn, quan sát nhà sàn
truyền thống của bác Hoạt và có sự so sánh với nhà sàn cộng đồng của con gái bác
Hoạt.


Ảnh chụp cả nhóm tại nhà bác Lường Văn Hoạt
Câu hỏi
Câu 1
Khi xây nhà người Thái thường chọn vị trí
như thế nào?
Câu 2
Thời điểm tốt nhất để xây dựng nhà?

Kết quả khảo sát
- Đầu đội sơn, chân đạp thủy

-

Chọn ngày lành tháng tốt để xây nhà
Xem tuổi xây nhà


Câu 3
Các loại gỗ thường dùng để làm nhà

Câu 4:
Trong các phần ( cột nhà, mái nhà, cầu
thang) theo ông/bà/anh/chị phần nào quan
trọng nhất?
Câu 5:
Theo ông/bà/anh/chị mái nhà thời xưa và
thời nay khác nhau như thế nào?
Câu 6:
Theo ông/bà/anh/chị tại sao các bậc cầu
thang bao giờ cũng là số lẻ?

Câu 7:
Ông/ bà/anh/chị cho biết nhà gồm bao
nhiêu gian? Ý nghĩa từng gian?
Câu 8:
Ngôi nhà thường có hình dáng như thế
nào?
Câu 9:
Ông/bà/anh/chị có thể kể câu chuyện liên
quan đến việc xây nhà của người Thái?

Câu hỏi du khách
Câu 1: Cảm nhận của anh/ chị về nhà ở
người Thái?
Câu 2: Khi đến Mộc Châu anh(chị) ở nhà
sàn hay ở khách sạn?
Trường hợp 1: Ở khách sạn, anh (chị ) đã
từng đến nhà sàn chưa?
Trường hợp 2 : Ở nhà sàn, anh ( chị ) biết
gì về nhà sàn ?

-

Gỗ tốt chịu được đất ăn mòn ( gỗ
tre, đinh hương)
- Sàn:
+ Xưa: Bương
+ Nay: Xoăn
-

Cột nhà quan trọng nhất / kèo quái

giang
Không lấy hai cột kị nhau

-

Không khác nhau
Xưa có 2-3 lớp cây mạy lang

-

Nhà ma thì chẵn – nhà người sống
thì làm lẻ

- 3-5-7 gian
+ Gian chính: chủ nhà phải ngủ
+ Gian bên trái: con gái ở
+ Gian bên phải: ma xó ( bàn thờ tổ tiên)
- Hình con rùa

-

Ngày xưa người Thái ở hang, ở hốc
rét mướt có một con rùa dạy phải
làm nhà “ như hình của tôi “. Thế là
từ đấy người Thái không ở hang nữa
mà chuyển ra ngoài.
Trả lời
Rất đẹp, được xây dựng khá cầu kì
Nhà được xây cao và thoáng mát.


-

Ở khách sạn và đã từng đến nhà sàn

-

-

Biết sơ qua về nhà sàn :
+ Nhà sàn có ít nhất 3 gian


+ Nhà sàn có hình con Rùa

 Nhận xét, đánh giá phiếu điều tra :
Qua quá trình điều tra bằng cách thiết kế phiếu điều tra bằng các câu hỏi có đáp án sẵn
tôi đã có những khái quát chung về kiến trúc nhà ở tại xã Mường Sang, cùng với những ý
kiến của từng độ tuổi khác nhau đã cho tôi những kết quả thiết thực nhất. Qua sự điều tra tôi
thấy được một số điều như sau:
 Qua bảng khảo sát, hơn 60% người dân có mong muốn được sống và tìm hiểu
kiến trúc nhà sàn.
 50% người dân cho biết nhà sàn của người Thái trắng so với Thái đen và các dân
tộc khác không có sự khác biệt, 50% còn lại thì trả lời không biết.
 Hơn 90% người dân cảm thấy kiến trúc nhà sàn đặc biệt là những họa tiết trang trí
nhà rất đẹp --> Thể hiện niềm tự hào của họ về kiến trúc nhà ở của mình.
 Khi dựng nhà người Thái thường chọn vị trí " đầu đội sơn, chận đạp thủy" người
Thái thường chọn ngày lành tháng tốt, không trùng với ngày có tang trong họ,
hợp với tuổi chủ nhà để dựng nhà. Chọn loại gỗ chịu được đất ăn mòn ( gỗ tre,
đinh hương) . Ngôi nhà thường có hình dáng như hình con rùa.
 Hơn 84% người dân cho biết nhà sàn có ít nhất 3 gian, gian chính chủ nhà phải

ngủ, gian bên trái lag con gái ở, gian bên phải là bàn thờ tổ tiên. Phần quan trọng
nhất của ngôi nhà là cột nhà. Bậc thang luôn là số lẻ vì theo quan niệm của người
Thái bậc số chẵn là của người chết, bậc số lẻ là của người sống.
Nhà sàn là một công trình kiến trúc tài hoa, hòa đồng với thiên nhiên, đất trời cùng
vạn vật. Từ kiến trúc xây dựng đến nghệ thuật trang trí đều bắt nguồn từ thực tế cuộc
sống khác quan được cách điệu hóa, đạt tới trình độ thẩm mĩ cao.
Từ kết quả mà tôi khảo sát được thì có thể thấy, để xây dựng được một ngôi nhà sàn
thì cần phải có quá trình chuẩn bị từ rất lâu. Qua phiếu điều tra, hầu hết người được hỏi


đều có sự hiểu biết về nhà sàn. Các câu trả lời đưa ra đều giống với dự kiến trả lời ban
đầu của tôi.
Mỗi căn nhà sàn là một công trình kiến trúc cầu kì, độc đáo mang đậm nét văn hóa,
phong tục tập quán của dân tộc Thái. Đó không chỉ là nơi ở mà còn là nơi tham quan của
khách du lịch. Vì vậy, cần phải xây dựng và bảo tồn nét kiến trúc độc đáo này.
2.2. Kết quả sưu tầm, điền dã về trang phục của dân tộc Thái tại Mường Sang.
Từ trước tới nay, trang phục của người dân tộc Thái được ca ngợi bởi sự đơn giản,
duyên dáng và thanh lịch, nhưng ít ai biết được, để có bộ trang phục “hút hồn” như vậy,
người dân đã phải khéo léo kết hợp từng chi tiết để tạo nên hình ảnh những cô gái Thái
rất riêng. Trang phục truyền thống của người dân tộc Thái nơi đây có ý nghĩa vô cùng
quan trọng trong việc thể hiện bản sắc, những nét riêng của dân tộc mình đã có từ lâu
đời . Điểm nhấn của trang phục là hàng cúc bướm bằng bạc, bằng kim loại hay bằng vải
chính là điểm nhấn trên bộ nữ phục của dân tộc Thái. Một bên là hàng cúc đực, một bên
là hàng cúc cái tượng trưng cho sự trường tồn và duy trì giống nòi. Nói đến trang phục
của người Thái không thể không nhắc đến chiếc khăn piêu. Theo kết quả phóng vấn, có
truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa có một mường toàn đàn bà sinh sống với nhau. Bất kỳ
một người đàn ông nào đi qua đều bị giết chết. Một hôm, có một người đàn bà đi rừng và
gặp một người đàn ông ở mường khác lạc sang. Hai người đi lại với nhau, sinh được một
người con trai. Về sau, người con trai lớn lên, thấy được cách sống vô lý của mường mẹ
nên đã sang mường bố huy động lực lượng sang đánh. Mường đàn bà thất bại, xin

mường đàn ông tha chết, hứa sẽ ở chung với mường đàn ông. Ðể đánh dấu sự thất bại
của họ, mường đàn ông bắt họ đội khăn có in những dấu ngón tay đã điểm chỉ vào đó,
gọi là những chiếc cút. Trong đời sống tình cảm của người Thái, trai gái yêu nhau còn
nhờ chiếc khăn Piêu nói hộ lòng mình. Lúc xa nhau, các cô gái thường tặng chàng trai
mình yêu mến chiếc khăn Piêu đẹp nhất. Từ những hình ảnh đậm đà bản sắc núi rừng đó,
nhạc sĩ Doãn Nho đã chắp bút viết bài "Chiếc khăn piêu" để nói lên tình cảm giản dị, đơn
sơ những đậm ân tình của các chành trai, cô gái. Trang phục của người Thái có giá trị
văn hóa lâu đời. Không những nó thể hiện được yếu tố sử dụng mà còn thể hiện được các
yếu tố văn hóa, thẩm mỹ, tín ngưỡng trong quan hệ cộng đồng mà hàng nghìn năm nay
không thay đổi .


Ảnh chụp các cô gái mặc trang phục Thái trong lễ hội cầu mưa

Bảng điều tra và kết quả xử lý về trang phục tại xã Mường Sang – huyện Mộc châu

Câu hỏi
1.Ông/bà/ anh/chị có biết gì về bộ trang phục của người Thái ở đây không?
A. Không biết

Tỉ lệ

4%

B. Biết sơ qua

42%

C. Biết rõ


54%

2.Ông/bà/anh/chị thường xuyên mặc bộ trang phục truyền thống của người


Thái chưa?

78%
A. Đã mặc

18%

B. Có mong muốn nhưng chưa được mặc

4%

C. Không có mong muốn mặc

3.Ông/bà/anh/chị thường mặc bộ trang phục này trong những dịp nào?
A. Sinh hoạt hằng ngày
B. Đi chơi (đi lâu)
C. Lễ hội

10%
6%
84%

4.Ông/bà/anh/chị có biết đến chiếc khăn piêu của người dân tộc Thái không?
A. Có
B. Đã nghe qua


84%

C. Không.

14%
2%

5. Nếu thiếu chiếc khăn piêu, ông/bà/anh/chị thấy trang phục của người Thái
như thế nào?
A. Bộ trang phục đẹp hơn
B. Bộ trang phục không thay đổi

14%
18%
68%

C. Bộ trang phục xấu hơn.
6. Ông/bà/anh/chị có thể phân biệt được bộ trang phục của người Thái Trắng
và Thái Đen không?
A. Dễ phân biệt
B. Khó phân biệt
C. Không biết về hai bộ trang phục này

68%
26%
6%


7. Ông/bà/anh/chị biết người Thái có những đồ trang sức nào không?

A. Biết rõ

56%

B. Biết sơ qua

32%

C. Không biết

12%

8. Ông/bà/anh/chị có biết hai hàng cúc trên áo của người phụ nữ Thái tượng
trưng cho điều gì không?

- Con bướm
- Cánh hoa ban
- Không biết

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN VÀ KẾT QUẢ BẢNG PHỎNG VẤN
TRANG PHỤC
Câu hỏi phỏng vấn
Câu 1:
Một bộ trang phục gồm những gì?

Kết qủa phỏng vấn
- Khăn piêu, áo cóm, xà tích, thắt
lưng, váy.
- Khăn piêu, xà tích, áo cóm.
- Áo cóm, váy , khăn piêu, xà tích ,.


Câu 2:
Cảm nhận của anh/chị khi mặc trên mình
bộ trang phục của dân tộc Thái
Câu 3:
Trang phục của nữ trong những dịp đặc biệt
và đời thường có điểm gì khác nhau?

-

Mặc dễ chịu
Thấy rất đẹp.

-

Có khác nhau , mỗi người một kiểu
Hai hàng cúc bướm.

Câu 4:
Sự khác nhau về trang phục của người phụ
nữ trước và sau khi lấy chồng?

-

Không khác nhau

Câu 5:
Trang phục cuả nam trong những dịp đặc
biệt (lễ tết, ma chay,..) và trong đời thường
có điểm gì khác nhau?

Câu 6:
Trang phục của anh/chị đang mặc là của

- Có khác nhau:
+ Ngày lễ : quần áo dân tộc màu đen
+ Ngày thường mặc quần áo bình thường .
-

Thái trắng


người Thái đen hay Thái trắng?
Câu 7:
Anh/chị có thể cho biết những điểm giống
nhau về trang phục người Thái ở địa
phương mình?
Câu 8:
Hai hàng khuy trên trang phục của người
phụ nữ có ý nghĩa tượng trưng gì

Câu 9:
Trong bộ trang phục của người Thái chiếc
khăn piêu có ý nghĩa như thế nào?
Câu 10:
Anh/ chị có thể kể giai thoại liên quan đến
trang phục của người Thái?
Câu hỏi du khách
Câu 1:
Cảm nhận của anh/chị về trang phục của
người Thái

Câu 2: anh/chị thấy có điểm gì độc đáo
trong trang phục của người Thái?

-

Trang phục giống nhau nhưng người
Thái đen buộc tóc còn người Thái
trắng búi sau.

-

Dùng để trang trí
Biểu tượng cho một đôi nam nữ.
Biểu tượng của cánh hoa ban
Để phân biệt tầng lớp.
Biểu tượng con bướm.
Là trang sức đi kèm
Tượng trưng cho vẻ đẹp của người
phụ nữ Thái.
Có nhớ nhưng nhớ không rõ giai
thoại liên quan đến chiếc khăn piêu

Trả lời
- Rất đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc
- Có nhiều nét đặc trưng riêng.
- Áo và váy được may khá cầu kì
- Dây bạc ở váy là điểm nhấn
- Có chiếc khăn Piêu đi kèm .

 Nhận xét, đánh giá phiếu điều tra về trang phục:

Qua quá trình điều tra bằng cách thiết kế phiếu điều tra bằng các câu hỏi có đáp án sẵn
tôi đã có những khái quát chung về trang phục tại xã Mường Sang, cùng với những ý kiến của
từng độ tuổi khác nhau đã cho tôi những kết quả thiết thực nhất. Qua sự điều tra tôi thấy được
một số điều như sau:
 Qua bảng khảo sát điều tra,nhìn vào số phiếu có đến 80% tỉ lệ biết đến
trang phục của người Thái
 Với 90% cảm thấy bộ trang phục rất đẹp


 Có đến 78% số phiếu cho tôi biết được trang phục truyền thống của dân
tộc Thái được sử dụng rộng rãi và lâu dài từ tất cả các lứa tuổi
Từ bảng khảo sát ta có thể nhận ra trang phục người dân tộc Thái được chia làm hai
loại đó là hai nhánh Thái Đen và Thái Trắng. Tuy nhiên trong phạm vi thực tế lần này, tôi
chủ yến tìm hiểu về trang phục của người dân tộc Thái Trắng. Trang phục Thái Trắng
trong đời thường mặc áo cách ngắn,váy màu đen không trang trí, áo thường màu sáng,
trắng, cài cúc bạc tạo hình bướng, ong, váy thường là loại váy kín ống màu đen bên trong
gấu đáp vải đỏ.
Theo kết quả phỏng vấn mọi người đều cho rằng một bộ trang phục truyền
thống của dân tộc Thái thì gồm có: khăn piêu, áo cóm, xà tích, thắt lưng, váy. Trang phục
Thái Trắng cả nam và nữ trước và sau khi lấy chồng đều không thay đổi. Không những
thế qua cuộc phỏng vấn tôi còn biết đến trang phục Thái được may cách tân cách điệu và
những đường phối đường trang trí nổi bật rất đẹp mắt và thu hút, nhưng vẫn giữ được
những nét bản sắc của trang phục, có đến 84 % tỉ lệ chọn trang phục này để mặc vào
những dịp quan trọng. Với chiếc váy lụa và áo lụa, hàng khuy bạc óng ánh, mềm mại với
màu chủ đạo là màu chàm, hoa văn thổ cẩm cầu kỳ, tinh xảo đã tạo nên bộ trang phục
hoàn hảo và mang đặc sắc riêng biệt của dân tộc. Bên cạnh đó nó còn là nét văn hóa đặc
sắc trong kho tàng văn hóa phi vật thể của dân tộc. So với trang phục nữ, trang phục nam
giới có phần đơn giản hơn với áo cánh ngắn, xẻ ngực, quần xẻ đũng, thắt lưng . Áo là
loại cổ tròn, không cầu vai, hai túi dưới và trước cài cúc vải hoặc xương. Đặc điểm của
áo cánh nam giới người Thái vùng Tây Bắc không phải là hoa văn hay hoạ tiết mà là ở

màu sắc đa dạng của loại vải cổ truyền của cộng đồng sáng tạo nên: không chỉ có màu
chàm, trắng mà còn có màu cà phê sữa, hay dệt các ô vuông bằng các sợi màu đỏ, xanh,
màu cà phê... Áo không có trang trí hoa văn độc đáo như ở nữ giới. Quần của nam giới
cũng được may bằng vải màu đen.
Du khách khi đến đây có những ấn tượng về trang phục truyền thống dân tộc
Thái như : cảm thấy rất đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều nét đặc trưng riêng, áo và
váy được may khá cầu kì tinh xảo. Họ cho rằng điểm độc đáo trên bộ trang phục của dân
tộc Thái là dây bạc ở váy là điểm nhấn cùng với chiếc khăn Piêu đi kèm.


Thành viên Hà Thị Hiền mặc bộ trang
phục của dân tộc Thái

CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SƯU TẦM
Qua đợt sưu tầm, tôi thấy rằng các tư liệu sưu tầm đều rất hữu ích, ở mỗi tư liệu tôi tìm
hiểu được rất nhiều kiến thức về văn hóa dân gian ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh
Sơn La nói riêng ở Việt Nam nói chung. Mỗi tư liệu đều có giá trị nhất định và cần được bảo
tồn và phát triển.
Ở mỗi tư liệu đều có những văn bản kèm theo, việc thu thập tư liệu đôi khi còn gặp khó
khăn nhưng cuối cùng cũng đã hoàn thành với kết quả đáng mong đợi. Ngoài ra, ta không thể
không nhắc đến lễ hội cầu mưa – một lễ hội độc đáo ở bản Nà Bó 1 xã Mường Sang, nhằm
gìn giữ và phát triển thành lễ hội truyền thống có tổ chức, quy mô, thu hút sự tham gia của
đông đảo bà con nhân dân, tạo thành điểm đến hấp dẫn với du khách.
Quá trình tìm hiểu không chỉ giúp tôi chủ động lĩnh hội kiến thức sâu rộng, hiểu bản
chất của vấn đề nghiên cứu mà còn tạo cơ hội tôi được tập luyện để hình thành nhiều kĩ năng
quan trọng: Làm việc có kế hoạch, ý thức trách nhiệm,…


CHƯƠNG 4:
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ NHẰM BẢO TỒN PHÁT HUY

GIÁ TRỊ VĂN HÓA, VĂN HỌC DÂN GIAN
Để có điều kiện giữ gìn và phát huy vốn văn hóa văn học dân gian ở xã Mường Sang, tôi tha
thiết đề nghị đồng chí lãnh đạo và các cơ quan chức năng:
1. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức giữ gìn
và phát huy truyền thống trang phục và nhà sàn truyền thống ở địa phương
mình quản lí bằng các chính sách, kế hoạch cụ thể.
2. Xây dựng chính sách ưu tiên đối với các cá nhân, đơn vị trong việc giữ gì và
phát huy bản sắc dân tộc.
3. Thực hiện chính sách ưu tiên đối với hoạt động đào tạo và truyền dạy nghề làm
trang phục và nhà sàn ở truyền thống. Bằng cách thuyết phục các Nghệ nhân
truyền dạy nghề cho tất cả những ai có đam mê chứ không phải chỉ truyền nghề
cho người có huyết thống như trước nữa.
4. Tăng cường gắn kết giữa bảo tồn, phát huy nhà sàn ở và trang phục truyền
thống với phát triển du lịch bền vững, thông qua các lễ hội truyền thống của
Làng.
5. Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy nhà sàn và trang phục
truyền thống.
6. Tăng cường đầu tư kinh phí trong Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa
cho hoạt động bảo tồn và phát huy trang phục và nhà sàn truyền thống.
7. Tiếp tục tạo điều kiện kinh phí, phương tiện thỏa đáng cho những người làm công
tác nghiên cứu, sưu tầm văn hóa, văn học dân gian nhờ đó để tiện tới giới thiệu toàn
diện nền văn hóa, văn học dân gian ở địa phương.
8. Thường xuyên giúp đỡ các địa phương, các cơ quan tổ chức các sinh hoạt dân gian ở
làng xã như hát, kể chuyện dân gian địa phương (của đồng bào dân tộc)…Tạo điều
kiện mở các đợt vận động sưu tầm văn hóa, văn học dân gian và có khuyến khích,
phát thưởng cho các cá nhân, đơn vị có kết quả xuất sắc trong việc sưu tầm
KẾT LUẬN


Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ văn hóa năm 1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã khẳng định: “Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo,
nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo những của cải vật chất cho xã hội, quần chúng còn
là những người sáng tác nữa (…)Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường
thiên đại hải”, dây cà ra dây muống…Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý”. Thực hiện
lời dạy đó bằng sự sưu tầm và tìm hiểu tôi đã thu được những kết quả đáng trân trọng.
Qua sự tìm hiểu về văn hóa, văn học dân gian ở xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tình
Sơn La tôi đã phần nào hiểu hơn về vùng đất nơi đây – nơi với nền văn hóa đa dạng, những sự
độc đáo riêng biệt giúp tôi có thêm những kiến thức mới về văn hóa, văn học dân gian. Bên
cạnh đó, tôi được trải nghiệm, được gần gũi với những đồng bào dân tộc ít người tuy chỉ là
khoảng thời gian ngắn nhưng tôi đã có những cái nhìn toàn diện về con người nơi đây, những
con người đậm chất dân tộc truyền thống.
Cảm ơn UBND xã Mường Sang và người dân cũng như các nghệ nhân nơi đây đã giúp
đỡ tôi hoàn thành bài báo cáo này!

PHỤ LỤC
Một số hình ảnh của tôi cùng các thành viên trong nhóm khi đi thực tế






×