Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Văn hóa kinh doanh của người hàn quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (409.27 KB, 17 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Kinh doanh kinh được hiểu theo hai nghĩa. Thứ nhất là “gây dựng, mở mang thêm”. Thứ
hai là “tổ chức việc sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục đích sinh lợi”. Nghiên cứu văn
hóa kinh doanh nên tìm hiểu sâu hơn vào vấn đề nằm trong lớp nghĩa thứ 2 của khái niệm
“kinh doanh”.
Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, những toan tính vụ lợi, thậm
chí mang tính bóc lột, chỉ nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà bỏ qua vấn đề bảo vệ và
giữ gìn môi trường sinh thái, yếu tố văn hoá... đã để lại những bài học đắt giá, những hậu
quả vô cùng tai hại: môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội, bệnh tật... ngày một
trầm trọng. Có nghĩa là, sự tăng trưởng quá nhanh về kinh tế (GDP) đã không phản ánh
sự phát triển về văn hoá và con người. Do vậy, quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá
với kinh doanh, làm cho cái lợi (kinh tế) gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ (kinh
doanh có văn hoá) là xu hướng chung của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
lâu dài.
Nói kinh doanh có văn hoá (hay văn hoá kinh doanh) là ta đã nói đến một vấn đề cốt lõi,
mang tính bản chất của kinh doanh đó là vấn đề đạo đức của người kinh doanh. Nói cách
khác kinh doanh có văn hoá là kinh doanh phải có đạo đức.
Đề tài “Văn hóa kinh doanh của nước Hàn Quốc” cũng là đề tài mà nhóm “San hô và
Biển” lựa chọn để làm báo cáo tiểu luận. Nhóm hy vọng qua những thông tin mà nhó
cung cấp và trình bày sẽ dúp các bạn có những hiểu biết cơ bản về văn hóa và văn hóa
kinh doanh Hàn Quốc. Trong quá trình tìm hiểu và báo cáo tiểu luận, chắc chắn không
tránh khỏi những sai lầm thiếu sót. Nhóm rất mong nhận được lời động viên, góp ý của
thầy và các bạn để bài được đầy đủ hơn.
Xin chân thàn cảm ơn!

1


I. VÀI NÉT VỀ NƯỚC HÀN QUỐC:
1. Vị trí địa lý:
Hình 1: Quốc kỳ



Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm

trên Bán

đảo Triều Tiên,

một bán đảo

trải dài 1.000 km

từ bắc tới

nam, ở phần đông

bắc của lục

địa Châu Á, nơi hải phận của bán đảo tiếp giáp với phần cực tây của Thái Bình Dương.
Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga. Phía đông của bán đảo là biển Đông,
xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản. Ngoài bán đảo chính còn có hơn 3.200 đảo nhỏ.
Một số đặc điểm:

• Khí hậu: Khí hậu ôn đới, có 4 mùa
rõ rệt

• Các thành phố lớn: Busan, Taegu,
Taejon, Kwangju, Inchon, Ulsan.


• Diện tích: 99.000 km2

• Tiền tệ: Won

• Dân số: 48,6 triệu người (năm 2008)

• Ngày giải phóng: 15/8/1945 (thoát

• Mật độ dân số: 488 người/km2

khỏi sự chiếm đóng của Nhật)

• Tỉ lệ dân số thành thị: 82%

• Ngày quốc khánh: 3/10

• Tôn giáo: Theo đạo Tin lành, Thiên

• Ngôn ngữ: Tiếng Hàn, tiếng Anh

chúa, Phật giáo
• Thủ đô: Seoul
2. Lãnh đạo chủ chốt:
DANH SÁCH TỔNG THỐNG HÀN QUỐC
Romaja

Hán-Việt

Phiên âm tiếng
Việt


Thời gian tại vị
2


Re Seung-man
Yun Bo-seon

Lý Thừa Vãn

15/8, 1948-22/3,1960

Doãn Phổ

12/8, 1960-22/3, 1962

Thiện

Bak Jeong-hi

Phác Chính Hy

Pắc Chung Hi/Hy

17/2, 1963-26/10, 1979

Choe Gyu-ha

Thôi Khuê Hạ


Chuê Kiu Ha

8/12, 1979-16/8, 1980

Chun Đô Hoan

1/9, 1980-25/2, 1988

Lô Thái Ngu

Rô The U

25/2, 1988-25/2, 1993

Kim Vịnh Tam

Kim Dâng Sam

25/2, 1993-25/2, 1998

Gim Dea-jung

Kim Đại Trung

Kim Tê Chung

25/2, 1998-25/2, 2003

No Mu-hyeon


Lô Vũ Huyễn

Rô /Nô Mu Hiên

25/2, 2003-25/2, 2008

Myeong-bak

Lý Minh Bác

Li Miêng Pắc/Bắc

25/2, 2008-nay

Jeon Du-hwan
No Tea-u
Gim Yeongsam

Toàn Đẩu
Hoán

Các nhà lãnh đạo hiện tại:
Tổng thống: Li Miêng Bắc (Lee Myung

Chủ tịch Quốc hội: Kim Hiêng Ô (Kim

Bak), từ 25/2/2008.

Hyong O), từ 10/7/2008.


Thủ tướng: Han Sưng Su (Han Seung

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương

Soo), từ 29/2/2008.

mại: Yu Miêng Hoan (Yu Myung Hwan),
từ 29/2/2008.

3


II. VĂN HÓA KINH DOANH HÀN QUỐC:
1. Khái niệm:
Kinh doanh kinh được hiểu theo hai
nghĩa. Thứ nhất là “gây dựng, mở
mang thêm”. Thứ hai là “tổ chức việc
sản xuất, buôn bán, dịch vụ nhằm mục
đích sinh lợi”. Nghiên cứu văn hóa
kinh doanh nên tìm hiểu sâu hơn vào
vấn đề nằm trong lớp nghĩa thứ 2 của
khái

niệm

“kinh

doanh”.

Không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới, những toan tính vụ lợi, thậm

chí mang tính bóc lột, chỉ nhằm mục đích kinh tế đơn thuần mà bỏ qua vấn đề bảo vệ và
giữ gìn môi trường sinh thái, yếu tố văn hoá... đã để lại những bài học đắt giá, những hậu
quả vô cùng tai hại: môi trường sinh thái bị ô nhiễm, tệ nạn xã hội, bệnh tật... ngày một
trầm trọng. Có nghĩa là, sự tăng trưởng quá nhanh về kinh tế (GDP) đã không phản ánh
sự phát triển về văn hoá và con người. Do vậy, quan tâm đến văn hoá, kết hợp văn hoá
với kinh doanh, làm cho cái lợi (kinh tế) gắn bó với những giá trị chân, thiện, mỹ (kinh
doanh có văn hoá) là xu hướng chung của các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
lâu dài.
Khi nói kinh doanh có văn hoá (hay văn hoá kinh doanh) là ta đã nói đến một vấn đề cốt
lõi, mang tính bản chất của kinh doanh đó là vấn đề đạo đức của người kinh doanh. Nói
cách khác kinh doanh có văn hoá là kinh doanh phải có đạo đức. Đạo đức cầu người kinh
doanh không phải là vấn đề trừu tượng, mà rất cụ thể: tính trung thực, giữ chữ tín đáp
ứng được đòi hỏi của cuộc sống, không chạy theo lợi ích của cá nhân hay nhóm người để
làm ăn đối trá. lừa đảo, chụp giật, bất chấp mọi thủ đoạn, kể cả việc loại trừ đối thủ trên
thương trường, cũng không phải là bởi buôn lậu, hành vi gian lận thuế, làm hàng nhái
hàng giả, hối lộ...mà thu được lợi nhuận.


Văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh có văn hoá) thể hiện qua việc kiếm lời chân chính
trên cơ sở tài năng, sức lực của người kinh doanh. Đồng tiền thu được của người kinh
doanh phải là đồng tiền làm ra bới sự nhanh nhạy nắm bắt thông tin và nhu cầu thị
trường, không ngừng cải tiến kỹ thuật, kiểu đáng sản phẩm, đổi mới các hình thức dịch
vụ hướng tới tự tiện ích ngày càng cao... Mặt khác văn hoá kinh doanh (hay kinh doanh
có văn hoá) còn thể hiện ở việc người kinh doanh phải biết quan tâm đến lợi ích tinh
thần, khuyến khích tài năng sáng tạo của người lao động, giữ gìn và ngày càng củng cố
chữ tín đối với bạn hàng và khách hàng.
2. Các nhân tố tác động tới văn hóa kinh doanh Hàn Quốc:
Văn hóa kinh doanh đề cập đến các khuôn khổ, các quy tắc trong kinh doanh… Đặc điểm
văn hóa kinh doanh của mỗi nước đều có nhiều điểm khác nhau, nó có thể được hình
thành từ những yếu tố nhưng quan trọng nhất có lẽ là văn hóa trong gia đình và xã hội

của người Hàn Quốc. Văn hóa trong gia đình làm hình thành nên nhân cách con người
trong lao động, học tập, từ đó sẽ ảnh hưởng trong kinh doanh; xã hội Hàn Quốc là một xã
hội đặc trưng truyền thống, họ phong mình là dân tộc thuần nhất, là đất nước của lễ nghĩa
phương Đông, nhưng cùng với xã hội hiện đại và kinh tế phát triển, ít nhiều nét đặc trưng
của người Hàn Quốc cũng thay đổi, chúng ta chỉ đề cập đến những kỹ năng khi làm việc
chung với người Hàn Quốc với góc nhìn từ đặc tính truyền thống của họ. Theo những
kinh nghiệm thực tế, dựa theo hững đánh giá của các học giả Immamura và nhà tâm lý
học Takahashi người Nhật bản, cũng như của học giả Choi Nam Son người Hàn Quốc có
những đặc điểm sau:
-

Người Hàn Quốc có thiên kiến và thành kiến rất mạnh, với họ, ấn tượng ban đầu là

vô cùng quan trọng.
- Người Hàn Quốc thường quá nhấn mạnh đến lý tưởng đạo đức.
- Người Hàn Quốc chú trọng hình thức và sĩ diện mạnh, hay Chủ nghĩa hình thức
-

thái quá.
Người Hàn QuốC thường lẫn lộn giữa công và tư.
Tư tưởng bảo thủ thoái qúa.


-

Người Hàn Quốc thiếu tính chính xác,chu đáo hay tìm sự dàn xếp chắp vá nhằm
giải quyết việc ngay trước mắt.

-


Họ siêng năng và trung thực trong công việc.

3. Văn hóa kinh doanh Hàn Quốc:
3.1. Giới thiệu theo đúng nghi thức:
Người Hàn Quốc luôn muốn cộng tác làm ăn với những người họ quen biết. Vì vậy điều
cốt yếu là bạn nên có một người trung gian giới thiệu bạn với chính đối tác bạn đang
muốn cộng tác làm ăn trong tương lai. Vị trí trong xã hội của người trung gian càng cao
thì cơ hội kết giao làm ăn của bạn với đối tác càng lớn. Hãy lưu ý rằng cách giới thiệu
nhạt nhẽo sẽ khiến mất đi sự cộng tác tốt. Người Hàn không hi vọng bạn sẽ hiểu cặn kẽ
mọi sắc thái văn hóa của dân tộc họ nhưng họ sẽ hài lòng nếu bạn tỏ ra quan tâm đến
những vấn đề quan trọng đối với họ. Người Hàn Quốc thường đánh giá cao những nỗ lực
của người nước ngoài khi cố gắng bày tỏ sự cảm ơn hoặc lời chào bằng chính ngôn ngữ
Hàn Quốc, ví dụ như: 'cảm ơn bạn' nghĩa là 'gam-sa-ham-ni-da' hoặc 'xin chào'là 'anyang-ha-say-yo'.
3.2. Xây dựng mối quan hệ:
Văn hóa Hàn Quốc là văn hóa tập thể. Tuy nhiên, nếu so với một số nước châu Á khác,
thì người Hàn Quốc vẫn coi trọng "chủ nghĩa cá nhân" hơn. Xây dựng mối quan hệ cá
nhân lâu dài và tin cậy đóng vai trò khá quan trọng.
Nếu như những đối tác từ nền văn hóa khác cho rằng mối quan hệ lâu dài dần dần sẽ có
trong quá trình kinh doanh thì người Hàn Quốc lại luôn muốn thực hiện ngay khi bắt đầu
gặp gỡ. Vì thế, hãy bắt đầu ngay với những vấn đề nghiêm túc khi đối tác thể hiện lòng
tin với doanh nghiệp bạn. Ngoài ra, bạn phải thường xuyên nhấn mạnh về những lợi ích
dài hạn và cam kết của bạn đối với việc xây dựng mối quan hệ với đối tác. Luôn giữ liên
lạc với họ trong suốt quá trình đàm phán.


Mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự quen biết, sự tôn trọng và lòng tin cá nhân.
Người Hàn quốc coi trọng nhất đức tính khiêm tốn và thật thà. Các mối quan hệ kinh
doanh tại Hàn quốc được xây dựng giữa một nhóm cá nhân chứ không phải giữa các
doanh nghiệp với nhau. Nếu đối tác của bạn không phải thuộc tuýp người coi trọng tập
thể thì bạn hoàn toàn có thể trao đổi cá nhân với họ. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn đã chiếm

được lòng tin của đối tác Hàn quốc thì chưa chắc họ đã tin tưởng những người khác trong
doanh nghiệp bạn. Vì thế việc mọi nhân viên trong doanh nghiệp bạn thống nhất quan
điểm đóng vai trò rất quan trọng. Thậm chí việc thay đổi người giao dịch cũng khiến cho
quá trình đàm phán lại trở về số 0.
3.3. Ngoại hình và cách ăn mặc:
Khi đi giao dịch kinh doanh, người Hàn Quốc chuộng những loại quần áo gọn gàng và
vừa vặn. Bạn nên chọn trang phục có màu sắc nhã - dịu cho buổi gặp mặt đầu tiên. Sau
khi đã xây dựng được mối quan hệ và sự tín nhiệm của họ thì hãy nghĩ đến những trang
phục sáng màu khi đi giao dịch.
Trang phục nam thích hợp nhất là vét tối màu, sơ mi trắng và cà vạt màu dịu (Hình4).

Hình 3: Trang phục công sở nữ HQ

Hình 4: Trang phục công sở nam HQ

Trang phục nữ phổ biến nhất thường là chân váy kết hợp với áo cánh nữ. Nên tránh mặc
váy quá chật bởi theo phong tục Hàn Quốc mọi người thường ngồi trên sàn nhà hoặc sàn


nhà ăn khi dùng bữa. Chân váy quá ngắn và áo sát nách không thích hợp với những giao
dịch kinh doanh, thậm chí cả những buổi chiêu đãi thân mật (Hình 3).
3.4. Cách giao tiếp, ứng xử:
Tiếng Hàn là ngôn ngữ chính thức được sử dụng rộng rãi trên khắp cả nước. Không phải
doanh nhân Hàn Quốc nào cũng có thể giao tiếp bằng tiếng Anh trôi chảy. Vì vậy, tốt nhất
bạn nên thuê phiên dịch viên. Hỏi đối tác trước xem phiên dịch viên có được tham dự
buổi họp hay không. Tuy vậy, bạn cũng phải lưu ý rằng không phải phiên dịch viên nào
cũng có khả năng nói và hiểu tiếng Anh thành thạo. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh, hãy nói
thật ngắn gọn, sử dụng những câu đơn giản và tránh dùng từ lóng hoặc từ quá kỹ thuật.
Hãy nói với tốc độ vừa phải và dùng đúng ngữ pháp tiếng Anh, không nên nói một cách
rời rạc, thường xuyên tóm tắt lại những ý chính và dừng lại một khoảng thời gian hợp lí

cho phiên dịch. Bạn đừng cho rằng ai cũng hiểu ngay được ý bạn. Kể cả khi đối tác Hàn
Quốc không hiểu họ sẽ không biểu lộ cho bạn biết vì điều này sẽ làm cho họ cảm thấy
mất mặt.

Hình 5: Bắt tay với đối tác
Người Hàn Quốc thường trao đổi với giọng nói rất nhỏ nhẹ và giữ im lặng một vài lần.
Tuy nhiên, sự im lặng này không có nghĩa là họ không hiểu ý bạn. Ngoài ra, người Hàn
quốc thường khó chịu nếu khi phát biểu bạn chỉ "đánh bóng" bản thân chứ không phải


giới thiệu về doanh nghiệp của mình. Khi ăn trưa hoặc ăn tối tại nhà hàng, bạn nên giữ
tốc độ giao tiếp ở mức vừa phải. Tuy nhiên, người Hàn Quốc cũng rất thích trò chuyện
với những ai có hiểu biết xã hội rộng. Bạn có thể tạo dựng những mối quan hệ này thông
qua những cuộc hội họp thân mật giữa các thành viên, tại những buổi tiệc rượu, bữa ăn.
Quan trọng là tại những buổi tiệc đó luôn có sự tham dự của các đối tác kinh doanh và họ
thảo luận công việc một cách thân thiện. Hãy nhớ rằng người Hàn Quốc không ngần ngại
bàn bạc công việc ngay tại bữa ăn trưa.
Vì rất coi trọng thể diện, nên người Hàn quốc thường không trả lời trực tiếp. Việc họ
thường nói "vâng" hoặc gật đầu trong khi giao tiếp không có nghĩa là họ đồng ý. Họ
không nói "Không" khi phải trả lời câu hỏi cho dù trong đầu họ có ý muốn như thế mà
thay vào đó họ thường đưa ra những câu nói như 'Chúng tôi sẽ suy nghĩ thêm về vấn đề
này" hoặc "Việc này đòi hỏi phải có sự kiểm tra thêm".
Không nên có những hành động đụng chạm vào người khác trừ bắt tay hoặc đó là mối
quan hệ bạn bè hoặc ngang hàng, đặc biệt đối với người già, người khác giới và những
người bạn không thân thiết và không có họ hàng với mình. Đàn ông Hàn Quốc thường
cúi đầu chào hoặc đôi khi là bắt tay nhẹ khi gặp mọi người, ánh mắt nhìn thẳng vào người
đối diện. Khi bắt tay, tay trái họ thường đỡ dưới cánh tay phải.


Bạn có thể vẫy tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng

không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi đây là hành động
thô lỗ. Tại Hàn Quốc, họ quan niệm bàn chân là một bộ phận không sạch sẽ vì vậy không
nên vô ý đụng chạm bàn chân vào người đối diện. Khi ngồi ở những chỗ đông người, đàn
ông nên chú ý đặt mũi giầy của mình chúc xuống và không nên vắt hai chân lên nhau
trước mặt người khác.
Hành động xịt mũi nơi cộng cộng được xem là thiếu tế nhị. Gia vị trong món ăn Hàn đôi
khi làm cho người ăn cảm thấy khó chịu ở mũi, nhưng bạn nên quay sang một bên và xịt
nhẹ nhàng, tốt nhất là hãy rời bàn ăn để xịt mũi và quay trở lại bàn ăn sau đó.
Bạn có thể vẫy tay ra hiệu với một người ngang hàng hoặc nhỏ tuổi hơn mình, nhưng
không nên đung đưa ngón tay cái hướng về phía mình, người Hàn coi đây là hành động
thô lỗ. Hãy chú ý che miệng khi bạn ngáp hoặc xỉa răng. Khi bài quốc ca Hàn được chơi
ở một nơi công cộng, bạn hãy chú ý bày tỏ sự trang nghiêm, không nên đùa cợt lúc này.
3.5. Danh thiếp trong kinh doanh Hàn Quốc:
Tất cả nhân viên làm việc trong những tổ chức kinh doanh tại Hàn Quốc đều có vị trí rõ
ràng trong bộ máy tổ chức. Những người làm kinh doanh tại Hàn Quốc chỉ thực sự thoải
mái khi tiếp xúc với bạn nếu họ biết rõ chức vụ cũng như tên công ty của bạn. Nếu danh
thiếp của bạn sử dụng tiếng Hàn Quốc thì không cần thiết phải dịch tên hoặc chức vụ của
bạn ra tiếng Hàn, bởi đôi khi bạn sẽ bị nhầm khi dịch chức vụ của mình bằng ngôn ngữ
này, vì vậy hãy nên cẩn thận.
Tại Hàn Quốc, bạn không nên sử dụng danh thiếp kinh doanh bằng tiếng Nhật
Trước khi bắt đầu việc kinh doanh tại Hàn Quốc, bạn hãy nhớ chuẩn bị một lượng lớn
danh thiếp giao dịch, bởi người Hàn có thói quen trao danh thiếp khi lần đầu gặp mặt.
Một mặt của thiếp nên để nội dung bằng tiếng Hàn và hãy chú ý đến chức danh in trên
thiếp, chức danh này phải đi kèm với những bằng cấp, điều này sẽ giúp nói lên trình độ
của bạn


Hình 5: Cách trao và nhận danh thiếp
Khi trao hoặc nhận thiếp phải dùng cả hai tay. Sau khi nhận thiếp, trước khi cất nó vào
hộp hoặc túi đựng danh thiếp, hãy đọc và đưa ra một vài lời bình luận về danh thiếp.

Không nên cho danh thiếp vào ví một cách cẩu thả vì nó sẽ khiến người trao danh thiếp
nghĩ rằng bạn không tôn trọng họ
Trao danh thiếp cũng được xem là một việc rất quan trọng, nó giúp người đối tác biết
được tên, vị trí và chức danh của người trao thiếp. Không nên cất thiếp trong xắc tay, tốt
nhất bạn nên có một hộp đựng thiếp riêng.
Không nên để hộp danh thiếp trên bàn và mời mọi người tự lấy danh thiếp của bạn.
Không nên viết những chú thích lên danh thiếp của người khác khi có mặt họ tại đó.
3.6. Văn hóa tặng quà:
Nghệ thuật trao nhận quà tặng cũng là một phần quan trọng trong văn hóa kinh doanh của
người Hàn Quốc, điều này giúp gìn giữ mối thiện cảm với đối tác và tạo dựng những mối
quan hệ mới.
Khi đến Hàn Quốc, bạn nhớ mang theo những tặng phẩm truyền thống từ đất nước bạn.
Trong buổi tiếp xúc lần đầu với đối tác, món quà thích hợp nhất bạn nên tặng đó là những
vật dụng bày bàn làm việc, có thể kèm theo logo công ty bạn trên món quà đó. Những
món quà sau đó có thể là những tặng phẩm đẹp đẽ và tinh xảo hơn.


Khi định tặng quà cho nhiều người trong cùng một tổ chức, hãy chắc chắn đảm bảo việc
tặng quà tặng giá trị hơn cho những người ở
vị trí lãnh đạo. Quà tặng cho nhân viên cấp
dưới có thể tương tự miễn là có giá trị thấp
hơn so với giá trị của món quà tặng cho
người cấp trên. Hoặc bạn có thể tặng một
món quà cho tất cả mọi người trong tổ chức
đó.
Quà tặng bằng tiền có thể để trong phong bì.
Quà tặng bằng tiền mặt rất phổ biến trong
các đám cưới, ngày lễ (dành cho trẻ em), sinh nhật, đám tang...
Khi đến thăm nhà của người Hàn Quốc, những món quà tặng phù hợp bao gồm đồ thủ
công mỹ nghệ ở nước bạn, bánh kẹo, hoa quả, sô cô la, cà phê nhập khẩu... Rượu và

thuốc lá nhập khẩu có thể được tặng cho những người thích uống rượu và hút thuốc.
Thực phẩm cũng là những tặng vật được đánh giá cao tại Hàn Quốc.
Trao và nhận quà bằng hai tay.
Tránh tặng những món quà quá đắt
tiền, vì điều này sẽ khiến người nhận
phải chuẩn bị một món quà giá trị
tương đương để đáp trả bạn.
Khi bạn được tặng quà, lúc đầu tốt
nhất hãy nên từ chối, chỉ sau khi
người tặng cứ nhất định tặng quà cho
bạn, lúc này bạn mới nên
nhận, đây cũng chính là một nét trong văn hóa tặng quà của người Hàn
Không nên mở món quà ngay trước mặt người tặng. Tuy nhiên bạn cũng nên hỏi xem liệu
họ có muốn bạn mở quà ngay không.


3.7. Hẹn gặp và đàm phán trong kinh doanh:
Người làm kinh doanh tại Hàn Quốc, đặc biệt là những người đứng đầu ban lãnh đạo
công ty thường rất bận rộn và có lịch làm việc dầy đặc, vì vậy đôi khi họ sẽ chậm trễ vài
phút trong buổi hẹn công việc. Không nên tỏ ra cáu giận hoặc khó chịu nếu đối tác của
bạn trễ hẹn. Nhưng nếu bạn là một nhà kinh doanh nước ngoài, bạn nên đến đúng giờ.
Giao thông tại Hàn Quốc cũng là nguyên nhân gây nên sự chậm trễ trong giờ giấc tại đây.
Thời gian thích hợp nhất để gặp mặt đối tác là từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều và từ 2 giờ
chiều đến 4 giờ chiều, và bạn nên đặt cuộc hẹn trước. Thông thường giới kinh doanh Hàn
Quốc thường sắp xếp cuộc hẹn vào bữa ăn nhẹ hoặc bữa trưa, và cũng có thể đặt chỗ tại
những cửa hàng cà phê hoặc nhà hàng ăn.

Hình 6: Không gian tổ chức gặp mặt thích hợp
Người Hàn thường có một tuần đi nghỉ vào khoảng thời gian giữa tháng 7 đến giữa tháng
8, vì vậy hãy tránh xếp lịch hẹn vào thời gian này trong năm. Những thời điểm được coi

là không thuận tiện khác đó là vào những kỳ nghỉ chính trong năm như Tết âm lịch (vào
tháng 1 hoặc 2), Lễ hội Mặt trăng (tháng 9 hoặc 10). Hãy chú ý xem lịch của Hàn Quốc
để biết về những ngày lễ này.
Giờ làm việc thường từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 6. Thông thường các
tập đoàn, công ty kinh doanh thường làm việc 5 ngày trong tuần, tuy nhiên một số văn
phòng vẫn mở cửa cả thứ 7. Khi tham gia vào những sự kiện xã hội, bạn nên đến đúng
giờ được mời.


Hình 7. Đàm phán

trong kinh

doanh

Trong quá trình đàm

phán, một số

người Hàn Quốc sẽ

liên

chuyển chủ đề, tốt

nhất bạn nên

chú ý đến những

điểm


quan

trọng. Những người

giao

dịch

khác

cuộc

đàm

nhau

trong

phán sẽ đưa ra rất

tục

nhiều câu hỏi,

vì vậy điều quan trọng là phải kiên nhẫn lắng nghe. Nếu bạn bị lẫn lộn về những điều
khoản trong đàm phán, bạn có thể nhẹ nhàng hỏi lại họ.
Hãy biết rằng, trong giới kinh doanh Hàn Quốc, những mối quan hệ cá nhân sẽ mang lại
những ưu tiên, vì vậy trong buổi gặp đầu tiên bạn nên tìm hiểu về đối tác và tạo dựng mối
quan hệ với họ.

Trong buổi gặp mặt giao dịch lần đầu, khi được mời dùng chè hay cà phê, hãy đón nhận
lòng mến khách của họ, cho dù bạn đã uống đến vài cốc trước đó, và bạn cũng không cần
thiết phải uống hết. Hãy luôn giữ một cách cư xử đúng mực, tránh những cử chỉ quá thân
mật.
Để đạt được thỏa thuận làm ăn hoặc tạo dựng mối quan hệ, bạn có thể sẽ phải mất vài
chuyến công tác đến Hàn Quốc.
Buổi họp thường mở đầu bằng một đoạn giới thiệu ngắn, bài phát biểu này giúp cho mọi
người hiểu rõ hơn những vấn đề sẽ thảo luận
Tại Hàn Quốc, sự kính trọng lẫn nhau chính là nền tảng cho quan hệ kinh doanh đi đến
thành công. Bạn hãy biết cách biểu lộ sự chân thành và thành thực của mình trong quan
hệ làm ăn. Khi bạn quay về nước, hãy nhớ giữ liên lạc với đối tác qua thư điện tử hoặc
điện thoại.
Ngoài ra, khi kinh doanh ở nước Hàn Quốc hoặc bạn làm ăn với người Hàn Quốc bạn
nên chú ý thêm một số điểm sau:


-

Văn bản pháp lý: Người Hàn Quốc không quá quan trọng với văn bản pháp lý.
Họ thường coi các văn bản pháp lý như những Biên bản Ghi nhớ đưa ra những
phác thảo chính cho các mối quan hệ.

-

Bạn đừng bao giờ đút lót các viên chức ngoại quốc. Hành động đó được coi là
hành vi phạm tội.

III. TỔNG KẾT:
Kinh doanh là một công việc khó và kinh doanh thế nào cho có văn hóa lại càng khó
khăn hơn. Văn hóa kinh doanh là một phần trong tổng thể nền văn hóa của đất nước. Văn

hóa kinh doanh Hàn Quốc cũng là một phần nhỏ trong nền văn hóa kinh doanh của thế
giới vì mỗi nước đều có những đặc điểm văn hóa kinh doanh khác nhau. Việc tìm hiểu và
nắm bắt các đặc điểm đó là điều cần thiết cho một nhà làm kinh doanh hiện tại và nhất là
với sinh viên khoa quản trị kinh doanh như chúng em.
Hy vọng những thông tin mà nhóm cung cấp trên sẽ có ích cho các bạn. Nhóm xin chân
thành cảm ơn!


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................3

I. VÀI NÉT VỀ NƯỚC HÀN QUỐC:.................................................................4
1. Vị trí địa lý:.....................................................................................................4
2. Lãnh đạo chủ chốt:........................................................................................5

II.

VĂN HÓA KINH DOANH HÀN QUỐC:...................................................6

1. Khái niệm:......................................................................................................6
3. Văn hóa kinh doanh Hàn Quốc:...................................................................8
3.1. Giới thiệu theo đúng nghi thức:..............................................................8
3.2. Xây dựng mối quan hệ:...........................................................................8
3.3. Ngoại hình và cách ăn mặc:....................................................................9
3.4. Cách giao tiếp, ứng xử:..........................................................................10
3.5. Danh thiếp trong kinh doanh Hàn Quốc:............................................12
3.6. Văn hóa tặng quà:..................................................................................13
3.7. Hẹn gặp và đàm phán trong kinh doanh:............................................15


III. TỔNG KẾT:.................................................................................................17




×