Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Sự sụp đổ của enron và những sai lầm trong chiến lược quản trị tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.49 KB, 34 trang )

1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN TRỊ VÀ QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH
1.1 Quản trị
1.1.1 Khái niệm
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về quản trị.
Theo Mary Parke Follett: “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông
qua người khác”. Định nghĩa này cho rằng nhà quản trị đạt được mục tiêu của tổ
chức bằng cách sắp xếp, giao việc cho những người khác thực hiện chứ không
chỉ tự mình hoàn thành công việc.
Theo Koontz và O’Donnell: “Có lẽ không có lĩnh vực hoạt động nào của
con người quan trọng hơn là công việc quản lý, bởi vì mọi nhà quản trị ở mọi
cấp độ và trong mọi cơ sở đều có nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi
trường mà trong đó các cá nhân làm việc vơi nhau trong các nhóm có thể hoàn
thành các nhiệm vụ và mục tiêu đã định”. Phát biểu này nhấn mạnh đến sự cần
thiết phải thiết kế một bộ máy quản lý hữu hiệu để có thể điều hành, phối hợp
hoạt động của toàn bộ tổ chức hướng tới mục tiêu đã đề ra.
Một định nghĩa khác của James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là
tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các
thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm
đạt được mục tiêu đã đề ra”.
Robert Kreitner đã đưa ra định nghĩa về quản trị khá rõ ràng: “Quản trị là
tiến trình làm việc với con người và thông qua con người nhằm đạt được mục
tiêu của tổ chức trong một môi trường luôn thay đổi. Trọng tâm của quá trình
này là sử dụng hiệu quả nguồn lực có giới hạn”.
Ta có thể nhận thấy
 Quản trị là hoạt động cần thiết khách quan khi con người cùng làm việc
với nhau.
 Quản trị là hoạt động hướng về mục tiêu (có hướng đích).
Trang 1



 Quản trị là sử dụng có hiệu quả nguồn lực để đạt được mục tiêu.
 Con người đóng vai trò rất quan trọng trong quản trị.
 Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường biến động không
ngừng.
1.1.2 Chức năng của quản trị
1.1.2.1 Hoạch định
Là chức năng quản trị có mục đích xác lập một mô hình tham chiếu cho
tương lai nhờ đó ta nhận ra những cơ hội và rủi ro, căn cứ vào đó phải làm
việc ngay bây giờ để khai thác cơ hội và tránh né rủi ro. Hoạch định liên quan
đến dự báo và tiên liệu tương lai, đến những mục tiêu cần đạt được và những
phương thức đạt những mục tiêu đó. Nếu không lập kế họach thận trọng và
đúng đắn thì dễ dẫn đến thất bại trong quản trị. Có rất nhiều công ty không
họat động được hay chỉ huy động được một phần công suất chỉ vì không họach
định hay họach định tồi. Họach định cũng có nghĩa là nghĩ cách sử dụng nhân
tài, vật lực để khai thác cơ hội, thời cơ và ngăn chặn hữu hiệu những rủi ro,
bất trắc của môi trường.
1.1.2.2 Tổ chức
Là chức năng quản trị có mục đích phân công nhiệm vụ, tạo dựng một cơ
cấu, thiết lập thẩm quyền và phân phối ngân sách cần thiết để thực hiện kế
họach. Nó sẽ xác định xem ai sẽ hòan thành nhiệm vụ nào, ở đâu và khi nào
thì xong. Công việc tổ chức thực hiện đúng đắn sẽ tạo nên môi trường nội bộ
thuận lợi thúc đẩy họat động đạt mục tiêu, tổ chức kém thì công ty sẽ thất bại
cho dù họach định tốt.
1.1.2.3 Điều khiển
Là chức năng quản trị nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy, hướng dẫn nguồn
nhân lực thực hiện mục tiêu của công ty. Chức năng điều khiển liên quan đến
họat động thúc đẩy quan hệ cá nhân và nhóm trong mối quan hệ quản trị nhằm

Trang 2



xây dựng một bản sắc văn hóa cho tổ chức. Cuối cùng là quá trình thông tin và
truyền thông trong tổ chức. Lãnh đạo xuất sắc có khả năng đưa công ty đến
thành công dù kế họach và tổ chức chưa thật tốt, nhưng sẽ chắc chắn thất bại
nếu lãnh đạo kém.
1.1.2.4 Kiểm soát
Là chức năng quản trị thúc đẩy thành tích của doanh nghiệp hướng về
hòan thành mục tiêu. Kiểm soát là để lường trước các rủi ro, đánh giá họat
động và đo lường kết quả họat động... tìm ra các nguyên nhân gây ra sai lệch
và tìm các giải pháp điều chỉnh thích hợp. Chính kiểm soát là chức năng khép
kín một chu kỳ quản trị, mở ra một chu kỳ quản trị mới tạo ra sự liên tục cho
quá trình quản trị và nó là chức năng giúp nhà quản trị biết khi nào phải điều
chỉnh họat động, khi nào cần phải họach định mới…
1.2 Quản trị tài chính
1.2.1 Khái niệm
Quản trị tài chính là quản trị nguồn vốn (bao gồm vốn tiền mặt, vốn, tài
sản và các quan hệ tài chính phát sinh như: khoản phải thu - khoản phải trả),
nhằm tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Các nhà quản trị tài chính sẽ ra các
quyết định về các loại tài sản của doanh nghiệp, tài trợ các loại tài sản đó như thế
nào, doanh nghiệp sẽ quản lý các nguồn tài sản của nó ra sao. Nếu như công việc
này được thực hiện một cách tối ưu, giá trị doanh nghiệp có thể đạt lớn nhất, khi
đó tài sản của các cổ đông cũng đạt lớn nhất.
1.2.2 Vai trò
1.1.1.1 Lập dự án kế hoạch tài chính
Nhà quản trị tài chính cần hợp tác với nhà quản trị khác lên kế hoạch
và dự toán chi phí cho các tình huống tương lai của doanh nghiệp.

Trang 3



1.2.2.1 Quyết định đầu tư và tài trợ
Một doanh nghiệp thành công thường tăng doanh thu nhanh chóng do
vậy nó đòi hỏi phải đầu tư thêm vào loại tài sản cố định, thiết bị máy
móc nguồn dự trữ. Nhà quản trị tài chính phải giúp xác định tỷ lệ lương bán
tăng tối ưu, quyết định của các loại tài sản có đặc biệt và phương pháp tài trợ
tốt nhất cho đầu tư. Chẳng hạn, doanh nghiệp sẽ tài trợ đầu tư bằng vốn cổ
phần hay vốn vay. Nếu chọn hình thức tài trợ bằng vốn vay, thì vốn vay dài
hạn hay ngắn hạn, thời hạn vay và lãi suất như thế nào.
1.2.2.2 Kiểm soát mọi hoạt động
Nhà quản trị tài chính phải hợp tác với các nhà quản trị khác trong doanh
nghiệp bảo đảm hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả. Mọi kết quả kinh
doanh đều có liên quan đến vấn đề tài chính và nó cần phải được đưa vào tính
toán cho đầy đủ.
Ví dụ: Quyết định marketing ảnh hưởng đến tăng doanh thu, và ngược lại
nó sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu vốn đầu tư. Thực tế, các quyết định marketing
cầu đưa vào tính toán ảnh hưởng của các hoạt động marketing như thế nào
cũng như các yếu tố về vốn,chính sách dự trữ và thực hiện kế hoạch sản xuất
của doanh nghiệp.

Trang 4


2. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN NĂNG LƯỢNG ENRON
2.1 Vài nét về Enron
Tiền thân của Enron là công ty Khí tự nhiên miền Bắc, thành lập năm 1932
tại Omaha, Nebraska. Năm 1979, công ty đã tổ chức cơ cấu lại trở thành
Internorth of Omaha. Năm 1985, trên cơ sở sáp nhập hai công ty Houston
Natural Gas và Internorth of Omaha, đổi tên công ty thành Enteron (ruột), với ý
tưởng là bộ phận không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nhưng cái tên này

nhanh chóng được rút gon lại chỉ còn Enron khoảng năm 1990. Enron nhanh
chóng trở thành một công ty đa quốc gia hùng mạnh trong lĩnh vực năng lượng.
Với trụ sở chính tại bang Texas của Mỹ, công ty có hoạt động ở hơn 30 quốc
gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty
đã mở rộng dần từ vận chuyển và phân phối khí đốt sang buôn bán xăng dầu và
khí đốt, xây dựng các nhà máy điện và cung cấp điện.
Enron kiếm rất nhiều tiền từ việc mua bán trên thị trường năng lượng. Trên
thực tế, họ chỉ là những nhà buôn sắp xếp hợp đồng giữa người mua và bán rồi
lấy tiền hoa hồng. Trong tay Enron, thị trường năng lượng ngang hàng với một
sự đầu cơ tài chính. Hãng này đã xây dựng những nhà máy trị giá hàng triệu
USD khắp thế giới nhưng chỉ sở hữu chúng khi giá năng lượng lên ngôi, khi gặp
khó khăn thì bán ngay lập tức. Nhờ hoạt động tài chính thuận lợi, Enron đã
vươn sang các mặt hàng như giấy, nước, nhựa, kim loại và phương tiện viễn
thông.
Đến năm 1992, Enron đã lớn mạnh trở thành nhà buôn khí tự nhiên lớn
nhất Bắc Mỹ. Tháng 11/1999, công ty khai trương website giao dịch
EnronOnline để quản trị tốt hơn việc kinh doanh giao dịch các hợp đồng. Trong
một nỗ lực nhằm đạt được tăng trưởng hơn nữa, Enron đã theo đuổi chiến lược
đa dạng hóa.
Enron sở hữu và điều hành một loạt các tài sản bao gồm các đường ống
dẫn khí, các nhà máy điện, các nhà máy bột giấy và giấy, các nhà máy nước,

Trang 5


cùng với nhiều loại hình dịch vụ trên toàn cầu. Enron cũng kiếm thêm doanh thu
bằng cách mua bán những hợp đồng trong cùng mảng sản phẩm và dịch vụ mà
công ty có tham gia. Năm 2000, Enron là một trong 7 công ty Mỹ có doanh số
hơn 100 tỷ USD, lợi nhuận lên tới 10 tỷ USD. Hệ thống thông tin đại chúng,
điển hình là tạp chí Fortune luôn đánh bóng Enron là công ty có nhiều tiềm

năng nhất với số vốn kinh doanh 63 tỷ USD. Tại thời điểm xảy ra vụ bê bối năm
2001, Enron nắm trong tay cơ sở vật chất kỹ thuật cực kỳ giá trị, hoạt động tại
trên 30 quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam), giao dịch với hơn 30 sản
phẩm khác nhau, sở hữu 38 nhà máy điện, gần 60 vạn km đường ống dẫn dầu và
khí đốt, hàng loạt các công ty con về các ngành kinh doanh khác như giấy, thép,
hóa dầu, nhựa…
Đối với các công ty có chứng khoán phát hành trên thị trường, sức
khỏe của công ty thường được đo lường thông qua giá của chứng khoán công
ty trên thị trường. Từ năm 1985 đến cuối năm 2001, giá cổ phiếu của công
ty liên tục tăng lên:
 Giá cổ phiếu Enron tăng vùn vụt, từ đầu thập niên 1990 đến cuối năm
1998 đã nhảy vọt 311%, vượt trội so với tỷ lệ tăng trưởng của chỉ số S&P
500. Trong 2 năm bản lề thiên niên kỷ, giá cổ phiếu Enron tăng tiếp 56% và
87%, trong khi chỉ số S&P tăng 20% vào năm 1999 và giảm 10% vào năm
2000. Enron tiếp tục là ngôi sao sáng chói trên TTCK.
 Giá cổ phiếu của Enron lên đến đỉnh cao 90 đô la vào tháng 8/2000. Tới
ngày 31/12/2000, cổ phiếu Enron có giá 83,13USD/cổ phiếu và vốn hóa thị
trường của công ty vượt mốc 60 tỷ USD, cao gấp 70 lần thu nhập và 6 lần giá
trị sổ sách, cho thấy TTCK kỳ vọng nhiều vào triển vọng tương lai của
Enron. Thêm vào đó, Enron 6 năm liền được cuộc khảo sát của Tạp chí
Fortune đánh giá là “Công ty sáng tạo bậc nhất Hoa Kỳ”
 Một năm sau đó, vào tháng 10/2001 công ty thông báo lỗ 638 triệu đô
la trong quý 3/2001 và giá trị vốn cổ đông giảm 1,2 tỉ đô la. Bức màn bắt
đầu được hé mở.
Trang 6


 Tháng 11/2001 giá cổ phiếu của công ty tụt xuống dưới 1 đô la. Tháng
12/2001 công ty tuyên bố trạng có thể phá sản và cho nghỉ việc hàng ngàn
nhân viên.

 Tháng 1/2002 Bộ Tư pháp Hoa Kỳ bắt đầu cuộc điều tra hình sự về
công ty Enron.
Trên con đường phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động, việc kinh
doanh của Enron ngày càng mang thêm nhiều rủi ro. Trong việc kinh doanh
vận chuyển qua hệ thống đường ống, cả lượng và giá đều ổn định. Nhưng
trong lĩnh vực buôn bán khí đốt và xăng dầu, giá cả dao động rất mạnh đồng
thời số lượng cũng dao động do sức ép cạnh tranh.
 Sự phát triển của Enron:
1985

2000

Số lượng nhân viên

15.076

18.000

Các nước có hoạt động

4

trên 30

Tài sản (tỉ đô la)

12

33


Đường ống sở hữu (dặm)

37.000

32.000

Các nhà máy điện đang hoạt động

1

14 (tại 11 quốc gia)

Các nhà máy điện đang xây dựng

1

51 (tại 15 quốc gia)

Xếp hạng công ty (Fortune 500)

không

18

 Các nhân vật chính của công ty Enron:
Kenneth Lay là Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Enron. Lay sinh năm
1942, tốt nghiệp đại học Missouri năm 1964. Đây là nhân vật đứng đầu
trong vụ khủng hoảng này. Lay là Tổng Giám đốc ngay từ ngày đầu thành
lập công ty. Cá nhân có mối quan hệ mật thiết với nhiều chính trị gia hàng
đầu trong Chính phủ và Quốc hội Hoa Kỳ, đặc biệt là trong Đảng Cộng hòa,

Ken Lay là người đi đầu trong những cuộc vận động đóng góp tài chính
cho các chiến dịch tranh cử. Để đổi lại, Ken Lay vận động cho các chính sách
có lợi cho công ty mình, đặc biệt là chính sách nới lỏng kiểm soát của nhà

Trang 7


nước (deregulation) trong lĩnh vực năng lượng.
Thu nhập của Ken Lay được thể hiện trong một số thông tin sau:
• Thu nhập: USD89.120.000 trong 5 năm từ 1996-2000.
• Riêng năm 2000 thu nhập 50 triệu đô la, trong đó lương và thưởng
là 5,2 triệu, phần còn lại là thu nhập từ cổ phiếu công ty.
• Cổ phần trong công ty (năm 2000) là 138 triệu, tương đương 0.28%
tổng cổ phần của công ty.
• Năm 1999 đứng thứ 46 trong các lãnh đạo có thu nhập cao nhất
• Năm 2000 đứng thứ nhất về thu nhập trong số các lãnh đạo ngành
năng lượng.
• Vài tháng trước khi công ty tuyên bố tình trạng phá sản vào tháng
12/2001, Lay đã bán 71% số cổ phiếu của mình và thu được lợi nhuận 90
triệu đô la. Hầu hết trong số 287 vụ giao dịch mua bán này không được
công bố và chỉ được tiết lộ vào tháng 2/2002. Vào đầu năm 2001, Lay
bán được 79 đô la mỗi cổ phiếu. Vào cuối năm 2001, mỗi cổ phiếu chỉ
còn trị giá 0,6 đô la.
Andrew Fastow nguyên là Giám đốc Tài chính của Enron từ năm
1998 và bị đuổi việc tháng 10/2001. Fastow được coi là kiến trúc sư thiết
lập ra hệ thống tài chính nằm ngoài bảng cân đối kế toán của Enron. Sinh
tháng 12/1961, Fastow tốt nghiệp ngành kinh tế và tiếng Hoa tại đại học
Tufts năm 1984, tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại đại học Tây Bắc
năm 1987 (cả hai đều là những trường hàng đầu ở Hoa Kỳ). Bắt đầu làm
cho Enron năm 1990 và trở thành thân cận với Jeffrey Skilling, người sau

này là Tổng Giám đốc của Enron. Bị khởi tố tháng 10/2002 với 78 tội danh,
trong đó có tội đồng lõa, gian lận, rửa tiền. Fastow ban đầu từ chối hợp tác
với cơ quan điều tra nhưng đã thay đổi thái độ khi vợ mình bị khởi tố vào
tháng 5/2003. Tháng 1/2004 Fastow chấp nhận tội danh đồng lõa để hy
vọng đạt được một thỏa thuận án tù 10 năm.
Trang 8


Lea Fastow, sinh năm 1961, là vợ của Andrew Fastow, Lea có bằng
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và đã cùng làm việc với chồng tại ngân hàng
Continental Illinois và tiếp theo là tại Enron. Sau khi rời Enron năm 1997,
Lea kinh doanh cửa hàng thực phẩm và bất động sản. Hai vợ chồng có hai
con trai, 5 tuổi và 8 tuổi. Lea bị khởi tố tháng 5/2003 và bị kết án 1 năm tù vì
thú nhận trong khi khai thuế cá nhân năm 2000 đã che giấu 47.800 đô la thu
nhập. Đây là một phần của số tiền 204.444 đô la đã không khai báo từ năm
1997 đến 2000.
Ben Glisan là người phụ trách tài vụ của Enron và là nhân vật lãnh đạo
đầu tiên của công ty ra đứng trước vành móng ngựa. Trong số các tội danh bị
cáo buộc, Glisan thú nhận hai tội: đồng lõa và gian lận trong chuyển tiền.
Được hưởng án tù 5 năm, Glisan trở thành cộng tác của cơ quan điều tra.
Richard Causey nguyên là kiểm toán viên của Arthur Andersen ở
bang Texas, sau đó chuyển sang Enron và trở thành Kế toán trưởng công ty.
Được coi là kiến trúc sư thiết kế ra các kế hoạch lừa dối cổ đông công ty,
Causey bị khởi tố tháng 2/2004 với 31 tội danh nhưng đến nay vẫn không
nhận có tội.
Jeffrey Skilling là Giám đốc điều hành (COO) của Enron và là Tổng
Giám đốc công ty trong 6 tháng từ 2/2001 đến 8/2001. Gia nhập Enron năm
1990, Skilling được coi là kiến trúc sư trong việc biến Enron từ một hãng
vận chuyển đường ống tầm thường trở thành một công ty thương mại công
nghệ cao đầy quyền lực. Skilling bị khởi tố tháng 2/2004 với 35 tội danh,

trong đó có tội đồng lõa, gian lận, và buôn bán nội gián.
Joe Beradino sinh năm 1950, tốt nghiệp đại học Fairfield năm 1972
và bắt đầu làm kế toán cho Andersen với mức lương 11 ngàn đô la một
năm. Trở thành một thành viên đối tác năm 1982 và được bầu làm Tổng
Giám đốc vào tháng 1/2001 với 90% số phiếu bầu. Beradino từ nhiệm tháng
3/2002 sau khi xảy ra những bê bối khổng lồ tại hai khách hàng của
Andersen là Enron và WorldCom.
Trang 9


 Kế toán của Enron:
 Doanh thu: Giá cả trong ngành năng lượng dao động rất mạnh,
trong khi khách hàng có nhu cầu ổn định giá. Với tư cách là một nhà
cung cấp, Enron đã ký những hợp đồng cố định giá với khách hàng
trong tương lai và thu phí từ những hợp đồng này. Những phí này được
tính vào doanh thu hiện tại, trong khi rủi ro trong tương lai Enron sẽ
phải gánh chịu.
 Đầu tư: Với chiến lược tăng trưởng nhanh, Enron tích cực mua
thêm các công ty và tài sản khác. Một phần lớn vốn vay từ ngân hàng.
Một phần vốn do công ty phát hành quyền chọn mua cổ phiếu của công ty.
Việc phát hành quyền chọn làm tăng động lực để đánh giá công ty với cái
nhìn tích cực hơn.
 Các công ty con: còn gọi tắt là SPE (Special Purpose Entity) được
Enron thành lập ra để đứng tên tài sản, đồng thời gánh chịu và cô lập
các rủi ro tài chính. Ví dụ, khi Enron phát triển thêm đường ống, công
ty có thể lập ra một SPE. Đơn vị SPE này sẽ làm chủ đường ống và thế
chấp ngay ống này để vay tiền xây dựng. Enron vẫn được sử dụng đường
ống này và lấy doanh thu từ đường ống để thanh toán cho chủ nợ. Theo
cách này, bảng cân đối kế toán của công ty không thể hiện cả tài sản
(đường ống) lẫn trách nhiệm nợ tương ứng.

 Luật kế toán liên quan đến SPE: Theo các qui định kế toán,
trong tổng vốn của công ty con phải có ít nhất 3% cổ phần của Enron.
Nhưng nếu cổ phần của Enron chỉ ở dưới 50% tổng cổ phần của SPE, sổ
sách của Enron không phải thể hiện tài sản và trách nhiệm nợ của SPE.
 Sự lạm dụng các SPE: Tuy số lượng các SPE đã tăng lên trong
nhiều năm qua, các chuyên gia cho là một công ty có đến bốn hay năm
đối tác như vậy đã là quá nhiều. Vào thời điểm sụp đổ, Enron có đến 900
SPE, hầu hết đặt ở các nước ưu đãi thuế hay dễ dãi về luật kế toán. Enron

Trang 10


sử dụng những SPE này để thao túng các báo cáo tài chính, che giấu
các nhà đầu tư những thông tin lẽ ra phải công bố, và khai thác các khác
biệt về luật kế toán tài chính cũng như luật kế toán thuế.
 Nợ của công ty con: Dù cho chỉ có rất ít vốn chủ sở hữu, các SPE
có thể vay ngân hàng do hai lý do. Thứ nhất, các chủ nợ tin tưởng là
Enron đã ký hợp đồng sử dụng tài sản của SPE nên hoạt động của SPE
được bảo đảm. Thứ hai, họ tin là Enron đã bảo lãnh rủi ro cho các khoản
vay của SPE.
 Nợ của Enron: Bản thân Enron cũng đi vay để phát triển mở rộng,
nhưng một công ty không thể vay quá nhiều do các điều khoản hạn chế
của chủ nợ. Enron đã sáng tạo ra một xảo thuật hợp pháp trong đó Enron,
SPE, và công ty JP-Morgan đã dùng các hợp đồng hoán chuyển làm cho
nợ dài hạn được thể hiện trên bảng cân đối như “trách nhiệm chứng
khoán”.
 Thổi phồng doanh thu và lợi nhuận: Enron bán tài sản cho các SPE
với giá đã được thổi phồng lên để tạo ra lợi nhuận giả tạo. Công ty cũng
mua qua bán lại với SPE để tăng doanh số và giảm bớt mức độ dao động
của lợi nhuận.

 Che dấu thua lỗ: Tuy đến quý 3/2001 công ty mới báo cáo lỗ,
nhưng thực chất lỗ đã phát sinh từ các năm trước. Đặc biệt là vào cuộc
khủng hoảng nhiên liệu năm 2000, khi giá nhiên liệu thế giới lên cao
nhưng Enron vẫn phải bán ra với giá cố định theo các hợp đồng đã ký
trước. Công ty đã dùng các thủ thuật hợp đồng để chuyển những khoản lỗ
này sang các SPE. Tuy nhiên, khi các SPE thua lỗ thì trị giá cổ phần của
Enron trong SPE giảm xuống dưới mức tối thiểu 3% theo yêu cầu. Việc
Enron phải hợp nhất tình hình tài chính của SPE vào báo cáo tài chính của
công ty mẹ gây ra hai tác động: nợ của công ty mẹ tăng lên và lợi nhuận
của công ty mẹ giảm xuống.

Trang 11


 Phản ứng dây chuyền: Enron cũng cho các SPE “vay” các cổ
phiếu của mình, khi giá cổ phiếu của Enron giảm xuống, tài sản của các
SPE tiếp tục giảm xuống và tiếp tục vi phạm quy định về 3% đến mức
phải hợp nhất vào báo cáo của Enron.
2.2 Cơ cấu quản trị
2.2.1 Thời kỳ của Lay - Kinder: 1990 – 1996
Kinder gia nhập đội ngũ lãnh đạo của Enron vào năm 1990 và ngay lập
tức đã đưa ra một chiến dịch cắt giảm chi phí để cải thiện tình trạng thiếu vốn
và nợ ngập đầu của Enron. Với tài năng của mình, ông đã thực hiện chiến dịch
này rất thành công. Ông đã bao quát được các hoạt động đa dạng của công ty
và hướng nhân viên ở tất cả các cấp tới việc đạt được chỉ tiêu tài chính cho
từng quý. Trong suốt nhiệm kỳ Tổng giám đốc của ông từ năm 1990 đến 1996,
doanh thu của Enron đã tăng từ 5.3 tỷ USD lên 13.38 tỷ USD, lợi nhuận tăng
từ 202 triệu USD lên 584 triệu USD.
Phong cách quản trị của Kinder hướng tới cả con người và số liệu tài
chính. Mỗi sáng thứ 2 hàng tuần, ông tổ chức một cuộc họp nơi mọi lãnh đạo

các đơn vị kinh doanh của Enron đều phải tham gia đóng góp ý kiến và phải
có sự chuẩn bị trước về các số liệu, kế hoạch, chiến lược… Kinder có một trí
nhớ đáng nể khi ông có thể nhớ ra ngay những sự kiện và số liệu của những
giao dịch từ vài năm trước đó. Một nhân viên kỳ cựu của Enron đã từng nói:
“Kinder có thể ngồi trong phòng của ông mà vẫn nắm được mọi việc xảy ra
trong công ty”. Ông thưởng và thăng chức cho những người quản lý giỏi, cũng
như phân bổ nguồn lực cho các dự án một cách rất hợp lý.
Kinder được biết đến trong toàn công ty như một người rất coi trọng kỷ
luật cũng như nắm rõ mọi lĩnh vực của công ty. Ông đặc biệt chú trọng vào
các yếu tố chi phí, dòng tiền cũng như luôn quan tâm sát sao đến tình hình
nhân sự của công ty. Trong năm 1990, Enron tuyển gần 7000 nhân viên và báo
cáo khoản lợi nhuận gần 200 triệu USD. Tới cuối năm 1996, Enron đã báo cáo

Trang 12


khoản lợi nhuận ròng lên đến hơn 600 triệu USD trong khi chỉ tuyển thêm 500
nhân viên. Ông tự mình đảm đương tất cả giao dịch với các ngân hàng, các
chuyên gia phố Wall và các nhà định giá trái phiếu…
Với phong cách quản trị này, đội ngũ quản trị tối cao luôn hết sức chú ý
tới các báo cáo của đội ngũ quản lý như những chiến lược kinh doanh, những
đề xuất về vốn, ngân sách, báo cáo thống kê, kết quả kinh doanh… với
phương châm hỏi đáp, xem xét, thảo luận, tranh luận trực tiếp để đúc kết ra
được những ý tưởng, chiến lược mới.
Như vậy, chủ tịch Kenneth Lay, thông qua mối quan hệ rộng rãi với giới
quan chức chính phủ, đóng vai trò quan trọng trong công tác đối ngoại của
Enron. Trong khi đó, Kinder, bằng khả năng quản trị tuyệt vời, đã thực hiện
xuất sắc công tác đối nội. Lay và Kinder là sự bổ sung hoàn hảo cho nhau
trong đội ngũ quản trị tối cao của Enron thời kỳ này.
2.2.2 Thời kỳ của Lay – Skilling: 1996 – 2002

2.2.2.1 Sơ lược
Jeff Skilling có một tầm ảnh hưởng lớn trong sự phát triển mô hình
kinh doanh chiến lược của Enron. Vào những năm 80 khi đang là một nhà
tư vấn trong ngành công nghiệp khí đốt, Skilling đã nhận thấy một nghịch
lý trong thị trường này và ông đã nảy ra ý tưởng thành lập một Ngân hàng
khí đốt để thâu tóm đầu ra và đầu vào của ngành này. Kenneth Lay rất thích
ý tưởng này và vào năm 1989, Enron đã thành lập Ngân hàng khí đốt.
Thành công nhanh chóng đến, cuối năm 1990 Enron đã ký hợp đồng với 35
nhà sản xuất và 50 khách hàng lớn. Thành công này đã thúc đẩy Lay thuê
Skilling về phụ trách bộ phận kinh doanh, gọi là Enron Finance Corporation
(EFC). Với sự lãnh đạo của Skilling, Enron đã có sự chuyển mình lớn. Năm
1996 (năm Kinder ra đi), hoạt động thương mại chiếm 91% doanh thu báo
cáo, 54% lợi nhuận trước thuế và 62% tài sản. Tới cuối 2000, hoạt động
thương mại chiếm 99% doanh thu, 88% lợi nhuận trước thuế và 80% tài

Trang 13


sản, doanh thu báo cáo tăng từ 11,904 triệu USD vào năm 1996 lên gần
100,000 triệu USD vào năm 2000, gấp 10 lần. Enron phần lớn đã chuyển
thành 1 công ty phố Wall thực sự, chuyên về chứng khoán phái sinh, quyền
chọn…
2.2.2.2 Công tác quản trị dưới thời Skilling
 Quy tắc đạo đức
Quy tắc đạo đức của Enron cấm các hành vi không phù hợp đạo đức,
gồm 4 nguyên tắc chính:
 Sự truyền đạt: chúng ta có nghĩa vụ phải giao tiếp. Chúng ta phải
nói chuyện với người khác và phải lắng nghe. Chúng ta tin rằng thông tin là
phải truyền đi và thông tin giúp mọi người tiến lại gần nhau.
 Sự tôn trọng: chúng ta tôn trọng người khác như chính bản thân.

Chúng ta không dung thứ cho các hành vi lăng mạ, thiếu tôn trọng người
khác.
 Sự chính trực: chúng ta làm việc với khách hàng một cách cởi mở,
trung thực và chân thành. Khi chúng ta nói là chúng ta làm, chúng ta sẽ làm,
khi chúng ta nói chúng ta không làm nghĩa là chúng ta sẽ không làm.
 Sự ưu tú: chúng ta không thỏa mãn nếu không đạt kết quả tốt nhất
ở mọi lĩnh vực chúng ta làm. Có rất nhiều điều thú vị khi chúng ta tự khám
phá chúng ta giỏi ra sao.
Quy tắc này được ký và xác nhận lại hàng năm bởi mọi nhân viên Enron.
 Hệ thống đánh giá năng lực
Một trong những công cụ của hệ thống quản trị của Enron giai đoạn này
là Hệ thống đánh giá năng lực (Peer Review Committee – PRC). Skilling chỉ
muốn giữ lại những nhân viên ưu tú nhất, những người đem lại lại nhuận
nhiều nhất. Cứ mỗi 6 tháng, 1 hoặc 2 trong số mỗi 10 nhân viên sẽ bị sa thải.
Sáu tháng một lần, mỗi nhân viên sẽ nhận một bản đánh giá năng lực, trong đó
Trang 14


họ sẽ chọn ra 5 đồng nghiệp, cấp trên hoặc cấp dưới để đưa ra phản hồi tới hội
đồng. Những phản hồi này có thể gồm những yếu tố về sự sáng tạo, hiểu biết
về sản phẩm, kỹ năng quan hệ khách hàng, tính độc lập, khả năng làm việc
theo nhóm, và đặc biệt là tăng trưởng doanh thu. Tất cả thông tin sẽ được thu
thập để đưa ra đánh giá cuối cùng theo thang điểm từ 1 đến 5. Điểm 1 đồng
nghĩa với việc nhân viên đó sẽ bị sa thải.
 Chế độ thưởng
Tính cạnh tranh do hệ thống PRC đem lại càng được tăng thêm bởi chính
sách thưởng của Enron. Chính sách này dựa trên cơ sở dữ liệu của PRC cũng
như tình hình kinh doanh của công ty để quyết định mức thưởng của mỗi nhân
viên. Mức thưởng có thể dao động từ 10 đến 26% thu nhập ròng. Không hề
ngạc nhiên khi các nhân viên sẽ dựa vào một vài thủ thuật để điều chỉnh đánh

giá xếp hạng nhằm có được tiền thưởng. Sự nghi ngờ và cạnh tranh dâng cao
trong nội bộ Enron, lan ra khắp các bộ phận càng khiến cho tình hình tài chính
thực sự của công ty được che đậy kỹ lưỡng. Không ai khác ngoài bộ máy quản
trị tối cao có thể hình dung được cụ thể sức khoẻ của công ty.
 Tổ đánh giá và quản lý rủi ro (Risk Assessment & Control Group
– RAC)
RAC có trách nhiệm phê chuẩn các giao dịch thương mại cũng như kiểm
soát rủi ro tổng thể của Enron. Mọi giao dịch đều phải được miêu tả thông qua
những thông tin: dữ liệu kinh tế, mô hình dòng tiền, giá trị giao dịch, suất sinh
lời, rủi ro thành phần… Về cơ bản, RAC đã thay thế cho cuộc họp mỗi sáng
thứ 2 với các trưởng bộ phận kinh doanh dưới thời của Kinder.
Các nhà phân tích RAC được yêu cầu tiến hành các đánh giá độc lập để
đưa ra quyết định cho mỗi giao dịch. Trong đó, các giao dịch đòi hỏi phải qua
nhiều cấp phê duyệt, giao dịch lớn nhiều khi phải được ban giám đốc phê
duyệt.

Trang 15


2.2.2.3 Văn hoá doanh nghiệp thay đổi
Dưới thời Skilling, văn hoá doanh nghiệp của Enron đã tiếp nhận tất cả
các đặc điểm của một tổ chức thương mại phố Wall hiếu chiến: nhân viên đặt
lợi ích của bản thân lên trên lợi ích cổ đông, bỏ qua những chiến lược kinh
doanh, lợi nhuận dài hạn mà chỉ chăm chăm tới lợi nhuận ngắn hạn, bỏ qua
những nguyên tắc quản lý rủi ro. Nó phản ánh đúng nhân cách của Skilling –
ăn thua đến cùng, cá nhân, tham vọng, sẵn sàng chấp nhận rủi ro. Thực tế
tuyển dụng nhân sự giai đoạn ấy cũng cho thấy điều này. Giữa những năm 90,
Enron đã tạo được danh tiếng là một nơi làm việc hào hứng, năng động.
Skilling chỉ tuyển dụng những người giỏi nhất, sáng giá nhất, với những cam
kết hấp dẫn về chế độ lương thưởng, đãi ngộ. Nhưng đi kèm với đó là những

đòi hỏi rất cao về chỉ tiêu, năng lực khiến nhân viên phải nỗ lực hết mình,
thậm chí phải trở nên nhẫn tâm mới có thể đạt được chỉ tiêu.
Sau khi Kinder ra đi năm 1996, một không khí doanh nghiệp rất khác đã
lan ra khắp Enron. Nó đã vô hiệu hoá và phá hoại cấu trúc doanh nghiệp vững
mạnh mà ông đã xây dựng trước đây. Nói tóm lại, sự thay đổi cấu trúc doanh
nghiệp và phong cách quản trị của Enron chính là điểm trọng yếu trong sự sụp
đổ của Enron.

Trang 16


3. SỰ SỤP ĐỔ CỦA TẬP ĐOÀN ENRON
3.1 Diễn biến sự sụp đổ của Tập đoàn Enron
Thành công đáng kể nhất của Enron là trong khoảng thời gian 1997 – 2000.
Trong khoảng thời gian này giá cổ phiếu của Enron tăng từ dưới 20 USD lên trên
80 USD. Năm 2000 giá thị trường của Enron đạt 77 tỷ USD. Lợi nhuận của công
ty cũng tăng rất nhanh, từ 20 tỷ USD trong năm 1997 lên 101 tỷ USD trong năm
2000, tăng hơn năm lần chỉ trong vòng bốn năm, là một trong bảy công ty Mỹ có
doanh số hơn 100 tỷ USD.
Trên con đường phát triển và mở rộng lĩnh vực hoạt động, việc kinh doanh
của Enron ngày càng mang thêm nhiều rủi ro. Diễn biến sự sụp đổ của Tập đoàn
Enron cụ thể:
3.1.1 Năm 2000
 Tháng 3: CEO Enron, Kenneth Lay bị cáo buộc gian lận báo cáo hàng
năm năm 1999. Jeffrey Skilling, giám đốc điều hành (COO) của Enron bị cáo
buộc có dấu hiệu gian lận cho Arthur Andersen LLP về dữ liệu tài chính năm
1999.
 Tháng 8, giá cổ phiếu Enron leo cao mức kỷ lục: 90 USD/cổ phiếu
 Tháng 8 và tháng 11, Kenneth Lay tiếp tục bị cáo buộc gian lận báo
cáo tài chính hàng quý cho quý II và III năm 2000.

3.1.2 Năm 2001
 Ngày 10/1, Tòa Bạch Ốc chính thức thông báo lãnh đạo tập đoàn
Enron, ông Kenneth Lay đã từng liên hệ với giới chức cao cấp của chính
quyền Bush, trong đó có Bộ Trưởng Ngân Khố Paul Oneil và Bộ Trưởng
Thương Mại Don Evans để tìm kiếm sự giúp đỡ, xin Chính phủ can thiệp tài
chính để thoát khỏi bờ vực phá sản nhưng đều bị hai Bộ Trưởng từ chối.
 Ngày 22 – 25 tháng 1, COO Enron, J.Skilling liên tục đưa ra các yêu
cầu gian lận các báo cáo tài chính nhằm dối gạt các nhà đầu tư.
Trang 17


 Ngày 6/2, Enron được tạp chí Fortune bình chọn là một trong những
công ty sáng tạo nhất tại Mỹ lần thứ 6 liên tiếp.
 Ngày 5/5, giá cổ phiếu Enron đóng cửa là 59,78 USD
 Ngày 23/7, giá cổ phiếu Enron tiếp tục sụt giảm còn 47 USD, gây mất
lòng tin nghiêm trọng cho các nhà đầu tư.
 Ngày 14/8, vì lý do cá nhân, Skilling từ chức. Kenneth Lay tuyên bố
“Tuyệt đối không có vấn đề kế toán, không có vấn đề kinh doanh, không có
vấn đề dự trữ, không có vấn đề che dấu sự thật”
 Ngày 15/8, Sherron Watkins, một phó chủ tịch phát triển của Enron,
đã phát hiện ra các sai phạm kế toán của công ty và gửi thư đến cho Kenneth
Lay.
 Ngày 16/10: Enron công bố lỗ quý thứ ba là 618 triệu USD.
 Ngày 31/10, Ủy ban chứng khoán và hối đoái Mỹ (SEC) bắt đầu mở
cuộc điều tra chính thức về kế toán của Enron và các đối tác.
 Arthur Andersen, công ty kiểm toán của Enron, đã tiếp tay cho Enron
bằng cách tiêu hủy các tài liệu liên quan đến sai phạm.
 Giá cổ phiếu Enron tụt dốc không phanh, chỉ còn khoảng 0,6 USD/ cổ
phiếu.
 Ngày 8/11, Enron công bố nó phóng đại lợi nhuận 586 triệu USD

trong5 năm.
 SEC yêu cầu các nhân viên Arthur Andersen có liên quan đến Enron
hầu tòa.
 Ngày 2/12, Enron thông báo phá sản.
3.1.3 Năm 2002
 Ngày 9/1, Bộ Tư pháp Mỹ xác nhận bắt đầu một cuộc điều tra hình sự
vụ phá sản Enron.
Trang 18


 Ngày 10/1, Arthur Andersen thừa nhận đã hủy bỏ “một số lượng đáng
kể nhưng không xác định được” những tài liệu nói về sai phạm tài chính của
Enron, từ tháng 9 đến tháng 11.
 Ngày 3/5, Enron đề xuất thành lập một công ty mới tạm gọi là Công ty
Năng lượng OpCo. Nếu được chấp thuận, OpCo sẽ có tài sản cốt lõi của
Enron, bao gồm 15.000 dặm đường ống tài sản, 75.000 dặm tài sản phân phối,
6.700 megawatt, và 12.000 nhân viên.
3.1.4 Năm 2003
 Ngày 11/7, Enron đề xuất kế hoạch cơ cấu lại công ty.
3.1.5 Năm 2004
 Ngày 6/1, Tòa án New York phê duyệt đề xuất cơ cấu lại của Enron.
Theo kế hoạch này, chủ nợ sẽ nhận được 11 tỷ USD bằng tiền mặt và chứng
khoán.
 Ngày 11/2, J. Skilling bị bắt với 35 tội danh gian lận, giao dịch nội
gián…
 Ngày 7/7, cựu CEO Kenneth Lay bị truy tố bởi Tòa án Hoa Kỳ.
3.1.6 Năm 2005
Các Tòa án tối cao phán quyết về mặt lý thuyết Andersen miễn tội để tiếp
tục hoạt động. Tuy nhiên thiệt hại mà vụ Enron mang đến đã khiến cho nó
không còn có thể hoạt động được nữa kể cả với quy mô hạn chế.

3.2 Phân tích nguyên nhân Enron sụp đổ
3.2.1 Nợ và các khoản lỗ được đưa sang các công ty con
Dù cho chỉ có rất ít vốn chủ sở hữu, các SPE có thể vay ngân hàng do hai lý
do. Thứ nhất, các chủ nợ tin tưởng là Enron đã ký hợp đồng sử dụng tài sản của
SPE nên hoạt động của SPE được bảo đảm. Thứ hai, họ tin là Enron đã bảo lãnh
rủi ro cho các khoản vay của SPE. Tuy số lượng các SPE đã tăng lên trong nhiều

Trang 19


năm qua, các chuyên gia cho là một công ty có đến bốn hay năm đối tác như vậy
đã là quá nhiều.
Vào thời điểm sụp đổ, Enron có đến 900 SPE, hầu hết đặt ở các nước ưu đãi
thuế hay dễ dãi về luật kế toán. Enron sử dụng những SPE này để thao túng các
báo cáo tài chính, che giấu các nhà đầu tư những thông tin lẽ ra phải công bố, và
khai thác các khác biệt về luật kế toán tài chính cũng như luật kế toán thuế.
Bản thân Enron cũng đi vay để phát triển mở rộng. Nhưng một công ty
không thể vay quá nhiều do các điều khoản hạn chế của chủ nợ. Enron đã sáng
tạo ra một xảo thuật hợp pháp trong đó Enron, SPE, và công ty JP-Morgan đã
dùng các hợp đồng hoán chuyển làm cho nợ dài hạn được thể hiện trên bảng cân
đối. Các ngân hàng thu được hàng trăm triệu USD từ hoa hồng bảo lãnh và phí tư
vấn cũng như từ các mức lãi suất tăng cao khi họ tính phí cho các khoản vay của
Enron.
Tuy đến quý 3/2001 công ty mới báo cáo lỗ, nhưng thực chất lỗ đã phát
sinh từ các năm trước. Đặc biệt là vào cuộc khủng hoảng nhiên liệu năm 2000,
khi giá nhiên liệu thế giới lên cao nhưng Enron vẫn phải bán ra với giá cố định
theo các hợp đồng đã ký trước. Công ty đã dùng các thủ thuật hợp đồng để
chuyển những, khoản lỗ này sang các SPE. Enron cũng được sử dụng "Sham
Swap". Có hoạt động Sham Swap khi hai công ty trao đổi tài sản để ghi doanh
thu và tránh một khoản thua lỗ. Trong trường hợp này lợi nhuận sẽ được chia

thành hai loại. Một là lợi nhuận được thêm vào báo cáo tài chính của Enron và
hai là lợi nhuận được thêm vào quỹ dự phòng. Quỹ này có thể được sử dụng để
che dấu thua lỗ. Nghiệp vụ này của Enron đã cho phép họ tăng giá trị của tài sản
và giao dịch trong khi rủi ro bản chất thật sự của họ bị che khuất.
Enron đã tạo ra quan hệ đối tác với một số ngân hàng, một trong số này là
JP Morgan và Citigroup. Các tổ chức tài chính phối hợp với các công ty năng
lượng (đã phá sản hiện nay) để thực hiện các mánh khóe tài chính, các thỏa thuận
đó cho phép Enron thổi phồng lợi nhuận của mình, che giấu các khoản nợ đang
phát triển và đẩy giá cổ phiếu của nó cao hơn và cao hơn. Cùng với nhau, các
Trang 20


ngân hàng và công ty môi giới đã huy động cho Enron ít nhất là 6 tỷ đồng thông
qua các các khoản nợ hoặc phát hành cổ phiếu để bán cho nhà đầu tư không nghi
ngờ từ năm 1996 đến năm 2001.
Tuy nhiên khi các SPE thua lỗ thì trị giá cổ phần của Enron trong SPE giảm
xuống dưới mức tối thiểu 3% theo yêu cầu. Việc Enron phải hợp nhất tình hình
tài chính của SPE vào báo cáo tài chính của công ty mẹ gây ra hai tác động: nợ
của công ty mẹ tăng lên và lợi nhuận của công ty mẹ giảm xuống.
Khi mọi chuyện được đưa ra ánh sáng thì cổ phiếu công ty này lao xuống
một cách đáng kinh ngạc. Thêm vào đó là trách nhiệm nợ của chính bản thân
Enron. Điều này đã đẩy Enron vào hoàn cảnh mất khả năng thanh toán nghiêm
trọng.
3.2.2 Doanh thu và lợi nhuận được thổi phồng để đạt được những mục
tiêu tăng trưởng ngắn hạn
Jeff Skilling thực hiện một quá trình đánh giá hiệu năng rất nghiêm ngặt và
đe dọa cho tất cả các nhân viên Enron. Được biết đến như xếp hạng ngân hàng,
và mỗi bộ phận của công ty buộc phải sa thải xếp hạng thấp nhất 1/5 nhân viên
của mình. Nhân viên thường xuyên xếp hạng đồng nghiệp của họ thấp hơn để
tăng cường vị trí của mình trong công ty.

Hệ thống kiểm soát quản lý của Enron là đánh giá rủi ro và nhóm kiểm soát
(RAC). RAC chịu trách nhiệm phê duyệt tất cả các ưu đãi kinh doanh và quản lý
rủi ro tổng thể của Enron. Mỗi hợp đồng được mô tả chi tiết trong một tấm
DASH, bao gồm một mô tả của các thông tin ban đầu, dữ liệu kinh tế, dòng chảy
tiền mặt một mô hình, giá trị các của hợp đồng, IRR và NPV, nguy cơ thành
phần, phê duyệt tài chính ngoại bảng (fash) và một trang cho phép.
Các nhà phân tích RAC được yêu cầu phải tiến hành đánh giá độc lập của
mỗi DASH, và đề yêu cầu các cấp phê duyệt từ các phòng ban rất nhiều. Khi một
người quản lý mô tả nó, "Chữ ký thường trên tất cả, bao gồm cả quy phạm pháp
luật, kế toán, tài chính, và RAC; và trên đó là một hệ thống phân cấp phê duyệt

Trang 21


diễn các chương trình khuyến mại lớn đến cấp cao nhất”. Tuy nhiên, nhân viên
chịu áp lực về bảng đánh giá hàng 6 tháng và chạy theo thưởng đối nhân viên tốt,
nhân viên kinh doanh kết hợp với RAC đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi
và đẩy giá hợp đồng lên quá cao xa rời với giá thị trường. Các nhân viên không
còn chú trọng tới khách hàng hợp tác lâu dài hay mức độ hài lòng của khách
hàng mà họ chú trọng đến các gói khuyến mãi và tìm kiếm khách hàng nhờ nó.
Các hợp đồng quyền chọn cũng như tương lai lại được ghi nhận hết vào báo cáo
tài chính tại thời điểm này. Điều này gây ra hiện tượng phát triển nóng. Skilling
đã tạo ra môi trường chạy theo lợi ích của cá nhân mà không đặt lợi ích của công
ty lên trên.
Kế hoạch hưu trí: Người lao động, sẽ chuyển một phần lớn tiền lương dành
cho việc về hưu của mình, vào cổ phiếu công ty mình làm việc, họ nộp thuế thu
nhập ngay lúc mua cổ phiếu để khi "bán" tức là thực sự nhận thu nhập thì không
phải nộp thuế nữa. Đó đơn giản là chính phủ sẽ thu thuế trước của họ. Kế hoạch
hưu trí của Enron khuyến khích mọi người để phá vỡ các quy tắc và thổi phồng
giá trị của hợp đồng mặc dù không có tiền mặt thực tế được tạo ra. Chương trình

thưởng của Enron khuyến khích việc sử dụng phi tiêu chuẩn thực hành kế toán và
định giá thổi phồng các ưu đãi trên sổ sách của công ty. Khác với thời của
Kinder, tạo ra môi trường bền vững chú ý đến lợi ích lâu dài, luôn chú ý đến con
người và tài chính trong dài hạn, Skilling đã tạo ra môi trường làm việc năng
động nhân viên đạp lên nhau để tranh giành những lợi ích cá nhân, bỏ qua những
rủi ro, chú trọng đến những lợi nhuận ngắn hạn. Chính môi trường văn hóa mà
Skilling tạo ra đã làm mờ đạo đức trong doanh nghiệp, các nhân viên vì lợi ích
của mình mà phá vỡ quy tắc trên tạo ra một bong bóng tăng trưởng của công ty.
Khi những khoảng lỗ xuất hiện thì ban giám đốc tìm cách che đậy chúng thậm
chí là dùng mọi cách để thổi phồng lợi nhuận để kiếm lợi riêng cho bản thân.
Enron đã bán tài sản cho các SPE với giá đã được thổi phồng lên để tạo ra lợi
nhuận giả tạo. Công ty cũng mua qua bán lại với SPE để tăng doanh số và giảm
bớt mức độ dao động của lợi nhuận.

Trang 22


3.2.3 Các vấn để trong quản lý nguồn nhân lực
Mỗi bộ phận Enron và đơn vị kinh doanh tách biệt nhau, và kết quả là rất ít
người trong tổ chức có một cái nhìn tổng quát các hoạt động của công ty. Cũng
như sự phân cấp điều khiển hoạt động và tài chính. Chủ tịch bất lực, hội đồng
quản trị tuân thủ giám đốc, và nhân viên của kế toán, kiểm toán viên che giấu
những những vi phạm. Mô hình quản lý và văn hóa của công ty đi theo sự tăng
trưởng ngắn hạn và các nhân viên được đánh giá nghiêm ngặt về thành tích, và
đồng thời đưa ra một mức thưởng cao dẫn đến phá vỡ những quy tắc đạo đức.
Các cổ đông không có người đại diện, giám sát chặt chẽ tình hình công ty nên lợi
ích của công ty lại đi theo lợi ích của những các nhân nhất định mà cụ thể là Ban
giám đốc.
Vấn đề Ban giám đốc thực hiện những điều sai phạm trên thực sự vì lợi ích
của cá nhân mà không quan tâm đến lợi ích của doanh nghiệp. Công ty đã đưa ra

việc trả lương bằng cổ phiếu để gắng kết Ban giám đốc với lợi ích của doanh
nghiệp. Trả lương giám đốc bằng cổ phiếu có thể gắn kết quyền lợi của họ với
quyền lợi của các cổ đông, nhưng dường như cũng tạo ra cái cớ để không đặt ra
những yêu cầu khó khăn. Việc công khai đã cho các nhà đầu tư biết một thành
viên của ủy ban kiểm toán có xung đột về lợi ích tiềm năng, nhưng không cho
biết hai thành viên còn lại cũng vậy. Ủy ban kiểm toán Enron có thể đã biết mọi
điều mà các sàn giao dịch biết vào tháng 12/1999, khi những sàn giao dịch này
yêu cầu các thành viên phải chứng tỏ kiến thức về tài chính, tuy nhiên những
kiến thức này có thể đã lỗi thời sau quá trình Enron thay đổi trong những năm
1990. Trong bất kỳ tình huống nào, những quy định này cũng chẳng giúp ủy ban
kiểm toán hiểu thêm về tình trạng rối rắm ở Enron.
Tất nhiên, chả có gì bất thường về việc những giám đốc của Enron giữ rất
nhiều cổ phiếu của công ty. Sự thất bại của công ty đã cho thấy việc trả lương
bằng cổ phiếu kia chẳng những không thể làm cho giám đốc điều hành đặt quyền
lợi cổ đông lên trên hết, mà còn gây hậu quả ngược lại – mua lấy sự im lặng của
các giám đốc này về tình hình tài chính.
Trang 23


Thật khó để cho rằng những giám đốc không nên sở hữu cổ phiếu. Nhưng
nếu có quy định các giám đốc cấm bán cổ phiếu ra ngoài trong nhiệm kỳ của họ
sẽ thúc đẩy các giám đốc kiên trì mục tiêu nâng cao giá trị dài hạn của công ty,
thay vì những mục tiêu ngắn hạn như trên.
Nếu những cổ phiếu kia không làm mờ mắt những thành viên ban kiểm
toán của Enron, thì những ràng buộc về tài chính của họ với công ty vẫn còn
vững chắc. Đó là một vấn đề mà các chuyên gia quản trị công ty đã dự báo trước.
Những chuyên gia quản trị công ty cho rằng sự thiếu tính độc lập của ban
kiểm toán đã làm giảm thiểu khả năng quản lý các vấn đề của họ. Họ cũng chỉ là
những con người. Không ai dại dột đi chất đá lên thuyền. Ít nhất, thì các nhà đầu
tư có quyền biết một nửa thành viên ban kiểm toán có dính dáng về tài chính với

công ty. Ủy ban Chứng khoán Quốc gia Mỹ (SEC) cần phản ứng nhanh chóng để
đưa ra một quy định đang được các nhà đầu tư có tổ chức mong đợi. Quy định
yêu cầu phải minh bạch hóa tất cả những ràng buộc về tài chính giữa công ty và
các giám đốc - về mặt cá nhân, gia đình, công việc kinh doanh, mục đích chính
trị và từ thiện. Theo quy định này, khoảng 30% trong số gần 1.200 công ty trong
danh sách của Trung tâm Nghiên cứu Trách nhiệm Đầu tư đã có ban kiểm toán
chưa đạt mục tiêu độc lập 100%.
Sự thật là ban kiểm toán đạt mọi yêu cầu về hồ sơ một cách lý tưởng đã trở
thành một cơn ác mộng, ở một góc độ nào đó. Những công ty toàn cầu lớn hiện
tại phức tạp đến nỗi chỉ những người trong nội bộ doanh nghiệp mới hiểu được.
Tuy nhiên lại cần đến sự kiểm soát của những người bên ngoài công ty để đảm
bảo tính độc lập.
3.3 Trách nhiệm pháp lý - Đạo đức nghề nghiệp
3.3.1 Ban lãnh đạo cấp cao của Enron
Sau khi Enron bị phá sản, hàng loạt cán bộ cấp cao bị vào tròng vì nhiều tội
bao gồm : lừa đảo, rửa tiền, và giao dịch nội gián. Như Ben Glisan, cựu nhân
viên ngân quỹ, bị tố cáo vì tội rửa tiền, gian lận và tội thông đồng gian lận.

Trang 24


Glisan được biện hộ chỉ còn tội gian lận và nhận án ba năm tù treo và bồi thường
hơn 1 triệu đô la. Trong suốt quá trình nghị án, Glisan miêu tả Enron là một “
ngôi nhà bài bạc”.
Andrew Fastow, nguyên CFO đối diện với 98 điểm cáo buộc liên quan tới
rửa tiền, gian lận và thông đồng với các đối tác để gian lận, trong đố có các công
ty nhà máy điện Brazil, nhà máy điện Nigeria. Ông ta cuối cùng chịu án 10 năm
tù và phải đền bù 29.8 triệu đô.
Jeff Skilling, cựu CEO nhận 35 cáo buộc về gian lận chứng khoán, thông
đồng tạo báo cáo tài chính giả mạo và giao dịch nội gián.

Ken Lay bị 11 cáo buộc về gian lận và tạo báo cáo giả.
Những hành động của Skilling, Fastow và Lay làm dấy lên câu hỏi về
những giá trị đạo đức mà họ đã nêu ra là: sự kính trọng, sự liêm chính, sự truyền
đạt và sự ưu tú trong “quy tắc đạo đức Enron”
Trước khi Enron bị phá sản, Bethany Maclean , một nhà báo của tạp chí
Fortune, đang chuẩn bài báo về cách tạo ra tiền của Enron, đã gọi cho CEO – Jeff
Skilling, để làm rõ những điểm khó hiểu trong báo cáo tài chính. Nhưng, Skilling
nổi nóng với Mclean và nói rằng những câu hỏi của cô là không hợp đạo đức, và
cúp máy. Sau đó không lâu, Fastow cùng với hai cộng sự chủ chốt bay tới New
York gặp Mclean để trả lời câu hỏi của cô “đầy đủ và chính xác”.
Fastow có nhiều hành động đi ngược lại với những giá trị đạo đức nền tảng
của Enron. Fastow cố gắng che giấu những giao dịch bên ngoài Enron với lý do
đơn giản là những giao dịch có được những lợi nhuận là do thị trường chứng
khoán đánh giá cao. Fastow cũng lập một công ty để trục lời bằng những giao
dịch với Enron. Với việc cho phép Fastow lập công ty để trực lợi như vậy, ban
lãnh đạo cấp cao của Enron dường như đã cho phép ông ta được “miễn” thực
hiện những quy tắc đạo đức.
Ngược lại với những cáo buộc, Lay thể hiện rằng ông ta vô tội và không
biết gì về những gì đang xảy ra. Tuy nhiên, Sherron watkins, nhân viên chủ chốt
Trang 25


×