Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ NGỮ văn THI PHÁP THƠ DƯƠNG KIỀU MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (586.97 KB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HÀ

THI PHÁP THƠ DƯƠNG KIỀU MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HÀ

THI PHÁP THƠ DƯƠNG KIỀU MINH

CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ HỒ QUANG

NGHỆ AN - 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được


sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô, gia đình và bạn bè. Với lòng
kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Tiến sĩ Lê Thị Hồ Quang, người đã định hướng và giúp đỡ tận tình để tôi
hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngữ Văn,
khoa đào tạo Sau đại học trường Đại học Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên,
khích lệ để tôi hoàn thành khóa học cũng như luận văn này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, mặc dù tác giả đã có nhiều cố gắng
nhưng luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi mong nhận
được sự góp ý chân thành của các thầy cô và đồng nghiệp.
Vinh 09/2014
Tác giả
Nguyễn Thị Hà


Nhà thơ Dương Kiều Minh
(1960-2012)


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài..............................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu...............................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát ....................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn....................................................................................7

7. Cấu trúc của luận văn......................................................................................7
Chương 1. DƯƠNG KIỀU MINH TRONG THẾ HỆ NHÀ THƠ ĐỔI MỚI
1.1. Sự đổi mới của thơ Việt Nam sau 1986....................................................9
1.1.1. Điều kiện lịch sử, xã hội dẫn đến sự đổi mới thơ Việt Nam sau 1986......9
1.1.2. Sự hình thành thế hệ nhà thơ Đổi mới.......................................................12
1.2. Dương Kiều Minh - gương mặt xuất sắc của thơ Việt Nam thế hệ Đổi mới
.......................................................................................................................21
1.2.1. Tiểu sử nhà thơ Dương Kiều Minh............................................................21
1.2.2. Hành trình sáng tác....................................................................................21
1.2.3. Các thể loại sáng tác..................................................................................22
1.3. Nhìn chung về sự đổi mới thi pháp trong thơ Dương Kiều Minh .........23
1.3.1. Khái niệm thi pháp....................................................................................23
1.3.2. Về những đổi mới thi pháp trong thơ Dương Kiều Minh..........................23
Chương 2. THI PHÁP THƠ DƯƠNG KIỀU MINH NHÌN TRÊN PHƯƠNG
DIỆN HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI VÀ KHÔNG GIAN, THỜI GIAN

2.1. Hình tượng cái tôi trong thơ Dương Kiều Minh......................................26
2.1.1. Cái tôi đơn độc, sầu muộn.........................................................................27
2.1.2. Cái tôi khao khát những giá trị tinh thần cao khiết...................................44


2.1.3. Cái tôi mạnh về trực giác, tâm linh...........................................................48
2.2. Hình tượng thời gian, không gian trong thơ Dương Kiều Minh............51
2.2.1. Thời gian trong thơ Dương Kiều Minh.....................................................53
2.2.2. Không gian trong thơ Dương Kiều Minh..................................................64
Chương 3. THI PHÁP THƠ DƯƠNG KIỀU MINH NHÌN TRÊN PHƯƠNG
DIỆN KẾT CẤU, GIỌNG ĐIỆU VÀ BÚT PHÁP TẠO HÌNH

3.1. Kết cấu.........................................................................................................77
3.1.1. Kết cấu hình tượng....................................................................................77

3.1.2. Kết cấu văn bản ........................................................................................87
3.2. Giọng điệu...................................................................................................100
3.2.1. Giọng tự sự từ tốn da diết..........................................................................100
3.2.2. Giọng suy tư, tiếc nuối, hoài thương.........................................................103
3.2.3. Giọng triết lí trầm mặc..............................................................................104
3.3. Biểu tượng và bút pháp tạo hình...............................................................106
3.3.1. Biểu tượng.................................................................................................106
3.3.2. Bút pháp tạo hình ......................................................................................114
KẾT LUẬN........................................................................................................125
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................128


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Nghiên cứu thơ ca từ góc độ thi pháp là một hướng mới trong thẩm
định, phê bình văn học hiện đại. Nó thể hiện cái nhìn biện chứng thống nhất
giữa nội dung và hình thức, thể nghiệm những khám phá sâu sắc về văn chương
nói chung, thơ ca nói riêng. “Tinh thần chủ đạo của phương pháp nghiên cứu thi
pháp học hiện đại là hướng tới cách tiếp cận nội quan, tức là nghiên cứu văn học
từ bản thân văn học, quan tâm đến tính văn học, tính nghệ thuật của văn bản văn
học, coi tác phẩm như một chỉnh thể, như một hệ thống”[48]. Chính vì vậy, nó
khắc phục được một số sai lầm mà phương pháp truyền thống mắc phải như
quan niệm quá sơ lược, một chiều về tác phẩm văn học, gán ghép gượng gạo
những ý nghĩa xã hội, thiếu nhiều điểm nhìn, bỏ qua tiềm năng trực giác và tiềm
thức của chủ thể sáng tạo,... giúp người nghiên cứu khai thác được những ý
nghĩa đa dạng của tác phẩm, tìm ra bản chất sáng tạo của tác phẩm, tránh được
cái nhìn áp đặt, phiến diện đối với văn bản nghệ thuật. Sự lớn mạnh của thi pháp
học hiện đại đã mở ra những “ô cửa” mới trong tiếp nhận và lý giải các hiện tượng

nghệ thuật. Thi pháp học đặt ra vấn đề nghiên cứu chủ thể sáng tạo thông qua hàng
loạt các khái niệm cơ bản như: quan niệm nghệ thuật, hình tượng, kết cấu, giọng
điệu, ngôn từ, bút pháp...
Thi pháp học Việt Nam góp phần đổi mới, tạo ra một giai đoạn mới của
phê bình văn học. Đặc biệt, những nghiên cứu về thi pháp thơ Việt Nam sau
1975 lại càng cần thiết bởi sự xuất hiện của nhiều thế hệ nhà thơ đổi mới với
những quan niệm sáng tạo mới với những sản phẩm thơ ca chứa đựng những
cách tân đổi mới về thi pháp mà họ đem tới.
1.2. 1975 là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước chuyển cả về lịch sử
lẫn thơ ca Việt Nam. Nhiều nhà thơ, thế hệ nhà thơ đã nhận thức lại cuộc sống
nhận thức lại bản thân và nhận thức lại thơ. Họ đã nỗ lực dấn thân trong sáng tạo
mong muốn khẳng định nhân cách, tài năng của người nghệ sĩ; cách tân đổi mới


2

thơ ca để tạo dựng hệ hình thi pháp thơ sau 1975 trong đó phải nhắc đến thế hệ
nhà thơ đổi mới. Họ là Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn
Quang Thiều, Dương Kiều Minh, Mai Văn Phấn, Inrasara,...“Tất cả đều ý thức
được rằng: “đổi mới không có nghĩa là đoạn tuyệt với truyền thống và hay
không đồng nghĩa với những thuật xiếc chữ để tạo nên sự tân kì mà trống rỗng”
[11]. Có thể nói, thế hệ những nhà thơ hậu chiến Việt Nam sau 1975 đã có
những bước chuyển mới rất cơ bản về nội dung phản ánh, về nghệ thuật và thi
pháp và Dương Kiểu Minh là một nhà thơ sáng danh của thế hệ ấy.
1.3. Dương Kiều Minh là một trong những hiện tượng thi ca Việt Nam
thời kì đổi mới. Ông là một gương mặt thi ca đầy ấn tượng trong đội ngũ nhà thơ
hậu chiến và có đóng góp không nhỏ vào diễn trình đổi mới nền thơ đương đại.
Dương Kiều Minh là một trong những người hiếm hoi thuộc thế hệ các nhà thơ
hậu đánh Mỹ đã dành trọn cả cuộc đời mình cho sáng tạo thi ca, đặc biệt là quá
trình đổi mới thi pháp thơ. Còn những công việc khác đối với ông chẳng qua chỉ

là “áng mây sà buổi mai”. Ông bắt đầu làm thơ từ những năm 1980 và thủy
chung với thi ca cho tới những giây phút cuối cùng của cuộc đời. Năm mươi ba
năm sống trong đời sống và hơn ba mươi năm gắn bó với thi ca, Dương Kiều
Minh đã đi đến tận cùng của đam mê và sự sáng tạo mãnh liệt. Ông đã thể hiện
những nỗ lực hết mình trong việc cách tân, đổi mới thơ ca đặc biệt là thi pháp
thơ. Bảy tập thơ cùng nhiều tùy đàm văn chương là bằng chứng ấn tượng cho
khát vọng sáng tạo nghệ thuật và nỗ lực cách tân thi pháp thơ của Dương Kiều
Minh. Ngoài những bài viết được công bố trong buổi tọa đàm mang tên Thơ
Dương Kiều Minh trong diễn trình đổi mới thơ đương đại do Hội nhà văn Việt
Nam tổ chức vào tháng 5/2012, cho tới nay chưa có một công trình nào chuyên
sâu về thi pháp thơ ông.
Với những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:
Thi pháp thơ Dương Kiều Minh
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


3

Đã có nhiều bài viết khá sâu sắc, có ý nghĩa học thuật để giải mã hiện
tượng Dương Kiều Minh cũng như những đóng góp của ông với thơ ca đương
đại của các nhà thơ, nhà văn, nhà phê bình văn học, bạn bè của ông
a. Những bài nghiên cứu thiên về cảm nhận chủ quan có bài: Những mùa
thu ám ảnh trong cõi lửng lơ (Đặng Thân), Dương Kiều Minh - Thuở niềm tin
chưa có trên đời” (Khánh Phương), Dương Kiều Minh - Thi sỹ của những thôi
thúc và quyến rũ từ khoảng trống đời người (Ngô Kim Đỉnh), Ngày xuống núi,
đôi điều cảm nhận (Ngô Xuân Diện), Dương Kiều Minh lá vàng kiếp kiếp rơi
mờ hoàng hôn (Trần Anh Thái), Thơ Dương Kiều Minh ngọn lửa đêm hàn (Văn
Chinh), Một khoảng trống sau“Mùa xuân gấp gấp”(Vi Thùy Linh), Dương
Kiều Minh với thể thơ văn xuôi (Lưu Khánh Thơ), Nhà thơ Dương Kiều Minh Thơ đi giữa đời không lấm bụi (Nguyễn Sỹ Đại), Dương Kiều Minh vẫn còn hơi
ấm từ củi lửa (Nguyễn Ngọc Phú), Dương Kiều Minh tràn ngập âm thanh mê

đắm và khoái cảm (Nguyễn Linh Khiếu)…
b. Liên quan đến vấn đề thi pháp thơ, đáng chú ý có những bài viết sau
đây:
Tác giả Nguyễn Bích Thu trong bài Cảm nhận thơ Dương Kiều Minh có
những cảm nhận khái quát về thơ Dương Kiều Minh, những nhận định, phân
tích về cái tôi trữ tình, thể loại thơ tự do và thơ văn xuôi, tính tượng trưng trong
ngôn ngữ thơ. Tác giả cho rằng: “Thơ Dương Kiều Minh hiện diện một kiểu
ngôn ngữ, lời nói, một lối biểu đạt vừa giản dị vừa “thôi xao” cho thấy sự xâm
nhập đan xen của các yếu tố thực và ảo, đời thường và tâm linh, cội nguồn và
thời đại, thực tại và quá vãng, chất thơ và chất văn xuôi với những đồng vọng
tương phản” [53]
Tác giả Nguyễn Việt Chiến trong bài Nhà thơ Dương Kiều Minh với
những thi tầng minh triết Phương Đông đã chỉ ra thành tựu nổi bật trong nội
dung của nhà thơ Dương Kiều Minh: “Một trong số những thành tựu nổi bật của
thế hệ nhà thơ hậu chiến Việt Nam sau 1975 là họ đã có những bước chuyển cơ


4

bản về nội dung phản ánh, nghệ thuật và thi pháp, mà Dương Kiều Minh là một
trong những nhà thơ sáng danh của thế hệ ấy. Thơ anh gần gũi với cuộc đời
thiên nhiên và gần gũi với tâm sự buồn vui của con người, cái mà thế hệ thơ
trước đó từng xao lãng” [7]
Tác giả Đỗ Ngọc Yên trong bài: Cảm thức thời gian trong thi pháp thơ
Dương Kiều Minh đã thể hiện cái nhìn cụ thể về thi pháp thời gian. Theo tác giả
thời gian nghệ thuật trong thơ Dương Kiều Minh thể hiện rõ: thời gian thực
(thời gian vật chất) và thời gian ảo (thời gian sáng tạo). Tác giả kết luận: “Thời
gian với Dương Kiều Minh không chỉ là thước đo hiệu quả hoạt động sống của
con người mà hơn thế nó còn để đo chiều sâu của lòng người, cõi đời, cũng tức
là để đo tầm vóc tư duy sáng tạo nghệ thuật của chính ông” [64]

Tác giả Hoàng Kim Ngọc trong bài: Thi pháp ngôn ngữ thơ Dương Kiều
Minh đã nghiên cứu khá toàn diện về ngôn ngữ thơ Dương Kiều Minh . Ông
khẳng định: “Trên nền tảng cổ điển thấm đẫm văn hóa phương đông, Dương
Kiều Minh là nhà thơ cách tân hiện đại trong biểu đạt từ ngữ liên tưởng kết hợp
với yếu tố thực hư đã mang đến cho người đọc những xúc cảm mới mẽ, tươi
ròng. Một số sáng tạo ngôn ngữ đã trở thành bản quyền riêng của Dương Kiều
Minh”. Song cách đặt tiêu đề lại không trùng hợp với nội dung bài viết. Đọc bài
nghiên cứu này, dễ có cảm nhận là bài nghiên cứu về thời gian và không gian
nghệ thuật chứ không rành rõ là bài nghiên cứu về thi pháp ngôn ngữ. Mặc dù
thao tác thống kê, tổng hợp của tác giả rất khoa học. [29]
Mai Văn Phấn - Một trong những bạn thơ thuộc thế hệ nhà thơ sau đổi
mới với Dương Kiều Minh trong bài viết: Thơ Dương Kiều Minh, mang hơi xuân
từ những cánh đồng đã tinh tế và khá sắc sảo trong việc phát hiện sự vận động
của tình cảm, cảm xúc thể hiện theo những chiều kích khác nhau, cũng như hình
thức nghệ thuật qua các tập từ Củi lửa cho tới Tôi ngắm mãi những ngày thu
tận. Tập đầu tay - Củi lửa được tác giả nhận định: “Tập thơ được viết bằng thi
pháp mới, chắc tay, được chuẩn bị kỹ lưỡng….cho đến những bài thơ cuối cùng


5

Dương Kiều Minh đã mở rộng suy tưởng nhưng vẫn giữ cho mình vẻ đẹp giản
dị và hiện đại ấy”. Kết thúc bài viết tác giả nhận định: “Dương Kiều Minh cùng
với các nhà thơ cùng thế hệ đã làm cuộc “vượt thoát” ngoạn mục, tạo nên một
khuynh hướng thơ sau 1975, góp phần quan trọng vào cuộc cách tân thơ Việt
trong những thập niên qua”. [33]
Cùng tiếp cận từ góc độ thi pháp, Văn Giá trong bài: Dương Kiều Minh,
Lữ thứ đời lữ thứ thơ, khám phá thơ Dương Kiều Minh từ góc độ Cái tôi cá
nhân. Tác giả cho rằng cái tôi Dương Kiều Minh là một cái tôi lữ thứ bất an, tha
hương mà vẫn hoài hương và một cái tôi cô độc, hướng nội cao độ. Thế giới mà

cái tôi lữ thứ hoài niệm là “Thế giới ngày xưa đã mất”: Cậu bé, mẹ, quê xưa. Về
hình thức nghệ thuật “có sự chuyển biến về giọng điệu: Từ hình thức trữ tình
sang hình thức tự tình”. Bài viết này có cơ sở khoa học do đó có được sự lý giải
ở mức độ nhất định. Thực chất đây sự khám phá một phương diện trong thế giới
nghệ thuật thơ nhưng tác giả chưa đi sâu lý giải cặn kẽ. [13]
Tác giả Lê Hồ Quang trong bài: Dương Kiều Minh - ra đi và trở về đã
khai thác hành trình thơ Dương Kiều Minh từ Củi lửa đến Khúc giao mùa qua
hình tượng cái tôi trữ tình, và dấu ấn phương Đông. Tác giả đã đánh giá tổng
quan về thơ Dương Kiều Minh: “Trong khi nhiều nhà thơ cùng thời chủ trương
hiện đại hóa thơ theo hướng phương Tây thì Dương Kiều Minh lại chủ động và
khá kiên định hướng những tìm tòi thơ mình về phương Đông cội nguồn. Sự kết
hợp độc đáo nhuần nhị giữa tinh thần sáng tạo hiện đại và những thủ pháp thi
ca cổ điển chính là nét “độc sáng” tạo nên phong vị cốt cách riêng của ông”.
[41]
Nhìn chung, các bài viết chỉ tập trung nghiên cứu một phương diện thơ
Dương Kiều Minh hoặc khái lược về thế giới nghệ thuật thơ ông. Chưa có một
công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về cả 7 tập thơ đặc biệt là thi pháp nghệ
thuật trong 7 tập thơ ấy. Để tỏ lòng tri ân tác giả cũng như nhận thức được vấn
đề tiếp nhận thơ sau 1975, nhất là thơ thế hệ sau 1975 trên tinh thần thi pháp


6

chúng tôi sẽ nghiên cứu toàn bộ gia tài thơ của Dương Kiều Minh trong tuyển
Thơ Dương Kiều Minh (2011). Và đây sẽ là công trình khoa học đầu tiên về thi
pháp thơ của thi sĩ này.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là Thi pháp thơ Dương Kiều Minh
3.2. Phạm vi khảo sát

Với đề tài này, chúng tôi đi sâu khảo sát 7 tập thơ Dương Kiều Minh trong
tuyển Thơ Dương Kiều Minh, NXB gồm có:
- Củi lửa (1989)
- Dâng mẹ (1990)
- Những thời đại thanh xuân (1991)
- Ngày xuống núi (1995)
- Tựa cửa (2000)
- Tôi ngắm mãi những ngày thu tận (2008)
- Khúc chuyển mùa (2011)
Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thêm các tùy đàm văn chương của ông:
Tìm hiểu người xưa qua sách cổ, NXB Lao động, 2006; Những viên ngọc sáng,
NXB Hội nhà văn, 2008; các tiểu luận về thơ, văn xuôi, thơ cách tân và một số
nhà thơ hiện đại Việt Nam (chưa xuất bản).
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi xác định một số nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản:
Dương Kiều Minh trong thế hệ nhà thơ đổi mới, thi pháp thơ Dương Kiều Minh
nhìn trên phương diện tổ chức hình tượng nghệ thuật, thi pháp thơ Dương Kiều
Minh nhìn trên phương diện tổ chức lời thơ.
Ở phương diện tổ chức hình tượng nghệ thuật, luận văn tập trung nghiên
cứu ba hình tượng nghệ thuật tiêu biểu: hình tượng cái tôi trữ tình, không gian
nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.
Còn trên phương diện tổ chức lời thơ, luận văn sẽ nghiên cứu các phương
diện: Kết cấu, giọng điệu, biểu tượng và bút pháp tạo hình.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp hệ thống
- Phương pháp thống kê, so sánh;
- Phương pháp phân tích.



7

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn Thi pháp thơ Dương Kiều Minh nghiên cứu thơ của Dương
Kiều Mình từ góc độ thi pháp, do vậy nó sẽ thể hiện những thẩm bình đánh giá
cuả người viết từ góc độ hình thức, từ đó hiểu đúng và đánh giá được các giá trị
thơ ca của Dương Kiều Minh cũng như góp phần khằng định những đóng góp
của ông trong hành trình cách tân thơ Việt Nam sau 1975.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, luận văn Thi pháp
thơ Dương Kiều Minh gồm 3 chương:
Chương 1. Dương Kiều Minh trong thế hệ nhà thơ Đổi mới
Chương 2. Thi pháp thơ Dương Kiều Minh nhìn trên phương diện hình
tượng cái tôi và không gian, thời gian
Chương 3. Thi pháp thơ Dương Kiều Minh nhìn trên phương diện kết cấu,
giọng điệu và bút pháp tạo hình


8

Chương 1
DƯƠNG KIỀU MINH TRONG THẾ HỆ NHÀ THƠ ĐỔI MỚI
1.1. Sự đổi mới của thơ Việt Nam sau 1986
1.1.1. Điều kiện lịch sử, xã hội dẫn đến sự đổi mới thơ Việt Nam sau 1986
1.1.1.1. Điều kiện lịch sử xã hội
Từ sau ngày 30 tháng 04 năm 1975, đất nước chuyển sang thời bình, bước
ngoặt chính trị ấy kéo theo nhiều đổi thay lớn lao. Con người bước vào thời bình
với tâm trạng hân hoan. Tuy nhiên, họ còn đối diện với những khốc liệt thời hậu
chiến, là dư chấn của một cuộc chiến tranh khủng khiếp. Bên cạnh đó, cơ chế
quản lí quan liêu bao cấp, sự tiếp diễn của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc,

Tây Nam, chính sách cấm vận của Mỹ (1994) khiến những khó khăn càng thêm
chồng chất. Đúng thời điểm khó khăn đó, Đại hội VI - Đại hội đổi mới của Đảng
đã kịp thời nhìn thẳng sự thật, để ra đường lối đổi mới đúng đắn về mọi lĩnh vực
trong đó có thơ ca. Ngoài ra, sự mở cửa thông thương về kinh tế, thương mại
kéo theo các hành động tiếp xúc, giao lưu rộng rãi. Bối cảnh đó góp phần tạo
nên sự đổi mới, thay đổi tích cực trong thơ ca Việt Nam.
1.1.1.2. Sự đổi mới trong quan niệm sáng tạo của người nghệ sĩ
Song hành với hoàn cảnh lịch sử xã hội mới, nhiều nhà thơ đã nhận thức
lại cuộc sống, nhận thức lại bản thân, nhận thức lại thơ. Cuộc sống mới nhiều
bộn bề gai góc và nhiều miền xa thẳm khuất lấp chưa được chạm tới. Bản thân
nhà thơ thấy cần phải trung thực hơn, thành thực hơn với bản thân mình và với
thơ. Vì vậy, đối với họ thơ cần tôn trọng sự thật, quan tâm đến đời sống hơn
nữa. “Nhà thơ không thể sống trong tình trạng phân thân. Con người thật thì
không khỏi xót xa, đau buồn trước thảm cảnh của nhân dân và bản thân mình
trong khi thơ ca vẫn ca hát vui tươi trong ánh sáng ảo giác của cảm hứng lãng
mạn”[31]. Nhiều nhà thơ tự thấy chán ghét lối thơ công thức, giả tạo. Động lực


9

ấy khiến họ nỗ lực dấn thân vào cuộc đời, mong muốn sáng tạo những vần thơ
có ích hơn và khẳng định tài năng nhân cách của người nghệ sĩ.
Và nhà thơ đã thay đổi quan niệm sáng tạo.
Trong quan niệm về bản chất của thơ, ta thử làm một phép đối sánh. Thời
phong kiến coi trọng bản chất xã hội của thơ ca là giáo huấn, tải đạo; song hành
với quan niệm này là thơ đường luật - hình thức thơ phổ biến với sự quy định
nghiêm nhặt về niêm, luật, vận; bởi thế mọi sự sáng tạo hầu như được xem là
phá luật, phản thơ. Đến thơ thời cách mạng, quan niệm sáng tác có phần tương
đồng với thơ trung đại ở chức năng nhiệm vụ chính trị của nó “thơ là tiếng nói
của tình đồng chí, đồng ý, đồng tình” (Tố Hữu), thơ để tuyên truyền chính trị,

tuyên truyền cách mạng. Vì thế hình thức thơ chỉ như bình chứa nội dung, chắc
chắn, bền vững là được và thơ càng giản dị (thậm chí là giản đơn), trong sáng
càng tốt. Sau 1975, quan niệm sáng tạo thơ đã có sự thay đổi. Nhà thơ không chỉ
coi trọng chức năng xã hội của thơ ca mà còn đề cao chức năng thẩm mỹ của nó.
Nhà thơ quan tâm đến hình thức thơ từ nhan đề cho tới hình ảnh, ngôn từ và
cách tổ chức hình tượng thơ. Nói cách khác là quan tâm đến thi pháp thơ. Và kết
quả là có rất nhiều sự thể nghiệm có lúc là phá cách độc đáo. Lê Đạt, Hoàng
Hưng, Dương Tường, Nguyễn Lương Ngọc, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn
Quang Thiều, Mai Văn Phấn, Dương Kiều Minh, Inrasara, Nguyễn Hữu Hồng
Minh,...là những điển hình về sự thể nghiệm ấy.
Quan niệm về mối quan hệ giữa thơ và hiện thực cuộc sống cũng thay đổi.
Văn chương nói chung, thơ ca nói riêng luôn phản ánh hiện thực. Hiện thực
trong thơ sau 1975 không chỉ là hiện thực bên ngoài với cuộc sống thời hậu
chiến mà còn đặc biệt quan tâm tới hiện thực bên trong là đời sống tinh thần, sâu
hơn là đời sống tâm linh, vô thức vốn khuất lấp và bị bỏ quên. Hiện thực vì thế
nổi lên trong cái nhìn tỉnh táo, mang tính tra vấn về đời sống.


10

Nhiều nhà thơ sau 1975 đã đề cao tính chuyên nghiệp của nghề thơ. Họ
cần phải sáng tạo để làm giàu cảm quan thẩm mỹ cho chính mình và độc giả. Họ
không muốn rơi vào tình trạng “có những mùa thơ Việt Nam mất trắng vì các
nhà thơ nắm tay nhau tự tử”, họ nghĩ giống nhau, viết giống nhau. Nhà thơ có tài
năng thực sự không chỉ đáp ứng thơ mà còn khiêu khích, mở rộng thị hiếu thẩm
mỹ của người đọc thậm chí để gây hấn với người đọc nữa - dĩ nhiên là trên
phương diện thẩm mỹ chứ không phải trên phương diện chính trị. Tuy nhiên để
thay đổi “lỗ tai thẩm mỹ” của người đọc không phải chuyện một sớm một chiều,
đó là kết quả của sự nỗ lực của cả người viết lẫn người đọc.
1.1.1.3. Những đòi hỏi mới trong tiếp nhận của độc giả

Lí luận văn học đầu thế kỉ XX đánh giá rất cao vị thế của người đọc với
văn chương nói chung, thơ ca nói riêng. Người đọc trở thành người đồng sáng
tạo với tác giả. “Bằng những trải nghiệm, sở thích, tình cảm riêng biệt, mỗi
người đọc tự tìm cho mình tiếng nói tri âm, mà kết quả thu được có khác biệt
với những người đọc khác. Họ không buộc theo đuổi ý chí tình cảm, nói cách
khác là không bị định hướng, áp đặt hay bị dạy dỗ điều gì…Họ được tự do đọc
theo cách của mình, tự tìm lấy chìa khóa để bước vào ngôi nhà thi ca”[32]. Văn
bản văn học chỉ là một cấu trúc ngôn từ tĩnh khi chưa được độc giả biết đến. Nó
sẽ trở thành tác phẩm - một cấu trúc ngôn từ động nếu được tiếp nhận bởi độc
giả - dù là độc giả bình dân hay độc giả tinh hoa, văn bản sẽ được cấp mới
những giá trị.
Người đọc thơ sau 1975 đã sống trong một bầu không khí khác của lịch
sử. Sự thay đổi của hoàn cảnh sống, vị thế của độc giả thế kỉ XX đã phần nào
quy định những đòi hỏi mới của độc giả và ngưỡng tiếp nhận của chính họ. Mặt
khác, ở người đọc thơ hôm nay quan điểm thẩm mỹ cũng rất phức tạp do sự đa
dạng về tâm lý, lối sống của thời hiện đại. Hơn thế nữa, người đọc đã quá quen
tai với những vần điệu du dương của cảm xúc trong thơ. Sự lạm phát đến “quá


11

tải”, đến bão hoà của thơ tình (xin nhấn mạnh là loại thơ tình không hay) đã gây
cảm giác nhàm chán, làm người đọc thất vọng và làm công chúng quay lưng lại
với thơ” [6]. Cộng thêm đời sống nghệ thuật ở Việt Nam đang tồn tại những
khoảng cách giữa sáng tạo nghệ thuật của nghệ sĩ với nhu cầu và khả năng
thưởng ngoạn của công chúng; giữa mục tiêu nâng cao thị hiếu thẩm mỹ, thỏa
mãn nhu cầu thưởng thức nghệ thuật thật sự của công chúng với chất lượng nghệ
thuật của tác phẩm; giữa các chuẩn mực văn hóa đạo đức của người Việt Nam và
tính tiền phong của tác phẩm nghệ thuật.
Chính vì thế, sự đòi hỏi mới trong tiếp nhận của độc giả là điều chính

đáng. “Người đọc thơ hôm nay có khuynh hướng đòi hỏi cái mới, cái hiện đại cả
về hình thức lẫn nội dung. Họ xem bài thơ như một tác phẩm nghệ thuật ngôn từ
độc đáo hơn là một thế giới tinh thần để nhập cảm” [3].
Nhu cầu thẩm mỹ của lớp công chúng mới đòi hỏi xuất hiện một nền thơ
khác trước. Và “phải là cuộc song hành, đồng bộ, nhà thơ và bạn đọc mới có thể
gặp nhau, cùng kích hoạt những tác phẩm văn học có giá trị. Đổi mới thẩm mỹ
của người đọc là đóng góp xứng đáng vào tài sản tinh thần dân tộc trong thời đại
mới” [32].
1.1.2. Sự hình thành thế hệ nhà thơ Đổi mới
1.1.2.1. Nhìn chung về các thế hệ nhà thơ Đổi mới
Thơ sau 1975 là hợp lưu của nhiều dòng chảy, nhiều thế hệ cầm bút.
Trước hết, phải nói đến nhóm nhà thơ “dòng chữ”. Tuổi đời tuổi nghề đã nhiều
nhưng họ chính là những tác giả có tinh thần cách tân mạnh mẽ, đắp những viên
gạch nền cho sự cách tân thơ ca Việt Nam sau này. Họ là: Trần Dần, Lê Đạt,
Hoàng Hưng, Dương Tường, Hoàng Cầm, Hoàng Hưng v.v… Trong số các tác
giả này tiêu biểu là nhà thơ Trần Dần. Ông là người chấp bút cho nhóm thơ
tượng trưng là Dạ đài. Sau 30 năm trong bóng tối với những tác phẩm chưa
được nhìn nhận đúng đắn, qua thời gian, dưới cái nhìn mới của các nhà phê


12

bình, tác giả được nhận giải thưởng Thành tựu suốt đời, giải thưởng vinh danh
những tác phẩm cũng như nỗ lực cách tân của ông.
Thứ hai là nhóm tác giả cách tân. Họ gồm: Thanh Thảo, Thi Hoàng, Ý
Nhi, Nguyễn Trọng Tạo,…Đây là thế hệ góp phần cách tân thơ ca sau 1975. Tuy
nhiên, nhóm tác giả này về cơ bản họ cách tân trên nền cơ sở mỹ học truyền
thống - Hệ mỹ học hình thành từ thời thơ mới và chỉ cách tân một phần trong thể
tài, bút pháp.
Thứ ba, phải kể đến thế hệ trẻ hơn - thế hệ thành danh sau 1986: Nguyễn

Lương Ngọc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Quang Thiều, Đỗ Minh Tuấn, Trương
Nam Hương, Phạm Thị Ngọc Liên, Dư Thị Hoàn, Nguyễn Bình Phương,
Inrasara,… Họ “là một thế hệ sung sức, sáng tạo” [2, tr.40]. Nhà thơ Tố Hữu đã
nhận định về họ: “Được giải phóng khỏi những quan niệm hẹp hòi, khô cứng, họ
không còn quá băn khoăn tôi hay ta, hiện thực hay không hiện thực. Họ chỉ mải
mê ghi lại những chấn động đột ngột từ tâm hồn, đắm mình trong dòng chảy của
cảm xúc, cứ như thế, càng trọn vẹn bao nhiêu, hoàn hảo bao nhiêu càng thơ bấy
nhiêu”.
Trẻ hơn nữa đó là thế hệ 7X, 8X: Nguyễn Quyến, Vi Thùy Linh, Phan
Huyền Thư, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Vĩnh Tiến, Nhóm Mở miệng, Ly
Hoàng Ly, Trần Nguyễn Anh, Văn Cầm, Từ Huy, Nhóm Năm con ngựa trời…
Đây được xem là nhóm tác giả có sự cách tân hình thức mạnh. Và “dư luận công
chúng đánh giá về thơ họ còn rất phân tán” [2,40]. Người ta gọi thơ của họ là
“Thơ trẻ”.
1.1.2.2. Một số gương mặt tiêu biểu của thế hệ nhà thơ Đổi mới
* Nguyễn Lương Ngọc: Sinh năm 1958 ở Ba Vì, Hà Nội. Sau khi tốt
nghiệp kĩ sư cơ điện, năm 1981 nhà thơ về công tác tại công trường thủy điện
sông Đà, bắt đầu sáng tác thơ. Sau đó, ông theo học trường viết văn Nguyễn Du
rồi làm báo ở Hà Nội. Nhà thơ qua đời ở cái tuổi mà thơ ca còn độ sung sức


13

nhất, “để lại bao dự định ngổn ngang cho cuộc khởi hành kế tiếp” [36]. Nhà thơ
Dương Kiều Minh đã nhận định: “Anh để lại cuộc cách tân thơ ca đầy hứa hẹn
với triển vọng của một sức bật mãnh liệt và vạm vỡ, đã gây nên sự chấn động
trong giới văn chương và bạn bè”. Các tập thơ tiêu biểu của ông gồm: Từ nước 1990, Ngày sinh lại - 1991, Lời trong lời – 1994. Nói đến Nguyễn Lương Ngọc
là nói đến một bầu nhiệt huyết tràn đầy, một tinh thần dũng cảm và thật sự
nghiêm túc trong sáng tạo nghệ thuật. Khát vọng cách tân thơ ca được ông diễn
đạt rất hay qua Hội họa lập thể - bài thơ được xem như một tuyên ngôn nghệ

thuật của tác giả:
Khi mắt đã no nê
Những quy tắc lên men
Khi sự thật bị thay bằng cái giống như sự thật
Có gì không ổn
Có gì như bệnh tật
Khi mồ hôi vẫn ê a thiên chức nghệ sỹ
Anh không muốn nhìn những gì mình đã vẽ
Chính nước mắt, hay máu tứa ra từ cái nhìn bền bỉ
Đã cho anh chiếc lăng kính này đây
Để anh đủ sức đập vụn mình ra mà ghép lại
Nung chảy mình ra mà tìm lõi
Xé toang mình ra mà kết cấu
Với Nguyễn Lương Ngọc, nói về hội họa chính là để nói về thơ, về việc
cách tân quan niệm và thi pháp thơ. Ông đề cao hội họa lập thể (rộng hơn là
nghệ thuật hiện đại), trước hết, bởi cái tinh thần cách tân quyết liệt của nó. Đối
với ông, thơ ca của giai đoạn trước chỉ là những khuôn mẫu hay “qui tắc lên
men” cho nên cần phải cách tân hay nói theo cách hài hước của chính nhà thơ
trong một cuộc trò chuyện ngoài đời: “phải quên ngay cái thơ cũ rích của các


14

bác để làm một cuộc thơ mới, các bác hãy tránh ra để cho chúng em chơi cuộc
chơi của thế hệ mình”. Như vậy, Nguyễn Lương Ngọc đã ý thức một cách rõ
ràng việc cần thiết phải tạo ra cho thế hệ mình một sân chơi thi ca hoàn toàn mới
so với sân thơ truyền thống mà ông coi là những cái đã mốc meo, “lên men”, giả
dối, không còn thích hợp với tâm thế của thi ca cũng như của công chúng thời
đại mới. Với ông, sáng tạo đúng nghĩa luôn đòi hỏi ở người nghệ sỹ khả năng
“gây hấn”, “nổi loạn” với chính mình - nhằm chống lại những giá trị thẩm mĩ đã

trở nên lỗi thời và để xây dựng những chuẩn mực giá trị mới.
* Nguyễn Bình Phương: Ông sinh năm 1965. Sinh ra ở Thái Nguyên.
Nguyễn Bình Phương là gương mặt thơ xuất hiện vào nửa đầu thập kỷ 90 của
thế kỷ XX cùng một lúc với nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc. Gắn bó với quân ngũ
và sớm bén duyên với văn chương, Nguyễn Bình Phương bắt đầu cho ra mắt
những tác phẩm ấn tượng của mình từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Ở
thời điểm đó, ông đã hòa đồng được với không khí sáng tạo ở Trường Viết văn
Nguyễn Du với Dương Kiều Minh, Nguyễn Lương Ngọc…nhưng vẫn rất đậm
đà tố chất độc đáo của mình. Gia tài thơ ca của tác giả gồm: Lam
chướng (1994), Xa thân (1997), Từ chết sang trời biếc (2001) và tập thơ mới
nhất, Buổi câu hờ hững (2011).
Nguyễn Bình Phương được xem là một trong những gương mặt cách tân
thơ ca xuất sắc thời đổi mới. Nhà thơ công nhận hồn thơ của ông không đơn
giản: “Thơ tôi là loại phức tạp bởi tâm trạng phức tạp. Tôi hay nói đùa mà cũng
là nói thật: Trong mỗi bài thơ của tôi có bóng dáng một con ma, một cái bóng
lẩn khuất, một tâm trạng gì đó không nắm bắt được”.
Vì vậy, thế giới nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bình Phương thường mang
màu sắc hiện thực huyền ảo pha lẫn tâm linh, ma quái, dường như chúng không
thực hiện hữu. “Đó là một thi giới đầy những sự vật, hình ảnh lạ lùng, thậm chí
kì dị” [40]. Trong thế giới ấy, có: linh miêu, quạ vàng, con phượng đen, những


15

con hươu ma, bầy nghê đá cười, khuôn mặt xanh, cây ngải vàng, cây cậm cam,
cỏ trắng, ngôi sao màu hung, ngọn gió xanh, ngôi sao chết trắng, rừng tím, làn
môi xanh, cơn mưa vàng, khu rừng ma...và con người cũng là những cái bóng kì
dị, là những người điên: “Những người đàn bà điên/ Nở/ Những khuôn mặt xa
vời trong ánh sáng màu hung buồn ủ rũ”; “những bà điên thân xác còm nhom”,
“thằng bạn điên sớm tối chỉ cười”;...

Thơ Nguyễn Bình Phương phản ánh hiện thực thông qua những biểu
tượng liên tưởng phóng túng, kỳ lạ và mê hoặc nhiều khi khá mơ hồ. Ngôn ngữ
thơ Nguyễn Bình Phương là “thứ ngôn ngữ của mộng mị, của những ảo giác
chập chờn, phi thực, hư ảo...Ngôn ngữ ấy “đòi hỏi” ta phải bớt đi cái tỉnh táo ráo
riết của lí trí, gia tăng sự phiên lưu của trí tưởng tượng, sự buông bắt xa lạ và
ngẫu hứng của trực giác, nó buộc ta phải “buông thả” thật hoàn toàn trong tầng
tầng liên tưởng và sự mơ hồ bất định của nó. Ở một góc độ nào đó, có thể nói
ngôn ngữ ấy đã mã hóa thế giới theo cách riêng của nhà thơ và muốn giải
mã nó, người đọc buộc phải tự mày mò tìm kiếm hệ công cụ đọc/ giải mã tương
thích.” [40]
* Nguyễn Quang Thiều: Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều sinh ngày
13/2/1957 tại Làng Chùa, Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội). Bắt đầu viết văn từ
năm 1983, ông đoạt giải thưởng Hội Nhà văn 1993 cho tập thơ Sự mất ngủ của
lửa. Cho đến nay, Nguyễn Quang Thiều đã xuất bản 10 tập thơ và tuyển chọn
trong số đó để in thành tuyển thơ lần thứ nhất Châu thổ (NXB Hội nhà văn,
2011). Tập thơ "Châu thổ" được tuyển từ 6 tập thơ đã xuất bản của Nguyễn
Quang Thiều: Ngôi nhà 17 tuổi (1990), Sự mất ngủ của lửa (1997), Những
người đàn bà gánh nước sông (1995), Nhịp điệu Châu thổ mới (1997), Bài ca
những con chim đêm (1999), Cây Ánh Sáng (2009).


16

Thơ Nguyễn Quang Thiều đã trở thành hiện tượng nghệ thuật gây nhiều
tranh cãi trên thi đàn. Đúng như nhà thơ Hữu Thỉnh đã nói, Nguyễn Quang
Thiều sinh ra là để cho những cuộc cãi vã về thơ, qua những cuộc thi và nhất là
sau tập Sự mất ngủ của lửa - Tập thơ đoạt Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
năm 1993, và, nhanh chóng làm xáo trộn tư duy đời sống thơ ca đương đại.
Thơ Nguyễn Quang Thiều được không ít người cho là khó đọc, khó hiểu.
Thậm chí, có người còn gọi đó là thứ thơ dịch, thơ lai căng, hoàn toàn đi ngược

với truyền thống. Tuy nhiên hầu hết các nhà nghiên cứu đã khẳng định thành tựu
thơ ông. Hữu Thỉnh khẳng định: “Nguyễn Quang Thiều thuộc về truyền thống
văn học, mà truyền thống của văn học đó là truyền thống của cách tân”. Ông
được xem là nhà thơ đầu tiên, bằng những nỗ lực vượt bậc và tài năng xuất sắc
của mình đã xác lập một giọng điệu mới trong thơ Việt Nam đương đại. Điều
này được thể hiện qua nhiều phương diện.
Lộ trình thơ Nguyễn Quang Thiều khởi đầu từ tập thơ Sự mất ngủ của lửa
đến những tập thơ về sau đã định hình một phong cách riêng biệt. Ông đã khẳng
định tài năng, bản lĩnh thi sĩ và sự dũng cảm của mình bằng khả năng thiên bẩm,
bằng kiến thức và trải nghiệm phong phú. Đó là sản phẩm tinh thần tất yếu của
sự cảm nhận đời sống công nghiệp hiện đại. Thơ Nguyễn Quang Thiều nhận
được nhiều luồng ý kiến đánh giá khác nhau nhưng có một điều không thể phủ
nhận là những vần thơ của ông đã đem đến một luồng gió mới, trong trẻo và đầy
sức sáng tạo cho thi ca Việt. Thật đúng khi nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp
đã nhận xét về thơ ông: “Xét về bản chất, thơ Nguyễn Quang Thiều là tiếng nói
hướng thượng. Nhưng đó không phải là hướng thượng chính trị (thông
thường) mà hướng thượng tới những giá trị nhân sinh cao cả, những vẻ đẹp kì
diệu của cuộc sống, của sức mạnh nghệ thuật. Đó mới là thứ chính trị của thơ ca
hướng tới... Nó cần đến sự sám hối và cứu rỗi chân thành”


17

* Mai Văn Phấn: Nhà thơ Mai Văn Phấn sinh năm 1955 tại Kim Sơn, tỉnh
Ninh Bình, hiện sống và sáng tác tại thành phố Hải Phòng, là Hội viên Hội Nhà
văn thành phố Hải Phòng, Hội Nhà văn Việt Nam.
Mai Văn Phấn được biết đến với tư cách một nhà thơ có khả năng lao
động nghệ thuật bền bỉ và sức sáng tạo thơ ca dồi dào: 1992: Giọt nắng, 1995:
Gọi xanh, 1997: Cầu nguyện ban mai, 1999: Nghi lễ nhận tên, Người cùng thời,
2003: Vách nước, 2009: Hôm sau, Và đột nhiên gió thổi, 2010: Bầu trời không

mái che, 2012: Hoa giấu mặt, 2013: Vừa sinh ra ở đó. Đồng thời trên mạng ông
đã phát hành sách của Amazon các tập thơ song ngữ: Firmament without Roof
Cover (Bầu trời không mái che), Out of the Dark Out of the Dark (Buông tay
cho trời rạng), Seeds of Night and Day (Những hạt giống của đêm và ngày. Cho
đến nay, rất ít nhà thơ Việt Nam có được thành công lớn như vậy. Nói như nhà
văn Bão Vũ, “Hiện tượng Mai Văn Phấn không thể coi đó là “cơ duyên” như
người ta thường nói, mà cần gọi đúng tên thật của sự việc: Đó là tài năng.”
Thuộc thế hệ nhà thơ đổi mới, Thơ Mai Văn phấn là một hành trình tìm
tòi cách tân. Trước năm 2000, Mai Văn Phấn cách tân thi pháp theo tinh thần
cực đoan, thường theo đuổi đến cùng những ý tưởng mà ông đã tri nhận, biểu
hiện bằng hệ thống ngôn ngữ của riêng ông. Điều ấy không sai, nhưng rất ít
người thấu hiểu và chia sẻ.
Những năm gần đây, vẫn cách thiết lập không gian và thời gian đa chiều,
vẫn cách liên tưởng những hình ảnh biệt lập tưởng chừng không liên quan…
nhưng thơ của Mai Văn Phấn hướng tới sự tối giản và trong sáng. Ông cũng tìm
cách đồng hóa ngôn ngữ thi ca và với ngôn ngữ đời thường để thơ có giá trị hiện
thực hơn. Người nghệ sĩ khát khao lí giải về thế giới trong chiều sâu bản chất
của nó, đằng sau cái hiện thực bề mặt được nhìn thấy; mối liên hệ “âm u và sâu
xa” giữa những hiện tượng tưởng chừng rời rạc, xa lạ; cái logic của đời sống
trong những biểu hiện dị thường tăm tối, thậm chí phi lí, nghịch dị…


18

Ngôn từ trong Mai Văn Phấn vừa là thứ ngôn ngữ lạ hóa, ghi nhận sự thử
nghiệm cách tân nhưng đồng thời cũng là thứ ngôn ngữ đời thường giản dị. Mai
Văn Phấn còn tạo ra được giọng điệu thơ riêng với hai chất giọng tiêu biểu là
giọng giễu nhại, hoài nghi và giọng triết lý, chiêm nghiệm. Tích cực tiếp thu kinh
nghiệm sáng tác của những trường phái thơ hiện đại chủ nghĩa, Mai Văn Phấn đặc
biệt chú ý đến tiếng nói của trực giác, vô thức, tâm linh trong sáng tạo. Rõ ràng,

“Mai Văn Phấn đã khiến người ta buộc phải kể tên mỗi khi nhắc đến thế hệ của
mình” [14].
* Inrasara: Inrasara - nhà thơ dân tộc Chăm, hội viên Hội Nhà văn Việt
Nam, tên thật là Phú Trạm, sinh ngày 20 tháng 9 năm 1957 tại làng Chakleng,
huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ông là nhà thơ, đồng thời là nhà lí luận phê bình, nhà nghiên cứu văn hóa Chăm, nhưng ông thành công hơn ở lĩnh vực
thơ ca. Inrasara đã được trao giải thưởng ASEAN 2005 (giải thưởng dành cho
những người có đóng góp về văn hoá và văn học của các nhà văn trong khu vực
châu Á). Nhắc đến Inrasara có người cho rằng Inrasara là nhà thơ“cách tân nhất
hiện nay”, là một “thiên tài”, là “kỳ nhân”. Ông là tác giả của 5 tập thơ nổi
tiếng: Tháp nắng (1996), Sinh nhật cây xương rồng (1997), Hành hương
em(1999), Lễ tẩy trần tháng Tư (1996), Chuyện 40 năm mới kể.
Là người con của dân tộc Chăm, vẻ đẹp tâm hồn ông được nuôi lớn bằng
văn hóa Chăm, trí tuệ Chăm, triết học Chăm, vì thế thơ Inrasara phản ánh không
gian văn hóa Chăm rực rỡ màu sắc. Đó là tiếng trống Gineng giục giã, đó là
điệu múa Apsara say đắm hồn người, đó là tháp Chàm cổ kính với bao nỗi niềm
dâu bể, là lễ hội Katê tưng bừng, lễ tẩy trần linh thánh…Tháp Chàm không chỉ
là hiện thân của quê hương Chăm mà còn là hiện thân của nền văn hóa Chăm.
Tháp Chàm luôn ẩn chứa nhiều bí ẩn trong thơ Inrasara. Nó trường tồn, vĩnh cửu
cùng thời gian:
700 năm tháp thét gào với bão


19

300 năm tháp lãng du thế giới cỏ cây
Ngàn năm sau tháp chuyện trò cát bụi
(Tháp Chàm muôn mặt)
Tôi, đứa con của ngọn gió lang thang cánh đồng miền Trung nhỏ hẹp
đứa con của nắng lửa bốn mùa cát trắng hanh hao
đứa con của biển khơi trùng trùng bão thét

và của đôi mắt tháp Chàm mất ngủ xanh xao.
(Đứa con của Đất)
Nhảy múa giữa hoàng hôn / Đường cong bay bay
Nhảy múa gọi bình minh / Baranưng miệt mài ngàn năm vỗ
(Apsara-Vũ nữ Chàm)
Rõ ràng, “dân tộc Chăm là ngọn nguồn của hồn thơ ông, là đề tài, là dòng
hiện thực, dòng cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong sáng tác của Inrasara”
[52]. Viết về văn hóa Chăm là hướng đến vẻ đẹp truyền thống. Thơ Inrasara gìn
giữ những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc bằng “giọng thơ tân thời”.
“Với tiếng Chăm ông rất yêu quí, say mê như máu mủ của mình, với tiếng
Việt ông luôn tha thiết, trau giồi. Inrasara quả là nhà thơ dân tộc thiểu số biết
dung hợp cả hai yếu tố Chăm - Việt để làm sáng lên ánh hào quang văn hóa của
cả hai dân tộc Chăm - Việt”[52]. Tiếng Việt với những kí tự Latinh bình thường,
giờ đây dưới con mắt của Inrasara, như một tác phẩm nghệ thuật mà người đẽo
gọt nó nhất định phải yêu và hiểu ngôn ngữ như chính giọt máu của mình vậy.
Tóm lại, là nhà thơ có giọng điệu cách tân nhất hiện nay nhưng đường
hướng cách tân của Inrasara lựa chọn là cách tân trên cơ sở truyền thống, thơ
Inrasara vẫn không bị “Kinh hoá”, không “lai căng”. Thơ ông đi giữa truyền
thống và hiện đại với cội nguồn cổ kính mà “âm điệu tân kì”.


×