Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Luận văn thạc sĩ ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (436.02 KB, 82 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC….…...……...………………………………………………….……..........1
PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………………...…….3
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài………………………………………………….............3
2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………………………...…...5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………………..…..8
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………………..…8
5. Đóng góp của luận văn………………………………………………………….........9
6. Cấu trúc của luận văn………………………………………………………………...9
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trong hành trình truyện ngắn đương đại
1. Khái lược truyện ngắn sau 1975…………………………………………….............10
1.1. Đặc điểm truyện ngắn……………………………………………………........10
1.2. Quan niệm về con người đa chiều…………………………………….............11
2. Diện mạo truyện ngắn Nam bộ……………………………………………………...17
2.1. Truyện ngắn Nam bộ - một dòng chảy trầm lặng……………………………..17
2.2. Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ…………………………………………..19
3. Nguyễn Ngọc Tư - luồng gió mới của truyện ngắn Nam bộ………………………..22
3.1. Sự khẳng định phong cách……………………………………………............22
3.2. Sự thể hiện QNNT về con người………………………………………...........26
Chương 2. Các kiểu con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1. Giới thuyết khái niệm QNNT về con người……………………………………..…33
2. Các kiểu con người…………………………………………………………..……..35
2.1. Con người nghệ sĩ bế tắc, tuyệt vọng………………………………………...35
2.2. Con người cô đơn - lạc lõng…………………………………………….…….37
2.3. Con người nữ bị cám dỗ………………………………………………………45
2.4. Con người với tình yêu và thù hận, tội ác, trừng phạt………………………...49
3. Thông điệp từ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư……………………………….............53
1

Chương 3. Những thủ pháp thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện


ngắn Nguyễn Ngọc Tư
1. Thủ pháp xây dựng nhân vật……………………………………………..…............56
1.1. Mờ hóa và tẩy trắng tên nhân vật..………………………………..……….......56
1.2. Dòng ý thức nhân vật…………………………………………….………........58
1.3. Nhân vật gắn bó với ngôn ngữ, không gian và văn hóa đặc trưng Nam bộ.......59
2. Nghệ thuật trần thuật, điểm nhìn trần thuật, giọng điệu trần thuật………….............64
2.1.Nghệ thuật trần thuật………………………………………………….….……64
2.2. Điểm nhìn trần thuật………………………………………………………......68
2.3. Giọng điệu trần thuật…………………………………………………….........70
3. Kết cấu truyện…………………………………………………………….…..…......74
KẾT LUẬN………………………………………………………….………………...77
TÀI LIỆU THAM KHẢO………..………………………………..…..………………81

2

PHẦN MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư “đặc sản” Nam bộ
Hiện nay trên văn đàn Việt Nam, trong số những gương mặt tiêu biểu của truyện
ngắn đương đại, Nguyễn Ngọc Tư giữ một vai trò đặc biệt quan trọng. Tiếng tăm của chị
vang xa trên văn đàn Việt Nam và xuyên qua một số nước ngoài. Người ta xem Ngọc Tư
là một hiện tượng lớn của văn học nước nhà năm 2005 – 2006. GS. TS Trần Hữu Dũng
(việt kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là “đặc sản” vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn tượng nhất mà dẫu
cuộc thi có cắt phách họ vẫn nhận ra.
Lâu nay, có nhiều người cho rằng; văn học Nam bộ không thể nào sánh kịp văn học
hai miền Bắc, Trung. Dòng văn học ấy ít về số lượng lẫn chất lượng, đánh giá như thế
tưởng rằng nặng nề nhưng đó là sự thật. Mãi đến những năm đầu của thế kỷ XXI, Ngọc Tư
làm cho độc giả cả nước ngạc nhiên. Chị khẳng định mình ngay từ tập truyện đầu tay và
rất nhiều giải thưởng cao quý thuộc về chị: Ngọn đèn không tắt giải I - Cuộc vận động
sáng tác văn học tuổi hai mươi lần II năm (2000). Giải B - hội văn học Việt Nam với tập

truyện Ngọn đèn không tắt năm (2001). Nhận tặng thưởng tác giả trẻ - Ủy Ban toàn quốc
liên hiệp các hội VHNT Việt Nam - tập truyện Ngọn đèn không tắt. Được bình chọn một
trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu năm (2003) do Trung ương đoàn trao tặng. Truyện
ngắn Cánh đồng bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006).
Riêng Cánh đồng bất tận đã đưa tên tuổi Ngọc Tư leo lên đỉnh cao vinh quang trong
lao động nghệ thuật. Chị trở thành một trong những nhà văn nổi bật nhất thập kỷ đầu của
thế kỷ XXI, góp phần đưa truyện ngắn đương đại lên một tầm cao mới. Các nhà nghiên
cứu lí luận văn học, phê bình văn học đã ghi nhận; từ sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp,
văn học Việt Nam chờ đợi rất lâu mới có lại một cây bút tài hoa và làm nên dư luận, tên
tuổi ấy là Nguyễn Ngọc Tư. Ai cũng ngạc nhiên hết sức vì ở nơi tận cùng đất mũi Cà Mau,
sách báo yếu và thiếu lại tạo ra một bông hoa lạ, lạ đến mức bị kiểm điểm và đòi trục xuất
chị ra khỏi quê hương. Mỗi một truyện ngắn của chị “được ví như một bữa ăn thịnh soạn
3

nhưng hợp khẩu vị, làm cho mọi người ai cũng thấy vừa miệng, cách bày biện toàn “đặc
sản” Nam bộ với chất liệu tươi tắn, mới mẽ” (15). Ông Huỳnh Công Tín chân thành nói:
khi tôi bắt tay vào làm cuốn Từ điển từ ngữ Nam bộ tôi thấy rất khó khăn, nhưng khi vớ
được truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nói thật tôi mừng “như vớ được vàng”.
Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng chị đã toả sáng rực rỡ trên con đường văn học, điều
này không phải cây bút nào cũng có được. Truyện của chị gây ra hai luồng dư luận khen
chê, song điều quan trọng nhất bạn đọc yêu văn gọi chị “đặc sản” Nam bộ rất mới nhưng
không quá lạ.
1.2. Tầm quan trọng của quan niệm nghệ thuật (QNNT) về con người
QNNT về con người là một vấn đề rất quan trọng của sáng tạo nghệ thuật, nếu
không có QNNT về con người thì sẽ không có tác phẩm nghệ thuật. Vì từ khi con người
xuất hiện trên trái đất cho đến nay, con người luôn được coi vấn đề số một. Con người
luôn trăn trở nghĩ suy, luôn khao khát kiếm tìm con - người mình. Heidegger cho rằng:
“Con người là kẻ duy nhất có khả năng tự vấn bản thân mình”. Vâng! bản thân con người
vốn vô cùng phức tạp, đa sắc, đa màu và đa diện, nhà văn chỉ chạm đến nó chứ không sờ
nắn, nắm bắt được bản thể con người trọn vẹn. Vì vậy, nhà văn cũng không thể nào khám

phá tận cùng cái bí ẩn bên trong con người. Tập đại sử thi Mahabharata của Ấn Độ giáo có
lời như sau: “Này, ta bảo cho các ngươi biết, bí mật của Mahabharata không có gì quý hơn
con người”. Văn học lấy con người làm điểm tựa để nhìn ra thế giới và nhìn vào chính
mình. Có vô số cách để thăm dò con người, thế nhưng con người vẫn mãi mãi là một bí
mật, vì “con người là tận cùng của cái tận cùng” và “tận cùng biến đổi”.
Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn phức tạp, phức tạp bắt nguồn từ QNNT về con
người được chị phá vỡ nên đã gây ra “hiệu ứng” của hai luồng ý kiến khen chê dữ dội. Với
truyện ngắn Cánh đồng bất tận, chị bị kiểm điểm và bị đòi trục xuất ra khỏi quê hương.
Chúng tôi nhớ lại Những chuyện không muốn viết (1942) của Nam Cao – bài học ấy nay
lại vận vào chị. Nhưng bạn đọc hôm nay thật công bằng, họ đánh giá chính xác, không a
dua, không ăn theo. Vì họ biết: “Chừng nào chưa có sự đổi mới trong QNNT về con người
thì sự tái hiện các hiện tượng đời sống khác nhau, chỉ có ý nghĩa mở rộng về lượng trên
4

cùng một chiều sâu. Thật khó nói đến sự phát triển của tư duy nghệ thuật mà thiếu sự mở
rộng, đào sâu các giới hạn trong QNNT về con người” (51, tr.196).
Chị có mặt trong làng văn từ đầu thế kỷ XXI, khoảng thời gian chưa nhiều song địa vị
Nguyễn Ngọc Tư trong nền văn học đương đại đã được xác định và được khẳng định dứt
khoát. Chị có một vị trí không thể thiếu được khi nhắc đến truyện ngắn đương đại.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Ngọc Tư chưa phải đỉnh cao của văn học, cũng chưa phải đỉnh cao chính
mình. Nhưng chị đã độc sáng với chất lượng tác phẩm. Chị trở thành một hiện tượng của
văn học trong nước, gây dư luân xôn xao trong năm 2005 - 2006, còn trẻ song chị có một
vị trí tối quan trọng đối với văn học Nam bộ nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.
Chính vì lẽ đó mà hầu hết những tác phẩm của chị đều gây nhiều chú ý trên văn đàn và
được giới phê bình, lí luận quan tâm tìm hiểu và khám phá. Song nhà văn Nguyễn Ngọc
Tư xuất hiện chưa lâu nên những bài nghiên cứu chủ yếu nằm rãi rác trên các báo, chưa
được tập hợp thành sách. Cho nên, về những bài nghiên cứu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư,
chúng tôi chia thành 2 nhóm dưới đây.
2.1. Những bài nghiên cứu gián tiếp liên quan đến đề tài, gồm có:

Hồ Anh Thái - Tuổi trẻ (22/11/2003), “Văn học hôm nay: trẻ trung đâu cần mỹ
phẩm”. VnExpreess (11/7/03), Nguyễn Ngọc Tư “Tôi thèm được quất vài roi để lớn lên”.
Hiền Hoà – Vnexpreess (21/1/04), “Nguyễn Ngọc Tư tôi không muốn ngủ quên vì giải
thưởng”. Quang Vinh - Tuổi trẻ (9/3/04), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn của xóm rau bèo”.
Trần Hoàng Thiên Kim – Hà Nội mới (10/5/04), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “Qủa sầu
riêng của trời”. Nhã Vân - Người lao động (2/8/04), “Đem chuyện phòng the ra viết, hổng
dám đâu!”. Anh Vân – Evan (6/05), “Nguyễn Ngọc Tư “tôi viết như cảm xúc của mình”.
Thanh Vân – Evan (27/9/05), “Nguyễn Ngọc Tư thử “xen canh” trên đất của mình”. Từ
Nữ - Giáo dục và thời đại (6/10/05), “Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư “nhiều khi thấy ngạc
nhiên về mình”. Phạm Xuân Nguyên - Tuổi trẻ (03/12/05) “Dữ dội và nhân tình”. Hạ Anh
– Thanh niên (19/01/2006), “Đọc tạp văn Nguyễn Ngọc Tư – Quen mà lạ”. Nguyễn Thị
Hồng Hà – Công an nhân dân (3/02/06), “Đằng sau thành công là gánh nặng”. Ban tuyên
5

giáo Tỉnh uỷ Cà Mau ra hai công văn (số 35 và số 41 – BC/TG), kiểm điểm nhà văn
Nguyễn Ngọc Tư (tác phẩm Cánh đồng bất tận).
Ngoài những bài nghiên cứu này, trên Báo điện tử (Tuổi trẻ Online) tính từ ngày
(7/4/2006) đến ngày (12/4/2006) có 868 ý kiến gửi đến online. Trong đó có 13 ý kiến phê
phán - phản đối dữ dội, còn 855 ý kiến tấm tắc khen (Cánh đồng bất tận), tiêu biểu những
bài viết: Hoàng Anh Thi (văn học ca ngợi cái tốt, cũng phải phê phán cái xấu), Trần Kim
Trắc (Cánh đồng bất tận cái phao của lòng nhân ái). Phạm Xuân Nguyên (Thư ngắn gửi
Nguyễn Ngọc Tư: Bài học Nam Cao), Nguyễn Hồng Kỳ (Đẹp xấu trong Cánh đồng bất
tận, tiếng nói của độc giả…),Chu Tước (Cánh đồng bất tận quá thành công), Socnau (Kết
truyện “Cánh đồng bất tận ”tàn nhẫn quá), Nguyễn Khắc Phê (Một thế giới nghệ thuật
riêng)..v.v...Nghiên cứu QNNT về con người không phải là mục đích của những bài viết
này, nhưng khi tìm hiểu về Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn và tạp văn của chị, họ đã gián
tiếp đề cập đến vấn đề con người. Nhìn chung, các tác giả quan tâm đến những vấn đề sau:
Hình tượng cánh đồng, mô hình tự sự, mô típ mối tình tay ba (gắn với cải lương),…
Nguyễn Ngọc Tư có mặt chưa lâu trên văn đàn văn học nhưng khi bước chân vào
con đường văn nghiệp thì ngay lập tức có tiếng vang. Văn chị đủ sức lôi cuốn các nhà lí

luận và phê bình văn học bởi phong cách riêng biệt không lẫn vào ai.
2.2. Những bài nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đề tài, gồm có:
Trần Hữu Dũng (2004) – www.viet-studies.org/Nguyễn Ngọc Tư, “Nguyễn Ngọc
Tư “đặc sản” Miền Nam”. Dạ Ngân (2004) – Văn nghệ trẻ (15), “Nguyễn Ngọc Tư -
Điềm đạm mà thấu đáo”. Minh Phương (2004) – Nhân dân (ngày 31/5), “Đọc sách:
“Nước chảy mây trôi” - Tập truyện ngắn và kí mới của Nguyễn Ngọc Tư”. Minh Thi
(2004) – Lao động (ngày 11/4), “Nguyễn Ngọc Tư và những bộ mặt tâm trạng”. Hoàng
Thiên Nga (2005) – Văn nghệ (39), “Đọc Nguyễn Ngọc Tư qua Cánh đồng bất tận”. Thảo
Vy (2005) - Tạp chí văn hóa Phật giáo (11), “Nỗi đau trong cánh đồng bất tận”. Trần
Phỏng Diều (2006) – Văn nghệ quân đội (647), “Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn
Nguyễn Ngọc Tư”. Đặng Anh Đào (2006) – Văn nghệ (17-18), “Sự sống bất tận”.
Nguyễn Văn Tám (2006) – Khoá luận tốt nghiệp, Trường Đại học sư phạm Huế, Đặc
điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Huỳnh Công Tín (2006) – Văn nghệ sông Cửu Long
6

(15), “Nguyễn Ngọc Tư nhà văn trẻ Nam bộ”. Bùi Việt Thắng (2006) – Nghiên cứu văn
học (7), “Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận”. Trần Văn Sỹ (2006) – Văn nghệ trẻ
(15) “Bức tranh quê buồn tím ngắn”. Nguyễn Tý (2006) – Công an Tp. Hồ Chí Minh
(ngày7/2), “Ngày đầu năm đọc “Cánh đồng bất tận” với sức hút kỳ lạ”. Đăng Vũ (2006) -
Nhà văn (12), “Cổ tích trên cánh đồng bất tận”. Đoàn Ánh Dương (2007) - Nghiên cứu
văn học (2), “Cánh đồng bất tận nhìn từ mô hình tự sự và ngôn ngữ trần thuật”. Phạm
Thuỳ Dương (2007) - Văn nghệ quân đội (661), “Cảm hứng cảm thương trong sáng tác
Đỗ Bích Thuỷ và Nguyễn Ngọc Tư”.
Với những bài viết trên, phần đa các tác giả - dù ít dù nhiều đều đề cập đến vấn đề
con người ở một số bình diện như: Hình tượng người nghệ sĩ, nông dân, thế giới vịt và
người, số phận con người trên những cánh đồng bất tận,…Riêng vấn đề QNNT về con
người cho đến nay, theo tư liệu chúng tôi có được thì những bài nghiên cứu trên đều dừng
lại khảo sát ở một vài truyện ngắn, một vài luận điểm nhỏ lẻ chứ chưa nghiên cứu một
cách thấu triệt và có tính hệ thống QNNT về con người. Tuy nhiên, tất cả những bài viết
ấy là những gợi mở quý giá giúp ích cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài.

Bản thân chúng tôi nhận thấy rằng, tác giả là một hiện tượng văn học, cái mới lạ, sự
khen chê bao giờ cũng kích thích và gây hứng thú tìm tòi, khám phá. Biết rằng, một tác
phẩm nghệ thuật có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Vì vậy, khi chọn đề tài này, chúng tôi
cố gắng lĩnh hội các quan điểm, ý tưởng từ các bài viết của các tác giả đã đề cập, đồng
thời mạnh dạn đưa ra những ý kiến, những cảm nhận riêng để có một cách nhìn hệ thống
QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, nhằm góp thêm một cách nhìn
mới về những giá trị trong truyện ngắn của chị.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quan niệm nghệ thuật về con người trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tập trung khảo sát 7 tập truyện sau: Ngọn đèn không tắt (2000), Ông
ngoại (2001), Biển người mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nước chảy mây trôi
7

(2004), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận (2005), và một số truyện
ngắn in trên các báo. Qúa trình nghiên cứu người viết còn tham khảo hai tập tạp văn của
chính tác giả. Ngoài ra người viết còn khảo sát thêm một số truyện ngắn khác để so sánh,
đối chiếu.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
4.1. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Sử dụng phương pháp này là chúng tôi vận dụng thi pháp học để giải mã văn bản
ngôn từ nhằm chỉ ra QNNT về con người được thể hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư như thế nào.
4.2. Phương pháp so sánh đồng đại và lịch đại
So sánh đồng đại để làm nổi bật nét tương đồng khác biệt, đồng thời so sánh lịch
đại để thấy được sự tiếp nối và đổi mới QNNT về con người trong truyện ngắn Nguyễn
Ngọc Tư với các nhà văn khác.

4.3. Phương pháp thống kê, phân loại
Với phương pháp này, chúng tôi chỉ ra được các loại con người khác nhau trong
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư.
4.4. Ngoài những phương pháp trên luận văn còn sử dụng một số phương pháp liên
ngành khác như: văn hóa, phân tâm học…để khám phá một cách thấu triệt nhất vấn đề con
người của tác giả.
5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
5.1. Về mặt lý luận, luận văn là một công trình nghiên cứu có hệ thống QNNT về con
người trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Từ đó, nó cho thấy tầm quan trọng của QNNT
về con người – con người đóng vai trò trung tâm, không thể vắng mặt trong tác phẩm
nghệ thuật. Đồng thời, thông qua việc nghiên cứu QNNT về con người, ta sẽ hiểu rõ ý đồ
mà nhà văn gửi gắm vào trong tác phẩm và thông qua tác phẩm ta biết được tư tưởng nhà
văn.
5.2. Về mặt thực tiễn, Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Nó là tài liệu tham khảo cần thiết phục vụ cho việc giảng dạy
8

chuyên đề văn học đương đại Việt Nam trong các trường trung học, cao đẳng và đại học.
Ngoài ra công trình chúng tôi còn có thể là một định hướng, một gợi mở đối với việc tìm
hiểu và nghiên cứu QNNT về con người trong sáng tác của một tác giả cụ thể hoặc của
nhiều tác giả viết truyện ngắn trong dòng văn học đương đại Việt Nam.
6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn được cấu trúc thành
ba chương sau đây:
CHƯƠNG 1: TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HÀNH TRÌNH
TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
NGỌC TƯ
CHƯƠNG 3: NHỮNG THỦ PHÁP THỂ HIỆN QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT
VỀ CON NGƯỜI TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
9

TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ TRONG HÀNH
TRÌNH TRUYỆN NGẮN ĐƯƠNG ĐẠI
1. KHÁI LƯỢC TRUYỆN NGẮN SAU 1975
1.1. Đặc điểm truyện ngắn
“Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung
lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói
hết. Truyện ngắn là thể loại gần gũi với đời sống hằng ngày, súc tích, dễ đọc, lại thường
gắn liền với hoạt động báo chí, do đó có tác dụng, ảnh hưởng kịp thời trong đời sống.
Nhiều nhà văn lớn trên thế giới và nước ta đã đạt tới đỉnh cao của sự nghiệp sáng tạo
nghệ thuật chủ yếu bằng những truyện ngắn xuất sắc của mình” [23, tr.134].
Mặc dù thuật ngữ truyện ngắn ra đời muộn (khoảng cuối thế kỷ XIX) nhưng bản
thân truyện ngắn đã xuất hiện và tồn tại ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con
người biết sáng tác văn chương. Trải qua hàng ngàn năm, với bao biến cố thăng trầm của
thể loại, ngày nay truyện ngắn đã chiếm lĩnh được vị trí quan trọng trên văn đàn trong kỉ
nguyên Hiện đại, Hậu hiện đại, khi con người bị dồn ép về mặt thời gian hơn bao giờ hết.
Con người không có đủ thời gian cho những bộ tiểu thuyết đồ sộ như : Tây du kí, Tam
quốc diễn nghĩa, Thuỷ Hử, Hồng Lâu Mộng, Những người khốn khổ, Chiến tranh và
hòa bình, Sông đông êm đềm…Truyện ngắn đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu
sắc trong một hình thức nhỏ, gọn, xinh xinh và đầy truyền cảm, truyền dẫn cực nhanh
những thông tin, nhanh cũng là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đương
đại.
Raymond Carver – một trong những bậc thầy truyện ngắn thế giới ghi nhận: ngày
nay “tác phẩm hay nhất, tác phẩm hấp dẫn và thỏa mãn nhất về nhiều mặt, thậm chí có lẽ
tác phẩm có cơ hội lớn nhất để trường tồn, chính là tác phẩm được viết dưới dạng truyện
ngắn” [7, tr.3]. Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một lợi thế lớn, bởi hiện tại báo
chí kể cả báo điện tử đang bùng nổ với tốc độ chống mặt. Người đọc quen và thích đọc

truyện ngắn trong vài chục phút hoặc trong một vài giờ. Hơn nữa, sau nhiều năm chiếm
10

lĩnh văn đàn, thơ, kịch, tiểu thuyết dường như vắt kiệt về khả năng hồi sinh và đổi mới
thể loại. Trong khi đó truyện ngắn còn là mảnh đất tương đối trống, điều này tạo điều
kiện hết sức thuận lợi để các cây bút trẻ khẳng định tài năng.
Lịch sử phát triển của nền văn học hiện đại và đương đại Việt Nam gắn liền với
truyện ngắn. Thế kỷ XX truyện ngắn Việt Nam phát triển liên tục và vượt trội lên trên tất
cả các thể loại, bắt đầu từ những năm hai mươi với sự đóng góp của Nguyễn Bá Học,
Phạm Huy Tốn, Hồ Biểu Chánh, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam Cao, Kim Lân,
Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Bằng…Từ sau cánh mạng tháng Tám truyện ngắn có chửng lại
nhưng vẫn chảy liên tục với tên tuổi: Trần Đăng, Vũ Tú Nam, Nguyên Ngọc, Nguyễn
Khải, Nguyễn Quang Sáng, Vũ Thị Thường, Lê Minh, Nguyễn Minh Châu…Chiến tranh
kết thúc, truyện ngắn vượt lên tỏ rõ sự ưu việt của mình trong sự khám phá nghệ thuật đời
sống. Nhất là 1986 trở đi, truyện ngắn gần như đã độc chiếm toàn bộ văn đàn, hằng ngày
trên các báo và các tạp chí có trên dưới hai mươi truyện ngắn được in. Thực tế ấy đã kích
thích mạnh đến việc sáng tác, phê bình – lý luận về truyện ngắn những năm gần đây.
Nhiều cuộc thi sáng tác truyện ngắn được khởi xướng. Nhiều cuộc hội thảo đã được mở
ra và nhiều ý kiến có khi trái ngược nhau cũng đã được trình bày. Điều này chứng tỏ,
truyện ngắn đang là thể loại được các nhà văn quan tâm, nỗ lực cách tân bậc nhất.
Nguyễn Huy Thiệp đã từng tạo nên một cơn lốc xoáy văn học. Gần đây không khí văn
chương được nóng lên bởi tên tuổi Đỗ Hoàng Diệu - Bóng đè, Nguyễn Ngọc Tư - Cánh
đồng bất tận. Mỗi nhà văn một bút pháp riêng tạo nên “hiệu ứng” truyện ngắn hay và
được gắn với các tên gọi “bội thu”, “thăng hoa”, “được mùa”, “lên ngôi”, điều đó chứng
tỏ truyện ngắn đã được đổi mới.
1.2. Quan niệm về con người đa chiều
Sau 1975, đất nước chuyển đổi trên nhiều phương diện trong đó có đời sống văn
hoá, tư tưởng. Chiến tranh kết thúc, văn học cựa mình thay đổi, nhất sau Nghị quyết của
Đại hội VI của Đảng và tiếp theo nghị quyết 05 của Bộ chính trị, cuộc gặp của Tổng bí
thư Nguyễn Văn Linh với đại diện giới văn nghệ sĩ vào cuối năm 1987, tất cả những điều

đó đã thổi một luồng gió mới ào ạt vào đời sống văn học nước nhà.
11

Bên cạnh tiểu thuyết, thơ, kí, kịch…truyện ngắn trở thành một thể loại rực rỡ của
văn học Việt Nam sau 1975. Nó được xem là một “cú hích” mạnh mẽ và khả quan, tạo
nên một phản ứng dây chuyền, có tác dụng “kích nổ” sự phát triển truyện ngắn với rất
nhiều gương mặt tiêu biểu như: Vũ Thị Thường, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Trần Thuỳ Mai, Dạ Ngân, Tạ Duy
Anh, Nguyễn Thị Ấm, Lê Minh Khuê, Thái Bá Tân, Phạm Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng
Anh, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thế Hùng, Phùng Văn Khai, Đỗ Bích Thủy, Đỗ Hoàng
Diệu, Bích Ngân, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Thị Diệp Mai, Trầm Nguyên Ý Anh,
Nguyễn Vĩnh Nguyên, Nguyễn Ngọc Tư…Ngòi bút của các nhà văn thay đổi trên nhiều
phương diện, trong đó đặc biệt chú ý nhất là thay đổi QNNT về con người, đây là một
bước chuyển quan trọng cho truyện ngắn. Ứng với mỗi giai đoạn văn học có một cách
QNNT về con người khác nhau. Văn học chống Pháp và chống Mỹ gắn với cảm hứng
ngợi ca, con người xã thân vì quê hương đất nước, ý nghĩa cuộc đời gắn bó với cộng
đồng, con người sống với cái “Ta” to lớn, không hoặc ít đối diện với cái “Tôi” nhỏ bé của
chính mình, không gian cộng đồng chiếm ưu việt hơn hết cả. Sau 1975, con người bắt đầu
có ý thức nhìn ngắm lại chính mình. Văn học không còn hô hào, nói về cái lớn lao mà đào
sâu vào cái “Tôi”, cái lẫn khuất bên trong được khui mở. Bằng nhiều cách tiếp cận khác
nhau, các nhà văn đã hướng vào thế giới nội cảm, khám phá chiều sâu tâm linh, thấy được
ở mỗi cá nhân những cung bậc tình cảm. Chính vì vậy, truyện ngắn đã nhanh nhạy trong
cách tiếp cận và phản ánh cuộc sống con người dưới cái nhìn đa chiều kích. Milan Kundra
nói rằng; “con người là hiền minh của lưỡng lự”, con người qủa là đa dạng, phong phú.
Vì thế, nhà văn thể hiện QNNT về con người ở nhiều chiều kích khác nhau. Nhà văn
chuyển hướng cách nhìn nhận, cách cảm và cách đánh giá con người đựơc coi tự làm mới
mình về mặt nhận thức, tư duy bản thể con người. Con người luôn phải tự đấu tranh, tự
dò dẫm trong muôn ngàn ngã rẽ của xã hội Hiện đại, Hậu hiện đại. Nhà văn là người đau
đời nhất, vì thiên chức của nhà văn làm cho con người trở nên người hơn, bởi trong mỗi
con người bao giờ cũng tồn tại hai mặt: đẹp – xấu, thiện – ác, cao cả - thấp hèn, yêu –

ghét, vui – buồn, trong sáng – tối tăm, hạnh phúc – khổ đau, tự nhiên – xã hội. Ở đó, con
người đứng trên ranh giới nhỏ nhoi nếu không khéo sẽ bị ngã về phía con người tự nhiên,
12

ngược lại con người sẽ hướng về phía con người xã hội. Đò ơi của Nguyễn Quang Lập,
Biển cứu rỗi của Võ Thị Hảo, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư…
Nguyễn Minh Châu, nhà văn quân đội, người từ trong cuộc chiến đi ra, một trong
những tác giả tiên phong thay đổi QNNT về con người. Ông không còn nhìn con người
một chiều mà nhìn con người trong nhiều mối quan hệ bộn bề phức tạp. Con người tự thú,
con người thức tỉnh, con người sám hối, con người bản năng tính dục. Con người luôn
khát khao vươn tới cái chân - thiện - mỹ, tiêu biểu: Người đàn bà trên chuyến tàu tốc
hành, Phiên chợ Giát, Dấu chân người lính, Khách ở quê ra…
Nhắc tới văn học đương đại không quên nhắc đến tên tuổi Nguyễn Huy Thiệp, một
cây bút độc đáo, một hiện tượng văn học đã làm “vang bóng một thời”, đến nay ông vẫn
được bình chọn là người viết truyện ngắn xuất sắc nhất. Với giọng văn sắc lạnh, gai góc,
xương xẩu đến tàn nhẫn đã đào bới xới tung lên những mảng tối, những góc khuất của
mỗi thời, của cuộc đời và của xã hội. Nguyễn Huy Thiệp trăn trở nhiều về đời tư và thế
sự, tình yêu và thù hận, sự sống và cái chết, nhưng bao giờ cũng để ngõ kết thúc. Chính vì
vậy nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn luôn sống trong ốc đảo cô đơn,
đau khổ đến tột cùng, đến bất tận, đó là cách thể hiện độc đáo con người trong truyện
ngắn Nguyễn Huy Thiệp.
Ngoài việc đổi mới nội dung nhà văn còn làm mới hình thức nghệ thuật bằng cách
chuyển từ ngôn ngữ một giọng sang ngôn ngữ đối thoại, nhiều giọng, có sự tác động, hòa
trộn giữa ngôn ngữ tác giả, ngôn ngữ người kể, ngôn ngữ nhân vật. Đặc biệt do dung
lượng nên ngôn ngữ truyện ngắn khác hơn ngôn ngữ tiểu thuyết ở chổ; ngôn ngữ truyện
ngắn cô động, hàm súc, dồn nén, kiệm lời làm nên đặc trưng phong cách truyện ngắn hôm
nay. Thêm vào đó, truyện ngắn đương đại tạo ra sức hấp dẫn, tính bất ngờ, ấn tượng đều
do đi lạch kiểu kết thúc có hậu, tạo ra các kiểu kết thúc mới: loại truyện có bắt đầu mà
không có kết thúc: Mê lộ của Phạm Thị Hoài. Loại truyện kết thúc có nhiều đoạn kết:
Vàng lửa của Nguyễn Huy Thiệp, Nhân sứ của Hòa Vang, Dịch quỷ sứ của Tạ Duy Anh,

Nguyệt cầm của Nguyễn Thị Ấm. Loại truyện kết thúc để ngõ: Mùa hoa cải bên sông
của Nguyễn Quang Thiều, Hiu hiu gió bấc, Biển người mênh mông,…của Nguyễn Ngọc
Tư, Vàng Lửa, Con gái thủy thần… của Nguyễn Huy Thiệp, Phiên chợ Giát của
13

Nguyễn Minh Châu. Loại truyện kết thúc đối nghịch: Trương Chi, Tướng về hưu của
Nguyễn Huy Thiệp, Bảo lạc mùa của Ngô Tự Lập.v.v..
Nguyễn Huy Thiệp phát biểu: “Trong truyện cổ người ta kể rằng khi hát xong câu hát
cuối cùng…Trương Chi đã nhảy xuống sông tự trẫm;…Tôi – người viết truyện này – căm
ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Qủa thực cái kết ấy là tuyệt diệu và cảm động,
trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết sức mình. Còn tôi, tôi có cách kết thúc khác. Đây
chính là bí mật của riêng tôi” (Trương Chi).
Làm nên sự phong phú đa dạng trong QNNT về con người, văn học sau 1975 phải kể
đến đội ngũ sáng tác đông đảo nữ giới. Sự đóng góp của các cây bút nữ vô cùng to lớn,
làm cao thêm văn học nước nhà cả về chất lẫn lượng.
Nhìn lại văn học viết Việt Nam, Thời trung đại không có cây bút nữ nào viết truyện
ngắn, đếm trên đầu ngón tay chỉ có mấy nhà thơ như: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương,
Bà huyện Thanh Quan. Sang đầu thế kỷ XX, giới văn nữ sĩ vẫn vắng bóng trên văn đàn,
cắt nghĩa cho hiện tượng này là do dưới chế độ phong kiến hà khắc, người phụ nữ không
được học hành, thi cử, bốn chữ vàng: “công, dung, ngôn, hạnh” đã bó buộc đời người phụ
nữ với bổn phận làm vợ, làm mẹ, tuyệt nhiên không tham gia vào công việc xã hội. Vì
vậy, hiếm có điều kiện giao lưu gặp gỡ và tham gia trong lĩnh vực văn học nghệ thuật.
Nho giáo là “trọng nam khinh nữ” nên họ quan niệm rằng; phụ nữ học làm cái gì? học
biết chữ để thêm lý sự cãi chồng và lười nhác mà thôi. Giai đoạn 1930 – 1945 nhà thơ nữ
cũng chỉ có đôi người: Anh Thơ, Mộng Tuyết, Vân Đài, Hằng Phương. Lĩnh vực truyện
ngắn chỉ có Bức tranh quê – Anh Thơ, được giải thưởng thơ của Tự lực văn đoàn, tiểu
thuyết Răng đen cũng đã được xuất bản nhưng chỉ để lại dấu ấn mờ nhạt, người ta biết
Anh Thơ với lĩnh vực thơ là chính. Cách mạng tháng Tám thành công, lịch sử dân tộc lật
sang trang mới. Giai đoạn 1945 – 1975, trong xu thế chung của thời đại, phụ nữ được giải
phóng hoàn toàn và là lực lượng không thể thiếu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp

và Mỹ. Họ là hậu phương vững chắc, nếu không có chị em không thể có chiến thắng. Họ
vượt lên chính mình nhằm thể hiện mình chẳng thua anh kém chú, hoàn thành xuất sắc
trọng trách “đảm việc nước giỏi việc nhà”. Đôi ngũ bút lực nữ có mặt kịp thời trên văn
đàn, vừa làm công tác tư tưởng và vừa sáng tác văn chương. Mộng Sơn với thực tế cuộc
14

sống cùng với những chuyến đi xa đã mở mang tầm nhìn cuộc sống, do vậy, chị cho ra
đời nhiều phóng sự có giá trị và nhiều truyện ngắn thú vị. Lê Minh – nhà văn nữ cho đến
hôm nay đã là tác giả của rất nhiều thể loại trong đó đóng góp đáng kể nhất ở lĩnh vực
truyện ngắn. Từ những năm sáu mươi Vũ Thị Thường đã trở thành cây bút tiêu biểu viết
về đề tài nông thôn miền Bắc, hoà bình trên đất Bắc đã đem lại nguồn cảm hứng sáng tác
dồi dào, đến nay chị vẫn thể hiện mình còn sung sức, viết khoẻ và viết hay. Từ đó những
cây bút nữ vượt lên số phận để đến với văn học ngày một đông đảo hơn: Bích Thuận,
Thanh Hương, Nguyễn Thị Ngọc Tú, Nguyễn Thị Như Trang, Dương Thị Xuân Qúy,…
Trong dàn hợp xướng nhiều âm sắc với các thế hệ nhà văn sáng tác truyện ngắn, bên
cạnh đội ngũ đông đảo của các cây bút nữ đã được bạn đọc biết đến trước 1975. Sau
1975, chính xác thời kỳ đổi mới, người ta gọi riêng cho lĩnh vực truyện ngắn “âm thịnh
dương suy” (75% người viết truyện ngắn là nữ) (theo thống kê của ông Bùi Việt Thắng),
đây như là sự bù trừ cho lỗ hỏng trước đó. Biết đến họ với rất nhiều gương mặt tiêu biểu:
Phạm Thị Hoài, Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Ấm, Dạ Ngân, Trần Thùy Mai, Nguyễn
Thị Thu Huệ, Phan Thị Vàng Anh, Đỗ Bích Thủy, Võ Thị Xuân Hà, Trầm Nguyên Ý
Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư… Nhiều tác phẩm của
các nhà văn nữ đã có giải thưởng cao trong các cuộc thi truyện ngắn. Đạt danh hiệu “thủ
khoa” và “á khoa” trong lĩnh vực văn học như: Hậu thiên đường của Nguyễn Thị Thu
Huệ, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ của Y Ban, Người sót lại rừng cười của Võ Thị Hảo, Thị
trấn hoa quỳ vàng của Trần Thùy Mai, Gia đình bé mọn của Dạ Ngân, Bóng đè của Đỗ
Hoàng Diệu, Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư…Sự phá cách về phương diện nội
dung và hình thức nghệ thuật của các cây bút nữ đã tạo nên sắc màu mới cho truyện ngắn,
trước hết được thể hiện ở sự phong phú đa dạng về phong cách và cách thể hiện độc đáo
về con người. Ở đó vừa có cái chung của thời đại vừa có cái riêng, cái cá biệt của mỗi tác

giả trong cảm thụ cuộc sống, tạo ra lối đi riêng trên con đường sáng tạo nghệ thuật. Và sự
xuất hiện đông đảo các cây bút nữ đã cho chúng ta thấy những cố gắng nổ lực của họ
trong sự nghiệp sáng tác văn chương. Nếu như châu Phi với sự trổi dậy của ý thức nữ
quyền, từ những năm 80 trở đi, một thế hệ thứ hai các cây bút nữ châu Phi đã xuất hiện
tạo ra một hiện tượng xâm lấn, đôi khi có tính lật lại trật tự trong văn đàn. Thì ở Pháp
15

thập kỷ 90 chứng kiến giới văn chương nữ đã bước những bước cuối cùng để sát vai với
nam giới. Còn tại Việt Nam thời kỳ đổi mới các cây bút nữ lấn át nam giới.
Đội ngũ nhà văn nữ viết như vắt kiệt sức mình để dâng hiến cái đẹp cho đời. Song
các chị chưa sống hết mình với nổi đam mê nghề nghiệp để khám phá đến tận cùng bi
kịch. Vì vậy, chưa có nhiều tác phẩm xuất sắc, danh hiệu viết truyện ngắn xuất sắc nhất từ
sau 1975 đến nay được trao tặng cho Nguyễn Huy Thiệp chứ không phải một cây bút nữ
nào đó. Nhưng chúng ta phải thừa nhận rằng, sự đóng góp của đội ngũ viết truyện ngắn
nói chung, các nhà văn nữ nói riêng, đặc biệt sự xuất hiện của Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ
Hoàng Diệu… đã góp phần làm sống dậy nền văn hóa đọc nước nhà, điều mà chúng ta
tưởng chừng bị teo tóp, vì sau hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp, văn học Việt Nam chờ đợi
rất lâu mới có lại một đỉnh núi cao, tạo dư luân xôn xao trên văn đàn Việt Nam. Đó là
những nỗ lực đóng góp đáng ghi nhận trong sự làm mới QNNT về con người của thế hệ
viết văn trẻ.
Nếu cho rằng cách tân trong văn học là vận dụng sáng tạo từ truyền thống thì việc tái
xuất đề tài cũ nhưng cách nhìn con người mới được các nhà văn trăn trở lần tìm. Xét đến
cùng, để tìm ra lối đi mới trong nghệ thuật thì tất cả các nội dung và hình thức nghệ thuật
cần thiết được huy động sử dụng, các thủ pháp đều bình đẳng và có công hiệu như nhau.
Biết thế, nhưng QNNT về con người vẫn phải tiên phong đi đầu nếu không mọi cố gắng
đều bị thất bại.
2. DIỆN MẠO TRUYỆN NGẮN NAM BỘ
2.1. Truyện ngắn Nam bộ - một dòng chảy trầm lặng
Nam bộ được gọi vùng đất mới của tổ quốc ta, hình thành muộn, lưu dân người
Việt mở cõi từ cuối thế kỷ XVII đến nay đã trên 300 năm. Quá trình khai hoang, mở cõi

đã hình thành trên vùng đất này những nét văn hoá cộng cư đặc sắc của bốn dân tộc:
Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Thế nhưng thực tình không hiểu sao, khi chữ Quốc ngữ vào
nước ta thì người Nam bộ có phong cách, nếp sống, lời ăn tiếng nói, suy nghĩ lại có đặc
thù riêng biệt; thể hiện ở sự thoáng đạt, sởi lởi, nghĩa khí, hào hiệp, thẳng thắn…đậm hơn
những vùng khác kể cả trong chiến đấu cũng được phô bày một nét rất riêng nhưng về
phương diện văn học nghệ thuật lại không có gì nổi bật. Mặc dù từ khi có chữ Quốc ngữ,
16

Nam bộ chính là vùng đất thai nghén và sinh thành nền văn xuôi Việt Nam như: Trương
Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Trọng Quản, Hoằng Mưu,…
Cũng như lịch sử vùng đất này, văn học nghệ thuật hội tụ ở ngôi nhà chung tại đồng
bằng sông Cửu Long. Với sự góp mặt của 13 tỉnh thành: An Giang, Kiên Giang, Hậu
Giang, Tiền Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Long An, Sóc
Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long. Hội văn học nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL) đã cho ra mắt bạn đọc trong cả nước; 2460 tác phẩm với khoảng 715 tác giả.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, văn học Nam bộ có những cây bút tiêu biểu: Sơn
Nam, Hoàng Văn Bổn, Trần Kim Trắc, Phạm Tuân,… người ta nhìn thấy thành tựu ấy
qua một giải thưởng khá quy mô lúc đó, giải thưởng Văn nghệ Cửu Long Nam bộ năm
1952. Sang chống Mỹ dòng văn học Nam bộ bình lặng chảy cùng văn học cả nước trong
không khí hào hùng “tất cả cho tiền tuyến”. Tuy nhiên, đứng trên bình diện khách quan
mà xét, văn học Nam bộ nghèo nàn hơn so với hai miền Bắc, Trung. Điều dễ nhận thấy
nhất, lực lượng sáng tác mỏng, bị dàn trải trên một địa hình rộng lớn, thiếu được chăm
nom, đầu tư thoả đáng, hơn nữa hạn chế về mặt thông tin, đất rộng, người đông mà chỉ có
29 thành viên nằm trong Hội nhà văn Việt Nam. Hiện văn học ĐBSCL đang đứng trước
thực trạng mang tính thời sự. Ngày 10/9/2004 Hội nhà văn tổ chức “Bàn tròn văn xuôi
Đồng bằng sông Cửu Long” nhằm tìm ra phương hướng để thúc đẩy văn học nghệ thuật
phát triển, đẩy văn học miền này bắt nhịp được với văn học hai miềm kia. Tại đây, nhiều
ý kiến được đưa ra bàn luận, nhà văn Nguyễn Thị Diệp Mai đã bộc lộ chân thật về con
đường văn chương: say mê cuồng nhiệt khi nhập hồn vào trang viết cùng trạng thái tâm lý
hụt hẩng khi “đẻ” xong một “đứa con tinh thần”. Say mê, háo hức là vậy nhưng cái gánh

nặng áo cơm xưa như trái đất đã làm cho giới viết văn trẻ cảm thấy viết là “viết chơi theo
kiểu tài tử” vì “chưa thể sống bằng nghề viết văn”. Vũ Hồng phát biểu về đội ngũ viết
văn trẻ như sau: số lượng ngày càng phát triển, mỗi cây bút đều tạo được dấu ấn phong
cách riêng, có sự nối tiếp giữa các thế hệ, mà điển hình gần đây nhất có Nguyễn Thị Diệp
Mai, Nguyễn Ngọc Tư,…Một trong những hạn chế của các cây bút trẻ là tính chuyên
nghiệp chưa cao. Ở đây, hội nghị bàn tròn lưu ý nhất là “sự đóng băng trong việc miêu tả
tâm lý, xây dựng tính cách nhân vật”. Theo ông Võ Tấn Cường, tính cách con người Nam
17

bộ trong thời Hiện đại, Hậu hiện đại đa diện và rất phức tạp, chứ không chỉ đơn giản là
phóng khoáng, hào hiệp, giàu tình nghĩa như cái nhìn bất di bất dịch bấy lâu. Nhiều nhà
văn chưa đào sâu vào miền bí ẩn tâm linh của con người với những xung đột giữa cái
thiện và cái ác giữa cái cao cả và cái thấp hèn, dẫn đến hệ quả, nhiều truyện ngắn miêu tả
hiện thực sống sượng theo kiểu bút ký, thiếu sự chiêm nghiệm và thăng hoa về cảm xúc,
phong cách thể hiện, chưa xây dựng được những nhân vật có tính cách, tầm vóc ngang
tầm hay cao hơn nguyên mẫu. Trên cơ sở đánh giá lại, ông Võ Tấn Cường đưa ra kết luận
chung: văn học ĐBSCL chưa có được những đỉnh núi cao mà chỉ có những miền nhấp
nhô nối tiếp những vùng đất văn học của các bậc tiền bối.
Do cách nhìn thiển cận này làm ảnh hưởng nhiều đến sáng tác của nhà văn, dẫn đến
độc giả trong cả nước ít biết và xa lạ với những đứa con tinh thần nơi tận cùng của tổ
quốc. Khách quan mà xét, lực lượng sáng tác văn học Nam bộ nói chung, truyện ngắn nói
riêng, tác phẩm ít lại sơ sài, còn nhiều mặt hạn chế, truyện ngắn chưa đáp ứng kịp với sự
phát triển ồ ạt về kinh tế, văn hoá và xã hội diễn ra trên đất lục tỉnh. Mặt khác, đội ngũ phê
bình, lý luận văn học trống vắng kéo dài từ hàng chục năm nay. Họ là những người tiên
phong “tiếp thị” văn học ra thị trường, nhưng sao văn học Nam bộ ít tự giới thiệu mình
cho bạn đọc cả nước biết. Nam bộ cũng cần quan tâm đến vấn đề này, biết rằng công việc
“tiếp thị” trong văn chương khác trong kinh tế, không thể “lăng – xê” cho oách để bán lấy
tiền. Vì vậy, công tác nghiên cứu, phê bình, lý luận và cả giới thiệu, dịch thuật về văn
chương được xem công việc cần kíp và vô cùng quan trọng, vì muốn hội nhập “văn học
cần phải mạo hiểm” (chữ dùng của nhà văn Sơn Nam). Vì thế, truyện ngắn Nam bộ đang

trải qua bước chuyển mình đầy trăn trở trước hiện thực xô bồ của đời sống. Một dòng
chảy trầm lặng cần được khơi thông để đưa văn học Nam bộ lên tầm cao mới, sánh vai
cùng văn học nước nhà và vươn mình ra nước bạn.
Nhìn chung, lĩnh vực truyện ngắn có khởi sắc và phát triển liên tục, hết sức tự nhiên,
có đóng góp tích cực vào việc hình thành một mảng văn học vùng miền mang màu sắc
Nam bộ, đồng thời, hòa quyện và bổ sung vào dòng văn học chung cả nước. Thế nhưng
chưa có tác giả nào tạo ra sự đột biến, phải đợi đến Nguyễn Ngọc Tư văn học Nam bộ mới
thực sự có “đỉnh núi cao”, tạo ra cú “hích” mạnh cho truyện ngắn hôm nay.
18

2.2. Thành tựu của truyện ngắn Nam bộ
Văn học Nam bộ nói chung và truyện ngắn nói riêng trong những năm qua đã thu
đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Mặc dù đội ngũ sáng tác mỏng nhưng cây bút nào
có được vài ba truyện ngắn đăng trên các tạp chí thì ngay lập tức để lại dấu ấn phong cách
riêng. Theo tôi điểm này cực kỳ thú vị, vì khi đọc truyện của các tác giả giữa muôn ngàn
loài hoa ấy, chúng ta nhận ra họ ngay do chất giọng Nam bộ không lẫn vào ai. Ngôn ngữ,
văn hóa Nam bộ rất riêng, rất độc đáo và thú vị, nó có giá trị bổ sung cho văn học cả nước,
nổi lên: Trương Vĩnh Ký, Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng…đến Bình
Nguyên Lộc, Ngô Khắc Tài, Dạ Ngân, Hồ Tĩnh Tâm, gần đây có Trầm Nguyên Ý Anh,
Nguyễn Thị Diệp Mai, Lâm Thị Thanh Hà, My Lăng, Phan Thanh Lệ Hằng, Đỗ Tuyết
Mai, Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư…Sự góp mặt đông đảo của đội ngũ nhà văn
trẻ đã tạo nên một diện mạo mới sôi nổi và quyết liệt trên dòng chảy bình lặng của nền văn
học Nam bộ. Các cây bút thể hiện mình ở nhiều phong cách độc đáo khác nhau, tạo nên bộ
mặt mới cho văn học, nổi bật với ba thành tựu sau:
Thành tựu thứ nhất, các nhà văn viết về cái kỳ vĩ, lạ lùng. Cái kỳ vĩ, lạ lùng trong
văn chương làm nên sức hấp dẫn, kích thích tính tò mò ở độc giả. Khi đọc truyện của: Sơn
Nam, Trang Thế Hy, Nguyễn Quang Sáng….Sau 1975, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Diệp Mai,
Đỗ Tuyết Mai, Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Ngọc Tư,... họ đã xây dựng được những bức
tranh Nam bộ vô cùng phong phú và “đặc sản”. Sông nước, kênh, rạch chằng chịt, xuồng,
bè tấp nập, rừng ngập mặn, rừng nguyên sinh, rừng sình lầy, những cánh đồng bát ngát,

chợ nỗi trên sông, người và muôn thú cộng sinh như nương tựa bạn bầu, hiện lên một
không gian “vĩ mô” có một không hai. Đọc truyện chúng ta cảm nhận rằng, thiên nhiên
như một đối tượng, một hình tượng, một nhân vật thực sự chứ không đơn thuần làm bối
cảnh hoặc nguyên cớ để phát triển tính cách nhân vật.
Thành tựu thứ hai, truyện đậm dấu ấn địa văn hoá (không đâu rõ bằng văn học
Nam bộ), được bàn đến rất nhiều trong các tác phẩm. Ví như truyện: Ông cá hô của Lê
Văn Thảo rất đặc trưng cho tính cách con người Nam bộ: nghĩa hiệp, trọng tình…nhưng
nếu không có những dòng kể về nghề săn cá hô - một nghề chỉ có ở vùng Cửu Long giang,
với những trang viết về phong tục đua thuyền ngày rằm tháng bảy trên sông…thì thiên
19

truyện đã giảm đi phần hồn Nam bộ rõ rệt và tính cách nhân vật không được khắc hoạ đủ
mức nữa. Nhà không có đàn ông của Dạ Ngân, một truyện ngắn đầy đặn tập tục văn hoá.
Chị viết về tục dựng vợ gã chồng, một tập tục bình thường có ở khắp mọi miền đất nước
và trên toàn thế giới, cái không bình thường ở đây lại xảy ra trong một gia đình toàn phụ
nữ. Họ không phải những phụ nữ xấu, cái chuyện muốn lấy chồng được bàn cãi rất nhiều
trong ngôi nhà toàn quá lứa lỡ thì. Thế nhưng sức hấp dẫn không phải dừng ở văn hoá
vùng miền mà nó cộng cư lan tỏa ở cách khám phá tâm trạng con người, ở chiều sâu tư
tưởng, triết lý nhân sinh. Cô đơn, con người cần phải nương tựa vào nhau để sống, nhưng
rồi lại làm cho nhau đau khổ, cô đơn hơn. Con người không ý thức được sự khốn cùng ấy
nên con người sa vào hết bi kịch này lại đến bi kịch khác. Viết về tục lệ - thế sự đời tư mà
khui mở ra cái trớ trêu bất bình thường. Nhà không có đàn ông nói lên sự khập khiểng,
gia đình thiếu đi một giới bao giờ cũng có sự lạch pha trong cuộc sống.
Thành tựu thứ ba, ngôn ngữ nổi lên trong tác phẩm là một bộ phận rất dễ nhận
thấy bởi tính đa diện, đa sắc, đa động và rất trẻ của vùng đất Phương Nam. Tác giả nắm
lấy như một lợi thế nghệ thuật làm nên phong cách riêng.
Nhà văn, người trăn trở và đau đời nhất, vì thân phận của nhà văn là thân phận bút
mực, số kiếp nhà văn là số kiếp câu chữ. Cùng với sự phát triển kinh tế chống mặt buộc
nhà văn thay đổi QNNT về con người để bắt nhịp với cuộc sống. Vì vậy, nhà văn không
chỉ viết về cái nghĩa khí, hào hiệp mà lẫn cả trong mỗi con người có tốt - xấu, có khát

vọng cao cả - dục vọng thấp hèn…Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư, mọi cái đều
đi đến tận cùng, yêu thương, thù hận, tội ác và trừng phạt đều diễn ra đến tận cùng oan
nghiệt.
Văn học Nam bộ chảy theo dòng chung văn học cả nước, sau 1975, văn học bắt đầu
cách tân và thu đạt nhiều thành tựu đáng kể về nội dung và hình thức biểu hiện. Năm
1999, NXB Trẻ cho ra hai tập truyện ngắn miền Tây, giới thiệu trên 50 tác giả khá quen
thuộc. Hội nhà văn ĐBSCL cho ra mắt tuyển tập 18 nhà văn ĐBSCL và nhiều tuyển tập
truyện ngắn khác lần lượt ra đời. Điều này cho thấy truyện ngắn Nam bộ đang có sự
chuyển mình rõ nét, đội ngũ những cây bút truyện ngắn được bổ sung ngày một đông đảo
hơn, truyện ngắn phần nào đã đáp ứng được tâm lý thị hiếu của người đọc nhờ sự chuyển
20

tải nhanh, nhạy những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội. Đạt được điều này là do thế hệ
đội ngũ nhà văn trẻ kế thừa những thành tựu ở lớp đàn anh đi trước, cùng với kế thừa có
cách tân phát triển. Nhà văn thay đổi QNNT về con người, dẫn đến cách thể hiện con
người trong tác phẩm đa chiều, đa diện và nhiều cung bậc, con người không còn nhất
phiến, đơn trị mà đa trị, phân mảnh. Vì vậy, đòi hỏi các cây bút tìm tòi cho mình một lối đi
riêng, từ cách chọn đề tài, xây dựng cốt truyện, quan niệm con người, cho đến sáng tạo
ngôn từ. Bước đi của truyện ngắn hôm nay không còn như trước nữa, người viết truyện cô
động, tinh tế, mang bản sắc và giọng điệu riêng của tác giả. Nhà văn xoáy sâu vào tâm
trạng nhân vật giúp cho người đọc thấy thích thú như: Giọt đắng của Bích Ngân. Xóm mồ
côi của Nguyễn Lập Em,...Cánh đồng bất tận được Nguyễn Ngọc Tư..v.v..
Trong “Bàn tròn văn xuôi ĐBSCL”, Hồ Tĩnh Tâm đã nêu bật cá tính và bản lĩnh văn
xuôi Nam bộ từ cái nhìn địa văn hóa, ứng với mỗi vùng có nét văn hóa đặc sắc riêng. Các
cây bút Nam Bộ đã vận dụng nhuần nhuyễn khẩu ngữ, phương ngữ, hát cải lương…trong
sáng tác đã tạo nên dấu ấn địa văn hoá và nâng ngôn ngữ lên một tầm cao mới, ngôn ngữ
nghệ thuật.
Truyện ngắn Nam bộ đã có bước chuyển mình quan trọng, có được những thành
tựu đáng kể, song là vùng đất mới nằm tận cùng tổ quốc, hiện văn học ĐBSCL đang cần
sự quan tâm của các nhà phê bình, lý luận nhằm “khoách đại” văn học ra khỏi vùng, để

bạn đọc trong cả nước biết đến nhiều hơn hương sắc văn học Nam bộ.
3. NGUYỄN NGỌC TƯ - LUỒNG GIÓ MỚI CỦA TRUYỆN NGẮN NAM BỘ
3.1. Sự khẳng định phong cách
“Phong cách là một phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của
hệ thống hình tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo
trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ,…Không phải bất cứ nhà văn nào
cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách
độc đáo” [23, tr.212]. Nguyễn Ngọc Tư có duyên nợ với truyện ngắn, chị phô niềm đam
mê ở thể loại này. Vì vậy, chị có được thành công rực rỡ, được bạn đọc đón nhận một
cách nòng nhiệt nhất, ưu ái nhất, cùng với sức viết thần tốc cộng với thái độ nghiêm túc
trong nghề nghiệp, chị đã cho ra đời bảy tập truyện ngắn đắc địa và hai tập tạp văn. Giai
21

đoạn này, ĐBSCL xuất hiện một số cây bút nữ tiêu biểu, đặc biệt bộ ba rất được yêu
thích: Trầm Nguyên Ý Anh, Nguyễn Thị Diệp Mai, Nguyễn Ngọc Tư.
Truyện ngắn Trầm Nguyên Ý Anh, khai thác thân phận con người nhỏ bé trong xã
hội Hậu hiện đại, chị thành công khi khắc hoạ cái đói, cái nghèo, đói nghèo đeo đuổi thì
nhân cách dễ bị tụt dốc. Nhưng khi con người vướng vào vòng danh lợi, sự tụt dốc cũng
dễ dàng xảy ra. Cuộc đấu tranh chống lại sự tụt dốc của nhân cách và đạo đức là cuộc đấu
tranh lâu dài, đầy khổ ải và nhọc nhằn. Chính mình đấu tranh với mình để mình rời thật
xa phần con và đến thật gần phần người nhằm bảo dưỡng cái thiện. Chị dùng ngòi bút để
chia sẽ nổi nhọc nhằn với người “cùng khổ”, nhưng triệt tiêu đói nghèo cần sự nổ lực của
toàn xã hội cùng chung tay góp sức. Ngay nhan đề tác phẩm độc giả cũng hình dung được
việc “chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi” như: Nghiệp đời còn đó, Nghiệp đời, Người
chuyên viết điếu văn…Miếng ăn đã trở thành nổi ám ảnh trong văn học 1930-1945, thể
hiện ở sáng tác của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Kim Lân…Ngày nay miếng ăn không
còn điêu đứng như trước, nhưng mỗi thời mỗi khác, hôm nay, ăn không chỉ no mà còn ăn
ngon và mặc đẹp. Con người muốn có, có nữa, càng nhiều vật chất càng tốt, khái niệm
“vô sản” làm họ đớn đau quằn qoại, cùng với nó, yếu tố bản năng tình dục không bờ bến
dẫn đến con người tha hóa nhân cách. Con bất hiếu với cha mẹ, mẹ tàn nhẫn, vô trách

nhiệm với con cái, anh em hằn hộc, ghen ghét nhau, kiểu sống “chồng chung vợ chạ”
trong mỗi gia đình. Họ từ một dòng máu sinh ra nhưng không có tí chút tình cảm dành
cho nhau thì làm sao biết “lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân” ở:
Đứa con hoang, Nước mắt đàn ông, Kiếp nhân sinh, Một chuyến đò…Song, Ý Anh tin
tưởng vào con người, nên vẫn có những con người lầm đường lạc lối phục thiện. Mọi nổ
lực nhằm để thắp nên một “ngọn đèn không tắt” trong bầu trời đen tối của phần khuất
hiện thực cuộc sống, ngọn đèn chiếu sáng lạc quan, tin tưởng vào tương lai. Cái đẹp sẽ
chiến thắng cái ác, cái xấu, sau cơn mưa trời lại sáng, đó là triết lý sâu sắc của nhà văn.
Tên tuổi Nguyễn Thi Diệp Mai không còn xa lạ với bạn đọc yêu văn chương. Cũng
chỉ quanh quẩn với đề tài tình yêu nhưng chị viết rất lạ, tình yêu có khổ đau, có hạnh
phúc, song tình yêu ấy là tình yêu của những người “no đủ”, tình yêu với nhịp sống hối hả
của xã hội Hậu hiện đại, mang đậm chất “đô thị”. Họ thành đạt trong sự nghiệp, khi “no
22

đủ” con người có điều kiện nhìn rõ đời tư, chợt nhận ra một nữa của mình không phải
người đàn bà (đàn ông) mình đang sống. Họ không vượt qua cám dỗ đành sống kiểu “ông
ăn chả bà ăn nem”, rồi lương tâm cắn rứt về những tội lỗi. Qúa trình đấu tranh với chính
mình nhân vật Hạ trong Chuyến xe cuối cùng, Thi trong Nơi cuối đường đã rủ bỏ và
chôn chặt trong tim để trở về với mái ấm gia đình. Bên cạnh đó, cũng có nhân vật tung hê
tất cả để đi theo tiếng gọi của con tim như Bích trong Nước mắt chảy một bên. Hay trong
tuổi xế chiều họ tìm thấy lại nhau trong Ba đoạn đời. Cũng có những con người mụ mị
đến điên rồ trong tình yêu đã ra tay giết chết người chồng từng một thời tay ôm, má kề để
được tự do thoải mái “theo trai” như tác phẩm Người cóc. Qua chủ đề, Diệp Mai khát
khao đi tìm những giá trị nhân bản bị khuất lặn giữa cuộc đời.
Nguyễn Ngọc Tư nổi bật lên trong năm 2005 – 2006, được xem là năm có biến
thiên, chấn động trong văn học, đặc biệt thể loại truyện ngắn. Truyện của chị đã mang đến
một “hơi gió mát” (chử dùng của nhà văn Nguyên Ngọc) cho văn xuôi đương đại. Xu
hướng các nhà văn đi sâu khai thác mảng hiện thực đang bày ra trước mắt, một hiện thực
đang được rung chuông báo động, ở đó đầy những va chạm, bụi bặm và ngột ngạt của
cuộc sống đời thường. Chị dùng ngòi bút viết về những con người chân lấm tay bùn,

những mối tình buồn hết biết trong: Cuối mùa nhan sắc, Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm
cũ, Thương quá rau răm…Thế nhưng, đến Cánh đồng bất tận, nhân vật không còn cái
vẻ hiền hiền, cam chịu mà, nhân vật nổi loạn.
Nguyễn Quang Sáng nhận xét: “Cổ có phong cách riêng. Mà phong cách đó, bắt
nguồn từ vốn sống độc đáo, do chính cổ tìm được. Tôi ngẫm ra, Tư có cái cốt của người
viết văn, nhưng lại theo cái nghề làm báo. Nghề bắt cổ phải lăn lộn, đi nhiều, thấy nhiều.
Tất cả những hiểu biết đó biến thành vốn sống, trộn với tài năng riêng, mới cho ra tác
phẩm ấn tượng. Tui đọc Tư nhiều và kỹ. Làm văn chương mà có cá tính không phải dễ
tìm. Chất Nam bộ trong văn cổ đậm đặc, từ hình dáng thân thể con người, cách sống, tính
cách cho tới ngôn từ. Thoại trong văn Tư không hề bị lai, rặt Nam bộ mà người ta đọc vẫn
hiểu và cảm thấu trọn vẹn. Cái lớn nhất mà Tư làm được ở chỗ cổ có công nâng ngôn ngữ
bình dân của người miền Tây thành ngôn ngữ văn học” (Đắc Quý, phỏng vấn - Báo Sinh
viên Việt Nam - Tết Đinh hợi 2007). So với Ý Anh, Diệp Mai thì Ngọc Tư Nam bộ hơn
23

cả, chị viết rất tự nhiên thoải mái, không câu nệ. Vì vậy, người đọc choáng váng một cách
thích thú với nồng độ phương ngữ. Phương ngữ đó tích tụ của một thính giác tinh nhạy,
chị nghe âm thanh trong trẻo xung quanh và chuyển âm thanh đó vào trong tác phẩm của
mình một cách tự nhiên.
Nguyễn Ngọc Tư trẻ về tuổi đời lẫn tuổi nghề nhưng chị chinh phục được độc giả
bởi phong cách đặc sệt Nam bộ vừa quen mà rất lạ. Cái mới trong truyện chính là cái cũ,
cái quen thuộc, cái lạ ở tài khui mở những sinh hoạt, những phong tục và những con
người sống thân thuộc bên hông nhà mình. Chị đưa ra một tấm gương sáng, để chúng ta
nhìn thấy những sinh hoạt hàng ngày. Lạ thay, qua tấm gương lại nhìn thấy sự cộng
hưởng văn chương và cuộc đời, ở đó ta khám phá mọi ngõ ngách tâm hồn của chính cuộc
đời ta. Đặc biệt khi Cánh đồng bất tận ra đời, ngay lập tức chị rực sáng, rộ lên mọi lời
khen chê. Khen chê nó như một thuộc tính của mỗi con người, chẳng một ai sống mà
không nhận được lời khen chê dẫu là trực tiếp hay gián tiếp, chỉ có điều với chị độc giả đã
đúng. Từ nông thôn đến thành thị, từ trí thức đến dân cày, từ già đến trẻ… tất cả đều mua
sách vì họ “bắt được sóng” (chữ dùng của Hữu Thỉnh) từ trái tim và tài năng của chị. Chị

lao tâm khổ tứ trên con đường nhà văn – nhà báo không ngừng nghĩ. Vì vậy, tác phẩm
đều đặn ra đời được các nhà chuyên môn đánh giá cao, ăn khách đối với nhà xuất bản, lọt
vào tầm ngắm các nhà đạo diễn điện ảnh. Bao nhiêu đó cũng đủ để Ngọc Tư vượt qua các
gương mặt văn học lão làng và trở thành gương mặt sáng giá và triển vọng nhất trong đội
ngũ các nhà văn đương đại (đứng sau Nguyễn Huy Thiệp).
Nguyễn Tý đã có lý khi cho rằng; truyện ngắn Ngọc Tư thể hiện nỗi đau đời mà dẫu
vô tình hoặc cố ý khi xây dựng nhân vật Tư tạo nên một phong cách không lẫn vào ai. Chị
trăn trở rất nhiều về con đường văn nghiệp, cái “khó nhất là vượt qua sự nhàm chán lặp
lại chính mình, leo qua những cái đỉnh do mình dựng nên, thoát ra khỏi cái vòng tròn do
mình vẽ. Và khó nữa là làm sao thu xếp với bản thân” (Báo Sinh viên Việt Nam - Tết
Đinh hợi 2007). Vì chị biết, con đường văn chương “nhọc nhằn khủng khiếp, qua đoạn
hoa hồng là đoạn đầy gai. Nhưng tôi vẫn bước về phía trước, tôi tin phía ấy lại có hoa
hồng”.
24

Đúng, Nguyễn Ngọc Tư chưa đi khỏi vùng đất Nam bộ, song truyện của chị đã
vượt qua địa hạt vùng miền, đến với bạn đọc trong cả nước và một số nước ngoài. Số
lượng tác phẩm chưa đồ sộ nhưng chị vừa ấn tay vào cánh cửa văn học ngay lập tức có
tiếng vang, có chị văn học Nam bộ được biết đến nhiều hơn trong cả nước. Đạt được điều
này cũng do chị biết kế thừa và cách tân trong sự thể hiện QNNT về con người.
3.2. Sự thể hiện QNNT về con người
Khác với tiểu thuyết, truyện ngắn thể hiện một “lát cắt” của cuộc đời con người.
Mỗi nhà văn đều có cái nhìn riêng về đời sống nhằm thể hiện tài năng bút lực, có nhiều
người cho rằng, truyện của Ngọc Tư hay trước hết do giọng văn Nam bộ. Bản thân tôi lại
không nghĩ vậy, vì truyện của các nhà văn như: Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam, Nguyễn
Quang Sáng, Dạ Ngân, Nguyễn Thị Diệp Mai,…ai cũng đầy chất Nam bộ, nên về điểm
này Nguyễn Ngọc Tư cũng giống họ, cái đắc địa là chị biết tái tạo làm mới lại đề tài:
Đề tài chiến tranh là một đề tài rộng lớn trong văn học thế giới xưa nay. Chị sinh
ra sau thời chiến, nhờ có độ lùi thời gian nên con mắt nhìn về cuộc chiến và viết về nó
khác các nhà văn tiền bối. Biết rằng, đây được coi địa hạt Nguyễn Minh Châu, Chu Lai,

Bảo Ninh,…họ từ cuộc chiến đi ra, chứng kiến tận mắt những vinh quang cũng như mất
mát nên viết rất thành công về đề tài này. Chiến tranh không chỉ huỷ hoại con người về
mặt thể xác mà huỷ hoại cả về mặt tinh thần. Con người như mất đi tính người; đồng thời
làm biến dạng mọi thứ, thậm chí chiến tranh cắt đứt mọi ngã đường trở lại với cuộc sống
bình thường của những con người đã tham dự trực tiếp vào cuộc chiến như: Hùng trong
Ăn mày dĩ vãng – Chu Lai, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh - Bảo Ninh,...Thông qua tác
phẩm, có thể thể thấy sự tàn phá của chiến tranh hết sức khủng khiếp, hình ảnh những góc
phố, làng mạc bị thiêu rụi trong vài tiếng đồng hồ, những xác chết nằm sấp ngữa chồng
chéo lên nhau. Những tội ác mà bọn đế quốc Pháp, Mỹ để lại trên đất nước ta thật sự kinh
hoàng, thế giới lên án gay gắt, song nạn nhân chịu đau đớn trực tiếp là người Việt Nam.
Để rồi, rời cuộc chiến những vết thương hữu hình, vô hình bám lấy người dân Việt mãi
không thôi. Chính vì vậy, đọc truyện mà cứ tưởng như mình đang chứng kiến bom rơi,
đạn nổ và chết chóc do cuộc chiến gây ra. Thực tế khủng khiếp này đáng tiếc vẫn tiếp
diễn hàng ngày trên đất nước ta, hội chứng sau chiến tranh để lại rất khủng khiếp, chất
25

×