Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Người ta nói có trí thì làm quan, có gan thì làm giàu hãy chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu tiêu biểu của người việt nam xét về góc độ làm giàu vì sa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.44 KB, 4 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA SAU ĐẠI HỌC

BÀI THU HOẠCH
Môn: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CHỦ ĐỀ: Người

ta nói “có trí thì làm quan,

có gan thì làm giàu”. Hãy chỉ ra 3 điểm
mạnh và 3 điểm yếu tiêu biểu của người
Việt nam xét về góc độ làm giàu. Vì sao?

Giáo viên bộ môn: PGS.TS. Hoàng Văn Hải
Học viên thực hiện: Bùi Thị Lan Hương
STT: 08
Lớp: Cao học KTTG 18B

Hà Nội, tháng 11 năm 2012


Một nhà báo nước ngoài có nhận xét: “Tất cả triệu phú đôla của Việt Nam hiện nay
hầu hết đều từng biết đói khổ là gì”. Khác với người giàu ở các xứ phát triển, những
người giàu ở nước ta trong thập kỷ 20 hầu hết đều sống qua hoặc trưởng thành từ thời
hậu chiến, thời bao cấp đói kém, hầu hết đều làm giàu từ tay không mà lên, chẳng mấy
người có tài sản từ đời trước để lại. Sau đó khi kinh tế bùng nổ trong những năm 2000,
có một thế hệ doanh nhân khác xuất hiện. Thế hệ này lại quá no đủ, ra đời trong các
gia đình bắt đầu tích lũy, lớn lên lúc thời bao cấp vừa kết thúc nên không biết mùi...
đau khổ. Ngay sau đó thời mở cửa, rất nhiều người được du học nước ngoài... Do đó,
thế hệ doanh nhân trẻ này hầu hết chỉ thấy những mặt màu hồng của kinh tế - kinh
doanh. Họ thừa những văn minh mà cha mẹ họ thiếu và thiếu những đau khổ mà cha


mẹ họ có thừa. Hai thế hệ lại quá bận rộn khi kinh tế đang bùng nổ nên kinh nghiệm
và kiến thức này chưa kịp bổ sung cho nhau.
Việt Nam mở cửa nền kinh tế được 20 năm vị trí và vai trò của doanh nhân trong nền
kinh tế Việt Nam Hội nhập được cộng đồng xã hội nhìn nhận ngày càng tích cực hơn,
doanh nhân được ví như người lính của thời bình, người chiến sĩ xung kích trên mặt
trận hội nhập, là lực lượng chủ đạo góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Đáp ứng
kỳ vọng của xã hội, đội ngũ doanh nhân ngày càng có nhu cầu phải thể hiện mình
nhiều hơn. Trong sân chơi hội nhập, họ muốn mình là những người làm chủ cuộc chơi,
là người chiến thắng. Mong muốn như vậy nhưng thực hiện không hề dễ dàng.
Điểm mạnh của doanh nhân Việt là rất cần cù chịu khó, không ngại gian khổ, khó
khăn, sức làm việc tốt, khả năng chịu áp lực cao nhưng khi tham gia vào thương
trường hội nhập cả trên sân nhà và trên thị trường quốc tế, nhiều doanh nhân sớm hiểu
ra mình không đủ nhận thức, rất thiếu kiến thức, và không rành cách thức để hội nhập,
chưa thể cạnh tranh sòng phẳng với doanh nghiệp của các nước khác.
Chính vì đội quân chủ lực là các doanh nhân còn thiếu và yếu, nền kinh tế của Việt
Nam tuy đạt được tốc độ tăng trưởng rất ngoạn mục trong hàng chục năm liền, vẫn là
một nền kinh tế nhỏ. Tăng trưởng của chúng ta chủ yếu từ khai thác tài nguyên và tăng
vốn đầu tư. Chúng ta xuất khẩu nguyên liệu thô, sản phẩm sơ chế và gia công lắp ráp,
nên giá trị gia tăng rất thấp. Phần lớn doanh nhân Việt có xuất phát điểm rất thấp về
nhiều điều kiện để kinh doanh, gìờ đây buộc phải cạnh tranh trong môi trường hội
nhập, họ đang phải nỗ lực rất nhiều.
Trong khi doanh nhân thường than phiền về cơ chế hay thủ tục lỗi thời của chính phủ,
về thị hiếu sính ngoại hay ham rẻ của khách hàng, về điều kiện suy thoái của kinh tế
toàn cầu...chúng ta cũng cần nhìn lại chính mình để khắc phục những yếu kém căn
bản trong quá trình đổi mới để cạnh tranh. Điểm yếu của người Việt Nam xét về góc
độ làm giàu (kinh doanh) thì có thể tồn tại rất nhiều nhưng nổi cộm nhất có thể kể ra là
3 điểu yếu như sau:
Một là: Tính chuyên nghiệp chưa cao. Hầu hết các doanh nghiệp bộc lộ sự thiếu
chuyên nghiệp, người quản lý doanh nghiệp chưa được đào tạo bài bản và chuyên
nghiệp về kinh tế thị trường, cạnh tranh và hội nhập toàn cầu, để từ đó có được tầm

nhìn dài hạn trong kế hoạch phát triển lâu dài và bền vững, điều này thể hiện ở việc
phần lớn các doanh nhân thường suy nghĩ về lợi ích ngắn hạn, thích chọn việc thuận
lợi để làm hay đổ lỗi cho hoàn cảnh khách quan. Không một hành trình kinh doanh
nào mà không gặp trắc trở và thách thức. Vì vậy, người lãnh đạo phải biết rõ đích đến
của doanh nghiệp và vững tay lái trước các cơn sóng lớn nhỏ thường làm lệch phương


hướng. Mọi thủ thuật chộp giật, lấy ngắn nuôi dài, đi tắt đón đầu...có thể tạo hiệu ứng
nhất thời, nhưng sớm muộn gì, các trò chơi ngắn hạn này sẽ có tác hại lớn là làm
doanh nghiệp đi quá xa ra khỏi mục tiêu và vướng vào lầy lội của tình thế.
Hai là: thích đi theo lối mòn, thiếu tính sáng tạo. Do quá trình chuyển đổi cơ chế
chưa bỏ được cái cũ còn cái mới chưa quen nên các doanh nghiệp chọn phương án “ăn
theo” Điều này thể hiện rõ nhất ở tâm lý bầy đàn trong hoạt động doanh nghiệp thời
gian qua. Tâm lý bầy đàn trong chứng khoán, bất động sản, trong mô hình tập đoàn đa
ngành, đa nghề đã đẩy không biết bao doanh nghiệp đến bờ vực phá sản. Phần nhiều là
doanh nghiệp nhà nước còn thiếu năng động, vẫn đi theo lối mòn, làm cho lợi nhuận
của doanh nghiệp giảm sút dẫn đến thua lỗ, thậm chí phá sản như Dệt may Nam Định,
Dệt Long An, Giày Hiệp Hưng…
Chủ yếu doanh nhân Việt nam tiến hành kinh doanh dựa vào vốn và nguồn tài
nguyên sẵn có nhiều hơn là sáng tạo. Bằng chứng là yếu tố năng suất tổng hợp như
lao động và các yếu tố có thể tạo ra giá trị mới cho xã hội khác đang có đóng góp rất
thấp vào tăng trưởng của doanh nghiệp và nền kinh tế; Doanh nghiệp trong nước đang
mắc căn bệnh kinh niên là sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức.Theo số liệu khảo sát tại
gần 1.000 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội và TP Hồ Chí
Minh trong quý II/2012, tỷ lệ này ở mức 1,53 lần, cao hơn rất nhiều nếu so với các
nước phát triển lẫn mới nổi (tỷ lệ này ở Mỹ là 1,2 lần, ở Trung Quốc là 1,06 lần).
Trong đó, xây dựng và bất động sản là nhóm ngành có tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao nhất
(tỷ lệ vốn nợ gấp hơn 2 lần vốn chủ sở hữu). Riêng khối doanh nghiệp Nhà nước, hiện
tỷ lệ vốn nợ trên vốn sở hữu ở mức 1,71 lần, trong đó, doanh nghiệp có tỷ lệ thấp nhất
là Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (0,47 lần) và cao nhất là Tập đoàn Sông Đà

(8,85 lần). Việc phụ thuộc quá mức vào vốn vay trên thực tế đã khiến doanh nghiệp dễ
gặp rủi ro, nhất là khi lãi suất biến động. Thậm chí, có thể khiến doanh nghiệp “chết”
bất thình lình khi nguồn tín dụng bên ngoài bị cắt giảm bất ngờ hoặc bị đóng băng.
Không chỉ quá lệ thuộc vào vốn vay, doanh nghiệp trong nước còn chưa chú trọng đến
việc quản trị nguồn vốn thế nào cho hiệu quả. Bằng chứng là cứ doanh nghiệp hay tập
đoàn kinh tế càng lớn vốn nhiều, tăng trưởng vốn càng nhanh thì thường thua lỗ nhiều;
đầu tư ngoài ngành khá dàn trải và dễ dãi.
Các doanh nghiệp nắm bắt và xử lý thông tin thị trường còn chậm, trình độ kinh doanh
thương trường còn nhiều bất cập nên khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
thấp. Một doanh nghiệp hiện đại sống và chết vì khách hàng. Sản phẩm phải thích hợp
và cải tiến thường trực để đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của khách hàng. Dịch vụ hậu
mãi phải hoàn thiện để giữ sự trung thành của khách hàng. Yếu tố sáng tạo là cách tạo
thích thú cho khách hàng để biến họ thành một công cụ truyền bá sản phẩm ra các
cộng đồng xã hội. Tóm lại, khách hàng là tài sản lớn nhất của doanh nghiệp. Vì nền
kinh tế Việt dựa trên ban phát bổng lộc của quan chức, các doanh nhân Việt thường có
cái nhìn méo mó về ưu tiên phục vụ. Đó cũng là lý do tại sao các doanh nghiệp lớn của
Việt Nam vẫn chưa đủ khả năng để cạnh tranh trên biển lớn.
Ba là: thiếu tính kiên trì và tự tin dẫn đến thiếu tính mạo hiểm và chấp nhận rủi
ro. Do kiến thức kinh doanh hạn chế và trải nghiệm thức tế ít, nên phần lớn doanh
nghiệp chạy theo lợi ích ngắn hạn hay chỉ dám đầu tư vào các lĩnh vực có sẵn thị
trường, it rủi ro. Do hoàn cảnh đất nước mới mở cửa và hội nhập, doanh nghiệp Việt
Nam còn thiếu kinh nghiệm trên thương trường, đặc biệt là kinh nghiệm xử lý các cơ


hội cũng như nguy cơ mang tính toàn cầu, khả năng chịu đựng các va đập, rủi ro trong
kinh doanh thấp, chưa thực sự am hiểu các thông lệ, luật phát kinh doanh quốc tế.
Theo khảo sát của PGS.TS. Hoàng Văn Hải trong cuốn sách “Tinh thần doanh nghiệp
Việt nam trong hội nhập” chỉ có 30% doanh nghiệp được phỏng vấn cho rằng tinh thần
chấp nhận rủi ro và mạo hiểm là rất quan trọng, còn khoảng 10% doanh nghiệp thậm
chí cho rằng yếu tố đó không quan trọng.


Tình trạng này cũng được một chuyên gia tư vấn cao cấp về xúc tiến thương mại của
Thụy Sỹ ông Alain Chevalier nhận định khi ông đưa ra kết luận là đại đa số doanh
nhân Việt Nam sợ rủi ro (năm 2005).



×