Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

ĐỀ TÀI TÌNH HUỐNG XỬ LÝ QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.08 KB, 69 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, toàn cầu hoá kinh tế đang là một xu thế tất yếu có ảnh hưởng
đến mọi quốc gia trên thế giới, xu thế này đã tạo ra sự gia tăng mạnh mẽ các
dòng lưu chuyển hàng hoá, dịch vụ, vốn - công nghệ, nguồn nhân lực lao
động,.. giữa các quốc gia cùng với sự tăng lên không ngừng của lượng hành
khách, phương tiện xuất nhập cảnh. Yêu cầu của việc thực hiện lộ trình dỡ bỏ
các rào cản thương mại đang là áp lực rất lớn đối với các quốc gia, đặc biệt là
đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trong bối cảnh nêu
trên, hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một đòi hỏi tất yếu khách quan, nó
mang lại nhiều cơ hội để phát triển kinh tế đồng thời cũng đặt ra không ít
những thách thức, khó khăn cho Việt Nam nói riêng và các nước đang phát
triển nói chung.
Với những nỗ lực cải cách, mở cửa, tập trung ưu tiên cho hoạt động
kinh tế đối ngoại, phát triển thương mại, thúc đẩy quá trình hội nhập trong
những năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong phát
triển kinh tế đất nước mà rõ nét nhất là nền kinh tế đạt được tốc độ tăng
trưởng cao liên tục trong nhiều năm và đặc biệt là Việt Nam đã trở thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, cũng chính
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã kéo theo sự gia tăng của các loại tội
phạm, các hành vi vi phạm pháp luật khác, đặc biệt là hoạt động buôn lậu, vận
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và gian lận thương mại. Điều này
đang đặt ra yêu cầu đối với các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và các cơ
quan bảo vệ pháp luật nói riêng cần nghiên cứu, xây dựng các giải pháp tăng
cường công tác khám phá, ngăn chặn hoạt động buôn lậu, gian lận thương
mại, trong đó ngành Quản lý thị trường đóng vai trò hết sức quan trọng.
Trong các năm qua, ngành Quản lý thị trường đã không ngừng cải
cách, phát triển, hiện đại hoá nhằm nâng cao năng lực trong hoạt động thực
thi nhiệm vụ nói chung và năng lực đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận
thương mại nói riêng, đã tích cực phối hợp với các lực lượng, ngành chức
năng như: Công an, Quản lý thị trường, Cảnh sát biển, Bộ đội biên phòng,…


đã thu được nhiều kết quả khả quan trong công tác khó khăn và gian khổ này.


2
Tuy nhiên tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại vẫn là vấn đề bức xúc,
nóng bỏng và ngày càng có xu hướng tinh vi, xảo quyệt hơn.
Hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành
Quản lý thị trường luôn là một lĩnh vực được chú ý và quan tâm, tuy nhiên
hiện chưa có công trình nghiên cứu hay đề tài nghiên cứu toàn diện về công
tác phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của ngành Quản lý thị
trường. Với mục đích góp phần trong công tác phòng ngừa và đấu tranh
chống chống buôn lậu và gian lận thương mại có hiệu quả, bảo vệ quyền lợi
chính đáng của các cở sở sản xuất và người tiêu dùng, thiết lập trật tự kỷ
cương, bảo đảm cho các hoạt động kinh doanh trên thị trường đúng theo quy
định của nhà nước, chúng tôi chọn đề tài “Hoạt động phòng chống buôn lậu
và gian lận thương mại của Chi cục Quản lý thị trường Quảng Ngãi trên
địa bàn tỉnh- Thực trạng và giải pháp” đăng ký làm đề tài thi đua năm
2015. Chúng tôi kính mong lãnh đạo Chi cục, Hội đồng thi đua Sở Công
Thương xem xét thông qua đề tài này để áp dụng và thực hiện vào thực tế.
Đề tài gồm 03 phần sau:
I. Cơ sở lý luận về hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương
mại.
II. Thực trạng hoạt động của ngành Quản lý thị trường trong hoạt động
phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
III. Giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống buôn lậu và
gian lận thương mại của ngành Quản lý thị trường.
Xin chân thành cảm ơn!.


3

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1. Kinh tế thị trường và vấn đề buôn lậu, gian lận thương mại
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội trong đó sản
xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng đều gắn chặt với thị trường: Sản xuất ra
hàng hoá - dịch vụ gì, khối lượng bao nhiêu ? sản xuất bằng cách nào ? ai sẽ
nhận hàng hoá - dịch vụ sau khi sản xuất ra ? tất cả đều xuất phát từ nhu cầu
của thị trường và thông qua thị trường. Thị trường là trung tâm của toàn bộ
quá trình sản xuất và tái sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá dịch vụ cho xã
hội. Thị trường là tập hợp các thoả thuận thông qua đó người bán và người
mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá - dịch vụ. Trong thị trường, người
mua và người bán hàng hoá - dịch vụ tác động với nhau hình thành cung cầu
hàng hoá - dịch vụ, sự tương tác giữa cung - cầu hàng hoá - dịch vụ trên thị
trường hình thành giá cả thị trường. Thị trường điều tiết cung - cầu - hàng hoá
- dịch vụ, mối quan hệ kinh tế giữa người mua, người bán, giữa nhà sản xuất
kinh doanh với khách hàng thông qua mua bán bằng tiền trên thị trường.
Trong kinh tế thị trường các mối quan hệ kinh tế đều tiền tệ hoá, khi tiền tệ
tham gia vào quá trình lưu thông hàng hoá thì trao đổi hiện vật trực tiếp cũng
không tồn tại. Tiền tệ có mặt trong lưu thông, làm cho quá trình trao đổi
nhanh hơn, thúc đẩy quy mô sản xuất tăng lên và đời sống nhân dân được
nâng cao.
Trong nền kinh tế thị trường hoạt động thương mại phát triển và nó có
vị trí rất quan trọng. Thương mại là một bộ phận hợp thành của tái sản xuất,
nối liền giữa sản xuất với tiêu dùng. Dòng vận động của sản phẩm hàng hoá
qua khâu thương mại hoặc để tiếp tục cho sản xuất hoặc đi vào tiêu dùng cá
nhân. Ở vị trí cấu thành của tái sản xuất, thương mại được coi như hệ thống
dẫn lưu tạo ra sự liên tục của quá trình tái sản xuất, khâu này bị ách tắc sẽ dẫn
tới sự khủng hoảng của sản xuất và tiêu dùng. Sản xuất hàng hoá có mục đích
từ trước là để thoả mãn nhu cầu của người khác, để trao đổi mua bán hàng
hoá. Không thể nói đến sản xuất hàng hoá mà không nói đến thương mại.

Thương mại là lĩnh vực kinh doanh cũng thu hút trí lực và tiền vốn của các


4
nhà đầu tư để thu hút lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận, kinh doanh thương
mại trở thành ngành sản xuất vật chất thứ hai.
Thương mại có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân thông qua
việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, chấn hưng các quan hệ hàng hoá
tiền tệ. Qua hoạt động mua bán tạo ra động lực kích thích đối với người sản
xuất, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy phân
công xã hội tổ chức lại sản xuất, hình thành nên các vùng chuyên môn hoá
sản xuất. Thương mại kích thích sự phát triển lực lượng sản xuất, trong đó lợi
nhuận là mục đích của hoạt động thương mại. Người sản xuất sẽ tìm mọi cách
để cải tiến công tác áp dụng khoa học và công nghệ mới, hạ chi phí để thu
nhiều lợi nhuận. Đồng thời, cạnh tranh trong thương mại bắt buộc người sản
xuất phải năng động, không ngừng nâng cao tay nghề, chuyên môn và tính
toán thực chất hoạt động kinh doanh, tiết kiệm các nguồn lực nâng cao năng
suất lao động. Đó là những nhân tố tác động làm cho lực lượng sản xuất phát
triển. Thương mại kích thích nhu cầu và luôn tạo ra nhu cầu mới, lợi ích của
sản phẩm hay mức độ thoả mãn nhu cầu của sản phẩm sẽ tạo ra khả năng tái
tạo nhu cầu. Thương mại một mặt, làm cho nhu cầu trên thị trường trung thực
với nhu cầu, mặt khác nó làm bộc lộ tính đa dạng, phong phú của nhu cầu.
Thương mại buộc các nhà sản xuất phải đa dạng về loại hình, kiểu dáng, mẫu
mã chất lượng sản phẩm. Điều này tác động ngược lại với người tiêu dùng,
làm bật dậy các nhu cầu tiềm năng. Tóm lại thương mại làm tăng trưởng nhu
cầu và là nguồn gốc rễ cho sự phát triển của sản xuất kinh doanh.
Thương mại góp phần mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, làm cho quan
hệ thương mại giữa nước ta với các nước khác không ngừng phát triển. Điều
đó giúp chúng ta tận dụng được ưu thế của thời đại, phát huy được lợi thế so
sánh, từng bước đưa thị trường nước ta hội nhập với thị trường thế giới, biến

nước ta thành bộ phận của phân công lao động quốc tế.
Trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, thương mại
thể hiện sự tự do mua bán theo giá cả thị trường, người mua và người bán
được tự do lựa chọn bạn hàng, ở đó có sự gắn kết giữa sản xuất với thương
mại. Thương mại cũng là một chức năng của sản xuất hàng hoá, giữa các


5
doanh nghiệp, các vùng và quốc gia thực hiện cơ chế mở trong mua bán trao
đổi hàng hoá.
Thực tế, trong kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế
thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực nhưng bên cạnh đó có
những mặt tiêu cực. Vì mục tiêu lợi nhuận đã làm phát sinh tư tưởng sùng bái
đồng tiền, chạy theo cuộc sống giàu có mà không tôn trọng pháp luật, làm
giàu bất chính, đó là tệ nạn “buôn lậu và gian lận thương mại”. Từ lợi dụng cơ
chế tự do buôn bán lưu thông hàng hoá, một số người đã kinh doanh trái pháp
luật, gian lận thương mại để kiếm lời. Tệ nạn buôn lậu và gian lận thương mại
là một nhược điểm rất lớn trong nền kinh tế thị trường, nó bóp méo vai trò của
thương mại đi ngược lại với bản chất của thương mại. Thương mại có tác
động tích cực đối với nền kinh tế, ngược lại tệ nạn buôn lậu và gian lận
thương mại lại tác động tiêu cực đối với nền kinh tế.
Việc nghiên cứu hoạt động phòng, chống buôn lậu và gian lận thương
mại để hạn chế tác hại của nó là rất cần thiết. Do vậy, để đấu tranh chống
buôn lậu và gian lận thương mại đem lại hiệu quả trước hết phải có nhận thức
đầy đủ về buôn lậu và gian lận thương mại trong kinh tế thị trường.
Khái niệm về buôn lậu
Theo từ điển, buôn lậu là động từ thể hiện việc mua bán hàng trốn thuế
hoặc hàng quốc cấm.
Theo từ điển bách khoa toàn thư, buôn lậu là hành vi buôn bán trái
phép qua biên giới những loại hàng hoá hoặc ngoại tệ, kim khí và đá quý,

những vật phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, mà nhà nước cấm xuất
khẩu hay nhập khẩu hoặc buôn bán hàng hoá nói chung qua biên giới mà trốn
thuế và trốn sự kiểm tra của hải quan.
Theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả,
hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải thích từ Hàng hóa nhập
lậu” gồm:
a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định
của pháp luật;


6
b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều
kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị
trường;
c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ
tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại
hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;
d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn,
chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ
nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về
quản lý hóa đơn;
đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập
khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc
có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.
* Khái niệm về gian lận thương mại
Gian lận thương mại theo Từ điển tiếng Việt là "dối trá, lừa lọc" trong
hoạt động thương mại. Người có hành vi gian lận thương mại gọi là "gian
thương" tức là "người có nhiều mưu mô lừa lọc", "kẻ buôn bán gian lận và

trái phép". Gian lận được coi là hành vi của con người cụ thể có lời nói hoặc
cử chỉ, hành động không đúng với bản chất của sự vật hiện tượng nhằm mục
đích đánh lừa người khác. Trong dân gian gian lận thương mại gắn liền với
thành ngữ "buôn gian, bán lận" và dùng để chỉ những thủ đoạn mánh khóe lừa
lọc khách hàng hoặc người khác để thu lời bất chính. Hành vi "buôn gian, bán
lận" trong dân gian được hiểu bao gồm một số thủ đoạn đơn giản như: hàng
xấu nói tốt, ít nói nhiều, rẻ nói đắt, cân đo điêu, buôn bán hàng cấm, lén lút,
giấu giếm, lậu thuế … Hành vi gian lận thương mại trước hết phải là hành vi
gian lận được thể hiện trong lĩnh vực thương mại. Chủ thể của hành vi gian
lận thương mại là các chủ hàng, có thể là người mua hoặc người bán, cũng có
khi là cả người mua và người bán. Mục đích của hành vi gian lận thương mại
là nhằm thu lợi bất chính từ thực hiện trót lọt hành vi lừa đảo, dối trá.
2. Mối quan hệ giữa buôn lậu và gian lận thương mại
Gian lận thương mại dù không phải là một tội danh trong Bộ luật hình
sự, nhưng các dấu hiệu đặc trưng của nó lại trùng hợp với tội buôn lậu và
buôn lậu cũng bao gồm gian lận thương mại.


7
Theo nghiên cứu khoa học về tội phạm thì gian lận thương mại thực
chất là những hành vi, thủ đoạn cụ thể để gian dối nhằm có được lãi suất cao
trong kinh doanh, buôn bán nói chung, nhưng nếu sự gian lận đó được thực
hiện để nhằm buôn bán trái phép qua biên giới thì đó chính là các hành vi
trong mặt khách quan của tội buôn lậu.
Trong Bộ Luật hình sự của nước ta đã ghi nhận tội buôn lậu "….buôn
bán trái phép, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới…..", tổ chức Quản
lý thị trường thế giới phân loại các hành vi gian lận thương mại có hành vi
"buôn bán hàng cấm qua biên giới hoặc ra khỏi sự kiểm soát của Quản lý thị
trường", “khai báo sai chủng loại hàng hoá", "khai tăng, giảm giá trị hàng
hoá".... Đây là những hành vi buôn bán gian lận trái pháp luật mang tính chất

giống như buôn lậu. "Buôn lậu" từ trước đến nay được nhiều người biết đến
hơn là "gian lận thương mại". Gian lận thương mại là thuật ngữ mới xuất
hiện, bao gồm nhiều hành vi gian lận, trái pháp luật hơn buôn lậu hay nói
cách khác nội hàm của nó rộng hơn nội hàm của buôn lậu. Vì vậy hai thuật
ngữ này thường đi kèm với nhau "Buôn lậu và gian lận thương mại".
3. Nguyên nhân xuất hiện buôn lậu và gian lận thương mại
Buôn lậu và gian lận thương mại là hiện tượng kinh tế - xã hội xuất
hiện trong hoạt động lưu thông hàng hoá cùng với sự ra đời của hàng rào thuế
quan. Nếu như hoạt động lưu thông hàng hoá góp phần cân bằng quan hệ
cung - cầu trên thị trường thì những nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại và phát
triển của tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại là sự chênh lệch giá cả,
nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau, do hành vi kiếm lời
bất chính, cạnh tranh trái pháp luật, không lành mạnh.
Doanh số bán lẻ trên thị trường xã hội là chỉ tiêu phản ánh nhu cầu tiêu
dùng thực đã được thực hiện của toàn xã hội. Còn chỉ số giá cả, và theo đó là
sự biến động của nó là chỉ tiêu phản ánh tương quan giữa hai đại lượng hàng
hoá và sức mua. Nói cách khác đó là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ cung cầu
về hàng hoá. Hiểu được bản chất kinh tế của vấn đề này, các nhà sản xuất tìm
cách tiết kiệm chi phí, hạ giá thành trên cơ sở cải tiến mẫu mã hấp dẫn, phù
hợp thị hiếu sử dụng, nâng cao chất lượng sản phẩm, bán ra với giá thị trường


8
chấp nhận, nhằm quay vòng vốn nhanh, thu lợi nhuận cao. Để làm được
những điều này không phải là việc dễ dàng và lại nhất là trong điều kiện cạnh
tranh gay gắt hiện nay. Một trong những hiện tượng cạnh tranh, kinh doanh để
kiếm lời nhưng trái pháp luật là lao vào "buôn lậu và gian lận thương mại".
Một số nhà kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế, dù ở mức độ khác nhau
đã tìm đủ mọi cách luồn lách để thắng trong cuộc chạy đua " một vốn bốn
lời", chạy theo lối sống giàu sang nhưng lại không đủ khả năng làm giàu hợp

pháp mà kinh doanh một cách bất hợp pháp để kiếm lời nhanh và dễ dàng.
Lợi ích cá nhân của họ đặt lên quá cao mà không nghĩ đến lợi ích tập thể, lợi
ích quốc gia. Từ đó mà buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng nảy sinh
và phát triển, hành vi buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, diễn
biến ngày càng phức tạp là điều bức xúc đối với xã hội hiện nay.
Nhu cầu sử dụng hàng hoá ở các vùng địa lý khác nhau và hàng hoá có
chất lượng cao, giá thấp hơn ở nơi này sẽ có xu hướng chuyển sang nơi khác
có hàng hoá với chất lượng thấp hơn, giá cao hơn. Đây cũng là quy luật cạnh
tranh trong lưu thông hàng hoá. Tuy nhiên trong một số trường hợp để bảo vệ
sản xuất nội địa Nhà nước phải dùng đến hàng rào thuế quan (thậm chí thuế
rất cao), gian thương tìm mọi thủ đoạn để tàng trữ buôn bán, vận chuyển hàng
hoá qua biên giới, cũng như lợi dụng mọi khe hở để gian lận số lượng, chủng
loại, đánh lẫn hàng hoá … để trốn thuế kiếm lời bất chính. Một số loại hàng
hoá nhà nước cấm buôn bán vì lý do bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội, bảo vệ sức khỏe cộng đồng (ma túy, vũ khí, rác thải…), trên thực
tế một số loại hàng hóa cấm nhu cầu vẫn có nên giá cao, việc buôn bán trái
phép những hàng hoá này mang lại lợi nhuận rất cao lại càng thúc đẩy gian
thương buôn bán để kiếm lời bất chính. Hoặc có những loại hàng hoá buôn
bán phải có phải được sự cho phép của nhà nước (hàng hóa đã qua sử dụng,
biệt dược,…) vẫn bị gian thương tìm mọi cách để buôn bán kiếm lời.
Đối với mỗi quốc gia tuỳ thuộc quy định của pháp luật, chính sách
quản lý kinh tế, yêu cầu bảo hộ nền sản xuất nội địa và khả năng quản lý khác
nhau thì quy mô, tính chất, mức độ buôn lậu và gian lận thương mại cũng
khác nhau. Buôn lậu và gian lận thương mại gắn bó rất chặt chẽ với các tệ nạn
tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác. Trong xu thế toàn cầu hóa


9
hiện nay thì những tệ nạn này không ngừng gia tăng và diễn biến ngày càng
phức tạp.

4. Ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động buôn lậu và gian lận thương
mại đối với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước
4.1. Hậu quả đối với nền kinh tế
Buôn lậu, gian lận thương mại có tác hại rất lớn đối với nền kinh tế,
những thành tựu của công cuộc đổi mới mà đất nước đang tiến hành. Buôn
lậu, gian lận thương mại có nguy cơ kìm hãm tốc độ phát triển của nền kinh
tế, tạo thành một lực cản lớn đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Hàng hoá nhập lậu là hàng gian lận, trốn thuế sẽ làm mất tính cân bằng
trong cạnh tranh thương mại giữa hàng nội và hàng ngoại, đồng thời làm thất
thu thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác dẫn đến thất thu cho ngân sách
nhà nước. Thuế quan đánh trên hàng hoá xuất, nhập khẩu, nhằm mục đích làm
tăng giá của hàng nhập khẩu, bảo vệ và kích thích sản xuất nội địa. Vì vậy,
hàng nhập lậu - gian lận trốn thuế đã phá vỡ cạnh tranh lành mạnh giữa hàng
nội và hàng ngoại nhập. Hàng ngoại nhập lậu vào thị trường do trốn thuế nhập
khẩu nên giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn hàng nội do có công nghệ sản xuất
tiên tiến, thiết bị khoa học hiện đại. Trong khi đó, những doanh nghiệp, cơ sở
sản xuất trong nước vẫn phải nhập khẩu và chịu thuế một số nguyên vật liệu,
trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, họ còn phải nộp các khoản thuế
khác như: thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp… Mặt khác, hệ
thống công nghệ kỹ thuật trong một số lĩnh vực sản xuất hiện vẫn còn đang
lạc hậu, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp, hàng hoá không phù hợp
thị hiếu người tiêu dùng, nên không đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngay
trên chính thị trường của mình.. Theo quy luật cung - cầu và giá trị hàng hoá
trên thị trường thì cuộc cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập thì hàng nhập
lậu do giá rẻ hơn, chất lượng cao hơn, làm cho hàng nội không tiêu thụ được
trên thị trường dẫn đến đọng vốn, thiếu nợ vốn. Điều này dễ làm cho các
doanh nghiệp sản xuất đứng trước nguy cơ phá sản, nhất là những doanh
nghiệp và những ngành công nghiệp non trẻ, mới ra đời. Đây thực sự là mối



10
đe dọa đời sống của hàng nghìn công nhân trong các doanh nghiệp, cơ sở sản
xuất trong nước.
Cạnh tranh giữa hàng nội và hàng nhập lậu không chỉ gây thiệt hại cho
người sản xuất, mà còn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Hàng ngoại tràn ngập
thị trường với giá rẻ tạo nên thị hiếu, tâm lý ưa dùng hàng ngoại. Tuy hàng
ngoại với giá rẻ hơn giá thành hàng nội là do trốn được thuế nhưng rất bấp
bênh vì không phải lúc nào nhập hàng cũng trốn được thuế. Mặt khác, các
hoạt động tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian thương mại của các lực
lượng chức năng sẽ làm cho nguồn hàng khan hiếm, vì vậy trong từng thời kỳ
sẽ nẩy sinh cơn sốt về giá, về hàng, làm đảo lộn sự ổn định giá cả trên thị
trường. Với cạnh tranh đó, kết cục tất yếu là hàng ngoại lấn át hàng nội địa,
phá vỡ thế bình ổn giá cả, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhập lậu hay xuất
lậu cũng gây thiệt hại như nhau về kinh tế, bởi nhập lậu ồ ạt biến nước ta
thành thị trường tiêu thụ hàng hoá của nước ngoài, đặc biệt là hàng dư thừa, ế
ẩm. Còn xuất lậu hàng hoá, đặc biệt là nguyên liệu, khoáng sản, nhiên liệu
thô, các mặt hàng chiến lược, hàng quốc cấm sẽ làm cho tài lực của đất nước
cạn kiệt. Hậu quả rõ nhất làm mất cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm
chệch hướng phát triển của nền kinh tế.
Mặt khác, buôn lậu và gian lận thương mại còn làm cho đất nước thất
thu lớn về thuế xuất, nhập khẩu và các sắc thuế khác gây ảnh hưởng đến quá
trình cân đối thu - chi ngân sách của Nhà nước, làm thất thoát ngoại tệ mạnh
ra ngoài biên giới.
4.2. Hậu quả về mặt văn hoá - xã hội
Buôn lậu, gian lận thương mại gây nên những hậu quả phức tạp và
nặng nề về mặt văn hoá - xã hội. Đây là một trong những yếu tố làm gia tăng
giữa giàu và nghèo, tạo đà cho việc thuê mướn, bóc lột sức lao động. Một số
tư thương đánh mất khuynh hướng tạo việc làm, chỉ mải mê làm giàu thông
qua buôn lậu, gian lận thương mại. Hiện tượng buôn lậu xuất hiện đã lôi kéo

một lực lượng lao động khá lớn tham gia vào đội quân “cửu vạn” mang vác
hàng qua biên giới. Lực lượng đó không chỉ bao gồm lao động tại chỗ, mà
còn có cả lao động từ nơi khác đến làm cho sản xuất bị buông lỏng, tình hình


11
trật tự an toàn xã hội cũng bị biến động. Thành phần lao động bị tiền thuê
mướn cám dỗ, có cả trẻ em ở tuổi đến trường, bỏ sản xuất, bỏ học hành làm
“cửu vạn”. Đây là đội ngũ tiếp tay và bao che cho buôn lậu, có những làng
thuộc khu vực biên giới đường bộ người dân ở đây bỏ cả sản xuất, coi việc
mang vác, vận chuyển “thuê” hàng hoá nhập lậu là một nghề để sinh sống.
Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại là nguyên nhân làm suy thoái đạo
đức xã hội, ảnh hưởng xấu đến thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hoá
dân tộc. Những kẻ buôn lậu không từ một thủ đoạn nào để thu được nhiều lợi
nhuận bất chính, đồng tiền bất chính đã làm hại những người đi buôn lậu, làm
nẩy sinh các tệ nạn xã hội như: cờ bạc, rượu chè… ảnh hưởng nghiêm trọng
đến nhân các con người, làm cho đạo đức của nhiều kẻ bị tha hoá. Không chỉ
có thế, buôn lậu và gian lận thương mại bao giờ cũng dẫn đến tiêu cực, tham
nhũng dễ dẫn đến tha hoá một bộ phận cán bộ công chức của Nhà nước. Thực
tế cho thấy những ngành chức năng trong hoạt động chống buôn lậu, gian
thương mại; trong điều hành, thực thi chính sách thương mại hoặc liên quan
đến hoạt động thương mại nếu không vững vàng sẽ bị lôi kéo, mua chuộc và
trở thành nô lệ của đồng tiền. Do bị lôi kéo bởi khoản lợi nhuận khổng lồ,
gian thương tìm mọi mánh khoé, mọi thủ đoạn để móc nối với một số cán bộ
Nhà nước bị tha hoá, biến chất. Do bị sự cám dỗ của đồng tiền mà họ đã lợi
dụng vị trí, quyền lực nhà nước giao cho để cấu kết với buôn lậu, tiếp tay và
bao che cho các buôn lậu, gian lận thương mại và hình thành những đường
dây phức tạp, khó phát hiện,
Hàng nhập lậu tuồn vào thị trường nội địa bất hợp pháp trong đó còn có
nhiều tài liệu phản động, văn hoá đồi trụy, thậm chí có cả vũ khí của những

phần tử thù địch từ nước ngoài chuyển về. Một bên là bọn buôn lậu hám lợi
và phi nghĩa, một bên là các thế lực thù địch luôn có ý đồ làm thay đổi bản
sắc văn hoá dân tộc, từ đó làm thay đổi bản chất của dân tộc được hình thành
từ trong quá trình đấu tranh chống lại áp bức bóc lột và phát triển sản xuất.
Bọn buôn lậu lợi dụng triệt để quá trình mở cửa để tăng cường chống phá ta
trên mặt trận văn hoá - xã hội bằng các thủ đoạn tuyên truyền lối sống thực
dụng, coi trọng đồng tiền, ấn hành các sản phẩm văn hoá, phủ nhận quá khứ
của dân tộc, ca ngợi lối sống hưởng thụ, chúng tuồn vào nước ta băng hình,


12
tác phẩm văn hoá đồi truỵ, phản động,…Cho nên những tác hại do buôn lậu
gây ra không chỉ thuần tuý về kinh tế, mà nó còn ảnh hưởng đến văn hoá - xã
hội, xâm hại thuần phong mỹ tục của đất nước.
4.3. Hậu quả đối với an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội
Những hậu quả do buôn lậu, gian lận thương mại gây ra đối với nền
kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội đã dẫn đến những tác hại về mặt chính
trị, gây khó khăn cho sự quản lý Nhà nước. Hàng nhập lậu, gian lận trốn thuế
làm cho thị trường hỗn loạn, đời sống kinh tế của một bộ phận nhân dân gặp
khó khăn, tệ nạn xã hội phát triển; công bằng, văn minh xã hội không được
thiết lập; nhà nước thất thu thuế nên không cân đối được thu - chi ngân sách,
một số quỹ phúc lợi bảo hiểm xã hội bị giảm sút….
Buôn lậu và các chủ thể buôn lậu vì những khoản lợi nhuận khổng lồ đã
bất chấp pháp luật, bất chấp chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước với
những thủ đoạn tinh vi để thu lợi nhuận bất chính. Những khoản lợi nhuận
này tạo cho bọn buôn lậu giàu có và ăn chơi sa đoạ, phung phí, trong khi đại
bộ phận nhân dân làm ăn chân chính thì sống khó khăn và nghèo khổ. Chính
sự bất công đó đã làm nảy sinh tâm lý coi thường pháp luật, coi thường Nhà
nước, kèm theo khủng hoảng cả hệ thống lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Một trong những hậu quả nữa của buôn lậu gây ra về mặt chính trị là

tác hại của nó đối với chủ quyền và an ninh quốc gia. Ngày nay, hoà bình, hợp
tác để phát triển đang trở thành xu hướng của thời đại, sức mạnh quân sự
đang được thay thế bằng sức mạnh kinh tế. Với ưu thế về kinh tế khoa học, kỹ
thuật, các nước tư bản phát triển đã và đang thực hiện chiến lược “biên giới
mềm” đẩy thế giới vào cuộc chiến tranh không có khói lửa - chiến tranh kinh
tế. Kinh tế thị trường là giải pháp hữu hiệu để tăng trưởng kinh tế, nên các
nước chậm phát triển đều có xu hướng phát triển kinh tế thị trường, mở rộng
quan hệ với nước ngoài để thu hút vốn và khoa học kỹ thuật tiên tiến. Với
chính sách mở cửa thì cuộc chiến tranh giành thị trường nổ ra không kém
phần gay go so với các hình thức chiến tranh khác.
Chủ quyền lãnh thổ bị đe dọa với hình thức xâm lăng mới, đó là “diễn
biến hoà bình” và “chiến tranh biên giới mềm”, hàng hoá đến đâu là biên giới


13
đến đó - dần dần các nước chậm phát triển từng bước phụ thuộc vào kinh tế
và cuối cùng phải phụ thuộc vào chính trị. Trên thực tế, biên giới nhiều quốc
gia vẫn còn nguyên vẹn, bộ máy nhà nước vẫn do những cán bộ trong nước
điều hành, nhưng thực chất độc lập, chủ quyền lãnh thổ bị mất. Vì vậy, bảo vệ
an ninh biên giới không chỉ là việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, mà thực chất là
bảo vệ các tiềm năng - yếu tố cơ bản của phát triển kinh tế. Bảo vệ an ninh
quốc gia góp phần bảo vệ vững chắc nguồn nhân lực, vật lực, tài lực là phục
vụ cho sự phát triển của nền kinh tế và sự vững chắc của chế độ chính trị.
4.4. Ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý kinh tế - xã hội
Buôn lậu, gian lận thương mại gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối
nền kinh tế, văn hoá xã hội, chính trị, đây là những hậu quả trực tiếp dễ nhìn
nhận. Một hậu quả khác không kém phần nguy hại là hậu quả của buôn lậu,
gian lận thương mại dưới góc độ cả về vĩ mô và vi mô. Nó làm cho cơ quan
quản lý nhà nước không kiểm soát được tình hình xuất nhập khẩu và liên
doanh đầu tư với ngoài; công tác điều hành của cơ quan chức năng gặp nhiều

khó khăn và hoạt động kém hiệu quả.
Xét về góc độ quản lý vĩ mô, buôn lậu và gian lận thương mại là một
trong những nguyên nhân làm hàng hoá nội địa bị đình trệ trong khâu phân
phối và tiêu dùng, sản xuất trong nước bị đình đốn. Nhiều doanh nghiệp sản
xuất ra hàng hóa không cạnh tranh nổi trên thị trường, nợ nần chồng chất dẫn
đến phá sản, kéo theo sự gia tăng của đội quân thất nghiệp. Buôn lậu, gian lận
thương mại còn là nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp dẫn đến dẫn đến các
tệ nạn xã hội, đó là tham nhũng, tha hoá, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp…. Do
đó, nó làm cho công tác quản lý của Nhà nước thêm khó khăn, phức tạp. Mặt
khác, buôn lậu và gian lận thương mại trực tiếp dẫn đến thất thu về thuế xuất,
nhập khẩu và các sắc thuế khác, đây là khoản thu lớn của ngân sách nhà nước.
Điều này ảnh hưởng đến các kế hoạch về kinh tế, tài chính khiến nhà nước
mất cân đối về thu - chi ngân sách. Buôn lậu, gian lận thương mại còn phá vỡ
sự bình ổn của thị trường, tạo nên cơn sốt về hàng hoá và giá cả làm cho nhà
nước không quản lý được hoạt động xuất nhập khẩu; việc hoạch định chính
sách, xây dựng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội bị sai lệch…


14
Những hậu quả của buôn lậu, gian lận thương mại đối với quản lý vĩ
mô đã trực tiếp và gián tiếp ảnh hưởng đến quản lý vi mô. Hệ thống pháp luật
của ta về quản lý hoạt động xuất nhập khẩu còn chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ,
nếu không nói là chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Chính vì thế, những chủ thể
buôn lậu, gian lận thương mại đã lợi dụng kẽ hở, những quy định thiếu chặt
chẽ của nhà nước để thực hiện hành vi buôn lậu, gian lận trốn thuế. Từ đó
việc quản lý của cơ quan nhà nước ở cơ sở gặp nhiều khó khăn do sự lũng
đoạn thị trường của hàng ngoại nhập lậu. Giải pháp đấu tranh chống buôn lậu,
gian lận thương mại, tăng cường hiệu lực kiểm tra, kiểm soát của các ngành
chức năng vẫn chưa được giải quyết tận gốc, buôn lậu đã làm cho một số cơ
quan quản lý lúng túng, bị động, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ

chính trị - xã hội.
Cũng dưới góc độ quản lý, trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá, hàng
ngoại nhập với lợi thế về giá cả rẻ hơn hàng nội do trốn được thuế, chất lượng
tốt, mẫu mã đẹp nên được tiêu thụ mạnh, tạo nên tâm lý ưa dùng hàng ngoại
(như hàng điện tử, gia dụng,…) trong nhân dân. Nhưng do nguồn hàng không
ổn định, giá cả không ổn định nên buôn lậu là nguyên nhân gây nên những
cơn sốt về hàng, về giá cả hàng hoá làm cho thị trường nội địa không thiết
lập, lưu thông hàng hoá bị rối loạn và gây ách tắc cho sản xuất và tiêu dùng
trong nước.
4.5. Ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng
Hành vi buôn lậu có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ, giống nòi của
cộng đồng thông qua việc đưa hàng giả, hàng nhái hoặc những loại hàng kém
phẩm chất, không đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước tuồn
vào tiêu thụ trong nội địa đặc biệt là các loại hàng hoá phải đảm bảo tiêu
chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn về y tế, tiêu chuẩn chất lượng
như: Tân dược, đồ chơi trẻ em, mũ bảo hiểm, rượu, nước giải khát…
Tóm lại những hậu quả và tác hại do buôn lậu, gian lận thương mại gây
nên đó là: Làm mất ổn định giá cả thị trường, kìm hãm sản xuất trong nước,
ảnh hưởng đến môi trường đầu tư, gây thất thu cho ngân sách cho nhà nước,
tạo nên sự cạnh tranh không bình đẳng giữa hàng nội và hàng ngoại, là


15
nguyên nhân phát sinh các tiêu cực trong xã hội. Vì vậy tệ nạn buôn lậu, gian
lận thương mại phải được ngăn chặn một cách triệt để và là nhiệm vụ của toàn
xã hội, trong đó có ngành Quản lý thị trường.
5. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của ngành Quản lý thị trường
đối với hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại
5.1. Cục Quản lý thị trường là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Thương mại
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ

kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong
hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Cục Quản lý thị trường có
nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ
trong hoạt động thương mại trên thị trường. Đề xuất với Bộ trưởng Bộ
Thương mại những chủ trương, biện pháp cần thiết để thực hiện đúng pháp
luật và các chính sách, chế độ trong lĩnh vực này.
2. Xây dựng các văn bản pháp luật về tổ chức quản lý công tác kiểm
tra, kiểm soát thị trường,xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương
mại, quy chế kiểm soát thị trường và chính sách, chế độ đối với công chức
làm công tác quản lý thị trường các cấp để Bộ Thương mại trình Chính phủ
ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.
3. Phát hiện và đề xuất với Bộ trưởng Bộ Thương mại để Bộ trưởng Bộ
Thương mại giải quyết theo thẩm quyền quy định tại các Điều 25, 26 và 27
Luật Tổ chức chính phủ về những văn bản quy định của các ngành, các cấp có
nội dung trái pháp luật về quản lý thị trường trong hoạt động thương mại.
4. Tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường và
xử phạt hành chính theo thẩm quyền các vụ vi phạm trong hoạt động thương
mại.
5. Thường trực giúp Bộ chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các
cơ quan Nhà nước ở các ngành, các cấp có chức năng quản lý thị trường,
chống đầu cơ, buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
6. Giúp Bộ theo dõi, quản lý tổ chức, tiêu chuẩn công chức, chế độ
trang phục, ấn chỉ của lực lượng quản lý thị trường; hướng dẫn bồi dưỡng
nghiệp vụ và thanh tra, kiểm tra hoạt động của cơ quan, công chức quản lý thị
trường ở địa phương; đề nghị Bộ trưởng Bộ Thương mại cấp thẻ kiểm soát
cho công chức làm nhiệm vụ kiểm soát thị trường các cấp.
7. Quản lý và thực hiện các chính sách, chế độ đối với công chức thuộc
Cục theo phân cấp của Bộ; quản lý tài sản được giao theo quy định của Nhà
nước.

5.2. Chi cục Quản lý thị trường giúp Giám đốc Sở Thương mại thực
hiện chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,


16
kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động
thương mại trên địa bàn tỉnh do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh giao. Chi cục
Quản lý thị trường có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
1. Kiểm tra việc tuân theo pháp luật các hoạt động thương mại của các
tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đề xuất với Sở thương mại và Uỷ ban
nhân tỉnh kế hoạch, biện pháp về tổ chức thị trường, bảo đảm lưu thông hàng
hoá theo pháp luật, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động
thương mại trên địa bàn tỉnh.
2. Xây dựng và trực tiếp chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường thực hiện
các kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường và xử lý theo thẩm quyền các vi
phạm pháp luật trong hoạt động thương mại.
3. Quản lý công chức, biên chế, kinh phí, trang bị, bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ và xây dựng cơ sở vật chất cho lực lượng quản lý thị trường ở
địa phương.
4. Thường trực giúp Giám đốc Sở Thương mại chủ trì tổ chức sự phối
hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp ở địa phương có chức năng quản lý thị
trường, chống đầu cơ buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép.
5.3. Công chức kiểm soát thị trường được giao trách nhiệm kiểm tra,
kiểm soát việc thi hành pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường
trong nước. Khi thừa hành công vụ phải tuân thủ pháp luật và quy chế công
tác về quản lý thị trường, chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Khi thấy
có dấu hiệu vi phạm thì công chức làm công tác kiểm soát thị trường được
quyền:
1. Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài
liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra.

2. Được kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang
vật vi phạm.
3. Lập biên bản vi phạm hành chính; quyết định áp dụng hoặc đề nghị
cơ quan có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính theo quy
định của pháp luật; xử lý vi phạm theo thẩm quyền hoặc chuyển giao cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền để xử lý các vi phạm pháp luật trong hoạt động
thương mại.
4. Sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định
của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để
làm nhiệm vụ kiểm tra.
5.4. Quản lý địa bàn: Để thực hiện tốt nhiệm vụ của lực lượng Quản lý
thị trường, Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2009/TT-BCT ngày
24/8/2008 quy định về công tác quản lý địa bàn của cơ quan Quản lý thị
trường để quy định đối tượng, nội dung, phương pháp quản lý địa bàn; trách


17
nhiệm của cơ quan Quản lý thị trường các cấp và công chức quản lý thị
trường trong công tác quản lý địa bàn được phân công.
5.5. Thẩm quyền xử lý đối với các hành vi buôn lậu và gian lận
thương mại của Quản lý thị trường Việt Nam
Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 thì các
hình thức xử phạt vi phạm hành chính mà lực lượng Quản lý thị trường có thể
áp dụng gồm có: Các hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục hậu quả cụ
thể như sau:
- Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn
hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;

d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để
vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính).
- Các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy
phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường,
lây lan dịch bệnh;
d) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam hoặc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
đ) Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người,
vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
e) Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
g) Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương
tiện kinh doanh, vật phẩm;
h) Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng;
i) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành
chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật;
k) Các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.


18
II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI CỤC QUẢN LÝ THỊ
TRƯỜNG TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG HOẠT ĐỘNG PHÒNG
CHỐNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
1. Tình hình buôn lậu tại Việt Nam
Tệ nạn buôn lậu xảy ra trên tất cả các tuyến đường bộ, hàng không,
đường biển:

* Trên tuyến biên giới đường bộ: Gồm các tuyến biên giới phía Bắc
(Việt Nam - Trung Quốc), miền Trung (Việt Nam – Lào), Tây Nam (Việt
Nam - Campuchia)
Tình hình buôn lậu ở từng khu vực biên giới phía Bắc, miền Trung và
Tây Nam đều có đặc thù riêng, thủ đoạn riêng. Tuy nhiên, cùng sử dụng
chung thủ đoạn lợi dụng chính sách của Nhà nước như cho phép cư dân biên
giới được mua bán, trao đổi hàng hoá dưới 2.000.000 VNĐ/1 người/1 ngày,
miễn thuế 500.000 đ/người/ngày đối với khách du lịch vào Khu thương mại,
khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăngđể buôn lậu, trốn thuế.
Các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng bằng hình thức: Thuê cư dân biên
giới mua hàng theo tiêu chuẩn sau đó tập kết và vận chuyển sâu vào trong nội
địa để tiêu thụ bằng cách: gửi khách du lịch, thuê thương binh, người tàn tật
dùng xe ba gác, xe tự tạo để vận chuyển hoặc thuê các đầu nậu chuyên vận
chuyển từ biên giới vào sâu trong nội địa, hoặc thuê đầu gấu, nghiện hút áp tải
bảo vệ. Các đối tượng trang bị máy thông tin, liên lạc, để theo dõi lực lượng
chức năng và điều hành buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên
giới. Đối tượng "đầu nậu" không trực tiếp tham gia việc vận chuyển hàng lậu
mà thường khoán gọn cho người làm thuê, người vận chuyển, gắn trách
nhiệm của họ bằng cách đặt cọc số tiền tương ứng với trị giá số hàng mới cho
vận chuyển. Vì vậy, khi bị bắt giữ thì một số đối tượng chống trả quyết liệt
hoặc hô hoán kích động người dân để cướp lại hàng.
Tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới diễn
ra phức tạp đặc biệt ở địa bàn các tỉnh phía Bắc gồm Quảng Ninh, Lạng Sơn,
Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, miền Trung gồm Cửa khẩu Nậm Cắm, Cửa


19
khẩu Ta Đo và Cửa khẩu Mỹ Lý thuộc tỉnh Nghệ An, khu vực Cửa khẩu Lao
Bảo thuộc tỉnh Quảng Trị, phía nam gồm Cửa khẩu Cầu Treo thuộc tỉnh Hà
Tĩnh, An Giang, Tây Ninh, Long An (Khu Kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, cửa

khẩu Xa Mát, hai cánh gà cửa khẩu Cầu Tà Chót, Tân Phú thuộc tỉnh Tây
Ninh; khu vực xã Tà Nu, Bình Hiệp, Bình Tân, Thuận Bình, Tân Hiệp thuộc
tỉnh Long An; thị xã Châu Đốc, xã An Phú, khu vực Vĩnh Ngươn giáp Gò Tà
Mâu, khu vực Tịnh Biên thuộc tỉnh An giang...).
Hàng nhập lậu: Chủ yếu là mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như vải may
mặc; bánh kẹo; đường kính, sữa hộp, gỗ, rượu ngoại, bia, tân dược, quần áo
may sẵn nước, giải khát redbull, mỳ chính, gạo nếp, giầy dép; bát sứ; cốc thuỷ
tinh; hàng tạp hoá, hàng điện tử; phân bón gia súc, gia cầm và các sản phẩm
từ gia súc, gia cầm; thuốc lá; đồ chơi trẻ em cấm lưu thông, pháo, mũ bảo
hiểm, rau quả, thực phẩm, ...
* Tuyến hàng không - bưu điện
Tại cửa khẩu sân bay, lưu lượng hành khách xuất nhập cảnh qua sân
bay Quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng đều cao và nhiều tuyến quốc tế
mới mở cửa. Hành khách xuất nhập cảnh đa dạng và phức tạp, trên nhiều
tuyến bay và các hãng hàng không khác nhau.
Các đối tượng sử dụng hộ chiếu ngoại giao để buôn lậu: Lợi dụng chế
độ ưu đãi miễn kiểm tra đối với hành lý của viên chức ngoại giao để mang
hàng hóa vào nội địa tiêu thụ kiếm lời. Gần đây xuất hiện phương thức, thủ
đoạn vi phạm mới là một số doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm khai báo giá
nhập khẩu với trị giá rất lớn, có dấu hiệu chuyển tiền ra nước ngoài.
Địa bàn trọng điểm: Khu vực làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, sân đỗ
máy bay; khu vực làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá tại sân bay quốc tế
Tân Sơn Nhất, sân bay quốc tế Nội Bài và sân bay quốc tế Đà Nẵng; kho hàng
TCS - TP.Hồ Chí Minh, chuyển phát nhanh Fedex, DHL.
Hàng hoá nhập lậu chủ yếu: Các loại hàng hoá có giá trị cao, mỹ phẩm,
điện thoại di động, máy ảnh kỹ thuật số, máy vi tính xách tay, màn hình thu
nhỏ, linh kiện điện tử cao cấp, vải, quần áo may sẵn cao cấp, thuốc lá ngoại,
rượu ngoại... Hàng hóa xuất lậu chủ yếu: Ngoại tệ, đá quý, cổ vật,….



20
* Tuyến biển và cảng biển
- Buôn lậu trên biển: Nước ta có chung đường biên giới trên biển với
các nước Trung Quốc, Malaysia, Philipin, Thái Lan, Campuchia. Vùng biển
có biên giới trên biển tiếp giáp với các nước này có tài nguyên dầu khí lớn,
nguồn hải sản phong phú, có các tuyến giao thông quốc gia và quốc tế, kéo
theo hoạt động sản xuất, buôn bán, đi lại trên biển nhộn nhịp. Các đối tượng
buôn lậu cũng triệt để lợi dụng các yếu tố này để trà trộn hoạt động, nên việc
kiểm soát rất khó khăn. Các đối tượng buôn lậu đã lợi dụng nhiều tàu, thuyền
đánh cá của các ngư dân (loại tàu, thuyền được trang bị để đánh bắt xa bờ) kết
hợp đánh cá với việc sang mạn hàng hoá từ các tàu lớn vào bờ. Gần đây, các
đầu nậu còn cho hoán cải tàu để giả dạng tàu đánh cá hoặc các loại tàu chuyên
dùng khác và theo dõi hoạt động của các lực lượng chống buôn lậu trên biển,
sử dụng điện thoại di động, các thiết bị thông tin hàng hải hiện đại khác để
thông báo cho các tổ chức đường dây buôn lậu biết về sự di chuyển, hoạt
động của các lực lượng chức năng.
Tập trung chủ yếu vào một số cảng chính như: Thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Cửa Lò, Quỳnh Lưu (Nghệ An),
Lạch Trường (Thanh Hoá); Cửa Sót (Hà Tĩnh); Lý Hoà (Quảng Bình); ... .
Hàng hoá buôn lậu chủ là gạch men; : gạch men các loại, bánh kẹo, cốc
chén, bát đĩa, quần áo, vải may mặc, hàng điện tử, điện lạnh; phụ tùng ôtô đã
qua sử dụng, buôn bán thuốc lá ngoại, kính xây dựng phần lớn có xuất xứ từ
Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản .. .
- Tại các cảng biển: Một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự tạo thuận lợi,
thông thoáng trong việc làm thủ tục Hải quan, lợi dụng chính sách của nhà
nước về khuyến khích đầu tư nước ngoài, ưu đãi về thuế đối với nhập khẩu
nguyên liệu để sản xuất trong nước đã tạo dựng hồ sơ, chứng từ giả, khai báo
sai trị giá hàng nhập khẩu để trốn thuế. Các phương thức, thủ đoạn điển hình
như: khai sai về tên hàng, chủng loại, số lượng, chất lượng, xuất xứ hàng hoá;
gian lận giá, chính sách mặt hàng; nhập khẩu hàng thừa so với khai báo,

không khai báo; nhập khẩu hàng hoá không đạt chất lượng theo quy định;
xuất khẩu khai báo khống, không đúng mặt hàng.


21
Mặt hàng nhập lậu chủ yếu tại các cảng biển là: Gỗ, nguyên phụ liệu
may mặc, giày dép, hàng kim khí điện máy, linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô,
các loại máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng, ôtô đã qua sử dụng, máy in
công nghiệp, máy công cụ, kính xây dựng, giấy, thép và các sản phẩm của
thép, thép phế liệu, thiết bị vệ sinh, gạch lót, đồ gốm sứ, đồ trang trí nội thất,
phế liệu… hàng nông ngư (cũ) có xuất xứ Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc các
mặt hàng thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc mặt hàng thuộc quản lý chuyên
ngành,...
2. Tình hình gian lận thương mại
Cùng với tình hình buôn lậu như đã đề cập ở trên, hiện nay Ngành Quản
lý thị trường cũng phải đối mặt với nhiều hình thức gian lận thương mại:
Gian lận thương mại trong lĩnh vực giá
Các hành vi gian lận thương mại trong lĩnh vực giá là hành vi vi phạm
hành chính quy định tại Nghị định số 169/2004/NĐ-CP ngày 22/9/2004 của
Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá và
Nghị định số 107/2008/NĐ-CP ngày 22/9/2008 quy định xử phạt hành chính
các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu
và gian lận thương mại, bao gồm:
1. Mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá tạm thời trong
hiệp thương giá hoặc giá hiệp thương đã được cơ quan có thẩm quyền ban
hành.
2. Mua, bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ sai với mức giá cụ thể, khung
giá, giá giới hạn đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định.
3. Lập phương án giá tài sản, hàng hoá dịch vụ do Nhà nước định giá sai
với quy chế tính giá do cơ quan có thẩm quyền quy định.

4. Không kê khai giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền theo quy định.
5. Không đăng ký giá hàng hoá, dịch vụ với cơ quan quản lý nhà nước có
thẩm quyền theo quy định.
6. Không thực hiện niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ tại cửa hàng, quầy
hàng, điểm giao dịch, mua bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ.
7. Niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho
khách hàng.
8. Không niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc mua, bán vàng tại địa
điểm giao dịch kinh doanh.


22
9. Có niêm yết tỷ giá mua, bán ngoại tệ hoặc giá mua, bán vàng nhưng
hình thức, nội dung niêm yết giá không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng.
10. Niêm yết giá hàng hoá, dịch vụ bằng ngoại tệ hoặc thu tiền bán hàng,
phí dịch vụ bằng ngoại tệ mà không được phép.
11. Tăng giá bán hàng, phí dịch vụ từ 20% trở lên so với mức giá đã kê
khai hoặc đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nhằm thu lợi
bất chính.
12. Không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không
kịp thời số liệu, tài liệu có liên quan đến chi phí sản xuất, lưu thông, giá hàng
hoá dịch vụ độc quyền theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà
nước về giá.
13. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân để ấn định giá, khống chế giá,
thay đổi giá bán hàng hoá, giá dịch vụ nhằm hạn chế cạnh tranh, xâm phạm
lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của
người tiêu dùng.
14. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân tạo sự khan hiếm hàng hoá
bằng cách hạn chế sản xuất, phân phối, vận chuyển, bán hàng hoá, cung ứng

dịch vụ; phá huỷ, làm hư hỏng hàng hoá, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
15. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thực hiện các điều kiện bán
hàng, mua hàng, cung ứng dịch vụ sau bán hàng gây ảnh hưởng đến mức giá
hàng hoá, giá dịch vụ, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
16. Thoả thuận giữa các tổ chức, cá nhân thay đổi giá mua, giá bán hàng
hoá, dịch vụ để triệt tiêu hoặc ép buộc các doanh nghiệp khác liên kết với
mình hoặc trở thành chi nhánh của mình, xâm phạm lợi ích hợp pháp của tổ
chức, các nhân sản xuất, kinh doanh khác hoặc của người tiêu dùng.
17. Lợi dụng thiên tai, địch hoạ, diễn biễn bất thường khác để đầu cơ
tăng giá, ép giá.
18. Thẩm định giá sai với mục đích vụ lợi gây thiệt hại cho khách hàng.
19. Thực hiện thẩm định giá khi không đủ điều kiện để hoạt động thẩm
định giá theo quy định của pháp luật.
20. Không áp dụng hoặc áp dụng sai phương pháp thẩm định giá phù
hợp với tài sản thẩm định giá.
Gian lận về đo lường, đóng gói hàng hóa và chất lượng hàng hoá, dịch
vụ
a) Không ghi lượng của hàng đóng gói sẵn trên nhãn hàng hóa hoặc ghi
không đúng quy định; không ghi, khắc đơn vị đo theo đơn vị đo pháp định;


23
b) Lượng của hàng đóng gói sẵn không phù hợp với thông tin ghi trên
nhãn hàng hóa, tài liệu đi kèm, hoặc không phù hợp với yêu cầu kỹ thuật đo
lường do tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu công bố;
c) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sử dụng dấu định lượng trên
nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2 hoặc giấy chứng nhận đã hết hiệu lực;
d) Không thể hiện dấu định lượng trên nhãn hàng đóng gói sẵn nhóm 2

theo quy định.
a) Sản xuất hoặc nhập khẩu sản phẩm, hàng hóa không phù hợp với tiêu
chuẩn đã công bố áp dụng;
b) Nội dung của tiêu chuẩn công bố áp dụng không phù hợp với quy định
của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
a) Không thực hiện đúng quy định về trình tự, thủ tục công bố hợp
chuẩn;
b) Không lưu giữ hồ sơ công bố hợp chuẩn đúng quy định;
c) Sử dụng dấu hợp chuẩn không đúng quy định;
d) Thực hiện công bố hợp chuẩn mà không đăng ký hồ sơ công bố hợp
chuẩn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký
kinh doanh;
đ) Không thực hiện lại việc công bố hợp chuẩn khi có bất cứ sự thay đổi
nào về nội dung hồ sơ công bố hợp chuẩn đã đăng ký hoặc có bất kỳ sự thay
đổi nào về tính năng, công dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
đã công bố hợp chuẩn;
a) Không thực hiện công bố hợp quy;
b) Không đăng ký hồ sơ công bố hợp quy tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký kinh doanh;
c) Không duy trì việc kiểm soát chất lượng, thử nghiệm và giám sát định
kỳ theo quy định;
d) Không sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm, hàng hóa đã được
công bố hợp quy theo quy định khi đưa ra lưu thông trên thị trường;
đ) Không tự thực hiện các biện pháp ngăn chặn kịp thời khi phát hiện
hàng hóa của mình đang lưu thông hoặc đã đưa vào sử dụng có chất lượng
không phù hợp công bố hợp quy hoặc quy chuẩn kỹ thuật tương ứng;
e) Không thực hiện lại việc công bố khi có sự thay đổi về nội dung của
hồ sơ công bố hợp quy đã đăng ký hoặc có sự thay đổi về tính năng, công
dụng, đặc điểm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã công bố hợp quy;
g) Sử dụng hóa chất, chất phụ gia chưa đăng ký tại cơ quan có thẩm

quyền theo quy định khi sản xuất sản phẩm, hàng hóa.


24
Gian lận thương mại trong việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá
đơn.
1. Đặt in hoá đơn trùng kí hiệu, trùng số; tự in hoá đơn khi chưa đăng
ký và được phép của cơ quan có thẩm quyền.
2. Không lập hoá đơn hoặc lập hoá đơn không đúng quy định khi bán
hàng hoá, dịch vụ; sử dụng hoá đơn khống.
3. Lập hoá đơn có chênh lệch giữa các liên của mỗi số hoá đơn.
4. Sử dụng hoá đơn giả; hoá đơn đã hết giá trị sử dụng; hoá đơn của cơ
sở kinh doanh khác và các hoá đơn, chứng từ, tài liệu bất hợp pháp khác mà
theo quy định không được sử dụng.
5. Nhận, mua hoá đơn không đúng quy định hoặc tự ý cho, bán hoá
đơn.
3. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh
Quảng Ngãi

4. Kết quả và hạn chế trong hoạt động phòng chống buôn lậu và
gian lận thương mại của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ngãi
3.1. Kết quả
Thời gian qua, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh đã có nhiều đóng góp
tích cực vào hoạt động phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại. Trong
điều kiện hoạt động trên phạm vi toàn tỉnh, với tình hình buôn lậu, gian lận
thương mại diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp hơn nhưng Chi cục Quản lý
thị trường tỉnh đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình góp phần tích cực
vào hoạt động quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại:
* Kịp thời ngăn chặn có hiệu quả nhiều vụ việc buôn lậu, gian lận
thương mại

Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ buôn lậu và gian lận thương
mại qua công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát Quản lý thị trường từ 2012 - 9
tháng đầu năm 2015 của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh như sau:
Buôn lậu

Gian lận thương mại


25
Năm

Số vụ

Số tiền xử phạt

Số vụ

(triệu đồng)

Số tiền xử phạt
(triệu đồng)

2012

24

100,1

21


70

2013

13

21,2

23

130,5

2014

16

110

20

93,3

8

28

2

11,5


9 tháng đầu năm 2015

Bảng 2.1 - Kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại từ 2012 – 6
(Nguồn: Báo cáo năm 2012, 2013, 2014 và 9 tháng đầu năm 2015
của Chi cục Quản lý thị trường tỉnh).
Tùy từng giai đoạn, gắn với điều kiện cụ thể, tình hình buôn lậu và gian
lận thương mại thay đổi về tính chất, cơ cấu cũng như các phương thức, thủ
đoạn thông qua số vụ việc, giá trị vi phạm mà cơ quan Quản lý thị trường
phát hiện, bắt giữ và xử lý. Lợi dụng sự thông thoáng này các phương thức
buôn lậu, gian lận thay đổi theo hướng lợi dụng những bất cập trong quy trình
thủ tục Quản lý thị trường mới, lợi dụng sự thay đổi chính sách mặt hàng,
chính sách ưu đãi đầu tư, ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu,... một số chủ
hàng lợi dụng sự ưu đãi miễn kiểm tra đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp
luật Quản lý thị trường để gian lận, trốn thuế như: giả mạo hồ sơ, chứng từ;
khai báo sai tên hàng hoặc khi báo đúng tên hàng nhưng khai báo sai thuế
suất,....Đây cũng là xu hướng vi phạm phổ biến hiện nay.
Ngày 19/3/2015, Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 389/QĐ-TTg
thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng
giả (gọi tắt là Ban chỉ đạo 389). Thực hiện quyết liệt các biện pháp cụ thể
trên, hiệu quả công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, Chi
cục Quản lý thị trường đã tích cực triển khai thống nhất, đồng bộ các biện
pháp thực hiện của các Đội QLTT đã mang lại những hiệu hết sức to lớn trong
công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại trong 9 tháng đầu năm 2014. So
sánh số liệu thống kê kết quả phát hiện bắt giữ các vụ buôn lậu, gian lận


×