Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Chủ đề các định luạt về chất khí mới tập huấn 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.12 KB, 13 trang )

Chuyên đề: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN
Ngày soạn: 05/10/2015
Ngày thực hiện:…………..2015
I. Xác định vấn đề cân nghiên cứu:
Ba định luật Niu-Tơn được coi là nền tảng của vật lí học cổ điển. Sự biểu hiện
của các lực cơ học rất phổ biến trong đời sống, vì vậy việc giúp học sinh chiếm lĩnh
kiến thức và vận dụng các định luật Niu-tơn là hết sức cần thiết. Dưới đây là ví dụ về
việc xây dựng chuyên đề dạy học về Ba định luật Niu-Tơn trong đó sử dụng thời gian
của hai tiết xây dựng kiến thức lí thuyết và một tiết làm bài tâp và vận dụng kiến
thức.
II. Nội dung kiến thức cần xây dựng trong chuyên đề
1.Nội dung 1: Định luật 1 Niu-Tơn; Quán tính
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có
hợp lực bằng không, thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động
sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.
Định luật I giúp ta phát hiện ra mọi vật có tính chất mà nhờ đó nó tiếp tục chuyển
động được ngay cả khi lực tác dụng vào vật mất đi. Tính chất đó gọi là quán tính.
Quán tính là tính chất của mọi vật có xu hướng bảo toàn vận tốc của về hướng và
độ lớn.
2. Nội dung 2:Định luật II Niu-Tơn; khối lượng; trọng lực, trọng lượng
Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ với
độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.


F
a=
m



hay







F = ma

Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng







F1 , F2 ,..., Fn

đó :







thì



là hợp lực của các lực


F



F = F1 + F2 + ... + Fn

Theo định luật II Niu-Tơn, khối lượng còn được dùng để chỉ mức quán tính của
vật. hay: Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
Tính chất của khối lượng.


Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
Khối lượng có tính chất cộng.
Trọng lực. Trọng lượng:
Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự
do. Trọng lực được kí hiệu là



. Trọng lực tác dụng lên vật đặt tại trọng tâm của vật.

P

Công thức của trọng lực






P = mg

Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là
P. Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế.
3. Nội dung 3: Định luật III Niu-Tơn
Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng
lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.




FBA = − FAB

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản
lực.
Đặc điểm của lực và phản lực :
Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc
điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
4. Nội dung 4: Vận dụng
Sử dụng ba định luật Niu-Tơn giải bài tập về cân bằng và chuyển động của vật, hệ
vật (chất điểm), giải thích được một số hiện tượng thường gặp trong đời sống và kỹ
thuật liên quan đến các định luật đã học
III. Mục tiêu dạy học:
1. Kiến thức


- Phát biểu được: Định nghĩa quán tính, ba định luật Niuton, định nghĩa khối
lượng và nêu được tính chất của khối lượng.

- Viết được công thức của định luật II, định luật III Newton và của trọng lực.
- Nêu được những đặc điểm của cặp “lực và phản lực”.
- Vận dụng các định luật Niu-Tơn để thực hiện có hiệu quả các tình huống trong
đời sống có liên quan.
2. Kỹ năng
- Vận dụng được định luật I Newton và khái niệm quán tính để giải thích một số
hiện tượng vật lí đơn giản và để giải các bài tập trong bài.
- Chỉ ra được điểm đặt của cặp “lực và phản lực”. Phân biệt cặp lực này với cặp
lực cân bằng
- Vận dụng phối hợp định luật II và III Newton để giải các bài tập trong bài.
- Tìm ra các tình huống quan trọng trong thực tế có thể giải thích bằng các định
luật Niu-Tơn và nêu phương án giải quyết, phòng tránh hiệu quả.
3. Thái độ:
-Tự tin đưa ra các ý kiến cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ ở lớp, ở nhà.
- Chủ động trao đổi, thảo luận đưa ra ý kiến
- Hợp tác chặt chẽ với các bạn khi thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, thí nghiệm
ở nhà.
4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực sử dụng kiến thức: Sử dụng kiến thức để giải các bài toán có liên quan tới
ba định luật Niu-Tơn và các bài toán thực tiễn.
- Năng lực phương pháp: Đề xuất được các dự đoán có căn cứ về chuyển động theo
quán tính, sự phụ thuộc của gia tốc vào lực và khối lượng, lực và phản lực; đề xuất
được các phương án thí nghiệm và bố trí các dụng cụ hợp lí; thực hiện được các thí
nghiệm theo kế hoạch đã đề xuất và kiểm tra tính đúng đắn về các định luật.
- Năng lực trao đổi thông tin: Thực hiện các trao đổi thảo luận với bạn để thực hiện
nhiệm vụ.
- Năng lực cá thể: Kết hợp các kiến thức trong việc giải các bài toán về các định luật
Niu-Tơn, giải quyết các tình huống thực tiễn có liên quan.
IV. Tiến trình dạy học:



Hoạt động 1 : Tìm hiểu định luật I Newton-quán tính
1.Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu (Phát triển các năng lực: K1,P1,P2,X1)
- Giáo viên đặt vấn đề: Lực có phải là nguyên nhân duy trì chuyển động hay không?
Nếu không có lực tác dụng thì vật có thể chuyển động được hay không?
- Giáo viên làm TN: đẩy quyển sách mặt bàn, sau khi ngừng đẩy thì quyển sách dừng
lại.
- Các nhóm học sinh thảo luận trả lời câu hỏi, đưa ra những ví dụ minh họa cho câu
trả lời.
- Giáo viên nhận xét câu trả lời, lập luận hiện tượng xảy ra khi không có ma sát.
2. Giải quyết vấn đề (Phát triển các năng lực:X1,P1,P2,P6)
- Giáo viên mô tả thí nghiệm của Galilê.
- Các nhóm học sinh quan sát và nhận xét về quãng đường hòn bi lăn được trên máng
nghiêng 2 khi thay đổi độ nghiêng của máng này.
- Giáo viên trình bày dự đoán của Galilê: Nếu không có ma sát và máng nằm ngang
thì hòn bi sẽ chuyển động thẳng đều mãi mãi.
3. Phát biểu vấn đề cân nghiên cứu (Phát triển các năng lực: K1,P2,X1)
- Giáo viên thông báo: qua các quan sát, thí nghiệm tiến hành với độ chính xác cao
nhà bác học Niu-tơn đã khái quát thành một Định luật gọi là Định luật 1 Niu-tơn:
Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp
lực bằng không thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp
tục chuyển động thẳng đều.
- Giáo viên nêu : từ định luật 1 Niu-tơn người ta phát hiện ra mọi vật đều có một tính
chất mà nhờ nó vật có thể chuyển động được ngay cả khi lực mất đi, tính chất đó gọi
là quán tính
- Giáo viên nêu khái niệm quán tính: Mọi vật có tính chất bảo toàn vận tốc cả về
hướng và độ lớn. Tính chất đó gọi là quán tính.


4. Vận dụng (Phát triển các năng lực:K3,K4,P1,P2,X1)

- Giáo viên đưa ra hiện tượng: Khi xe chở khách đang chạy nhanh thì phanh đột ngột.
- Các nhóm học sinh thảo luận và nêu hiện tượng xảy ra và giải thích.
- Giáo viên nhận xét .
- Các nhóm học sinh thảo luận và đưa ra những hiện tượng trong thực tế có biểu hiện
của chuyển động theo quán tính, phân tích trường hợp nào có lợi, trường hợp nào có
hại, cách khắc phục…
- Giáo viên nhận xét .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu định luật II Newton
1. Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu (Phát triển các năng lực:K1,P1,P2,X1)
+ Nêu vấn đề thông qua ví dụ: Một chiếc xe ô tô tải bị chết máy cần di chuyển đến
xưởng sửa chữa gần đó. Lúc đầu ít người đẩy thì phải mất một thời gian dài mới
nhận thấy sự tăng tốc độ của nó. Nhưng nếu nhiều người đẩy thì xe tăng tốc nhanh
đến mức phải chạy theo xe.
+ Các nhóm học sinh thảo luận học sinh nêu nhận xét về sự phụ thuộc của gia tốc vào
lực tác dụng (bao gồm cả hướng và độ lớn).
+ Giáo viên nhận xét, kết luận: Lực tác dụng vào vật càng lớn thì vật thu được gia tốc
càng lớn, gia tốc cùng hướng với lực.
+ Giáo viên nêu vấn đề thông qua ví dụ: Một người dùng xe máy kéo một xe bò đi
chở thóc. Lúc đi thì trên xe không có gì, lúc về thì xe được chất đầy các bao thóc.
Hỏi trường hợp nào xe tăng tốc nhanh hơn?( coi lực kéo là không đổi)
+ Các nhóm học sinh thảo luận học sinh nêu nhận xét về sự phụ thuộc của gia tốc vào
khối lượng.
+ Giáo viên nhận xét, kết luận: Cùng một lực tác dụng vật nào khối lượng càng lớn
thì thu được gia tốc càng nhỏ.
3. Phát biểu vấn đề cần nghiên cứu(Phát triển các năng lực: K1,P2,X1)
- Giáo viên thông báo: qua các quan sát thiên văn, thí nghiệm tiến hành với độ chính
xác cao nhà bác học Niu-tơn đã khái quát thành một Định luật gọi là Định luật 2 Niutơn: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ
với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.





F
a=
m



hay





F = ma

- Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng







F1 , F2 ,..., Fn

đó :








thì



là hợp lực của các lực

F



F = F1 + F2 + ... + Fn

Hoạt động 3 : Tìm hiểu khối lượng và mức quán tính.
1. Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu (Phát triển các năng lực: K1,P1,P2,X1)
- Giáo viên nêu vấn đề: Cho hai vật chịu tác dụng của những lực có độ lớn bằng
nhau. Hãy vận dụng định luật II Niu-tơn để suy ra rằng, vật nào có khối lượng lớn
hơn thì càng khó làm thay đổi vận tốc hơn, tức là có mức quán tính lớn hơn
- Các nhóm học sinh thảo luận trả lời câu hỏi. Đại diện các nhóm nêu câu trả lời và
các nhóm khác nhận xét.
- Giáo viên nhận xét và chỉ ra rằng: khối lượng thể hiện mức quán tính của vật.
2. Phát biểu vấn đề cần nghiên cứu(Phát triển các năng lực: K1,P2,X1)
Giáo viên thông báo:
- Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.
- Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.
- Khối lượng có tính chất cộng được.
3. Vận dụng (Phát triển các năng lực: K3,K4,P1,P2,X1)

-Giáo viên nêu một số hiện tượng:
+ Máy bay phải chạy một quãng đường dài trên đường băng mới cất cánh được.
+ Vì sao những xe có tải trọng lớn (Công-ten-nơ) nếu chạy nhanh thì rất dễ bị “mất
phanh” và gây tai nạn.
- Các nhóm học sinh thảo luận trả lời
- GV yêu cầu các nhóm đưa ra các tình huống thực tế thể hiện sự liên hệ giữa khối
lượng và mức quán tính.


- Các nhóm học sinh thảo luận trả lời
- Giáo viên nhận xét
Hoạt động 4 : Tìm hiểu trọng lực và trọng lượng (Phát triển các năng
lực:X1,X2,K1,K2,P1).
- Giáo viên nêu vấn đề: ta đã biết mọi vật khi được thả từ một độ cao nào đó thì sẽ bị
rơi về mặt đất vậy lực nào đã làm cho vật rơi, lực đó có đặc điểm ( điểm đặt, hướng,
độ lớn) như thế nào?
- Các nhóm học sinh thảo luận trả lời
- Giáo viên nhận xét, đưa ra khái niệm trọng lực, trọng lượng:
+Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do.
Trọng lực được kí hiệu là



. Trọng lực tác dụng lên vật đặt tại trọng tâm của vật.

P

Công thức của trọng lực:






P = mg

+ Độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật, kí hiệu là P.
Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế.
- Giáo viên nêu câu hỏi:
+ Trên túi bột giặt Omo có ghi như sau: “ Trọng lượng tịnh: 5kg”. Theo em cách ghi
trên có đúng không? Vì sao?
+ Bạn A nói với bạn B:
“Dạo này mình béo quá, mình vừa mới cân xong, trọng lượng của mình là 50 kg”
Theo em, bạn A nói như vậy đúng hay sai, nếu sai hãy chỉ ra những chỗ sai của bạn?
- Các nhóm học sinh thảo luận trả lời
- Giáo viên nhận xét, lưu ý học sinh phân biệt giữa trọng lực và trọng lượng.
Hoạt động 5 :Tìm hiểu về định luật III Niu-tơn
1. Làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu (Phát triển các năng lực: K1,P1,P2,X1)
- Giáo viên thực hiện thí nghiệm: Bắn một hòn bi A vào hòn bi B đang đứng yên.
Yêu cầu học sinh nêu hiện tượng xảy ra và giải thích
- Các nhóm học sinh quan sát, thảo luận nêu hiện tượng xảy ra, giải thích và nhận xét
câu trả lời của bạn.


- Giáo viên nhận xét câu trả lời, nêu kết luận: sau va chạm hòn bi B chuyển động
đồng thời hòn bi A cũng thay đổi chuyển động. Nguyên nhân là khi va chạm hòn bi A
tác dụng lên hòn bi B một lực đồng thời hòn bi B cũng tác dụng ngược trở lại hòn bi
A một lực (lực gây ra gia tốc tức là làm biến thiên vận tốc).
2. Phát biểu vấn đề cần nghiên cứu(Phát triển các năng lực: K1,P2,X1)
- Giáo viên thông báo: qua các quan sát thiên văn, thí nghiệm tiến hành với độ chính
xác cao nhà bác học Niu-tơn đã khái quát thành một Định luật gọi là Định luật 3 Niutơn: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác

dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.




FBA = − FAB

Một trong hai lực tương tác giữa hai vật gọi là lực tác dụng còn lực kia gọi là phản
lực.
Đặc điểm của lực và phản lực :
+ Lực và phản lực luôn luôn xuất hiện (hoặc mất đi) đồng thời.
+ Lực và phản lực có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều. Hai lực có đặc
điểm như vậy gọi là hai lực trực đối.
+ Lực và phản lực không cân bằng nhau vì chúng đặt vào hai vật khác nhau.
3. Vận dụng (Phát triển các năng lực: K3,K4,P1,P2,X1)
-Giáo viên nêu câu hỏi:
+Trong 1 vụ tai nạn giao thông, một ô tô tải đâm vào 1 Ô tô con đang chạy ngược
chiều. Ô tô nào chịu lực lớn hơn? Ô tô nào nhận được gia tốc lớn hơn? Hãy giải thích
+ Xét hiện tượng dùng búa đóng vào đinh lực búa tác dụng lên đinh và lực đinh tác
dụng lên búa có bừng nhau không? Nếu bằng nhau thì tại sao đinh di chuyển mà búa
hầu như không di chuyển?
- Các nhóm học sinh thảo luận trả lời
- Giáo viên nhận xét, nhấn mạnh với học sinh: Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau,
nhưng vật nào có khối lượng lớn hơn sẽ thu được gia tốc nhỏ hơn (ĐL II Niu-tơn).
Hoạt động 6 :Vận dụng kiến thức ba định luật Niu-tơn để giải các bài tập, giải
thích các hiện tượng vật lí, các tình huống trong đời sống(Phát triển các năng lực:
K1,K2,K3,K4P1,P2,P3,P5,X1X2,X7,C1,C2)
-Giáo viên giao câu hỏi, bài tập, các tình huống cho học sinh, yêu câu các nhóm thảo
luận ở nhà tìm câu trả lời. Trên lớp các nhóm nêu câu trả lời, ý kiến, nhận định, nêu



các tình huống, biện pháp giải quyết tình huống. Các nhóm nhận xét lẫn nhau, sau đó
giáo viên nhận xét, phân tích chỉ rõ đúng, sai, thiếu sót của các nhóm, bổ sung cho
đầy đủ.

CÁC NĂNG LỰC CẦN PHÁT HIỆN Ở HỌC SINH KHI DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
CÁC ĐỊNH LUẬT NIUTƠN
Nhóm năng lực
thành phần

Năng lực thành phần trong
dạy học Vật lý
K1: Trình bày được kiến thức
về các hiện tượng, đại lượng,
định luật, nguyên lí vật lí cơ
bản, các phép đo, các hằng
số vật lí.
K2: Trình bày được mối
quan hệ giữa các kiến thức
Vật lý.

Nhóm NLTP liên
quan đến sử
K3: Sử dụng kiến thức Vật lý
dụng kiến thức để thực hiện các nhiệm vụ
Vật lý
học tập.
K4: Vận dụng (giải thích, dự
đoán, tính toán, đề ra giải
pháp, đánh giá giải pháp…)

kiến thức Vật lý và các tình
huống thực tiễn.

Nhóm NLTP về

Các năng lực có thể phát triển
trong dạy học nội dung kiến
thức cụ thể…
- Nêu nội dung ba định luật
Niutơn.
- Nêu tính chất lực và phản lực.
- Trình bày được mối quan hệ
giữa khối lượng và quán tính.
- Mối quan hệ giữa gia tốc với lực
và khối lượng; mối quan hệ giữa
khối lượng và mức quán tính; mối
quan hệ giữa lực và phản lực.
- Giải các bài tập về cân bằng và
chuyển động của vật, hệ vật.

- Nêu các ví dụ về các hiện tượng
quán tính trong thực tế.
- So sánh được mức quán tính của
các vật.
- Giải thích được một số hiện
tượng thường gặp trong đời sống
và kỹ thuật liên quan đến quán
tính.
P1: Đặt ra những câu hỏi về - Tại sao khi xe dừng (hoặc tăng



một sự kiện vật lí.

tốc) đột ngột thì người ngồi trên
xe lại bị lao về phía trước (hoặc
ngả về phía sau)?...
- Tại sao máy bay phải chạy trên
đường băng dài trước khi cất
cánh? …
P2: Mô tả được các hiện - Khi tay đấm vào tường thì tay bị
tượng tự nhiên bằng ngôn đau là do tương tác giữa tay và
ngữ Vật lý và chỉ ra các quy tường gây ra cảm giác đau đó…
luật Vật lý trong hiện tượng
đó.
P3: Thu thập, đánh giá, lựa - Tìm kiếm, xử lý thông tin về vai
chọn và xử lý thông tin từ trò của các định luật Niutơn trong
các nguồn khác nhau để giải lịch sử Vật lý, vai trò của quán
quyết vấn đề trong học tập tính trong đời sống và kỹ thuật;
phương pháp
khẳng định lực không phải là
(tập trung vào Vật lý.
nguyên nhân duy trì chuyển động
năng lực thực
của vật mà chỉ làm thay đổi vận
nghiệm và năng
tốc của vật, tương tác có tính chất
lực mô hình
hai chiều.
hóa).
P5: Lựa chọn và sử dụng các - Sử dụng các công cụ toán học

công cụ toán học phù hợp như vectơ, phép chiếu vectơ, hệ
trong học tập Vật lý
phương trình hai ẩn để giải các bài
toán hệ vật.
P6: Chỉ ra được điều kiện lý - Chỉ ra được điều kiện lý tưởng
tưởng của hiện tượng Vật lý của định luật I, II Niutơn: trong
HQC quán tính…
P7; P8: Đề xuất được giả - Đề xuất phương án tiến hành thí
thuyết, đề xuất phương án, nghiệm kiểm chứng các định luật
lắp ráp thí nghiệm, tiến hành Niutơn.
xử lý kết quả thí nghiệm.
P9: Biện luận tính đúng đắn - Biện luận được kết quả thu được
của kết quả thí nghiệm kiểm từ thí nghiệm, khẳng định tính
chứng đã tiến hành.
đúng đắn của định luật.
X1: Trao đổi kiến thức và - Phân biệt được khái niệm khối
Nhóm NLTP
ứng dụng Vật lý bằng ngôn lượng, trọng lượng, trọng lực.
trao đổi thông
ngữ Vật lý và các cách diễn
tin
tả đặc thù của Vật lý.
C3: Chỉ ra được vai trò (cơ - Chỉ ra việc lưu ý đến quán tính
hội) và hạn chế của các quan của vật trong giao thông.
điểm Vật lý trong các trường
Nhóm NLTP liên
hợp cụ thể trong và ngoài
quan đến cá
môn Vật lý.
nhân

C6: Nhận ra được ảnh hưởng - Trình bày được tầm quan trọng
Vật lý lên các mối quan hệ của các định luật Niutơn trong sự
xã hội và lịch sử.
phát triển của Vật lý.


HỆ THỐNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
CHUYÊN ĐỀ: BA ĐỊNH LUẬT NIU-TƠN
Định luật 1.
Câu K1.1: Phát biểu nội dung định luật 1 NiuTơn?
Câu P1.1: Lực có phải nguyên nhân duy trì chuyển động hay không?
Câu P1.2: Nguyên nhân nào khiến vật đang chuyển động bị dừng lại?
Câu P1.3: Tại sao khi xe dừng lại đột ngột thì người ngồi trên xe bị chúi đầu về phía
trước?
Câu K1.2: Nêu quán tính của vật là gì?
Câu K4.1: Khi xe dừng lại đột ngột thì người ngồi trên xe có hiện tượng gì ?
Câu X3.1: Em hãy suy đoán chuyển động của viên bi trên mặt phẳng ngang khi loại
trừ được lực ma sát.
Câu C3.1: Tại sao xe đạp chạy được 1 quãng đường nữa sau khi ta ngừng tác dụng
lực vào bàn đạp?
Câu P7.1: Một vật đang chuyển động với vận tốc 3 m/s. Nếu bỗng nhiên các lực tác
dụng lên nó mất đi thì hiện tượng gì sẽ sảy ra?
Câu P2.1: Mô tả hiện tượng người ngồi trên xe Ô tô khi vào cua? Giải thích hiện
tượng ?
Định luật 2.
Câu X1.1: Bạn An kể với bạn Bi:
An: Hôm nọ bố tớ đưa tớ đi công viên bằng Ô tô.
Bi: Sướng nhé.
An: Hic... đi được nửa đường thì Ô tô của bố tớ bị hỏng.
Bi: Thế cậu làm thế nào?

An: Đầu tiên tớ xuống đẩy nhưng Ô tô không di chuyển, lúc sau bố tớ nhờ mấy bác
đang đi đường đẩy hộ ô tô từ từ chạy nhanh dần, một lúc sau Ô tô mới nổ được máy.
Bi: May quá cậu nhỉ. Nhưng tớ đố cậu 1 câu nhé.
An: Ô kê con gà đen.
Bi: Tại sao lúc đầu một mình cậu không thể đẩy được ô tô? Lúc sau nhiều người lại
đẩy được ô tô đi được?
An: À....ừ.....tớ.....
Bi: Hì tớ cũng không biết. Mình cùng đi hỏi thầy giáo nhé.
Em hãy đóng giả thầy giáo để giải thích hiện tượng trên?
Câu K1.1: Phát biểu nội dung định luật 2 NiuTơn?
Câu K2.2: Tác dụng lực F không đổi vào 1 vật khối lượng
được là
A. 0,5a

a1 = a

, Nếu lực F tác dụng vào vật
B. 2a
C. 0.5 a2

m2 = 2m

m1 = m

thì gia tốc vật thu

thì gia tốc thu được là:
D. 4a



Câu K3.1: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5kg
làm vận tốc của nó tăng dần từ 2m/s đến 8m/s trong 3s. Độ lớn của
lực tác dụng vào vật là :
A. 2 N.
B. 5 N.
C. 10 N.
D. 50 N.
Câu K3.2: Một lực 1 N tác dụng vào một vật có khối lượng 2kg lúc
đầu đứng yên theo phương nằm ngang, trong khoảng thời gian 2s.
Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó? Bỏ qua lực
ma sát
Câu K1.4: Khối lượng là gì?
Câu K4.2: Chọn câu phát biểu đúng.
a. Khi vật thay đổi vận tốc thì bắt buộc phải có lực khác không tác
dụng vào vật.
b. Vật bắt buộc phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng vào
nó.
c. Nếu không còn lực nào tác dụng vào vật đang chuyển động thì
vật phải lập tức dừng lại.
d. Một vật không thể liên tục chuyển động mãi mãi nếu không có
lực nào tác dụng vào nó.
Câu C5.3: Tại sao máy bay phải chạy trên 1 quãng đường dài mới có thể cất cánh?
Câu X4.1: Em hãy cho biết nguyên tắc của chế độ vắt quần áo trong máy giặt?
Câu X2.1: Hãy viết lại những câu sau đây theo ngôn ngữ Vật Lý:
- Vật A có sức nặng hơn vật B
- Bạn Thủy đang chạy bị vấp ngã dúi dụi.
Câu K4.5: Xe chuyển động thẳng trên đoạn đường AB chịu tác dụng bởi lực F 1 và
tăng vận tốc từ 0 đến 10m/s trong thời gian t. Trên đoạn đường BC chịu tác dụng của
lực F2 và tăng vận tốc đến 15m/s cũng trong thời gian t.
a. Tính tỉ số giữa F1/F2.

b. Xe chuyển động trên đoạn đường CD trong thời gian 2t cũng vẫn dưới tác dụng
của lực F2. Tìm vận tốc tại D?.
Bài K4.6: cho hệ như hình vẽ. hai vật nặng có cùng khối lượng m=1kg có độ cao
chênh nhau một khoảng h=2m.Khi hệ đang đứng yên thì ta đặt thêm vật m’=500g lên
vật

m1

. Bỏ qua ma sát , khối lượng của dây và ròng rọc. Tìm gia tốc của hai vật và

vận tốc của các vật khi hai vật

m1



m2

ở ngang nhau. Lấy g=10m/s2

m1
Định luật 3 NiuTơn.
Câu P1.4: Tại sao khi ta tác dụng 1 lực vào tường thì tay ta lại đau?

m2


Câu K1.1: Phát biểu nội dung các định luật NiuTơn?
Câu K1.5: Nêu các đặc điểm của lực và phản lực ?
Câu K3.2: Chọn phát biểu đúng.

Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ :
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào
búa.
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác
dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn nhỏ hơn lực của đinh tác
dụng vào búa.
D. Không thể so sánh được độ lớn của 2 lực trên.
Câu P1.5: Tại sao khi 1 xe Ô tô và 1 xe máy đâm nhau thì xe máy bị văng ra xa hơn?
Câu C5.2: Tại sao khi nhảy từ cao xuống ta phải gập chân lại.
Câu K4.3:Hai quả bóng ép sát vào nhau trên mặt phẳng ngang. Khi buông tay, hai
quả bóng lăn được các quãng đường 9m và 4m rồi dừng lại. Biết sau khi rời nhau, hai
quả bóng chuyển động chậm dần với cùng một gia tốc. Tính tỉ số khối lượng của hai
quả bóng?.
Câu K4.4: Xe A đang chuyển động với vận tốc 3,6km/h đến đập vào xe B đang đứng
yên. Sau va chạm xe A chuyển động ngược lại với vận tốc 0,1m/s. Còn xe B chạy với
vận tốc 0,55m/s. Biết mB = 200g. Tìm mA?.
Câu K3.3: Khối gỗ B dặt trên mặt đất, khối gỗ A đặt trên khối gỗ B (đều có dạng
hình hộp chữ nhật). Hãy biểu diễn các lực tác dụng lên hai khối gỗ.



×