Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN một số trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (703.24 KB, 25 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Một số trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ
trong hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non "

1


MỤC LỤC

STT Nội dung
1
I. Đặt vấn đề
2
II. Giải quyết vấn đề.

Trang
3-4
5

Phần I: Thực trạng của vấn đề.
Phần II: Các biện pháp để tiến hành giải quyết vấn đề
Phần III: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
3

18
19

III. Kết luận và kiến nghị.
Kết luận.
Bài học kinh nghiệm
Kiến nghị.



20

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

2


Như chúng ta đã biết, toán học đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống
của con người. Ngay từ lứa tuổi mầm non, trẻ đã được làm quen với những biểu
tượng ban đầu về toán là cơ hội giúp trẻ sớm hình thành những khả năng quan
sát, tư duy, so sánh,tìm tòi,giúp trẻ nhận thức về thế giới xung quanh về các mối
quan hệ số lượng, kích thước hình dạng vị trí trong không gian giữa các vật với
nhau. Những biểu tượng phong phú được hình thành và phát triển thông qua các
hoạt động trong đó có hoạt động làm quen với các biểu tượng toán học.
Quá trình hình thành các biểu tượng toán học ban đầu cho trẻ còn giữ một
vai trò rất quan trọng, góp phần hình thành nhân cách của trẻ ngay từ tuổi ấu nhi.
Do vậy việc cho trẻ làm quen với những biểu tượng về toán phải được tiến
hành ngay từ khi là một đứa trẻ. Việc giáo dục phải được thực hiện từ dễ đến
khó, từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ đảm bảo
nội dung nhiệm vụ chương trình đã đề ra.
Trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có khả năng nhận biết một số biểu tượng
toán từ rất sớm đó chỉ là kết quả của việc tri giác trực tiếp của trẻ thông qua các
hoạt động hàng ngày. Còn việc hiểu thấu đáo vững chắc và có hệ thống thì chưa
có. Do vậy, việc hình thành các biểu tượng về toán cho trẻ ở lứa tuổi mầm non là
cần thiết
Trong chương trình giáo dục trẻ mầm non hoạt động cho trẻ làm quen với
toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho
trẻ khi bước vào trường tiểu học. Nếu ngay từ khi học mẫu giáo trẻ đã nắm được
khái niệm cơ bản về số lượng kích thước hình dạng,định hướng không gian thì

sau này trẻ vững vàng tự tin khi tiếp nhận các kiến thức của môn học toán lớp 1.
Nhận thức rõ của tầm quan trọng của việc cho trẻ mẫu giáo làm quen biểu tượng
toán nắm vững được các khái niệm về Toán, hứng thú trong các hoạt động làm
quen với toán tôi luôn tìm tòi suy nghĩ làm sao, dẫn dắt trẻ vào các hoạt động
một cách thận trọng khéo léo, hấp dẫn nhất.
Đối với trẻ mẫu giáo làm quen với các biểu tượng về toán thông qua các trò
chơi là biên pháp hữu hiệu nhất. Vì đặc điểm lứa tuổi mầm non là học mà chơi
chơi mà học.Các trò chơi luyện tập nhằm củng cố các kiến thức và kỹ năng trẻ

3


chưa nắm vững,mở rộng sự hiểu biết của trẻ về lĩnh vực trẻ nắm vững và năng
cao kỹ năng trẻ đã thành thạo.
Là giáo viên được phân công giảng dạy tại lớp mẫu giáo nhỡ tôi thấy trẻ rất
thích thú khi tham gia vào trò chơi trong hoạt động làm quen với toán. Khi trẻ
tham gia vào chơi cô giáo có thể cảm nhận suy nghĩ bên trong và phát hiện
những đặc điểm của trẻ, trẻ có những sáng kiến trong khi chơi, biết tự tạo ra các
tình huống khi chơi. Nhận thức được tầm quan trọng của trò chơi trong hoạt
động làm quen với toán, muốn cho trẻ học tập đạt kết quả cao thì vấn đề trò chơi
là hết sức quan trọng tôi đã mạnh dạn lựa chọn nghiên cứu và áp dụng để tìm ra
"Một số trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm quen với
toán ở trường mầm non Bạch Hạc".

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Phần I: Thực trạng vấn đề
I. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội của địa phương:

4



Phường Bạch Hạc nằm ở phía nam của thành phố Việt Trì, với tổng số hộ
dân 1873.Là một phường còn gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nhân dân chủ
yếu làm nông nghiệp một ít là công nhân viên và vận tải thuỷ, do đó việc quan
tâm đến giáo dục nói chung, giáo dục mầm non nói riêng còn nhiều hạn chế.
II. Vài nét khái quát về đặc điểm và tình hình trường:
- Về cơ sở vật chất
+ Trường học có cơ sở vật chất khang trang, sạch đẹp, đủ trang thiết bị để phục
vụ tốt các hoạt động của trẻ.
- Về giáo viên
+ Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên trong trường là 34giáo viên, trong đó:
+ Cán bộ giáo viên, nhân viên 16 (biên chế), 10(hợp đồng),6 nhân viên nuôi
dưỡng, 2 bảo vệ.
- 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn, đội ngũ giáo viên có tâm
huyết với ngành học, yêu nghề mến trẻ, có phẩm chất nghề nghiệp cao.
- Tổng số học sinh toàn trường là: 319 học sinh, Trong đó có 10 lớp
+ Khối 5 tuổi: 3lớp.
+ Khối 4 tuổi: 3 lớp.
+ Khối 3 tuổi: 3 lớp.
+ Khối 2 tuổi: 1 lớp.
Năm học 2016 - 2017 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 tuổi B với sĩ số là
35 trẻ. Qua thực tế lớp tôi, tôi gặp phải một số thuận lợi và khó khăn cụ thể sau:
* Thuận lợi
- Trình độ chuyên môn của hai cô trên chuẩn.
- Đội ngũ giáo viên trong trường luôn đoàn kết, thống nhất.
- Lớp học luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà cũng như các cấp lãnh
đạo tạo điều kiện tốt nhất cho lớp .
- Trường tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên đi học nâng cao trình độ chuyên
môn. Nhà trường cũng nhận được sự giúp đỡ về chuyên môn của phòng giáo dục
đào tạo. Chính vì vậy chúng tôi được tham gia bồi dưỡng chuyên môn của

phòng giáo dục và đào tạo, tham dự các buổi chuyên đề của phòng, chuyên đề

5


của trường, dự giờ kiến tập các tiết của đồng nghiệp tạo điều kiện tôi được học
tập, củng cố kiến thức nghiệp vụ hơn.
- Giáo viên nhận thức được tầm quan trong của hoạt động cho trẻ làm quen với
Toán.
- Giáo viên có thể tự sáng tạo và sưu tầm các trò chơi phù hợp với nhận thức của
trẻ, phù hợp với các chủ đề trong năm học.
- Giáo viên có kế hoạch chương trình ngay từ đầu năm học.
- Lứa tuổi trẻ tương đối đồng đều.
* Khó khăn:
- Khả năng truyền đạt hướng dẫn trẻ chơi chưa lôi cuốn sự hấp dẫn của trẻ.
- Trò chơi trong hoạt động làm quen với toán nhiều nhưng còn đơn điệu, chưa
phong phú hấp dẫn trẻ.
- Trẻ trong lớp hiếu động chưa chú ý khi giáo viên hướng dẫn luật chơi cách
chơi
- Một số trò chơi mang tính thời vụ chưa lâu dài
- Đồ dùng khi tham gia chơi còn đơn điệu chưa phong phú hấp dẫn trẻ.
Nhưng với sự cố gắng kiên trì của bản thân và sự quan tâm của Ban Giám
Hiệu đã giúp tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ và tìm ra
biện pháp, hình thức tổ chức sáng tạo, đạt hiệu quả cao mang lại những bài
học kinh nghiệm tiến bộ cho bản thân và cho đồng nghiệp cùng thực hiện.
Bởi nhu cầu chơi của trẻ là thiết yếu và vô tận tùy theo khả năng của trẻ mà thỏa
mãn hoạt động học cho trẻ. Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi luôn sưu tầm và
nghiên cứu để tạo ra những trò chơi phục vụ hoạt động làm quen với toán.
- Trò chơi trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán, phải gần gũi với trẻ, đồ
dùng trong trò chơi trẻ được làm. Trong quá trình hướng dẫn luật chơi, cách chơi

giáo viên dùng từ đơn giản dễ hiểu, khi trẻ tham gia chơi phát huy khả năng tư
duy sáng tạo,tính đoàn kết của trò chơi.
Để có những thành quả đó không phải một sớm, một chiều mà là cả một
thời gian rèn luyện trẻ thử nghiệm. Vì vậy tôi xây dựng kế hoạch thực hiện
chung cho cả lớp và có những kế hoạch biện pháp riêng cho cá nhân trẻ. Từ đó

6


tôi đã tìm ra Một số trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ trong hoạt động làm
quen với toán được tốt hơn.
III. Thực trạng của trẻ 4-5 tuổi khi làm quen với toán tại trường mầm non
Bạch Hạc
1. Ưu điểm:
Là một giáo viên tôi luôn luôn mong muốn trẻ có phát huy tính sáng tạo, tìm
cách này hay cách khác để đạt kết quả cao nhất.
- Năm học 2016-2017tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi với số
lượng trẻ là 35 trẻ. Trong đó 20 trẻ trai 15 trẻ gái.
- Hàng năm ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị, đồ
dùng phục vụ cho hoạt động đầy đủ theo danh mục đồ dùng phổ cập trẻ.
- Bản thân tôi luôn trau dồi kiến thức, tích cực nghiên cứu tài liệu, học hỏi qua
đài, báo…..để tìm ra những phương pháp dạy trẻ có hiệu quả nhất.
2. Tồn tại:
- Một số học sinh là con em của gia đình nông nghiệp nền kinh tế của gia đình
còn gặp không ít khó khăn trong việc giáo dục con cái và đóng góp cho nhà
trường theo quy định.
- Một số trẻ trong lớp còn thụ động, hiếu động, nhút nhát, chưa mạnh dạn tham
gia vào các hoạt động.
- Các bậc phụ huynh chưa quan tâm đồng đều.
3. Nguyên nhân:

- Học sinh còn thụ động, nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động
- Phụ huynh chưa hiểu hết tầm quan trọng của chương trình giáo dục phát triển
cho trẻ mầm non.
- Giáo viên còn ngại chưa chịu khai thác, tìm tòi, sáng tạo trong việc cho trẻ làm
quen với toán.
* Thực trạng của trẻ trường mầm non Bạch Hạc. Khi tôi chưa áp
dụng sáng kiến này được thể hiện qua bảng tổng hợp sau
Nội dung

Tổng
số trẻ

Tỷ lệ
khá
Trung bình
ST
%
ST
%

Tốt
ST

%
7

Yếu
ST
%



Khi chưa áp

35

8

22,9

13

37,1

09

25,7

5

14,3

dụng SKKN
Nhìn vào bảng số liệu trên tôi nhận thấy khi chưa áp dụng các biện pháp
để giúp trẻ LQVT còn chưa cao. Trước tình hình đó, là một người giáo viên bản
thân tôi rất băn khoăn, lo lắng và suy nghĩ để tìm ra một số biện pháp tối ưu
nhằm kích thích sự sáng tạo của trẻ trong việc làm quen với toán.
Phần 2. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Thực hiện hoạt động cho trẻ làm quen với Toán theo đúng chương trình
quy đinh là bổn phận và trách nhiệm của mỗi giáo viên. Bản thân tôi luôn luôn
soạn bài tỉ mỉ sắp xếp hợp lý các nội dung cần truyền đạt, phân bố trò chơi vào

các tiết học cho phù hợp, nghiên cứu bài dạy và dạy đúng phương pháp bộ môn,
có chuẩn bị đồ dùng cho trẻ khi tham gia chơi. Để khảo sát được kiến thức về
toán học cho trẻ, tôi tiến hành lựa chọn nội dung sẽ cần tích luỹ, hứng thú, khả
năng của trẻ và điều kiện hoàn cảnh của lớp mình.
1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch:
Để có được những trò chơi hấp dẫn phù hợp với chủ đề với lứa tuổi của
trẻ thì việc đầu tiên cần phải làm là tôi lập ra kế hoạch sáng tạo ra trò chơi làm
quen với tập hợp số, số lượng, số thứ tự và đếm, đo lường, hình dạng cho từng
chủ đề. Trong năm học có những chủ đề gì? Trong tập hợp số, số lượng, phép
đếm có loại tiết gì? kích thước và sự so sánh kích thước có loại bài nào ..trò chơi
nào phù hợp với loại tiết đó? trong trò chơi đó cần đồ dùng gì? có kiến thức gì
cần củng cố lại cho trẻ hay là cần cung cấp kiến thức gì mới?
Khi xây dựng kế hoạch tôi chú ý đến khả năng nhận thức của trẻ trong các
tiết học để có trò chơi phù hợp dề hay khó.
Khi xây dựng kế hoạch tôi cần trao đổi với giáo viên trong lớp và giáo
viên lớp khác để có cái nhìn nhận đúng đắn về khả năng của trẻ trong từng lớp,
để khi áp dụng đề tài rộng rãi cho toàn trường.
Khi xây dựng trò chơi trong hoạt động làm quen với Toán trò chơi đó phải
áp dụng được vào các môn học khác nhau như khám phá,tạo hình.

8


Giáo viên luôn bám sát vào mục tiêu của trương trình của môn học để thiết
lập kề hoạch.
Trò chơi không đơn điệu lặp đi lặp lại tránh nhàm chán cho trẻ tôi đã xây
dựng kề hoạch cho cả năm học như sau
STT

Chủ đề (Tháng)


Tên trò chơi

1

Trường mầm non
(Tháng 9 )

Trò chơi : Ai thông minh hơn ai

2

Bản thân

Trò chơi: Bàn tay ai khéo nhất

3

Gia đình

Trò chơi : Bé làm thẻ số

4

Nghề nghiệp

5

Động vật


6

Giao thông

7

Nước và HTTN

Trò chơi : Ai nhanh hơn ai

8

Quê hương- Thủ
đô- Bác Hồ

Trò chơi : Con xúc xắc

Lưu ý

Trò chơi : Đố ai làm được
Trò chơi : Thỏ nhảy về đúng nhà
Trò chơi : Tiếp sức

2. Biện pháp 2: Phối kết hợp với giáo viên trong khối mẫu giáo nhỡ :
Sử dụng trò chơi như là biện pháp hoặc thủ thuật để tạo sự chú ý thư
giãn củng cố luyện tập là chủ yếu. Sử dụng hệ thống trò chơi như là phương
pháp giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, củng cố lại kiến thức và kỹ năng mà trẻ chưa
nắm vững. Với những trò chơi đơn giản nhưng tạo cho trẻ những bất ngờ thú vị
và tạo cho trẻ cái nhìn mới về thế giới xung quanh. Qua những trò chơi giúp trẻ
phát triển các vận động cơ bản: chạy, nhảy, bật, bò..., trẻ có thể được làm các đồ

9


dùng của các trò chơi đó. Những trò chơi kích thích niềm say mê học toán của
trẻ, trẻ nhận biết về mối liên quan các con số như nhiều hơn ít hơn,số đứng đằng
trước số đứng đằng sau các khái niệm số lớn số bé.Đối với trẻ kếtquả của trò
chơi khuyến khích trẻ tích cực hơn trong các trò chơi tiếp theo.
Trò chơi là một phần không thể thiếu được trong hoạt động cho trẻ
làm quen với Toán, qua trò chơi trẻ luyện tập cách đếm , cách thêm bớt củng có
khả năng phân biệt nhiều hơn ít hơn, củng cố lại kiến thức về hình dạng, kích
thước, định hướng trong không gian, xác định về thời gian.Khi cô giáo hướng
dẫn trẻ chơi giúp trẻ hiểu và biết một số thuật ngữ Toán học,kích thích trẻ thi
đua với nhau. Trong quá trình chơi trẻ được bộc lộ những kinh nghiệm của mình,
biết biểu hiện tình cảm của mình với bạn, trẻ biết ý nghĩa các con số, ý nghia về
hình học về không gian trong cuộc sống hàng ngày của trẻ. Giáo viên cần sưu
tầm sáng tạo các trò chơi cho trẻ làm quen với toán mà trẻ được làm các đồ dùng
đó thông qua các hoạt động như: Tạo hình, hoạt động góc. Về nhóm số lượng trẻ
có thể vẽ các con vật để chơi tạo nhóm con vật theo đặc điểm cấu tạotạo các
kiểu nhà bằng các hình học mà mình đã vẽ ở hoạt động góc …Trò chơi gần gũi
đối với trẻ ví dụ về kích thước tạo trò chơi mà trẻ có thể lấy đồ dùng có sẵn như
cây , ghế , bản thân trẻ... để tham gia chơi trẻ sẽ hứng thú hơn.
Khi sáng tạo và sưu tầm trò chơi cho trẻ làm quen với Toán cô giáo cần
phát huy tính sáng tạo tính đoàn kết của trẻ làm sao thông qua các trò chơi trẻ
được củng cố bài học một cách nhanh nhất mà hiệu quả nhất. Thông qua hoạt
động cho trẻ làm quen với Toán trong trò chơi góp phần kích thích sự sáng tạo
của trẻ , sự tò mò của trẻ. Khuyến kích trẻ tìm cách này hay cách khác diễn tả và
chia sẻ ý tưởng của mình mà không bị người khác chê cười. Bên cạnh đó để hoạt
động dạy làm đồ dùng đồ chơi không thể không kể đến, đó là sự phối kết hợp
của giáo viên các lớp trong khối mẫu giáo nhỡ. Chúng tôi đã cùng nhau suy
nghĩ, thảo luận để có những trò chơi phù hợp với lứa tuổi của trẻ là trẻ 4-5 tuổi.

Giáo viên ở trên lớp trong khối cung cấp đầy đủ nội dung của hoạt động làm
quen với toán ở mọi lúc mọi nơi, ở hoạt động học.

10


Tuy vậy khi sáng tạo trò chơi mới giáo viên ở trên lớp phải trao đổi với nhau
về cách chơi, luật chơi, trò chơi phải đảm bảo yêu cầu:
+ Luật chơi, cách chơi phải ngắn gọn dễ hiểu.
+ Đồ dùng khi cho trẻ chơi phong phú dễ làm.
+ Trò chơi luôn luôn mới hấp dẫn với trẻ.
+ Trò chơi củng cố lại kiến thức mà trẻ đã được học.
+ Kích tích sự sáng tạo của trẻ thông qua trò chơi trong hoạt động làm quen với
toán.
- Giáo viên cùng nhau thảo luận tên trò chơi, cách chơi, luật chơi phải đảm bảo
yêu cầu:
+ Nhằm mục đích giáo dục.
+ Trẻ có thể tham gia chơi theo tổ nhóm các nhân.
+ Đòi hỏi trẻ phải có tinh thần đoàn kết, óc quan sát và sự sáng tạo của trẻ.
- Trong quá trình chơi,giáo viên và trẻ cùng nhau thảo luận cách chơi theo ý
thích của trẻ.
+ Khi tham gia chơi phải có định hướng rõ ràng như sau: chơi theo nhóm, hay cá
nhân.
+ Trò chơi mang tính giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện: Phát triển vận động,
phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm, ...
- Các giáo viên trong lớp cùng quan sát cách chơi của trẻ để kịp thời hướng dẫn
lại cách chơi và củng cố lại kiến thức mà trẻ chưa nắm vững.
1. Trò chơi : Ai thông minh hơn ai
* Mục đích : - Luyện phản xạ nhanh và khả năng chú ý.
- Nhận biết các chữ số từ 4- 6.

* Chuẩn bị : - Hình tròn trên sàn nhà có ký hiệu các số ( 3,4,5 ).
- Nhạc bài hát về chủ đề trường mầm non.
- Quần áo trẻ gọn gàng.
* Cách chơi: Đặt vòng tròn có các ký hiệu các số trên sàn, cả lớp khi nghe thấy
tiếng nhạc sẽ đi xung quanh vòng tròn để quan sát. Khi có hiệu lênh các bạn có
một số đặc điểm giống nhau ( mặc quần áo giống nhau, tóc giống nhau, bạn gái

11


với nhau, bạn trai với nhau ) sẽ nhảy vào vòng tròn và tạo dáng theo ý thích của
cả nhóm, mỗi vòng tròn có số bạn tương ứng với chữ số trong vòng tròn. Thời
gian kết thúc cô cho các nhóm tự kiểm tra xem nhóm mình có về đúng số lượng
không về đúng theo đặc điểm không ? sau đó cô giáo đi kiểm tra, và nhận xét
lại.
* Luật chơi: Trong thời gian là một bài hát bạn nào nhảy vào chậm hoặc vào
nhóm sai thì phải nhảy lò cò hoặc hát một bài hát có trong chủ đề.
2.Trò chơi : Đố ai làm được
* Mục đích: - Rèn luyện trí nhớ.
- Củng cố khả năng nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ, khối
vuông, khối chữ nhật theo đặc điểm mặt bao.
* Chuẩn bị:
- Giáo án điện tử, bảng gài của học sinh làm bằng thảm lông, các loại
khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu .
* Cách chơi: Cho trẻ tự thảo luận nhóm chơi của mình, mỗi đội có 6 bạn, quan
sát trên mà hình xem các khối xắp xếp như thế nào. Trong thời gian là 3 phút hãy
xắp xếp giống trên mẫu.
* Luật chơi: Đội nào làm sai và chậm thì đội đó không tặng bông hoa, đội nào
làm đúng thì đội đó sẽ được tặng một bông hoa.


MẪU 1 TRÊN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ

12


MẪU 2 TRÊN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
3. Trò chơi: Thỏ nhảy về đúng nhà
* Mục đích: - Luyện phản xạ nhanh , phát triển vận động .
-Nhận biết và gọi tên đúng các số
* Chuẩn bị: - Ngôi nhà trẻ làm trên đó có những con số từ 1 đến 5
- Trong ngôi nhà con số .
* Cách chơi: Đây là đường về nhà của những chú thỏ, trên nhà có những con số
1đến 5, hàng ngày các chú thỏ cùng sống với bố mẹ, hôm nay thỏ mẹ nhờ thỏ
con đem bánh biếu bà. Nhưng trên đường đi mải chơi nên thỏ không nhớ đường
về nhà, cho nên cô cháu mình giúp thỏ tìm đúng đường về nhà nhé. Cho trẻ tự
nhận đội chơi của mình, chia thành 3 đội. Khi trẻ đến từng ngôi nhà thì sẽ nhặt
con số tương ứng với số nhà để vào túi của mình.
* Luật chơi: Trong thời gian là 3 phút đội nào về nhà nhanh nhất, và nhặt đúng
số đội đó chiến thắng. Chú ý về bắt đầu nhà số1 lần lượt cho đến số 5.

Nhà
Nhà
số
số 33

Nhà
Nhà
số
số 1
Nhà

Nhà
số
số 22

Mô hình cho trẻ chơi từ nhà số 1 đến nhà số 5

13

Nhà
Nhà
số
số 1


4 . Trò chơi: Bàn tay ai khéo nhất
* Mục đích: Tìm ra kích thước khác nhau của các bức vẽ - dài hơn, ngắn
hơn, rộng hơn
* Chuẩn bị: - Mỗi trẻ 1 tờ giấy nhỏ khổ A4. Một miếng bìa cát tông, 1
cái bút xốp hoặc phấn
- Cách chơi: Cho trẻ sử dụng bút hoặc phấn vẽ theo đường diềm bàn tay
của mình lên tờ giấy bìa. Sau đó cho trẻ cắt rời các bức vẽ đó. Cô cho từng trẻ đo
các bàn tay vừa tạo ra bằng gang tay của mình rồi hỏi trẻ bàn tay nào to hơn?
bàn tay nào dài hơn? cho trẻ đo 2 hoặc nhiều bức vẽ để xác định cái nào dài
nhất, cái nào ngắn nhất? trẻ nào trả lời đúng sẽ được thưởng.
- Luật chơi: Vẽ theo đường viền bàn tay của mình

5 .Trò chơi : Tiếp sức
* Mục đích: - Trẻ phát hiện được qui tắc sắp xếp của các đối tượng và
hoàn chính cách sắp xếp đó.
- Rèn khả năng chú ý .

* Chuẩn bị: - Hình các loại phương tiện giao thông trẻ vẽ , bảng gài là
bằng thảm lông.
- Mẫu của giáo viên ( 3 mẫu )
* Cách chơi: Hình thức chơi: Thi đua giữa hai đội. Lần lượt từng thành
viên của mỗi đội bật qua vòng lên chọn đồ vật và sắp xếp theo mẫu của cô .
14


*Luật chơi: Đội nào sắp xếp đúng và nhanh đội đó sẽ thắng.
6 .Trò chơi: Bé làm thẻ số
*Mục đích: - Củng cố ôn luyện những số đã hoc
- Rèn kỹ năng cắt và dán .
* Chuẩn bị: - Tạp chí , báo cũ
- Kéo , hồ dán
- Thẻ trắng, được cắt bằng hình vuông hoặc hình chữ nhật.
* Cách chơi: Cho trẻ tự nhận bạn chơi và tạo thanh nhóm có 5 bạn, phân công ai
dùng kéo để cắt, ai dánvào thẻ.
* Luật chơi: Thời gian là 5 phút đội nào làm được nhiều thẻ đúng đội đó chiến
thắng.
7. Trò chơi: Ai nhanh hơn ai
*Mục đích: - Củng cố ôn luyệnlập trình thời gian các buổi trong một ngày
( sáng, trưa, chiều, tối)
- Rèn tính tập thể, nhanh nhẹn khả năng quan sát.
- Củng cố kiến thức về môi trường xung quanh.
* Chuẩn bị : - Tranh về buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, tối, được cắt làm đôi
- Bảng chơi của 2 đội.
* Cách chơi : Cả lớp chia thành 2 đội, đội xanh và đội đỏ, đứng dưới vạch xuất
phát, khi có hiệu lệnh bạn thứ nhất của từng đội nhảy lò có lện gắn nửa bức
tranh, sau đó bạn thứ 2 lên gắn tiếp nủa còn lại, cứ lần lượt như vậy cho đến hết.
Lưu ý bức tranh về buổi sáng đầu tiên sau đó bức tranh buổi trưa, và buổi chiều,

tối.
*Luật chơi: Trong thời gian quy định đội nào xếp đúng và nhiều bức tranh nhất
đội đó chiến thắng.
8. Trò chơi: Con xúc xắc
* Mục đích: Củng cố ôn luyện các hình đã học.
- Phát triển trí nhớ, rèn luyện sự khéo léo của đôi bàn tay.
* Chuẩn bị: Dây len dài 30 cm, bảng có dán nhám dính
- Quân xúc xắc trên có dán hình mà trẻ đã học.
15


* Cách chơi: Cho trẻ ngồi thành hình vòng cung, khi cô đổ quân xúc xắc vào
hình gì thì trẻ tạo thành các hình đó từ một dây len, sau đó cô cho trẻ giơ bảng
lên và: Bạn nào làm sai thì sẽ phải hát một đoạn trong bài hát mình yêu thích.
9. Trò chơi: Chơi ô quan .
* Mục đích: Trẻ nhận biết số và số lượng tương ứng
- Phát triển vận động cơ tay.
*Chuẩn bị: Bao cát thể dụ, sân bằng phẳng, phấn hoặc gạch non, vẽ hình
vuông chia hình vuông thành 9 ô.
*Cách chơi: Cá nhân hoặc hai đội. Lần lượt từng thành viên lên ném túi
cát vào hình vuông, túi vào ô nào thì trẻ đọc số ghi ở ô đó và nhảy hoặc vỗ tay,
dậm chân với số lần phù hợp. Cho trẻ thực hiện trẻ nào đúng tuyên dương.
*Luật chơi: Đọc đúng chữ số trong ô và thực hiện động tác tương ứng
với chữ số ô đó
3 .Biện pháp 3: Tổ chức cho trẻ chơi qua các hoạt động.
Trước khi thực hiện chương trình tôi tiến hành lựa chọn nội dung sẽ cần
tích luỹ, hứng thú, khả năng của trẻ và điều kiện hoàn cảnh của lớp mình:
- Đồng thời chúng tôi cùng rèn trẻ trong và ngoài tiết học. Cùng nhau nhận xét
đánh giá trẻ để kịp thời uốn nắn, và có những biện pháp tích cực đối với những
trẻ quá hiếu động hoặc những trẻ quá nhút nhát không dám tham gia hưởng ứng

với các hoạt động do cô tổ chức.
- Hoạt động ngoài trời: Cô giúp trẻ quan sát kích thích tính tò mò, ham hiểu biết
của trẻ đồng thời cung cấp kiến thức cho trẻ phù hợp với từng chủ đề.
+ Chủ đề Trường mầm non: Khi dạy trẻ về nhóm số lượng tôi cho trẻ quan sát đồ
chơi có trong sân trường, cây xanh có trong trường có bao nhiêu cây, trẻ được
luyện đếm và biết tạo thành nhóm theo đặc điểm.
+ Chủ đề bản thân: Khi dạy trẻ định hướng về không gian cô cho trẻ quan sát,
nhận xét phía trước - phía sau,bên trái – bên phải của bản thân, của bạn có những
gì, từ đó trẻ khắc sâu được kiến thức một cách cụ thể. Ngoài ra khi dạy trẻ thì

16


thời gian; trong lúc tham gia chơi hoạt động, trò chuyện thảo luận về nội dung
thực hiện và nêu dự kiến của ngày mai, ngày hôm sau cô cho trẻ nêu lại.
+ Dạy trẻ về cách luyện đếm số lượng, nhận biết các bộ phận trên cơ thể. Gọi
một trẻ chỉ vào từng bộ phận trên cơ thể của trẻ và hỏi cả lớp. Đây là cái gì?
Dùng để làm gì? Nếu không có nó thì chúng ta sẽ ra sao? Sau khi nhận biết được
một vài bộ phận trên cơ thể, cô yêu cầu trẻ đếm từng bộ phận trên cơ thể mình.
Sẽ có bao nhiêu? Sau đó cô yêu cầu trẻ đếm số lượng của từng bộ phận. Ví dụ:
Cô nói tay; thì trẻ phải nói “hai cái tay” Cô nói:ngón tay trên một bàn tay; trẻ nói
“Năm ngón tay”
- Hoạt động góc: Hoạt động làm quen với Toán mỗi tuần chỉ tiến hành một hoạt,
thời gian hoạt động chỉ từ 25 đến 30 phút. Trong khi đó hoạt động góc chiếm từ
30 -35 phút trong ngày. Chính vì vậy hoạt động góc không chỉ giúp trẻ ôn lại để
củng cố kiến thức mà còn là nơi lĩnh hội kiến thức và kỹ năng mới. Trong số các
góc hoạt động thì góc học tập đóng vai trò lớn trong việc cung cấp và ôn lại biểu
tượng toán cho trẻ. Vì thế để có một góc học tập thực sự hiệu quả. Tôi căn cứ
vào nội dung chỉ đề cần học, tôi sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, dể thấy, dể
tìm, vừa tầm của trẻ: Như đựng trong rổ trong hộp, vật liệu dạy toán phong phú

đa dạng, dễ tìm như thẻ chấm tròn, thẻ số, con giống, hột hạt, hình học, que tính,
tranh lô tô có số lượng trong phạm vi trẻ đang học. Lô tô thay đổi thường xuyên
theo chủ đề để kích thích trẻ tham gia vào hoạt động.
-Cho trẻ tham gia vào các trò chơi ở góc như máy tính thông minh, bé làm theo
mẫu, bé học số mấy?
- Sinh hoạt hằng ngày: Trong giờ ăn,tôi cho trẻ tạo thành trò chơi thi xem bàn
nào xắp xếp nhanh và đúng nhất.
- Giờ ăn: Trẻ sắp xếp bàn ghế tương ứng 1 – 1 mỗi trẻ ( 1 ghế 1 bát)
- Thức ăn có hình dạng khối gì tôi trò chuyện để trẻ nắm được các dạng
khối đó như bánh có dạng hình tròn….
- Ngoài ra, trong các giờ hoạt động khác như hoạt động góc, hoạt động ngoài
trời, hoạt động chiều… tôi và những giáo viên còn lại ở lớp có thể cho các cháu
chơi trò chơi vào thứ 6 hàng tuần trong quà trình nhận xét nêu gương tặng các

17


bạn ngoan trò chơi mới, hoặc hát tăng các bạn: như bạn thấp đứng trước, bạn
cao đứng sau hát tặng cả lớp.
- Cho trẻ bàn bạc chơi luật chơi của trò chơi mới cho hoạt động làm quen với
toán của tuần sau .
4.Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh .
- Thông báo với phụ huynh về kế hoạch hoạt động của trẻ trong chủ đề.
- Thông báo với phụ huynh về trò chơi mới và đồ dùng cần có trong trò chơi để
trẻ tìm nguyên vật liệu làm đồ dùng phục vụ trò chơi.
- Hướng dẫn tên trò chơi cách chơi, luật chơi làm quen với toán cho toàn thể phụ
huynh được biết.
- Lập kế hoạch hoạt động làm quen với toán cho cả năm học để bảng thông báo
cho toàn thể phụ huynh được biết.
Phần 3: Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.

Qua quá trình nghiên cứu ra Một số trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ
trong hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bạch Hạc do lớp tôi đang
trực tiếp dạy tôi thấy kết quả đạt được khá cao và được thể hiện qua bảng sau.

Nội dung

Tổng số

Tỷ lệ
Tốt
khá
Trung bình
Yếu
trẻ
ST
%
ST
%
ST
%
ST
%
Sau khi áp dụng
35
20 57,2 13 37,1 02
5,7
0
0
Từ kết quả trên chúng tôi nhận thấy rằng trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi rất
thích, hứng thú tham gia vào hoạt động làm quen với Toán . Từ đó có những

biện pháp phù hợp nhằm phát triển khả năng tư duy logic của trẻ .
- Chuẩn cho trẻ một số biểu tượng toán học ban đầu: về số lượng, phép đếm,
hình dạng, kích thước..
- Trẻ hiểu về thế giới xung quanh thông qua các trò chơi trong hoạt động làm
quen với Toán.
- Trẻ có tinh thần đoàn kết nhường nhịn không tranh giành đồ chơi và giao lưu
với nhau khi tham gia chơi các trò chơi .

18


- Khi tham gia chơi biết cố gắng phấn đấu để đạt kết quả cao hơn.
- Trẻ củng cố lại những kiến thức về toán mà đã được học thông qua trò chơi
Như vậy, chúng ta đã góp phần không nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ ngay từ
tuổi ấu thơ.
Giáo viên dạy bình thường không tìm tói sáng tạo thêm trò chơi mới thì trẻ
không hứng thú khi tham gia vòa hoạt động làm quen với toán thấp hơn so với
giáo viên dạy luôn luôn thay đổi trò chơi.
Tóm lại: Khi vận dụng Một số trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ trong
hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bạch Hạc, chúng tôi thấy các
cháu rất hứng thú, hăng say tích cực hoạt động và đã thu được kết quả tốt đẹp.
Điều đó chứng minh rằng thực nghiệm của chúng tôi thành công, áp dụng các
biện pháp tôi đề ra đã phù hợp với lứa tuổi.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trò chơi trong hoạt động làm quen với toán thường xuyên lôi cuốn nhiều
trẻ tham gia, trong quá trình trẻ tham gia chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ, vừa
là phương tiện góp phần giáo dục toàn diện nhân cách của trẻ.
Để làm tốt nội dung giáo dục làm quen với Toán, đòi hỏi giáo viên phải có

lòng yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Đặc biệt
phải có vốn kiến thức chuyên môn, có kinh nghiệm, biết xây dựng và sử dụng
linh hoạt những phương pháp, biện pháp, có trò chơi mới hấp dẫn trẻ .
Qua tìm kiếm và xây dựng tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được kết quả
nhất định. Những vấn đề thuộc về lý luận chung và đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi
giúp chúng ta thấy rõ khả năng, năng lực cảm thụ của trẻ. Dựa trên các đặc điểm

19


đó, chúng ta hướng tác động phù hợp làm cho quá trình tâm lý của trẻ ngày càng
phát triển hoàn thiện hơn.
Để hình thành kỹ năng Toán cơ bản cho trẻ tốt phải có một quá trình sư
phạm dài bởi vì cho dù ở đâu nữa, từ thành phố đến nông thôn, miền núi hay hải
đảo xa xôi. Trẻ em khi sinh ra đều như tờ giấy trắng, nó chỉ có thể trở thành con
người hoàn thiện khi người lớn hướng tác động vào nó một cách toàn diện.
Người lớn phải tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với đồ chơi trẻ tự làm, tắm mình
trong thế giới đó để rồi từ đó trẻ có những hiểu biết nhất định về Toán.
Xuất phát từ quan điểm đổi mới giáo hoạt động làm quen với toán, cô giáo
khuyến khích trẻ thực hiện nhiệm vụ học tập, không áp đặt, gò bó trẻ. Tiết học tổ
chức sao cho nhiều trẻ được tham gia vào mọi lúc mọi nơi.
2. Bài học kinh nghiệm
Nâng cao chất lượng trò chơi cho trẻ nói chung và nâng cao chất lượng
giáo dục hoạt động làm quen với toán cho trẻ Mẫu nhỡ 4-5 tuổi nói riêng, tôi tự
rút cho mình một bài học như sau:
Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình, phương pháp bộ môn.
Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Nghiên cứu, học tập, rèn luyện để có kiến thức Toán.
Cô giáo luôn học tập, sáng tạo, rèn luyện để triển khai chơi cho trẻ thật hấp
dẫn và phù hợp với trẻ.

Cô giáo phải biết đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ trong mối quan hệ với
âm nhạc, đặc điểm khả năng vận động, cơ quan phát âm…để có phương pháp
dạy thích hợp.
Tạo môi trường giáo dục đầy màu sắc của trẻ, sử dụng đồ dùng trực quan một
cách có hiệu quả. Biết khai thác những nội dung, thông tin cần thiết để ứng dụng
vào trò chơi đã sáng tác.
Linh hoạt sử dụng đa dạng hoá các hoạt động cho trẻ đỡ nhàm chán và làm
tăng sự tích cực hoạt động của trẻ.
Cô giáo phải biết truyền đạt chính xác, hấp dẫn, tự nhiên, ruyền cảm để thu
hút, hấp dẫn trẻ.

20


Có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ
Cô học hỏi sáng tạo để có nhiều trò chơi mới lạ hấp dẫn trẻ.
Thng xuyờn rốn luyn k nng cho tr mi lỳc, mi ni.
Luụn khuyn khớch, ng viờn, to cho tr nim say mờ hot ng.
Phi kt hp vi ph huynh trao i, thng nht quan im giỏo dc tr
phự hp .
Cô biết phối hợp các ban nghành đoàn thể, gia đình để
cùng giáo dục trẻ
100% trẻ trong lớp đợc hoạt động với đồ dùng mà trẻ đợc làm.
Các trò chơi trong hoạt động làm qen với toán có thể sử dụng
ở nhiều hoạt động nh trên tiết học, củng cố ôn luyện các kỹ
năng, hoạt động góc, hoạt động chiều.
Rèn luyên trẻ có nề nếp, thói quen tốt trong giờ học, trong giờ
chơi biết xếp hàng, không chen lấn khi tham gia chơi .
Trờn õy l mt s kinh nghim nh m da trờn vic ng lp mu giỏo
nh rỳt ra c.Tụi ó mnh dn xõy dng Mt s trũ chi kớch thớch s sỏng

to ca tr trong hot ng lm quen vi toỏn trng mm non Bch Hc
cho tr Mu giỏo 4-5 tui v cng ó mnh dn a vo ỏp dng dy tr trong
nm hc 2016-2017. Tụi ó xõy dng v ly nú l ti chung cho nhng kinh
nghim nh m tụi ó rỳt ra qua thc t ging dy ca bn thõn. Tụi rt mong cú
c s ỏnh giỏ, úng gúp ý kin rỳt kinh nghim ca cỏc cp lónh o v vic
ging dy ca tụi ngy cng tt hn.
3. Nhng ý kin xut
a, i vi phũng GD&T Vit Trỡ:
- Quan tõm ch o sỏt sao hn na, m thờm cỏc lp tp hun v chuyờn
mụn nghip v cho giỏo viờn trong ton thnh ph c hc tp, rỳt kinh
nghim nhm nõng cao cht lng chm súc giỏo dc tr ngy cng tt hn.
b. i vi chớnh quyn a phng
- Tng cng u t c s vt cht, to iu kin tt cho vic dy v hc
c. i vi nh trng

21


- Tổ chức học tập nâng cao kiến thức toán cho giáo viên.
- Tạo điều kiện cho chị em giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy.
- Bổ sung những tài liệu để tham khảo, trang thiết bị và đồ dùng phục vụ trong
công tác giáo dục trẻ.
- Cần tuyên truyền mạnh mẽ về bậc học mầm non với phụ huynh và toàn xã
hội để họ hiểu về tầm quan trọng của việc CSGD trẻ ở trường mầm non.
-Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi phương pháp, biện pháp mà tôi đã
dạy trẻ khi thực hiện "Một số trò chơi kích thích sự sáng tạo của trẻ trong
hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non Bạch Hạc"
- Rất mong được sự góp ý quí báu của lãnh đạo và các đồng nghiệp để tôi có
nhiều kinh nghiệm hơn trong công tác giảng dạy và ngày càng nâng cao trình độ

chuyên môn của mình.

XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….
22


23


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, “Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý,
giáo viên mầm non năm học 2015 – 2016”, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2015
2. Nguyễn Ánh Tuyết, “Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non”, Nhà xuất
bản Đại học sư phạm, năm 2006
3 Trần Lan Hương – Trần Thị Nga – Nguyễn Thị Thanh Thủy – Nguyễn Thị
Thư, “Hướng dẫn các hoạt động phát triển Nhận thức cho trẻ mầm non .Nhà xuất
bản giáo dục Việt Nam, năm 2012
4 Giáo trình Toán và phương pháp hướng dẫn trẻ mầm non hình thành

cácbiểutượngvềToán(NXBHaNội)
5 Hướng dẫn bé làm quen với toán qua các trò chơi theo chương trình
GDMN ,|

24


25


×