Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

De an mau thi mon hanh chinh hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.78 KB, 20 trang )

1
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
VĂN PHÒNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Tân An, ngày tháng

năm 2011

ĐỀ ÁN 1
KIỆN TOÀN TỔ CHỨC, BỘ MÁY
VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
(Giai đoạn 2011-2015)
CHỦ ĐỀ CÔNG SỞ
________
1. Mô tả hiện trạng:
Thực hiện quy định số 222-QĐ ngày 5 tháng 5 năm 2009 của Ban Bí thư về việc quy định
về các cơ quan chuyên trách tham mưu Tỉnh uỷ; Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã cụ thể hoá quy định
chức năng, nhiệm vụ và tổ chức biên chế của Văn phòng. Tuy nhiên, qua việc tổ chức thực hiện vẫn
còn một số vấn đề bất cập sau:
- Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, đủ về lượng nhưng thiếu về chất (đội ngũ làm công tác
tham mưu, tổng hợp thiếu nhiều; bộ phận làm công tác phục vụ còn đông…).
- Cơ cấu tổ chức bộ máy, đào tạo giữa các bộ phận, phòng chuyên môn trực thuộc văn
phòng chưa tương xứng với chức năng, nhiệm vụ.
- Cơ cấu đội ngũ thiếu hợp lý, nhất là cán bộ trẻ, nữ.
Nguyên nhân chủ yếu là do lịch sử để lại (việc sáp nhập các Sở; một số bộ phận không quy
định bố trí biên chế nhưng do trước đây đã bố trí biên chế nên chưa sắp xếp được…). Nguyên nhân
chủ quan do thời gian dài chưa quan tâm đến công tác kiện toàn tổ chức, bộ máy của Văn phòng;
thiếu nguồn cán bộ bổ sung…
2. Mục đích của đề án:
(1) Xác lập lại cơ cấu tổ chức bộ máy, yêu cầu nhân sự (số lượng, chất lượng) đối với từng


phòng, bộ phận trực thuộc Văn phòng.
(2) Thực hiện sắp xếp, hoán chuyển trong nội bộ; luân chuyển công tác… để sắp xếp lại tổ
chức, cán bộ.
(3) Tuyển dụng mới, điều chuyển đến đối với các vị trí còn thiếu để đảm bảo đảm đương
được nhiệm vụ.
(4) Đề xuất cơ chế chính sách đặc thù để giải quyết dôi dư.
3. Tổ chức thực hiện:
* Thực hiện mục tiêu 1:
- Giao các phòng, trung tâm trực thuộc văn phòng, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ xây
dựng quy chế hoạt động, trong đó có mô tả nhiệm vụ, yêu cầu nhân sự để hoàn thành nhiệm vụ
được giao. Hoàn thành trước ngày 30/6/2011.
- Giao Phòng Hành chánh tổ chức tổng hợp chung về yêu cầu nhân sự đối với tất cả các
phòng, trung tâm trực thuộc trình lãnh đạo trước ngày 7/7/2011.
- Lãnh đạo Văn phòng tổ chức lấy ý kiến và thông qua tổ chức, bộ máy và yêu cầu nhân sự
chung của Văn phòng trước 31/7/2011.
* Thực hiện nhiệm vụ 2:
- Giao Phó Văn phòng phụ trách công tác hành chính tổ chức rà soát lại đội ngũ cán bộ trình
lãnh đạo Văn phòng phương án hoán chuyển, sắp xếp lại nhân sự trong Văn phòng, trình lãnh đạo
Văn phòng trước ngày 30/6/2011.
- Lãnh đạo Văn phòng lấy ý kiến, thông qua phương án sắp xếp điều chỉnh trước ngày
10/8/2011.
* Thực hiện nhiệm vụ 3:
- Giao Trưởng các phòng, trung tâm trực thuộc Văn phòng tìm nguồn cán bộ đang làm việc
ở các cơ quan Đảng, Nhà nước phù hợp với các vị trí còn thiếu của Văn phòng đề xuất lãnh đạo
Văn phòng để làm việc, điều chuyển nhân sự về Văn phòng. Thời gian trước ngày 30/8/2011.


2
- Giao Phòng Tổ chức - Hành chính phối hợp với các phòng, trung tâm có nhân sự còn thiếu
và cần tuyển dụng mới, thực hiện việc tuyển dụng nhân sự theo đúng quy trình. Thời gian trước

ngày 20/3/2012.
* Thực hiện nhiệm vụ 4:
- Giao Trưởng phòng Hành chính – Tổ chức phối hợp với Phòng Quản trị, bộ phận Nhà
khách Tỉnh uỷ đề xuất phương án sắp xếp các vị trí thuộc bộ phận nhà khách, tài xế và các nhân
viên không đạt chuẩn (không thuộc quy định của Ban Bí thư về việc bố trí biên chế mà chỉ hợp
đồng) trình lãnh đạo Văn phòng. Thời gian trước ngày 30/6/2012.
- Chánh Văn phòng Tỉnh uỷ hoàn chỉnh phương án sắp xếp, trình thông qua tập thể lãnh
đạo; xin ý kiến Thường trực Tỉnh uỷ trước khi thực hiện.
* Thực hiện chung: Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong đề án và các nhiệm
vụ bổ sung tuỳ tình hình, đảm bảo đến cuối năm 2015 kiện toàn được bộ máy Văn phòng Tỉnh uỷ
thực sự tinh, gọn hoạt động hiệu quả.
Định kỳ hàng năm có báo cáo tại Hội nghị công nhân viên chức cơ quan về kết quả thực
hiện Đề án./.
Nơi nhận:
- TT.TU (B/c)
- Ban TCTU (để biết);
- Lãnh đạo VPTU
- Các phòng, trung tâm VPTU
- Lưu VT.

CHÁNH VĂN PHÒNG


3
ĐỀ ÁN 2
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LONG AN.
CHỦ ĐỀ TÀI CHÍNH CÔNG
----I. Thực trạng công tác sử dụng vốn đầu tư của nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An
trong thời gian qua:

1. Những thành tựu đã đạt được:
Trong những năm qua, nguồn vốn Nhà nước dành cho đầu tư ngày càng tăng, chiếm tỉ trọng
lớn trong tổng chi ngân sách địa phương (khoảng 35-40%). Vốn đầu tư của Nhà nước là nguồn lực
quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh Long An.
Nguồn vốn của Nhà nước được đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội,
những công trình thiết yếu để phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, cụ thể như các công trình giao
thông; các công trình thủy lợi; các công trình điện; phát triển kết cấu hạ tầng khu đô thị, khu công
nghiệp; các công trình về văn hóa – xã hội như: bệnh viện, trường học, công trình văn hóa, thể
thao, phát thanh truyền hình, các chương trình mục tiêu quốc gia... Nhờ đó, cơ sở hạ tầng phát triển
mạnh tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh với nhịp độ cao;
đồng thời cải thiện, nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân, từng bước làm thay đổi diện mạo của tỉnh
nhà trong khu vực nói riêng và cả nước nói chung.
Thực tiễn cho thấy nguồn vốn của Nhà nước đã và đang giữ vai trò chủ đạo trong việc
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Việc tập trung đầu tư các
công trình ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp đã góp phần tích cực vào việc thu hút vốn đầu
tư trong và ngoài nước, thu hút vốn đầu tư của xã hội để phát triển năng lực sản xuất, giải quyết
công văn việc làm, tạo nguồn thu cho ngân sách và nguồn vốn để tái đầu tư trong tương lai.
2. Những hạn chế tồn tại trong công tác đầu tư của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long
An:
Bên cạnh những thành tựu như đã phân tích công tác đầu tư và quản lý đầu tư còn nhiều mặt
hạn chế, tồn tại:
- Về công tác chuẩn bị đầu tư và chuẩn bị thực hiện dự án: công tác này còn nhiều bất cập
thể hiện ở chỗ: cho chủ trương triển khai lập dự án hoặc hồ sơ đầu tư quá nhiều dự án công trình.
Sau đó không có chủ trương triển khai đầu tư tiếp, vừa tốn kinh phí thanh toán tiền lập hồ sơ, dự án;
vừa phải lập lại hồ sơ nếu sau này muốn thực hiện lại dự án vì đã quá thời hạn sử dụng theo quy
định.
- Dự án đầu tư lập với qui mô quá lớn vừa quá khả năng bố trí vốn đầu tư của ngân sách,
vừa vượt quá nhu cầu sử dụng thực tế (lãng phí trong thiết kế). Do đó nhiều công trình phải điều
chỉnh dự án, hồ sơ nhiều lần: lãng phí tiền của và công sức.
- Công tác lập kế hoạch danh mục dự án công trình chuẩn bị thực hiện dự án của năm nay

chưa gắn kết với khả năng bố trí vốn để thực hiện dự án vào kế hoạch năm sau.
- Công tác bồi thường giải tỏa thường làm chậm và không kịp thời theo kế hoạch đã đề ra
làm kéo dài nên tiến độ thi công bị trở ngại, đơn vị thi công đề nghị điều chỉnh giá trị hợp đồng thi
công theo tình hình giá cả vật tư đã thay đổi.
- Chất lượng công tác khảo sát thiết kế chưa cao, nhiều công trình khảo sát chưa đến nơi đến
chốn.
- Về công tác lập kế hoạch vốn đầu tư: Công tác lập kế hoạch và bố trí vốn đầu tư còn dàn
trải chưa gắn với khả năng bố trí vốn thể hiện ở chỗ:
+ Vốn có hạn nhưng lại bố trí quá nhiều công trình, dẫn đến tình trạng số vốn bố trí cho mỗi
dự án không nhiều, không đủ và không khớp giữa kế hoạch đầu tư và kế hoạch vốn. Do đó nhiều
công trình thi công kéo dài do thiếu vốn.
+ Việc nầy đã làm lãng phí vốn đầu tư của Nhà nước và phát huy chậm hiệu quả đầu tư.
+ Nhiều dự án xây không đủ thủ tục cũng được bố trí vốn, ngược lại chưa bố trí được nguồn
vốn vẫn có chủ trương triển khai làm cho việc điều hành kế hoạch đầu tư gặp nhiều khó khăn và đã
gây nên tình trạng dàn trải trong đầu tư.


4
- Về công tác chọn thầu, xét thầu: Nhiều công trình việc chọn thầu, xét thầu chưa chặt chẽ,
chưa dựa trên uy tín và năng lực về tài chính, kỹ thuật và phương tiện thi công. Do đó tình trạng bán
thầu còn xảy ra phổ biến làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Về thực hiện đầu tư:
+ Nhiều công trình phát sinh trong quá trình thực hiện nhưng không xin chủ trương phát
sinh của cấp quyết định đầu tư.
+ Tiến độ thi công dự án, công trình chậm trễ, kéo dài là tình trạng vẫn còn phổ biến do
năng lực tài chính và năng lực thi công của nhà thầu còn hạn chế nên công trình thi công kéo dài,
chậm đưa vào sử dụng gây lãng phí vốn đầu tư.
+ Việc thanh toán khối lượng hoàn thành cho đơn vị thi công một số công trình chưa đảm
bảo về thủ tục, thanh toán nhưng không yêu cầu đơn vị thi công cung cấp đầy đủ hóa đơn chứng từ
thanh toán do đó đến khi quyết toán gặp khó khăn.

- Công tác giám sát và nghiệm thu:
+ Việc tổ chức giám sát kỹ thuật thi công của đơn vị chủ đầu tư hoặc đơn vị tư vấn (trường
hợp thuê tư vấn giám sát) chưa được quan tâm đúng mức và giám sát thiếu chặt chẽ dẫn đến công
trình thi công không đạt yêu cầu kỹ thuật.
+ Công tác giám sát nhân dân chưa phát huy mạnh vì phần lớn thành viên trong Ban giám
sát nhân dân là cán bộ xã thiếu trình độ và năng lực chuyên môn nên còn nhiều lúng túng trong khi
thực hiện.
- Công tác quyết toán vốn đầu tư: công tác quyết toán vốn đầu tư trong thời gian qua là rất
chậm, chưa tuân thủ theo thời gian quy định của Nhà nước.
- Chất lượng hoạt động của một số Ban quản lý dự án còn yếu kém. Nhiều Ban quản lý dự
án gồm các cán bộ thiếu cán bộ năng lực chuyên môn, kiến thức về kế toán và tài chính nên chưa đủ
sức quản lý ở tất cả các khâu của quá trình thực hiện dự án đầu tư.
Tất cả những tồn tại trên đây đã làm cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước đạt
thấp, tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí, thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước còn diễn ra phổ biến
trong tất cả các giai đoạn của quá trình đầu tư từ bước quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thi công xây lắp,
nghiệm thu, thanh toán, quyết toán,......Do đó vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý để nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước trong điều kiện nguồn vốn đầu tư có hạn là vấn đề rất bức
xúc.
II. Mục tiêu của đề án:
1. Lý do chọn đề án:
Đầu tư là động lực cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư của Nhà nước nói riêng là
yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên nếu vốn
đầu tư sử dụng không có hiệu quả thì chẳng những không đem lại sự tăng trưởng mà trái lại còn làm
thất thoát, lãng phí của cải vật chất của xã hội.
2. Mục tiêu của đề án:
Trong điều kiện nguồn lực có giới hạn, việc sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư của toàn
xã hội nói chung, vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước nói riêng là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng.
Một trong những trở lực để đạt mục tiêu tăng trưởng là vấn đề sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước
kém hiệu quả.
Đề án sẽ phân tích thực trạng tình hình và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước ở tỉnh

Long An và kiến nghị một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này trong thời gian
tới
III. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của nhà nước:
Để khắc phục tình trạng nêu trên và nâng cao hiệu qủa sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước,
cần triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể như sau:
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Sở ngành chuyên môn, các huyện:
+ Làm tốt công tác qui hoạch, kế hoạch đầu tư theo hướng xác định ngành, vùng (địa bàn),
dự án trọng điểm cần phải tập trung đầu tư để tạo ra động lực thúc đẩy, lôi kéo các ngành, vùng
khác phát triển đi theo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, tạo tiền đề trước vào giai đoạn tăng trưởng và phát triển vững chắc.


5
+ Trước hết cần quan tâm đầu tư đúng mức đối với các huyện vùng kinh tế trọng điểm của
tỉnh để thu hút, kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Đối với các ngành giáo dục, y tế, văn hóa thông
tin, thể dục thể thao, lao động thương binh cần xác định một số công trình thiết yếu mà ngân sách
Nhà nước nhất thiết phải đầu tư, phần còn lại nên xã hội hóa dưới hình thức huy động vốn của xã
hội trên cơ sở qui hoạch và kế hoạch đầu tư đúng hướng sẽ bố trí danh mục và vốn đầu tư một cách
hợp lý, khắc phục được tình trạng dàn, trải lãng phí và kém hiệu quả.
- Giao các Sở ngành chuyên môn nâng cao chất lượng công tác thẩm định và phê duyệt dự
án đầu tư bảo đảm dự án phải có qui mô đầu tư hợp lý, vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế vừa tính
đến nhu cầu, khả năng phát triển, không lạc hậu trong tương lai, phù hợp với khả năng bố trí vốn
của ngân sách trong từng giai đoạn.
+ Phân công, phân cấp rõ ràng, nâng cao ý thức trách nhiệm và nhiệm vụ cụ thể của các chủ
thể tham gia vào các giai đoạn của dự án.
- Thực hiện nghiêm túc cơ chế trách nhiệm cá nhân được qui định rõ trong các điều, khoản
của pháp luật về đầu tư và xây dựng. Đồng thời xử lý nghiêm minh, triệt để tùy theo từng mức độ vi
phạm bằng biện pháp hành chính kinh tế và pháp luật.
- Nâng cao công tác quản lý chất lượng công trình và chất lượng công tác tư vấn đầu tư và
xây dựng, thực hiện nghiêm túc công tác giám sát, đánh giá, thanh tra, kiểm tra đối với tất cả các

khâu của quá trình đầu tư, có biện pháp xử lý triệt để và kiên quyết đối với các hiện tượng tiêu cực.
- Củng cố và kiện toàn đội ngũ làm công tác quản lý đầu tư và xây dựng, nhất là ở các ban
quản lý dự án công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách. Bố trí cán bộ đủ trình độ và năng lực
chuyên môn, có phẩm chất và đạo đức tốt, đủ sức để quản lý tốt tất cả các khâu của quá trình đầu
tư.
IV. Kết luận-kiến nghị
Qua phân tích trên đây cho chúng ta thấy trong điều kiện nguồn lực của tỉnh có giới hạn,
việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư của ngân sách Nhà nước là vấn đề có ý nghĩa quan
trọng để bảo đảm nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng ổn định và vững chắc.
Các ngành, các địa phương quan tâm hơn, bảo đảm việc sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước
trong thời gian tới ngày càng có hiệu quả, góp phần làm cho nền kinh tế của tỉnh tăng trưởng bền
vững.


ĐỀ ÁN 3
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ
GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
CHỦ ĐỀ CÔNG CHỨC
I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN:
1. Thực trạng, thách thức đối với đối với các mục tiêu chăm sóc sức khỏe nhân dân:
Trong những năm qua, nhất là từ khi có Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành
Trung ương khóa 7 về những vấn đề cấp bách trong công cuộc đổi mới của sự nghiệp chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Trong cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng đã đạt được
những thành tựu quan trọng.
- Chỉ thị 06-CT/TW ngày 22/01/2002 của Ban Chấp hành Trung ương về củng cố và hoàn
thiện mạng lưới y tế cơ sở .
- Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Trước yêu cầu của tình hình mới, mạng lưới y tế cơ sở nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng
khó khăn của tỉnh còn nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhất nhất là đội ngũ cán

bộ còn thiếu một phần là do cơ chế chính sách chưa thu hút được nhân tài; Chất lượng hoạt động
của y tế chưa ngang tầm với đòi hỏi của nhân dân. Thêm vào đó, hiện nay các cơ sở khám chữa
bệnh đều trong tình trạng quá tải. Độ bao phủ về chính sách BHYT cho nhân dân cao, tăng cường
xã hội hóa y tế mở rộng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, bệnh viện tư nhân được thành
lập nhưng nguồn nhân lực chưa phát triển theo xu hướng tiến triển đó.
Đứng trước tình hình trên, Sở Y tế Long An tiến hành xây dựng Đề án đào tạo nguồn nhân
lực ngành y tế giai đoạn 2011 - 2015 để kịp thời đáp ứng công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân
dân trong thời gian tới.
2. Cơ sở pháp lý:
- Nghị Quyết 46-NQ/TW ngày 23-02-2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
- Quyết định số 874/QĐ-TTg ngày 20-11-1996 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ và công chức Nhà nước.
- Quyết định số 153/2006/QĐ-TTg ngày 30-6-2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn
đến năm 2020.
- Thông tư liên tịch số 08/2007/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ ngày 05-062007 hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế nhà nước.
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX nhiệm kỳ 2010 – 2015 của Đảng bộ
tỉnh Long An về nâng cao chất lượng công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; mở
rộng thực hiện bảo hiểm y tế.
- Quyết định số 1198/QĐ-UBND ngày 15-05-2009 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An về
việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân tỉnh Long
An giai đoạn 2006 - 2020.
II. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO VÀ MỤC TIÊU:
1. Quan điểm:
- Nhận thức đầy đủ về vai trò của ngành y tế và trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp
ủy đảng chính quyền.
- Nâng cao trách nhiệm của các ngành, đoàn thể trong việc phối hợp thực hiện chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân.
- Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và

nâng cao sức khoẻ nhân dân là hoạt động nhân đạo, đầu tư cho lĩnh vực này là đầu tư phát triển,
thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.


- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống y tế theo hướng công bằng, hiệu quả và phát triển,
nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với
chất lượng ngày càng cao, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và
tỉnh long an nói riêng.
- Thực hiện chăm sóc sức khoẻ toàn diện.
- Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của Nhà nước;
thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người nghèo trong chăm sóc và nâng
cao sức khỏe.
- Nghề y là một nghề đặc biệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt.
2. Mục tiêu:
2.1 Mục tiêu chung:
Đáp ứng đầy đủ đội ngũ nhân lực y tế có chất lượng, cơ cấu và phân bố hợp lý, để góp phần
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, công tác dân số, nhu cầu về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức
khỏe của nhân dân hướng tới mục tiêu công bằng hiệu quả và phát triển
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Dự kiến kế hoạch đến năm 2015 tổng số cán bộ có trình độ sau đại học chiếm tỉ lệ khoảng
55%; 100% trạm y tế xã, phường có từ 1-2 bác sĩ.
- Đạt 41 nhân lực y tế (tính cả các chuyên ngành) / 10.000 dân vào năm 2015 và 51 nhân
lực y tế / 10.000 dân vào năm 2020.
- Đạt tỷ lệ 8 Bác sĩ / 10.000 dân vào năm 2015 và 10 Bác sĩ / 10.000 dân vào năm 2020.
- Đạt tỷ lệ 1.5 Dược sĩ / 10.000 dân vào năm 2015 và 02 Dược sĩ / 10.000 dân vào năm
2020.
- Đạt tỷ lệ 12 Điều dưỡng / 10.000 dân vào năm 2015 và 20 Điều dưỡng / 10.000 dân vào
năm 2020.
III. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ TỈNH
LONG AN

Hiện tại, Ngành Y tế Long An có 44 đơn vị trực thuộc Sở Y tế quản lý, cụ thể:
. 01 Chi cục ATVSTP .
. 01 Chi cục Dân số KHHGĐ .
. 07 Trung tâm tuyến tỉnh thuộc hệ y tế dự phòng.
. 06 Bệnh viện tuyến tỉnh .
. 14 Trung tâm y tế huyện, thành phố.
.14 Trung tâm Dân số KHHGĐ huyện, thành phố.
. 01 cơ sở đào tạo là Trường Trung cấp y tế.
Tổng số nhân lực toàn ngành y tế hiện có: 4.133 người (Nữ: 2.869 người).
- Bình quân 27,8 cán bộ / vạn dân.
- Số Bác sĩ là 716; đạt 4,8 cán bộ / vạn dân so với toàn quốc là 7 cán bộ / vạn dân
- Số Dược sĩ là 48; đạt 0,32 cán bộ / vạn dân so với toàn quốc là 0,7 cán bộ / vạn dân.
* Theo trình độ đào tạo:
- Sau đại học:
316
- Đại học:
680
- Cao đẳng:
41
- Trung học:
2.542
- Sơ học:
200
- Cán bộ khác:
354
* Theo trình độ chuyên môn:
TT

Nội dung


Số lượng


1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

Tiến sĩ Y
01
Thạc sỹ Y
33
Bác sĩ CK2

20
Bác sĩ CK1
247
Dược sĩ CK2
01
Dược sĩ CK1
14
Bác sĩ
415
Dược sĩ Đại học
33
Cử nhân điều dưỡng
27
Cử nhân hộ sinh
43
Cử nhân kỹ thuật Y
19
Y sĩ
923
Kỹ thuật viên y
75
Điều dưỡng trung học
664
Hộ sinh trung học
398
Dược sĩ trung học
313
Đại học khác
147
Cao đẳng

37
Trung học khác
169
Sơ học
200
Cán bộ khác
354
*Tình hình Bác sĩ công tác ở tuyến xã:
- Có 157/161 xã có Bác sĩ (trừ 9 phường, 15 thị trấn, 5 phòng khám khu vực) đạt tỷ lệ

97,5%.
- Nữ hộ sinh: 451
- Nhân viên y tế ấp: 983

* Nhân lực / vạn dân:
Nội dung

Năm 2010

Tỷ lệ BS/10.000 dân

4,8

Tỷ lệ DSĐH/ 10.000 dân
Tỷ lệ TYT có Bs công tác (%)

0,32
98%

Tỷ lệ TYT có YS SN hoặc NHS (%)


100%

Tỷ lệ TYT có cán bộ dược (%)

74%

* Nhận xét:
Nhìn chung, các chỉ số về nguồn nhân lực y tế nêu trên là còn rất thấp, chưa đáp ứng đủ nhu
cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân và so với các chỉ tiêu của Bộ Y tế thì còn thiếu rất nhiều.
Để đảm bảo nâng cao số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ngành y tế, nhất
thiết phải có quy hoạch, kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế trước mắt và lâu dài, nhất là nguồn
cán bộ đại học và sau đại học.
IV. NHU CẦU ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ CỦA TỈNH LONG AN NĂM
2011- 2015:
Nếu tính bình quân dân số tỉnh từ năm 2010-2015 là 1.550.000 người, thì nhu cầu bác sĩ,
dược sĩ, cử nhân đại học kỹ thuật y học đến năm 2015 như sau:
- Bác sĩ: 1.550.000 x 8 bác sĩ/vạn dân = 1.240 người


- Dược sĩ đại học: 1.550.000 x 1.5 dược sĩ/vạn dân= 233 người
- Cử nhân đại học kỹ thuật y học (Điều dưỡng, Hộ sinh, Kỹ thuật viên y): chiếm tỷ lệ 1020% trong tổng số kỹ thuật y học.
Như vậy, so với nhu cầu cần phải đào tạo bổ sung cụ thể theo trình độ đào tạo với số lượng
như sau:
* Sau đại học:
Trình độ
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Chuyên khoa I
Chuyên khoa II


Dự kiến
đến 2015
8
53
465
41

Số hiện có
năm 2010
01
33
261
21

Số đang
đào tạo
2
0
54
0

Nhu cầu
đào tạo
5
20
150
20

* Đại học:

Trình độ

Dự kiến đến
Số hiện có năm Số đang đào tạo
Nhu cầu đào
2015
2010
tạo
Bác sĩ
1240
716
174
350
Dược sĩ
233
48
25
160
Cử nhân KTYH
247
89
63
95
* Tình hình đào tạo nguồn nhân lực y tế từ năm 2008-2010.
Sở Y tế đã xét duyệt cử đi đào tạo theo địa chỉ và đào tạo thường xuyên theo trình độ chuyên môn
như sau:
- Năm 2008:
Bác sĩ: 58
Dược sĩ: 04
Cử nhân kỹ thuật y: 11

- Năm 2009:
Bác sĩ: 67
Dược sĩ: 14
Cử nhân kỹ thuật y: 30
- Năm 2010:
Bác sĩ: 49
Dược sĩ: 0
Cử nhân kỹ thuật y: 22
V. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NHÂN LỰC Y TẾ NĂM 2011 – 2015 VÀ PHÂN KỲ
THỰC HIỆN:
1. Những yếu tố tác động đến sự phát triển nhân lực giai đoạn từ năm 2011-2015:
Bốn yếu tố chính quyết định đến tăng nhu cầu nhân lực y tế đáp ứng cho các hoạt động
chăm sóc sức khỏe đó là:
- Phát triển dân số hàng năm.
- Tăng trưởng kinh tế.
- Thay đổi về hệ thống y tế, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ y tế, chính sách mới về
phát triển y tế.
- Tăng tỷ lệ dân số có bảo hiểm y tế.
2. Kế hoạch đào tạo:
a. Đào tạo trong nước:
* Sau Đại học:
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2011-2015
Đối tượng đào tạo
Tiến sĩ
Thạc sĩ

Tổng số đào
tạo
5
20


2011
1
3

Phân kỳ thực hiện theo từng năm
2012
2013
2014
2015
1
1
1
1
4
4
4
5


Chuyên khoa I
Chuyên khoa II
* Đại học:

100
20

20
3


20
4

20
5

20
4

20
4

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO GIAI ĐOẠN 2011-2015
Đối tượng đào tạo
1. Hệ chính quy
- Bác sĩ
- Dược sĩ
- Cử nhân kỹ thuật y học.

Tổng số
đào tạo

2011

200
100
50

Phân kỳ thực hiện theo từng năm
2012

2013
2014
2015
30
15
10

40
15
10

2. Hệ liên thông
- Bác sĩ
150
40
30
- Dược sĩ
60
15
15
- Cử nhân kỹ thuật y học
45
10
10
b. Đào tạo nước ngoài:
- Học sinh giỏi nhận học bổng du học.
- Đào tạo bậc đại học từ các chương trình, dự án được tài trợ.
- Từ đề án đào tạo ở nước ngoài của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
3. Dự kiến kinh phí:
3.1 Dự kiến kinh phí đào tạo đến năm 2015:

a. Sau Đại học:

40
20
10

40
20
10

50
30
10

30
10
10

30
10
10

20
10
5

ĐVT: Triệu
đồng
Trình độ đào tạo
Tiến sĩ

Thạc sĩ
Chuyên khoa I
Chuyên khoa II

Nhu cầu
Thời gian đào
đào tạo
tạo
(người)
5
2 năm
20
2 năm
100
2 năm
20
2 năm
Tổng cộng

Kinh
phí/người

Tổng kinh phí

90
60
40
70

450

1.200
4.000
1.400
7.050

b. Đại học:

ĐVT: triệu đồng
Trình độ đào tạo

Nhu cầu đào
tạo (người)

Thời gian
đào tạo

Kinh
phí/người

Tổng kinh
phí

1. Hệ chính quy
- Bác sĩ
- Dược sĩ
- Cử nhân kỹ thuật y học

200
100
50


6 năm
5 năm
4 năm

120
100
80

24.000
10.000
4.000

2. Hệ liên thông
- Bác sĩ
- Dược sĩ
- Cử nhân kỹ thuật y học.

150
60
45

4 năm
4 năm
4 năm

100
100
80


15.000
6.000
3.600

Tổng cộng
3.2 Dự kiến kinh phí theo từng năm:

62.600


Đơn vị tính: triệu
đồng
Trình độ
đào tạo
Tiến sĩ

2011

2012

2013

2014

2015

Số lượng
1
1
1

1
1
Kinh phí
90
90
90
90
90
Thạc sĩ
Số lượng
3
4
4
4
5
Kinh phí
180
240
240
240
300
Chuyên
Số lượng
20
20
20
20
20
khoa I
Kinh phí

800
800
800
800
800
Chuyên
Số lượng
3
4
5
4
4
khoa II
Kinh phí
210
280
350
280
280
Bác sĩ chính Số lượng
30
40
40
40
50
quy
Kinh phí
3.600
4.800
4.800

4.800
6.000
Dược sỹ
Số lượng
15
15
20
20
30
chính quy
Kinh phí
1.500
1.500
2.000
2.000
3.000
CN KTYH Số lượng
10
10
10
10
10
chính quy
Kinh phí
800
800
800
800
800
Bác sĩ liên

Số lượng
40
30
30
30
20
thong
Kinh phí
4.000
3.000
3.000
3.000
2.000
Dược sĩ liên Số lượng
15
15
10
10
10
thong
Kinh phí
1.500
1.500
1.000
1.000
1.000
CN KTYH Số lượng
10
10
10

10
5
liên thông
Kinh phí
800
800
800
800
400
Tổng cộng kinh phí
13.480
13.810
13.880
13.810
14.670
Theo bảng tổng hợp trên kinh phí dự kiến hỗ trợ đào tạo theo từng năm như sau:
- Năm 2011: 13.480.000.000 đồng (Mười ba tỷ bốn trăm tám mươi triệu đồng)
- Năm 2012: 13.810.000.000 đồng (Mười ba tỷ tám trăm mười triệu đồng).
- Năm 2013: 13.880.000.000 đồng (Mười ba tỷ tám trăm tám mươi triệu đồng).
- Năm 2014: 13.810.000.000 đồng (Mười ba tỷ tám trăm mười triệu đồng).
- Năm 2015: 14.670.000.000 đồng (Mười bốn tỷ sáu trăm bảy mươi triệu đồng).
VI. CHÍNH SÁCH THU HÚT:
Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực cho việc phát triển mạng lưới y tế trên toàn tỉnh long
an trong thời gian tới thì ngoài việc đẩy mạnh đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh
cần xây dựng chính sách ưu đãi về tiền lương, tiền thưởng, các loại phụ cấp bằng tiền khác; bổ
nhiệm vào vị trí phù hợp với năng lực chuyên môn cho những chuyên gia nhằm thu hút nhân tài
vào làm việc trong ngành có tính chất đặt thù. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung xây dựng mới một số
văn bản pháp quy để hoàn thiện hệ thống văn bản về chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngủ cán
bộ, y bác sĩ , cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương.
Xác định đội ngũ dự nguồn: Lựa chọn một số sinh viên ở Long An có năng lực học tập tốt

và tốt nghiệp đại học từ loại khá, giỏi trở lên trong ngành y tế để đầu tư cho đào tạo chuyên khoa
nhằm nâng cao tay nghề sau này về bổ sung cho đội ngũ cán bộ y bác sĩ có trình độ cao giúp
ngành y tế có chất lượng ngày càng nâng cao và hiệu quả hơn.
Hàng năm tỉnh cần phải có định mức về đầu tư thỏa đáng ngân sách để chi trả cho: Đào tạo,
đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ y bác sĩ; Chi cho giáo dục- đào tạo (chi cho đào
tạo); Đào tạo nghề; Đào tạo dự nguồn; Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài.
Ngành y tế hàng năm điều có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ y bác sĩ cụ thể hàng năm
được cơ quan có chức năng thẩm định và được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để có cơ sở
phân bổ kinh phí đào tạo.


- Mức hỗ trợ dành cho sinh viên trong và ngoài tỉnh sau khi tốt nghiệp Đại học Y về tỉnh
Long An công tác được hỗ trợ 01 lần là 150 triệu đồng / người.
VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
1. Thành lập Ban chỉ đạo:
UBND tỉnh thành lập Ban chỉ đạo đề án gồm: Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng ban, Giám
đốc Sở Y tế - Phó ban thường trực, Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo và Giám đốc Sở Nội vụ - Phó
ban, các uỷ viên gồm Sở Kế hoạch đầu tư, Sở Tài chánh, Phó Giám đốc Sở Y tế, Trưởng phòng
Tổ chức.
2. Đối tượng đào tạo:
Nguồn đào tạo: Học sinh phổ thông thi vào các trường Đại học Y Dược.
- Đối với hệ chính quy: Học sinh phổ thông thi vào các trường Đại học Y Dược.
- Đối với hệ vừa học vừa làm: Nâng cao trình độ từ trung cấp lên đại học.
3. Cơ sở đào tạo:
- Xin chủ trương của UBND tỉnh, Bộ Y tế và làm việc với các trường Đại học để xin chỉ
tiêu đào tạo ưu tiên theo địa chỉ cho Long An là một tỉnh thiếu hụt rất nhiều về nhân lực y tế.
- Ngành phải có trách nhiệm liên hệ mật thiết với các trung tâm đào tạo như: Trường Đại
học Y dược Cần Thơ, Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Y khoa Phạm Ngọc
Thạch, Học viện Quân Y, Trường Trung cấp Y tế Long An- đào tạo hệ trung cấp để có kế hoạch
đào tạo cụ thể.

- Hình thức đào tạo là tham gia tuyển sinh theo đúng quy định.
VIII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Trách nhiệm của các Sở ngành như sau:
1. Sở Y tế:
- Lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực.
- Phối hợp các Sở có liên quan xét điều kiện cử tuyển.
2. Sở Giáo dục và đào tạo:
- Lập quy chế tuyển sinh, điều kiện cử tuyển và danh sách tuyển sinh hằng năm theo chương
trình mục tiêu đã đề ra.
3. Sở Tài chính:
Tham mưu UBND tỉnh bố trí đủ kinh phí hàng năm để thực hiện đề án; phối hợp với các
cơ quan liên quan để kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện đề án.
4. Sở Nội vụ:
- Theo dõi đào tạo và quản lý, bố trí, phân công sau khi tốt nghiệp.
- Thẩm định kế hoạch đào tạo hằng năm.
IX. THỰC HIỆN VÀ HIỆU QUẢ:
a. Kế hoạch này có khả năng thực hiện được vì:
- Được sự nhất trí của Bộ Y tế, UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các cơ sở đào tạo.
b. Hiệu quả:
- Tạo được nguồn nhân lực nhất là đội ngũ Bác sĩ phục vụ tốt sức khoẻ cho nhân dân tỉnh
nhà.
- Đạt chỉ tiêu do Bộ Y tế quy định đến năm 2015 và 2020.
- Đủ đáp ứng theo nhu cầu phát triển trong tình hình mới.
- Góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu Y tế mà Đại hội tỉnh Đảng bộ lần IX và Đại hội
toàn quốc lần thứ XI đề ra.


ĐỀ ÁN 4
XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẤP NƯỚC SẠCH PHỤC VỤ KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ
XÃ THẠNH AN - HUYỆN THẠNH HÓA TỈNH LONG AN.

CHỦ ĐỀ DỊCH VỤ CÔNG
I. Mục tiêu của đề án:
1. Lý do chọn đề tài:
Nước sạch phục vụ sinh hoạt cho người dân là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng được
Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Trong những năm qua, vị trí, vai trò, ý nghĩa và
các mục tiêu của công tác này đã liên tục được đề cập đến trong nhiều loại hình văn bản quy
phạm pháp luật của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, như: Nghị quyết Trung ương VIII, Nghị quyết
Trung ương IX, Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo, Chiến lược quốc gia
Nước sạch và vệ sinh nông thôn giai đoạn 2000 đến 2020...
Hiện nay các huyện vùng lũ đã có khoảng 180 cụm tuyến dân cư tập trung phục vụ nhu cầu
sống chung với lũ, đây là điều kiện thuận lợi quan trọng để cấp nước sạch cho người dân. Trong
đó có một số các cụm tuyến không tìm được nguồn nước ngầm đáp ứng tiêu chuẩn cấp nước sinh
hoạt. Chúng tôi tiến hành thực hiện đề án: “ Xây dựng mô hình cấp nước sạch phục vụ khu
dân cư vượt lũ xã Thạnh An - Huyện Thạnh Hóa - Tỉnh Long An.”, nhằm:
Áp dụng công nghệ xử lý nước phù hợp với điều kiện Tỉnh Long An.
Sử dụng hợp lý, hiệu quả các loại nguồn nước hiện có và tiết kiệm nguồn tài nguyên nước.
Nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Góp phần thực hiện chương trình nước sạch trong nông thôn của Tỉnh Long An.
2. Mục tiêu của đề án:
3.1. Mục tiêu đề án
- Thực hiện chương trình an sinh vùng lũ của Tỉnh.
- Thực hiện chương trình hành động của Tỉnh ủy về cấp nước sạch.
- Hòan thiện mô hình về xử lý nước cho vùng lũ, đáp ứng nhu cầu về nước sạch. Cải thiện
điều kiện sống của người dân vùng lũ, góp phần xóa đói giảm nghèo bằng việc tăng tỷ lệ người
dân sử dụng nước sạch, cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường.
- Tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu vực nông thôn, nâng cao nhận thức
người dân nông thôn về sử dụng nước sạch, nâng cao sức khỏe cộng đồng.
3.2. Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng hoàn thiện mô hình xử lý nước mặt cho khu dân cư vượt lũ xã Thạnh An Huyện
Thạnh Hoá Tỉnh Long An.

- Xử lý cung cấp nước sinh hoạt đạt tiêu chuẩn 505 của Bộ Y Tế, giảm giá thành/m 3 nước
sinh hoạt, hoàn thành chương trình An Sinh Vùng Lũ của Tỉnh nhà.
- Giảm bớt gánh nặng đi lấy nước sạch cho phụ nữ và trẻ em, tạo điều kiện thuận lợi cho họ
tham gia vào các họat động xã hội, nâng cao hiểu biết và vị trí của họ trong gia đình và xã hội.
3. Cơ sở pháp lý:
- Chỉ thị 200/TTG ngày 29/04/1994 của Thủ Tướng Chính Phủ về Nước sạch và vệ sinh
môi trường.
- Quyết định số 104/2000/QĐ.TTg ngày 25/08/2000 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc
phê duyệt chiến lược Quốc gia cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đến năm 2020.
- Thực hiện chương trình trọng điểm của Tỉnh Long An, cụ thể là Chương trình An Sinh
Vùng Lũ.
- Chương trình hành động của Tỉnh Ủy về nước sạch.
- Căn cứ quy họach tổng thể về cung cấp nước sạch nông thôn tỉnh Long An.
II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH VÙNG TRIỄN KHAI ĐỀ ÁN
1. Đặc điểm tự nhiên của tỉnh Long An


Long An là một tỉnh đồng bằng thuộc lưu vực Sông Cửu Long, phía Đông giáp Thành
Phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp Tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang, phía Bắc giáp
tỉnh Tây Ninh và tỉnh Svây riêng (Campuchia).
Diện tích đất tự nhiên của Long An là 4.355km 2 trong đó có 2.982km2 thuộc vùng Đồng
Tháp Mười, bao gồm các huyện: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa, Đức
Huệ và một phần của các huyện Thủ Thừa, Bến lức, Đức Hòa. Khu vực mà những năm gần đây
hầu như luôn bị ngập úng vào mùa lũ. Những tháng mùa khô thì lại khang hiếm nước ngọt do
nguồn nước mặt bị cạng kiệt, phần còn lại bị nhiễm bẩn hoặc bị chua do hàm lượng Sunfát cao.
Nguồn nước ngầm tầng nong hầu như không sử dụng được do bị nhiễm mặn và sắt. Do
vậy muốn cấp nước sinh họat phải khoan khai thác tầng sâu (độ sâu 200m) và phải xử lý nên chi
phí đầu tư rất tốn kém.
Một số nơi trong tỉnh hầu như không thể khai thác nước ngầm vì không tìm được tầng
chứa nước ngọt. Đặc biệt hơn cho người dân vùng lũ là vào mùa lũ nước ngọt mênh mông nhưng

người dân lại thiếu nước sạch dùng cho sinh họat.
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Tỉnh Long An
Dân số tòan tỉnh khỏang 1.290.000 người, chủ yếu sống ở vùng nông thôn do đa số người
dân làm nghề nông, cơ cấu thành thị nông thôn trong những năm gần đây dần được cải thiện do
nhịp độ phát triển công nghiệp ngày càng tăng. Mật độ dân số bình quân chung là 288người/km 2.
Riêng các huyện vùng lũ có mật độ thấp hơn vào khỏang 87mngười/km2.
Cơ cấu sản phẩm nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội chiếm khỏang 60 - 65%
GDP, trồng trọt chiếm khỏang 78 - 85% sản phẩm nông nghiệp. Đời sống người dân vùng nông
thôn còn nhiều khó khăn, nhất là những năm gần đây do giá cả các sản phẩm nông nghiệp còn
thấp và có khi quá thấp.
Đặc biệt các huyện vùng lũ có tốc độ phát triển kinh tế còn chậm, kết cấu hạ tầng còn
thiếu kém, các ngành nghề chưa phát triển, lao động dư thừa, nguồn thu nhập của các hộ dân còn
thấp và không ổn định.
Hiện nay các huyện vùng lũ đã có khỏang 200 cụm tuyến dân cư tập trung phục vụ nhu
cầu sống chung với lũ, đây là điều kiện thuận lợi quan trọng để cấp nước sạch cho người dân. Đặc
biệt là ở các cụm tuyến mà không tìm được nguồn nước ngầm.
3. Thực trạng về sử dụng nước sạch vùng đề án
Khu dân cư vượt lũ Xã Thạnh An Huyện Thạnh Hóa đã hoàn thành giai đoạn sang lấp
mặt bằng cao vượt lũ. Đã được qui hoạch phân lô và thiết kế kỹ thuật chi tiết các hạng mục sân
đường, cống thoát nước, điện. Theo thiết kế chi tiết đã được phê duyệt, khu dân cư này có tổng
cộng 250 hộ dân, có hệ thống công viên, trường học,...
Về hệ thống cấp nước: Theo các khảo sát thăm dò của các cơ quan chuyên môn thì khu
vực này không tìm thấy nguồn nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, tất cả các khảo sát
cho thấy nước ngầm bị nhiễm mặn, không thể dùng làm nguồn nước cấp cho sinh hoạt. Do vậy
để cấp nước cho khu dân cư này buộc phải sử dụng nguồn nước mặt hoặc phải dẫn nước từ nơi
khác về mà thôi.
Tuy nhiên về nguồn nước mặt thì có nhiều thuận lợi: Hầm lấy đất sang lắp cho khu dân
cư nằm cách khu dân cư khoảng 300m về phía Bắc, khi nước lũ đổ về thì hầm này nằm về phía
thượng nguồn của khu dân cư, hầm nằm gần kênh Bắc Đông nên có khả năng thu nhận nước từ
kênh Bắc Đông vào mùa khô. Mặt khác các khảo sát cho thấy nguồn nước mặt này đạt tiêu

chuẩn TCVN 5942 - 1995 “ Tiêu chuẩn nguồn nước mặt dùng làm nước cấp”. Như vậy việc sử
dụng hầm này làm đập trử nước thì rất thuận lợi trong Mô hình cấp nước mặt.
III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Cơ sở khoa học
Trên thế giới hiện nay các nghiên cứu về lĩnh vực công nghệ lọc nước sinh hoạt rất phong
phú và đa dạng, vừa mang tính phù hợp với điều kiện từng vùng, từng quốc gia, vừa mang tính
công nghệ cao, hiện đại. Nhìn chung có các công nghệ tiêu biểu có thể xem là thành tựu khoa học
là: CÔNG NGHỆ LỌC TRAO ĐỔI ION; CÔNG NGHỆ LỌC RO (reverse osmosis); CÔNG


NGHỆ LỌC ULTRAFILTRATION; CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI THÀNH NƯỚC
"NEWater là một kỳ tích của Singapore,"
Trong nước đối với việc xử lý nước mặt thì hiện tại còn rất hạn chế. Đã có một số nghiên
cứu và thử nghiệm nhưng kết quả còn hạn chế do chưa phù hợp với điều kiện người dân vùng
nông thôn, qui trình vận hành phức tạp, chi phí vận hành và bảo dưỡng thiết bị cao, và một phần
do tâm lý người dân không ưa chuộng nguồn nước mặt do hiện nay nguồn nước mặt bị ô nhiễm từ
các quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp. Mộ số công nghệ đã được chứng nhận là: CÔNG
NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶT BẰNG CHẤT KEO TỤ PAC-HAPI (Sở Khoa học Công nghệ Hải
Phòng) Mã số: VN41001 2065; CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC MẶT SINH HOẠT VÀ SẢN
XUẤT CHO GIA ĐÌNH VÀ CÔNG NGHIỆP - Mã số: VN41001 2830 (Công ty TNHH Công
nghệ môi trường Đức Việt)18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội; CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
NƯỚC MẶT CONTACT VIỆN CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC
MẶT (Sở Khoa học Công nghệ Cần Thơ)- Mã số: VN06TMS01258 - 21/11/2006;
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Điều tra, thu thập các thông tin liên quan, khảo sát chất lượng nước mặt tại nơi thực hiện
đề án.
- Thử nghiệm mô hình qui mô phòng thử nghiệm và kiểm nghiệm chất lượng nước sau khi
xử lý.
- Xử lý số liệu, kết hợp các thông tin liên quan, kết hợp cùng địa phương đưa ra phương án
thiết kế mô hình xử lý nước mặt.

- Tiến hành lập hồ sơ thiết kế & dự toán công trình.
- Thẩm tra hồ sơ thiết kế & dự toán công trình.
- Xây dựng hoàn thiện mô hình: xử lý nước mặt cho vùng lũ của Tỉnh Long An.
- Vận hành thử, phân tích chất lượng nước, tập huấn, nghiệm thu và bàn giao.
Góp phần xử lý nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch theo Quyết định số:09/2005/QĐBYT, giảm giá thành/m3 nước sinh hoạt, góp phần hoàn thành chương trình An Sinh Vùng Lũ của
Tỉnh nhà.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề án
Khu dân cư vượt lũ Xã Thạnh An Huyện Thạnh Hóa đã hoàn thành giai đoạn san lấp mặt
bằng cao vượt lũ. Đã được qui hoạch phân lô và thiết kế kỹ thuật chi tiết các hạng mục sân đường,
cống thoát nước, điện. Theo thiết kế chi tiết đã được phê duyệt, khu dân cư này có tổng cộng 250
hộ dân, có hệ thống công viên, trường học, Ủy Ban Nhân Dân Xã, Trạm y tế, ...
Về hệ thống cấp nước: Theo các khảo sát thăm dò của các cơ quan chuyên môn thì khu
vực này không tìm thấy nguồn nước ngầm đạt chất lượng nước cấp phục vụ cho nhu cầu sinh
hoạt, tất cả các khảo sát cho thấy nước ngầm bị nhiễm mặn, không thể dùng làm nguồn nước cấp
cho sinh hoạt. Do vậy để cấp nước cho khu dân cư này phải sử dụng nguồn nước mặt hoặc phải
dẫn nước từ nơi khác về.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là nguồn nước mặt tại khu vực đề án, đặc biệt
là hầm lấy đất san lấp cho khu dân cư nằm cách khu dân cư khoảng 300m về phía Bắc, vị trí hầm
đất nằm về phía trên khu dân cư tính theo dòng chảy, hầm đất nằm gần kênh Bắc Đông nên có khả
năng thu nhận nước từ kênh Bắc Đông vào mùa khô. Các khảo sát cho thấy nguồn nước mặt này
đạt tiêu chuẩn TCVN 5942 - 1995 “Tiêu chuẩn nguồn nước mặt dùng làm nước cấp”. Do vậy việc
sử dụng hầm này làm đập trữ nước thì rất thuận lợi trong Mô hình cấp nước mặt.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Tiến hành lấy mẫu nước phân tích các chỉ tiêu và so sánh với tiêu chuẩn TCVN 5942 1995 “Tiêu chuẩn nguồn nước mặt dùng làm nước cấp”.
- Thiết lập mô hình qui mô phòng thử nghiệm và chạy thử nghiệm mô hình.
- Xác định thời gian lắng, xác định liều lượng chất keo tụ.
- Gia giảm các loại vật liệu lọc theo các tỷ lệ khác khau.
- Thay đổi các loại vật liệu lọc khác nhau.
- Phân tích các chỉ tiêu điển hình, x.định tỷ lệ vật liệu lọc, loại vật liệu lọc phù hợp.



- Vật liệu, trang thiết bị:
+ Các loại chất keo tụ: PAC; Al2(SO4)3.18H2 ; Polymer ; Ca(OH)2 .
+ Các loại vật liệu lọc: than hoạt tính, than antraxit, cát thạch anh hoạt hóa, Silica TĐC1,
hạt vật liệu ODM.
5. Nội dung nghiên cứu
- Tìm sự phù hợp nhất của chất keo tụ: Cụ thể xác định loại hóa chất nào trong các hóa
chất keo tụ nêu trên cho kết quả keo tụ tốt nhất với liều lượng dùng ít nhất.
- Tìm sự phù hợp nhất của vật liệu lọc: Cụ thể xác định loại vật liệu nào trong các vật liệu
nêu trên cho kết quả nước sau lọc tốt nhất, thời gian nghẹt lọc dài nhất, thời gian hoạt hóa tái sinh
vật liệu lọc.
- Xác định lưu lượng lọc qua 1dm 2 tiết diện mặt lọc, xác định áp lực lọc. Xác định qui
trình xử lý.
- Xác định hóa chất keo tụ Al2(SO4)3.18H2 cho kết quả keo tụ tốt nhất trong các tháng nước
lũ về với liều lượng dùng 30mg/l – 120mg/l.
- Xác định hóa chất keo tụ Ca(OH) 2 cho kết quả keo tụ tốt nhất trong các tháng mùa khô
với liều lượng dùng 20mg/l - 30mg/l.
- Xác định vật liệu lọc: than hoạt tính, cát thạch anh hoạt hóa , Silica TĐC1 là vật liệu cho
kết quả nước sau lọc đạt Tiêu Chuẩn vệ sinh nước sạch Ban hành kèm theo Quyết định số
9/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế, thời gian nghẹt lọc 14 giờ 16 giờ, xác định qui trình rửa lọc tiết kiệm năng lượng & tiết kiệm nước rửa lọc, thời gian hoạt
hóa vật liệu lọc từ 24 tháng – 36 tháng.
- Xác định lưu lượng lọc qua 1dm 2 tiết diện mặt lọc là 150-200 lít/giờ, xác định áp lực lọc
tốt nhất từ 0,8 – 1,2kg/cm2.
6. Hiệu quả đạt được khi thực hiện đề án:
6.1. Hiệu quả kinh tế
Trong Khu dân cư vượt lũ mà đề án thực hiện có 250 hộ dân cư, như vậy đề án thực hiện
sẽ làm cho khu dân cư này đạt tỷ lệ sử dụng nước sạch là 100% vào cuối năm 2004. Góp phần
tăng tỷ lệ số dân được sử dụng nước sạch trong tỉnh nhà.
Nếu tính bình quân mỗi hộ có 5 nhân khẩu thì mức sử dụng bình quân đạt hơn
200lít/người/ngày.

Tất cả các hộ dân trong vùng đề án có nước sạch sử dụng quanh năm với giá vận hành
khỏang 1500đồng/m3 là phù hợp với thu nhập của người dân vùng lũ.
6.2. Hiệu quả xã hội
Đề án cải thiện nước sạch nông thôn, tác động trực tiếp đến việc cải thiện một phần quang
trọng đời sống của người dân, giảm đói nghèo, bệnh tật. Việc cung cấp nước sạch làm nâng cao
chất lượng cuộc sống và sinh họat họat xã hội, thay đổi nếp sống theo thói quen sử dụng nước
kênh rạch.
Đề án tác động mạnh mẻ đến sinh họat cộng đồng, nâng cao ý thức vệ sinh trong từng hộ
gia đình, góp phần thực hiện việc phấn đấu 100% dân số sử dụng nước sạch.
Thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước với người dân, nhất là người dân của vùng lũ
đang còn rất khó khăn về kinh tế.
6.3. Hiệu quả về môi trường
Tránh được việc khai thác tràn lang không tập trung, dẫn đến làm ô nhiễm những nguồn
nước sạch, góp phần bảo vệ môi trường nước trong khu vực.
Tránh được các dịch bệnh do sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn nước sinh họat.
7. Ý nghĩa khoa học của đề án
- Sử dụng hầm khai thác đất dùng làm đập trử nước, vừa khai thác được tiềm năng của
hầm đất sau khi khai thác đất vừa thừa hưởng kết quả của quá trình tự làm sạch nước trong tự
nhiên nhằm làm giảm chi phí xử lý nước mặt.


- Thử nghiệm và tuyển chọn được vật liệu xử lý nước, qui trình công nghệ phù hợp nhất
trong điều kiện hiện tại, đảm bảo chất lượng nước cấp, chi phí đầu tư bằng 40% so với công nghệ
tương đương của nước ngoài.
- Tiết kiệm năng lượng, công lao động trong việc vận hành, bảo dưỡng trạm cấp nước.
- Khẳng định rằng việc dùng nguồn nước mặt làm nước cấp là an toàn, có hiệu quả kinh tế,
bảo vệ môi trường và là phương án cho các đề án cấp nước trong tương lai.
8. Ý nghĩa thực tiễn và khả năng nhân rộng mô hình
Đề án thực hiện cấp nước cho 250 hộ dân, góp phần tăng tỷ lệ số dân được sử dụng nước
sạch trong huyện. Bình quân mỗi hộ có 5 nhân khẩu, mức sử dụng bình quân đạt hơn

200lít/người/ngày. Tất cả các hộ dân trong vùng đề án có nước sạch sử dụng quanh năm với giá
vận hành khoảng 2.000 đồng/m3 là phù hợp với thu nhập của người dân vùng lũ.
Đề án cải thiện nước sạch nông thôn, tác động trực tiếp đến việc cải thiện một phần quan
trọng đời sống của người dân, giảm bệnh tật. Việc cung cấp nước sạch làm nâng cao chất lượng
cuộc sống và sinh họat họat xã hội, thay đổi nếp sống theo thói quen sử dụng nước kênh rạch.
Dự án tác động mạnh mẽ đến sinh họat cộng đồng, nâng cao ý thức vệ sinh trong từng hộ
gia đình, góp phần thực hiện việc phấn đấu 100% dân số sử dụng nước sạch.
Tránh được việc khai thác tràn lan không tập trung, dẫn đến làm ô nhiễm những nguồn
nước sạch, góp phần bảo vệ môi trường nước trong khu vực.
Tránh được các bệnh tật do sử dụng nguồn nước không đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Thể hiện sự quan tâm của Đảng và nhà nước với người dân, nhất là người dân của vùng lũ
đang còn rất khó khăn về kinh tế.
Kết quả của đề án có khả năng đi vào cuộc sống thông qua việc ứng dụng kết quả đề án sản
xuất các thiết bị lọc nước qui mô gia đình dùng lọc nước mặt, đây là nhu cầu cần thiết hiện nay và
sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới với thị trường rất rộng.
Ứng dụng công nghệ này vào các trạm cấp nước tập trung cho các khu dân cư đặt biệt là
những nơi không có nguồn nước ngầm, những vùng có nguồn nước mặt dồi dào hay vùng gần
biển được ngọt hóa bằng hệ thống thủy lợi.
IV. Tổ chức triển khai và kinh phí thực hiện đề án
1. Tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện đề án
Sau khi có quyết định và kinh phí sẽ tiến hành thực hiện các phần việc như nêu trong bảng
tiến độ thực hiện đề án.
Phối hợp với địa phương trong quá trình triển khai thực hiện đề án.
Nội dung
công việc
Khảo sát điều tra vùng
Đề án
Thiết kế mô hình
Thẩm định hồ sơ Thiết
kế Dự tóan

Thi công xây dựng Mô
Hình
Chạy thử, tập huấn &
nghiệm thu bàn giao
Phân tích chất lượng
nước
Báo cáo nghiệm thu

Thời gian
Tháng 6/2010
Tháng 7/2010

Dự kiến
kết quả
Báo cáo khảo sát

9-11/2010

Hồ Sơ Thiết kế Dự
tóan
Quyết định Thẩm
Định
Trạm xử lý nước

1/2011

Đạt yêu cầu

8/2010


2/2011

Đạt chất lượng nước
sinh hoạt
3/2010
Đạt yêu cầu được
Hội đồng KH&CN
Tỉnh thông qua
2. Tổ chức giám định, kiểm tra và nghiệm thu

Cơ quan thực hiện
Trung
Tâm
ƯDTB
KH&CN
Công ty Cổ phần tư vấn
xây dựng Minh Long
Sở Xây Dựng Tỉnh Long
An
Trung
Tâm
ƯDTB
KH&CN
Trung
Tâm
ƯDTB
KH&CN
Trung
Tâm
ƯDTB

KH&CN
Trung
Tâm
ƯDTB
KH&CN


- Tổ chức giám định và kiểm tra theo qui định của đơn vị chủ quản.
- Tổ chức nghiệm thu theo qui định.
3. Kinh phí thực hiện đề án
- Tổng kinh phí thực hiện đề án: 578.257.000 đồng
Trong đó:
+ Kinh phí sự nghiệp khoa học ĐP:
153.757.000 đồng.
+ Kinh phí Huyện Thạnh Hóa:
424.500.000 đồng.
+ Kinh phí thu hồi:
0 đồng.
- Dự toán kinh phí:

(ĐVT: Triệu đồng)
Nguồn
kinh phí

Tổng số
kinh phí

Tổng số

578,257


19,020

Nguyên
vật
liệu/năng
lượng
280,385

Trong đó:
Ngân sách SNKH
Ngân sách Huyện

153,757
424.500

19,020
0,000

86,270
194.115

V.

Chi khóan
CM và
đào tạo

Trong đó
Chi phí lao

động trực
tiếp sản
xuất
85,958
24,076
61.882

Máy
móc
thiết bị
14,919
13,651
1.268

Chi
khác
177,9
75
10,74
0
167.2
35

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Hiện tại người dân vùng lũ đang gặp khó khăn về việc cung cấp nước sạch, trong đó có khó
khăn về kinh tế, khó khăn trong việc lựa chọn công nghệ nào, mô hình nào để chi phí đầy tư vừa
phải mà sử dụng đơn giản, lâu bền, chi phí bảo hành bảo dưỡng thấp, và đều quang trọng nhất là
chất lượng nước cấp bảo đảm yêu cầu về vệ sinh theo tiêu chuẩn nước sinh họat.
Đề án hoàn thành đạt mục tiêu xây dựng hoàn chỉnh mô hình xử lý nước mặt cho vùng lũ

của Tỉnh Long An.
Mô hình thực hiện đảm bảo các yêu cầu cơ bản nhất, đảm bảo cho một trạm cấp nước vận
hành vừa đơn giản, dễ dàng mà còn sử dụng được lâu bền, phù hợp với thu nhập và với trình độ
người dân và điều quan trọng nhất là chất lượng nước cấp bảo đảm yêu cầu về vệ sinh theo tiêu
chuẩn nước sinh hoạt.
2. Kiến nghị
Tiếp tục triển khai ở một số vùng trong tỉnh, những nơi còn gặp khó khăn về nước sạch,
những nơi có các hầm khai thác đất, để góp phần giúp người dân trong việc cung cấp nước sạch,
phát triển sản xuất, góp phần nâng cao mức sống cho người dân vùng nông thôn.
Địa phương tiếp nhận đề án có kế hoạch vận hành và khai thác bảo dưỡng sau khi trạm
xủa lý nước được bàn giao cho địa phương.


TÊN ĐỀ ÁN:
ĐỀ ÁN NÂNG CẤP HỆ THỐNG GIAO THÔNG
PHƯỜNG 6-THÀNH PHỐ TÂN AN – TỈNH LONG AN.

CHỦ ĐỀ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ – NÔNG THÔN
1. Lý do chọn đề án:
Là đơn vị trung tâm của thành phố Tân An, hoạt động thương mại, dịch vụ là chủ yếu, kết cấu
hạ tầng cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, hệ thống hạ tầng giao thông của Phường xuống cấp
nặng, ngõ, hẻm chưa thông thoáng, thường ngập úng vào mùa mưa và mùa nước nổi gây bức xúc
trong nhân dân. Nâng cấp hệ thống giao thông của phường là yêu cầu cấp thiết của nhân dân nói
chung và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
2. Mục tiêu đề án:
Cải tạo, nâng cấp các tuyến đường đã xuống cấp, nâng cấp ngõ, hẽm, hệ thống cống thoát
nước, bảo đảm không ngập úng vào mùa mưa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và hoạt động
thương mại – dịch vụ của nhân dân, góp phần chỉnh trang bộ mặt đô thị phường “xanh, sạch, đẹp”.
Thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
Thời gian thực hiện công trình: từ năm 2012 đến năm 2015: thực hiện nâng cấp, xây mới 30

công trình giao thông.
3. Cơ sở pháp lý:
Thực hiện Pháp lệnh số 34/PL UBTVQH 11 về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Tân An giai đoạn 2010-2020;
Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội thành phố Tân An giai đoạn 2010-2015.
4. Nội dung đề án:
Tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương của đề án theo phương châm nhà
nước và nhân dân cùng làm.
Tiến hành rà soát, khảo sát, thiết kế các danh mục công trình cần được nâng cấp, cải tạo.
Thực hiện các công trình bảo đảm theo đúng quy trình, thủ tục luật định. Bảo đảm tiến độ, thời
gian, chất lượng công trình.
Thực hiện tốt công tác công khai, minh bạch các nguồn thu, chi đầu tư cho các công trình. Bảo
đảm thực hiện tốt cơ chế nhân dân tham gia giám sát các công trình nâng cấp hệ thống giao thông
của phường.
5. Biện pháp thực hiện đề án:
5.1 Huy động vốn nhân dân đóng góp:
5.1.1 Hộ dân được hưởng lợi từ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
+ Hộ dân có tuyến đường đi qua.
+ Hộ ở phía sau dãy nhà có tuyền đường đi qua đóng góp bằng 50% mức đóng góp của các hộ
phía trước.
5.1.2 Mức huy động:
Mức huy động được dự kiến theo từng đối tượng sau:
Hộ dân có tuyền đường đi qua: 50.000 đ/m/năm.
Hộ dân phía sao dãy nhà đi qua: 25.000 đ/m/năm.
Đối với hộ nghèo, gia đình chính sách, có công không thuộc diện đối tượng huy động.
5.1.3 Thời gian huy động vốn:
Thời gian huy động vốn được tính hàng năm và kéo dài trong 4 năm (từ năm 2012 đến năm
2015), cụ thể:
- Năm 2012: 500 triệu đồng;
- Năm 2013: 500 triệu đồng;

- Năm 2014: 500 triệu đồng;
- Năm 2015: 500 triệu đồng;
5.2 Thực hiện các công trình.
- Phân kỳ thực hiện:


+ Năm 2013: 06 công trình.
+ Năm 2014: 14 công trình.
+ Năm 2015: 10 công trình.
(kèm theo chi tiết các công trình)
6. Kinh phí thực hiện: Tổng vốn đầu tư 4.200 triệu đồng.
- Đường, công thoát nước: 1.500 triệu đồng;
- Hẻm: 2.000 triệu đồng;
- Hệ thống chiếu sáng: 450 triệu đồng;
- Dự phòng phí (10%): 250 triệu đồng.
Trong đó:
- Ngân sách thành phố cấp: 1.000 triệu đồng;
- Ngân sách phường: 1.200 triệu đồng;
- Nhân dân đóng góp: 2.000 triệu đồng.
7. Tổ chức thực hiện:
7.1 Thành lập Ban Tổ chức thực hiện đề án nâng cấp hệ thống giao thông phường 6 thành phố
Tân An và xây dựng kế hoạch thực hiện đề án. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra
trong quá trình thực hiện.
7.2 Tài chính phường: thực hiện các thủ tục tham mưu UBND Phường mở tài khoản tiền gửi
tại Kho bạc Nhà nước Long An để quản lý khoản thu nộp. Theo dõi việc quản lý thu chi nguồn nhân
dân đóng góp được thực hiện đúng theo nguyên tắc tài chính theo luật định.
Kết hợp bộ phận địa chính phường và các phòng ban có liên quan của Thành phố lập dự toán,
thiết kế các công trình.
7.3 Địa chính: Tiến hành khảo sát, kết hợp Phòng quản lý đô thị, phòng Tài nguyên môi trường
thành phố xác định, cấm mốc lộ giới, mốc ranh giới các ngõ hẽm có công trình phục vụ công tác đo

vẽ, lập hồ sơ thiết kế.
7.4 Đài phát thanh: tăng cường thời lượng, tuyên truyền, phổ biến nội dung đề án để nhân dân
thông suốt thực hiện.
7.5 Trường 6 Khu phố: tiến hành rà soát lập danh sách các hộ dân, tiến hành lập bộ và thu nộp
theo quy định.
Đình kỳ quý, 6 tháng, một năm báo cáo UBND phường kết quả thực hiện.
7.6 Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể: hỗ trợ thực hiện tốt công tác tuyên
truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm đồng thuận
nhất trí cao trong nhân dân để tổ chức thực hiện đạt kết quả cao nhất.
Yêu cầu Trưởng các đơn vị thực hiện tốt đề án này. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có
vấn đề gì vướng mắc phát sinh, Ban Tổ chức thực hiện đề án có trách nhiệm để xuất trình UBND
thành phố xem xét điều chính nội dung quy định cho phù hợp với tình hình thực tế địa phương.



×