Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MAU DE CUONG CHI TIET Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên Trường Đại học Tài Chính Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.27 KB, 5 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hoạt động học tập nói chung và hoạt động học tập ở bậc đại học nói riêng là một
hoạt động khó, đòi hỏi chủ thể phải nổ lực, ý chí, có nhận thức, có thái độ, có hành vi tốt,
có phương pháp… để chiếm lĩnh tri thức.
Đối với sinh viên trong những năm đầu tiên của bậc đại học, sự hình thành các yếu tố
nói trên là vô cùng quan trọng. Nhưng chính sự khác biệt giữa giáo dục phổ thông và đại
học: sự gia tăng đột ngột về khối lượng tri thức, sự khác biệt về phương pháp dạy và
học…Ngoài ra, sinh viên đến từ rất nhiều vùng miền khác nhau, có sự khác biệt về xuất
thân gia đình (như kinh tế, văn hóa, giáo dục…) đã làm cho sinh viên xuất hiện nhiều
khó khăn, trong đó có không ít khó khăn do tâm lý gây nên. Nhiều biểu hiện tâm lý như:
chán học, cúp tiết, ham chơi, bỏ học, lưu ban, chuyển đổi ngành học, học cho qua ….xảy
ra nhiều ở sinh viên. Sự tự nhận thức và vượt qua những khó khăn nói chung và khó
khăn tâm lý nói riêng sẽ giúp cho sinh viên xuất hiện nhận thức, thái độ và hành vi đúng
đắn trong hoạt động học tập của mình và từ đó sẽ vượt qua những trở ngại trong việc học
tập của chính bản thân, trở thành những kinh nghiệm quý giá làm nền tảng vững chắc
cho những năm học tiếp theo.
Đối với sinh viên trường đại học Marketing, số lượng sinh viên hàng năm trúng
tuyển vào trường là rất lớn. Trong đó, nhà trường luôn quan tâm chất lượng giáo dục là
hàng đầu. Vì vậy, thiết nghĩ việc đầu tư nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập từ đó có những điều chỉnh trong hoạt động dạy và học cũng như các chương
trình hổ trợ hoạt động học tập khác cho sinh viên là hết sức cần thiết.
Với vị trí là một giảng viên chuyên ngành tâm lý học của trường, tôi cực kỳ quan tâm
đến thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên hổ trợ cho chính
hoạt động dạy của tôi và hổ trợ hoạt động học của sinh viên mà tôi đảm nhiệm công tác
giảng dạy. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của
sinh viên Trường Đại học Tài Chính Marketing”.


2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của


sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing, từ đó có những kiến nghị và đề xuất giải
pháp giúp sinh viên vượt qua những khó khăn nêu trên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của đề tài như: khó khăn tâm lý, khó khăn tâm lý trong hoạt
động học tập, hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Tài chính Marketing, các
khâu trong hoạt động học tập, các khâu trong hoạt động học tập của sinh viên.
- Tìm hiểu thực trạng về khó khăn tâm lý trong các khâu của hoạt động học tập của sinh
viên.
-Tìm hiểu nguyên nhân khách quan và chủ quan gây nên khó khăn tâm lý trong các khâu
của hoạt động học tập của sinh viên.
- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị giúp sinh viên vượt qua những khó khăn tâm lý
trong các khâu của hoạt động học tập của họ.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm trù nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực tâm lý – giáo dục học trong đó chủ yếu tập trung
nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong các khâu hoạt động học tập biểu hiện dưới khó khăn
giữa các kỹ năng trong các khâu của hoạt động học tập.
Phạm vi nghiên cứu
Với khả năng tài chính và thời gian tôi chỉ nghiên cứu đề tài trên địa bàn ở Trường
Đại học Tài chính Marketing với một số Khoa như sau: Khoa tài chính – Ngân hàng,
Khoa Marketing, khoa Quản trị kinh doanh, khoa Công nghệ thông tin.
Khu vực nghiên cứu: tại cơ sở Phổ Quang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2011 – tháng 10/2011.
5. Giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết 1: Sinh viên trường Đại học Marketing chưa có động cơ, nhận thức, thái
độ, hành vi chưa đúng đắn làm cho họ gặp nhiều khó khăn tâm lý trong các khâu của
hoạt động học tập.
Giả thuyết 2: Nguyên nhân chính tạo nên sự khó khăn tâm lý là do nguyên nhân chủ

quan từ phía sinh viên, một phần nhỏ là do những nguyên nhân khách quan khác như:
giảng viên, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình học… gây nên.
5. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận:

Tham khảo các sách, báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu chuyên ngành về các vấn
đề liên quan đến: khó khăn tâm lý, hoạt động học tập của sinh viên, các khâu trong
hoạt động học tập của sinh viên từ đó hệ thống và khái quát hóa những khái niệm
công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
-

Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket để thu thập dữ liệu định lượng từ đó có
những thống kê mô tả trên diện rộng về những khó khăn tâm lý trong hoạt động
học tập của sinh viên.

-

Phương pháp quan sát một vài lớp học về khả năng lắng nghe và ghi chép bài học
của sinh viên trên lớp.

-

Phương pháp thống kê toán học.

6. Khách thể nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên mẫu là 300 sinh viên hiện đang học thuộc các khoa Khoa
tài chính – Ngân hàng, Khoa Marketing, Khoa Thẩm định giá và Bất động sản, Khoa

Du lịch và Khoa Quản trị.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm có mở đầu, 3 chương, kết luận và kiến nghị
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG
HỌC TẬP
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề


1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam
1.2.

Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Hoạt động học tập
1.2.1.1.

Khái niệm hoạt động

1.2.1.2.

Khái niệm hoạt động học tập

1.2.1.3.

Đặc điểm của hoạt động học tập

1.2.1.4.

Đặc điểm của hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài

chính Marketing

1.2.1.5.

Các khâu trong hoạt động học tập

a. Các khâu trong hoạt động học tập
b. Các khâu trong hoạt động học tập của sinh viên
1.2.2. Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

1.3.

1.2.2.1.

Khái niệm khó khăn

1.2.2.2.

Khái niệm khó khăn tâm lý

1.2.2.3.

Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

1.2.2.4.

Biểu hiện khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

1.2.2.5.


Nguyên nhân gây khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập

Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC
TẬP CỦA SINH VIÊN NĂM NHẤT TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH
MARKETING
2.1. Phân tích khó khăn tâm lý trong các khâu của hoạt động học tập của sinh viên trường
Đại học Marketing
2.1.1. Khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài trước khi học trên lớp của sinh viên
2.1.2. Khó khăn tâm lý trong khâu tiếp thu và ghi chép bài vỡ trên lớp của sinh viên
2.1.3. Khó khăn tâm lý trong khâu tự học và sắp xếp thời gian tự học của sinh viên
2.2.4. Khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị và tiến hành thảo luận và thuyết trình
của sinh viên


2.1.5. Khó khăn tâm lý trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham
khảo của sinh viên
2.1.6. Khó khăn tâm lý trong khâu ôn tập và hệ thống hóa tri thức của sinh viên
2.1.7. Khó khăn tâm lý trong khâu kiểm tra và đánh giá của sinh viên
2.2. Nguyên nhân gây khó khăn tâm lý trong khâu học tập của sinh viên
2.2.1. Nguyên nhân chủ quan
2.2.2. Nguyên nhân khách quan
2.3. Giải pháp
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ



×