Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

GDCD 9 Bài 6 Hợp tác cùng phát triển giáo án theo cv 1790

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (947.92 KB, 8 trang )

TRƯỜNG THCS LƯƠNG THẾ VINH

GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP TRƯỜNG
Giáo viên giảng dạy: Phùng Thị Sinh
Bộ môn giảng dạy: Giáo dục công dân 9
Giảng dạy: Lớp 9A1
Tuần 10
Tiết 10

Ngày soạn: 30/10/2018
Ngày dạy: 03/11/2018

CHỦ ĐỀ: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
A. MÔ TẢ CHỦ ĐỀ
1. Chủ đề: Hợp tác cùng phát triển
2. Mạch kiến thức
- Thế nào là hợp tác cùng phát triển?
- Vì sao phải hợp tác quốc tế?
- Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
- Rèn luyện bản thân
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
- Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.
- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
2. Về kĩ năng
- Kĩ năng chuyên môn
Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hợp với khả năng của bản thân.
- Kĩ năng sống:
+ Kĩ năng xác định giá trị.


+ Kĩ năng tư duy phê phán.
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.
+ Kĩ năng hợp tác
3. Về thái độ
Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về hợp tác quốc tế.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, sáng tạo, tư duy; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực
hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt: Năng lực thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng, đất
nước; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- SGK, SGV GDCD 9
- Tranh ảnh có chủ đề liên quan.
- Máy chiếu


2. Học sinh
- Chuẩn bị nội dung bài học theo sự hướng dẫn của giáo viên như: Các tổ chức quốc tế Việt
Nam là thành viên, các công trình của Việt Nam có sự hợp tác với nước ngoài.
- Tìm hiểu một số vấn đề mang tính bức xúc toàn cầu...
3. Bảng tham chiếu các mức độ yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập kiểm tra đánh giá
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Biết được các công Hiểu được thế nào là Ủng hộ các chủ Tham gia các hoạt
trình của Việt Nam hợp tác cùng phát trương, chính sách động hợp tác với bạn
có sự hợp tác với triển? Vì sao phải của Đảng và nhà bè và mọi người
nước ngoài; Nêu hợp tác cùng phát nước về hợp tác quốc xung quanh; tham

được nguyên tắc hợp triển?
tế.
gia các hoạt động
tác quốc tế của Đảng
hợp tác quốc tế phù
và nhà nước ta
hợp với khả năng của
bản thân.
III/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Thế nào là tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? Lấy ví dụ. Nước ta hiện nay
có quan hệ ngoại giao với bao nhiêu quốc gia và lãnh thổ trên thế giới?
Câu 2: Em sẽ làm gì để thể hiện tình hữu nghị với bạn bè và mọi người xung quanh?
Trả lời:
Câu 1: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là mối quan hệ bạn bè thân thiện giữa
nước này với nước khác. Ví dụ: Việt Nam – Lào, Việt Nam – Cuba, Việt Nam – Hoa Kỳ...
Nước ta hiện nay có quan hệ ngoại giao với 185 quốc gia và lãnh thổ trên thế giới.
Câu 2: Thế hiện tình đoàn kết, hữu nghị với bạn bè bằng thái độ, cử chỉ, việc làm và sự tôn
trọng trong cuộc sống hàng ngày như giúp đỡ nhau trong học tập, giao lưu văn nghệ, thể
thao...
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 2: Tình huống xuất phát
(1) Mục tiêu: Học sinh hiểu được các vấn đề nóng bỏng có liên quan đến cuộc sống của toàn
nhân loại, cách giải quyết là sự hợp tác của toàn thế giới.
(2) Phương pháp/ kĩ thuật dạy học: Nêu vấn đề
(3) Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hiện nay có những vấn đề mà 1 nước không thể giải quyết Hs chú ý lắng nghe
được mà cần phải có sự giải quyết của nhiều nước như: chống

khủng bố, chống vũ khí hạt nhân, phòng chống tội phạm ma
túy, phòng chống AIDS… Vì thế hợp tác mà nhất là hợp tác
quốc tế được coi là xu thế trong giai đoạn hiện nay. Vậy thế
nào là hợp tác? Sẽ được làm rõ trong nội dung bài học hôm
nay: “Hợp tác cùng phát triển”.
Năng lực hình thành: Năng lực tự học, tư duy, sáng tạo
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 3: Đặt vấn đề


(1) Mục tiêu: Học sinh nắm bắt được các tổ chức quốc tế đang hoạt động tại Việt Nam; Hs
biết được các công trình của Việt Nam có sự hợp tác với nước ngoài, biết được lợi ích của sự
hợp tác đó.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trực quan, động não.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân
(4) Phương tiện dạy học: Sgk, giáo án, máy chiếu
(5) Sản phẩm:
1. Thông tin và quan sát ảnh
2. Nhận xét:
(6) Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Gv yêu cầu hs đọc thông tin trong sgk
Hs đọc theo yêu cầu của giáo viên
GV: Việt Nam quan hệ với bao nhiêu nước? Hs trả lời:
Là thành viên của các tổ chức nào?
GV trình chiếu một số tổ chức thế giới mà
Việt Nam là thành viên

Hs quan sát ảnh

Gv yêu cầu hs quan sát ảnh trong sgk
Gv: Những bức ảnh trên là minh chứng cho - Là người VN đầu tiên bay vào vũ trụ với
sự hợp tác của nước ta với nước bạn về vấn sự giúp đỡ của nước Liên Xô cũ.
- Là sự hợp tác giữa VN và Úc về lĩnh vực
đề gì?
giao thông vận tải.
- Đang “phẫu thuật nụ cười” cho trẻ em VN
thể hiện sự hợp tác về y tế và nhân đạo.
Hs: Vốn, trình độ quản lý – khoa học công
Gv: Sự hợp tác đã mang lại lợi ích gì cho nghệ (nước ta đi lên từ một nước nghèo lạc
hậu nên rất cần các điều kiện trên).
nước ta và các nước cùng hợp tác?
- Mở rộng tầm hiểu biết – Tiếp cận với
trình độ khoa học kỹ thuật với các nước –
Nhận biết được tiến bộ, văn minh của nhân
loại – Giao lưu với bạn bè – Nâng cao đời
sống tinh thần.
Hs: Việt Nam hiện nay là thành viên của
Gv: Qua các ảnh và thông tin trên, em có nhiều tổ chức trên thế giới. Quan hệ hợp tác
nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta giữa nước ta với các nước trong khu vực và
với các nước trong khu vực và trên thế giới? trên thế giới ngày càng được mở rộng về
nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y


Gv kết luận: VN tham gia các tổ chức quốc tế tế…
trên các lĩnh vực: thương mại, y tế, lương
thực – nông nghiệp, giáo dục, khoa học, quỹ
nhi đồng. Đó là sự hợp tác toàn diện thúc đẩy
sự phát triển của đất nước.
Hộp kiến thức:

1. Thông tin và quan sát ảnh
2. Nhận xét: Việt Nam hiện nay là thành viên
của nhiều tổ chức trên thế giới. Quan hệ hợp
tác giữa nước ta với các nước trong khu vực
và trên thế giới ngày càng được mở rộng về
nhiều mặt về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y
tế…
Năng lực hình thành: Năng lực tư duy, sáng tạo; năng lực giải quyết vấn đề
Hoạt động 4: Nội dung bài học
(1) Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển.
- Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế.
- Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta.
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trực quan, động não, vấn đáp, nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Sgk, giáo án, máy chiếu
(5) Sản phẩm:
1. Thế nào là hợp tác ?
2. Vì sao phải hợp tác cùng phát triển?
3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta
4. Rèn luyện bản thân
(6) Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ngày nay thế giới đang đứng trước những vấn đề bức
xúc mang tính toàn cầu, không có một dân tộc, một
quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được. Sự hợp
tác quốc tế góp phần thúc đẩy kinh tế nước ta và các
nước khác phát triển. Cùng nhau giải quyết những vấn
đề bức xúc của khu vực và thế giới.

Gv: Em hiểu thế nào là hợp tác?
HS dựa vào sgk trả lời:
-Gv: Có nhiều cấp độ hợp tác như: hợp tác trong học
tập nhằm giúp nhau nâng cao kết quả học tập, hợp tác
trong các hoạt động tập thể, hợp tác giữa các cơ quan,
doanh nghiệp trong và ngoài nước, hợp tác giữa các
quốc gia, các dân tộc…
Gv: Theo em để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên
những nguyên tắc nào?
Gv yêu cầu hs thảo luận: Hãy nêu những vấn đề bức Hs thảo luận và đại diện trả lời:
xúc của thế giới hiện nay? Vì sao các vấn đề đó lại là Chiến tranh khủng bố, bảo vệ tài


vấn đề chung của thế giới? Nêu các việc làm cụ thể về nguyên thiên nhiên - môi trường,
hợp tác quốc tế giải quyết vấn đề đó?
dịch bệnh.
Thảo luận trong vòng 3 phút
- Vì liên quan đến tất cả các quốc
gia và toàn nhân loại trên thế giới.
- Ví dụ: WHO tham gia phòng
chống dịch cúm A trên toàn cầu,
phòng chống khủng bố, giờ trái
Gv trình chiếu 1 số hình ảnh về một số vấn đề mang đất, ngày môi trường thế giới
tính bức xúc toàn cầu.
5/6...

Gv kết luận và yêu cầu hs ghi bảng: Do nhu cầu cấp
thiết, đe doạ sự sống còn của toàn nhân loại như: bùng
nổ dân số, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh...Vì vậy cần
phải hợp tác quốc tế, chứ không một quốc gia, một

dân tộc riêng lẻ nào có thể tự giải quyết được.
Gv: Hợp tác quốc tế là vấn đề cần thiết và quan trọng
đối với nước ta, tuy nhiên hợp tác như thế nào? Đảng
và nhà nước ta đã đưa ra nguyên tắc gì trong vấn đề
hợp tác quốc tế?
Gv kết luận và nói thêm về vấn đề biển Đông, cụ thể
là năm 2014 Trung Quốc hạ giàn khoan 981 vào vùng
biển thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nước ta luôn
dùng thương lượng hòa bình để giải quyết tranh chấp,
Gv: Là hs các em cần rèn luyện tinh thần hợp tác như
thế nào?
Gv:
- Ủng hộ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về hợp tác quốc tế. Ví dụ như tham gia các hoạt
động: bảo vệ môi trường nơi ở, nơi học; tuyên truyền
gia đình và cộng đồng thực hiện chính sách dân số;
tuyên truyền phòng chống nhiễm HIV/AIDS; phòng
chống dịch bệnh hiểm nghèo trong cộng đồng...
Ủng hộ các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà
nước về hợp tác quốc tế. Có nghĩa là đồng tình, tán
thành và thực hiện theo các chủ trương, chính sách của
Đảng và nhà nước về hợp tác quốc tế; tích cực vận

Hs dựa vào sgk trả lời:

- Tham gia các hoạt động hợp tác
quốc tế phù hợp với khả năng của
bản thân.
Ví dụ: tham gia bảo vệ môi
trường, tuyên truyền thực hiện

chính sách dân số, phòng chống
HIV/ AIDS...


động tuyên truyền bạn bè, gia đình và những người
xung quanh thực hiện chính sách đó. Đồng thời có thái
độ phê phán với những hành vi, việc làm đi ngược lại
các chủ trương, chính sách đó.
Gv: Nêu một số trải nghiệm của em về sự hợp tác của
mình?
Hs trả lời:
Hợp tác trong học tập, lao động và
trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể
như: học nhóm, xây dựng quỹ tình
thương, hợp tác cùng với các bạn
Gv kết luận: Cuộc sống hàng ngày rất cần có sự hợp để đưa lớp, trường ngày càng tiến
tác với nhau. Chỉ có hợp tác với nhau thì kết quả công bộ...
việc mới đạt được. Vì vậy mọi người hãy sẵn sàng
cùng hợp tác với nhau, cùng tìm ra những biện pháp
hợp tác thích hợp vì mục đích chung.
Hộp kiến thức:
1. Thế nào là hợp tác ? (sgk)
2. Vì sao phải hợp tác cùng phát triển?
Do nhu cầu cấp thiết, đe doạ sự sống còn của toàn
nhân loại như: bùng nổ dân số, ô nhiễm môi trường,
dịch bệnh...Vì vậy cần phải hợp tác quốc tế, chứ
không một quốc gia, một dân tộc riêng lẻ nào có thể
tự giải quyết được -> Hợp tác quốc tế là một tất yếu.
3. Nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước
ta (sgk)

4. Rèn luyện bản thân
Cần phải rèn luyện tinh thần hợp tác với bạn bè và
mọi người xung quanh trong học tập, lao động, hoạt
động tập thể và hoạt động xã hội.
Năng lực hình thành: Năng lực thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng, đất
nước; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
C. LUYỆN TẬP
Hoạt động 5: Bài tập
(1) Mục tiêu:
Học sinh làm được bài tập trong sgk
(2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Trực quan, động não, vấn đáp, nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: làm việc cá nhân, thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: Sgk, giáo án, máy chiếu
(5) Sản phẩm:
III. Bài tập
- Bài tập 1: Nêu các ví dụ về hợp tác quốc tế trong bảo vệ môi trường, chống đói nghèo,
phòng chống HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố...
- Bài tập 3: Giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong trường, trong lớp
hoặc ở địa phương .


- Bài tập 4: Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ, trong lớp về một công trình hợp tác
quốc tế ở địa phương em hoặc của nước ta.
(6) Cách tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Gv hướng dẫn hs làm bài tập 1
Cá nhân hs làm bài tập 1,3
Hợp tác về môi trường: Nhằm giúp Việt Nam cải thiện Hs khác nhận xét
môi trường, hình thành ngành công nghiệp môi trường

và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, Tổ chức
Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã phối hợp
với Hội Môi trường Đô thị Việt Nam (VUREA) thực
hiện “Chương trình hợp tác, đề cử chuyên gia kĩ thuật
sang hướng dẫn, đào tạo cho các công ti thành viên của
Hội, thu gom, vận chuyển, quản lí và xử lí chất thải”.
Hợp tác chống HIV/AIDS: Ngày 7/6/2006 tại Hà Nội,
Đại sứ quán Mĩ và Bộ Y tế Việt Nam đã công bố Kế
hoạch hoạt động quốc gia 2006 của Mĩ nhằm trợ giúp
Việt Nam trong công tác phòng ngừa HIV/AIDS, điều
trị và chăm sóc người nhiễm HIV.
Gv: yêu cầu hs làm bài tập 3
Hs nêu một số công trình như
Gv: bài tập 4: Hãy giới thiệu với lớp về một công trình hầm Hải Vân, hầm Thủ Thiêm,
hợp tác quốc tế ở địa phương hoặc của nước ta?
khu công nghiệp Dung Quất,
Gv trình chiếu một số hình ảnh về một số công trình là Nhà máy mía đường AyunPa,
sự hợp tác với các nước trên thế giới và địa phương.
Khu công nghiệp Trà Đa –
Pleiku (có vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài Đức, Thụy Sĩ,
Singapo).
Hộp kiến thức:
- Bài tập 1: Nêu các ví dụ về hợp tác quốc tế trong bảo
vệ môi trường, chống đói nghèo, phòng chống
HIV/AIDS, đấu tranh chống khủng bố...
- Bài tập 3: Giới thiệu những tấm gương hợp tác tốt
của các bạn trong trường, trong lớp hoặc ở địa phương
.
- Bài tập 4: Tìm hiểu và giới thiệu với bạn bè trong tổ,

trong lớp về một công trình hợp tác quốc tế ở địa
phương em hoặc của nước ta.
Năng lực hình thành: Năng lực thực hiện trách nhiệm của công dân với cộng đồng, đất
nước; năng lực hợp tác giải quyết vấn đề xã hội.
D. HƯỚNG DẪN Ở NHÀ
- Tìm hiểu cụ thể một số hoạt động hợp tác của nước ta với quốc tế
- Hệ thống bài học bằng sơ đồ đã chuẩn bị từ trước.
- Học bài cũ, làm bài tập 2


- Xem trước bài: Bảo vệ hòa bình (hòa bình là gì? Chiến tranh là gì? Phân biệt chiến tranh
chính nghĩa với chiến tranh phi nghĩa)
NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
Câu 1: Em hãy khoanh tròn ý kiến đúng về hợp tác cùng phát triển.
A. Hợp tác là lôi kéo người này cùng chống lại người khác, lôi kéo nước này chống lại nước
khác.
B. Hợp tác cùng chung sức làm việc, giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau vì một mục đích tốt đẹp.
C. Hợp tác phải dựa trên cơ sở tôn trọng nhau.
D. Hợp tác là sự tranh thủ người khác làm giúp để công việc được nhanh chóng thuận lợi.
E. Trong bối cảnh thế giới có nhiều vấn đề bức xúc hiện nay, cần thiết phải có sự hợp tác
quốc tế.
Câu 2: Năm 2017 và năm 2018 hai Hội nghị quốc tế lớn nào được tổ chức tại Việt Nam?
Câu 3: Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta
A. Coi trọng tăng cường hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
B. Nguyên tắc: tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
C. Giải quyết mâu thuẫn bằng đàm phán, thương lượng.
D. Cả ba câu trên đều đúng
..............#.............#..............#................




×