Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN mầm non giải A cấp huyện: Một số biện pháp kích thích trẻ 5 6 tuổi trường mầm non Nga Hải hoạt động tích cực trong hoạt động làm quen với toán thông qua trò chơi”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 21 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THANH HÓA
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN NGA SƠN ( TRƯỜNG MN NGA HẢI )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP KÍCH THÍCH TRẺ 5 – 6 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON NGA HẢI HOẠT ĐỘNG TÍCH CỰC TRONG
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN THÔNG QUA TRÒ CHƠI

.

Người thực hiện: Hoàng Thị Huế
Chức vụ : Giáo Viên
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Hải
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA, NĂM 2015


A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai
Trẻ em là cả một thế hệ tương lai của đất nước, để đất nước giàu mạnh thì ngay
từ bây giờ những chủ nhân tương lai này phải được trang bị đầy đủ về nhân cách
và nhận thức.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay việc nâng cao chất lượng
giáo dục nói chung, cho trẻ làm quen với toán nói riêng đóng vai trò cung cấp
kiến thức ban đầu cho trẻ. Làm quen với toán ngay từ tuổi mầm non là việc làm
hoàn toàn đúng đắn và cần thiết giúp trẻ tìm tòi, quan sát, so sánh, phân loại và
xếp theo quy tắc... Thông qua trò chơi toán học giúp trẻ hình thành những biểu
tượng ban đầu vế toán như: Biểu tượng tập hợp số lượng số đếm, đo lường, hình
dạng, định hướng không gian, thời gian, xác định trên - dưới - trước - sau...


Không những thế mà còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ biết sử dụng đúng các từ
ngữ toán học từ đó tạo tiền đề chuẩn bị tâm thế cho trẻ tự tin bước vào trường
tiểu học theo hướng đổi mới hình thức giáo dục.
Trong thực tế qua nhiều năm công tác và giảng dạy, tôi thấy trẻ không
hứng thú, hầu như các trò chơi chưa được chú trọng để thu hút trẻ tham gia hoạt
động, một số trò chơi đưa và hoạt động còn chưa hấp dẫn còn không hứng thú
tích cực tham gia hoạt động. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ ”Học mà
chơi, chơi mà học” hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo, chơi là một cách để
trẻ học, Trẻ rất dễ nhớ nhưng lại chóng quên. Do vậy làm thế nào để trẻ hứng
thú chơi một cách tích cực và tiếp thu kiến thức cô truyền đạt một cách nhanh
nhất và lâu nhất là vấn đề cần giải quyết. Để đạt được mục đích yêu cầu đó
ngoài việc thực hiện đúng đủ nội dung chương trình tôi còn nghiên cứu tìm tòi
các tài liệu hướng dẫn các trò chơi mới sinh động, hấp dẫn và làm các đồ dùng
phục vụ trò chơi thật đẹp mắt để đưa vào hoạt động học bằng các hình thức trò
chơi làm cho giờ học thêm sinh động giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách thoải
mái tự nhiên phù hợp với tâm sinh lý “Học mà chơi, chơi mà học”. Hiểu được
tầm quan trọng đó nên tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp kích thích trẻ 5- 6
tuổi trường mầm non Nga Hải hoạt động tích cực trong hoạt động làm quen
với toán thông qua trò chơi”

2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Toán học là một hoạt động vô cùng quan trọng trong lĩnh vực phát triển
nhận thức cho trẻ mầm non toán học được tiến hành nhằm thực hiện những
nhiệm vụ sau: Hình thành ở trẻ khả năng đếm và tạo nhóm số lượng trong phạm
vi 10, khả năng phân loại, khả năng so sánh về hình dạng, về đo lường, về không
gian, thời gian. Giúp trẻ có điều kiện để phát triển tư duy, khả năng chú ý có chủ

định hình thành ở trẻ tính tích cực sáng tạo. Để đạt được điều đó thì chúng ta
phải xây dựng một hệ thống các khái niệm về toán học ban đầu từ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, các kiến thức phải được diễn ra thông qua các trò chơi.
Là một giáo viên ngoài những phương pháp về chăm sóc giáo dục trẻ bên cạnh
đó tôi còn dành thời gian không ngừng học hỏi, tham khảo nhiều tài liệu, tạp chí
giáo dục mầm non, tập san, về các trò chơi toán học để tổ chức các hoạt động có
tính sáng tạo. Tôi luôn lấy trẻ làm trung tâm để từ đó thu hút trẻ vào hoạt động,
giúp cho tôi có những phương pháp hay, biện pháp phù hợp để chăm sóc trẻ đạt
kết quả cao nhất.
II . THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
Trong những năm qua được sự quan tâm của các cấp ban ngành đoàn thể đầu tư
về cơ sở vật chất trang thiết bị, kết hợp với công tác xã hội hóa giáo dục nên
trường đã được cấp phát và mua sắm tương đối nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho việc phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.
Là giáo viên chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi nhiều năm lại có trình độ chuyên
môn vững vàng và nắm vững phương pháp dạy trẻ làm quen với toán tôi luôn
ham học hỏi tìm tòi trên mạng, trong sách vở, tài liệu đưa ra những ý sáng tạo
thu hút trẻ trong giờ học cũng như trong mọi hoạt động .
Bản thân có ý thức học tập tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề, có đầy đủ
tài liệu hướng dẫn cho giáo viên trên cơ sở đó để tiến hành hoạt động.
Ban giám hiệu vững về chuyên môn luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt
chuyên môn.
2. Khó khăn:
2.1. Về cơ sở vật chất
Diện tích phòng học hơi chật hạn chế môi trường cho trẻ hoạt động. Đồ dùng
dạy trẻ về các biểu tượng hình dạng và kích thước còn thiếu.
2.2 Về phía trẻ
Tuy cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận biết của trẻ không đồng đều.
Mỗi cháu có một đặc điểm khác nhau, khả năng tiếp thu bài khác nhau. Một số

3


còn nhút nhát, một số cháu do sức khoẻ hoặc hạn chế về thể chất nên khi chơi
trò chơi cháu hay bị mệt mỏi.
2.3 Về phía giáo viên
Giáo viên còn chưa chủ động tự tin trong việc giảng dạy, còn phụ thuộc quá
nhiều vào tài liệu, các trò chơi có sẵn, chưa cho trẻ tự sáng tác các trò chơi mới,
ít có sự vận dụng sáng tạo các trò chơi vào hoạt động của trẻ. Vì vậy trẻ th ường
bị áp đặt nhàm chán, chưa phát huy được tính chủ động tích cực, cho nên trẻ tiếp
thu kiến thức cũng như củng cố kiến thức toán chưa được sâu.
Do đặc thù của công việc bận rộn rất nhiều nên không có nhiều thời gian
đầu tư cho việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các trò chơi toán học để đưa vào
các hoạt động học của trẻ.
Mặt khác, giáo viên chỉ chú trọng sử dụng các trò chơi cung cấp kiến thức về tập
hợp số lượng, số thứ tự và số đếm chưa chú trọng đến các trò chơi về xếp tương
ứng, về đo lường, hình dạng, định hướng trong không gian, nên trẻ lĩnh hội kiến
thức không xuyên suốt, không đầy đủ.
Kinh phí của trường còn hạn chế nên việc đầu tư cho giáo viên mua sắm
nguyên vật liệu làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các trò chơi cũng như việc trang bị
thêm cho giáo viên kiến thức làm đồ dùng đồ chơi tự tạo còn hạn chế.
Trò chơi sử dụng trong giờ hoạt động làm quen với toán còn nghèo nàn, xa
vời với trẻ, chưa gắn liền với cuộc sống của trẻ.
3, Kết quả của thực trạng
Năm học 2014 – 2015 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 5 - 6 tuổi
với tổng số trẻ trong lớp là 35 cháu. Vào đầu năm học mới tôi đã tiến hành khảo
sát và đạt kết quả như sau:
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Tổng số cháu
Đạt

35
Tốt
Khá
Trung bình
Chưa
đạt
Trẻ hứng thú tham gia vào trò chơi
10
9
8
8
29%
25%
23%
23%
Trẻ hiểu cách chơi và luật chơi
8
8
10
9
của các trò chơi
23%
23%
29%
25%
Kỹ năng vận dụng kiến thức toán đã
8
8
10
9

học vào trò chơi
23%
23%
29%
25%
Khả năng tập trung chú ý

24/35 = 69 % trẻ không tập trung chú
ý trong hoạt động học

4


Qua khảo sát, tôi thấy kỹ năng tham gia trò chơi của trẻ không đồng đều, tỷ lệ
tốt khá đạt: 45%, tỷ lệ trung bình 25 %, còn tỷ lệ chưa đạt chiếm 25 %. Kết quả
trên cho thấy tỷ lệ trẻ đạt tốt, khá chưa cao, vẫn còn tỷ lệ chưa đạt. Điều này gây
ảnh hưởng lớn đến phát triển nhận thức ở trẻ nói chung. Đứng trước tình hình đó
tôi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như thế nào để tổ chức được các
hoạt động làm quen với toán cho trẻ đạt hiệu quả cao. Vậy để kích thích trẻ hoạt
động tích cực trong hoạt động làm quen với toán, tôi sử dụng các trò chơi sau
đây.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Như chúng ta đã biết trẻ em là một thực thể nghiên cứu giáo dục. Trẻ là
trung tâm của mọi hoạt động, muốn đạt được mục tiêu đó trước tiên tôi phải chú
ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Mà trẻ ở đây sự tập trung chú ý chưa bền
vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ, có sự hấp dẫn cao nên việc “kích thích trẻ
5- 6 tuổi trường mầm non Nga Hải hoạt động tích cực trong hoạt động làm quen
với toán thông qua trò chơi” lại càng quan trọng hơn bởi tính đặc thù của nó là
khô khan trẻ chóng chán, khó tạo được sự bất ngờ cho trẻ. Vì vậy trong năm học
vừa qua, tôi đã sử dụng các trò chơi để kích thích trẻ hoạt động tích cực trong

hoạt động làm quen với toán đó là.
1. Biện pháp kích thích trẻ hoạt động tích cực thông qua các trò chơi trong
hoạt động học làm quen với toán.
Hoạt động học của trẻ trong chế độ sinh hoạt hàng ngày được tổ chức dưới
hình thức học có chủ định, có sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của giáo
viên. Nội dung hoạt động được tổ chức có hệ thống, theo sát mục đích kế hoạch
đã đề ra. Nhưng nếu chúng ta cứ ép buộc trẻ ngồi học như học sinh tiểu học
hoặc một hoạt động học không sáng tạo rập khuôn, chưa đổi mới dẫn đến trẻ uể
oải, phân tán tư tưởng trong hoạt động học, mặt khác trẻ mẫu giáo lớn trẻ suy
nghĩ bằng hình thức tư duy trực quan hình tượng gắn liền với tình cảm.Vậy để
lựa chọn các trò chơi nhằm hình thành, củng cố các biểu tượng toán cho trẻ.
Trước hết tôi phải xác định rõ mục đích của từng đề tài để chọn ra các trò chơi
phù hợp với bài dạy. Cuối cùng là tổ chức các trò chơi sao cho hấp dẫn sinh
động phát huy được tính độc lập, sáng tạo của trẻ. Các trò chơi được áp dụng
thường xuyên và tổ chức ở mọi lúc mọi nơi và có thể thay đổi tên các trò chơi
theo từng chủ đề.
Ví dụ 1: Chủ đề: Trường mầm non
Đề tài: Ôn số lượng 4, nhận biết chữ số 4
Tôi đã sử dụng trò chơi như sau.
5


Trò chơi 1: Tai ai thính, mắt ai tinh
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết nhanh các chữ số theo yêu cầu của cô
Chuẩn bị: Các rổ có các thẻ chữ số 2, 3, 4
Cách chơi: Cô cho ngồi hình chữ u và Cô nói “ Lắng nghe, lắng nghe”
Trẻ nói: Nghe gì? nghe gì?
Tìm chữ số 4. Trẻ nhặt và dơ số 4 nhanh
(Tương tự với các số khác)
Luật chơi: Trẻ phải nhặt và dơ số theo đúng yêu cầu


Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Tai ai Thính, mắt ai tinh”
Trò chơi 2: Tìm bạn
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết nhóm có 4 đối tượng và nhận biết chữ số 4
Chuẩn bị: Xắc xô, đĩa nhạc về chủ đề, ti vi
Cách chơi: Cô cho trẻ vừa đi vừa hát một bài hát về chủ đề khi nghe cô lắc xắc
xô và nói “Tìm bạn” thì trẻ phải tạo thành từng nhóm có 4 bạn.
Luật chơi: Phải tạo thành nhóm có 4 bạn.

6


Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Tìm bạn”
Ví dụ 2: Chủ đề : Phương tiện và luật giao thông
Đề tài: Thêm bớt, tạo nhóm số lượng trong phạm vi 7
Tôi đã sử dụng trò chơi động như sau.
Trò chơi : Thử tài của bé
Mục đích: - Luyện tập thêm bớt, tạo nhóm số lượng, trong phạm vi 7
-Rèn luyện kĩ năng quan sát, phản ứng nhanh cho trẻ.
Chuẩn bị:
4 cái bảng, mỗi bảng có một bức tranh gắn các loại phương tiện giao thông
(máy bay, tàu thuỷ, ô tô có số lượng nhiều hơn, ít hơn là 7), 4 rổ có để thêm máy
bay, tàu thuỷ, ô tô. Đàn oóc gan, bài hát: Đi tàu lửa
Cách chơi:
Chia trẻ ra làm 4 nhóm khi bản nhạc bắt đầu các nhóm về vị trí của mình
quan sát, đếm xem có bao nhiêu các phương tiện giao thông, sau đó thêm vào,
bớt đi cho đủ số lượng là 7. Kết thúc bản nhạc đội nào xong trước, đúng thì đội
đó chiến thắng. Kết thúc cô cùng trẻ kiểm tra kết quả của 4 đội

Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Thử tài của bé”

7


Ví dụ 3: Chủ đề : Thế giới thực vật
Đề tài: Sắp xếp theo quy tắc của đối tượng cho trước.
Trò chơi: Làm tiếp tục
Mục đích: Trẻ phát hiện được quy tắc sắp xếp của các đối tượng và hoàn chỉnh
cách sắp xếp đó
Chuẩn bị: Bìa cứng, các bông hoa, lá cắt rời
Cách chơi: Cho trẻ chỉ và đọc các bông hoa, lá trên các hàng. Cô hỏi trẻ có
nhận xét gì về cách sắp xếp này. Sau đó cho trẻ chọn và gắn hoa lá đúng theo
cách sắp xếp đã có.
Luật chơi: Phải xắp xếp theo đúng theo cách đã cho Lá – Hoa – Lá - Hoa

Hình ảnh bé đang chơi trò chơi ” làm tiếp tục”
Ví dụ 4: Chủ đề: Trường mầm non
Đề tài: Ôn nhận biết hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác
Tôi đã sử dung trò chơi: Thi ai nhanh
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết, phân biệt được hình vuông, hình chữ nhật, hình
tam giác.
Chuẩn bị: Giấy gam, sáp màu
Cách chơi: Cô chia trẻ thành 3 tổ, số trẻ ở các tổ đều nhau.Cô phát giấy vẽ cho
trẻ và yêu cầu các tổ vẽ các hình theo yêu cầu của cô sau thời gian 2 phút trẻ
phải vẽ xong và lại thay đổi yêu cầu các tổ. Tổ nào vẽ đúng thì thắng .
Trò chơi: Xếp hình
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết, phân biệt được hình vuông, hình chữ nhật, hình
tam giác.
Chuẩn bị: Các que tính dài, ngắn khác nhau
Cách chơi: Cô cho trẻ xếp các hình học Hình vuông, chữ nhật, tam giác yêu
cầu của cô.


8


Hình ảnh bé đang chơi xếp hình
Ví dụ 5: Chủ đề: Trường tiểu học.
Trò chơi : Thi xem ai tinh
Mục đích: - Luyện kỹ năng so sánh chiều dài của các đối tượng
- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ
Chuẩn bị: Để xung quanh lớp các đồ vật có chiều dài, rộng chiều cao có kích
thước khác nhau. Một lá cờ, 1 thước kẻ, 1 bưu thiếp (hay các đồ dùng khác để
so sánh chiều dài, chiều cao, chiều rộng)
Một số đồ chơi để xung quanh lớp có chiều dài, chiều rộng, chiều cao, có kích
thước khác nhau.
Cách chơi : Cho 5 trẻ lên chơi, cô đưa ra 1 đối tượng (VD: Cái thước kẻ làm vật
chuẩn) rồi yêu cầu 5 trẻ tìm xung quanh lớp xem có những đồ dùng đồ chơi gì
bằng (ngắn hơn, dài hơn cái thước mà cô đưa ra) khi trẻ tìm được phải so sánh
được với vật chuẩn cho cả lớp xem có đúng không.Các cháu khác quan sát và
nhận xét. (chơi 3-4 lần, những lần tiếp theo có thể tìm những đồ vật cao hơn,
thấp hơn, rộng hơn, hẹp hơn)
Luật chơi: Trẻ tìm được đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu của cô.Ai tìm thấy trước
tiên thì bạn đó thắng
Ví dụ 6: Chủ đề: Bản thân
Đề tài: Xác định vị trí phía phải – phía trái, phía trước phía sau của trẻ so
với đối tượng khác
Trò chơi: Đường đến kho báu
Mục đích: Trẻ xác định được vị trí phải – trái, trước – sau của mình so với
đối tượng khác
Chuẩn bị: Búp bê, túi đựng, chong chóng
Cách chơi: Trẻ xếp thành 2 hàng ngang quay mặt vào nhau ở giữa là đường

đi đến kho báu. Đường đi đến kho báu có nhiều chướng ngại vật khác nhau. Cho
9


đội trưởng 2 đội chơi oẳn tù tì đội nào thắng thì cho đội đó được đưa ra yêu cầu
cách đi cho đội bạn( Hướng dẫn cách đi, theo các hướng để đến đích : Đi về phía
trước, đi sang phía phải, lấy chong chóng ở phía trên, đi thẳng, đi sang phía
phải, lấy túi đựng ở bên trái búp bê, đi thẳng...)
Sau đó lần lượt từng bạn của đội thua cuộc trong trò chơi oẳn tù tì sẽ đi
theo yêu cầu của đội thắng. Nếu đi sai thì bạn khác phải bắt đầu cho đến khi
đúng và tìm đến kho báu thì mới được ra yêu cầu đi cho đội bạn.
Luật chơi: Đi đến kho báu theo hướng dẫn của đội bạn
Ví dụ 7: Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Trò chơi: Nói và gắn lịch thời gian của bé
Mục đích: Giúp trẻ phân biệt, gọi tên các ngày thứ trong tuần
Chuẩn bị:
Các quyển lịch treo trong lớp học, lịch của bé
Cách chơi: cô cùng trẻ xem lịch và thảo luận về các ngày trong tuần: Hôm qua
là thứ mấy? Hôm nay là thứ mấy, ngày mai là thứ mấy... sau đó cho trẻ bóc lịch
dán theo thứ tự các ngày trong tuần.

(Bé chơi trò chơi: Nói và gắn lịch thời gian của bé)
Kết quả: - Trẻ hứng thú tham gia các trò chơi.
- Trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động học. Tạo cho hoạt động học
trở nên nhẹ nhàng, không bị khô khan và nhàm chán. Trẻ nắm vững kiến thức và
vận dụng vào trò chơi một cách chính xác.
2. Biện pháp kích thích trẻ hoạt động tích cực trong hoạt động làm quen với
toán thông qua các trò chơi ở mọi lúc mọi nơi.
Trẻ mầm non rất dễ nhớ nhưng cũng chóng quên đặc biệt hoạt động làm quen
với toán là hoạt động khó, vì vậy ngoài việc dạy học toán ở trên hoạt động học

tôi còn tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi ở mọi lúc mọi nơi nhằm hình thành,
củng cố các biểu tượng toán cho trẻ như: trong giờ hoạt động góc, hoạt động
ngoài trời, giờ đón trả trẻ, ...
* Ví dụ hoạt động góc:
10


- Ở góc xây dựng:
Trò chơi : Bé làm kỹ sư xây dựng
Mục đích:
Luyện khả năng nhận biết nhanh các khối khối vuông, khối chữ nhật, khối
trụ, khối tam giác, trẻ xếp được công trình cầu đường bằng khối đã học.
Phát triển sự khéo léo nhanh nhẹn cho trẻ.
Chuẩn bị:
Một hình vẽ công trình cầu đường sẵn làm mẫu, các khối trụ, các khối
vuông, các khối chữ nhật, các khối tam giác, các xe chở hàng, khối trụ làm
chướng ngại vật.
Cách chơi:
Mỗi đội xây công trình bằng các khối theo mẫu thiết kế có sẵn.(Mẫu được
gắn lên bảng).Mỗi đội cử 1 bạn lên làm kỹ sư xây dựng đứng trước vạch mốc
làm nhiệm vụ xây công trình cầu đường (Theo hình vẽ) và giới thiệu công trình
được xây bằng khối gì? Các bạn còn lại chuyển vật liệu xây là các khối. khi có
hiệu lệnh, trẻ lấy khối đặt vào xe chở hàng, đẩy xe qua đường dích dắc qua các
chướng ngại vật lên chỗ bạn làm kỹ sư xây công trình đứng ở gần vạch mốc.
Sau đó đẩy xe về đưa cho bạn tiếp theo cứ như thế cho hết 1 bản nhạc.
Luật chơi:
Khi vận chuyển các khối nếu làm rơi phải quay về vạch xuất phát làm lại từ
đầu, xây không giống thiết kế mẫu thì bị trừ điểm

Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Bé làm kỹ sư xây dựng”

- Góc tạo hình:
Trò chơi: Các chữ số diệu kỳ
Mục đích: -Trẻ nhận biết đọc và viết các chữ số từ 1- 10
-Nhận biết số lượng tương ứng với các chữ số,Trang trí các con số
11


Chuẩn bị:
-Bìa cứng hoặc lịch cũ vẽ hình chữ số rỗng
-Bút lông bút chì màu, bút sáp, Kéo, giấy trắng, họa báo, lịch cũ, báo cũ
Cách chơi: -Cô vẽ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5... Bắng các nét chấm mờ lên bìa cứng
trẻ đồ lên các nét đó.
-Cô giúp trẻ cắt rời các chữ số vừa đồ
-Trẻ viết các kiểu chữ số (tùy thích) vào chữ số bằng bìa cứng cắt hoặc dùng
màu tô, giấy màu để trang trí lên đó và sử dụng như đồ dùng của mình trong các
hoạt động học.

Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi ” Các chữ số diệu kỳ”
*Chơi trong giờ đón, trả trẻ.
Trò chơi: Đi ô tô khách
Mục đích: Trẻ đếm đến 10 nhận biết nhóm có 10 đối tượng, nhận biết số 10.
Chuẩn bị: 10 ghề ngồi của trẻ
Cách chơi: Tổ chức cho trẻ chơi ”đi ô tô khách” Trẻ làm hành khách. Mỗi hành
khách ngồi vào 1 ghế xếp thành dãy, cô hỏi trẻ xem số trẻ và số ghế có bằng
nhau không và cùng bằng mấy. Các hành khách xuống dần qua từng bến.
+ Hỏi trẻ về số lượng hành khách đã xuống, số lượng hành khách còn lại. So
sánh số lượng hành khách với số lượng ghế ngồi.
Gọi nhóm trẻ khác lên chơi, để những trẻ tham gia chơi trước lại được quan sát,
nhận xét.
Luật chơi: Trẻ phải đếm và so sánh được số trẻ với số ghế


12


Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Đi ô tô khách”
Kết quả: Trẻ vận dụng kiến thức về toán một cách linh hoạt vào các trò chơi
ở mọi lúc, mọi nơi. Kích thích trẻ tích cực trong mọi hoạt động.
3. Biện pháp làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các trò chơi toán học.
Trẻ mầm non đồ dùng là phương tiện để trẻ lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất vì
tư duy của trẻ là tư duy trực quan hình tượng. Nếu như trong một tiết học mà chỉ
sử dụng mội loại đồ dùng nào đó thì trẻ sẽ dễ chán không hứng thú hoạt động vì
vậy trong mỗi hoạt động làm quen với toán tôi luôn thay đổi đồ dùng sao cho
phù hợp với từng chủ đề trẻ đang học. Đồ dùng đó có thể cô tự tạo hoặc cho trẻ
tự tạo ra ở hoạt động góc, đồ dùng đẹp lại được xây dựng trong môi trường hấp
dẫn đẹp mắt, dễ lấy, dễ sử dụng. Chính vì vậy việc tạo ra đồ dùng phong phú và
xây dựng môi trường hợp lí sẽ khích thích trẻ vận dụng những khiến thức đã học
vào thực tế xung quanh, trẻ hứng thú khám phá ghi nhớ một cách dễ dàng và
nhớ rất lâu.
VD: ở chủ đề phương tiện và luật giao thông đồ dùng học toàn thường ít nên
trước khi học tôi vẽ các chú lái xe, các loại phương tiện giao thông lên các tờ
giấy A4 đến giờ hoạt động góc cô cho trẻ tô màu, cắt dán lên tấm bìa cứng, ép
thành lô tô để trẻ học.

Trẻ làm đồ dùng PTGT phục vụ các trò chơi học toán
Chủ đề : Bản thân và chủ đề những con vật xung quanh bé tôi chuẩn bị các hộp,
khối cầu, các hình bông hoa, các thẻ số, các hộp kem, sữa chua, chai C2, hộp

13



bánh bút màu, keo, kéo... để trẻ làm đồ chơi tự tạo dùng để học toán qua đó
giúp trẻ ôn về nhận biết các khối, các hình học và so sánh số lượng.

Trẻ làm đồ dùng phục vụ các trò chơi học toán
Kết quả: Làm được nhiều đồ dùng phục vụ trong các hoạt động và tham gia hội
thi ”Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo” do nhà trường tổ chức lớp được giải nhất cấp
trường.
4. Sáng tác một số trò chơi kích thích trẻ hoạt động tích cực trong hoạt
động làm quen với toán
Trò chơi 1: Ai đo giỏi hơn
Mục đích : Giúp trẻ đo các vật bằng các cách đo khác nhau và nói được kết quả
đo
Luyện kỹ năng đo cho trẻ
Chuẩn bị: Cái bàn, quyển sách, cửa ra vào, cửa sổ,Gang tay, bàn chân của trẻ,
bút sáp...
Cách chơi: Cô chia trẻ theo nhóm nhỏ trong lớp cho trẻ đo chiều dài của cái
bàn, quyển sách, đo cửa ra vào, đo cửa sổ bằng các đơn vị đo như gang tay, bút
sáp, bước chân của trẻ, sau đó yêu cầu trẻ nói lại kết quả đo.
VD: Cái bàn này dài 8 gang tay, hoặc cái bàn này dài bằng 10 bút sáp
Luật chơi: Trẻ phải đo bằng gang tay, hoặc bút sáp, bước chân...

14


Ảnh bé đang chơi trò chơi: Ai đo giỏi hơn
Trò chơi 2: Đếm ngón tay
Mục đích: Luyện kỹ năng đếm từ 1-10 cho trẻ
Chuẩn bị : 2 bàn tay của từng trẻ
Cách chơi: Cô cho trẻ tự đếm các ngón tay của mình theo ý thích và nói được
kết quả mà trẻ vừa đếm được theo số lượng tương ứng trẻ tự chọn.

VD: Cháu đếm đến 8, vậy phải đếm 8 ngón tay...
Luật chơi: Phải đếm theo thứ tự từ 1-10
Trò chơi 3: Ai nhanh hơn
Mục đích:
-Trẻ nhận biết các chữ số, thứ tự của các số tự nhiên
-Hiểu được 2 số liền kề nhau trong dãy số tự nhiên hơn kém nhau 1 đơn vị
Chuẩn bị:
-Bảng có kẻ ô ( 9 ô) ở giữa có gắn sẵn 1 quân chủ có chữ số( mỗi đội chơi 1
bảng), Các chữ số liền kề mỗi số có 3 quân bài
Luật chơi:
-Trẻ phải gắn đúng số quân bài theo tứ tự hơn kèm nhau 1 đơn vị theo thứ tự từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới
Cách chơi:
Tùy theo số lượng trẻ chơi mà cô chia trẻ làm nhiều đội chơi mỗi đội có 9 trẻ
các đội cùng xếp thành hàng dọc khi có hiệu lệnh trẻ đầu tiên của từng đội sẽ
chạy lên gắn số cứ như vậy khi nào gắn xong 9 chữ số của 9 ô thì thôi. Đội nào
gắn xong trước và đúng là thắng cuộc.

15


Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Trò chơi 4 : Thêm bớt số lượng theo thẻ số tương ứng
Mục đích:
-Trẻ hiểu đươc khái niệm thêm bớt.
-Trẻ biết đếm từ 1 – 6, làm quen với các dấu cộng (+), dấu trừ(-), dấu bằng (=)
Chuẩn bị:
- Các thẻ số từ 1- 6, Bìa các tông, Các loại hoa quả bằng lô tô
- Các thẻ dấu cộng( +), Dấu trừ( -), Dấu bằng (=)
Cách chơi:

- Cô chia trẻ thành nhiều nhóm mỗi nhóm đều có các tấm bìa các
tông, các thẻ số, dấu, các lô tô hoa qủa hoặc con vật ( Mỗi lô tô đếu có số lượng
hình là 1)
- Trẻ cầm tấm bìa có sẵn 1 số hình minh họa, sau đó đếm hoa quả có trên tấm
bìa rồi gắn thêm lô tô và đặt thẻ số, dấu thích hợp vào tấm bìa.
- VD: trên tấm bìa có 4 bông hoa nếu trẻ đặt thẻ số 6 thì phải đặt dấu (+) và gắn
thêm 2 bông hoa.

Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Thêm bớt số lượng theo thẻ số tương
ứng”

16


Trò chơi 5 : “ Ném booling”
Mục đích:
Giúp trẻ nhận biết các chữ cái đã học.
Chuẩn bị:
- Vỏ chai nước C2, lon bia… bên trên có các số
- Băng keo màu dán dưới nền làm các làn đường cho bóng chạy.
- Bóng cho trẻ chơi.
Cách chơi:
- Có thể tổ chức cho từng cá nhân hoặc từng nhóm 3-4 trẻ chơi cùng một lúc.
Lần đầu có thể tổ chức theo hình thức đơn giản như : lần lượt từng bạn hay
nhóm bạn lên cầm bóng đứng ở một làn đường tùy ý khi có hiệu lệnh xắc xô
mới được ném bóng . phải ném đúng làn đường mình đã chọn và nếu làm đổ cột
booling có gắn số trên làn đường đó thì chiến thắng. Khi cột booling đổ phải nói
được cột số mấy .
Sau vài lần chơi có thể tổ chức khó hơn như: cũng tổ chức như trên nhưng yêu
cầu trẻ chọn quả bóng có số mấy thì lên chọn đúng làn đường của cột booling có

số đó và ném đổ booling thì chiến thắng.

Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ Ném booling”
Trò chơi 6: “ xúc xắc xúc xẻ”
Mục đích:
- Giúp trẻ ôn nhận biết các hình đã học.
- Rèn luyện sự khéo léo , nhanh nhẹn của trẻ.
Chuẩn bị :
- Một cái thau nhựa
- Các khối hộp vuông bọc giấy màu các mặt khối có dán các hình học
Cách chơi:
- Cho lần lượt từng trẻ làm cái vừa xúc các viên xúc xắc vừa đọc :
Xúc xắc xúc xẻ
Các bạn đoán mau
Hình nào ra trước
Hình gì hình gì?”
17


Hình nào ra sau
Các bạn khác đoán hình và chờ bạn làm cái mở ra xem đúng hay sai và nói tên
các hình đó.
Luật chơi: Trẻ phải đoán và đọc đúng tên hình.

Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “ xúc xắc xúc xẻ”
Trò chơi 7: Xếp các số bằng hột hạt
Mục đích:
- Giúp trẻ ôn nhận biết các số đã học.
Chuẩn bị :
- Mối cháu 1 rổ đựng hạt, hột

Cách chơi:
- Cho lần lượt từng trẻ xếp số theo yêu cầu của cô.Và đọc các số đó.
Luật chơi: Trẻ phải xếp và đọc đúng số vừa xếp.

Hình ảnh các bé đang chơi trò chơi “Xếp các số bằng hột hạt”
IV.KIỂM NGHIỆM
Sau khi tiến hành thực nghiệm tại trường mầm non Nga Hải tôi đã thu được
những kết quả như sau:
Tổng số cháu
35

Kết quả đầu năm
Đạt

Chưa

Kết quả cuối năm
Đạt

18


Tốt

Kh

TB

Tốt


Khá

TB

Trẻ hứng thú
tham gia vào trò
Trẻ hiểu cách
chơi và luật chơi
Kỹ năng vận
dụng kiến thức

10
9
8
8
16
17
2
29% 25%
23%
23% 46%
49%
5%
8
8
10
9
16
17
2

23% 23%
29%
25% 46%
49%
5%
8
8
10
9
13
14
8
23% 23%
29%
25% 37 % 40% 23%
24/35 = 69 % trẻ không tập
34/35 = 97% trẻ tập trung
Tập trung chú ý
trung chú ý trong hoạt động
chú ý trong giờ học
học
Nhìn vào bảng so sánh ta thấy sự khác biệt rõ ràng giữa số liệu đầu năm và
cuối năm. Mức độ đạt được cuối năm so với đầu năm cao hơn rất nhiều. Tỷ lệ
tốt, khá cuối năm đạt 86%, tỷ lệ trung bình 14%, không còn tỷ lệ chưa đạt. Điều
này chứng tỏ các biện pháp đưa ra có tác dụng rất lớn trong việc kích thích trẻ 5
- 6 tuổi trường mầm non Nga Hải hoạt động tích cực trong hoạt động làm quen
với toán thông qua trò chơi.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
Qua một thời gian nghiên cứu về lí luận và thực tiễn cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
trường mầm non Nga Hải hoạt động tích cực trong hoạt động làm quen với toán thông

qua trò chơi, tôi rút ra một số kết luận về công tác này như sau:
Đối với giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy bộ môn
Luôn thay đổi hình thức hoạt động tạo sự bất ngờ, mới mẻ cho trẻ để thu hút sự
chú ý của trẻ.
Sử dụng phong phú các trò chơi toán học và vận dụng 1 cách phù hợp vào các
đề tài, chủ đề thực hiện.
Trên đây là điển hình một số trò chơi với toán học để thu hút trẻ tham gia
tích cực vào các hoạt động làm quen với toán và là một số kinh nghiệm nhỏ tôi
đã rút ra trong năm học vừa qua, nhằm kích thích trẻ hoạt động tích cực trong
giờ học toán, thông qua trò chơi . Kính mong Hội đồng khoa học các cấp góp ý
để sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn trong những năm học tiếp
theo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 1 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY
Tác giả

19


Hoàng Thị Huế

20



×