Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

phân tích về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn ̐

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (54.13 KB, 2 trang )

Để chuẩn bị cho 1 chiến lược marketing có hiệu quả công ty phải nghiên cứu các đối thủ
cạnh tranh của mình cũng như những khách hàng hiện có và tiềm ẩn của mình. Điều này
thực sự cần thiết khi mà nền kinh tế tăng trưởng chậm, chỉ có thể tăng mức tiêu thụ bằng
cách giành giật nó từ các đối thủ cạnh tranh.
Đối tượng đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là những doanh nghiệp hiện nay chưa xuất hiện trên
thị trường có khả năng cạnh tranh trong tương lai. Khả năng cạnh tranh của đối thủ này
được đánh giá qua rào cản ngăn chặn gia nhập của ngành, có nghĩa là 1 doanh nghiệp tốn
kém nhiều hay ít để tham gia vào nghành kinh doanh. Nếu chi phí gia nhập ngành cao,
rào cản gia nhập ngành sẽ càng cao và ngược lại
Không chỉ có những doanh nghiệp hoạt động trong ngành mới có thể cạnh tranh với
nhau. Thông thường chúng ta cứ nghĩ sẽ dễ dàng nhận ra đối thủ cạnh tranh của mình, tuy
nhiên công ty có thể bị những đối thủ ngấm ngầm “chôn vùi” hơn là các đối thủ hiện tại.
Vd: Vneliver và các nhà sản xuất chất tẩy rửa rất bực mình khi người ta đang nghiên cứu
máy giặt siêu âm. Tức nếu loại máy này được sản xuất thành công thì người ta có thể giặt
quần áo của mình mà không cần đến bất kỳ 1 loại chất tẩy rửa nào. Về lí thuyết thì bất cứ
doanh nghiệp nào cũng ddeuf có cơ hội và khả năng gia nhập hay rút lui khỏi một ngành
kinh doanh và nếu sự rút lui hay gia nhập là dễ dàng thì lợi nhuận là thấp.Tuy nhiên trong
thực tiễn, các ngành kinh doanh có những đặc điểm mang tính chất đặc trưng có khả năng
bảo mức lợi nhuận thỏa đáng cho doanh nghiệp. Rào cản gia nhập có tác động mạnh hơn
đến các cơ chế điều chỉnh cân bằng thong thường của thị trường. Ví dụ khi lợi nhuận của
ngành phát triển tăng lên sẽ thu hút thêm nhiều doanh nghiệp khác mới tham gia ngành
để tranh thủ khả năng siêu lợi nhuận này. Tuy nhiên theo thời gian lợi nhuận của ngành sẽ
bị giảm sút do có quá đông doanh nghiệp hoạt động trong ngành trong khi cầu về hàng
hóa là không đổi. Một khi lợi nhuận giảm xuống thì sẽ có xu hướng các doanh nghiệp
muốn rút lui nhưng lại gặp rào cản xuất
Các doanh nghiệp muốn gia nhập ngành phải chấp nhận sản xuất nhỏ ban đầu chịu chi
phí cao hoặc phải chấp nhận đầu tư lớn ngay từ đầu điều này khiến cho tổng cung tăng
trong khi tổng cầu lại không đổi, dẫn đến các hành động trả đũa của các doanh nghiệp
vốn đã đứng vững trong ngành. Các doanh nghiệp vốn có từ lâu sẽ có thể liên kết lại với
nhau nhằm giảm 1 mức giá ảo thấp để hạ giá xuông rất thấp nhằm đánh bại các đối thủ
cạnh tranh tiềm ẩn, đây là chính là rào cản sự gia nhập ngành cho các doanh nghiệp khác.


( chúng có tên là “Định giá ngăn cản gia nhập ngành” đã tạo nên 1 rào cản gia nhập
ngành)
Về gốc độ chiến lược, các rào cản có thể được tạo ra và khai thác nhằm duy trì và cải
thiện lợi nhuận, lợi thế canh tranh của các doanh nghiệp. Các rào các có thể có được từ:
 Chính phủ tạo ra rào cản: độc quyền do nhà nước điều tiết, hoặc các doanh nghiệp
được nhà nước trợ giá có thể hạ giá xuống thấp hơn nhiều để loại bỏ các đối thủ
cạnh tranh.
 Bằng sáng chế và giấy phép độc quyền: chính là lợi thế cạnh tranh giúp cho các
doanh nghiệp có thể sản xuất với chi phí thấp, …….
 Tính chất đặc thù của tài sản cũng hạn chế sự gia nhập ngành. Thường có 2 lí do
cơ bản: Một là, các doanh nghiệp đang tồn tại trong ngành sở hữu các tài sản đầu
tư có tính chuyên môn hóa cao họ thường cố gắng để tồn tại vì họ có rào cản rút
lui. Do vậy, sự gia nhập cần phải quan tâm đến mức độ phản ứng của các doanh
nghiệp đang tồn tại trong ngành. Hai là, các nhà đầu tư rất ngần ngại đầu tư vào
các tài sản có tính chuyên môn hóa cao và khả năng hạn chế.


Có 3 rào cản chủ yếu để ngăn cản gia nhập ngành là:
 Sự trung thành của khách hàng: chính là những uy tín vốn được tạo dựng từ lâu
của doanh nghiệp.
 Lợi thế tuyệt đối về giá thành
 Ảnh hưởng do việc giảm chi phí sản xuất bởi quy mô sản xuất lớn.



×