Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Đề tài nghiên cứu khoa học chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn saigon co op (hệ thống co opmart)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (763.34 KB, 103 trang )

Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

Lời Cảm Ơn
Lời đầu tiên nhóm chúng tôi muốn nói là nhóm xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của PGS_TS Nguyễn Thị Liên Diệp, Trưởng Khoa Quản Trị Kinh Doanh, trường Đại
Học Hùng Vương TP.HCM. Trong suốt thời gian chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này,
mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng cô vẫn giành rất nhiều thời gian và tâm huyết trong
việc hướng dẫn chúng tôi thực hiện đề tài này. Cô đã cung cấp cho chúng tôi rất nhiều kiến
thức bổ ích, tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực
hiện đề tài, cô luôn định hướng, góp ý và sửa chữa những chỗ sai giúp cho chúng em không
đi lạc lối.
Nhóm chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ông Nguyễn Đăng Hảo – Giám đốc
Co.opMart Cống Quỳnh và toàn thể các nhân viên của Co.opMart Cống Quỳnh đã tạo điều
kiện thuận lợi nhất, và hỗ trợ nhiệt tình giúp chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học
của mình.
Bên cạnh đó, nhóm chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến toàn thể đến các bạn sinh
viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường ĐH Hùng Vương TP. HCM và cùng quý khách hàng
tại siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh đã giúp nhóm chúng tôi hoàn thành cuộc khảo sát phục
vụ đề tài nghiên cứu.
Nhóm chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Quản Trị Kinh
Doanh đã tạo cơ hội cho nhóm chúng tôi được thực hiện nghiên cứu đề tài này.
Nhóm thực hiện

MỤC LỤC

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 1



Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

PHẦN I: MỞ ĐẦU.............................................................................................................Trang 1
A) Lý do chọn đề tài...........................................................................................................1
B) Đối tượng nghiên cứu...................................................................................................2
C) Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................2
D) Mục tiêu đề tài...............................................................................................................2
E) Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài.................................................2
F) Tóm tắt đề tài.................................................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG..........................................................................................................Trang 3
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................................................3
A) Các khái niệm............................................................................................................. 3
B) Đặc điểm......................................................................................................................3
C) 6 cách cụ thể để giúp Công ty xây dựng chiến lược Đại Dương Xanh...................4
D) Lợi ích thực hiện trong điều kiện Việt Nam hiện nay..............................................4
I.

Lợi ích của khách hàng............................................................................................4

II.

Lợi ích doanh nghiệp................................................................................................4
1. Tối đa hóa cơ hội, tối thiểu hóa rủi ro.................................................................4

2. Tạo ra những chuổi giá trị mới làm cho sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp
đáp ứng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu của khách hàng..............................................................5
3. Loại bỏ những yếu tố không cần thiết nhằm giảm chi phí nhờ đó thu được lợi
nhuận nhiều hơn trong khi thị phần vẫn phát triển.....................................................................5
III.


Phân biệt đại dương xanh – đại dương đỏ................................................................5

Chương 2:
HIỆN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC

CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART........6
A) Sơ lược về Sài Gòn Co.op – hệ thống siêu thị Co.op Mart......................................6
I.

Tổng quan về Liên Hiệp HTX Tp.HCM _ Sài Gòn Co.op......................................6
1.

Quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn.Co.op.....................................6
1.1. Khởi nghiệp................................................................................................6
1.2. Nắm bắt cơ hội phát triển...........................................................................6
1.3. Khẳng định và phát triển: ..........................................................................7

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 2


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

2.


Các lĩnh vực hoạt động của Sài Gòn Co.op......................................................8
2.1. Thương mại – dịch vụ ...............................................................................8
2.2. Đầu tư bất động sản...................................................................................8
2.3. Xuất nhập khẩu-phân phối .......................................................................8
2.4. Sản xuất chế biến .....................................................................................8

3.

Tình hình hoạt động của Sài Gòn Co.op trong những năm vừa qua.................9
3.1. Trên lĩnh vực bán lẻ..................................................................................9
3.2. Trên các lĩnh vực khác..............................................................................9

II.

Tổng quan về hệ thống siêu thị Co.op Mart...........................................................10
1.

Quá trình hình thành và phát triển của Co.op Mart........................................10
1.1. Chính sách chất lượng.............................................................................11
1.2. Hệ thống siêu thị Coop Mart ( tính đến cuối năm 2010).........................11
1.3. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu..............................................................13
1.4. Đặc điểm chung của hệ thống siêu thị Co.opMart...................................13

2.

Tình hình hoạt động của Co.op Mart trong những năm vừa qua....................14
2.1. Tình hình hoạt động ..................................................................................14
2.2. Thành tựu ...............................................................................................16


3.

Những thuận lợi và khó khăn..........................................................................16
3.1. Thuận lợi..................................................................................................16
3.2. Khó khăn..................................................................................................17

B) Thực trạng của quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược đại dương xanh của
hệ thống siêu thị Co.op Mart..................................................................................................18
I.

Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay............................................19
1.

Xu hướng tập trung mở rộng và phát triển nhãn hàng riêng...........................19

2.

Thị trường nông thôn đã bắt đầu được chú ý

nhưng vẫn còn bị bỏ ngỏ rất nhiều............................................................................................19
II.

Phân tích một số chiến lược nổi bật của Co.opMart hiện nay................................20
1.

Nhãn hàng riêng..............................................................................................20
1.1. Hàng nhãn riêng Co.op Mart....................................................................21

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh


Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 3


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

1.2. Hàng nhãn riêng của Big C......................................................................23
2.

Hàng tươi sống................................................................................................26
2.1. Hàng tươi sống của Co.opMart................................................................26
2.2. Hàng tươi sống của BigC.........................................................................29

3.

Co.opFood_ hướng đi mới trong lĩnh vực bán lẻ............................................29

4.

Dịch vụ chăm sóc khách hàng_chương trình thẻ khách hàng thân thiết.........30
4.1. Lợi ích của chương trình..........................................................................30
4.2. Các vấn đề còn tồn tại..............................................................................31

5.
III.

So sánh giữa Big C và Co.op Mart.................................................................31

Kết quả khảo sát đánh giá của khách hàng đối với hệ thống siêu thị Co.opMart. .33

1.

Lý do khảo sát.................................................................................................33

2.

Mục đích khảo sát...........................................................................................33

3.

Phương pháp và phạm vi lấy mẫu...................................................................34

4.

Phương pháp thực hiện...................................................................................34

5.

Xác định nội dung khảo sát............................................................................34

6.

Tổng hợp và nhận xét kết quả khảo sát...........................................................35
6.1. Khảo sát 222 khách hàng.........................................................................35
6.2. Nhận xét chung........................................................................................40

IV.

Ưu điểm và nhược điểm của Co.opMart trong qua trình


thực hiện các chiến lược............................................................................................................40

1 Ưu điểm...........................................................................................................40
2 Nhược điểm.....................................................................................................41
Chương 3: KIẾN NGHỊ - ĐỀ XUẤT ...............................................................................42
I. Kiến nghị của Co.opMart.......................................................................................42
II. Đề xuất ..................................................................................................................44
PHẦN III: KẾT LUẬN........................................................................................................Trang 45
PHỤ LỤC..........................................................................................................................Trang 47
Phiếu khảo sát.......................................................................................................47

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 4


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

Phụ Lục 1..............................................................................................................53
Phụ Lục 2..............................................................................................................55
Phụ Lục 3..............................................................................................................58
Phụ Lục 4..............................................................................................................62
Phụ Lục 5..............................................................................................................68
Phụ Lục 6..............................................................................................................70
Phụ Lục 7..............................................................................................................74
Phụ Lục 8..............................................................................................................78
Phụ Lục 9..............................................................................................................80
Phụ Lục 10............................................................................................................82

HÌNH ẢNH SIÊU THỊ Co.opMart................................................................................Trang 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................Trang 101

NHẬN XÉT
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 5


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 6


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................

...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
PHẦN I: MỞ ĐẦU
A) Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển sau 4 năm gia nhập WTO, sự phát triển
năng động của nền kinh tế làm tốc độ tăng trưởng GDP nhiều năm liền luôn ở mức cao, thu

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 7


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

nhập GDP bình quân theo đầu người của người dân Việt Nam cũng đã có những sự cải thiện

đáng kể. Việt Nam đã cơ bản thoát khỏi nước có thu nhập thấp và được cộng đồng quốc tế
đánh giá cao về tốc độ xóa đói giảm nghèo. Bên cạnh những lợi ích mang lại, việc gia nhập
WTO cũng mang lại rất nhiều thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam vì khi gia nhập
WTO cùng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp Việt Nam phải đối đầu với sự cạnh tranh
khốc liệt với các tập đoàn lớn từ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Sự cạnh tranh khốc liệt
này đã biến thị trường Việt Nam thành một thị trường hấp dẫn, đặc biệt là trong thị trường
bán lẻ.
Theo lộ trình cam kết, Việt Nam sẽ chính thức mở cửa thị trường bán lẻ vào năm 2009.
Tuy nhiên, không cần đợi đến thời điểm đó, hàng loạt các tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới đã
xây dựng kế hoạch đưa Việt Nam vào thị trường phát triển chiến lược của mình. Nhận thức
được sự hấp dẫn đó, trong những năm qua, lĩnh vực kinh doanh phân phối và bán lẻ luôn
được Chính phủ, nhà đầu tư và giới truyền thông dành cho sự quan tâm đặc biệt. Chính phủ
cũng đã đưa ra định hướng ưu tiên cho ngành bán lẻ bằng chính sách như “ người Việt dùng
hàng Việt”. Thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh với sức mua ngày càng mạnh nhưng
các Doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn nhiều hạn chế về quy mô, manh mún, nhỏ bé, tự
phát, không gắn kết. Chất lượng hệ thống bán lẻ còn ở mức thấp, số lượng chủng loại hàng
hoá ở một cửa hàng, siêu thị còn quá ít mẫu mã, đơn điệu. Chất lượng hàng hoá bán lẻ khó
kiểm soát về xuất xứ, vệ sinh công nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng nhái, hàng giả,
hàng kém chất lượng vẫn được lưu thông, người tiêu dùng không yên tâm. Chi phí đầu vào
quá cao, năng lực cạnh tranh thấp, hệ thống bán lẻ bị phân khúc nhiều tầng, hầu hết các
doanh nghiệp bán lẻ phải thuê mặt bằng, cửa hàng với giá ở mức cao, không ổn định, vay vốn
lãi suất cao, trả công người lao động ngày càng có xu hướng tăng; môi trường cạnh tranh
giành giật thị trường khá khốc liệt dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp, không mở rộng kinh
doanh như mong muốn. Trước những khó khăn đó các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam không
những phải khắc phục để giữ chân khách hàng mà còn phải đối đầu với các doanh nghiệp
nước ngoài có đầy đủ nguồn lực mạnh đang ngày càng chiếm được cảm tình của người tiêu
dùng Việt. Thách thức đối với ngành bán lẻ Việt Nam hiện nay là trong bối cảnh toàn cầu
hoá, thì các doanh nghiệp phải tham gia thị trường thế giới theo những luật chơi chung. Đối
với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối, đặc biệt là phân phối bán lẻ, làm
thế nào có thể giành được thắng lợi trên thị trường? Tìm cách tiêu diệt đối thủ cạnh tranh hay

cùng hợp tác với đối thủ cạnh tranh trong Mạng giá trị? Thực thi các chiến lược cạnh tranh
kiểu “đa dạng hoá”, “hạ thấp chi phí” hay theo đuổi chiến lược đại dương xanh để đối mặt
với các tập đoàn nước ngoài mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm kinh doanh.
Nhận thấy được sự cạnh tranh khốc liệt của ngành bán lẻ hiện nay khi mà phần thắng
đang nghiêng về phía các doanh nghiệp nước ngoài, cho nên nhóm chúng tôi quyết định
nghiên cứu đề tài “Chiến lược đại dương xanh nhìn từ góc độ Sài Gòn Co.op” (Cụ thể Hệ
Thống Co.op Mart) để làm rõ hơn về vần đề này.

B) Đối tượng nghiên cứu
- Người tiêu dùng: nghiên cứu về hành vi mua sắm, đánh giá của khách hàng về Co.op
Mart độ tuổi từ 18 tuổi trở lên.

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 8


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

Đối thủ cạnh tranh: nghiên cứu về các mặt hàng mang nhãn hiệu riêng của siêu thị,
đặc điểm, các chiến lược của đối thủ cạnh tranh so với siêu thị.
-

C) Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu các chiến lược đã và đang thực hiện của
Co.opMart nhằm hướng tới Đại dương xanh. Bài nghiên cứu được tiến hành tại Tp.HCM,
siêu thị được chọn làm địa điểm nghiên cứu là Co.opMart Cống Quỳnh. Bên cạnh đó, nhóm
chúng tôi còn tham quan, tìm hiểu thêm tại một số siêu thị khác trong hệ thống như:

Co.opMart Nguyễn Đình Chiểu, Co.opMart Rạch Miễu, Co.opMart BMC, Co.opMart Lý
Thường Kiệt… Ngoài ra nhóm chúng tôi còn tham khảo một số siêu thị cạnh tranh như Big C
Miền Đông, Big C Hoàng Văn Thụ…

D) Mục tiêu của đề tài
Trong thị trường bán lẻ cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, khi mà các Doanh nghiêp
nước ngoài ngày càng tham gia nhiều vào thị trường Việt Nam và chiếm được cảm tình của
người tiêu dùng Việt. Điều này mang đến những thách thức, cơ hội cũng như những nguy cơ
tiềm ẩn, đòi hỏi các Doanh nghiệp trong nước phải có những chiến lược phù hợp để nắm bắt
những cơ hội, vượt qua thách thức nhằm giành lại thị phần và đứng vững hơn trên thị trường.
Qua bài nghiên cứu này nhóm chúng tôi phân tích chiến lược Đại Dương Xanh dưới góc nhìn
từ Saigon Co.op (hệ thống Co.op Mart) nhằm:
- Tìm kiếm, tìm hướng đi mới cho chiến lược kinh doanh của Doanh nghiệp để nâng
cao lợi nhuận, đồng thời có chỗ đứng vững chắc trên thị trường bán lẻ hiện nay.

Khắc phục những hạn chế khi áp dụng chiến lược đại dương xanh vào dịch vụ bán lẻ
(cụ thể tại hệ thống siêu thị Co.op).
-

- Từ lợi ích, giá trị mà chiến lược đại dương xanh mang lại thông qua việc nghiên cứu
về Co.op Mart tạo cơ sở cho các doanh nghiệp khác mạnh dạn hơn trong việc áp dụng chiến
lược đại dương xanh vào thực tiễn doanh nghiệp của mình.

E) Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài
- Phỏng vấn khách hàng tại siêu thị Co.opMart Cống Quỳnh và sinh viên khoa quản trị
kinh doanh trường ĐH Hùng Vương Tp.HCM qua bảng câu hỏi soạn sẵn.
- Quan sát khách hàng mua sắm tại một số cửa hàng của hệ thống siêu thị Co.opMart và
Big C tại Tp.HCM.
-


Thống kê mô tả và so sánh bằng SPSS và EXCEL

-

Sử dụng tài liệu sơ cấp và thứ cấp về Co.op Mart.

F) Tóm tắt đề tài
-

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Phân tích thực trạng quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược đại dương
xanh của hệ thống siêu thị Co.opMart
-

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 9


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

-

Chương 3: Kiến nghị - biện pháp

PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

A) Các khái niệm
 Đại dương xanh: là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, đầy giá trị
tiềm năng, còn vô số cơ hội phát triển hứa hẹn lợi nhuận cao. Trong mô hình đại dương này,
sự cạnh tranh là chưa cần thiết bởi luật chơi chưa được thiết lập.
 Differentiation- Khác Biệt Hóa: cạnh tranh bằng cách tạo ra sự cách biệt mà các
doanh nghiệp khác khó cạnh tranh. Sự khác biệt này có thể là chất lượng sản phẩm, thời gian
giao hàng, sự nhận biết về thương hiệu, hệ thống phân phối rộng khắp
 Concentration - Tập trung cạnh tranh: bằng cách tập trung nguồn lực, sức mạnh vào
một sản phẩm, một phân khúc hay một nhóm khách hàng đặc biệt.
B) Đặc điểm
1. Không cạnh tranh trong khoảng thị trường đang tồn tại. Chiến lược đại
dương xanh tạo ra một thị trường không có cạnh tranh.
Chiến lược Đại Dương Xanh được xác lập bởi những khoảng thị trường chưa được
khai thác, bởi những nhu cầu mới được tạo ra và cơ hội cho sự tăng trưởng mang lại lợi
nhuận cao. Một số đại dương xanh được tạo ra bên ngoài ranh giới ngành, nhưng hầu hết
được tạo từ bên trong đại dương đỏ bằng cách mở rộng ranh giới hiện tại của ngành.
Chiến lược Đại Dương Xanh nhấn mạnh việc tạo ra và nắm bắt những nhu cầu mới
chứ không tranh giành với các đối thủ ở những phân khúc có sẵn trên thị trường. Khi áp dụng
chiến lược này Doanh nghiệp có thể thay đổi đối tượng khách hàng hoặc cũng cùng đối tượng
khách hàng nhưng với những giá trị mới.
2. Không đánh bại đối thủ cạnh tranh mà làm cho cạnh tranh không còn hoặc
trở nên không cần thiết.
Trong đại dương xanh, sự cạnh tranh là không cần thiết bởi vì luật chơi còn chưa
được thiết lập. Tồn tại trong đại dương đỏ bằng cách vượt qua đối thủ là hoàn toàn cần thiết.
Đại dương đỏ đóng vai trò quan trọng và là một điển hình trong kinh doanh. Nhưng với tình
trạng cung vượt cầu trong nhiều ngành kinh doanh, việc cạnh tranh chiếm lĩnh một phần của
thị trường đang được thu hẹp dù là rất cần thiết nhưng chưa đủ để duy trì kết quả kinh doanh
cao. Các công ty cần tiến xa hơn chứ không cạnh tranh với đối thủ. Để nắm bắt những cơ hội
mang lại lợi nhuận và tăng trưởng, họ cũng cần tạo ra những đại dương xanh.
3. Không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và

giành lấy các nhu cầu mới.
4. Không cố gắng để cân bằng giá trị/ chi phí mà chuyển hướng sang phá vỡ cân
bằng giá trị/chi phí.

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 10


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

5. Không đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong việc theo đuổi sự khác biệt
hoặc theo đuổi chi phí thấp. Chiến lược xanh đặt toàn bộ hoạt động của công ty trong chiến
lược: vừa theo đuổi sự khác biệt, đồng thời vừa theo đuổi chi phí thấp.
C) Có 6 cách cụ thể để giúp Công ty xây dựng chiến lược Đại Dương Xanh:
1. Vạch lại ranh giới thị trường. Khảo sát các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong
ngành.
2. Tập trung vào bức tranh lớn, chứ không vào các chi tiết cụ thể. Xem xét môi
trường cạnh tranh thông qua việc đánh giá của khách hàng để biết những điểm gì là quan
trọng đối với họ.
3. Vượt trên mức nhu cầu hiện tại. Đừng tập trung vào khách hàng hiện nay mà
hãy tìm kiếm các khách hàng tiềm năng.
4. Thiết lập trật tự ưu tiên về chiến lược. Những cải tiến ưu tiên về mặt công
nghệ không đảm bảo thành công về thị trường mà công nghệ phải phù hợp với khách hàng và
tạo ra giá trị gia tăng.
5. Vượt qua những trở ngại trong nội bộ tổ chức.
6. Đưa việc điều hành thành chiến lược. Liên kết các cam kết, giải thích, kỳ vọng
với sự phát triển thực tế của chiến lược. Việc thực thi chiến lược đại dương xanh đòi hỏi sự

đồng thuận của cả nhóm.
D) Lợi ích thực hiện trong điều kiện Việt Nam hiện nay
Thực hiện chiến lược đại dương xanh trước hết là hướng tới khách hàng, đem lại lợi
ích cho khách hàng, từ đó đem lại lợi ích ngày càng cao cho Doanh nghiệp:
I. Lợi ích của khách hàng: Mang lại giá trị cao hơn với chi phí thấp hơn.
Khách hàng chỉ phải trả khoản chi phí thấp cho món hàng mình chọn nhưng vẫn có thể
nhận được giá trị cao. Ngoài ra, còn mang lại nhiều sự lựa chọn hơn, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng. Từ đó đem lại sự hài lòng cho khách hàng, đó là lợi ích cao nhất
mà khách hàng muốn đạt được khi tiêu dùng.
II. Lợi ích doanh nghiệp
1. Tối đa hóa cơ hội, tối thiểu hóa rủi ro:
Chiến lược đại dương xanh giúp cho các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ của Việt Nam
tránh đối đầu trực diện với các tập đoàn bán lẻ lớn trong và ngoài nước. Vì đã tạo ra khoảng
trống thị trường, vô hiệu hóa cạnh tranh từ đối thủ, tạo ra những “đại dương xanh” với những
khoảng không thị trường chưa được khám phá. Chiến lược đại dương xanh là công cụ giúp
cho các Doanh nghiệp thành công hơn trong một thị trường cạnh tranh, làm chủ được cạnh
tranh bằng một hướng đi riêng thích hợp nhờ sự khám phá, sáng tạo và đột phá.
2. Tạo ra những chuỗi giá trị mới làm cho sản phẩm và dịch vụ của doanh
nghiệp đáp ứng nhiều hơn và tốt hơn nhu cầu của khách hàng.

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 11


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

3. Loại bỏ những yếu tố không cần thiết nhằm giảm chi phí nhờ đó thu được lợi

nhuận nhiều hơn trong khi thị phần vẫn phát triển.
Lý do mà các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ và vừa của nước ta không đủ sức cạnh tranh với
các tập đoàn nước ngoài là do không đủ vốn và chi phí cho doanh nghiệp vẫn còn khá cao.
Để cạnh tranh được với các tập đoàn nước ngoài doanh nghiệp Việt Nam cần loại bỏ những
yếu tố không cần thiết nhằm giảm chi phí nhờ đó thu được lợi nhuận nhiều hơn trong khi thị
phần vẫn phát triển.
III. Phân biệt đại dương xanh – đại dương đỏ
Đại dương xanh

Đại dương đỏ

- Tạo ra những khoảng trống thị trường chưa - Cạnh tranh trong khoảng thị trường thông
được khai phá, một thị trường không có cạnh thường, truyền thống, đã bị lấp đầy bởi các
tranh.
đối thủ cạnh tranh.
- Làm cho việc cạnh tranh trở nên không - Cố gắng đánh bại đối thủ cạnh tranh.
quan trọng.
- Tạo ra và nắm bắt nhu cầu mới.
- Phá vỡ sự đánh đổi giữa giá trị, chi phí.

- Khai thác nhu cầu hiện tại trên thị trường
- Chấp nhận đánh đổi giữa giá trị mang lại
và chi phí bỏ ra.

- Khả năng thu lợi nhuận và tăng trưởng phát - Khả năng thu lợi nhuận va tăng trưởng
triển hứa hẹn lợi nhuận cao
trong tương lai sẽ giảm

Chương 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC ĐẠI DƯƠNG XANH CỦA HỆ THỐNG SIÊU THỊ CO.OP MART

A) Sơ lược về Sài Gòn Co.op – hệ thống siêu thị Co.op Mart
I. Tổng quan về Liên Hiệp HTX Tp.HCM _ Sài Gòn Co.op
Tên :

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Liên Hiệp HTX Tp.HCM_ Sài Gòn Co.op

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 12


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

Tên giao dịch:

SaiGon Co.op

Tên viết tắt:

SaiGon Co.op

Năm thành lập:

12/05/1989

Điện thoại:

08. 39205733


Trụ sở chính:

199 - 205 Nguyễn Thái Học, Q.1, TPHCM

Fax:

84.8. 38370560

Web:

www.saigonco-op.com.vn

Email:



Loại hình doanh nghiệp :

Hợp tác xã

Chủ Tịch hội đồng quản trị: Nguyễn Ngọc Hòa.
Cơ quan chủ quản:

UBND Tp.HCM

1. Quá trình hình thành và phát triển của Sài Gòn.Co.op
1.1. Khởi nghiệp: từ năm 1989
Sau đại hội Đảng lần thứ VI, nền kinh tế đất nước chuyển từ cơ chế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

Mô hình kinh tế HTX kiểu cũ thật sự khó khăn và lâm vào tình thế khủng hoảng phải
giải thể hàng loạt. Trong bối cảnh như thế, ngày 12/5/1989 UBND Thành phố Hồ Chí Minh
có chủ trương chuyển đổi Ban Quản lý HTX Mua Bán Thành phố trở thành Liên hiệp HTX
Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Co.op với 2 chức năng trực tiếp kinh doanh và tổ
chức vận động phong trào HTX. Saigon Co.op là tổ chức kinh tế HTX theo nguyên tắc xác
lập sở hữu tập thể, hoạt động sản xuất kinh doanh tự chủ và tự chịu trách nhiệm.
1.2. Nắm bắt cơ hội phát triển: từ năm 1990 – 1997
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào
Việt Nam làm cho các Doanh nghiệp phải năng động và sáng tạo để nắm bắt các cơ hội kinh
doanh, học hỏi kinh nghiệm quản lý từ các đối tác nước ngoài. Saigon Co.op đã khởi đầu
bằng việc liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để gia tăng thêm nguồn lực cho
hướng phát triển của mình. Là một trong số ít đơn vị có giấy phép XNK trực tiếp của Thành
phố (tháng 1/1990 được cấp giấy phép XNK trực tiếp với tên giao dịch là Saigon Co.op) hoạt
động XNK phát triển mạnh mẽ mang lại hiệu quả cao, góp phần xác lập uy tín, vị thế của
Saigon Co.op trên thị trường trong và ngoài nước.
Tháng 2/1991:Tham gia thành lập công ty nước giải khát quốc tế IBC (Pepsi) - Liên
doanh với nước ngoài đầu tiên.
Sự kiện nổi bật nhất là sự ra đời Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart là
Co.opMart Cống Quỳnh vào ngày 09/02/1996, với sự giúp đỡ của các phong trào HTX quốc
tế đến từ Nhật, Singapore và Thụy Điển. Từ đấy loại hình kinh doanh bán lẻ mới, văn minh

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 13


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)


phù hợp với xu hướng phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh đánh dấu chặng đường mới của
Saigon Co.op.
1.3. Khẳng định và phát triển: từ năm 1998 – 2010
Giai đoạn 1998 -2003 ghi dấu ấn một chặng đường phát triển mới của Saigon Co.op.
- Liên Hiệp HTX ra đời tháng 01/1997 mà Saigon Co.op là mẫu HTX điển hình minh
chứng sống động về sự cần thiết, tính hiệu quả của loại hình kinh tế HTX, góp phần tạo ra
thuận lợi mới cho phong trào HTX trên cả nước phát triển.

Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động bán lẻ theo đúng chức năng, lãnh đạo
Saigòn Co.op dành thời gian nghiên cứu học tập kinh nghiệm của hệ thống Siêu thị KF(Thụy
Điển), NTUC Fair Price(Singapore), Co.op(Nhật Bản) để tạo ra một hệ thống siêu thị mang
nét đặc trưng của phương thức HTX tại TpHCM và Việt Nam.
-

- Năm 1998 Saigon Co.op đã tái cấu trúc về tổ chức và nhân sự, tập trung mọi nguồn
lực của mình để đầu tư mạnh cho công tác bán lẻ (các Siêu thị Co.opMart lần lượt ra đời đánh
dấu một giai đoạn phát triển quan trọng: hình thành chuỗi Siêu thị mang thương hiệu
Co.opMart).

Tháng 9/2000 :Nhận danh hiệu "Anh Hùng Lao Động thời kỳ đổi mới" do Nhà nước
trao tặng.
-

-

Năm 2002: Nhận chứng chỉ ISO 9001 : 2000 về quản lý và kinh doanh hệ thống siêu

-

Năm 2003: Co.opMart Cần Thơ siêu thị tỉnh đầu tiên ra đời.


-

Tháng 4/2007:

thị.

 Thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Saigon Co.op (SCID).
 Thành lập Công ty Cổ phần XNK Thành Công (SC-IMEX).
 Tham gia thành lập Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển hệ thống phân phối
Việt Nam (VDA).
-

Năm 2010:

 Cúp vàng Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu châu
Á – Thái Bình Dương 7 năm liền (2004 - 2010). Chuỗi 50 siêu thị Co.opMart có mặt tại
TP.HCM và 27 tỉnh thành trong cả nước (Co.opMart Cần Thơ, Mỹ Tho, Quy Nhơn, Vĩnh
Long, Long Xuyên, Pleiku, Phan Thiết, Biên Hoà, Vị Thanh, Tam Kỳ, Tuy Hoà và Vũng
Tàu).
 Co.opMart trở thành thương hiệu quen thuộc của người dân thành phố và
người tiêu dùng cả nước. Là nơi mua sắm đáng tin cậy của người tiêu dùng.
2. Các lĩnh vực hoạt động của Sài Gòn Co.op
2.1. Thương mại – dịch vụ :

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 14



Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

-

Ăn uống giải khát. Khu vui chơi giải trí : bowling, bida.

-

Dịch vụ : du lịch, quảng cáo, trò chơi điện tử.

Bán lẻ: Hệ thống Co.opMart phát triển rộng khắp cùng với các cửa hàng tiện ích
Co.op Food nhằm cung cấp hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng cho khách hàng.
-

-

Kinh doanh lữ hành nội địa và quốc tế.
2.2. Đầu tư bất động sản:

- Đầu tư xây dựng siêu thị và cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho ngành bán lẻ, kinh doanh trung
tâm thương mại, cao ốc văn phòng
- Tư vấn xây dựng (trừ kinh doanh dịch vụ thiết kế công trình, giám sát thi công và
khảo sát xây dựng)
-

Kinh doanh bất động sản (trừ dịch vụ môi giới, định giá và sàn giao dịch bất động

-


Đại lý mua bán, ký gửi hàng hóa

-

Môi giới thương mại

sản)

2.3. Xuất nhập khẩu-phân phối :
- Dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. Xây dựng công nghiệp dân dụng
Ðại lý mua bán ký gởi hàng hóa.
-

Cho thuê kho, bãi
2.4. Sản xuất chế biến :

- Gia công, sản xuất, chế biến: hàng nông lâm, thủy hải sản (sơ chế), nước chấm, tương
ớt, sốt cà chua, bánh mứt các loại
-

Sản xuất, mua bán vật liệu xây dựng, hàng trang trí nội thất (không sản xuất tại trụ

-

Hợp tác sản xuất và chế biến các mặt mang thương hiệu riệng của Co.opMart.

sở);

3. Tình hình hoạt động của Sài Gòn Co.op trong những năm vừa qua

3.1. Trên lĩnh vực bán lẻ
Hoạt động kinh doanh của Hợp tác xã chủ yếu vẫn tập trung vào lĩnh vực bán lẻ với
chuỗi siêu thị Co.opMart làm mũi nhọn. Siêu thị Co.opMart ngày càng quy mô hiện đại, trở
thành một thương hiệu Việt mang đậm nét đặc trưng của ngành Hợp tác xã, là chuỗi siêu thị
Việt có doanh thu lớn nhất, là điểm đến quen thuộc có sức thu hút đông đảo người tiêu dùng
với trên 200.000 người đến tham quan mua sắm giải trí mỗi ngày, góp phần phát triển hoạt
động thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành.
Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 15


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

Hợp tác xã tiếp tục phát triển thêm hoạt động bán lẻ mới Co.opFood, cửa hàng bánh
mì Co.opBakery. Mở rộng mạng lưới kinh doanh phục vụ luôn đi đôi với những trách nhiệm
xã hội. Hệ thống hậu cần logistics được Hợp tác xã quan tâm mở rộng, ngày càng hiện đại
hóa các nhà kho trung tâm và khu vực để đảm bảo cung ứng hàng hóa kịp thời, chất lượng
cho các siêu thị Co.opMart tại thành phố, miền Tây, miền Trung…
Năm qua, nhiều đợt thiên tai liên tiếp xảy ra, giá cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng tăng
cao, đặc biệt trong những tháng cuối năm đã ảnh hưởng nhiều đến đời sống dân cư. Trong
tình hình đó với vai trò chủ đạo, Saigon Co.op đã chủ động và nỗ lực trong các hoạt động
tham gia bình ổn giá những mặt hàng thiết yếu. Hợp tác xã đã sớm có những kế hoạch hoạt
động xuyên suốt, chủ động tìm kiếm các nguồn hàng ổn định, an toàn đảm bảo chất lượng,
thông tin tuyên truyền rộng khắp để cung ứng kịp thời hàng hóa phục vụ nhân dân… Từ
những hoạt động này, uy tín, hình ảnh thương hiệu của Saigon Co.op được nâng cao rõ rệt,
thể hiện qua kết quả kinh doanh và kết quả khảo sát chỉ số thỏa mãn Khách hàng toàn hệ
thống.

Để đáp ứng tốt các hoạt động kinh doanh và quản lý, Hợp tác xã luôn đặc biệt chú
trọng đến công tác đào tạo bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực, có chính sách ưu đãi đối với
cán bộ trẻ, thường xuyên tổ chức đào tạo và phối hợp đào tạo để nâng cao trình độ, nghiệp vụ
chuyên môn nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đơn vị. Tổng số CBNV gần 10 ngàn người
(tăng 27% so cùng kỳ) được đào tạo huấn luyện bài bản, đáp ứng tính chuyên nghiệp trên các
lĩnh vực hoạt động.
Bằng những nổ lực hết mình của tập thể CBNV và tổ chức hoạt động hiệu quả, trong
năm qua Saigon Co.op đã hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra về các chỉ tiêu kinh doanh.
Tổng doanh số đạt 103% kế hoạch – tăng 38,1% so năm trước. Thu nhập bình quân CBNV
tăng 10 % so với cùng kỳ. Tỷ lệ các đơn vị hoàn thành và vượt kế hoạch là trên 95%, đạt
được kế hoạch phát triển hệ thống, khai trương được 10 siêu thị Co.opMart và 9 Co.opFood
trong năm 2010.
Với hoạt động kinh doanh hiệu quả và kết quả kinh doanh tốt, năm 2010 Saigon
Co.op tiếp tục giữ vững danh hiệu Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam, Top 500 nhà bán lẻ hàng
đầu Châu Á – Thái Bình Dương 7 năm liên tục; cùng nhiều giải thưởng có uy tín trong và
ngoài nước.
3.2. Trên các lĩnh vực khác
Hoạt động thu mua tập trung không ngừng được cải tiến, nâng cao về nghiệp vụ, đảm
bảo tốt hơn việc chọn lọc, xét duyệt chủng loại hàng hóa, tổ chức thu mua tận gốc và tiếp
nhận hàng hóa từ các tỉnh một cách linh hoạt để cung ứng hàng hóa kịp thời đầy đủ cho mạng
lưới siêu thị Co.opMart và các HTX Thành viên. Bên cạnh, Hợp tác xã còn có một tổng kho,
một kho mát, một kho lạnh, ứng dụng công nghệ thông tin, chủ động tập trung nhập trữ hàng
và phân phối đến 24 siêu thị Co.opMart và các HTX thành viên.
Hoạt động phân phối hàng hóa độc quyền tại Việt Nam cho nhiều công ty lớn trong và
ngoài nước với mạng lưới phân phối rộng khắp gồm 147 nhà phân phối cấp II và hơn
100.000 điểm bán lẻ tại 63 tỉnh thành trong cả nước.
Hợp tác xã đã thành lập Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu Thành Công (SCIMEX)
nhằm mở rộng thị trường và tạo nguồn hàng cho hệ thống Co.opMart; thành lập Công ty cổ
phần đầu tư phát triển Saigon Co.op (SCID) nhằm phát triển mạng lưới Co.opMart rộng khắp


Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 16


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

cả nước. Đồng thời, thành lập HTX thương mại – dịch vụ Toàn Tâm đưa vào hoạt động
Co.opMart Lý Thường Kiệt bằng vốn góp của CBNV.
Ngoài ra, Hợp tác xã còn tham gia với Tổng công ty Thương mại Hà Nội (HAPRO),
Tổng công ty Thương mại Saigon (SATRA), Công ty cổ phần tập đoàn Phú Thái thành lập
Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA) nhằm xây dựng và
phát triển chuỗi các Trung tâm thương mại, các đại siêu thị với nhiều đẳng cấp, hình thành hệ
thống cơ sở hạ tầng thương mại để tạo điều kiện cho việc tổ chức lại hệ thống phân phối
buôn bán và bán lẻ nội địa. Hợp tác xã còn tham gia Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR)
nhằm đóng góp vào sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập.
Những đóng góp của SCID đã giúp hình thành nên một hệ thống siêu thị lớn mạnh
nhất nước và do người Việt làm chủ. Nhờ đó Việt Nam đã có được một thế mạnh đủ cạnh
tranh với các đại gia bán lẻ nước ngoài. Sau ba năm hoạt động, từ số vốn ban đầu 500 tỉ đồng,
đến nay tổng nguồn vốn của SCID đã lên đến con số 750 tỉ đồng. Các dự án của SCID cũng
không còn chỉ tập trung vào chuỗi siêu thị Co.opMart. Theo xu hướng phát triển của thị
trường, công ty bắt đầu vươn tới xây dựng các trung tâm mua sắm cao cấp thuộc Saigon
Co.op. Một chặng đường phát triển mới đã được mở ra cho hệ thống bán lẻ lớn nhất Việt
Nam.
II. Tổng quan về hệ thống siêu thị Co.op Mart
1. Quá trình hình thành và phát triển của Co.op Mart
Nhận biết được một thị trường đầy tiềm năng trong lĩnh vực bán lẻ như Việt Nam,
ngày 9/02/1996 Co.opMart Cống Quỳnh - Siêu thị đầu tiên của Hệ thống Co.opMart ra đời .

Với kinh nghiệm bán lẻ của những năm sau ngày thành phố được giải phóng và qua nghiên
cứu học tập kinh nghiệm của HTX các nước Singapore, Malaysia, Thụy Điển, Nhật bản…,
Hợp tác xã đã có quyết định chuyển hướng chiến lược từ tập trung xuất nhập khẩu và đầu tư
sang tập trung cho hoạt động bán lẻ mới dưới hình thức kinh doanh siêu thị tự chọn. Đây là
hình thức bán lẻ mới, văn minh hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển và có hiệu quả.
-

- Ngày 25/4/2003 Co.opMart Cần Thơ - siêu thị tỉnh đầu tiên được tổ chức khai trương
tại số 1 đại lộ Hòa Bình, phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP.Cần Thơ. Đánh dấu sự phát
triển lớn mạnh của thương hiệu Co.opMart đang từng bước vươn rộng, đến gần hơn với
người tiêu dùng cả nước.

Tháng 6/10/2005 siêu thị Co.opMart Vị Thanh tại Hậu Giang (đầu tư 16 tỷ đồng là
siêu thị thứ 6 được khởi công xây dựng đầu năm 2005 đến nay ). Trước đó đã được tiến hành
ở Long Xuyên, Phan Thiết, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Sài Gòn, Tp Biên Hòa…
-

-

Tính đến cuối năm 2010 có 50 siêu thị Coop Mart trên toàn quốc.

Năm đầu tiên, mỗi ngày có hơn 1.000 lượt khách hàng đến mua sắm, hàng hóa chỉ
hơn 5.000 mặt hàng; đến nay (cuối năm 2010) siêu thị có hơn 200.000 đến mua sắm và thăm
quan. Hệ thống Co.opMart còn là công cụ hiệu quả của Nhà nước trong điều tiết thị trường,
bình ổn giá cả các mặt hàng thiết yếu, góp phần thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Hiện
Co.opMart có gần 9.000 cán bộ nhân viên, trong đó 37% có trình độ đại học, cao đẳng và
trung cấp cùng 30 tiến sĩ, thạc sĩ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước.
-

1.1. Chính sách chất lượng


Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 17


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

 Hệ thống Co.opMart - Nơi mua sắm đáng tin cậy - Bạn của mọi nhà
 Hàng hóa phong phú và chất lượng
 Giá cả phải chăng
 Phục vụ ân cần
 Luôn đem lại các giá trị tăng thêm cho khách hàng
Saigon Co.op luôn ưu tiên chọn những sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO9000 hoặc một hệ thống quản lý chất lượng tương đương, tối thiểu là nhà sản xuất có hàng
Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn.
Saigon Co.op là mái nhà thân yêu của toàn thể cán bộ nhân viên. Mọi hoạt động của
Saigon Co.op luôn hướng đến cộng đồng xã hội. Nhân viên luôn thân thiện.
1.2. Hệ thống siêu thị Coop Mart ( tính đến cuối năm 2010)
1. Co.op Mart Cống Quỳnh, Q.1 - Tp. HCM
2. Co.op Mart Hậu Giang, Q.6 - Tp. HCM
3. Co.op Mart Nguyễn Đình Chiểu, Q.3 - Tp. HCM
4. Co.op Mart Đinh Tiên Hoàng, Q.Bình Thạnh - Tp. HCM
5. Co.op Mart Phú Lâm, Q.6 - Tp. HCM
6. Co.op Mart Thắng Lợi, Q. Tân Phú - Tp. HCM
7. Co.op Mart Nguyễn Kiệm - Q. Phú Nhuận - Tp. HCM
8. Co.op Mart Quy Nhơn - Tp.Qui Nhơn - Bình Định
9. Co.op Mart Xa Lộ Hà Nội, Q.9 - Tp. HCM
10. Co.op Mart Cần Thơ, Q.Ninh Kiều - TP.Cần Thơ

11. Co.op Mart Mỹ Tho, TP Mỹ Tho - Tiền Giang
12. Co.op Mart BMC, Q.Tân Phú - Tp. HCM
13. Co.op Mart An Đông, Q.5, TPHCM
14. Co.opMart Phú Mỹ Hưng, Q.7 – TPHCM
15. Co.opMart Lý Thường Kiệt, Q.10 – TPHCM
16. Co.opMart Vĩnh Long, TX. Vĩnh Long
17. Co.opMart Pleiku, TP.Pleiku – Gia Lai
18. Co.opMart Long Xuyên, TP Long Xuyên – An Giang
19. Co.opMart Phan Thiết, TP Phan Thiết – Bình Thuận
Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 18


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

20. Co.opMart Biên Hòa,Tp. Biên Hòa – Đồng Nai
21. Co.opMart Vị Thanh , Tx.Vị Thanh – Hậu Giang
22. Co.opMart Tam Kỳ, Tx. Tam Kỳ - Quảng Nam
23. Co.opMart Tuy Hòa, Tp. Tuy Hòa – Phú Yên
24. Co.opMart Nhiêu Lộc, Q3 – Tp.HCM
25. Co.opMart Bình Tân, Quận Tân Bình – Tp.HCM
26. Co.opMart Vũng Tàu, Tp. Vũng Tàu
27. Co.opMart Hùng Vương, Q5 - Tp.HCM
28. Co.opMart Huế, Phường Phú Hòa - Tp.Huế
29. Co.opMart Bến Tre, Tx Bến Tre – Bến Tre
30. Co.opMart Buôn Ma Thuộc, Tp. Buôn Ma Thuộc – Tỉnh ĐắcLắk
31. Co.opMart Tuy Lúy Vương, Q8 – Tp.HCM

32. Co.opMart Nguyễn Ảnh Thủ, Q12 – Tp.HCM
33. Co.opMart Suối Tiên, Q9 – Tp.HCM
34. Co.opMart Đồng Xoài, Tx. Đồng Xoài – Tỉnh Bình Phước
35. Co.opMart Bà Rịa, Tx. Bà Rịa – Tỉnh Bà Rịa. Tp. Vũng Tàu
36. Co.opMart Thanh Hà, Tp. Phan Rang – Tháp Chàm – Tỉnh Ninh Thuận
37. Co.opMart Kiên Giang, Tp. Rạch Giá - Tỉnh Kiên Giang
38. Co.opMart Tân An, Tp. Tân An, Tỉnh Long An
39. Co.opMart BMC Hà Tĩnh, Tp. Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
40. Co.opMart Rạch Miễu, Q. Phú Nhuận – Tp.HCM
41. Co.opMart Tân Biên, Tp. Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai
42. Co.opMart Đà Nẵng, Tp. Đà Nẵng
43. Co.opMart Phú Thọ, Q11 – Tp.HCM
44. Co.opMart Sài Gòn, Tp.Hà Nội
45. Co.opMart Quảng Ngãi, Tp. Quảng Ngãi - Tỉnh Quảng Ngãi
46. Co.opMart Hóc Môn, Huyện Hóc Môn - Tp.HCM
47. Co.opMart Bình Dương, Tx. Thủ Dầu Một - Bình Dương
48. Co.opMart CamRanh, Tỉnh Khánh Hòa
Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 19


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

49. Co.opMart Sóc Trăng
50. Co.opMart Quảng Trị
1.3. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu:
Tổ chức kinh doanh bán lẻ những mặt hàng tiêu dùng phục vụ cho đời sống nhân dân

đảm bảo chất lượng và hiệu quả kinh tế.
-

-

Tổ chức kinh doanh phù hợp với mục tiêu do Liên Hiệp HTXTM TP.HCM giao.

-

Đảm bảo nguồn tài sản vật tư trang thiết bị nhà nước không bị thất thoát tiêu hao.

Chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV bằng cách thực hiện tốt các chế độ,
chính sách phúc lợi tập thể.
-

- Thường xuyên đào tạo bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho công nhân viên trong kinh
doanh luôn lấy chữ tín làm đầu tạo ấn tượng tốt cho khách hàng.

1.4. Đặc điểm chung của hệ thống siêu thị Co.opMart.
-

Bán lẻ theo hình thức tự chọn.

-

Nhận và cung cấp hàng hóa theo hợp đồng, giao hàng tận nhà.

-

Logo thống nhất về màu sắc đặc trưng.


-

Nhân viên trong siêu thị có đồng phục thống nhất.

-

Chủng loại hàng hóa, giá cả thống nhất giữa các siêu thị với nhau.

2. Tình hình hoạt động của Co.op Mart trong những năm vừa qua
2.1. Tình hình hoạt động
- Ngày 29/12/2010 lễ khai trương siêu thị Co.opMart Đông Hà tỉnh Quảng Trị đã được
long trọng tổ chức, khẳng định sự phát triển của thương hiệu với 50 Siêu thị trên toàn quốc,
một cột mốc lịch sử cho sự phát triển của Saigon Co.op – Co.opMart

Trải qua gần 20 năm với nhiều thăng trầm cùng với sự đi lên của nền kinh tế nước
nhà, đến nay Liên hiệp HTX Thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã và đang khẳng
định uy tín của mình trên thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Cho đến cuối năm 2010,
hoạt động kinh doanh bán lẻ của Saigon Co.op bao gồm 50 siêu thị (tính đến cuối năm 2010)
mang thương hiệu Co.opMart, 50 cửa hàng Co.op thuộc các HTX Thành viên và cửa hàng
Bến Thành tại TP Hồ Chí Minh đang nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo tầng lớp
người tiêu dùng, thu hút hàng chục vạn khách hàng đến mua sắm, giải trí mỗi ngày.
Quy mô và hiệu quả hoạt động của HTX thể hiện qua mức tăng trưởng doanh số bình
quân hơn 30%/ năm, lợi nhuận bình quân tăng khoảng 15%/ năm, nộp ngân sách hàng năm
trên 100 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho gần 5.000 lao động trong cả nước – trong đó trên

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011


Trang 20


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

25% có trình độ đại học, trên đại học và nhiều đối tượng thuộc diện chính sách. Qua 5 năm
thực hiện Nghị quyết Trung Ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu
quả kinh tế tập thể, HTX đã phát triển thêm được 18 siêu thị Co.opMart tại nhiều địa phương
(trong đó, có 11 Co.opMart hoạt động trên các tỉnh thành bạn), tổng doanh số năm 2006 tăng
hơn 5 lần, tổng tài sản qua nhiều năm tích lũy đến nay trên 600 tỷ đồng (chưa tính các giá trị
tài sản vô hình thương hiệu, thương quyền… ). Tổng doanh thu năm 2009 của Saigon Co.op
lên đền 8.571 tỉ đồng và dự kiến năm 2010 sẽ lên tới 11.500 tỉ đồng với hơn 50 siêu thị
Co.opMart trải rộng trên khắp mọi miền đất nước.
Từ khi chuyển hướng kinh doanh chính trong lĩnh vực siêu thị và đặc biệt trong 5 năm
gần đây, Liên Hiệp có mức tăng trưởng khá ổn định và hiệu quả kinh doanh cũng dần được
nâng cao, khẳng định thương hiệu đối với các đối tác và người tiêu dùng trong cả nước. Tính
chuyên nghiệp trong kinh doanh và phục vụ khách hàng ngày càng được chú trọng nhằm đáp
ứng ngày càng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng.
Tổ chức những chuyến bán hàng lưu động đến những vùng sâu vùng xa, khu công
nghiệp, phục vụ người nghèo… trong tháng 05/2011, Co.opMart sẽ thực hiện 100 chuyến bán
hàng lưu động, trao 160 suất trị giá 150 triệu đồng học bổng cho trẻ em nghèo. Cũng nhân
ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, hệ thống siêu thị Co.opMart tổ chức chương trình “Quà tặng bé
yêu” với nhiều hoạt động hấp dẫn cho bé như vẽ tranh, tô tượng, xếp túi giấy, xem phim hoạt
hình, văn nghệ, hát karaoke … Đặc biệt, Co.opMart cũng thực hiện giảm giá đặc biệt những
món quà dễ thương dành cho các bé.
-

-

Tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi đặc biệt : “5 ngày vàng – Rộn ràng mua


sắm”.
Hàng thực phẩm tươi sống, tự chế biến, nấu chín, sản phẩm sạch an toàn vệ sinh ngày
càng tăng.
-

- Hiện tại SaiGon Co.op đầu tư ứng vốn cho 4 Hợp tác xã để sản xuất theo yêu cầu của
Co.op và có hệ thống kiểm soát quốc tế của Úc. Dưới sự phát triển của thị trường bán lẻ, Bộ
Thương Mại đã đón đầu lập ra một tổng đại lý Việt Nam “VDA” gồm: SaiGon Co.op, Satra,
Thương mại Hà Nội APRO và Phú Thái là Hiệp hội tổng đại lý Việt Nam. VDA ra đời có thể
cạnh tranh được với các tập đoàn phân phối nước ngoài đồng thời tạo cầu nối thúc đẩy
thương mại nội địa phát triển, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, bốn đơn vị thành viên
VDA tiền thân đã có 10-20 năm kinh nghiệm hoạt động, có khách hàng, có thị trường... kỳ
vọng VDA sẽ phát triển trở thành một đầu tàu trong lĩnh vực phân phối VN trong tương lai
gần, bởi đã hội tụ được những thế mạnh của 4 bên liên doanh: Saigon Co.op mạnh trong lĩnh
vực phân phối bán lẻ, chiếm 50% thị phần tại TP HCM; Hapro và Satra có hàng chục năm
kinh nghiệm, đã thiết lập được hệ thống cơ sở hạ tầng và thị phần ở cả Bắc và Nam; Phú Thái
Group cũng có thế mạnh của nhà phân phối bán lẻ hàng đầu VN với trên 100 siêu thị, 5.000
đại lý bán buôn, 50.000 cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc.

VDA không phát triển theo hướng là Công ty con của các Công ty sáng lập mà sẽ trở
thành một tập đoàn kinh doanh trong lĩnh vực logistic và phân phối hàng đầu của VN. Hoạt
động của VDA cũng sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động hiện có của các Công ty sáng lập mà
sẽ hướng đến các hoạt động, các dự án ở tầm lớn hơn mà bản thân từng thành viên sẽ không
thể làm được. VDA sẽ tập trung vào việc xây dựng và phát triển chuỗi các trung tâm thương
mại, các đại siêu thị tại các trung tâm thành phố lớn cũng như khu vực lân cận với các thương
hiệu và đẳng cấp khác nhau, hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại để tạo điều kiện

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh


Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 21


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

cho việc tổ chức lại hệ thống bán buôn, phân phối và bán lẻ hướng tới các mục tiêu: chuyên
nghiệp, hiện đại, tiện ích và tin cậy. Mục đích của các nhà sáng lập VDA không chỉ mong
muốn lập nên một bộ xương vững chắc cho 4 Tổng công ty mà còn tạo nền tảng cho việc tổ
chức lại hệ thống phân phối và bán lẻ nội địa.
Tuy nhiên Hiệp hội này vẫn chưa phát triển mạnh chỉ mới ở bước khởi sự hợp tác vì
các Doanh nghiệp còn tự cạnh tranh và việc kinh doanh còn nhỏ. Đây là hạn chế của ngành
bán lẻ Việt Nam, vì khi các Doanh nghiệp Việt Nam liên kết lại sẽ rất có lợi các vấn đề như:
 Đảm bảo nguồn hàng
 Giá rẻ
 Giữ thị phần khi có sự cạnh tranh ngày càng lớn của các Doanh nghiệp nước
ngoài
 …
 Hiện tại Co.opMart có 3 tổng kho lớn, trong đó:
 2 tổng kho hàng khô: Hậu Giang với diện tích 9000m2, Bình Dương với diện
tích 26.000m2
 1 tổng kho hàng đông lạnh ở Bình Dương với diện tích 5000m2
 Thực phẩm tươi sống sẽ tập trung về tổng kho rồi phân phối ra cho các siêu thị.
 Định hướng phát triển của Co.opMart là sẽ xây dựng một trung tâm phân phối ở
miền Trung và một trung tâm phân phối ở miền Tây. Có thể thấy đây là định hướng rất tốt,
việc phát triển thêm các kho hàng lớn sẽ giúp Co.opMart luôn có đủ hàng cung cấp, đáp ứng
kịp thời nhu cầu và chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng…
2.2. Thành Tựu :
Với nhiều cố gắng trong hoạt động, Liên hiệp đã được Đảng, Nhà nước, Chính quyền

các cấp khen thưởng nhiều danh hiệu cao qúy như:
-

Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới

- Năm 2001 đạt Cờ thi đua Chính phủ; Cờ thi đua xuất sắc của UBND/TP
- Chứng chỉ ISO 9001:2000. .
- Bảy năm liền 2004 – 2010 hệ thống siêu thị Co.opMart góp phần chủ yếu vào thành
tích “Nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam – thuộc top 500 Nhà bán lẻ hàng đầu khu vực Châu Á –
Thái Bình Dương” của Saigon Co.op do Tạp chí Bán lẻ Châu Á – Thái Bình Dương bình
chọn, một thành quả đánh dấu sự trưởng thành không ngừng của thương hiệu Co.opMart.
-

Cờ thi đua xuất sắc 2006 của Bộ Thương Mại.

Cờ thi đua dẫn đầu ngành thương mại – dịch vụ toàn quốc 2006 do Liên minh HTX
Việt Nam trao tặng.
-

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 22


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

Huân chương Lao động hạng I cho bà Nguyễn Thị Nghĩa – CT HĐQT Sàigon Co.op,
năm 2006.

-

-

Huân chương Lao động hạng III, năm 2006 cho 2 cá nhân.

-

Bằng khen chính phủ năm 2006 cho 3 tập thể và 6 cá nhân.

- Tháng 2/2004 Saigon Co.op – Co.opMart được tổ chức SGS của Thụy Sĩ chứng nhận
đạt Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000, thể hiện sự quan tâm của Saigon Co.op
– Co.opMart đến chất lượng hàng hóa và chất lượng phục vụ, đồng thời là điều kiện giúp
Co.opMart phát triển vững chắc trong tương lai. Ngày 30/11/2010 Saigon Co.op – Co.opMart
đã được tổ chức BSI của Anh chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
-

Dịch vụ được người tiêu dùng hài lòng nhất do Báo SGTT tổ chức bình chọn năm

2008.
- Thương hiệu Việt được yêu thích nhất do Báo SGGP tổ chức bình chọn (2005-20062007-2008).

Nhân kỷ niệm 15 năm thành lập Co.opMart 10 cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất sắc, có
nhiều đóng góp cho sự phát triển của hệ thống Co.opMart đã vinh dự được nhận Huân
chương Lao động hạng II và hạng III do Chủ tịch nước trao tặng.
-

3. Những thuận lợi và khó khăn
3.1. Thuận lợi:
- Co.opMart là một thương hiệu mạnh gây ấn tượng tốt, đáng tin cậy cho người dân

thành phố và các tỉnh. Mức độ nhận biết của người dân thành phố đối với Co.opMart cao.

Hệ thống siêu thị Co.opMart tại thành phố Hồ Chí Minh thường được đặt ở những
trọng điểm đông dân cư. Điều này thuận lợi cho việc thuận tiện mua sắm của người dân và
khả năng tiếp cận khách hàng của hệ thống siêu thị Co.opMart cao hơn so với đối thủ cạnh
tranh.
-

- Hệ thống siêu thị Co.opMart ra đời và liên tục phát triển trong 15 năm qua sẽ tiếp tục
phát triển. Là doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận tăng nhiều năm liền,
hiểu rõ tâm lý tiêu dùng của người Việt nên từ buổi đầu mới thành lập đã chiếm được sự tin
tưởng của đa số người tiêu dùng.
- Ra đời sớm hơn so với các siêu thị khác nên Co.op Mart đã thu hút được một lượng
khách hàng lớn tương đối ổn định và trung thành

Đúc kết được nhiều kinh nghiệm qua nhiều năm hoạt động, nên càng ngày càng được
cải thiện hơn.
-

- Hoạt động với quy mô lớn và uy tín nên được sự tin cậy của các nhà đầu tư bên ngoài
từ đó dễ thu hút các nguồn vốn đầu tư.

Có sự ổn định trong cơ chế quản lý nên tạo tâm lý ổn định trong toàn thể nhân viên,
tạo sự gắn bó lâu dài
-

-

Co.op Mart có tiền thân từ HTX Nhà nước nên có nhiều ưu đãi:


Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 23


Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

 Chính sách phát triển của Nhà nước trong ngành hàng bán lẻ.
 Các chi nhánh được xây dựng ở những vị trí thuận lợi: vị trí trung tâm, khu
đông dân cư.
 Được hỗ trợ nhiều về vốn giúp Co.op Mart mở rộng ngày cành nhiều hệ thống
phân phối.
 Được hỗ trợ về chính sách thuế ưu đãi.
 Tận dụng được nguồn nhân lực dồi dào trong nước.
 Có cơ hội liên kết sớm với các nhà cung cấp, tạo được nguồn cung dồi dào và
ổn định và chủ động.
3.2. Khó khăn:
- Là Doanh nghiệp Nhà nước nên cơ chế quản lý còn nhiều bất cập: trong vấn đề tuyển
dụng, thiếu đi sự năng động cần có, chậm thay đổi so với thị trường.

Vì được xây dựng từ khá sớm nên diện tích siêu thị nhìn chung nhỏ hẹp nên khó mở
rộng quy mô và thực hiện các chiến lược mở rộng.
-

- Ngày nay, số lượng khách hàng đến siêu thị ngày càng tăng nhưng hệ thống siêu thị
Co.opMart thì chật hẹp, đông đúc đi lại không thuận tiện gây khó khăn cho khách hàng khi đi
lựa chọn hàng hóa.
-


Nguồn nhân lực thiếu năng động.

B) Thực trạng của quá trình xây dựng và thực hiện chiến lược đại dương xanh của
hệ thống siêu thị Co.op Mart
I. Tổng quan về thị trường bán lẻ ở Việt Nam hiện nay
- Theo số lượng của Bộ Thương Mại tính đến cuối năm 2005 Việt Nam chỉ có trên 200
siêu thị, 30 trung tâm thương mại tại 30/64 tỉnh thành phố thì đến hết năm 2009 con số này là
445 siêu thị, 78 trung tâm thương mại và khoảng 2000 cửa hàng tiện lợi tại khắp 64 tỉnh
thành phố.

Theo tính toán, có khoảng 40% lượng hàng hóa lưu thông qua hệ thống phân phối
truyền thống, 44% qua hệ thống các cửa hàng bán lẻ độc lập, 10% qua hệ thống phân phối
hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, số còn lại là do các nhà sản xuất bán trực tiếp
đến tay người tiêu dùng.
-

- Với thực tế nêu trên, nếu các nhà bán lẻ nước ngoài vào Việt Nam thì thị phần đầu
tiên họ sẽ phải giành là 10%. Tức là bị cạnh tranh trực tiếp sẽ là các siêu thị, các trung tâm
thương mại và các Doanh nghiệp đang có hệ thống phân phối riêng của mình. Tuy nhiên, đến
năm 2010 kênh phân phối hiện đại chiếm tỷ lệ khoảng 30-40% và dự tính đến năm 2020 sẽ là
60%.

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 24



Đề tài NCKH: Chiến lược đại dương xanh dưới góc nhìn từ SaiGon Co.op (Hệ thống Co.opMart)

Khi Việt Nam gia nhập WTO Việt Nam phải mở rộng cửa cho các doanh nghiệp nước
ngoài trong các lĩnh vực: Bảo hiểm, Ngân hàng, Chứng khoán, Viễn thông, Năng lượng,
Chuyển phát nhanh, Xây dựng,… Đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, Việt Nam sẽ tự
do hóa lĩnh vực buôn bán, bán lẻ và nhượng quyền kinh doanh. Điều này rất hấp dẫn với các
doanh nghiệp nước ngoài. Trước sức ép đó, các doanh nghiệp trong nước cũng liên kết nhau
lại nhằm nâng cao thế và lực. Đi tiên phong trong chiến lược này là bốn nhà phân phối hàng
đầu Việt Nam: Tổng công ty Thương Mại Sài Gòn, Tổng Công Ty Thương Mại Hà Nội, Liên
Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại Thành Phố Hồ Chí Minh và Công Ty TNHH Phú Thái đã góp
vốn thành lập công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Hệ Thống Phân Phối (VDA).
-

- Các doanh nghiệp trong nước đã chứng tỏ được sự cố gắng của mình: Tổng Công Ty
Thương Mại Sài Gòn – Sài Gòn Co.opMart đang phấn đấu đến năm 2015 xây dựng được hệ
thống 100 siêu thị trên cả nước.
- Sau ba năm gia nhập tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), Việt Nam đã có nhiều
tiến triển mạnh trong lĩnh vực phân phối, riêng lĩnh vực bán lẻ, thị trường Việt Nam là đầy
triển vọng có sức hút lớn đối với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2010 của
Việt Nam đạt 747,4 nghìn tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2009. Ước tính 10 tháng
đầu năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 1.282 nghìn tỷ
đồng, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ
tiêu dùng của Việt Nam liên tục tăng cao qua các thời kỳ tốc độ tăng trưởng hàng năm, tốc độ
tăng bình quân hàng năm của giai đoạn 1996 – 2000 là 10,75%, giai đoạn 2001 – 2005 là
18,3%, 2006 – 2008 là 25%.

Theo kết quả về “Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu” của hãng AT Kearny, thị trường
bán lẻ Việt Nam những năm gần đây đang có chiều hướng tụt hạng trên bảng hấp dẫn đầu tư.
Năm 2008 đứng thứ nhất, năm 2009 đứng thứ 6 và năm 2001, đứng thứ 14, sở dĩ có tình

trạng này một phần do mạng lưới kinh doanh của các hợp tác xã thương mại với quy mô nhỏ
và vừa với hoạt động chủ yếu là các dịch vụ cung ứng “đầu vào”, “đầu ra” phục vụ xã viên,
kinh tế hộ, kinh tế trang trại sinh hoạt của cư dân nông thôn với phương thức bán lẻ truyền
thống thiếu chuyên nghiệp.
-

- Như vậy có thể thấy, ngoài những cơ hội mà quá trình hội nhập mang lại các nhà bán
lẻ Việt Nam phải đối mặt với rất nhiều thách thức, đặc biệt là cần phải xây dựng được một hệ
thống phân phối hiện đại, hài hòa giữa thành thị và nông thôn, bảo đảm hoạt động có hiệu
quả và cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với doanh nghiệp lớn, giữa các công ty
trong nước và nước ngoài.

1. Xu hướng tập trung mở rộng và phát triển nhãn hàng riêng:
- Xu hướng tiêu dùng trên thế giới và tại Việt Nam hai năm gần đây, các nhà bán lẻ đã
hướng tập trung mở rộng và phát triển nhãn hàng riêng. Đây là cách tiếp cận thị trường không
cạnh tranh với các nhãn hàng dẫn đầu mà vẫn đáp ứng nhu cầu thị trường.

Khởi đầu cho xu hướng này phải kể đến Metro Cash & Carry Việt Nam, nhà phân
phối nước ngoài vào Việt Nam năm 2002. Với kinh nghiệm vốn có từ các thị trường khác trên
thế giới, Metro liên tục giới thiệu đến người tiêu dùng Việt Nam hàng loạt nhãn hàng riêng ở
rất nhiều ngành hàng, từ thực phẩm, hóa mỹ phẩm đến đồ dùng nhà bếp, văn phòng hay hàng
-

Khoa: Quản Trị Kinh Doanh

Nghiên Cứu Khoa Học 2011

Trang 25



×