Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

GIÁO ÁN THI GV GIỎI CẤP TỈNH NGỮ VĂN 12 ĐẤT NƯỚC NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.25 KB, 13 trang )

Tiết 27 - Đọc văn
ĐẤT NƯỚC
(Trích: Mặt đường khát vọng)
- Nguyễn Khoa Điềm I. MỤC TIÊU :
1. Kiến thức : Giúp HS nắm được:
- Nắm được những nét khái quát về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác ,
nội dung) và đoạn trích (xuất xứ, bố cục )
- Phát hiện các chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc trong phần 1 của đoạn
trích trong việc diễn đạt nội dung.
- Cảm nhận được những suy tư sâu sắc của nhà thơ về đất nước và trách
nhiệm của mỗi người đối với quê hương, xứ sở. Hiểu được sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chất chính luận và trữ tình, sự vận dụng các chất liệu văn hóa và
văn học dân gian, sự phong phú, linh hoạt của giọng điệu thơ.
2. Kĩ năng :
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
-Biết nhận thức được ý nghĩa của thơ ca về chủ đề Đất nước
-Biết trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống mà thơ ca kháng chiến
đem lại
-Có ý thức tìm tòi về thể loại, từ ngữ, hình ảnh trong thơ ca kháng chiến .
- Bồi dưỡng tình yêu quê hương đât nước.
4. Những năng:
- Năng lực thu thập thông tin
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về một nội dung, vấn
đề VH.
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Giáo án


- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Phiếu phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Phiếu giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
- Các phương tiện dạy học: Máy tính, máy chiếu...
2. Học sinh:
- SGK, vở ghi, vở soạn.
- Đọc trước văn bản các tác phẩm để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
1


- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết
trước)
- Đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Khởi động- Hoạt động 1 (3 phút)
Hoạt động của Thầy và trò
- B1: GV giao nhiệm vụ:
1.Điền từ còn thiếu vào chỗ (...) trong hai dòng thơ
sau:
Mặt trời của……...thì nằm trên……...
Mặt trời của……...em nằm trên.........
2. Hai dòng thơ trên được trích từ bài thơ nào? Của
ai?
2. Nguyễn Khoa Điềm là tác giả của bài thơ nào sau
đây?
a/ Vội vàng
b/ Mẹ và quả
c/ Đò Lèn
d/ Theo chân Bác.


Nội dung cần đạt
1.
+ Bắp - đồi
+ Mẹ - lưng
2.
- Bài thơ: Khúc hát ru những
em bé lớn trên lưng mẹ .
- Tác giả: NKĐ
3.
. Phương án b.

- B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:
- B4:
GV nhận xét;
+ Vào bài: 30 năm kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ đã trở thành nguồn cảm hứng
vô tận cho các nhà thơ Việt Nam hiện đại sáng tác.
Cùng viết về chủ đề Đất nước, không chỉ có Nguyễn
Đình Thi, Tố Hữu, CLV...Trong thơ ca chống Mĩ
người đọc còn nhớ mãi một trường ca về ĐN của
nhà thơ NKĐ- Trường ca Mặt đường khát vọng
.Hôm nay, cô trò chúng ta cùng tìm hiểu một đoạn
trích của tác phẩm này.
2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

I. TÌM HIỂU CHUNG (10 phút).

- Mục tiêu: Giúp HS nắm được:
2


+ Kiến thức khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm;
+ Kiến thức khái quát về trường ca Mặt đường khát vọng
+ Những nét chung nhất về: Xuất xứ, bố cục của đoạn trích ĐN.
- Nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh:
+ Dựa vào phần tiểu dẫn, tìm hiểu thêm từ tài liệu, internet hãy nêu khái quát về
cuộc đời, tác phẩm chính và phong cách sáng tác của nhà thơ NKĐ?
+ Tìm hiểu về thời gian sáng tác, nội dung chính và cấu trúc của trường ca MĐKV?
+ Tìm hiểu vị trí đoạn trích, đọc đoạn trích và tìm hiểu bố cục của đoạn trích
- Phương thức thực hiện: Cá nhân
- Dự kiến sản phẩm: Câu trả lời của HS
- Phương án kiểm tra, đánh giá: Đánh giá câu trả lời của HS
- Tiến trình thực hiện:
* GV Hướng dẫn HS tìm hiểu phần 1. Tác giả :
cuộc đời tác giả.
1.1. Cuộc đời:
- Sinh 1943;
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
- Quê: xã Phong Hòa, huyện Phong
+ Nêu những hiểu biết của em về cuộc Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
đời nhà thơ NKĐ?
- Gia đình trí thức có truyền thống yêu
+ Kể tên các tác phẩm chính của NKĐ? nước và cách mạng.
+ Nhận xét về phong cách sáng tác thơ - Học tập và trưởng thành trên miền
NKĐ?
Bắc, tham gia chiến đấu và hoạt động
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ

văn nghệ ở miền Nam.
- B3:HS báo cáo kết quả
1.2. Tác phẩm chính: (SGK)
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
+ Đất ngoại ô (Thơ 1972),
- GV nhận xét sau đó nhấn mạnh những + Mặt đường khát vọng (Trường ca,
thông tin chủ yếu về tiểu sử, phong cách 1974)
thơ.
+ Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (Thơ, 1986)
+...
1.3. Phong cách sáng tác :
- Giàu chất suy tư , xúc cảm dồn nén
- Giọng thơ mang màu sắc trữ tình
chính luận .
=> NKĐ là một trong những nhà thơ
tiêu biểu cho thế hệ nhà thơ trẻ những
năm chống Mĩ .
* GV Hướng dẫn HS tìm hiểu tác
2. Tác phẩm
phẩm: Trường ca Mặt đường khát vọng.
- Trường ca MĐKV được NKĐ hoàn
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
+ Nêu những hiểu biết của em về tác thành ở chiến khu Trị- Thiên năm 1971,
3


phẩm Mặt đường khát vọng
in lần đầu năm 1974.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- MĐK vọng là bản trường ca viết về sự

- B3:HS báo cáo kết quả
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng
* GV: Trông tin cho HS biết về đặc
tạm chiếm miền Nam, nhận rõ bộ mặt
điểm của thể loại Trường ca.
*GV đọc cho HS đoạn văn ghi lại lời xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về
của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm để
hướng dẫn HS tìm hiểu cảm hứng sáng
tác: Tôi viết chương này trong những
ngày mưa triền miên sau Tết. Đó là thời
kỳ máy bay Mỹ đánh phá dữ dội. B52
dội bom liên tục, làm cho mọi thứ tối
tǎm mù mịt. Chúng tôi ngồi trong hầm
và viết, cảm xúc được cộng hưởng bởi
tiếng bom nổ, bởi khói bom và mưa
rừng. Có khi viết xong, một trận bom
làm cho bản thảo bay tung tóe, lượm lại
trang còn trang mất, lại ngồi viết tiếp.
Tôi viết rất nhanh, như cảm xúc đã dồn
tụ một cách mãnh liệt giờ chỉ việc tuôn
chảy ra thôi. Tôi viết về những điều giản
dị của chính tôi, về tuổi trẻ và các bạn
bè đang tranh đấu ở trong thành phố.
Nên nhân vật của tôi là anh và em. Đó là
lời đằm thắm của một người con trai nói
với một người con gái. Chúng tôi, mỗi
người có một số phận khác nhau nhưng
đều gắn kết trong một số phận chung là
số phận Đất nước. Đất nước với các nhà

thơ khác là của những huyền thoại của
những anh hùng, nhưng với tôi là của
những con người vô danh, của nhân
dân.

nhân dân, đất nước, đứng dậy xuống
đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc
chiến đấu của toàn dân tộc
- MĐK, gồm 9 chương (C1: Báo động,
C2: Lời chào, C3: Giặc Mĩ, C4: Tuổi trẻ
không yên, C5: Đất nước…)

3. Đoạn trích:
* GV Hướng dẫn tìm hiểu khái quát 3.1. Xuất xứ: “Đất nước” Trích
chương V của trường ca.
đoạn trích Đất nước.
3.2. Đọc và tìm hiểu bố cục:
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
* Đọc
+ Nêu xuất xứ của đoạn trích?
+ GV đọc VB và gọi một HS đọc lại VB * Bố cục:
+ Đoạn trích có thể chia bố cục mấy Hai phần
+ Phần I :Từ đầu đến “Làm nên ĐN
phần, nội dung của từng phần?
muôn đời”: Tác giả tự đặt ra và trả lời 2
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
4


- B3: HS báo cáo kết quả

- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức

câu hỏi: ĐN có từ bao giờ (9 dòng thơ
đầu) và ĐN là gì (tiếp đến...muôn đời)
+ Phần II: Phần còn lại: Từ tiền đề
- GV lưu ý HS các đọc văn bản: Đọc văn của phần 1, tác giả suy nghĩ tiếp : Ai đã
bản chú ý thể hiện giọng thơ trữ tình- làm nên ĐN?
chính luận.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (27 phút)
1. Phần 1(Từ đầu đến Làm nên ĐN muôn đời)
- Mục tiêu : Giúp HS thấy được phát hiện mới mẻ của nhà thơ về Đất nước: Đất
nước có từ bao giờ? ĐN là gì?
- Nhiệm vụ :
+ Hs soạn bài ở nhà theo hệ thống câu hỏi trong SGK;
+ Trả lời câu hỏi GV giao cho vào giấy A0:
Câu hỏi 1: Nêu cảm nhận chung của em về 9 dòng thơ đầu? Trong 9 dòng thơ ấy
có những từ ngữ, hình ảnh nào gây ấn tượng với em? Cách sử dụng từ ngữ hình
ảnh ấy nhằm diễn đạt nội dung gì?
Câu hỏi 2: Ở 29 dòng thơ tiếp theo (Đất là nơi anh đến trường...mơ mộng), nhà
thơ tìm hiểu nội dung gì về ĐN? Khi đi tìm hiểu nội dung ấy tác giả đã tìm hiểu ở
mấy phương diện, là những phương diện nào?
Câu hỏi 3:
- Về không gian, Đất nước được tác giả cảm nhận từ những không gian nào? Chi
tiết nào thể hiện điều đó?
- Về lịch sử, tác giả đã cảm nhận ĐN qua những hình ảnh, từ ngữ nào? Bằng
những từ ngữ, hình ảnh ấy tác giả đã cảm nhận được điều gì về ĐN
- Phương thức thực hiện: Cá nhân, nhóm, cặp đôi
- Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh, Sản phẩm trên giấy A0 và phiếu học tập
câu TL cặp đôi.
- Tiến trình thực hiện: KT động não,

- Dự kiến sản phẩm : Câu trả lời của học sinh, Sản phẩm trên giấy A0 và phiếu
học tập câu TL cặp đôi.
- Phương án kiểm tra: Kiểm tra qua giám sát hoạt động nhóm, cá nhân giải quyết
vấn đề.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
- GV hoặc HS đọc diễn cảm 9 dòng 1.1. Đoạn 1: ( 9 dòng thơ đầu): Đất
5


thơ đầu: “ Khi ta lớn lên… ngày đó” nước có từ bao giờ(15p)
- GV chiếu 9 dòng thơ đầu để HS
theo dõi.
- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
+ NV 1: Em có suy nghĩ, cảm nhận
như thế nào về dòng thơ đầu tiên ?
+ NV 2: Trong 8 dòng thơ tiếp theo,
có những từ ngữ, hình ảnh nào gây ấn
tượng với em? Dụng ý nghệ thuật của
nhà thơ khi sử dụng từ ngữ hình ảnh
ấy nhằm diễn đạt nội dung gì?
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- B3: HS báo cáo kết quả
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
? Em có suy nghĩ, cảm nhận như thế - Tg mở đầu đoạn trích bằng sự thức nhận
nào về dòng thơ đầu tiên ?

về một điều đã là tất yếu : Khi ta lớn lên
ĐN đã có rồi .
+ Ta : người đại diện nhân xưng cho cả

một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội
nguồn của ĐN.
+ Đất nước đã có rồi, nhưng có từ bao giờ
vẫn là một ẩn số, thôi thúc con người trong
hiện tại tìm hiểu.

- GV: Vậy tác giả đã đi lí giải cội - NKĐ đã tìm hiểu và lí giải về cội nguồn
nguồn của đất nước như thế nào?

của đất nước:

? Trong 8 dòng thơ tiếp theo, có

+ ngày xửa ngày xưa -> với NKĐ, ĐN

những từ ngữ, hình ảnh nào gây ấn đã có từ rất lâu đời, từ thủa rất xa xưa trong
tượng với em? Dụng ý nghệ thuật của những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa mẹ
nhà thơ khi sử dụng từ ngữ hình ảnh thường hay kể”.
ấy nhằm diễn đạt nội dung gì?

+ miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo
6


(Bốn nhóm gắn Sp đã chuẩn bị ở cái cột -> gắn với văn hóa, phong tục tập
nhà lên bảng, GV nhận xét kết hợp quán của người Việt.
bổ sung chốt KT)

+ trồng tre mà đánh giặc -> gắn với quá
trình dựng nước và giữ nước của dân tộc.

+ hạt gạo phải một nắng hai sương xay,
giã, giần, sàng-> gắn liền với nền văn
minh lúa nước.

? Em có nhận xét như thế nào về cách - Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của NKĐ
sử dụng từ ngữ, hình ảnh của NKĐ khi cảm nhận về cội nguồn đất nước gợi
khi ông đi lí giải về cội nguồn đất lên nhiều nét đẹp văn hóa và văn học dân
nước?

gian ( tục ăn trầu, tục búi tóc sau gáy của
người phụ nữ Việt, cách đặt tên những vật
dụng hàng ngày…gợi nhớ tới kho tàng
truyện cổ tích của người Việt , truyền
thuyết Thánh Gióng hay những câu ca
dao…) -> tg sử dụng rất thành công chất
liệu văn hóa văn học dân gian.

- GV dẫn: Có rất nhiều nhà thơ viết - Nếu NĐT và CLV đã tự tạo một khoảng
về đề tài đất nước, nhưng ở mỗi nhà cách nhất định để chiêm nghiệm về đất
thơ lại có một cách nhìn, một sự cảm nước thì NKĐ đã nhìn đất nước ở tầm gần.
nhận riêng.

+ NĐT cảm nhận đất nước ở vẻ hoành

+ Mở đầu bài thơ Quê hương Việt tráng “Mênh mông…hơn, Mây mờ…
Nam, nhà thơ NĐT viết:

chiều”.

“VN đất nước ta ơi/ Mênh mông biển + CLV nhìn TQ qua những trang sử hào

lúa đâu trời đẹp hơn/ Cánh cò bay lả hùng
rập rờn/ Mây mờ che đỉnh Trường ->KHÁC: NKĐ lặng lẽ quan sát đất nước,
Sơn sớm chiều”

nhìn Đất nước từ chiều sâu văn hóa và

+ Trong bài Tổ quốc bao giờ đẹp thế VHDG,

từ “muôn mặt đời thường”, từ

này chăng? Nhà thơ CLV bắt đầu mở những gì bình dị nhất, thân thuộc nhất, gần
7


đầu bằng những câu thơ: “Hỡi sông gũi nhất trong đời sống hàng ngày của mỗi
Hồng tiếng hát bốn ngàn năm/ Tổ người VN chúng ta ( câu chuyện cổ tích
quốc bao giờ đẹp thế này chăng?/ ,miếng trầu bà ăn, dãy tre làng…)-> nét
Chưa đâu! Và ngay trong những ngày mới mẻ.
đẹp nhất/ Khi Nguyễn Trãi làm thơ và
đánh giặc/ Nguyễn Du viết Kiều, đất
nước hóa thành văn/ Khi Nguyễn Huệ
cưỡi voi vào cửa Bắc/ Hưng Đạo diệt
quân Nguyên trên

sóng Bạch

Đằng...”
? So với hai nhà thơ trên cách cảm
nhận mở đầu về đất nước của NKĐ
có gì khác?

? Nhận xét về giọng điệu của tác giả - Giọng điệu tâm tình thủ thỉ, lối trò
trong đoạn thơ này?

chuyện thân mật, tự nhiên.( Khác giọng
điệu ngợi ca đầy tự hào của NĐT, giọng
điệu hào sảng của CLV)

? Vậy theo cách cảm nhận của nhà

Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như

thơ NKĐ thì đất nước có từ bao giờ? câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang
ĐN được hình thành và phát triển như nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất
thế nào?

nước giàu chất triêt luận mà vẫn tha thiết
trữ tình . Lí giải 1 khái niệm lớn lao bằng
h/ả bình dị đời thường để khẳng định: ĐN
đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát
triển của ĐN gắn với những gì nhỏ bé,
gần gũi, thân thuộc ngay trong c/s mỗi
con người VN.

- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm 29 1.2. Đoạn2 (12p) : ( 29 dòng thơ tiếp ) :
câu thơ tiếp ?

Đất là nơi anh đến trường… tháng ngày
8



- GV chiếu văn bản thơ.

mơ mộng”

- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ
+ ? Nêu cảm nhận chung của em về - Nhà thơ đi tìm hiểu lí giải cho câu hỏi
nội dung đất nước được tác giả thể “Đất nước là gì” ? -> Định nghĩa về đất
hiện ở đoạn thơ này?

nước.

+ ? Kiểu cấu trúc câu nào được tác - Sử dụng một loạt cấu trúc định nghĩa :
giả sử dụng chủ yếu khi đi định nhĩa Đất là …Nước là…Đất nước là…để định
về Đất nước?

nghĩa về đất nước . Có thể xem đây là lối
tư duy “chiết tự” để giải thích, cắt nghĩa
hai tiếng Đất nước bằng tinh thần luận lí
chân xác .

+ ? Từ “ Đất Nước” được tác giả sử - Khai thác cách cấu tạo từ tiếng Việt- từ
dụng trong đoạn thơ này có gì đặc ghép “ đất nước” để đi sâu vào từng thành
biệt?

tố làm nên “ đất nước”. Nhà thơ đã chia
tách từ “Đất nước” thành “Đất” và
“Nước” rồi lại hợp nhất trong một chỉnh
thể thống nhất hài hòa. Cứ thế tách ra rồi

+ ? Trong cách cảm nhận của mình, hợp lại , hợp lại rồi tách ra -> để cảm nhận

nhà thơ đã đi định nhĩa về ĐN từ mấy sâu sắc về ĐN.
phương diện chính, đó là những - Nhà thơ đã cảm nhận ĐN trên những
phương diện nào?

phương diện:

+ ? Đất nước được tác giả cảm nhận * Không gian địa lí
từ những không gian nào? Chi tiết

+ Đất là nơi anh đến trường/ Nước là

nào thể hiện điều đó? (Thảo luận cặp nơi em tắm
đôi)

-> Không gian sinh sống rất gần gũi của
mọi người dân.
+ Đất nước là nơi ta hò hẹn/ Nước ...em
đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm
-> Không gian riêng tư, thầm kín nhất của
9


tình yêu đôi lứa.
+ Đất là nơi con chim phượng hoàng
bayvề hòn núi bạc/ Nước là nơi con cá
ngư ông móng nước biển khơi.
-> Không gian núi sông, rừng bể
+ Những ai đã khuất / Những ai bây giờ/
Yêu nhau và sinh con đẻ cái/ Gánh vác
phần người đi trước để lại

-> ĐN còn là không gian sinh tồn hết sức
đời thường của nhân dân qua nhiều thế hệ.
=> NKĐ đã quan sát, cảm nhận ĐN ở cự
li gần, một ĐN rất đỗi thân quen, gần gũi
đối với cá nhân mỗi người
* Thời gian lịch sử :
+ ? Từ góc độ lịch sử, tác giả đã cảm + Lạc Long Quân và Âu Cơ/ Đẻ ra đồng
nhận ĐN qua những hình ảnh, từ ngữ bào ta trong bọc trứng-> Đây là một đất
nào? Bằng những từ ngữ, hình ảnh ấy nước thiêng liêng hào hùng trong quá khứ
tác giả đã cảm nhận được điều gì về gắn liền với huyền thoại về LLQ và Âu cơ,
ĐN? (Thảo luận cặp đôi)

truyền thuyết các vua Hùng dựng nước.
+ Trong anh và em hôm nay/ Đều có một

- B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
phần Đất nước-> ĐN hiện hữu trong mỗi
- B3: HS báo cáo kết quả
con người , giản dị, gần gũi trong hiện tại.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
- GV chiếu một số hình ảnh thơ tiêu + Mai này con ta lớn lên/ Con sẽ mang ĐN
biểu của đoạn thơ.

đi xa/ Đến những tháng ngaỳ mơ mộng->

- GV : Liên hệ tới bài ca dao : Khăn triển vọng tươi sáng của ĐN trong tương
thương nhớ ai...

lai.


- Chiếu một số hình ảnh minh họa:

=> NKĐ đã cảm nhận ĐN trong suốt

- GV liên hệ truyền thuyết Con rồng chiều dài LS từ quá khứ đến hiện tại và
cháu tiên- Lạc Long Quân và Âu Cơ tương lai.
10


và bài ca dao “ Dù ai đi ngược về
xuôi/ Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười
tháng ba”
- GV: NKĐ đã sử dụng sáng tạo các
yếu tố ca dao, truyền thuyết dân gian
để biểu hiện cho cách lí giải ĐN là gì.
Nhà thơ đã tạo nên được những hình
tượng nghệ thuật vừa gần gũi vừa
mới mẻ về ĐN

 Đất nước được nhìn với cái nhìn toàn

? Em có nhận xét gì về cách cảm diện, sâu sắc. Hình tượng đất nước hiện lên
nhận đất nước của tác giả? Qua cách vừa gần gũi, thân thiết vừa thiêng liêng.
cảm nhận ấy hình tượng ĐN hiện lên
ntn?
3. HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ LUYỆN TẬP VÀ HƯỚNG DẪN HS TỰ
HỌC (5’)
3.1. Củng cố, luyện tập
& HĐ LUYỆN TẬP (3 phút)
Hoạt động của GV - HS


- B1: GV chuyển giao nhiệm vụ

Kiến thức cần đạt

Câu 1: d. Gợi ra một
phong tục đẹp - một nét
văn hóa đẹp của Đất
Nước.

Câu1: Với câu thơ “ Đất Nước bắt đầu với miếng
trầu bây giờ bà ăn ” Nguyễn Khoa Điềm chủ yếu
muốn gợi nhắc đến điều gì?
a. Ca ngợi những người bà nhân từ mang hồn của
dân tộc.
b. Thể hiện hình ảnh người bà
c. Gợi nhắc lại truyện cổ tích trầu cau.
d. Gợi ra một phong tục đẹp – một nét văn hóa đẹp
của Đất Nước.
Câu 2: Dòng nào sau đây thể hiện đúng nhất nội
dung, ý nghĩa chủ yếu của câu thơ “ Cha mẹ
thương nhau bằng gừng cay muối mặn ” ?
Câu 2: b. Thể hiện một
a. Ca ngợi tình yêu chung thủy của cha mẹ.
b. Thể hiện một nét đẹp của đạo lí dân tộc là tình nét đẹp của đạo lí dân tộc
là tình nghĩa thủy chung.
nghĩa thủy chung.
c. Thể hiện sự biết ơn sâu sắc đối với người cha,
11



người mẹ..
d. Nhắc nhớ về những câu ca dao yêu thương tình
nghĩa:
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình dày
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày
mới xa”…
Và “Tay nâng chén muối đĩa gừng
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau”
Câu 3: Tác giả đã cảm nhận về “Cội nguồn Đất
Nước ” như thế nào ?
a.Cảm nhận đất nước ở vẻ hoành tráng của thiên
nhiên và con người;
b.Cảm nhận đất nước qua những trang sử hào hùng Câu 3: c. Cảm nhận đất
c. Cảm nhận đất nước từ những gì bình dị nhất, nước từ những gì bình dị
gần gũi nhất, thân thuộc nhất trong đời sống hàng nhất, gần gũi nhất, thân
thuộc nhất
trong đời
ngày của mỗi người.
- HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả và
thảo luận.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ:
- B3: HS báo cáo kết quả
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức

sống hàng ngày của mỗi
người.


3.2 Hướng dẫn HS tự học (2’)
& . VẬN DỤNG
Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt

B1: GV giao nhiệm vụ về nhà:
Viết đoạn văn 5 – 7 dòng trình bày suy
nghĩ về việc vận dụng các yếu tố của văn
học dân gian, văn hóa dân gian của
Nguyễn Khoa Điềm trong 9 câu thơ đầu.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả và thảo luận.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức

- NKĐ vận dụng linh hoat, sáng tạo
các yếu tố của VHDG: truyện cổ
tích, truyền thuyết, ca dao, tục ngữ.,
phong tục, tập quán…để tìm hiểu, lí
giải về cội nuồn ĐN.

& HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI – MỞ RỘNG

12


Hoạt động của GV - HS

Kiến thức cần đạt


HSVN tìm điểm giống và khác của
B1: GV giao nhiệm vụ về nhà:
So sánh cách vận dụng các yếu tố của văn 2 tác giả trong việc vận dụng chất
học dân gian trong 9 câu đầu của chương liệu văn học dân gian.
Đất Nước với cách vận dụng thơ ca dân
gian trong bài thơ “Tương tư” của
Nguyễn Bính.
- B2: HS thực hiện nhiệm vụ
- B3: HS báo cáo kết quả và thảo luận.
- B4: GV nhận xét, chốt kiến thức
- Nắm chăc kiến thức phần đã học, chuẩn bị cho tiết 2
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
……………….....................................................................................................
*************************************************

13



×