Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Tình hình mắc bệnh viêm khớp do vi khuẩn streptococcus suis gây ra ở lợn nuôi tại huyện đại từ tỉnh thái nguyên và thử nghiệm phác đồ điều trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.9 KB, 84 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỒNG NHUNG
Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM KHỚP
DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS GÂY RA
Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ
NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
ngành

: Chính quy Chuyên

: Chăn nuôi thú y Khoa

: Chăn nuôi thú y Khoá học
2013 - 2017

Thái Nguyên - năm 2017

:


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN HỒNG NHUNG


Tên đề tài:

TÌNH HÌNH MẮC BỆNH VIÊM KHỚP
DO VI KHUẨN STREPTOCOCCUS SUIS GÂY RA
Ở LỢN NUÔI TẠI HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN VÀ THỬ
NGHIỆM PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
ngành

: Chính quy Chuyên

: Chăn nuôi thú y Khoa

: Chăn nuôi thú y Lớp

:

N04 - CNTY- K45
Khoá học

: 2013 - 2017

Giảng viên HD

: TS. Trần Thị Hoan

Thái Nguyên, năm 2017



i

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của bản thân, em
luôn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tnh, tạo điều kiện và
đóng góp ý kiến quý báu của cô giáo TS. Trần Thị Hoan để xây dựng và
hoàn thiện khoá luận này.
Em xin chân thành cảm ơn: Ban Giám hiệu nhà trường, toàn thể các
thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, đặc biệt là cô giáo TS. Trần Thị Hoan và thầy giáo Th.S Nguyễn Mạnh
Cường đã luôn động viên, giúp đỡ và hướng dẫn chỉ bảo em tận tnh trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khoá luận.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo công tác tại Viện khoa học
sự sống- Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Để góp phần cho việc hoàn thành khoá luận đạt kết quả tốt, em luôn
nhận được sự động viên, giúp đỡ của gia đình và bạn bè. Em xin bày tỏ lòng
biết ơn chân thành trước mọi sự giúp đỡ quý báu đó.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 19 tháng 05 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Hồng Nhung


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3. 1: Tiêu chuẩn của nhà cung cấp giấy tẩm kháng sinh ....................... 38
Bảng 4.1: Tỷ lệ lợn mắc bệnh và chết tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên .. 40
Bảng 4.2: Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp qua các tháng. ...................... 41
Bảng 4.3: Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi ....................... 43
Bảng 4.4: Tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các phương thức chăn nuôi...
44
Bảng 4.5: Tỷ lệ mắc và chết do viêm khớp theo tình trạng vệ sinh ............... 45
Bảng 4.6: Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis phân lập từ lợn mắc bệnh......... 46
Bảng 4.7: Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học. .................... 47
Bảng 4.8: Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn S. suis phân lập được .............................................................
48
Bảng 4.9: Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc viêm khớp ......
49


iii
iiii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Sơ đồ quy trình phân lập vi khuẩn S. suis ....................................... 33
Hình 4.1: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp. ................................. 41
Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ lợn mắc và chết qua các tháng..................... 42
Hình 4.3: Biểu đồ tỷ lệ lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi............ 44


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHI: Brain heart Ifusion Brot
Cs

: Cộng sự



: Thức ăn

VTM

: Vitamin

VP

: Voges Proskauer

S. suis

: Streptococcus suis


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................
i DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................. ii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... iv
Phần 1. MỞ ĐẦU ............................................................................................

1
1.1.Đặt vấn đề....................................................................................................
1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài. ..................................................................
2
1.2.1. Mục tiêu...................................................................................................
2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài. ..................................................................................
2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học. .......................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn. .......................................................................... 3
Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài. .........................................................................
4
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở các giai đoạn...................
4
2.1.2. Hiểu biết về vi khuẩn S. suis ................................................................... 6
2.1.3. Hiểu biết về bệnh viêm khớp do vi khuẩn Streptococcus Suis gây ra ....
9
2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước. ....................................
24
2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước..........................................................
24
2.2.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước .........................................................
25


vi
Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .27

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 27
3.2. Địa điểm nghiên cứu và thời gian tến hành ............................................
27
3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................
27
3.3.1. Điều tra tnh hình lợn mắc viêm khớp tại huyện Đại Từ , Thái Nguyên
.....27
3.3.2. Nghiên cứu một số đặc tính sinh học của chủng S. suis phân lập
được27


vi
i

3.3.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị ............................................................
27
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi. .................................. 28
3.4.1. Phương pháp nghiên cứu dịch tễ ...........................................................
28
3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm ................
30
3.4.3. Quy trình phân lập S. suis ..................................................................... 32
3.4.4. Phương pháp xác định đặc tính sinh học của vi khuẩn S. suis ............. 34
3.4.5. Phương pháp xác định độ mẫn cảm với một số kháng sinh của
các chủng vi khuẩn S. suis lập
được...................................................................... 37
3.4.6. Xây dựng phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm khớp ............................ 38
3.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu.................................................... 39
Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 40
4.1. Kết quả điều tra lợn mắc bệnh tại địa điểm nghiên cứu .........................

40
4.1.1. Kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh do vi khuẩn Streptococcus Suis tại
Huyện Đại Từ ......................................................................................................
4.1.2. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp qua các tháng tại huyện
Đại Từ, Thái Nguyên ..................................................................................... 41
4.1.3. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các lứa tuổi............. 42
4.1.4. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp ở các phương thức chăn
nuôi .................................................................................................................. 44
4.1.5. Kết quả điều tra lợn mắc và chết do viêm khớp theo tnh trạng vệ sinh ...
45
4.2. Kết quả phân lập và xác định một số đặc tính sinh vật học của S. suis
phân lập được từ lợn mắc viêm khớp..............................................................
46
4.2.1. Kết quả phân lập vi khuẩn S. suis từ mẫu bệnh phẩm lợn mắc viêm


vi
ii
khớp .................................................................................................................
46
4.2.2. Kết quả xác định một số đặc điểm sinh vật, hóa học của các chủng vi
khuẩn S. suis phân lập được ............................................................................
47


vii

4.2.3. Kết quả xác định khả năng mẫn cảm với một số kháng sinh của các
chủng vi khuẩn S. suis phân lập được .............................................................
48

4.3. Kết quả thử nghiệm một số phác đồ điều trị lợn mắc bệnh viêm khớp ...
49
Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 52
5.1. Kết luận .................................................................................................... 52
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 55
I. TIẾNG VIỆT ............................................................................................... 55
II. TIẾNG ANH.............................................................................................. 56
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1.Đặt vấn đề
Nước ta hiện nay ngành chăn nuôi đang giữ vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp, là nguồn thực phẩm lớn đáp ứng nhu cầu cho toàn xã hội.
Sản phẩm của ngành chăn nuôi như thịt, trứng, sữa,... là nguồn dinh
dưỡng mà cơ thể con người không thể thiếu được. Ngoài ra ngành chăn
nuôi còn cung cấp sức cầy kéo, phân bón cho ngành trồng trọt, những
nguyên liệu như lông, da, sừng cho ngành công nghiệp nhẹ và các chế biến
khác đồng thơi tập trung sử dụng triệt để các phế phụ phẩm trong sản xuất
công nghiệp.
Ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển mạnh mẽ và toàn diện, rất
nhiều chương trình chăn nuôi áp dụng khoa học kĩ thuật được Đảng và Nhà
nước đưa ra áp dụng và lai hóa như lai hóa đàn bò, lai hóa đàn lợn, chăn
nuôi gà công nghiệp, gà thả vườn, vịt siêu trứng...
Song song với việc phát triển ngành chăn nuôi công tác phòng bệnh cũng
được chú trọng nhằm đưa năng suất và hiệu quả của ngành chăn nuôi

ngày một cao hơn. Nhiều hộ gia đình cũng vượt nghèo bớt khó, làm giàu nhờ
chăn nuôi. Do vậy có thể nói ngành chăn nuôi có vị trí rất quan trọng trong
ngành công nghiệp nước ta.
Tình hình dịch bệnh ở ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi
lợn nói riêng cũng đang ngày càng trở nên phức tạp, đã và đang gây nên
những thiệt hại to lớn, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm
vật nuôi. Và bệnh do vi khuẩn Streptococcus Suis gây ra làm cho lợn mắc
bệnh và lây lan cho đàn, nguy hiểm. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất
lượng thân thịt khi xuất chuồng, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi;
đồng thời bệnh làm cho lợn tăng trọng kém và giảm số lượng lợn con
sau c ai sữa trong đàn.Vi khuẩn Streptococcus Suis (S.Suis) gây ra bệnh ở


lợn và có khả

2


năng lây lan sang người. Bệnh do vi khuẩn Streptococcus Suis gây ra ở lợn
diễn biến đột ngột, nhanh chóng, lợn bệnh có thể tử vong nếu không được
điều trị kịp thời.
Xuất phát từ tnh hình dịch bệnh thực tế của các nước trong khu vực và
trên thế giới, tạo điều kiện cho nghành chăn nuôi lợn trong nước ngày càng
phát triển, việc nghiên cứu một cách đầy đủ về vi khuẩn S. suis và khả năng
gây bệnh của chúng là một vấn đề cần thiết và cấp bách. Các kết quả có
được từ nghiên cứu sẽ giúp hiểu rõ hơn về vai trò gây bệnh của vi khuẩn
này, từ đó giúp các nhà chăn nuôi chủ động được các biện pháp phòng trị
bệnh có hiệu quả. Vì vậy, chúng em tến hành thực hiện đề tài: “Tình hình
mắc bệnh viêm khớp do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra ở lợn nuôi tại
huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên và thử nghiệm phác đồ điều trị”.

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu
- Xác định một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus Suis gây
bệnh viêm khớp ở lợn nuôi tại khu vực huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh viêm khớp ở
lợn cho hiệu quả cao.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn Streptococcus
Suis gây bệnh viêm khớp ở lợn nuôi tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Xây dựng một số phác đồ điều trị bệnh do vi khuẩn Streptococcus Suis
gây bệnh viêm khớp ở lợn.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học
- Cung cấp các dữ liệu khoa học về vi khuẩn Streptococcus Suis gây bệnh
viêm khớp ở lợn.


- Đề tài là cầu nối giữa kiến thức học tập và thực tế, là cơ hội tiếp cận với
thực tế để hiểu rõ hơn về bản chất vấn đề.
- Đề tài là một công trình nghiên cứu có hệ thống, lý luận gắn liền với
thực tiễn sản xuất, xác định được một số đặc điểm sinh học của vi khuẩn S.
suis gây bệnh đặc biệt là bệnh viêm khớp ở lợn nuôi tại huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên.
- Kết quả của đề tài góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực
tiễn sản xuất, đồng thời cung cấp các dữ liệu khoa học về vi khuẩn S. suis
gây bệnh viêm khớp ở lợn.
1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề xuất và thử nghiệm một số phác đồ điều trị bệnh, bệnh do vi
khuẩn
Streptococcus Suis gây bệnh viêm khớp ở lợn cho hiệu quả cao.

- Đáp ứng nhu cầu và đòi hỏi cấp thiết của thực tiễn về phòng trị bệnh
viêm khớp ở lợn.
- Xác lập cơ sở khoa học cho những nghiên cứu khác về bệnh viêm khớp
ở lợn của Việt Nam góp phần trong công tác phòng và trị bệnh của lợn
nuôi
tại các địa bàn khác trên cả nước.


Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn ở các giai đoạn
Theo Trần Đình Miên và cs (1975) [3] sinh trưởng là một quá trình tích
luỹ các chất hữu cơ do đồng hoá và dị hoá, là sự tăng về chiều dài, bề ngang,
khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất
di truyền từ đời trước. Sinh trưởng mang tính chất giai đoạn, biểu hiện
dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nói đến sự sinh trưởng có nghĩa là nói
đến sự phát dục vì 2 quá trình này đồng thời diễn ra trong cơ thể sinh vật,
nếu như sinh trưởng là sự tích luỹ về lượng thì phát dục và sự tích luỹ về
chất.
Phát dục diễn ra trong quá trình thay đổi về cấu tạo, chức năng,
hình thái, kích thước các bộ phận cơ thể. Phát dục của cơ thể con vật là quá
trình phức tạp trải qua nhiều giai đoạn từ khi rụng trứng tới khi trưởng
thành, khi con vật trưởng thành quá trình sinh trưởng chậm lại, sự tăng sinh
các tế bào ở các cơ quan, tổ chức không nhiều lắm, cơ thể to ra, béo thêm
nhưng chủ yếu là tích luỹ mỡ, còn phát dục xem như ở trạng thái ổn định.

 Các giai đoạn sinh trưởng và phát dục của lợn.
Quá trình sinh trưởng phát dục của gia súc nói chung cũng như ở lợn nói
riêng đều tuân theo các quy luật:

- Quy luật sinh trưởng và phát dục không đồng đều. Quy luật này
thể hiện ở chỗ cường độ sinh trưởng và tốc độ tăng trọng thay đổi theo tuổi.
- Quy luật sinh trưởng và phát dục theo giai đoạn, quy luật này được
chia ra làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn trong thai và giai đoạn ngoài thai.
+ Giai đoạn trong thai gồm: Thời kỳ phôi thai từ 1 - 22 ngày, thời kỳ tền
phôi thai từ 23 - 38 ngày, thời kỳ thai nhi từ 39 - 114 ngày.


Trong thực tế sản xuất người ta chia ra lợn chửa kỳ I là bắt đầu từ khi
thụ thai đến 84 ngày. Lợn chửa kỳ II từ 84 ngày đến trước khi đẻ 1 tuần, giai
đoạn này rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng sơ sinh và tỷ lệ
nuôi sống, 3/4 khối lượng sơ sinh được sinh trưởng ở giai đoạn chửa kỳ II.
Theo Trương Lăng (1995)[2]bào thai lợn tháng thứ 2 phát triển tăng
33,5 lần so với tháng thứ nhất, tháng thứ 3 phát triển tăng 8,7 lần và 3 tuần
tháng thứ 4 chỉ tăng 2,2 lần. Nếu lợn chửa kỳ II mà nuôi dưỡng kém, sau khi
sinh dù nuôi dưỡng tốt, lợn con vẫn chậm lớn, ảnh hưởng đến khối lượng cai
sữa và thời gian nuôi cho đến khối lượng xuất chuồng.
+ Giai đoạn ngoài thai (ngoài cơ thể mẹ) gồm: Thời kỳ bú sữa, thời kỳ
thành thục, thời kỳ trưởng thành, thời kỳ già cỗi.
Thời kỳ bú sữa của lợn ở Việt Nam thông thường là 60 ngày. Hiện nay
một số cơ sở chăn nuôi đã tiến hành cai sữa sớm ở 21, 28, 35 hay 45
ngày tuổi, thức ăn của lợn con chủ yếu ở thời kỳ này là bú sữa mẹ.Tuy nhiên
muốn lợn con sinh trưởng nhanh hơn, khối lượng khi cai sữa cao hơn ta
phải bổ sung thêm thức ăn. Sau khi tách mẹ những ngày đầu thức ăn phải
đảm bảo sao cho lợn con tăng trọng đều mỗi ngày như khi bú mẹ. Có như
vậy, lợn con đưa vào nuôi thịt hay hậu bị không bị chậm lớn. Đây là điều kiện
để cai sữa sớm cho lợn con có kết quả.
Trên cơ sở nắm vững những đặc điểm và quy luật sinh trưởng, phát dục
của gia súc, có thể trong một mức độ nào đó chúng ta tạo điều kiện cho
con vật phát triển tốt ngay lúc còn là bào thai, nâng cao sức sản xuất và

phẩm chất giống sau này.
- Dựa vào đặc điểm sinh lý, quy luật sinh trưởng của lợn thịt mà chia quá
trình nuôi lợn thịt ra 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (giai đoạn sau cai sữa) 2 - 3 tháng tuổi (1 - 2 tháng nuôi):
Đặc điểm giai đoạn này: Lợn chuyển từ sống theo mẹ, bằng sữa mẹ sang
sống tự lập, chịu sự nuôi dưỡng, chăm sóc của con người. Lợn có tốc độ
phát


triển nhanh (đặc biệt là tổ chức cơ bắp và xương cốt). Bộ máy têu hoá phát
triển chưa hoàn thiện, khả năng têu hoá thức ăn còn hạn chế. Vì vậy thức
ăn giai đoạn này đòi hỏi phải có phẩm chất tốt, tránh thức ăn ôi mốc, lên
men. Tỷ lệ thức ăn tnh chiếm 80 - 90%, thức ăn giàu đạm 15 - 18% trong
khẩu phần thức ăn. Dùng đạm động vật để bổ sung. Tỷ lệ xơ thô trong khẩu
phần thấp (4 - 5%), khoáng và vitamin cao (bổ sung chúng dưới dạng premix
khoáng, vitamin 0,5 1% trong thức ăn tnh). Có thể bổ sung thức ăn đậm đặc, kháng sinh thô
trong khẩu phần để kích thích sinh trưởng và phòng bệnh cho lợn. Ngoài ra,
thức ăn giai đoạn này phải chế biến tốt để lợn dễ têu hoá, hấp thu dinh
dưỡng và tránh ỉa chảy. Giai đoạn này lợn cần phải được vận động, tắm nắng
tự do.
+ Giai đoạn lợn choai 4 - 7 tháng tuổi (3 - 5 tháng nuôi):
Giai đoạn này lợn phát triển rất mạnh về xương, cơ bắp. Bộ máy têu
hoá đã phát triển hoàn thiện nên lợn có khả năng tiêu hoá, hấp thu tốt các
loại thức ăn. Khả năng thích nghi tốt với điều kiện sống. Vì vậy trong giai
đoạn này ta có thể tiết kiệm thức ăn tinh, tăng thức ăn thô xanh để tận dụng
nguồn thức ăn sẵn có ở nước ta. Tỷ lệ thức ăn xanh có thể chiếm 30 - 40%
(tính theo giá trị dinh dưỡng khẩu phần). Song để lợn phát triển tốt ngoại
hình, tầm vóc, chú ý phải cung cấp đủ protein, khoáng, vitamin và cho vận
động, tắm nắng nhiều.
+ Giai đoạn nuôi kết thúc 8 - 9 tháng tuổi (6 - 7 tháng nuôi):

Giai đoạn này lợn đã phát triển hoàn thiện, tích mỡ là chính. Để thúc đẩy
nhanh quá trình vỗ béo, cần tập trung thức ăn tnh, thức ăn giàu bột đường
(tỷ lệ thức ăn tnh giai đoạn này nên chiếm 85 - 90% trong khẩu phần), tết
kiệm thức ăn giàu đạm (tỷ lệ thức ăn giàu đạm nên khoảng 10 - 12% trong
khẩu phần), giảm thức ăn thô xanh (chỉ khoảng 10 - 15% trong khẩu phần).
Đồng thời hạn chế vận động, tạo bóng tối, yên tĩnh cho lợn nghỉ ngơi, ngủ
nhiều, chóng béo.


2.1.2. Hiểu biết về vi khuẩn S. suis
Vi khuẩn S. suis thuộc giống Streptococcus, họ Streptococcaceae, bộ
Lactobaccillales


 Đặc điểm hình thái:
Streptococcus là vi khuẩn gram dương, hình cầu hoặc hình trứng đường
kính nhỏ hơn 1m, chúng thường đứng riêng lẻ, xếp thành đôi hoặc
thành từng chuỗi xếp như chuỗi hạt, có độ dài ngắn không đều nhau. Chiều
dài của chuỗi tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Vi khuẩn bắt màu dễ dàng
với một số loại thuốc nhuộm thông thường, thuộc nhóm vi khuẩn gram
dương, yếm khí tùy tện và không di động. Vi khuẩn không sinh nha bào,
nhưng có khả năng hình thành giáp mô. Sự hình thành giáp mô có thể xác
định được khi chúng sinh sống trong các mô hoặc phát triển trong các môi
trường nuôi cấy có chứa huyết thanh.
Vi khuẩn được nuôi cấy sau 18 giờ chủ yếu có dạng hình cầu, kích thước
0,5-1m, đứng thành dạng chuỗi 5-10 tế bào.Trong canh trùng gà, sau 30 giờ
nuôi cấy, vi khuẩn có thể thay đổi tính chất bắt màu, chuỗi cũng thấy dài
hơn. Đặc biệt, khi nuôi cấy trong môi trường dạng lỏng, hình thái các chuỗi
được nhìn thấy rõ nhất.
 Đặc điểm nuôi cấy:

S. suis là vi khuẩn hiếu khí hay yếm khí tùy tện, mọc tốt ở tất cả các môi
0

trường, thích hợp ở nhiệt độ 37 C.
- Môi trường nước thịt: vi khuẩn hình thành hạt hoặc những bông, rồi
lắng xuống đáy ống. Vì vậy, sau 2 giờ nuôi cấy môi trường trong, đáy ống
có cặn.
- Môi trường thạch thường: vi khuẩn hình thành khuẩn lạc dạng S,
khuẩn lạc nhỏ, lồi, bóng, màu hơi sáng.
- Trên môi trường đặc: có thể quan sát thấy khuẩn lạc sau 24 giờ
nuôi cấy với kích thước khoảng 1 - 2 mm, còn sau 72 giờ thì kích thước khuẩn
lạc lớn nhất, có thể đạt tới 3 - 4 mm. Nếu được nuôi trong điều kiện có 5 10% CO2 thì khuẩn lạc sẽ phát triển nhanh hơn và rộng hơn. Khuẩn lạc
thường tạo chất nhầy mạnh, độ nhầy càng rõ và tăng nếu như vi khuẩn được
nuôi cấy vài


giờ vào môi trường nước thịt có bổ sung huyết thanh trước khi cấy sang môi
trường đặc hoặc thạch máu. Dạng khuẩn lạc trên môi trường thạch
thường nhỏ và khô hơn trên môi trường có bổ xung dinh dưỡng.
- Trên môi trường thạch máu: sau 24 giờ nuôi cấy, hình thành khuẩn lạc
nhỏ, hơi vồng và sáng trắng và mịn. Có thể quan sát thấy các kiểu dung huyết
gồm:
+ Dung huyết kiểu : vùng dung huyết xung quanh khuẩn lạc thường có
màu xanh (dung huyết từng phần hay dung huyết không hoàn toàn).
+ Dung huyết kiểu : bao quanh khuẩn lạc là một vùng tan máu
hoàn toàn trong suốt, có bờ rõ ràng do hemoglobin được phân hủy hoàn
toàn.
+ Dung huyết kiểu  (hay còn gọi là không dung huyết): không làm biến
đổi thạch máu.
- Trên môi trường MacConkey: vi khuẩn mọc tốt, sau 24 giờ nuôi cấy

hình thành các khuẩn lạc nhỏ bằng đầu đinh ghim.
 Đặc tính sinh hóa:
Vi khuẩn có khả năng lên men đường glocose, lactose, succrose, inulin,
trehaloza, maltoza, fructoza, không lên men các loại đường ribose,
arabinose, sorbitol, mannitol, dextrose và xylose.
Phản ứng Catalaza âm tính, Oxidase âm tính.
Phản ứng sinh hóa thường được sử dụng để giám định vi khuẩn S.
suis
phân lập được là phản ứng Voges Proskauer (VP) âm tính.
 Sức đề kháng:
- Vi khuẩn S. suis có sức đề kháng kém với nhiệt độ và hóa chất:
0

0

+ Trong phân ở nhiệt độ 0 C vi khuẩn có thể sống 104 ngày, ở 9 C vi
0

khuẩn sống được 10 ngày, ở 22 - 25 C vi khuẩn có thể sống được 8 ngày. Ở
0

0

70 C vi khuẩn chết trong 35 - 40 phút, ở 100 C vi khuẩn chết trong 1 phút
0

Vi khuẩn sống trong bụi 25 ngày ở 9 C nhưng không phân lập được vi


0


khuẩn ở bụi trong nhiệt độ phòng (18 - 200 C)/ 24 giờ.


Vi khuẩn bị diệt dưới ánh sáng mặt trời sau 40 - 60 phút, có sức đề
kháng trong môi trường acid.
Vi khuẩn tồn tại lâu trong đờm, chất bài xuất có protein
+ Vi khuẩn dễ bị diệt bởi nhiều chất sát trùng như phenol, iod,
hypochlorid, acid phenic 3 - 5% diệt vi khuẩn trong vòng 3 - 15 phút, fomol
1% diệt vi khuẩn trong vòng 60 phút, cồn nguyên chất không có tác dụng với
0

vi khuẩn, vi khuẩn bị diệt bởi cồn 70 trong vòng 30 phút.
2.1.3. Hiểu biết về bệnh viêm khớp do vi khuẩn Streptococcus Suis gây ra
Viêm khớp là yếu tố gây què ở lợn. Các yếu tố khác gây què ở lợn gồm
liên quan đến mất cân bằng dinh dưỡng hoặc thiếu chất, những tổn thương
ở chân do chấn thương, hình thành không đúng và thoái hóa xương và các
thay đổi khớp. Bệnh viêm khớp do nhiễm trùng khớp và các mô bao quanh
bởi vi khuẩn (S. suis, E. coli, Staphylococcus…) và Mycoplasma. Bệnh làm ảnh
hưởng đến chất lượng thân thịt khi xuất chuồng, gây thiệt hại kinh tế
cho người chăn nuôi, đồng thời bệnh làm cho lợn tăng trọng kém và
giảm số lượng lợn con sau cai sữa trong đàn.
2.1.3.1. Nguyên nhân
S. suis là vi khuẩn gram (+), S. suis gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở
mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 - 6 tuần tuổi, bệnh được
phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.
S. suis là các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường miệng, cuống
rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tai, các vết thương trên chân,
da, đầu gối khi chúng chà sát trên nền chuồng cứng, thô ráp hoặc qua vết
thiến. Một nguyên nhân khác là do lợn con sau khi sinh không được bú sữa

đầu từ lợn mẹ đầy đủ, nhất là ở những lợn bị mất mẹ…
S. suis nhiễm phổ biến ở lợn con một vài tuần tuổi đến sau cai sữa vài
tuần. Đặc trưng lâm sàng của bệnh là nhiễm trùng huyết, viêm màng
não,


viêm khớp và viêm phế quản phổi và thường gây chết đột ngột. Ngoài ra vi
khuẩn còn có thể phân lập được trong các trường hợp lợn bị teo mũi và sảy
thai. Vi khuẩn S. suis gồm có 2 type 1 và type 2 có thể gây bệnh cho người.
Vi khuẩn S. suis type 1 thường gây bệnh cho lợn đang theo mẹ (1 - 3
tuần tuổi), có khi 6 tuần tuổi và thường ở thể bại huyết hoặc các nhiễm
trùng tại chỗ như viêm màng não, viêm não, viêm khớp, viêm nội tâm mạc,
đặc biệt là lợn con từ 1 - 7 ngày tuổi (Cook và cs, 1988)[15]. Đôi khi nhóm vi
khuẩn thuộc type 2 cũng gây bệnh cho lứa tuồi này nhưng thường ít gặp hơn.
Trong khi đó, các chủng thuộc S. suis type 2 thường gây ra bệnh cho lợn
ở giai đoạn sau cai sữa và vỗ béo (4 - 16) tuần tuổi với rất nhiều thể bệnh
như viêm não, viêm nội tâm mạc, ngoại tâm mạc, cơ tim hoại tử, viêm phổi,
viêm khớp, và bại huyết (Gogolewski và cs, 1990) [19].
2.1.3.2. Dịch tễ
Theo Higgins và cs (2002) [24] cho biết tỷ lệ mang trùng của S.Suis ở
lợn khỏe mạnh có thể tới 100%, nhưng tỷ lệ mắc có thể thay đổi theo
từng thời gian khác nhau, thường là dưới 5%. Lứa tuổi của lợn mắc bệnh
thường là
5 - 10 tuần tuổi (Clifton – Hadley và cs, 1984) [14].
Từ lâu, vi khuẩn S. suis serotype 2 đã được thông báo là loại thường gặp
nhất gây bệnh cho lợn và người ở hầu hết các nước trên thế giới. Còn sự
phân bố của các serotype khác và các thể bệnh do chúng gây ra ở lợn ở các
nước là có sự khác nhau. Ở các nước Scandinavia, serotype 7 chiếm ưu thế
trong những năm 80, nhưng sau đó, số chủng thuộc serotype 2 lại vượt
trội. Tại Nhật, serotype 2 chiếm tỷ lệ cao nhất (28%), tếp đến là serotype 7

(11%), serotype 9 là loại phổ biến nhất ở Australia, trong đó ở Anh
serotype 14 chiếm ưu thế (25%), chỉ sau serotype 2 (62%) (Higgins và cs,
2002)[24]
Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận rằng các chủng vi khuẩn gây
bệnh cho lợn chủ yếu thuộc về một nhóm serotype nhất định có kí hiệu từ 1


8 (Higgins và cs, 1996) [25]. Trong khi đó, có một vài serotype ít phổ biến


×