Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tiểu luận hoán đổi tiền tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.25 KB, 17 trang )


Trường Đại Học Kinh Tế TP.HCM
Khoa Tài Chính Doanh Nghiệp
Bộ Môn Quản Trị Rủi Ro Tài Chính

Bài tiểu luận:

HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ

GVHD:
Sinh viên thực hiện:

Lớp:

--11/2011--

TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo
Nguyễn Thành Duy
Trần Lâm Đoàn Duy Hiệu
Phạm Đăng Lâm
Phan Thị Thùy Trang
Từ Thị Thùy Trang
Toán tài chính 4- TF4 K34


Mục Lục:
Mục lục.............................................................................................................................. 1
Lời nói đầu......................................................................................................................... 2
......................................................................................................................................... 16

2




LỜI NÓI ĐẦU
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thường quan tâm và lo
lắng về sự biến động của tỉ giá hối đoái. Các DN NK lo tỉ giá tăng. Ngược lại, các DN
xuất khẩu lo tỉ giá giảm. Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hoá
và hội nhập ngày càng tăng, hoạt động XNK, đầu tư, tín dụng quốc tế ngày càng mở rộng
khiến các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn đến rủi ro tỉ giá. Các công cụ giao dịch hối
đoái sẽ giúp các DN XNK, các nhà kinh doanh chứng khoán hạn chế sự biến động, phòng
ngừa rủi ro tỉ giá. Cùng với nghiệp vụ giao dịch kì hạn (Forward), quyền chọn (Currency
option), tương lai (Future), giao dịch hoán đổi (Swap) được ra đời, là một trong những
công cụ phòng ngừa rủi ro tài chính cho các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối một
cách có hiệu quả.
Hợp đồng hoán đổi (swap) về bản chất là một hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên hợp đồng kỳ
hạn này có đặc điểm là bao gồm một chuỗi các giao dịch với một mức giá cố định tại
nhiều ngày khác nhau trong tương lai. Các bên giao dịch hoán đổi các khoản thanh toán
hoặc tài sản khác nhau. Vì có nhiều loại hoán đổi khác nhau nên rất khó có thể đưa ra một
định nghĩa hoàn chỉnh nhưng nói chung một hoán đổi là một sản phẩm phái sinh tài
chính bao gồm hai bên giao dịch thực hiện một chuỗi các thanh toán cho bên còn lại vào
những ngày cụ thể. Có tất cả bốn loại hoán đổi cơ bản dựa trên trạng thái của hàng hóa cơ
sở, các hoán đổi tiền tệ, các hoán đổi lãi suất, các hoán đổi chứng khoán và các hoán
đổi hàng hóa.
Các hoán đổi có một ngày bắt đầu, một ngày kết thúc và những ngày mà việc thanh toán
được thực hiện. Cũng giống như hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng giao sau, các hoán đổi
thường không có các khoản thanh toán trước bằng tiền mặt từ một bên này cho bên kia.
Vì vậy các hoán đổi có giá trị ban đầu bằng không, nghĩa là hiện giá của hai dòng thanh
toán là như nhau. Ngày mà việc thanh toán được thực hiện được gọi là ngày thanh toán
(settlement date) và khoản thời gian giữa các lần thanh toán được gọi là kỳ thanh toán
(settlement period). Các hoán đổi được chi tiết hóa một cách riêng biệt, nó là các công
cụ OTC. Do đó, hai bên tham gia thông thường bao gồm một nhà giao dịch, một định chế

tài chính cung cấp các hoán đổi trên thị trường và một người sử dụng cuối cùng (end
user), khách hàng của nhà giao dịch thường là một doanh nghiệp, một quỹ hưu bổng, quỹ
phòng ngừa rủi ro hoặc là một tổ chức nào đó. Đương nhiên, hoán đổi giữa các nhà giao
dịch lẫn nhau cũng rất phổ biến.
Mỗi hoán đổi được cụ thể hóa bởi một số tiền giao dịch được gọi là vốn khoái toán
(notional princial). Bởi vì các hoán đổi tiền tệ và hoán đổi lãi suất đều bao gồm việc
thanh toán tiền lãi, kết quả thanh toán được tính toán bằng cách nhân kỳ hạn của lãi suất
cho số tiền ban đầu. Trong hoán đổi lãi suất, số tiền gốc này không bao giờ được thanh
toán hoặc trong hoán đổi tiền tệ, đôi khi người ta vẫn không được hoán đổi. Vì lý do này,
nó không được gọi là số tiền gốc mà được gọi là vốn khoái toán.

3


Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu kỹ hơn về các nội dung cơ bản của hoán
đổi tiền tệ và các ứng dụng của nó trong việc quản trị rủi ro của các nhà sử dụng giao
dịch hoán đổi.

I.

Khái niệm và phân loại hoán đổi tiền tệ
1. Khái niệm cơ bản:

Hoán đổi tiền tệ là một hợp đồng trao đổi những đồng tiền khác nhau, sau một khoảng
thời gian nhất định số tiền đó sẽ được hoán đổi ngược trở lại như ban đầu. Một hợp đồng
hoán đổi tiền tệ bao giờ được cấu thành từ 2 phần, bắt đầu là một vụ trao đổi tiền tệ
(nhánh ngắn), và kết thúc bằng việc thực hiện một hợp đồng kì hạn.
Swap tiền tệ có thể là hợp đồng ngắn hạn hoặc dài hạn, thời hạn của nó có thể kéo dài đến
10 năm hoặc hơn. Không giống như vay giáp lưng, theo luật kế toán của một số nước,
hợp đồng hoán đổi tiền tệ không được coi là một khoản vay, do đó nó không phản ánh

trên bảng cân đối kế toán.

2. Phân loại:
Có 4 loại hoán đổi tiền tệ
a) Thanh toán cả 2 đồng tiền theo lãi suất cố định
b) Cả hai khoản thanh toán theo lãi suất thả nổi
c) Thanh toán đồng tiền đầu tiên theo lãi suất thả nổi và đồng tiền thứ 2
theo lãi suất cố định
d) Thanh toán đồng tiền đầu tiên theo lãi suất cố định và đồng tiền thứ 2
theo lãi suất thả nổi
USD 4%
XYZ

ACB
VND 12%

Chẳng hạn, công ty xuất- nhập khẩu XYZ đến ngân hàng ACB muốn ký một hợp đồng
hoán đổi USD và VND trong vòng 2 năm. Công ty XYZ sẽ thực hiện các thanh toán tiền
lãi mỗi nữa năm bằng USD với lãi suất 4%/năm dựa trên số vốn khoái toán (national
principal) là 100.000 USD và sẽ nhận được tiền lãi mỗi nữa năm bằng VND với lãi suất
12%/năm dựa trên số vốn khoái toán là 2,100,000,000 VND. Các giao dịch xảy ra như
sau:
• Vào ngày bắt đầu hoán đổi
Công ty XYZ trả cho Ngân hàng ACB 2,1 tỷ VND
Ngân hàng ACB trả cho công ty XYZ 100.000 USD
• Mỗi 6 tháng trong vòng 2 năm
4


XYZ trả cho ACB: 100.000*(180/360)*4% = 2.000 USD

ACB trả cho XYZ: 2.100.000.000*(180/360)*12% = 126.000.000 VND
• Vào ngày kết thúc của hoán đổi:
Công ty XYZ trả cho Ngân hàng ACB 100.000 USD
Ngân hàng ACB trả cho công ty XYZ 2,1 tỷ VND

$ 100.000

126 triệu VND

126 triệu VND

Ngày
bắt đầu

Ngày thanh
toán thứ 1

Ngày thanh
toán thứ 2

2.000 USD

2.000 USD

2.100 triệu VND

126 triệu VND

2.100 triệu VND
+ 126 triệu VND

= 2.226 triệu VND

Ngày thanh
toán thứ 3
2.000 USD

Ngày
kết thúc
100.000 USD
+ 2.000 USD =
102.000 USD

H1. Dòng tiền của một hoán đổi tiền tệ từ góc độ của công ty XYZ.

3. Đặc điểm:
Giao dịch hoán đổi bao giờ cũng bao gồm song song hai vế, mua vào và bán ra. Trong đó
việc mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định được cam kết đồng thời và cùng có giá trị
vào ngày kí kết hợp đồng hoán đổi
* Số lượng mua vào và bán ra đối với đồng tiền đó là bằng nhau trong cả hai vế của hợp
đồng . Trong một số trường hợp, nếu có thoả thuận đặc biệt, có thể khác nhau do có thêm
khoản lãi phát sinh trên khoản tiền gốc ban đầu.
* Ngày giá trị của vế mua vào và bán ra là khác nhau
Giao dịch hoán đổi có thể là :
+ Hoán đổi giao ngay - kì hạn: Gồm 1 giao dịch giao ngay và 1 giao dịch kì hạn, đây là
loại giao dịch được sử dụng cực kì phổ biến
+ Hoán đổi kì hạn – kì hạn : Gồm 2 giao dịch kì hạn được kí kết đồng thời tại cùng một
ngày nhưng có ngày giá trị khác nhau (Forward-forward swap). Trên thực tế loại này là
sự kết hợp hai giao dịch hoán đổi giao ngay-kì hạn ngược chiều ở vế giao ngay.
Hai đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa hoán đổi lãi suất và hoán đổi tiền tệ là:
5



-

II.

Hoán đổi lãi suất dòng thanh toán chỉ tính trên một đồng tiền duy nhất, còn hoán
đổi tiền tệ được tính toán dựa trên hai đồng tiền khác nhau
Trong hoán đổi lãi suất, số vốn khoái toán không bao giờ được thanh toán, còn
hoán đổi tiền tệ, số vốn khoái toán được hoán đổi.

Định giá hoán đổi tiền tệ
1. Các ký hiệu và công thức:
NPf
NPh
S0
St
Rf
Rh
()
()
q

số vốn khoái toán định danh bằng đồng ngoại tệ
số vốn khoái toán định danh bằng đồng nội tệ
tỷ giá hối đoái tại thời điểm bắt đầu hoán đổi
tỷ giá hối đoái tại thời điểm kết thúc hoán đổi
lãi suất cố định của hoán đổi lãi vanilla thuần nhất định danh
bằng đồng ngoại tệ
lãi suất cố định của hoán đổi lãi vanilla thuần nhất định danh

bằng đồng ngoại tệ
giá trị của khoản thanh toán cố định (thả nổi) của số vốn
khoái toán định danh bằng đồng ngoại tệ
giá trị của khoản thanh toán cố định (thả nổi) của số vốn
khoái toán định danh bằng đồng nội tệ
= số ngày/360
lãi suất LIBOR n ngày vào ngày t
giá chiết khấu của trái phiếu zero coupon với lãi suất

6


2. Định giá và giá trị của một hoán đổi tiền tệ :
Ta thấy rằng, việc hoán đổi tiền tệ cũng giống như việc một công ty phát hành một trái
phiếu định danh bằng đồng tiền này, lấy số tiền đó mua lại một trái phiếu của một công ty
khác định danh bằng đồng tiền khác. Trong thời gian còn hiệu lực của trái phiếu, công ty
sẽ phải nhận lãi bằng đồng tiền này và trả lãi bằng đồng tiền kia. Nhưng sự thật thì công
ty không hề phát hành hay mua bất kỳ một trái phiếu nào. Các công ty thực hiện giao
dịch hoán đổi nhưng việc thanh toán lại diễn ra giống như giao dịch trái phiếu.
Hoán đổi tiền tệ là một giao dịch với hai dòng tiền tệ, một dòng tiền bằng đồng tiền này
và dòng tiền còn lại bằng một đồng tiền khác. Mỗi dòng tiền dựa trên một số vốn khoái
toán khác nhau và mỗi dòng tiền có thể có lãi suất cố định hay thả nổi. Để xác định giá trị
của hoán đổi tiền tệ chúng ta phải tìm được hiện giá của hai dòng tiền nay, cả hai được
tính bằng một đồng tiền chung. Chúng ta lấy giá trị dòng tiền vào trừ cho giá trị của dòng
tiền ra.
Trong hoán đổi vanilla thuần nhất, chúng ta không hoán đổi vốn khoái toán nhưng trong
hoán đổi tiền tệ thì hoán đổi vốn khoái toán có xảy ra. Hai bên giao dịch hoán đổi NP f và
NPh vào thời điểm bắt đầu. Hoán đổi này không có giá trị vì hai khoản tiền này là tương
đương (NPf = NPh /S0). Khi hoán đổi kết thúc, các bên sẽ đảo ngược lại hoán đổi vốn
khoái toán ban đầu. Tuy nhiên, tại thời điểm này thì tỷ giá giao ngay không còn là S 0 nữa

vì vậy mà hoán đổi vốn khoái toán không còn giá trị tương đương.
Trong hoán đổi, giả dụ rằng việc thanh toán được thực hiện bằng đồng nội tệ và đồng
ngoại tệ, trước hết chúng ta phải xác định lãi suất cố định của một đồng tiền nào đó
(ngoại tệ hoặc nội tệ) mà nó làm cho hiện giá của khoản thanh toán bằng với số vốn khoái
toán cơ bản (1 đồng nội tệ hoặc ngoại tệ). Chúng ta sẽ sử dụng lãi suất cố định của một
hoán đổi lãi suất vanilla thuần nhất sử dụng cấu trục kỳ hạn của ngoại tệ hay nội tệ đã
được trình bày ở chuyên đề “Hoán đổi lãi suất” (bài tiểu luận nhóm 4 lớp TF3).
Mặc dù giá trị của hoán đổi bằng 0 vào thời điểm bắt đầu nhưng sau đó giá trị của nó sẽ
thay đổi. Giá trị của hoán đổi tiền tệ được xác định bằng cách tìm hiện giá của hai dòng
thanh toán trên một đơn vị khoái toán. Điều này hoàn toán giống với những gì được thực
hiện khi định giá các hoán đổi lãi suất. Sau đó chúng ta sẽ điều chỉnh giá trị của dòng
thanh toán ngoại tệ bằng vốn khoái toán thực tế theo ngoại tệ và sau đó chuyển sang nội
tệ theo tỷ giá hối đoái mới.
Ví dụ minh họa: ta có thể tóm tắt giao dịch hoán đổi giữa công ty XYZ và Ngân hàng
ACB như sau:
NPf = 100.000 USD
NPh = 2.100.000.000 VND
S0 = 21.000 VND/1USD
St = 21.050 VND/1USD
q = 180/360

7


Bước 1: Tìm lãi suất cố định của hai đồng tiền
Các cấu trúc kỳ hạn, giá trái phiếu chiết khấu và kết quả lãi suất cố định của hoán
dổi được cho như sau:
Kỳ hạn

Lãi suất của USD


Giá trái phiếu chiết khấu

180 ngày

4,2%

1/(1+4,2%*(180/360)) = 0,9747

360 ngày

4,2%

1/(1+4,2%*(360/360)) = 0,9506

540 ngày

5%

720 ngày

5,3%

Kỳ hạn

1/(1+5%*(540/360)) = 0,9302
1/(1+5,3%*(720/360)) = 0,9042

Lãi suất của VND


Giá trái phiếu chiết khấu

180 ngày

12,1%

1/(1+12,1%*(180/360)) = 0,9430

360 ngày

12,3%

1/(1+12,3%*(360/360)) = 0,8905

540 ngày

13%

720 ngày

13,5%

1/(1+13%*(540/360)) = 0,8368
1/(1+13,5%*(720/360)) = 0,7874

Bước 2: Định giá hoán đổi tiền tệ trong suốt thời đời sống của nó
Hoán đổi của XYZ – ACB sau khi thực hiện được ba tháng (90 ngày), cấu trúc kỳ
hạn mới và giá của trái phiếu zero-coupon của các đồng tiền:
8



Kỳ hạn

Lãi suất của USD

Giá trái phiếu chiết khấu

90 ngày

4,4%

1/(1+4,4%*(90/360)) = 0,9891

270 ngày

4,5%

1/(1+4,5%*(270/360)) = 0,9674

450 ngày

4.9%

1/(1+4,9%*(450/360)) = 0,9423

630 ngày

5,8%

1/(1+5,8%*(630/360)) = 0,9079


* 0,9891 = 1,0099
0,9891+ 0,9674 + 0,9423 + 0,9079) + 0,9079
= 1,0050

Kỳ hạn

Lãi suất của VND

Giá trái phiếu chiết khấu

90 ngày

12,1%

1/(1+12,1%*(90/360)) = 0,9706

270 ngày

12,4%

1/(1+12,4%*(270/360)) = 0,9149

450 ngày

13,1%

1/(1+13,1%*(450/360)) = 0,8593

630 ngày


13,7%

1/(1+13,7%*(630/360)) = 0,8066

* 0,9706 = 1,0293
0,9706+ 0,9149 + 0,8593 + 0,8066) + 0,8066
= 1,0250

Giá trị số vốn khái toán thực tế của hoán đổi:
USD
Thả nổi

VND

100.000 * 1,0099 = 100.990

2.100.000.000 * 1,0293 = 2.161.530.000

9


Cố định

100.000 * 1,0050 = 100.500

2.100.000.000 * 1,0250 = 2.152.500.000

Giá trị thuần của hai dòng tiền thực tế được chuyển giá trị của hai dòng tiền về một dòng
tiền chung:

USD
Thả nổi
Thả nổi
VND

III.

Cố định

Cố định

2.161.530.000/21.050
100.990 = 1.695,51 USD

- 2.161.530.000/21.050 - 100.500

2.152.500.000/21050
100990 = 1.266,53 USD

– 2.152.500.000/21050 – 100.500

= 2.185,51 USD

= 1.756,53 USD

Ứng dụng hoán đổi tiền tệ:

Có thể thấy ứng dụng của giao dịch hoán đổi trong thực tế vô cùng phong phú và đa
dạng, tuỳ điều kiện cụ thể mà mỗi nhóm chủ thể trên tham gia giao dịch hoán đổi với một
hoặc nhiều mục đích khác nhau nhưng đều dựa trên đặc trưng của loại hình giao dịch này,

đó là tạo ra độ lệch về thời gian đối với các luồng tiền mà không hề làm thay đổi trạng
thái ngoại hối, tức là tránh được rủi ro tỉ giá.
10


1. Tuần hoàn trạng thái luồng tiền trong thanh toán quốc tế
Đối với các nhà XNK , việc bỏ vốn ra bằng đồng tiền này và thu về đồng tiền khác nếu
không cân đối sẽ tạo ra trạng thái ngoại hối ròng và phát sinh rủi ro nếu tỉ giá tăng trong
khi chuẩn bị phải thanh toán một hợp đồng nhập khẩu bằng ngoại tệ và ngược lại, nếu tỉ
giá giảm khi một hợp đồng xuất khẩu sắp đến hạn. Trong thực tế, họ sử dụng hợp đồng
mua bán ngoại tệ kì hạn một chiều (Outright forward ), đến hạn cùng thời điểm giao hàng
nhằm bảo hiểm cho các khoản thu chi trong kế hoạch. Họ chỉ sử dụng giao dịch hoán đổi
ngoại hối trong các trường hợp :
Thứ nhất, trong hoạt động kinh doanh tổng hợp xuất – nhập khẩu, nếu có luồng tiền vào
và ra đối với cùng một đồng tiền vào các thời điểm khác nhau, một hợp đồng hoán đổi
ngoại hối kì hạn – kì hạn cũng tương đương với hai hợp đồng kì hạn riêng biệt ngược
chiều và có giá trị bằng nhau.
Thứ hai, không phải lúc nào việc giao hàng cũng đúng hẹn, đôi khi sớm hơn hoặc muộn
hơn thoả thuận , làm phát sinh rủi ro lãi suất. Nghiệp vụ hoán đổi ngoại hối được sử dụng
để tuần hoàn trạng thái tiền tệ trong khoảng thời gian chênh lệch đó.
* Kéo dài trạng thái tiền tệ
Ví dụ: Công ty Toyota Việt Nam đã kí với Vietcombank một hợp đồng kì hạn 3 tháng
mua JPY để bảo hiểm cho khoản linh kiện nhập khẩu dự tính từ Nhật. Tuy nhiên tàu chở
hàng sẽ đến muộn một tháng , lúc này công ty phải xử lí rủi ro lãi suất, đồng thời kéo dài
trạng thái JPY thêm 1 tháng mà không sợ rủi ro tỉ giá. Toyota có thể kí thêm một hợp
đồng hoán đổi với VCB, trong đó công ty bán số JPY cho VCB tại thời điểm hợp đồng kì
hạn cũ đáo hạn và mua lại sau 1 tháng để thanh toán cho hợp đồng nhập khẩu. Các luồng
tiền và trạng thái ngoại hối có thể biểu diễn đơn giản như sau:
Thời
điểm


Giao dịch

Trạng thái đầu ngày
Hợp đồng
Vế bán giao ngay USD
kỳ hạn
Vế mua kỳ hạn USD
đến hạn
Trạng thái cuối ngày
Sau 1
Thực hiện mua kỳ hạn
tháng
USD
Trạng thái cuối ngày

Trạng thái luồng
tiền
USD
VND
+
+
0
+

0
-

+


-

Trạng thái ngoại
hối
USD
VND
+
0

+
0

0

0

Nhìn vào bảng ta thấy, trạng thái ngoại hối và trạng thái luồng tiền sau 1 tháng là giống
như trạng thái đầu ngày hôm nay. Nói khác đi chúng ta sử dụng nghiệp vụ hoán đổi để
tuần hoàn trạng thái tiền tệ và trạng thái ngoại hối của các đồng tiền. Nếu trong trường
hợp trên thay vì nhập khẩu công ty xuất khẩu một lô hàng và nhận được khoản thanh toán
hàng xuất khẩu trước hạn công ty cũng có thể áp dụng giao dịch hoán đổi ngoại hối tương
tự .
11


* Rút ngắn trạng thái tiền tệ
Các hợp đồng hoán đổi cũng được sử dụng để rút ngắn thời hạn các luồng tiền . Nếu ở
trên công ty Toyota xuất khẩu 1 lô hàng và kí hợp đồng bán kì hạn JPY 3 tháng với VCB
nhằm bảo hiểm cho khoản thu xuất khẩu. Theo dự tính, còn 1 tháng nữa công ty mới
đuợc thanh toán, nhưng hôm nay công ty đã nhận được khoản tiền hàng . Do đó công ty

muốn rút ngắn kì hạn hợp đồng kì hạn ngay ngày hôm nay, nghĩa là xử lí sao cho không
có bất cứ luồng tiền nào xảy ra tại thời điểm sau 1 tháng, khi hợp đồng kì hạn đáo hạn .
Công ty liền tiến hành 1 giao dịch swap ngay thời điểm ngày hôm nay, trong đó bán giao
ngay JPY và mua lại kì hạn 1 tháng lượng JPY đó. Như vậy, thông qua nghiệp vụ hoán
đổi các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu có thể kéo dài hay rút ngắn trạng thái các tiền tệ.
Do tỉ giá giao ngay ảnh hưởng không đáng kể tới giá trị kinh tế của hợp đồng hoán đổi
nên ngân hàng và khách hàng có thể thoả thuận áp dụng tỉ giá giao ngay trong hợp đồng
kì hạn cũ cho hợp đồng hoán đổi, nhằm đơn giản hoá các khoản thanh toán, nhất là khi tỉ
giá giao ngay trên thị trường có nhiều biến động.

Thời điểm

Giao dịch

Vế bán giao ngay USD
Vế mua kỳ hạn USD
Trạng thái cuối ngày
Hợp đồng kỳ Trạng thái đầu ngày
hạn đến hạn Thực hiện mua kỳ hạn USD
Trạng thái cuối ngày
Trước 1
tháng

Trạng thái luồng tiền
USD
VND
+
+
0


+
+
0

Trạng thái ngoại hối
USD
VND
+
+
0
0
0

0

2. Ứng dụng trong các khoản đầu tư quốc tế
Khi thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối không hoàn toàn đồng nhất, nhà đầu tư có
thể tăng thu nhập khi chuyển đổi đồng tiền đầu tư, và họ có thể áp dụng giao dịch hoán
đổi ngoại hối thay cho một giao dịch mua giao ngay và một bán kì hạn đồng tiền đầu tư.
Nếu giá trị bán ra không bằng giá trị mua vào mà gồm cả khoản lãi thì gọi là giao dịch
đầu tư hoán đổi (investment swap). Phương thức này nhiều khi có lợi do tránh được qui
chế và phí tín dụng.
12


Ví dụ : Tỉ giá giao ngay trên thị trường

S(USD/JPY) = 104,95 - 105,05
RJPY = 2,2 - 2,8%/năm
RUSD = 6,0 - 6,5%/năm

F3t (USD/JPY) = 104,40-104,70

Sau khi tính toán các mức tỉ giá giao ngay, kì hạn và chênh lệch lãi suất giữa hai đồng
tiền, nhà đầu tư quyết định đầu tư bằng đồng USD bằng khoản vốn gốc JPY . Qui trình
bảo hiểm khoản thu thông qua giao dịch hoán đổi mua giao ngay 1 USD và bán kì hạn
gốc cùng lãi của 1 USD đó sau 3 tháng như sau:
Thời điểm

Nghiệp vụ giao dịch

Hôm nay

1. Đi vay JPY
2. Vế mua giao ngay USD
3. Đầu tư USD
Trạng thái cuối ngày
4. Thu về gốc+lãi USD
5. Vế bán kỳ hạn USD
6. và Trả gốc lãi JPY
Trạng thái ròng

Sau 3 tháng

Trạng thái luồn tiền
USD
JPY
+105,5
+1
-105,5
0

0
+1,015
-1,015
+105,97
-105,79
+0,18

Tỷ giá
Lãi suất
2,8%
105,05
6%
104,40

Quan sát ta thấy kết quả cuối cùng cho trạng thái luồng tiền JPY ròng là dương 0,18 JPY.
Cho thấy sức hấp dẫn của giao dịch hoán đổi đối với các nhà đầu tư quốc tế là nó có thể
mang lại mức lãi suất cao hơn và nó có thể phòng ngừa được rủi ro về tỉ giá.

3. Kinh doanh ngoại hối kiếm lời
Ngoài việc thực hiện giao dịch hoán đổi ngoại hối phục vụ khách hàng và quản lí nguồn
vốn , NHTM còn tiến hành nhiều kĩ thuật giao dịch thu lợi nhuận :
* Kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm ( Covered interest arbitrage )
Như ta đã biết trong giao dịch hoán đổi bao giờ cũng có một vế là giao dịch kì hạn, đây là
cơ sở để cho các ngân hàng thương mại tiến hành kinh doanh chênh lệch lãi suất trên thị
trường. Nghĩa là, khi có sự phân đoạn giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối, tỉ
giá kì hạn được yết chưa kịp thay đổi để phản ảnh đúng sự thay đổi chênh lệch lãi suất
giữa hai đồng tiền .
Ví dụ : Các thông số thị trường như sau:
Các thông số
Tỉ giá giao ngay

(USD/CHF)
Lãi suất USD 3 tháng
Lãi suất CHF 3 tháng

Trước khi lãi suất USD giảm
Bid
Offer
1,3340
1,3350
8,5%
4,0%

8,625%
4,25%
13

Sau khi lãi suất USD tăng
Bid
Offer
1,3340
1,3350
9,0%
4,0%

9,125%
4,25%


Tỉ giá Swap thị trường
Tỉ giá Swap cân bằng

Tỉ giá spot trung bình
Tỉ giá kì hạn hoán đổi

147
147
1,3345
1,3198

130
130
1,3345
1,3215

147
169
1,3345
1,3176

130
152
1,3345
1,3193

Tỉ giá swap không thay đổi ngay theo sự biến động của lãi suất USD, do đó tỉ giá hoán
đổi yết trên thị trường không đồng nhất với tỉ giá hoán đổi cân bằng đã tạo ra cơ hội kinh
doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm thông qua giao dịch hoán đổi mua giao ngay và
bán kì hạn USD hoặc bán giao ngay và mua kì hạn đồng CHF.
Ngày giá trị

Giao dịch


Hôm nay

1. Đi vay CHF
2. Mua giao ngay USD
3. Gửi USD 3 tháng
4. Luồng tiền ròng
5. Nhận USD gốc và lãi
6. Bán kì hạn USD gốc và lãi

Sau 3 tháng

7. Trả CHF gốc và lãi
8. Lãi thu được (CHF)

Luồng tiền
CHF
USD
+ 1,3345
- 1,3345
+1
-1
0
0
+1,34949
5
-1,348679
+0,00081
6


-1,0225

Tỷ giá
(Lãi suất)
4,25%
1,3345
9%
1,3198

Nếu kinh doanh trên 1triệu USD thu được khoản lãi là 816 CHF
Tuy nhiên trên thực tế khi có sự thay đổi lãi suất của một đồng tiền , thị trường sẽ nhanh
chóng điều chỉnh thông số trở lại trạng thái cân bằng . Do đó cơ hội kinh doanh chênh
lệch lãi suất thường chỉ tồn tại trên lí thuyết , nếu có cũng chỉ tồn tại trong một thời gian
rất ngắn.
* Kết hợp đồng thời hai giao dịch hoán đổi ngược chiều nhau
Việc thực hiện cùng lúc hai giao dịch hoán đổi ngược chiều nhau mang lại lợi nhuận cho
NHTM mà không phải bỏ vốn , nhờ vào khoản chênh lệch giữa hai luồng tiền ròng trong
hai giao dịch , vì trên thực tế có thể áp dụng tỉ giá giao ngay bất kì, còn điểm swap mới là
yếu tố quyết định đến luồng tiền ròng.

Ví dụ: Thông số thị trường gồm có:

S(USD / VND)= 14.550-14.560
W3t(USD /VND ) = 150- 180

Ngân hàng thực hiện đồng thời 1 nghiệp vụ mua giao ngay, bán kì hạn USD , 1 nghiệp vụ
bán giao ngay và mua kì hạn USD . Kết quả trên 1 USD như sau :
Trạng thái luồng tiền
14



Ngày giá trị
Hôm nay

Sau 3 tháng

USD
+1
-1
0
-1
+1
0
0

Giao dịch
1.Vế mua nghiệp vụ 1
2. Vế bán nghiệp vụ 2
3. Trạng thái cuối ngày
4. Vế bán nghiệp vụ 1
5. Vế mua nghiệp vụ 2
6. Trạng thái cuối ngày
7. Trạng thái ròng

VND
- 14.555
+ 14.555
0
+ 14.735
- 14.705

+ 30
+ 30

Có thể thấy ngay rằng thực chất việc kinh doanh này là việc NHTM đứng ra làm trung
gian kinh doanh ngoại tệ , mua rẻ bán đắt và ăn chênh lệch, vào thời điểm cuối hợp đồng
thu được chênh lệch Bid- Offet của tỉ giá hoán đổi là 30 điểm.

IV.

Những rủi ro của giao dịch hoán đổi tiền tệ:

Hoán đổi tiền tệ về bản chất là một nghiệp vụ ngoại hối phái sinh, và được tiến hành giao
dịch trên thị trường ngoại hối . Tuy nhiên bên cạnh đó , còn có rất nhiều nghiệp vụ hoán
đổi khác đã ra đời như hoán đổi lãi suất , hoán đổi hàng hoá, hoán đổi chỉ số chứng
khoán....Chúng là các sản phẩm phái sinh về ngoại hối, lãi suất, hàng hoá hay chứng
khoán ...nghĩa là mức giá cả của chúng biến động phụ thuộc vào tỉ giá, lãi suất , giá hàng
hoá hay một số chỉ số khác ...Ngoài những ứng dụng vào thực tế giúp nhà đầu tư quản trị
được rủi ro của họ, giao dịch hoán đổi cũng tồn tại những hạn chế nhất định.
15


1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng trong giao dịch hoán đổi ngoại hối là khi vế giao dịch kì hạn bị huỷ bỏ
không thực hiện , trạng thái luồng tiền không được xử lí , trạng thái ngoại hối ròng phát
sinh, buộc ngân hàng phải nhanh chóng cân đối bằng một nghiệp vụ kì hạn một chiều
hoặc giao ngay tương ứng. Rủi ro lãi suất thì có thể xử lí thông qua thị trường tiền tệ hoặc
thị trường ngoại hối , nhưng rủi ro tín dụng chỉ có thể xử lí bằng các nghiệp vụ kinh
doanh ngoại hối mà thôi.

2. Rủi ro về giá

Ngoài ra , trong giao dịch hoán đổi ngoại hối cũng còn tồn tại rủi ro về giá, nghĩa là khả
năng tỉ giá giao ngay trên thị trường vào thời điểm hợp đồng đáo hạn không biến động
đúng như dự tính , và chênh lệch với tỉ giá kì hạn hoán đổi thoả thuận trong hợp đồng
theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. Tuy nhiên trên các thị trường tài chính phát
triển, sự liên kết chặt chẽ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối , cùng với các
hoạt động kinh doanh chênh lệch lãi suất có bảo hiểm luôn đưa thị trường về trạng thái
cân bằng và rủi ro này hầu như không có.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình “Quản trị rủi ro tài chính” – Nguyễn Thị Ngọc Trang
Giáo trình “Tài chính quốc tế” – Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Ngọc Định
Hull.J.C. Options Futures and Other Derivatives 6th
Nguyễn Minh Kiều , Thị trường ngoại hối và thanh toán quốc tế , NXB Đại học
quốc gia TP HCM, 2001
5. Trang web: />16



/> /> />

17




×