Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 ĐẾN 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI LÀM QUEN VỚI TOÁN
Ở TRƯỜNG MẦM NON NGA THỦY

Họ và tên:

Nguyễn Thị Hà
Chức vụ:
Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Thuỷ
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2015

1


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “Có đức mà không có tài làm
việc gì cũng khó, có tài mà không có đức thì làm việc gì cũng không nên”. Chính
vì vậy trẻ em là tương lai của đất nước nên phải chăm sóc, giáo dục ngay tư ban
đầu. Việc chăm sóc giáo dục trẻ đối với giáo viên Mầm non ngoài việc hướng
dẫn trẻ học tập, vui chơi, cho ăn và cho ngủ, để giáo dục trẻ thành những đứa trẻ
mạnh khỏe, ngoan ngoãn. Đó chưa đủ mà nhiêm vụ của giáo viên là phải trang
bị cho trẻ những kiến thức ban đầu thông qua các hoạt động học, đăc biệt hoạt
động làm quen với Toán để hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ.


Trong chương trình giáo dục trẻ Mầm non mới, môn học làm quen với
toán cho trẻ Mẫu giáo 5 - 6 tuổi đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp
những kiến thức ban đầu cho trẻ trước khi vào trường Tiểu học. Nếu ngay từ khi
học Mẫu giáo trẻ đã nắm vững được những khái niệm đơn giản về số lượng kích
thước hình dạng định hướng không gian thì sau này trẻ sẽ vững vàng và tự tin
khi tiếp nhận các kiến thức của môn học Toán lớp 1.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với Toán ở lớp Mẫu giáo, giáo viên là
người hướng dẫn, tổ chức cho trẻ làm quen với các đồ dùng học tập nhằm hình
thành thao tác tư duy… góp phần hình thành nhân cách cho trẻ. Bên cạnh đó
giáo viên cần thực hiện các phương pháp dạy học theo hình thức đổi mới như:
lồng ghép tích hợp các nội dung giáo dục một cách phù hợp để đạt được những
hiệu quả cao nhất trong học tập.
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói
riêng, học ở đây là trẻ học những gì ? Học như thế nào? để hình thành nhân cách
toàn dịên cho một con người sau này của trẻ. Chính vì vậy mà trẻ cần phải có tri
thức từ lúc ban đầu. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục
quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn
diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông. Vì vậy tôi thấy: "Làm quen với
toán" ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói riêng vô cùng
quan trọng trong việc cung cấp những kiến thức ban đầu cho trẻ. Cho trẻ làm
quen với những biểu tượng toán ngay từ tuổi mầm non là một việc rất cấn thiết,
vì đó chính là cơ hội tốt để giúp trẻ hình thành phẩm chất, năng lực hoạt động
cho mình như: Tìm tòi quan sát, so sánh thông qua hoạt động với toán để giúp
trẻ hình thành những biểu tượng ban đầu về toán như: Số lượng, kích thước,
hình dạng, định hướng không gian để sau này trẻ vững vàng tự tin hơn khi tiếp
nhận những kiến thức toán học trong những giai đoạn tiếp theo.
Ở bậc học mầm non, chưa nói đến đặc tính gì cao xa của toán học, với trẻ
5 - 6 tuổi, toán không phải là những khái niệm trõu tượng, không phải là những
phép tính cộng (+) , trừ (-), nhân (x), chia (:) yêu cầu chính xác về lập tính và kết
quả. Mà toán học ở độ tuổi này đơn giản chỉ mới được tìm hiểu d¬Ý d¹ng: Tập

hợp và số lượng trong phạm vi 10, hình dạng, màu sắc, không gian, thời gian,
xếp tương ứng 1-1, so sánh phân loại.

2


Như chúng ta đã biết để đạt được biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ, thì
chúng ta phải biết xây dựng cho trẻ một hệ thống các khái niệm về kiến thức
toán học cơ bản, ban đầu từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ trực quan
đến trừu tượng… Đồng thời phải chỉ ra mối quan hệ tương ứng kiến thức nhằm
giúp trẻ hiểu và có khả năng vận dụng kiến thức của trẻ, phải được diễn ra thông
qua các hoạt động chơi hoặc các hoạt động mang tính chất vui chơi, để góp phần
toàn diện đối với trẻ thơ.
Là người giáo viên mầm non, ngoài việc quan tâm và nhiệt tình chăm sóc
giáo dục trẻ, tôi còn dành thời gian nghiên cứu học hỏi để có những sáng tạo
riêng cho bộ môn toán. Tôi thấy việc “Cho trẻ làm quen với toán” cũng đã có
định hướng đổi mới hình thức thực hiện trên cơ sở khoa học, đảm bảo tính đặc
thù của hoạt động toán sơ đẳng.
Với yêu cầu nâng cao kỹ thuật thực hành giúp trẻ cảm nhận toán một cách
thoải mái, đồng thời tạo cho trẻ có kỹ năng kiến thức phong phú về toán. Mặt
khác như chúng ta đã biết trẻ mẫu giáo " Học mà chơi- chơi mà học" vì vậy tạo
môi trường gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ với những trò chơi câu
chuyện lí thú sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức cô giáo cung cấp nhanh hơn. Vì vậy
cho trẻ làm quen với toán là hoạt động rất quan trọng trong việc hình thành và
phát triển nhân cách sau này cho trẻ.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Các nhà nghiên cứu đã khảng định rằng: “Học giỏi toán sẽ giúp con người
ta phát triển khả năng lập trình lô rích. Phát triển tư duy khoa học khả năng sắp
xếp, giải quyết vấn đề mau lẹ hợp lý, và làm việc rất hiệu quả mà không tốn

nhiều thời gian”.
Qua quá trình học tập và giảng dạy, nghiên cứu của đề tài tôi nhận thấy
ngay từ khi mới sinh ra trẻ em như một tờ giấy trắng chưa hình thành các biểu
tượng về toán ban đầu của trẻ. Vì thế người lớn nói chung và các cô giáo Mầm
non nói riêng là trực tiếp tác động đến trẻ nhằm dần dần hình thành cho trẻ
những biểu tượng ban đầu về cuộc sống. Trẻ 5 - 6 tuổi vốn hiểu biết còn ít, vì
vậy những biểu tượng về Toán ban đầu cho trẻ chỉ là dạng sơ khai mới mẻ.
Để hình thành được biểu tượng về toán, trẻ cần dựa vào vốn tích luỹ của
bản thân, vốn ngôn ngữ nhất định để diễn đạt trong việc hướng dẫn trẻ làm quen
với toán. Giáo viên đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn trẻ nhận
thức các biểu tượng sơ đẳng về toán, làm tăng thêm vốn hiểu biết về trẻ.
Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi là
một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu
quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non, không chỉ
phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành
cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà
trọng tâm là hoạt động học toán cho trẻ ở trường mầm non.

3


Những biểu tượng toán học sơ đẳng, được hình thành ở trẻ em là kết quả
của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống
hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các hoạt
động học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ
nắm được là phương tiện để phát triển tư duy toán học.
Các “Hoạt động làm quen với toán”còn có vai trò đặc biệt trong sự phát
triển nhân cách và những kỹ năng nhận biết cho trẻ, nhiệm vụ của nhà sư phạm
trước tiên là tạo sự hứng thú, để phát huy một cách toàn diện cho trẻ.
II. THỰC TRẠNG

1. Thuận lợi:
Trường mầm non Nga Thủy trong những năm gần đây đang vươn lên
từng bước để phấn đầu trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2016. Có ngôi
trường khang trang, đủ phòng học, điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường cho
các cháu học tập, sinh hoạt, ăn uống đảm bảo vệ sinh. Có đồ chơi ngoài trời cho
các cháu vui chơi.
Với đội ngũ cán bộ quản lý cũng như giáo viên trẻ khoẻ, năng động,
sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm có trình độ chuyên môn cao, cơ sở trường
lớp tương đối đầy đủ.
Trong năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5- 6 tuổi với
tổng số cháu là 38 cháu. Trong đó, có 18 cháu trai và 20 cháu gái, các cháu đều
cùng một độ tuổi nên nhận thức tương đối đồng đều, thích tham gia các hoạt
động.
Bản thân về bộ môn làm quen với toán cũng nắm được phương pháp
giảng dạy, hơn thế nữa tôi rất yêu nghề, mến trẻ và đặc biệt là được sự quan tâm
của ban giám hiệu nhà trường, đã giúp tôi vững tin hơn trong mọi hoạt động.
Đối với phụ huynh hoạt động toán là một trong mối quan tâm hàng đầu,
họ luôn mong muốn con em học tốt hoạt động này.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn nhất
định như:
Xã Nga Thủy là một xã nghèo, nằm ven biển nên phần lớn Phụ huynh ở
lớp là làm nông nghiệp, như: Trồng cói, đi biển và lao động tự do. Một ít phụ
huynh đi làm ăn xa để con gửi ông bà ở nhà, nên ít có thời gian và điều kiện
quan tâm đến con em mình, đặc biệt là việc kèm cặp các cháu học.
Các đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh do cô sưu tầm và tự làm còn hạn chế chưa
phong phú về màu sắc và chủng loại.
Các tiêu chí để đánh giá theo dõi sự phát triển của trẻ, qua hoạt động làm
quen với toán còn yếu về khả năng nhận biết, định hướng và so sánh, hình khối.
Từ những thuận lợi, khó khăn và tình hình thực trạng trên, qua quá trình

giảng dạy, tôi đã nghiên cứu trên 38 cháu của lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi, thời gian
tôi nghiên cứu trong một năm học.

4


Kết quả đánh giá chất lượng đầu năm:
T
T

Nội dung

1

Xếp tương ứng 1-1

Đạt
Khá

Tốt
Số
Số
trẻ trẻ Tỉ lệ

Số
trẻ

Tỉ lệ

Số

trẻ

38 10
38 8

10
10

26.3
26.3

10 26.3 8
9 23.7 11

26.3
21.1

TB

Chưa
đạt

Tỉ lệ

Số
trẻ

Tỉ lệ

21.1

28.9

Tập hợp và số lượng
Hình dạng, khối hộp,
3
38 10 26.3 9 23.7 8 21.1 11 28.9
kích thước và màu sắc
Định hướng không
4
38 10 26.3 10 26.3 8 21.1 10 26.3
gian và thời gian
So sánh, thêm bớt, tạo
5
38 8 21.1 10 26.3 10 26.3 10 26.3
nhóm, phân loại.
Đứng trước tình hình thực tế như trên và qua quá trình dạy trẻ LQVT với
toán, tôi nhận thấy trẻ thích được hoạt động toán chưa cao, các kỹ năng còn gò
ép nên trẻ hoạt động với toán chưa hứng thú, chưa thể hiện hết khả năng về toán
của mình.
Từ nhận thức thực tế đó và sau khi được học chuyên đề “Mầm non mới” ở
lứa tuổi 5 – 6 tuổi, đặc biệt là việc hình thành biểu tượng về số lượng, con số và
phép đếm cho trẻ. Đây cũng là đề tài sáng kiến kinh nghiệm mà tôi đã lựa chọn
“Một số phương pháp sáng tạo cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 làm quen với toán ở
trường mầm non Nga Thủy”.
2

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Tạo môi trường làm quen với toán theo hướng mở để phát huy tính
sáng tạo của trẻ:
- Môi trường bên trong lớp:

Trong những năm gần đây thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới,
môi trường giáo dục luôn được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, đã
đưa môi trường giáo dục vào trường Mầm non tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám
phá, phát hiện những điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống. Trẻ được tự lựa
chọn hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. Trẻ tham gia tích cực tạo cơ hội cho
trẻ bộc lộ khả năng của mình qua đó cung cấp kiến thức, kĩ năng cho trẻ nhằm
góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Mầm non.
Vì vậy khi xây dựng môi trường giáo dục trong trường Mầm non tôi luôn
chú ý xây dựng và bám theo các nguyên tắc sau; Phải đảm bảo an toàn về thể
chất tâm lý cho trẻ, phải xây dựng trong suốt quá trình thưc hiện chương trình
chăm sóc, giáo dục cụ thể và được tiến hành hằng ngày. Nên cần phải đa dạng
phong phú để kích thích sự phát triển của trẻ, đồng thời môi trường phải thuận
lợi để hình thành các kĩ năng xã hội cho trẻ. Với tầm quan trọng của môi trường
giáo dục như vậy nên tôi luôn chú ý cố gắng để tạo cho trẻ một môi trường hoạt
động trong và ngoài lớp một cách có khoa học, linh hoạt.
Ngay từ đầu năm học tôi lên kế hoạch xây dựng các góc trong lớp, đúng
5


chương trình (gồm có góc tĩnh và góc động). Ví dụ: Góc KPKH, góc xây dựng,
góc nghệ thuật,…Không những xây dựng các góc tôi còn trang trí hình ảnh các
góc trong lớp phù hợp với từng chủ đề và phù hợp đối tượng trẻ lớp 5- 6 tuổi,
thật phong phú, nhiều chủng loại, sắp xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn
đặt ở tư thế “mở’’ để kính thích trẻ hứng thú hoạt động. Đồ dùng đồ chơi phải
đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và
đặc biệt có thể sử dụng vào các hoạt động khác. Góc KPKH được bố trí thật nổi,
thật đẹp mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác. Không
nên trang trí quá nhiều lại đồ dùng đồ chơi. Các đồ dùng đồ chơi trong góc
KPKH được phân chia thành từng “Mảng” riêng biệt. Với mỗi chủ đề khác
nhau, được tương ứng với từng thể loại, để tôi dạy trẻ và trang trí cho nổi bật rõ

ràng.
- Tập hợp và số lượng
- Hình dạng, khối hộp, kích thước và màu sắc
- Định hướng không gian và thời gian.
- Xếp tương ứng 1-1
- So sánh, thêm bớt, tạo nhóm, phân loại
* Về tập hợp và số lượng

(Hình ảnh góc mở cho trẻ làm quen với toán về số lượng của lớp tôi)
Ví dụ 1: Ở chủ đề: “Gia đình” khi dạy trẻ đề tài: “Tạo nhóm có số lượng 7”
Tôi đã trang trí ở góc mở làm nổi bật chủ đề, đặc biệt là góc KPKH. Ở
góc này tôi đã sử dụng góc mở có tên “Bé làm quen với toán” có hình ảnh các
đồ dùng trong gia đình.
Cách chơi: Tôi gắn lên góc mở đó 1 mẫu là số 7 và 1 bên tương ứng là
các nhóm hình ảnh đồ dùng trong phạm vi 7. Trẻ dán, treo, tạo số lượng 7, tôi

6


hướng dẫn cho trẻ bên nào có số lượng 7 thì dán thành một hàng tương ứng với
số 7. Hoặc tạo nhóm đồ dùng trong phạm vi 7.
Thông qua trò chơi này trẻ được khắc sâu kiến thức khi chơi ở đó. Tạo
cho trẻ kĩ năng nhận biết các đồ dùng trong gia đình và còn nhận biết được số
lượng tương ứng của từng đồ dùng. Mặt khác trẻ còn phát triển được kĩ năng
đếm, nhận biết số và đếm số tương ứng. Sau mỗi chủ đề khác nhau tôi có thể
thay đổi các ký hiệu hình ảnh cho phù hợp với từng chủ để cần dạy cho trẻ.
Ví dụ 2: Khi học số 8 thuộc chủ đề thế giới động vật thì trẻ sẽ cắt, xé 8 con
gà trống, 8 con gà mái, 8 con gà con...vv; dán vào mảng tường và lấy số tương
ứng dán bên cạnh, đến hết chủ đề này, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu
tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tập về hoạt động toán rất phong phú.

*Về Hình dạng, khối hộp, kích thước và màu sắc: Vào các giờ hoạt động
góc, tôi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán hình ảnh trong sách báo có liên
quan đến bộ môn toán để làm “Sách”, “Tập san” và làm các quyển sách có dạng
các hình và màu sắc đã học.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Gia đình” khi dạy trẻ nhận biết các khối hình và màu sắc
Tôi trang trí góc mở với hình ảnh các ngôi nhà, các kiểu nhà, được ghép bởi
các hình: Khối vuông làm thân nhà, khối hình tam giác làm mái nhà, khối hình
chữ nhật làm cửa ra vào. (Cô có thể yêu cầu trẻ xếp các khối hình theo màu sắc
khác nhau tạo thành ngôi nhà).
Thông qua đó trẻ được quan sát và khắc sâu hơn hình ảnh, đặc điểm của các
hình khối. Từ đó trẻ quan sát và có thể sắp xếp, nhận biết các khối hình để tạo
thành ngôi nhà có màu sắc khác nhau qua mỗi lần chơi.
Ví dụ: Cho trẻ sưu tập các hộp, làm đồ chơi có dạng các hình khối sau đó cô
cùng trẻ sẽ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người,
hình con vật, con lật đật… và trưng bày ở lớp với các hình học cứ như vậy trẻ sẽ
rất thích thú và ghi nhớ được các hình khối.
*Về định hướng không gian:
Khi dạy trẻ định hướng không gian thì cần phải chính xác, rõ ràng cho nên
giáo viên càng nắm vững trình độ làm quen với toán của trẻ sẽ giúp cho việc dạy
trẻ học toán đạt kết quả cao.
Trong giờ học, tôi cho trẻ ngồi xen kẽ giữa trẻ học khá với trẻ học yếu để
những trẻ học khá có thể giúp những bạn học yếu nắm bắt kiến thức tốt hơn và
chính xác hơn.
Ví dụ: Khi tôi dạy trẻ xác định phía trước – phía sau, phía trên – phía dưới
của bản thân.
Trước tiên tôi tạo tình huống gợi mở dẫn dắt để trẻ có thể xem xét, quan sát
và phát hiện những biểu tượng mới. Cụ thể để trẻ xác định được phía trên – phía
dưới, tôi treo một đồ vật ở trên cao và để có thể nhìn thấy trẻ phải ngẩng đầu
lên. Cô hỏi trẻ: Đồ vật đó ở phía nào của con? Tại sao con biết nó ở phía trên?
Trẻ phải nói được rằng vì con phải ngẩng đầu nên con mới nhìn thấy nó.

Tương tự như vậy muốn dạy trẻ xác định phía dưới tôi dấu đồ vật ở dưới
gầm ghế và hỏi trẻ muốn nhìn thấy vật dấu đó con phải làm như thế nào? Trẻ
7


phải dựa vào vốn kinh nghiệm của mình và suy nghĩ để trả lời câu hỏi đó của cô
là cần phải cúi xuống mới nhìn thấy vật đó vì nó để ở phía dưới.
VD: Ở chủ đề “Bản thân” khi dạy trẻ định hướng không gian trên - dưới. Tôi
trang trí ngôi nhà có quạt trần ở trên trần nhà, nồi cơm điện để ở dưới nền nhà.
Từ đó trẻ có thể định hướng trong không gian như: Quạt điện ở phía trên, nồi
cơm ở phía dưới.
Ví dụ: Dạy trẻ xác định phía trước thì tôi phải tạo tình huống và tổ chức cho
trẻ học qua các trò chơi, và sử dụng các đồ chơi để trẻ hứng thú học. Qua đó
giúp trẻ hiểu được rằng với những đồ vật nhìn thấy được là ở phía trước còn
những gì không nhìn thấy được là ở phía sau. Không những dạy trẻ định hướng
phía trên – Phía dưới, phía phải – Phía trái trong không gian mà tôi còn dạy trẻ
xác định tay phải, tay trái của bản thân rất khó.
* Về so sánh, phân loại:
Ví dụ: chủ đề “Gia đình” so sánh sắp xếp thứ tự chiều cao của 2 đối tượng. Cô
làm mô hình 2 ngôi nhà có chiều cao và màu sắc khác nhau, 2 bông hoa có chiều
cao và mầu sắc khác nhau, 2 cây: một số loại quả màu sắc khác nhau cô cho trẻ
so sánh sắp xếp theo thứ tự chiều cao 2 đối tượng và dán lên góc toán mở.
* Về xếp tương ứng: Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật” cô yêu cầu trẻ
xếp mỗi bông hoa tương ứng với một cái bình hoa.
- Môi trường bên ngoài lớp:
Nhà trường đã xây dựng kế hoạch trang trí mảng tường của các nhóm lớp
thật sống động, gần gũi, mát mắt, huyền ảo đến với trẻ. Song song với việc làm
trên các lớp đã xây dựng góc thiên nhiên riêng cho lớp mình. Nhà trường cũng
đã xây dựng được một “vườn thiên nhiên”chung cho toàn trường góc thiên
nhiên đặt ở ngoài hiên, huy động giáo viên và phụ huynh các lớp góp các loại

cây cảnh, làm bồn hoa…huy động cán bộ giáo viên làm những lọ chậu…làm
bằng những nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương như: gáo dừa, bẹ dừa trồng cây
phong lan, hộp nhựa các loại cắt trang trí để trồng cây cảnh…Với sự nhiệt tình,
bàn tay khéo léo, óc sáng tạo của cô và trẻ.
Tôi đã xây dựng góc thiên nhiên giúp trẻ được gần gũi thân thiện có tác
dụng giúp trẻ đạt được các mục tiêu giáo dục và trẻ trực tiếp được quan sát mô
hình cây cối, con vật... do vậy qua hoạt động ở góc thiên nhiên cũng cung cấp
cho trẻ kiến thức về toán sơ đẳng được tốt hơn.
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” qua hoạt động quan sát “Vườn thiên
nhiên của bé” trẻ biết được quy mô của vườn cây đó được trồng những loại cây
gì? Có mấy loại cây? Cây nào cao, cây nào thấp. Trẻ được đếm số cây trong
vườn và trẻ biết được màu sắc của từng loại hoa …

8


Góc thiên nhiên của lớp tôi
Các cây trồng ở sân trường Tôi cắt các hình có màu sắc khác nhau, dán
lên các bông hoa, treo ở cành cây để trẻ phân biệt từng loại cây và đọc hình ở
cây đó. Ví dụ: Cây vú sữa treo bông hoa có ký hiệu hình chữ nhật, cây nhãn treo
bông hoa có ký hiệu hình vuông…Cũng nhờ đó mà trẻ được làm quen các hình
khối và nhà trường đã xây dựng môi trường đã đẹp và ngày càng lại đẹp hơn
nữa.
Kết quả: Qua việc tạo môi trường làm quen với toán theo hướng mở để
phát huy tính sáng tạo cho trẻ tôi thấy đạt kết quả rõ rệt:
+ Trẻ tích cực hoạt động không nhàm chán, không mệt mỏi;
+ Thích được hoạt động với toán, thích kéo dài thêm thời gian học toán;
+ Thi nhau trả lời các câu hỏi;
+ Tự đặt câu hỏi cho cô và các bạn.
2. Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi và sử dụng đồ dùng trực quan

của cô và trẻ khi LQVT;
* Tăng cường làm đồ dùng, đồ chơi:
Để thực hiện tốt cho trẻ làm quen với toán, giúp trẻ hứng thú và tự tin
tham gia vào các hoạt động với toán. Phát huy tốt khả năng toán của trẻ cần phải
có các điều kiện về cơ sở vật chất, phải tham mưu với BGH nhà trường, phát
động phụ huynh mua sắm đồ dùng phục vụ trong các tiết dạy. Vì đồ dùng đồ
chơi là sách giáo khoa của trẻ, trẻ học bằng chơi, chơi mà học.
Bản thân tôi cũng phải tự sưu tầm, làm đồ dùng phục vụ cho các tiết dạy
như que tính, hột hạt… các con vật, hình hộp, tranh ảnh…

9


Đồ dùng, đồ chơi tôi và trẻ tự làm.
Để dạy trẻ có chất lượng thì bản thân tôi cũng phải tự bồi dưỡng học tập
để có kiến thức, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Cần quan tâm đến kiến thức cá nhân trẻ để có kế hoạch bồi dưỡng, uốn
nắn, phát huy tích cực khả năng nhận biết của trẻ.
Giáo viên phải có khả năng dạy trẻ tập hợp về số lượng, hình dạng, kích
thước gây hứng thú hoạt động cho trẻ.
Tổ chức hoạt động với nhiều hình thức thay đổi, như: Sử dụng câu đố,
thơ, truyện, trò chơi, bài hát, hoạt động vui chơi trên máy Kisdmart.
Cần phải biết động viên khuyến khích trẻ, gần gũi trẻ.
Khuyến khích trẻ làm một số đồ dùng học tập cùng cô, công việc này tuy
đơn giản nhưng có giá trị rất lớn, khắc sâu kiến thức Toán mà trẻ đã học, củng
cố kỹ năng tạo hình của trẻ, tạo sự hứng thú cho trẻ khi được sử dụng những đồ
dùng do mình làm ra trong hoạt động học, giáo dục trẻ biết trân trọng và giữ gìn
sản phẩm, cung cấp thêm đồ dùng học tập cho lớp.
Ví dụ: Khi dạy ở chủ đề “Thế giới động vật”. Để phục vụ cho các hoạt
động học về số lượng Tôi đã tổ chức cho trẻ vẽ các đồ vật, con vật, sau đó lưu

lại một số tranh đẹp, cắt dán những chi tiết cần thiết lên bìa cứng để trẻ sử dụng
trong hoạt động học, trẻ thấy thích thú với đồ dùng do cô và trẻ làm ra..Ngoài ra
tôi còn sử dụng các đồ dùng, đồ chơi làm quen với Toán do cô và trẻ làm ra để
trang trí lớp tạo môi trường học Toán cho trẻ. Các đồ dùng đồ chơi làm ra không
chỉ sử dụng trong giờ học Toán mà còn được sử dụng trang trí lớp, làm đồ dùng
đồ chơi khác, như vậy trẻ được ôn luyện và củng cố kiến thức về môn học Toán
ở mọi lúc mọi nơi trong các thời điểm khác nhau như: trong giờ đón trẻ, giờ hoạt
động vui chơi, giờ trả trẻ.
Ví dụ : Tôi dùng bìa cứng để làm bàn cờ cho trẻ chơi trong giờ vui chơi,
như: Bàn cờ màu.Trò chơi đặt số tương ứng cũng rất đơn giản và đồ chơi tôi
dùng giấy màu cắt các hình có mối quan hệ logic với nhau và sắp xếp thành
nhóm để trẻ tìm đặt số tương ứng.
Trò chơi ghép tranh, tập đếm cũng là trò chơi thu hút được trẻ tham gia,
ngoài ra tôi còn làm Bảng bé tập đếm và đặt số tương ứng để trẻ củng cố các
kiến thức đã học.
10


*Sử dụng đồ dùng trực quan của cô và trẻ khi LQVT:
Trẻ 5 - 6 tuổi việc làm quen với biểu tượng toán là hoạt động cần thiết,
không những tạo cho trẻ có được tính nhanh nhẹ, thông minh, hoạt bát, sáng tạo
trong khi trẻ thực hiện hoạt động ở trên lớp cũng như trong các hoạt động khác
mà còn góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mẫu giáo. Bên cạnh đó
còn giúp trẻ có tâm thể vững vàng trước khi bước vào lớp 1, Muốn trẻ hào hứng
tham gia và yêu thích học toán thì phải xây dựng nề nếp thói quen tốt trong học
tập cho trẻ như: Cách ngồi học đúng tư thế, cách trẻ lời câu hỏi của cô, cách giơ
thẻ số và cách sử dụng trực quan khi tham gia các hoạt động như thế nào? Cách
thực hiện các bước trong hoạt động làm quen với toán ra sao? phải phân nhóm
số trẻ có khả năng nhận biết nhanh, chậm, bình thường, để tiện theo dõi và có kế
hoạch cụ thể để bỗi dưỡng đồng thời kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng

giáo dục trẻ. Trong quá trình giảng dạy thực nghiệm tôi đã tìm ra một số phương
pháp đơn giản nhưng hợp lý và phù hợp như sau:
Xuất phát từ đặc điểm nhận thức của trẻ về biểu tượng toán mang nặng
cảm tính nên tôi đã sử dụng thủ thuật gây hứng thú cho trẻ ngay từ tiết học đầu
tiên, nhằm tạo cho trẻ một tâm trạng vui vẻ, phấn khởi khởi gợi tính tò mò ham
hiểu biết của trẻ .
Tôi đầu tư vào bài soạn cho giờ hoạt động học đảm bảo đầy đủ các nội
dung tập hợp và số lượng, kích thước, hình dạng, định hướng không gian, trong
đó có dạng có nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp.
Có nhiều sáng tạo trong quá trình hướng dẫn, dẫn dắt bài để giúp trẻ cảm
nhận ngay với những hoạt động mà trẻ sẽ thực hiện và giúp trẻ hứng thú và hoạt
động tích cực. Có tích hợp một số môn học khác.
Tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, để tập luyện cho trẻ làm quen với
các kỹ năng học toán, như: Kỹ năng chơi các trò chơi với toán, kỹ năng tập hợp
và số lượng, kỹ năng về kích thước, kỹ năng về hình dạng, kỹ năng về định
hướng không gian…
3. Tích hợp kiến thức toán sơ đẳng trong các hoạt động cho trẻ mọi
lúc, mọi nơi và các hoạt động học khác;
Trước hết phải có chương trình kế hoạch tổ chức cao giờ hoạt động học,
mỗi tuần phải có môn toán, thời gian từ 35 - 40 phút.
Chuẩn bị cho giờ hoạt động làm quen với toán, trẻ phải biết trước nhiều
ngày để có thời gian giúp trẻ làm quen với các hình thức hoạt động, để khi vào
giờ hoạt động thì trẻ không còn lúng túng, trẻ tự tin vào hoạt động một cách
thoải mái.
Nắm bắt nội dung của từng hoạt động để có kế hoạch chọn nội dung kết
hợp cho phù hợp. Không bắt buộc nhưng phải hợp lý, có tích hợp 1- 2 môn học
khác.
Đối với hoạt động học cần phải có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước ở
mọi lúc, mọi nơi về các hoạt động, như: Đếm, nhận biết về nhóm đối tượng,
nhận biết mối quan hệ hơn kém, so sánh thêm bớt các nhóm đồ vật, biết cách


11


chia nhóm đối tượng thành hai phần… Các hoạt động không bắt buộc nhưng
phải phong phú, sinh động.
Ví dụ: - Trong giờ hoạt động góc, ở chủ đề “Gia đình” khi trẻ chơi ở góc
bán hàng Tôi làm “CÁC” ghi giả làm số tiền vào “CÁC” rồi gắn lên các mặt
hàng để trẻ biết giá thanh toán. Cô đngs vai mua và hỏi trẻ, Bác bán hàng ơi cái
làn này giá bao nhiêu tiền ?… Hoặc tôi yêu cầu trẻ chia 6 đối tượng làm 2 phần
bằng nhau và đặt số tương ứng bên cạnh. Như ở hình dưới:

3
3
- Ở các buổi chiều ôn, tôi có thể cho trẻ so sánh, thêm bớt hoặc chia nhóm
đồ vật thành hai phần khác nhau. Làm thế nào khi vào giờ hoạt động học, trẻ đã
có sẵn kiến thức các bài để hoạt động một cách tự tin và thoải mái.
- Ở chủ đề “ Thế giới động vật” Tôi dạy văn học: Bài thơ: “Mèo đi câu
cá” khi đàm thoại tôi cũng tích hợp toán vào bài dạy. Tôi hỏi: Anh em nhà mèo
có mấy người? trong bài thơ có mấy nhân vật( trẻ đếm số nhân vật). Hoặc Ở chủ
đề Thế giới thực vật kể chuyện “Cây khế” trẻ chơi trò chơi “Dán quả cho cây”
tôi cho 3 đội thi nhau bật qua 3 vòng, lấy quả khế dán lên cây của đội mình,
trong thời gian 2 phút. Sau đó cho trẻ đếm kết quả của từng đội và so sánh trên
bức tranh của mỗi đội.
- Hoặc ở chủ đề “ Bản thân” dạy khám phá khoa học tôi cũng lồng ghép
toán. Ở phần ổn định tổ chức tôi có thể cho trẻ hát bài “Tập đếm’ để trẻ có thể
12


đếm các ngón tay của mình qua đó tích hợp toán cho trẻ. Ngoài ra tôi còn cho trẻ

sử dụng những ngón tay của mình để chơi xếp hình như: Hình tam giác 3 ngón
tay, hình chữ nhật 4 ngón tay…
Các hoạt động của trẻ không nhất thiết phải áp đặt gò bó để giúp trẻ hứng
thú tự tin. Để nâng cao hiệu quả giáo dục, trong hoạt động dạy cần lồng ghép,
tích hợp một cách lô gích một vài môn học khác và tích hợp cần bám vào các
chủ đề sao cho phù hợp.
Tôi luôn khuyến khích động viên trẻ mỗi khi hoạt động, khả năng về toán
của trẻ được nâng cao thì giáo viên cũng cần có khả năng kiến thức và kinh
nghiệm để dạy trẻ các kỹ năng làm quen với toán.
Trong giờ hoạt động học cũng như khi dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài
việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức cá nhân để có kế
hoạch bồi dưỡng.
Ví dụ: Tôi phát hiện những trẻ có kỹ năng thêm bớt, so sánh chia nhóm
tốt. Sau đó tôi sẽ có kế hoạch bồi dưỡng thêm, giúp trẻ phát huy khả năng, kiến
thức của trẻ. Đối với những trẻ kỹ năng còn yếu, tôi cũng nắm bắt, gần gũi động
viên trẻ theo bạn, dần dần giúp trẻ hoà nhập với chất lượng chung.
Để đạt được hiệu quả trong hoạt động cho trẻ làm quen với toán, giáo viên
cần phải có kế hoạch, biện pháp, kinh nghiệm tổ chức những hoạt động nhằm
nâng cao khả năng kiến thức về toán cho trẻ, như: Tổ chức cho trẻ đếm nhận biết
các nhóm đồ vật, nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng ở mọi
lúc, mọi nơi…
Vậy là lại thêm một lần nữa những kiến thức toán đã học, được ôn luyện
củng cố lại, như vậy trẻ sẽ nhớ kiến đó lâu hơn.
4. Sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp để tích hợp lồng
ghép trong giờ dạy trẻ có các biểu tượng về số lượng;
Thơ, truyện, trò chơi luôn có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với trẻ mẫu giáo.
Khi tổ chức các hoạt động tôi đã sưu tầm, sáng tác thơ, truyện, trò chơi phù hợp
để tích hợp lồng ghép trong giờ dạy trẻ hình thành biểu tượng về số lượng, con
số và phép đếm, tạo được sự chú ý, thích thú cho trẻ, giờ học đã đạt được hiệu
quả tốt hơn.

Ví dụ: Ở chủ đề “Bản thân” Dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía trước,
phía sau của đối tượng khác. Hình thức tổ chức theo một trò chơi:
Trò chơi là một trong những trực quan vô cùng quan trọng trong hoạt động làm
quen vói biểu tượng toán, trẻ được “Học mà chơi – chơi mà học”. Là một đặc
điểm nổi bật của trẻ mẫu giáo thông quá các hình thức chơi, trẻ sẽ nhận nhiệm
vụ học một cách tự nhiên,nhẹ nhàng không căng thẳng, không gò ép. trẻ hào
hứng chơi khi trong trò chơi xuất hiện những trực quan hấp dẫn, bất ngờ. Hãy
tạo cho trẻ nhiều cơ hội để “chơi” với các biểu tượng toán. Trò chơi giúp trẻ
học tốt hơn là làm bài tập toán. Các trò chơi thú vị thường dễ dàng tạo ra cho
trẻ động cơ để rèn luyện các kỹ năng toán học cơ bản.
Những trò chơi mà trẻ rất thích chơi là: Choi kéo co, chơi lò cò, cáo và gà mái,
trốn tìm… hoặc tôi Sưu tầm một số trò chơi dân gian, như “Mõ làng mõ xóm”.
13


Dạy Toán về “Xác định không gian” Cô cho một trẻ làm người đi rao mõ.Vừa
gõ mõ vừa đọc:
“Chiềng làng chiềng chạ
“Ấy là mõ xóm
Thượng hạ tây đông
Mõ làng là tôi
Nếu là đàn ông
Thấy tôi đứng đây
Đứng ra phía trước
Con trai bên trái
Nếu là con gái
Con gái bên phải
Đứng ra phía sau.’’
Nhanh mãi lên nào.”
Sau khi người rao mõ đọc xong từng vế thì trẻ trai và trẻ gái đứng vào vị trí

người rao mõ yêu cầu. Tiếp theo là cô phải đặt các câu hỏi để trẻ trả lời xem trẻ
đang đứng ở vị trí nào của người rao mõ.
Qua việc sử dụng trò chơi trong các giờ làm quen với biểu tượng toán,tiết
học trở nên sôi nổi, trẻ được tham gia hoạt một cách toàn diện, tinh thần thoải
mái nên cỏ thể không bị mệt mỏi và căng thẳng. Điều này đã tạo cho trẻ hứng
thú hăng say trong quá trình tham gia hoạt động học tập.
Ví dụ: Với bài dạy Đếm đến 9. Nhận biết các nhóm trong phạm vi 9. Nhận
biết chữ số 9, chủ đề “Thế giới thực vật”.

8
9
Tôi cho trẻ luyện tập nhận biết các nhóm có 8 đối tượng qua bài thơ
“Vườn xuân bé yêu” để trẻ đếm số hoa trong vườn xuân, gắn thẻ số tương ứng
với số hoa trong vườn và trồng thêm hoa để vườn xuân có đủ số lượng là 9 cây.
Qua đó trẻ đã rất chú ý, hứng thú tham gia hoạt động.
Ở bài dạy này tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia các trò chơi, như: Chung
sức, bé vui xuân, trẻ được gắn hoa đủ số lượng là 9. Đặc biệt, trẻ được hoạt động
vui chơi trên máy Kisdmart, trẻ lựa chọn các hình ảnh để in bưu thiếp có đủ số
lượng là 9 hình ảnh và tô màu cho đủ 9 hình ảnh trong bưu thiếp. Với cách tổ
chức trên, trẻ đã tích cực tham gia hoạt động, các biểu tượng về số lượng, con số
và phép đếm của trẻ ngày càng cụ thể, rõ ràng.

14


* Sau đây là một số kinh nghiệm của tôi dạy trẻ hình thành biểu
tượng về số lượng, con số và phép đếm:
- Kinh nghiệm dạy trẻ đếm đúng số lượng:
Làm thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ học, trẻ hứng thú say mê học toán. Đó
là yêu cầu cần thiết với giáo viên trước khi chuẩn bị cho giờ hoạt động tôi đã

chuẩn bị tham khảo trong chương trình và tìm tòi biện pháp tốt nhất.
Tôi phải luyện cách đếm đúng, để giúp trẻ cảm nhận được dạy trẻ từ cách
chỉ theo thứ tự, từ phải qua trái, từ trên xuống dưới, dạy trẻ từ đơn giản đến khó,
phù hợp với nhận thức của trẻ, trẻ còn được luyện thêm vào buổi chiều ôn.
- Kinh nghiệm khi dạy trẻ, so sánh, thêm bớt:
Khi dạy đến dạng hoạt động này, tôi đã tham khảo trên nhiều phương diện
để vận dụng vào bài để phù hợp cho trẻ phù hợp với nội dung tính chất của bài dạy.
Dạy vận động so sánh, thêm bớt cần phải có sự chuẩn bị về đồ dùng đẹp,
hấp dẫn phù hợp với bài dạy.
Để lối cuốn trẻ vào hoạt động tôi đã tạo ra nhiều các đồ dùng tự tạo gần
gũi với trẻ như con giống, con rối, tranh ảnh… để trẻ kết hợp vận động vào hoạt
động học. Giúp trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động thì các hình thức cô và trẻ
hoạt động cùng cần phải sáng tạo phong phú.
- Kinh nghiệm dạy trẻ chia nhóm đối tượng;
Khi cho trẻ chia nhóm tôi phải là người hướng dẫn đúng, biết kết hợp các
kỹ năng phù hợp để lôi cuốn trẻ thực hiện.
Cho trẻ thực hiện tiếp trên đồ dùng trực quan… từ việc cho trẻ chia nhóm
với nhiều hình thức giúp trẻ hứng thú. Từ đó giúp trẻ cảm nhận được tính chất
nội dung của hoạt động học.
5. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động học khi dạy cho
trẻ “Làm quen với toán”.
Với sự phát triển của hàng loạt các phần mềm giáo dục hữu ích đã mở ra
những hướng đi mới cho nghành giáo dục trong việc đổi mới phương pháp và
hình thức dạy học. Giờ dạy của giáo viên sinh động và linh hoạt hơn nhờ vào
các phần mềm thiết kế bài giảng điện tử. Trong giáo dục mầm non, việc ứng
dụng công nghệ thông tin cũng tạo ra một số biến đổi nhất định về mặt chất
lượng giảng dạy đối với trẻ mầm non, bước đầu tạo cơ hội để phát triển một môi
trường mang tính tương tác cao giữa giáo viên và trẻ.
Đối với cấp học mầm non việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong
giảng dạy là hết sức cần thiết. Một phần thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ

tâm thế thoải mái, gây hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức. Một phần
bước đầu cho trẻ làm quen với công nghệ thông tin.
Trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ, tuỳ theo chủ
đề và yêu cầu của nội dung bài dạy; kiến thức cần truyền đạt cho trẻ, tôi đã thiết
kế các bài giảng điện tử để dạy trẻ tạo cho hoạt động học sinh động, thoải mái
và đạt kết quả cao.
Để lựa chọn hình thức cho phù hợp tôi đã suy nghĩ làm sao để cho tiết dạy
phù hợp với chủ đề một cách hợp lý và để gây hứng thú cho trẻ tôi đã nghĩ ra.
15


Ví dụ 1: Cho trẻ nhận biết chữ số 9
Tôi kể cho trẻ câu chuyện “Hạt giống nhỏ” qua màn hình. Hạt giống gieo
xuống đất, nảy mầm cho đến khi lớn lên được cây và cho đến khi có 8 cây ra
hoa được 8 bông hoa. Cô sẽ hỏi trẻ
+ Số cây và số hoa như thế nào với nhau (Số cây nhiều hơn số hoa là 1)
+ Để nhóm cây và nhóm hoa bằng nhau ta phải làm gì? (Thêm 1 hoa)
Cô kích chuột một bông hoa xuất hiện nở ra
+ Các con đếm xem có mấy bông hoa? (9 bông)
Cô ních chuột số 9 xuất hiện và giới thiệu cho trẻ hôm nay cho cả lớp làm
quen số 9. Cho trẻ đọc số 9
+ Cô cho trẻ đếm lại số hoa và số cây
+ 9 bông hoa bớt đi một còn lại bao nhiêu? (1 bông)
+ Cho trẻ bớt hết số hoa và số cây cho đến hết.
Cứ như thế cô vừa cho trẻ học toàn bộ hoạt động toán qua màn hình trẻ rất
thích thú, hứng thú và say sưa học, có hiệu quả cao.
Được nhà trường tạo điều kiện mua phần mềm giáo án điện tử và phần trò
chơi Kitsmat, thì tôi đã thường xuyên tìm trò chơi phù hợp theo từng chủ đề,
từng bài dạy cho trẻ chơi.


( Hình ảnh ứng dụng công nghệ thông tin trong phần mềm giáo án điện tử vào
dạy HĐ làm quen với toán của lớp tôi.
Ví dụ 2: Trò chơi các khối hình;
Khi dạy trẻ ôn nhận biết phân biệt khối vuông, khối chữ nhật ở chủ đề
''Ngành nghề ''. Dạy bài hình khối chủ đề về ''Ngành nghề” xuyên suốt bài dạy,
các cháu sẽ là những người mẫu đến tham dự lễ hội thời trang của bé. Tôi đã lấy
bốn con búp bê, sau đó lấy giấy hoa làm thành những kí hiệu của các ngành
nghề rồi đội lên đầu cho các bạn búp bê và đặt tên là người mẫu đến từ ngành
quân đội, người mẫu đến từ ngành giáo dục, người mẫu đến từ ngành hàng
không, người mẫu đến từ ngành xây dựng. Tiếp theo tôi dùng bìa cứng và bóng
nhựa tạo cho các bạn ''Người mẫu'' những bộ trang phục có dạng khối cầu, khối
trụ, khối vuông, khối chữ nhật. Cuối cùng tôi biên tập và dàn dựng thành một
16


phần thi biểu diễn “Thời trang của bé” có lồng tiếng dẫn chương trình từng thí
sinh (theo ngành nghề) sẽ ra sân khấu trong những trang phục độc đáo, mỗi thí
sinh ra Ban tổ chức có một câu hỏi dành cho khán giả:
Ví dụ: như: Chiếc váy của thí sinh ngành giáo dục có dạng khối gì? lần
lượt như thế các cháu sẽ lần lượt được ôn lại các khối. Tôi đã dựng cảnh và dùng
máy quay và ghi vào đĩa CD và USB. Khi dạy trẻ dùng máy vi tính mở cho trẻ
xem, kết hợp cho trẻ ôn luyện kiến thức. Làm như vậy tôi thấy trẻ rất thích thú.
Khi cho trẻ chơi trò chơi, hay dạy kiến thức toán học cho trẻ kết hợp trên
máy vi tính, tôi thấy trẻ rất say sưa và hào hứng trẻ tham gia rất tích cực vào
hoạt động.
Trong việc cho trẻ được ứng dụng công nghệ thông tin như trên đã thu
được kết quả cao: Trẻ sử dụng máy tính thành thạo, biết tạo nhóm số lượng, xếp
tương ứng, tập hợp số lượng, so sánh, phân loại… trên phần mềm kích mác…
6. Công tác phối kết hợp với phụ huynh dạy trẻ LQVT ở tại gia đình:
Không chỉ có trong trường học mới cung cấp môi trường học toán cho trẻ,

có rất nhiều cách học toán tự nhiên có thể thực hiện bên trong và bên ngoài gia
đình, và cha mẹ chính là những người thầy đầu tiên tốt nhất của trẻ.
Cha mẹ có thể giúp trẻ lĩnh hội những khái niệm toán học cơ bản, một cách
nhẹ nhàng nhưng có hiệu quả, thông qua các hoạt động hằng ngày ở tại gia đình
cha mẹ có thể thu hút trẻ vào các tình huống thực tế, như:
Khi làm công việc nhà, cha mẹ có thể giúp trẻ cảm nhận toán học đang hiện
diện quanh mình.
* Ví dụ: Học toán khi bảo quản đồ chơi: Nhiệm vụ đầu tiên rất phù hợp với
trẻ là cất dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Thường thì trẻ không tự nguyện làm
điều này nếu không có sự khuyến khích, nhắc nhở từ phía người lớn. Cần tập
cho trẻ thói quen dọn dẹp sau khi chơi.
Cha mẹ có thể mua những cái hộp bằng nhựa trong suốt và dán nhãn trên
nắp hộp (được diễn đạt bằng các hình ảnh tượng trưng). Chú ý hướng dẫn cho
trẻ cất đồ chơi theo từng loại riêng biệt vào trong các hộp nhựa đó. Qua đó, trẻ
học cách đối chiếu đồ chơi thật với hình ảnh trên nắp hộp, cũng như học phân
loại đồ chơi nhiều hơn, ít hơn...
* Ví dụ: Học toán khi nấu ăn: Là thời điểm tạo ra rất nhiều cơ hội để trẻ
học toán và là một hoạt động khá thích thú đối với trẻ. Có thể dạy trẻ đo lường (đo
lượng nước, lượng gạo, lượng đường, lượng muối,… cần thiết cho mỗi món ăn…).
Ví dụ: Làm một món rau trộn đơn giản, trẻ sẽ hiểu được khái niệm về một
phần và toàn thể. Trẻ nhận thức được kích thước và hình dạng khi xé rau diếp và
thái mỏng dưa chuột. Trẻ luyện tập đo lường dầu ăn theo giới hạn của muỗng…
Trẻ học xếp thứ tự khi chúng thực hiện lần lượt công thức làm món ăn.
Thành phần nào cần xếp vào trước nhất, thứ hai, thứ ba… Các bậc cha mẹ khi
sửa soạn bữa ăn cùng trẻ, nên củng cố nhận thức của trẻ bằng cách dùng ngôn
ngữ toán học như: Thêm vào hay bớt ra…
* Ví dụ: Học toán khi xếp dọn bàn ăn: Khi trẻ lên 5 tuổi, chúng ta có thể
đề nghị trẻ phụ dọn bàn ăn, yêu cầu trẻ đếm số người trong nhà để lấy đúng số
17



lượng bát, đũa, thìa dùng cho cả nhà. Phải nói với trẻ số lượng đồ dùng cần lấy ra,
chúng ta nên đề nghị: “Con hãy xếp bát, đũa, thìa, ly… dùng cho cả nhà”. Trẻ cần
biết giải quyết một số tình huống phát sinh khi nhà có thêm một người ăn.
Trẻ sẽ phải sử dụng những hiểu biết ban đầu để giải quyết vấn đề xem
chừng rất khó khăn đối với trẻ.
* Ví dụ: Học toán khi gấp quần áo: Gấp và xếp đặt quần áo là cơ hội để
đề nghị trẻ đếm số quần áo của mỗi thành viên trong gia đình, đếm số khăn
trong buồng tắm, số bàn chải đánh răng trên kệ,… Việc gấp khăn tắm làm phân
nửa hoặc một phần tư dạy trẻ về phân số, việc xếp quần áo thành đồ của ba, của
mẹ, của anh giúp trẻ học cách phân loại.
Khi trẻ nhìn thấy sự khác nhau về kích thước quần áo của ba và anh, trẻ
học được sự so sánh. Ngoài ra, trẻ còn sử dụng cảm giác để cảm nhận sự khác
nhau trong cách dệt vải của từng loại quần áo và ngửi thấy mùi thơm của quần
áo mới giặt…
* Ví dụ: Học toán khi đi mua sắm: Ngày nay, có rất nhiều trẻ thường
phải theo cha mẹ đến các cửa hàng để mua sắm. Trong thời gian đi mua sắm
cùng cha mẹ ở các nơi đó, trẻ sẽ có thêm kinh nghiệm nếu có cơ hội đếm số
hàng hóa mua được, so sánh giá của hai loại hàng hóa, trả tiền mua hàng, hay
đơn giản là trả tiền mua một vé uống nước và nhìn thấy số tiền trả lại là bao
nhiêu. Như vậy trẻ sẽ biết thêm về cách chi trả tiền trong tình huống thực tế.

Hình ảnh học toán qua mua sắm.
* Ví dụ: Học toán khi chơi cùng đồ chơi ở nhà: Ngày nay trẻ không chỉ
chơi đơn thuần những trò chơi dân gian, như: Chơi đồ hàng, chơi đánh chuyền,
đánh chắt... mà ở nhà trẻ thường được cha mẹ mua cho rất nhiều đồ chơi có sẵn
và rất hiện đại, như: siêu nhân, búp bê, ô tô, xe máy, xe tăng... Những đồ chơi
này giúp phát triển khả năng tư duy cũng như sự tò mò, óc sáng tạo ở trẻ.
Ví dụ: Khi trẻ chơi đồ chơi là các phương tiện giao thông, như: ô tô, máy
bay... trẻ thường hay mày mò, khám phá và tự hỏi: Làm sao ô tô có thể tự chạy

được? Máy bay sao có thể bay mà không cần người ngồi trong điều khiển…
18


Chính vì vậy mà ngay lúc này đây cha mẹ là người gần gũi bên trẻ nhất,
có thể giúp trẻ lý giải những câu hỏi như: Vì sao? Tại sao?... Bên cạnh đó, cha
mẹ có thể cung cấp thêm kiến thức cho trẻ như hình dạng, màu sắc, kích thước:
to - nhỏ, dài - ngắn, vuông hay tròn...
Qua những lần chơi này, trẻ sẽ nhớ rất lâu các biểu tượng về toán sơ đẳng.
Không chỉ vậy mà nhờ vào những đồ chơi này cha mẹ có thể cung cấp thêm cho
trẻ biết và các loại phương tiện giao thông và giúp trẻ biết được các phương tiện
giao thông này là phương tiện giao thông đường gì, đi ở đâu và tham gia giao
thông phải luôn chấp hành đúng luật giao thông như thế nào?
Như vậy, mỗi lần chơi là một lần trẻ khắc sâu hơn về kiến thức toán học,
như: Biết tạo nhóm số lượng, xếp tương ứng, tập hợp số lượng, so sánh phân
loại, hình dạng màu sắc, không gian, thời gian…
Từ việc làm tốt công tác phối hợp như trện đã thu được kết quả đáng
khích lệ như: 100% phụ huynh lớp tôi đã đồng tình tham gia vào các hoạt động
cho trẻ làm quen với toán ở tại gia đình và đã ủng hộ nguyên vật liệu phế thải,
làm dồ chơi tặng cho lớp tôi 40 bộ chủng loại khác nhau. Ngoài ra còn ủng hộ
lớp tôi 15.500.000đ để mua máy tính cho trẻ học thêm chương trình Kisdmart
(Toán SONY) trên mạng Intơnét. Vì vậy công tác phối hợp với phụ hunyh là
một việc làm rất quan trọng trong việc kích thích sự hứng thú cho trẻ học toán.
IV. KIỂM NGHIỆM:
Qua quá trình hoạt động làm quen với toán tại lớp trong năm học. Tôi đã
thực hiện nghiêm túc chương trình và vận dụng một số biện pháp, một số kinh
nghiệm trên. Cuối năm học lớp tôi đã đạt được một số kết quả như sau:
+ Chất lượng và kết quả giờ dạy của tôi được nhà trường và chuyên môn
đánh giá chất lượng và sáng tạo đạt tốt.
+ Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động làm quen với toán, trẻ đã phát huy

được tính tích cực. Cháu rất thích hoạt động với toán, khả năng về toán của trẻ
cao hơn, trẻ hoạt động tự tin thoải mái, đặc biệt, trẻ đã có biểu tượng về số
lượng, con số và phép đếm.
*Kết quả dánh giá cuối năm như sau:
Đạt
Chưa
T
đạt
Tốt
Khá
TB
Nội dung
Số
T
Số
Số
Số
Số Tỉ
trẻ trẻ Tỉ lệ trẻ Tỉ lệ trẻ Tỉ lệ trẻ lệ
1

Xếp tương ứng 1-1

38
38

Tập hợp và số lượng
Hình dạng, khối hộp,
3
kích thước và màu sắc

38
Định hướng không gian
4
và thời gian
38
So sánh, thêm bớt, tạo
5
nhóm, phân loại.
38
2

20
15

52.6
39.5

10
15

26.3
39.5

8
8

21.1
21.1

15


39.5

20

52.6

3

7.9

20

52.6

14

36.8

4

10.5

15

39.5

20

52.6


3

7.9

0
0

0
0

0

0

0

0

0

0

19


Qua kết quả khảo sát trên trẻ cho thấy việc nâng cao chất lượng cho trẻ 5
– 6 làm quen với toán, bằng những biện pháp trên đạt kết quả cao hơn rất nhiều,
so với những hoạt động học khác.
Tỉ lệ trẻ yếu không còn, trẻ trung bình giảm. Sở dĩ có kết quả như vậy là

có sự chuẩn bị chu đáo về điều kiện cho hoạt động, sáng tạo trong phương pháp
giảng dạy, lồng ghép tích hợp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ (học
bằng chơi, chơi bằng học).
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận:
Đúng vậy, giáo dục mầm non giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển
của xã hội, trong quá trình hình thành nhân cách con người. Do vậy, trong công
tác giáo dục mầm non phải được tiến hành một cách khoa học có mục đích, có
hệ thống nhằm tạo dựng những nền tảng ban đầu vững chắc cho quá trình phát
triển sau này của mỗi cá nhân trẻ là chủ nhân tương lai của đất nước.
Nhận thức được điều đó, sau khi vận dụng sáng kiến kinh nghiệm vào
thực tế giảng dạy, bản thân tôi thấy mình cần phải không ngừng học hỏi nghiên
cứu tài liệu, vận dụng linh hoạt hơn nữa các phương pháp, biện pháp, hình thức
phù hợp để giúp trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán một cách tốt nhất và đạt kết quả
cao nhất.
Giáo dục làm quen với toán theo chương trình mầm non mới, giúp trẻ
được hoạt động thoải mái, trẻ tham gia vào các hoạt động làm quen với toán một
cách tự tin. Đổi mới hình thức, phương pháp làm quen với toán giúp trẻ cảm
nhận được khả năng kiến thức, nội dung về toán.
Giờ hoạt động làm quen với toán được diễn ra nhẹ nhàng, không gò bó, cô
và trẻ cùng được hoạt động thoải mái, mở rộng được kiến thức thông qua tổ
chức đưa trẻ làm quen vào hoạt động.
Để hoạt động với toán đạt kết quả đòi hỏi giáo viên phải có lòng nhiệt tình,
tính linh hoạt và có khả năng kiến thức về toán, có kiến thức tổ chức hoạt động.
Thực hiện nghiêm túc chương trình, nắm vững mục đích, yêu cầu đặt ra
để cung cấp kiến thức cho trẻ. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi, biết áp dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy một cách phù hợp, không lạm phát.
Người giáo viên phải nắm vững kiến thức, kỹ năng cơ bản của hoạt động
làm quen với toán và đặc biệt phải năng động sáng tạo, biết đổi mới phương
pháp dạy học.

Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh để có sự giúp đỡ theo yêu cầu
của nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện các chương
trình giáo dục cho trẻ.

Rèn luyện kỹ năng cho trẻ, cần tiến hành từ dễ đến khó, từ đơn giản
đến phức tạp.
Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình và phương pháp bộ môn.
Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ.
20


Giáo viên phải luôn tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra cái mới học hỏi đồng
nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
Đặc biệt là ta phải gây được hứng thú cho trẻ để phát huy được tính tích
cực, tính sáng tạo của trẻ bằng nhiều cách như:
Tạo môi trường toán học phong phú, đa dạng theo chủ đề, ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy cho trẻ “Làm quen với toán”, dạy trẻ LQVT ở tại gia
đình, mọi lúc mọi nơi và nhiều cách khác.

2. Ý kiến đề xuất:
* Đối với nhà trường:
Tạo điều kiện để giáo viên được tham quan dự giờ ở các trường bạn để học
hỏi kinh nghiệm.

* Đối với phòng giáo dục:
Thường xuyên tổ chức tập huấn cho giáo viên tìm hiểu nâng cao kiến
thức kỹ năng về các phương pháp hướng dẫn trẻ học toán.
Phòng giáo dục và đào tạo tham mưu với UBND huyện đầu tư cho mỗi
trường một bộ máy chiếu để giáo viên sử dụng vào giảng dạy.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm với ®Ò tµi "Một số phương pháp sáng

tạo cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán ở trường Mầm non Nga
Thủy”. Tôi rất kính mong sự góp ý chân tình của các đồng nghiệp và hội đồng
khoa học ngành, để bản thân nâng cao hơn nữa kết quả của hoạt động làm quen
với toán nói riêng và các hoạt động khác nói chung. Giúp tôi hoàn thiện hơn,
vững vàng hơn trên con đường truyền thụ kiến thức của mình cho thế hệ trẻ
mầm non./.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA
Nga Sơn, ngày 08 tháng 4 năm 2015
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết,
không sao chép nội dung của người khác.
Người viết sáng kiến

Nguyễn Thị Hà

21



×