Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Khóa luận tốt nghiệp sử dụng nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường ngoại hối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 97 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
O0O


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:

SỬ DỤNG NGHIỆP VỤ HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ
NHẰM MỤC ĐÍCH PHÒNG NGỪA RỦI RO VÀ ĐẦU CƠ
TRÊN THỊ TRƢỜNGNG NGOẠI HỐI



Sinh viên thực hiện : Nguyễn Trà Mi
Lớp : Anh 5
Khóa : 45
Giáo viên hớng dẫn : Ths. Phan Trần Trung Dũng




Hà Nội, tháng 5 /2010



MỤC LỤC



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO, ĐẦU CƠ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI 4
1. Thị trƣờng ngoại hối: 4
1.1. Khái niệm: 4
1.2. Một số vấn đề cơ bản: 5
1.2.1. Một số đặc điểm thị trường ngoại hối: 5
1.2.2. Một số rủi ro thường gặp trong kinh doanh ngoại hối: 6
1.2.2.1. Rủi ro ngoại hối: 6
1.2.2.2. Rủi ro lãi suất: 10
1.2.3. Đầu cơ trên thị trường ngoại hối: 10
2. Hoán đổi tiền tệ: 11
2.1. Hoán đổi ngoại hối: 12
2.2. Tín dụng giáp lưng: 14
2.3. Hoán đổi chéo tiền tệ: 16
3. Vai trò của hợp đồng hoán đổi tiền tệ trên thị trƣờng ngoại hối: 17
4. Ứng dụng hoán đổi tiền tệ vào phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị
trƣờng ngoại hối: 19
4.1. Hoán đối ngoại hối: 19
4.1.1. Ứng dụng hợp đồng hoán đổi ngoại hối để phòng ngừa rủi ro
ngoại hối: 19


4.1.2. Ứng dụng hợp đồng hoán đổi ngoại hối để đầu cơ trên thị trường
ngoại hối: 21
4.2. Tín dụng giáp lưng: 23
4.3. Hoán đổi chéo tiền tệ: 25

4.3.1. Ứng dụng hoán đổi chéo tiền tệ để phòng ngừa rủi ro ngoại hối và
rủi ro lãi suất trên thị trường ngoại hối: 25
4.3.2. Ứng dụng hợp đồng chéo tiền tệ để đầu cơ trên thị trường ngoại
hối: 27
CHƢƠNG II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG HOÁN ĐỔI TIỀN TỆ TRÊN
THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 29
1. Thực trạng ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trƣờng ngoại hối
thế giới: 29
2. Thực trạng ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trƣờng ngoại hối Việt
Nam 49
2.1. Thực trạng thị trường ngoại hối và hoán đổi tiền tệ ở Việt Nam: 49
2.2. Nguyên nhân khiến thị trường hoán đổi tiền tệ chưa phát triển ở Việt
Nam:. 59
2.2.1. Yếu tố khách quan: 59
2.2.2. Yếu tố chủ quan: 62
CHƢƠNG III. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP CHO VIỆC SỬ DỤNG HOÁN
ĐỔI TIỀN TỆ NHẰM PHÒNG NGỪA RỦI RO TRÊN THỊ TRƢỜNG
NGOẠI HỐI VIỆT NAM 67
1. Định hƣớng phát triển thị trƣờng ngoại hối Việt Nam trong thời
gian tới: 67
2. Triển vọng đối với việc ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trƣờng
ngoại hối Việt Nam: 70
2.1. Điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trường
ngoại hối Việt Nam: 70


2.2. Những khó khăn cho việc ứng dụng hoán đổi tiền tệ trên thị trường
ngoại hối Việt Nam: 75
3. Giải pháp cho việc triển khai và phát triển hoán đổi tiền tệ trên thị
trƣờng ngoại hối Việt Nam: 77

3.1. Giải pháp mang tính vĩ mô: 77
3.2. Giải pháp mang tính vi mô: 82
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BIS : Ngân hàng Thanh toán Quốc tế
BoC : Ngân hàng Trung ương Canada
BoE : Ngân hàng Trung ương Anh
BoJ : Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
EUR : đồng Euro
Fed : Cục dự trữ liên bang Mĩ
JPY : đồng Yên Nhật
GBP : bảng Anh
NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại
NHTW : Ngân hàng trung ương
SNB : Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ
TCTD : Tổ chức tín dụng
USD : đôla Mĩ
VNĐ : Việt Nam đồng
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới







DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Danh mục biểu đồ:
Biểu đồ 1. Doanh thu bình quân một ngày của công cụ ngoại hối phái sinh và hoán đổi
ngoại hối trên thị trường ngoại hối trong tháng 4 và tháng 10 từ năm 2004 đến 2009……19
Biểu đồ 2. Doanh thu bình quân một ngày của thị trường ngoại hốitừ tháng 7/1992–tháng
7/2007…………………………………………………………………………………… 30
Biểu đồ 3. Doanh thu trên thị trường phái sinh OTC từ 1995-2007……………………….32
Biểu đồ 4. Khối lượng khoản tiền gốc giao dịch của công cụ phái sinh ngoại hối trên thị
trường OTC từ tháng 7/1995 - tháng 7/2007………………………………………………33
Biể đồ 5. Doanh thu bình quân mỗi ngày của hoán đổi ngoại hối tại các nước phát triển
năm 2007………………………………………………………………………………… 35
Biểu đồ 6. Doanh thu bình quân mỗi ngày của hoạt động hoán đổi ngoại hối ở các nước
mới nổi tại tháng 4 năm 2007…………………………………………………………… 36
Biểu đồ 7. Trạng thái ngoại hối ròng của các ngân hàng Anh từ 1999- 2008…………… 38
Biểu đồ 8. Doanh thu hoán đổi ngoại hối theo tiêu chí địa lý từ 1995 – 2007…………….38
Biểu đồ 9. G10 và Switzerland: Khối lượng khoản tiền gốc giao dịch của công cụ phái sinh
ngoại hối trên thị trường OTC từ tháng 6/1998 - tháng 6/2009………………………… 41
Biểu đồ 10. Doanh thu bình quân một ngày trên thị trường ngoại hối Anh từ 4/2006 –
10/2009…………………………………………………………………………………….42
Biểu đồ 11. Biến động tỷ giá của các đồng tiền chính trên thế giới so với đôla Mĩ từ 2007-
2009……………………………………………………………………………………… 44
Biểu đồ 12. Điểm tỷ giá hoán đổi ngoại hối 2007 – 2009…………………………………45
Biểu đồ 13. Lợi suất yêu cầu của hoán đổi USD và LIBOR từ 2007 – 2009 …………… 45
Biểu đồ 14. Kênh hoán đổi giữa Fed và ECB, SNB, BOE từ tháng 12 năm 2007 đến tháng
10 năm 2008……………………………………………………………………………….48
Biểu đồ 15. Biến động tỷ giá USD/VNĐ từ tháng 10/2006 – 10/2007……………………56
Biểu đồ 16. Diễn biến tỷ giá USD/VNĐ năm 2008……………………………………….57






Danh mục bảng:
Bảng 1. Doanh thu bình quân trên thị trường hối đoái thế giới từ tháng 7/1992- tháng
7/2007 ………………………………………………………………………………….….30
Bảng 2. Doanh thu bình quân một ngày trên thị trường phái sinh OTC từ tháng 7/1998–
tháng 7/2007………………………………………………………………….……………31
Bảng 3. Khối lượng khoản tiền gốc giao dịch trên thị trường phái sinh OTC tại thời điểm
cuối tháng 6/2004 và tháng 6/2007……………………………………………………… 33
Bảng 4. Doanh thu bình quân mỗi ngày trên thị trường ngoại hối Nhật Bản từ tháng 4/2006
– 4/2009……………………………………………………………………………………39
Bảng 5. Doanh thu bình quân một ngày của thị trường ngoại hối Anh từ 4/2006 –
10/2009…………………………………………………………………………………….42
Bảng 6. Chênh lệch giữa tỷ giá mua vào-bán ra của tỷ giá giao ngay và tỷ giá hoán đổi
trước và trong thời kì cuộc khủng hoảng tài chính 2007 – 2009………………………… 46


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Thị trường ngoại hối trên thế giới đã hình thành từ rất lâu và ngày càng
phát triển nhanh chóng với nhiều loại hình giao dịch mới ra đời.Tuy nhiên, sự
biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là
những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư. Để hạn chế thấp nhất
những rủi ro thua lỗ có thể xảy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được
hình thành. Và hoán đổi tiền tệ với những đặc điểm riêng có của mình đã trở
thành công cụ phái sinh được ưa chuộng nhất trong việc phòng ngừa rủi ro

trên thị trường ngoại hối, thậm chí cũng được các nhà đầu tư sử dụng như một
công cụ đầu cơ hiệu quả.
Tuy nhiên ở Việt Nam, thị trường ngoại hối dù đã được hình thành
song còn ở mức sơ khai và chưa phát triển, những nhận thức và hiểu biết về
lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối còn
nghèo nàn, đại đa số các ngân hàng chỉ tiến hành nghiệp vụ giao ngay phục
vụ khách hàng trong việc thanh toán và kinh doanh tiền gửi, chưa kinh doanh
ngoại tệ kiếm lời một cách thực sự và chưa chú trọng đến việc phòng ngừa rủi
ro thông qua các công cụ ngoại hối phái sinh như hợp đồng hoán đổi tiền tệ.
Chính vì điều kiện thị trường ngoại hối còn kém phát triển nên các sản phẩm
phái sinh như hoán đổi tiền tệ dù đã được nhà nước cho phép thực hiện từ
năm 1998, nhưng cho đến nay công cụ này vẫn chưa được sử dụng nhiều
trong việc phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ kiếm lời trên thị trường ngoại hối
Việt Nam.
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam
ngày càng hội nhập sâu rộng hơn với nền kinh tế thế giới, đồng nghĩa với việc
nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng sẽ phải đối
mặt với nhiều thách thức và rủi ro hơn. Chính vì vậy, việc sử dụng và phát
2


triển công cụ rủi ro tỷ giá, bảo đảm an toàn vốn mặt khác có thể xử lí trạng
thái luồng tiền, gia tăng vốn ngắn hạn tạm thời mà không làm gia tăng những
rủi ro kèm theo như hoán đổi tiền tệ là điều hết sức cần thiết. Hơn thế nữa, với
chiến lược đầu tư hợp lí, các nhà đầu tư có thể sử dụng hoán đổi tiền tệ như
một công cụ kiếm lời hiệu quả trên thị trường ngoại hối đang khởi sắc như
Việt Nam. Do đó, khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Sử dụng nghiệp vụ hoán
đổi tiền tệ nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường
ngoại hối” sẽ đề cập đến một số ứng dụng cũng như vai trò của hoán đổi tiền
tệ trong việc giúp các nhà đầu tư phòng ngừa rủi ro hay đầu cơ kiếm lời trên

thị trường ngoại hối dựa trên việc nghiên cứu tìm hiểu hệ thống lý thuyết về
thị trường ngoại hối. Đồng thời, khóa luận sẽ nghiên cứu về tình hình sử dụng
hoán đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối thế giới và Việt Nam, từ đó đưa ra
nguyên nhân khiến thị trường hoán đổi tiền tệ Việt Nam chưa phát triển và
một số giải pháp nhằm góp phần mở rộng phạm vi ứng dụng của nghiệp vụ
này trên thị trường ngoại hối Việt Nam
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu các ứng dụng của hoán
đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối nhằm mục đích phòng ngừa rủi ro và đầu
cơ để từ đó tìm hiểu những cơ hội và thách thức đối với việc sử dụng hoán
đổi tiền tệ trên thị trường ngoại hối Việt Nam, trên cơ sở này, đưa ra những
giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường ngoại hối phái sinh Việt
Nam nói chung và phát triển sản phẩm hoán đổi tiền tệ nói riêng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiệp vụ hoán đổi tiền tệ, thị trường
ngoại hối thế giới và thị trường ngoại hối Việt Nam.
3


4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu giai đoạn từ khi hoán đổi tiền tệ bắt đầu
được sử dụng trên thị trường ngoại hối thế giới và Việt Nam, đặc biệt là giai
đoạn cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ tới nay (2007-2009).
5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu và dẫn
giải, sử dụng số liệu bảng biểu minh họa.
6. Kết cấu của khóa luận
Ngoài lời mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa
luận được kết cấu thành 3 chương:
 Chương I: Trình bày cơ sở lý luận về thị trường ngoại hối, quản trị

rủi ro và đầu cơ trong kinh doanh ngoại hối, đồng thời đưa ra một số ứng
dụng của hoán đổi tiền tệ trong việc phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị
trường ngoại hối
 Chương II: Trình bày về thực trạng sử dụng hoán đổi tiền tệ trên thị
trường ngoại hối thế giới và thị trường ngoại hối Việt Nam, đưa ra một số
nguyên nhân khiến thị trường ngoại hối phái sinh nói chung và hoán đổi tiền
tệ nói riêng chưa phát triển ở Việt Nam
 Chương III: Dự báo định hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt
Nam trong tương lai và triển vọng phát triển của thị trường ngoại hối phái
sinh nói chung và hoán đổi tiền tệ nói riêng ở Việt Nam, đề xuất những giải
pháp để khắc phục những khó khăn, và phát triển việc ứng dụng hoán đổi tiền
tệ trong phòng ngừa rủi ro và đầu cơ trên thị trường ngoại hối Việt Nam trong
giai đoạn mới.

4


CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG NGOẠI HỐI VÀ
QUẢN TRỊ RỦI RO, ĐẦU CƠ TRONG KINH DOANH NGOẠI HỐI
1. Thị trƣờng ngoại hối:
1.1. Khái niệm:
Thị trường ngoại hối là bất cứ đâu diễn ra việc mua, bán các đồng tiền
khác nhau.
1

Trên thị trường ngoại hối, ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá
trị như ngoại tệ được giao dịch, trao đổi với nhau. Trong đó, đối với một quốc
gia, ngoại tệ được hiểu là đồng tiền nước ngoài (bao gồm cả đồng tiền chung
của các nước khác như EUR và Quyền rút vốn đặc biệt SDR). Phương tiện
thanh toán có giá trị như ngoại tệ là các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ như

séc thương mại, chấp phiếu ngân hàng, kỳ phiếu, hối phiếu, trái phiếu, cổ
phiếu và các giấy tờ có giá khác. Tuy nhiên, giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối mà trước hết phải bán
(chiết khấu) cho ngân hàng thương mại để nhận ngoại tệ, sau đó mới tiến
hành mua bán trên thị trường ngoại hối. Vàng tiêu chuẩn quốc tế cũng được
coi là phương tiên thanh toán có giá trị như ngoại tệ, nhưng vai trò tiền tệ của
vàng ngày nay đã giảm đáng kể. Vì vậy, nói đến thị trường ngoại hối, người ta
thường hiểu đó là thi trường mua bán ngoại tệ - nơi đồng tiền của quốc gia
này có thể đổi lấy đồng tiền của quốc gia khác.
Trên thực tế, hoạt động mua bán tiền tệ xảy ra chủ yếu giữa các ngân
hàng. Chính vì vậy nếu hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường ngoại hối là thị trường
mua bán tiền tệ giữa các ngân hàng – tức thị trường liên ngân hàng
(Interbank).


1
Theo định nghĩa trong “Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối” – PGS.TS
Nguyễn Văn Tiến, Xuất bản lần thứ 5, trang 17
5










1.2. Một số vấn đề cơ bản:

1.2.1. Một số đặc điểm thị trƣờng ngoại hối:
Thị trường ngoại hối vượt lên tất cả các loại thị trường khác để trở thành
thị trường tài chính lớn nhất và phổ biến nhất trên thế giới, được giao dịch bởi
hàng triệu cá nhân và tổ chức quốc tế bởi một số đặc điểm sau đây:
 Thị trường ngoại hối là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ
do sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới.
 Thị trường ngoại hối là thị trường không gian, vì nó là bất cứ đâu diễn
ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau. Câc thành viên tham
gia thị trường có thể duy trì quan hệ liên tục thông qua điện thoại,
mạng vi tính, telex và fax.
 Thị trường liên ngân hàng (Interbank) là trung tâm của thị trường
ngoại hối với doanh số chiếm trên 85% tổng doanh số giao dịch toàn
cầu.
Thị trƣờng ngoại hối
- FOREX
Thị trƣờng liên ngân hàng
– Interbank – 85%
Thị trƣờng ngoài ngân hàng -
Non Interbank – 15%
Khách hàng – Khách hàng
1%
Ngân hàng – Khách hàng
14%
6


 Thị trường ngoại hối có nhiều ưu thế hơn so với các thị trường khác
với chi phí giao dịch thấp, không phí dịch vụ, không giới hạn giao dịch
và độ thanh khoản cao.
 Thị trường ngoại hối rất nhạy cảm với các sự kiện kinh tế, chính trị, xã

hội…nhất là các chính sách tiền tệ của các quốc gia.
Với những đặc điểm trên, trong mấy thập kỉ qua thị trường ngoại hối đã
có tốc độ phát triển rất nhanh, không chỉ về mặt doanh số mà còn tạo ra nhiều
loại hình nghiệp vụ kinh doanh mới, phức tạp hơn, tinh vi hơn, và cũng trở
nên rủi ro hơn.

1.2.2. Một số rủi ro thƣờng gặp trong kinh doanh ngoại hối:
Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, các thành viên tham gia thị
trường phải đối mặt với rất nhiều loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá,
rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản… Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, khóa
luận tốt nghiệp sẽ chỉ đề cập đến hai loại rủi ro lớn nhất và thường xảy ra nhất
mà các thành viên tham gia thị trường ngoại hối phải đối mặt và có biện pháp
phòng ngừa hoặc dựa vào đó để đầu cơ kiếm lời. Đó là rủi ro ngoại hối
(foreign exchange risk) và rủi ro lãi suất (interest rate risk).

1.2.2.1. Rủi ro ngoại hối:
Rủi ro ngoại hối (foreign exchange rate) là loại rủi ro xảy ra khi sự biến
động của tỷ giá hối đoái khiến các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
phải gánh chịu thua lỗ.
2

Sự biến động tỷ giá chính là một trong những nguồn gốc rủi ro chính
khiến nhiều doanh nghiệp trên thế giới rơi vào lao đao, và cũng là nguyên


2
Theo định nghĩa trên

7



nhân dẫn đến sự ra đời của rất nhiều công cụ phòng chống rủi ro ngoại hối.
Trong quá khứ, việc tỷ giá biến động có tác động nhiều hơn kể từ sau sự sụp
đổ của chế độ tỷ giá Bretton Woods vào đầu thập niên 1970. Nhiều công ty
lớn trên thế giới, đặc biệt là những công ty tên tuổi của Mỹ và Nhật như Laker
Airlines, Caterpillar, Toyota, Honda, v.v. đều gặp nhiều khó khăn trong kinh
doanh do những biến động bất lợi của tỷ giá trong các thập niên 1980 - 1990,
và khiến cho doanh thu lẫn lợi nhuận giảm thấp.
Về lý thuyết, biến động tỷ giá có thể tác động đến doanh nghiệp theo
nhiều cách và được đo lường bằng độ nhạy cảm đối với rủi ro tỷ giá. Nhìn
chung có ba loại rủi ro ngoại hối mà các doanh nghiệp phải đối mặt: nguy cơ
độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thương mại (Transaction
exposure); nguy cơ từ bảng cân đối kế toán (Translation exposure); nguy cơ
độ nhạy cảm tỷ giá ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh (Economic
exposure).
 Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá bắt nguồn từ các giao dịch thƣơng mại
(Transaction exposure) xảy ra khi một công ty có một khoản tiền được cam
kết trả bằng ngoại tệ từ các hoạt động giao dịch như bán hàng trả chậm hoặc
cho vay. Nguy cơ này liên quan đến các dòng tiền công ty chắc chắn nhận
được trong tương lai như các khoản trả lãi vay hay doanh thu từ bán hàng
được cam kết trước trong các hợp đồng thương mại. Đây là một rủi ro lớn với
doanh nghiệp nếu trong khoảng thời gian từ khi bán hàng đến lúc nhận được
tiền, tỷ giá biến động và khiến khoản doanh thu sau khi chuyển sang nội tệ bị
giảm đi đáng kể. Để minh họa tác động tiềm ẩn của độ nhạy cảm giao dịch
đối với các rủi ro tỷ giá, hãy xem các nhà xuất khẩu Mỹ đã bán sản phẩm của
họ cho các nước châu Á trong suốt cuộc khủng hoảng 1997 – 1998, khi một
vài đồng tiền các nước châu Á giảm giá khoảng 80%. Nếu các nhà xuất khẩu
8



thu tiền bằng tiền của các nước châu Á, thì dòng tiền của họ có thể ít hơn 80%
so với dự định. Nếu các nhà xuất khẩu thu tiền bằng USD họ sẽ không phải
gánh chịu độ nhạy cảm giao dịch đối với rủi ro tỷ giá. Trong trường hợp này,
các công ty nhập khẩu ở các nước châu Á sẽ là người phải chịu rủi ro này.
Tác động của sự thay đổi lớn trong giá trị tiền tệ có thể tàn phá các công ty
kinh doanh chủ yếu dựa vào giao dịch quốc tế.
 Nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá ảnh hƣởng khả năng cạnh tranh
(economic exposure) xảy ra khi biến động tỷ giá làm dòng tiền công ty nhận
được trong tương lai thay đổi, ảnh hưởng đến giá trị hiện tại hay vị thế cạnh
tranh của công ty trên thị trường. Nguy cơ tiềm ẩn này liên quan đến các
dòng tiền tương lai không được cam kết trước trong các hợp đồng giao dịch
hay đơn giản nó chỉ là các khoản tiền ước tính, không chắc chắn (khác với
nguy cơ độ nhạy cảm tỷ giá từ các giao dịch thương mại cũng liên quan đến
các dòng tiền tương lai nhưng đã được xác định cụ thể trong các hợp đồng
giao dịch ngay từ thời điểm hiện tại). Nguy cơ tiềm ẩn có thể được coi như tác
động tương lai của biến động tỷ giá lên tính thanh khoản, hoạt động, tình hình
tài chính và lãi lỗ của một công ty. Ví dụ, các khoản chi phí của một công ty
đa quốc gia được tính theo một loại tiền tệ, và doanh thu được tính theo một
loại tiền tệ khác. Doanh thu của công ty sẽ giảm nếu đồng tiền để tính chi phí
lên giá so với đồng tiền tính doanh thu. Công ty sẽ phải bỏ chỉ phí nhiều hơn
để mua nguyên vật liệu và bán hàng rẻ hơn. Điều này chắc chắn sẽ làm thay
đổi dòng tiền tương lai ước tính và giá trị hiện tại của công ty. Một ví dụ thực
tế, việc lên giá mạnh mẽ của đồng Yên nhật giữa thập niên 90 đã khiến hàng
xuất khẩu của Nhật trở nên đắt hơn so với những nước khác, vì vậy ảnh
hưởng đến tính cạnh tranh về giá của các công ty xuất khẩu Nhật. Mặt khác,
một nhà nhập khẩu nước ngoài nhập hàng Nhật sẽ phải bỏ ra nhiều chi phí
hơn để mua đồng Yên để thanh toán tiền hàng, ảnh hưởng đến cơ cấu chi phí
vốn của công ty.
9



 Nguy cơ từ bảng cân đối kế toán (Translation exposure) xảy ra khi
chuyển đổi giá trị bảng cân đối kế toán từ ngoại tệ sang nội tệ. Nguy cơ này
thường xảy ra với một công ty khi mà công ty đó hợp nhất mọi kết quả hoạt
động của công ty con (hay chi nhánh) ở nước ngoài và phải chuyển mọi giá trị
tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí tính bằng ngoại tệ sang một loại tiền tệ
thống nhất. Giá trị tiền tệ của một dòng lưu chuyển lợi nhuận không đổi từ
công ty con về công ty mẹ sẽ thay đổi cùng với bất kỳ sự thay đổi nào về tỷ
giá giữa hai nước. Do vậy nó sẽ tác động đến báo cáo kết quả kinh doanh hợp
nhất của công ty mẹ. Giá trị bảng cân đối kế toán của công ty con tính theo
đồng tiền của công ty mẹ sẽ biến động theo tỷ giá. Biến động đó không ảnh
hưởng tới báo cáo kết quả kinh doanh của công ty nhưng nó có thể làm thay
đổi các tỷ số tài chính quan trọng như các tỷ số đòn bẩy tài chính (sử dụng
nợ). Loại nguy cơ rủi ro này sẽ không xảy ra với công ty con nhưng lại ảnh
hưởng tới các tài khoản của công ty mẹ. Minh họa trong thực tiễn là cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á tác động đến độ nhạy cảm chuyển đổi đối với
rủi ro tỷ giá. Thu nhập hợp nhất của công ty Black & Decker, công ty Coca-
Cola cũng như những công ty khác của Mỹ rất nhạy cảm đối với tỷ giá hối
đoái bởi vì hơn 1/3 tài sản và doanh số của các công ty này là ở nước ngoài.
Khi các đồng ngoại tệ giảm giá so với đô la thì thu nhập của các công ty
mẹ cũng giảm theo. Trong giai đoạn từ 1985 – 1988 khi đồng đô la yếu thì thu
nhập của các công ty mẹ tại Mỹ gặp thuận lợi bởi vì các khoản thu nhập từ
nước ngoài chuyển về Mỹ được tính theo tỷ giá cao hơn. Trong suốt cuộc
khủng hoảng tài chính châu Á, đồng tiền của các quốc gia này giảm giá hơn
50% so với đồng đô la làm cho ngoại tệ của các công ty con đặt tại châu Á
chuyển sang đô la ít hơn phân nửa so với dự kiến trước đây. Theo đánh giá
của tổ chức tư vấn nghiên cứu thế giới (WRA), tổng cộng thu nhập các công
ty giảm khoảng 20 tỷ đô la trong quý 3/1998 chỉ với lý do đồng tiền các nước
châu Á giảm giá so với đô la.
10




1.2.2.2. Rủi ro lãi suất:
Rủi ro lãi suất (interest rate risk) là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay
đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất dẫn
đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư
3
.
Đặc biệt, các ngân hàng thương mại - thành viên tham gia thị trường
ngoại hối lớn nhất là đối tượng chịu rủi ro lãi suất nhiều nhất. Rủi ro lãi suất
xuất hiện khi không có sự cân xứng giữa Tài sản có và Tài sản nợ của ngân
hàng, làm tăng chi phí nguồn vốn, giảm thu nhập từ tài sản, làm giảm giá trị
thị trường của Tài sản có và vốn chủ sở hữu của ngân hàng. Nói chung, hậu
quả của rủi ro lãi suất đối với hoạt động của ngân hàng là rất lớn. Chính vì
vậy ngân hàng luôn phải đưa ra những biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.

1.2.3. Đầu cơ trên thị trƣờng ngoại hối:
Nhà đầu cơ trên thị trường ngoại hối là người sẵn sàng chấp nhận rủi
ro trong các giao dịch ngoại hối để nhận được những khoản lợi nhuận lớn
hơn. Họ cố gắng lường trước xu hướng của thị trường và kiếm lợi nhuận
thông qua việc tạo ra vị thế (bán hoặc mua) ở ngoại tệ. Ví dụ như những
công ty thực hiện giao dịch thương mại có phát sinh rủi ro ngoại hối mà
không bảo hiểm rủi ro ngoại hối, hay cá nhân mua cổ phiếu, trái phiếu hay
các tài sản ghi bằng ngoại tệ mà không bảo hiểm rủi ro ngoại hối… những
trường hợp trên đều có thể thu được lợi nhuận hoặc chịu lỗ ngoại hối khi tỷ
giá ngoại hối biến động. Do đó có thể nói những giao dịch trên đều thuộc loại
đầu cơ.
Đầu cơ ngoại hối có hai dạng: i) Khi kì vọng một đồng tiền sẽ lên giá,
nhà đầu cơ sẽ áp dụng nguyên tắc “mua rẻ, bán đắt”, tức mua vào tại tỷ giá



3
Theo định nghĩa trên
11


thấp và bán ra khi tỷ giá lên cao; ii) khi kì vọng một đồng tiền sẽ xuống giá,
nhà đầu cơ sẽ thực hiện “bán khống” hay còn gọi là “bán trước, giao sau”.
Nói chung, các nhà đầu cơ là những người ưa chuộng rủi ro (risk lover) và
đánh cược trên các rủi ro đó để kiếm lời.
Thuật ngữ “hoạt động đầu cơ” gợi liên tưởng tiêu cực cho nhiều người.
Bộ phận đầu cơ trên thị trường ngoại hối là rất hùng hậu và có thể gây ra
những biến động đáng kể lên tỷ giá, gây tác hại đến nền kinh tế toàn cầu nói
chung. Trên thực tế, có những giai đoạn các nhà đầu cơ lũng đoạn thị trường,
góp phần làm nền kinh tế của một đất nước lâm vào khủng hoảng như cuộc
khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan hay Indonesia năm 1997. Tuy nhiên, theo một
số chuyên gia, yếu tố đầu cơ lại cần thiết cho thị trường vì nhờ đó mà thị
trường ngoại hối mới có tính thanh khoản cao để xử lý các giao dịch không
mang tính đầu cơ. Nếu không có yếu tố đầu cơ, thì chênh lệch giữa tỷ giá mua
vào và bán ra rất lớn, tốc độ giao dịch chậm chạp và khó khăn trong các giao
dịch lớn. Vì vậy dù yếu tố đầu cơ có thể ngầm ý tiêu cực nhưng lại là một
trong những động lực chính tạo điều kiện cho thị trường ngoại hối hoạt động
hiệu quả.


2. Hoán đổi tiền tệ:
Hoán đổi tiền tệ là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi hai
dòng tiền của hai loại tiền tệ khác nhau tại thời điểm xác định trong tương lai
tại tỷ giá ấn định trước

4
.
Cùng với sự phát triển của thị trường ngoại hối, hoán đổi tiền tệ cũng có
nhiều loại hình khác nhau, phù hợp với từng nhu cầu, mục đích sử dụng của
thành viên tham gia thị trường. Tuy nhiên, khóa luận sẽ chỉ đề cập đến ba loại
cơ bản và đặc trưng nhất của hợp đồng hoán đổi tiền tệ: hoán đổi ngoại hối


4
Theo định nghĩa trên
12


(forex swap), tín dụng giáp lưng (back – to – back loan), hoán đổi chéo tiền tệ
(cross currency swap).

2.1. Hoán đổi ngoại hối:
Hợp đồng hoán đổi ngoại hối (Forex swap) là việc hoán đối hai loại tiền
tệ thông qua hai vế giao dịch được thực hiện ở hai ngày giá trị khác nhau
5
.
Trong đó một loại tiền tệ được mua/bán ở thời điểm hiện tại và bán/mua
lại trong tương lai. Đây là loại hợp đồng hoán đổi ngoại hối “giao ngay – kì
hạn” (Spot – Forward Swap). Hay một loại tiền tệ được mua/bán ở một thời
điểm trong tương lai và được bán/mua lại vào một ngày khác trong tương lai.
Đây là loại hợp đồng hoán đổi ngoại hối “kì hạn- kì hạn” (Forward –
Forward swap). Do giao dịch hoán đổi “Kì hạn – kì hạn” ít được sử dụng nên
khóa luận sẽ chỉ đề cập và phân tích giao dịch hoán đổi ngoại hối “giao ngay
– kì hạn”.
Ví dụ, một nhà kinh doanh ngoại hối đang có EUR 500,000 nhưng lại có

nhu cầu sử dụng USD 450,000 trong vòng ba tháng tới. Để tránh rủi ro tỷ giá,
nhà kinh doanh ngoại hối sẽ tiến hành thực hiện hợp đồng hoán đổi ngoại hối
với ngân hàng. Tại thời điểm hiện tại, nhà kinh doanh ngoại hối sẽ trao đổi
EUR 500,000 để lấy USD 450,000 tại tỷ giá thỏa thuận là 0.90. Sau 3 tháng,
với tỷ giá kì hạn thỏa thuận trước là 0.8955, nhà kinh doanh ngoại hối sẽ phải
trả ngân hàng USD 447,750 và nhận lại EUR 500,000.



 Hoán đổi ngoại hối có những đặc điểm sau:
 Số lượng hai đồng tiền mua bán là cố định


5
Theo định nghĩa trên
13


 Hoán đổi ngoại hối gồm có hai vế: giao ngay và kì hạn, vì vậy hợp
đồng áp dụng hai tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá kì hạn.
Trong đó, tỷ giá kì hạn được tính gần đúng theo công thức sau:
F= S + S.(Rt – Rc).T
F: tỷ giá kì hạn
S: tỷ giá giao ngay
Rt: lãi suất đồng tiền định giá
Rc: lãi suất đồng tiền yết giá
T: thời hạn hợp đồng
 Trong thời gian hiệu lực của hợp đồng (từ ngày diễn ra giao dịch ở vế
một đến ngày giao dịch của vế 2), không có bất cứ luồng tiền nào xảy ra trừ
hai luồng tiền duy nhất xảy ra khi thực hiện vế giao ngay và vế kì hạn. Điều

này đồng nghĩa là lãi suất phát sinh trong thời hạn hợp đồng được thanh toán
một lần tại thời điểm hợp đồng đáo hạn.
 Thời gian hiệu lực của hợp đồng thường ngắn.
 Giao dịch hoán đổi ngoại hối không tạo ra trạng thái ngoại hối ròng nên
sẽ tránh được rủi ro tỷ giá.
 Giao dịch hoán đổi ngoại hối tạo ra độ lệch về mặt thời gian đối với các
luồng tiền. Do đó các bên tham gia hợp đồng vẫn phải đối mặt với rủi ro lãi
suất.
 Hợp đồng hoán đổi ngoại hối là một công cụ linh hoạt và thuận tiện,
được giao dịch lâu dài và phổ biến trên thị trường OTC. Nhờ có hợp đồng
hoán đổi ngoại hối, những nhà giao dịch trên thị trường ngoại hối có thể tạm
thời chuyển đổi một loại tiền tệ sang loại tiền tệ khác mà không sợ bị ảnh
hưởng bởi biến động tỷ giá khi đang ở vị thế bán/mua. Hoán đổi ngoại hối
được sử dụng rộng rãi bởi các nhà kinh doanh nhằm quản lý tính thanh khoản,
phòng vệ rủi ro, đầu cơ, và những mục đích khác.

14


2.2. Tín dụng giáp lưng:
Tín dụng giáp lưng (back – to – back loan hay parallel loan) là hợp đồng
vay mà theo đó hai công ty cho nhau vay một khoản tiền nhất định bằng đồng
tiền của nước mình với lãi suất thỏa thuận trước. Và sau khi hết thời hạn hiệu
lực của hợp đồng, hai công ty sẽ cùng hoàn trả khoản vay, kết thúc hợp đồng
tín dụng giáp lưng. Mục đích của tín dụng giáp lưng là để phòng vệ rủi ro từ
biến động tỷ giá.

Cho vay đồng tiền X
từ công ty A



Cho vay đồng tiền Y
từ công ty B

Ví dụ, một công ty Mỹ kí kết một hợp đồng tín dụng giáp lưng với một
công ty Mexico. Như vậy công ty Mỹ sẽ vay đồng peso từ công ty Mexico,
trong khi công ty Mexico sẽ vay đồng USD từ công ty Mỹ.

 Một số đặc điểm của tín dụng giáp lƣng:
 Có sự tham gia của hai loại tiền tệ (đồng tiền A và đồng tiền B)
 Có hai loại lãi suất được thỏa thuận trước (lãi suất cố định hoặc lãi
suất thả nổi)
 Có sự trao đổi thực tế hai khoản tiền gốc (đây là điểm khác biệt với
hoán đổi lãi suất) và lãi.
 Dòng tiền lãi phát sinh không được tính theo lãi ròng trước khi được
trả cho đối tác vì dòng tiền lãi này được tính theo hai loại tiền tệ khác nhau.

Công ty A
Có thể dễ dàng vay
hoặc đang dư thừa
đồng tiền X
Công ty B
Có thể dễ dàng vay
hoặc đang dư thừa
đồng tiền Y
15


 Tín dụng giáp lƣng có 3 dạng cơ bản sau:
 Hoán đổi cố định sang thả nổi, đồng tiền khác nhau (Fixed for

floating rate, different currencies – Plain vanilla swaps ):
Bên X sẽ trả/nhận khoản tiền gốc và lãi tính theo lãi suất cố định của
đồng tiền A để nhận/trả khoản tiền gốc và lãi tính theo lãi suất thả nổi của
đồng tiền B.
Ví dụ, bên X sẽ trả khoản tiền lãi cố định 5.32% trên khoản tiền gốc 10
triệu USD để nhận khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi TIBOR 3 tháng trên
khoản tiền gốc 1.2 tỷ JPY (tỷ giá hối đoái tại thời điểm kí hợp đồng hoán đối
là USD/JPY 120)
 Hoán đổi thả nổi sang thả nổi, đồng tiền khác nhau (Floating for
floating rate, different currencies):
Bên X sẽ trả/nhận khoản tiền gốc và lãi tính theo lãi suất thả nổi của
đồng tiền A để nhận/trả khoản tiền gốc và lãi tính theo lãi suất thả nổi của
đồng tiền B.
Ví dụ, bên X sẽ trả khoản tiền lãi thả nổi LIBOR 1 tháng trên khoản tiền
gốc 10 triệu USD để nhận khoản tiền lãi tính theo lãi suất thả nổi TIBOR 3
tháng trên khoản tiền gốc 1.2 tỷ JPY (tỷ giá hối đoái tại thời điểm kí hợp đồng
hoán đối là USD/JPY 120)
 Hoán đổi cố định sang cố định, đồng tiền khác nhau (Fixed for
fixed rate, different currencies):
Bên X sẽ trả/nhận khoản tiền gốc và lãi tính theo lãi suất cố định của
đồng tiền A để nhận/trả khoản tiền gốc và lãi tính theo lãi suất cố định của
đồng tiền B.
Ví dụ, bên X sẽ trả khoản tiền lãi cố định 5.36% trên khoản tiền gốc 10
triệu USD để nhận khoản tiền lãi tính theo lãi suất cố định 1.6% trên khoản
tiền gốc 1.2 tỷ JPY (tỷ giá hối đoái tại thời điểm kí hợp đồng hoán đối là
USD/JPY 120)
16


Theo ghi chép, tín dụng giáp lưng đã xuất hiện từ thế kỉ 18, nhưng chỉ

được sử dụng rộng rãi trong thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20. Bằng việc sử dụng tín
dụng giáp lưng, các công ty có thể tránh bị đánh thuế trên các khoản đầu tư
nước ngoài và có được loại tiền tệ họ đang có nhu cầu trên thị trường ngoại
hối. Thêm vào đó, tỷ giá hối đoái được cố định trước đảm bảo sẽ không có
biến động về giá trị của đồng tiền đi vay nào xảy ra khiến công ty lâm vào
tình trạng không trả được nợ. Tuy nhiên, tín dụng giáp lưng ngày này không
còn phổ biến nữa do sự xuất hiện của một loại hoán đổi tiền tệ mới – hoán đổi
chéo tiền tệ (cross currency swap)

2.3. Hoán đổi chéo tiền tệ:
Hoán đổi chéo tiền tệ (cross currency swap) được phát triển dựa trên tín
dụng giáp lưng vì vậy mang nhiều đặc điểm của loại hình này. Có thể hiểu
hoán đổi chéo tiền tệ là một thỏa thuận giữa các bên nhằm i) trao đổi hai
khoản tiền gốc tính theo hai loại tiền tệ khác nhau theo tỷ giá giao ngay thỏa
thuận trước, ii) trao đổi dòng tiền lãi phát sinh trên hai khoản tiền gốc (một
khoản tiền lãi tính theo lãi suất cố định và khoản còn lại tính theo lãi suất thả
nổi), iii) tái trao đổi khoản tiền gốc tại thời điểm đáo hạn theo tỷ giáo giao
ngay đã thỏa thuận ban đầu. Đôi khi việc trao đổi khoản tiền gốc ban đầu
không cần thực hiện.
Ở hoán đổi ngoại hối, chỉ diễn ra sự hoán đổi khoản tiền gốc. Nhưng ở
hoán đổi chéo tiền tệ, ngoài hoán đổi khoản tiền gốc còn xảy ra sự hoán đổi cả
khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian hiệu lực của hợp đồng. Hoán đổi chéo
tiền tệ cũng có cơ chế tương tự như hoán đổi lãi suất (interest rate swap). Tuy
nhiên, hoán đổi lãi suất chỉ có sự hoán đổi dòng tiền lãi phát sinh, và chỉ có sự
tham gia của một loại tiền tệ.
17


3. Vai trò của hợp đồng hoán đổi tiền tệ trên thị trƣờng ngoại hối:
Hoạt động thương mại quốc tế đang ngày một phát triển cả về chiều

rộng và chiều sâu, việc trao đổi giao thương, hợp tác không chỉ giới hạn trong
biên giới một quốc gia mà là ở phạm vi toàn cầu, các giao dịch kinh tế tăng cả
về qui mô và giá trị, nhu cầu sử dụng ngoại tệ trở thành một phần không thể
thiếu trong đời sống kinh tế - tài chính quốc tế. Tuy nhiên, kinh doanh trên thị
trường ngoại hối đồng nghĩa với việc bất cứ nhà đầu tư nào cũng phải đối mặt
với rủi ro, trong đó rủi ro thường gặp nhất là rủi ro tỷ giá và rủi ro lãi suất.
Đặc biệt 85% doanh số thị trường ngoại hối là của thị trường liên ngân hàng,
điều này đồng nghĩa là các ngân hàng thương mại chính là những thành viên
tham gia thị trường tích cực nhất và cũng chịu ảnh hưởng của thị trường nhiều
nhất. Bên cạnh các nghiệp vụ ngân hàng mang tính truyền thống thì các ngân
hàng đã không ngừng phát triển các nghiệp vụ tài chính mới, hiện đại, trong
đó, bao gồm các giao dịch kinh doanh ngoại tệ. Đây là một hoạt động kinh
doanh có thể đem lại lợi nhuận rất cao cho NHTM, nhưng nó cũng chứa đầy
những rủi ro. Khi tham gia hoạt động kinh doanh tiền tệ, ngân hàng sẽ tạo ra
trạng thái ngoại tệ mở và dẫn đến rủi ro tỷ giá cho ngân hàng nếu tỷ giá hay
lãi suất trên thị trường biến động mạnh. Chính vì những đặc điểm trên, việc
phòng ngừa rủi ro là rất cần thiết đối với hoạt động ngân hàng nói riêng và
hoạt động kinh doanh của thành viên tham gia thị trường ngoại hối nói chung.
Xuất phát từ nhu cầu khách quan ấy, các sản phẩm ngoại hối phái sinh
đã lần lượt ra đời với vai trò to lớn trong việc phòng ngừa rủi ro tỉ giá, một
mặt có thể đảm bảo an toàn về tài chính, mặt khác có thể thông qua các công
cụ bảo hiểm này tiến hành kinh doanh kiếm lời. Trong đó, giao dịch hoán đổi
tiền tệ tăng nhanh nhất cả về doanh số và tỉ trọng nhờ vào những ứng dụng và
lợi ích rất thiết thực trong thực tế đối với các nhà đầu tư, các nhà kinh doanh
xuất nhập khẩu và các ngân hàng. Sử dụng hoán đổi tiền tệ giúp cho các thành
viên tham gia thị trường phòng ngừa hiệu quả rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất,
18


đồng thời giúp cân đối luồng tiền, cơ cấu lại tài sản nợ, giảm bớt các chi phí

trên cơ sở nhận định đúng diễn biến thị trường.
Với các đặc tính riêng có, hoán đổi tiền tệ đã mang lại rất nhiều lợi ích
khác nhau:
 Đối với doanh nghiệp: Giảm chi phí, tuần hoàn trạng thái tiền tệ trong
thanh toán quốc tế, xử lí các luồng tiền đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn…
 Đối với các tổ chức tín dụng: Cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm thu
phí, là công cụ quản lí rủi ro, điều hòa nguồn vốn và kinh doanh thu lợi
nhuận.
 Đối với NHTW: Đây là công cụ điều tiết trên thị trường ngoại hối, thông
qua đó tác động đến vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng khác…
 Đối với bản thân thị trường ngoại hối: Đây là nghiệp vụ kinh doanh ngoại
hối quan trọng, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả và an toàn, góp
phần tăng tính thanh khoản và sự sôi động của thị trường.
 Đối với nền kinh tế: Tăng cường các hoạt động thanh toán, thúc đẩy lưu
thông tiền tệ, góp phần phát triển kinh tế.
Nhờ tính linh hoạt, thuận tiện và đa dạng, hợp đồng hoán đổi đã trở
thành công cụ phái sinh được ưa chuộng nhất để phòng ngừa rủi ro hay đầu
cơ kiếm lời trên thị trường ngoại hối. Biểu đồ 1 cho thấy doanh thu bình
quân một ngày của hoán đổi tiền tệ chiếm tỉ trọng lớn nhất (90%) so với các
công cụ ngoại hối phái sinh khác, qua đó khẳng định vai trò quan trọng của
loại hình này trên thị trường ngoại hối.

×