Tải bản đầy đủ (.docx) (99 trang)

Một số bình diện tu từ học truyện kể trong những sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.77 KB, 99 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LAN HƯƠNG

MỘT SỐ BÌNH DIỆN TU TỪ HỌC TRUYỆN KỂ
TRONG NHỮNG SÁNG TÁC VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA TẠ DUY ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Ngành: Văn học Việt Nam

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ LAN HƯƠNG

MỘT SỐ BÌNH DIỆN TU TỪ HỌC TRUYỆN KỂ
TRONG NHỮNG SÁNG TÁC VIẾT CHO THIẾU NHI
CỦA TẠ DUY ANH
Ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 8.22.01.21

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. CAO KIM LAN



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu khoa học do tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn của TS. Cao Kim Lan.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính khoa học cũng như về nội dung trích
dẫn tài liệu trong luận văn này.
Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2018
Học viên

Lê Thị Lan Hương


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1 TẠ DUY ANH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC THIẾU NHI.......10
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI................................................................................... 10
1.1. Diện mạo chung của nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại.......................... 10
1.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh trong bản hòa tấu đa âm sắc của nền
văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại..................................................................17
Tiểu kết chương.................................................................................................... 30
Chương 2 NGƯỜI KỂ CHUYỆN - MỘT BÌNH DIỆN TU TỪ HỌC.................31
CẤU TRÚC TRUYỆN KỂ ĐẶC BIỆT TRONG CÁC SÁNG TÁC.................... 31
VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TẠ DUY ANH.....................................................31
2.1. Người kể chuyện theo quan niệm của tu từ học tiểu thuyết............................ 31
2.2. Người kể chuyện trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh........33
Tiểu kết chương.................................................................................................... 57
Chương 3 TU TỪ HỌC BIỂU TƯỢNG - NHÂN TỐ DIỄN NGÔN ĐỘC
ĐÁO..59 TRONG TRUYỆN KỂ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TẠ DUY ANH
..............................................................................................................................59
3.1. Biểu tượng và biểu tượng trong tu từ học tiểu thuyết............................................ 59

3.2. Hệ thống biểu tượng Làng quê – một nét văn hóa Việt độc đáo trong các sáng tác
viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh........................................................................62
Tiểu kết chương.................................................................................................... 77
KẾT LUẬN.......................................................................................................... 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................. 80


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tạ Duy Anh là một trong những cây bút trẻ tiêu biểu xuất hiện vào những
năm 80 của thế kỷ XX. Đến với văn chương thật tình cờ nhưng bằng tài năng và
sức sáng tạo của mình, tác giả đã cho ra đời nhiều tác phẩm thật hay và đặc sắc,
trong đó không thể không kể đến mảng sáng tác viết về đề tài thiếu nhi.
Trong các sáng tác cho tuổi thơ của nhà văn họ Tạ, người đọc luôn cảm
nhận được tình cảm yêu thương rất mực chân thành mà người viết dành cho
nhân vật và những độc giả nhỏ tuổi của mình. Đến với những tác phẩm của Tạ
Duy Anh, ai cũng như thấy bóng dáng tuổi thơ mình trong đó. Đằng sau mỗi câu
chuyện tưởng như hết sức đời thường, quen thuộc là những triết lí, những suy
ngẫm thật sâu sắc về cuộc đời được nhà văn thể hiện bằng một nghệ thuật ấn
tượng, vô cùng hấp dẫn trẻ thơ. Chính bởi sự độc đáo ấy, trong số các tác phẩm
viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh - truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã
được lựa chọn đưa vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông, gây được tiếng
vang lớn trong dư luận.
Từ đó có thể khẳng định, bên cạnh những thành tựu to lớn ở mảng tiểu
thuyết và truyện ngắn thì truyện viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh cũng là
mảng đề tài rất đáng được quan tâm. Tuy nhiên, cho đến nay, truyện viết cho
thiếu nhi của ông còn là một hiện tượng bỏ ngỏ bởi mới chỉ có một luận văn tìm
hiểu về nghệ thuật kể chuyện, cùng với một vài bài phỏng vấn, nhận xét khái
quát của một số nhà báo, nhà văn về đề tài này. Đặc biệt, đến thời điểm hiện tại
vẫn chưa có một công trình nghiên cứu công phu và dày dặn nào đi sâu tìm

hiểu, khám phá bình diện tu từ học truyện kể – một yếu tố nghệ thuật cốt lõi làm
nên sức hấp dẫn riêng trong những sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn này.
Hiện nay, cùng với nhiều khuynh hướng tiếp cận, nghiên cứu tác phẩm
văn học phong phú, đa dạng đang được vận dụng, tu từ học tiểu thuyết – một
phương pháp tiếp cận nằm trong khuynh hướng tự sự học hậu kinh điển, kết
hợp
5


giữa nghiên cứu hình thức và nghiên cứu ngữ cảnh ra đời đã khắc phục được
những điểm yếu của tự sự học kinh điển. Trên thế giới, hướng nghiên cứu này
đang được sử dụng khá phổ biến. Ở Việt Nam, phương pháp trên đã được vận
dụng để giải mã một số hiện tượng văn học độc đáo như Nguyễn Huy Thiệp,
Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Việt Hà, Bảo Ninh... Là một trong những nhà
nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu về khuynh hướng này, Cao Kim Lan
cho rằng “Tu từ học tiểu thuyết là một phương pháp tiếp cận tác phẩm giầu
tiềm năng”. Theo nhà nghiên cứu, tu từ học tiểu thuyết ra đời trong bối cảnh
nền phê bình thế giới bùng nổ các khuynh hướng, các cách tiếp cận tác phẩm
nghệ thuật phong phú, đa dạng trên nhiều cấp độ. Tuy nhiên, trên diện mạo
phong phú ấy, nhiều khuynh hướng nghiên cứu đã lộ rõ những bất cập, trong đó
có cấu trúc luận – phương pháp tiếp cận nền tảng của tự sự học: “Nhìn một cách
tổng thể, những phương pháp ấy chu trọng đến kĩ thuật, thủ pháp kể chuyện
nhưng nó vẫn khó có thể chạm đến được cái “sinh khí” thực sự trong mỗi tác
phẩm nghệ thuật đích thực. Truyện kể vẫn tiếp tục hé lộ những góc khuất cần
được khám phá... Phương pháp nghiên cứu tu từ học tiểu thuyết của Booth ra
đời đã kế thừa phương pháp tiếp cận đòi hỏi những tính toán mang tính định
lượng của chủ nghĩa cấu truc, kí hiệu học, tự sự học, phong cách học và hơn
thế nữa, nó còn đặt ra các vấn đề về biểu hiện cảm xuc hay các giá trị biểu
cảm mà những thủ pháp, kĩ thuật có thể đem đến cho người đọc” [43]. Bởi
những ưu điểm nổi bật đó, việc vận dụng lý thuyết tu từ học tiểu thuyết để lý

giải những nét độc đáo trong sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh sẽ là
một hướng nghiên cứu có thể mang lại những kiến giải mới.
Tiếp cận khai thác các truyện kể viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh nhằm
hướng đến đánh giá tài năng nghệ thuật độc đáo của ông, từ đó góp thêm một
tiếng nói khẳng định sâu sắc hơn những đóng góp to lớn của nhà văn đối với nền
văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số
bình diện tu từ học truyện kể trong những sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ
Duy Anh”.


Việc nghiên cứu đề tài này phần nào cũng giúp cho người viết có thêm được
những kiến thức nhất định về tu từ học để vận dụng vào quá trình giảng dạy
trong nhà trường phổ thông sau này.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tạ Duy Anh là một trong những gương mặt tiêu biểu của văn học Việt
Nam thời kì đổi mới. Sự xuất hiện của ông trên văn đàn đã góp phần làm cho
đời sống văn học của nước ta trở nên sôi động, nhiều chiều. Bằng một nội lực
mạnh mẽ, trong hơn 20 năm cầm bút, Tạ Duy Anh đã cho ra đời nhiều tác phẩm
có giá trị được người đọc đón nhận một cách hăm hở, nhiệt tình, và quan trọng
hơn cả là chúng được đánh giá cao.
2.1. Những nghiên cứu liên quan đến mảng sáng tác truyện ngắn và tiểu thuyết
của Tạ Duy Anh
Từ những truyện ngắn đầu tiên, nhà văn đã được khá nhiều độc giả và
giới phê bình quan tâm. Trong bài viết “Về Tạ Duy Anh, đôi nét tác giả - tác
phẩm”, Vương Quốc Hùng đã nhận xét về nỗ lực không ngừng làm mới, vượt
lên chính mình của nhà văn từ góc độ quan niệm nghệ thuật: “Qua hơn 20
năm cầm bút, Tạ Duy Anh vẫn luôn luôn trăn trở tìm cách đổi mới tư duy,
quan niệm nghệ thuật, làm mới tác phẩm từ nội dung tới hình thức, từ ngôn
ngữ tới cấu trúc. Chính những điều đó khiến các tác phẩm của ông lúc ra đời,
đi vào cuộc sống chưa bao giờ chấm dứt tranh cãi” [34]. Trong “Tiểu thuyết

Tạ Duy Anh và trò chơi thể loại”, Trần Viết Thiện đánh giá: “Trong những thể
nghiệm đổi mới cách viết, trò chơi thể loại là một cuộc chơi thú vị. Trò chơi
thể loại trong tiểu thuyết Tạ Duy Anh ít ra đã kiến tạo nên một phương diện
mới trong trường diễn ngôn thể loại của thời đại” [72]. Và đặc biệt, ở bài viết
“Tạ Duy Anh - đi tìm nhân vật”, Dương Thuấn đã khẳng định: “Tạ Duy Anh
đã thoát khỏi hoàn toàn lối viết truyền thống quen thuộc là hiện thực bị che
phủ bởi nhiều lớp mùng màn, miêu tả dầm dề, hành động chậm chạp,


ngôn ngữ sạch bóng trơn tru… anh đã chọn phương pháp tiếp cận hiện thực
đa diện, đa chiều và gần nhất” [73].
Không chỉ có nhiều độc giả và giới phê bình quan tâm, trong phạm vi
nghiên cứu nhà trường, tác phẩm Tạ Duy Anh đã được đón đọc nồng nhiệt và
đi sâu khai thác trong nhiều luận văn thạc sĩ. Thông qua các công trình nghiên
cứu ấy, chúng tôi đã có được cái nhìn tổng thể hơn về những đặc sắc nội
dung, nghệ thuật cũng như những quan niệm sáng tác đầy mới mẻ của nhà văn
họ Tạ.
2.2. Những nghiên cứu về mảng sáng tác cho thiếu nhi của Tạ Duy
Anh
Sau khi tác phẩm Bức tranh của em gái tôi được đưa vào giảng dạy
chính thức trong nhà trường phổ thông, những sáng tác viết cho thiếu nhi của
Tạ Duy Anh đã thu hút được nhiều sự chú ý, quan tâm của độc giả. Với hai
bài viết: “Nhà văn Tạ Duy Anh viết để tránh tính đố kỵ cho trẻ em”; “Nhà văn
Tạ Duy Anh được vào “SGK” vừa hạnh phúc vừa rắc rối”, Yên Khương đã
đưa ra nhận xét: “Sau hơn 5 năm đưa vào giảng dạy chính thức trong chương
trình Ngữ văn lớp 6, truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đã chinh phục
hàng chục triệu trái tim các em học sinh” [38, 39]. Không chỉ vậy, các sáng tác
khác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh cũng được các độc giả quan tâm,
đánh giá cao. Tác giả Vân Anh trong bài viết “Tạ Duy Anh và Bản nhạc con
Đà Điểu” đã cho rằng: “những đứa trẻ trong Bản nhạc con Đà Điểu sẽ có thể

bầu bạn với cả những độc giả trưởng thành, nhưng nếu phủ nhận chất thiếu
nhi trong các sáng tác của Tạ Duy Anh thì lại là một sai lầm. Đó là thứ đặc
sản đã biến văn học thiếu nhi của nhà văn này trở nên độc đáo và trộn không
lẫn giữa hàng ngàn tác phẩm... Qua từng trang sách, từng câu chuyện, người
đọc đều thấy trong đó lấp lánh những giấc mơ của con trẻ và của cả những
người đã không còn là trẻ con…” [12]. Tác giả Đỗ Hiền cũng đã đưa ra nhận
xét của mình về sáng tác của Tạ Duy Anh qua bài viết “Đối thủ còi cọc - câu


chuyện về tuổi thơ và làng quê”. Tác giả nhận định: “Với Đối thủ còi cọc, Tạ
Duy Anh đã kể một câu chuyện thật ấm áp về tuổi thơ. Đặc biệt những dòng
miêu tả tâm lý, tình cảm của một học sinh trong độ tuổi 12-13 được viết vô
cùng tinh tế, hấp dẫn” [36].
Bên cạnh một số bài viết, bài báo mang tính chất phê bình kể trên, tìm
hiểu về mảng truyện viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh trong phạm vi nghiên
cứu nhà trường mới chỉ có một luận văn Nghệ thuật truyện viết cho thiếu nhi
của Tạ Duy Anh của Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Đẹp (2014). Ở luận văn này, tác
giả đã tập trung khai thác thế giới nhân vật đặc sắc, đa dạng trong các tác
phẩm viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh với các kiểu nhân vật điển hình như
nhân vật trẻ em, nhân vật người lớn, nhân vật là các sự vật vô tri như con vât,
đồ vật. Không chỉ vậy, luận văn cũng đã đi sâu vào tìm hiểu về người kể
chuyện với đặc điểm đa ngôi kể, đa giọng điệu. Trong công trình nghiên cứu
ấy, tác giả luận văn đã chỉ rõ người kể chuyện trong các sáng tác viết cho
thiếu nhi của Tạ Duy Anh dù ở ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba cũng đều thực
hiện tốt vai trò của người dẫn dắt câu chuyện và định hướng cho người đọc
bằng những ngôn ngữ vô cùng dí dỏm, giàu chất trẻ con. Cùng với việc tìm
hiểu phương thức trần thuật duyên dáng, linh hoạt: khi là lời độc thoại, khi là
lời đối thoại, luận văn này đã đi đến khẳng định, người kể chuyện trong các
sáng tác của Tạ Duy Anh đã để lại một dấu ấn khó phai trong lòng bạn đọc
khiến cho các sáng tác viết cho thiếu nhi của ông vừa là món quà tặng bạn

đọc trẻ thơ vừa cho cả những bạn đọc lớn tuổi.
Như vậy, có thể nói, dù là bài phê bình đánh giá hay nghiên cứu thì
điểm chung của không nhiều những công trình trên đều là sự phát hiện, đề cao
những những giá trị nhân văn nhẹ nhàng, gần gũi, cần thiết, giàu tính giáo dục
mà những câu chuyện của Tạ Duy Anh đã mang lại cho trẻ thơ hôm nay. Với
lối viết nhẹ nhàng, giàu chất thơ, các sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy
Anh đã để lại những cảm xúc sâu lắng khó phai trong lòng các thế hệ độc giả


nhỏ tuổi. Tuy nhiên, khai thác về mảng truyện này thì các đề tài nghiên cứu còn
khá hạn chế. Thạc sĩ Nguyễn Thị Kim Đẹp đã tập trung khai thác nghệ thuật kể
chuyện trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh nhưng tác giả cũng
chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu theo phương pháp của tự sự học kinh điển
khi chỉ ra được các ngôi kể thứ nhất, thứ ba của người kể chuyện cũng như dấu
ấn ngôn từ của tác giả trong các sáng tác. Thiết nghĩ những phương diện ấy chưa
đủ để làm nên một phong cách Tạ Duy Anh khác biệt khi viết cho thiếu nhi. Vì
thế đề tài luận văn của chúng tôi sẽ tiếp tục khai thác và chỉ ra những điểm độc
đáo trong những sáng tác thiếu nhi của Tạ Duy Anh từ một chiều kích khác dựa
trên nền tảng tư tưởng và phương thức tiếp cận của tu từ học tiểu thuyết. Ở đây,
việc làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tác giả và những dụng ý nghệ thuật được sắp
xếp trong các tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh sẽ cho người đọc
thấy rõ sự độc đáo trong phong cách sáng tác của nhà văn này. Tính khả thi của
việc lựa chọn phương pháp tiếp cận trên được kỳ vọng sẽ mang lại những kết
quả nghiên cứu mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài Một số bình diện tu từ học truyện kể trong những sáng
tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh, chúng tôi hướng đến mục tiêu đưa ra
được những phát hiện, những kiến giải mới trong nghệ thuật viết truyện cho
thiếu nhi của nhà văn ở hai bình diện người kể chuyện và biểu tượng. Qua kết

quả nghiên cứu, người viết mong muốn sẽ góp thêm một tiếng nói khẳng định vị
trí và đóng góp của nhà văn này trong tiến trình vận động, đổi mới nền văn học
thiếu nhi Việt Nam đương đại nói riêng và lịch sử văn học Việt Nam nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, làm sáng tỏ điểm độc đáo, mới mẻ trong xiệc xây
dựng hình tượng người kể chuyện thông qua những phẩm chất khác nhau cùng
hệ thống biểu tượng thiên nhiên, cuộc sống làng quê đặc sắc mang đậm nét văn


hóa Việt trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh để từ đó thấy
được sự chi phối của tác giả hàm ẩn đến việc lựa chọn và sử dụng các yếu tố
nghệ thuật độc đáo đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn tập trung hướng đến những sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ
Duy Anh từ hai bình diện nghiên cứu: Người kể chuyện và biểu tượng theo
hướng tiếp cận tu từ học tiểu thuyết.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi lựa chọn khảo sát tất cả các truyện viết cho thiếu
nhi của Tạ Duy Anh trong đó chủ yếu tập trung vào các tập truyện tiêu biểu như:
Bản nhạc con đà điểu (Nhà xuất bản Hội nhà văn, 2005), Đom đóm (Nhà xuất
bản Hội nhà văn, 2005), Những truyện không phải trong mơ (Nhà xuất bản Hội
nhà văn, 2008), Truyện vừa thiếu nhi chọn lọc (Nhà xuất bản Hội nhà văn,
2008).
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, người viết
sử dụng các phương pháp sau đây:
- Phương pháp tu từ học: Đây là phương pháp chủ yếu được người viết sử dụng
xuyên suốt luận văn. Thông qua phương pháp này, người viết sẽ đi sâu khai thác
một số bình diện tu từ học học truyện kể tiêu biểu trong các sáng tác viết cho

thiếu nhi của nhà văn học Tạ để từ đó thấy được mối quan hệ mật thiết giữa tác
giả hàm ẩn Tạ Duy Anh và việc lựa chọn các yếu tố nghệ thuật độc đáo trong
các văn bản nghệ thuật của ông.
- Phương pháp hệ thống: Khối lượng tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh
khá nhiều, chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm tìm hiểu những sáng tác
viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh như là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất
giữa yếu tố nội dung và nghệ thuật. Từ đó giúp người đọc nhận thức


rõ các đặc điểm của người kể chuyện cũng như hệ thống các biểu tượng trong
các tác phẩm của ông được đầy đủ, toàn diện và khoa học hơn.
- Phương pháp thống kê, phân loại: Đề tài bao quát toàn bộ những sáng tác viết
cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh, do đó chúng tôi vận dụng phương pháp thống kê
kết hợp với phương pháp phân loại, nhằm chỉ ra các kiểu người kể chuyện với
các phẩm chất và giọng điệu kể chuyện khác nhau, cùng với đó là thống kê
phân loại hệ thống các biểu tượng mà nhà văn Tạ Duy Anh sử dụng trong những
những sáng tác viết cho thiếu nhi của mình. Vận dụng phương pháp này, chúng
tôi sẽ đưa ra được những cứ liệu chính xác, cụ thể làm tăng thêm sức thuyết
phục cho vấn đề nghiên cứu đặt ra trong đề tài, giúp cho sự nhận xét, đánh giá
vấn đề trong luận văn có cơ sở khoa học hơn.
- Phương pháp so sánh: Để khẳng định được nét đổi mới, riêng biệt và đặc sắc
của hình tượng người kể chuyện và hệ thống biểu tượng trong những sáng tác
viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh, luận văn tiến hành so sánh giữa những sáng
tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh với các sáng tác ở mảng truyện ngắn, tiểu
thuyết viết cho người lớn của ông cũng như so sánh với phong cách sáng tác của
môt số nhà văn tên tuổi chuyên viết cho thiếu nhi cùng thời. Kết hợp với những
diễn giải, phân tích, luận văn sẽ phát hiện ra những nét độc đáo, mới mẻ trong
cách xây dựng nhân vật người kể chuyện và hệ thống biểu tượng trong những
sáng tác viết cho thiếu nhi của nhà văn này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Khảo sát, nghiên cứu truyện kể viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh từ góc
độ tu từ học tiểu thuyết, mọi phân tích đánh giá về sáng tác viết cho thiếu nhi
của nhà văn này đều dựa trên nền tảng của lí thuyết tu từ học. Vì thế, về mặt lí
luận, luận văn góp phần làm sáng tỏ những điểm ưu việt và tính khả thi của lý
thuyết này trong việc vận dụng vào nghiên cứu một trường hợp cụ thể.
Lựa chọn Tạ Duy Anh - một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn
học Việt Nam thời kì đổi mới, chúng tôi muốn chỉ ra được sự chi phối và bàn
tay


sắp đặt của tác giả hàm ẩn Tạ Duy Anh đối với những yếu tố nghệ thuật độc
đáo, hấp dẫn mà ông đã khéo léo xây dựng trong các câu chuyện viết cho thiếu
nhi của mình. Để từ đó, thông qua đề tài, người viết muốn góp thêm một tiếng
nói khẳng định phong cách và đóng góp của Tạ Duy Anh trong lịch sử nền văn
học thiếu nhi Việt Nam đương đại cũng như khẳng định những nỗ lực sáng tạo
không ngừng nghỉ của nhà văn trên con đường chinh phục độc giả nền văn học
nước nhà.
Những nghiên cứu, phát hiện mới mẻ trong phong cách sáng tác của nhà
văn Tạ Duy Anh cũng chính là một trong những tư liệu hữu ích để người viết
vận dụng vào quá trình giảng dạy các tác phẩm trong nhà trường phổ thông sau
này.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn sẽ được triển khai trong ba chương:
Chương 1: Tạ Duy Anh trong dòng chảy văn học thiếu nhi Việt Nam
đương đại.
Chương 2: Người kể chuyện – một bình diện tu từ học cấu trúc truyện kể
đặc biệt trong các sáng tác viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh.
Chương 3: Tu từ học biểu tượng – nhân tố diễn ngôn độc đáo trong truyện
kể viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh



Chương 1
TẠ DUY ANH TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC THIẾU NHI
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Diện mạo chung của nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại
1.1.1. Quan niệm về văn học thiếu nhi
Kho tàng văn học nhân loại có những sáng tác dành cho một lớp đối
tượng riêng, đó là thiếu nhi. Tuy nhiên, về khái niệm “văn học thiếu nhi”, cho
đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau, chưa thống nhất trong giới nghiên cứu.
Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đưa ra rất nhiều định nghĩa khác nhau
về văn học thiếu nhi trong đó các học giả đặc biệt quan tâm tới vấn đề: đối
tượng tiếp nhận, nội dung phản ánh của tác phẩm, điểm nhìn trần thuật.
Từ góc độ đối tượng tiếp nhận, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa văn
học thiếu nhi thông qua độ tuổi của người đọc.
M.R.Margaret viết: “Một số người cho rằng văn học thiếu nhi là nhịp cầu
nối từ độ tuổi sơ sinh tới 18 tuổi. Tuy nhiên, như tôi biết, không học sinh trung
học hay phổ thông nào cho rằng mình là trẻ em. Vì vậy, tôi định nghĩa văn học
cho lứa tuổi 13 đến 18 tuổi là văn học thanh niên và văn học cho tuổi từ sơ sinh
đến 13 tuổi là văn học thiếu nhi [35].
Trong Sách của trẻ em trong bàn tay trẻ, ở phần dẫn nhập về văn học của
trẻ, Temple, Martinez, Yokota và Naylor từng nhận định: “Văn học thiếu nhi là
tập hợp những cuốn sách đọc cho trẻ em và được đọc bởi trẻ em… từ sơ sinh
tới 15 tuổi” [35].
Jan Susina, giáo sư về văn học thiếu nhi và văn hóa của Đại học Illinois
State (Mỹ) lại cho rằng: “Giống như các khái niệm về thời thơ ấu, văn học
thiếu nhi là một cấu truc văn hóa, đang trong quá trình phát triển. Văn học
thiếu nhi bao gồm những văn bản được viết riêng cho trẻ em, những văn bản
được trẻ em lựa chọn, ranh giới giữa văn học trẻ em và văn học người lớn rất
mong manh”[35].

14


Ở Việt Nam, dù văn học thiếu nhi không sớm được nghiên cứu chuyên
biệt như những loại hình văn học khác nhưng cũng đã được các nhà nghiên cứu
xác lập cho nó một chỗ đứng nhất định với những khái niệm cụ thể.
Từ điển Thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán đã định nghĩa về “văn học
thiếu nhi” như sau: “Theo nghĩa hẹp, văn học thiếu nhi gồm những tác phẩm
văn học hoặc phổ cập 17 khoa học dành riêng cho thiếu nhi. Tuy vậy, khái niệm
văn học thiếu nhi cũng thường bao gồm một phạm vi rộng rãi những tác phẩm
văn học thông thường (cho người lớn) đã đi vào phạm vi đọc của thiếu nhi” [32,
tr.342]. Định nghĩa này khá gần với cách hiểu của Jan Susina.
Định nghĩa văn học thiếu nhi theo độ tuổi, nhà văn Lê Phương Liên lại
cho rằng: văn học thiếu nhi là một thể loại văn học đặc thù nhằm phục vụ một
đối tượng văn học rộng lớn bao gồm: lứa tuổi mầm non (dưới 6 tuổi), lứa tuổi
nhi đồng (từ 6 -10 tuổi), lứa tuổi thiếu niên (từ 11 - 13 tuổi), tuổi mới lớn (từ 13,
14 tuổi - 18, 19 tuổi) [35].
Trong Bách khoa thư văn học thiếu nhi, quan niệm về văn học thiếu nhi
tường tận hơn, chi tiết hơn. Khái niệm văn học thiếu nhi được nhận diện ở nhiều
góc độ: chủ thể sáng tác, nhân vật trung tâm, mục đích sáng tác, đối tượng tiếp
nhận. Cụ thể: “Mọi tác phẩm được nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục,
bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu
nhi và đôi khi cũng là người lớn, hoặc là một cơn gió, một loài vật, đồ vật, một
cái cây.... Tác giả của văn học thiếu nhi không chỉ là chính các em mà cũng là
các nhà văn thuộc mọi lứa tuổi. Những tác phẩm mà thiếu nhi thích thu tìm đọc
bởi các em đã tìm thấy trong đó cách nghĩ, cách cảm và cách hành động của
chính các em, hơn thế, các em còn tìm được ở trong đó một lời nhắc nhở, một
sự răn dạy, với những nguồn động viên khích lệ, những sự dẫn dắt ý nhị, bổ ích
trong quá trình hoàn thiện tính cách của mình” [70, tr. 6]. Như vậy, quan niệm
này nhằm nhấn mạnh đến hai vấn đề: tính giáo dục trong văn học trẻ em và sáng

tác nào được cho là văn học thiếu nhi. Theo đó, văn học thiếu nhi phải hướng tới


mục đích giáo dục hay bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ. Sách dành cho trẻ em có thể
là những tác phẩm viết riêng cho trẻ hoặc là những tác phẩm mà trẻ em thích
đọc. Ý kiến này cũng trùng với lý giải về văn học thiếu nhi của một số nhà
nghiên cứu trên thế giới.
Đồng quan điểm trên, Bùi Thanh Truyền trong chuyên luận Thi pháp văn
học thiếu nhi (2012) cũng cho rằng, văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn
học mà nhân vật trung tâm là thiếu nhi hoặc được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ với
tất cả những xúc cảm, tình cảm mãnh liệt, tinh tế, ngây thơ, hồn nhiên, được các
em thích thú, say mê và có nội dung hướng đến việc giáo dục, bồi dưỡng tâm
hồn, đặt nền móng cho sự hoàn thiện tính cách của các em thuộc những lứa tuổi
khác nhau. Ở đây, tác giả đã thống nhất hai khía cạnh của văn học thiếu nhi là:
thẩm mỹ và giáo dục. Một sáng tác văn học thiếu nhi, theo tác giả, phải là sáng
tác bằng cái nhìn trẻ thơ và phải hướng tới việc giáo dục nhân cách trẻ [77].
Như vậy, những nhà nghiên cứu về văn học thiếu nhi Việt Nam đã cùng
nhau chỉ rõ: Sáng tác viết về thiếu nhi là tác phẩm mà nhà văn viết về tuổi thơ
của chính mình, tuổi thơ của mọi người và nhiều người, tuổi thơ đã phổ quát. Đó
cũng có thể là tác phẩm viết về trẻ em nhưng lại chiếm được cảm tình của
người lớn. Ở đây, cũng cần phân biệt sáng tác viết về trẻ em với tác phẩm có
nhân vật trẻ em trong đó. Có một số sáng tác, nhà văn dùng nhân vật trẻ em để
truyền tải thông điệp người lớn, trẻ em chỉ được coi là phương tiện biểu đạt, đó
không được coi là tác phẩm văn học thiếu nhi. Ngược lại, có những tác phẩm
được trẻ em say mê, hứng thú mặc dù trong đó chẳng có bóng dáng một trẻ em
nào, sáng tác như thế vẫn có thể xem là văn học thiếu nhi. Tất nhiên, như các
nhà nghiên cứu đã khái quát, ranh giới phân định giữa một cuốn sách cho trẻ
em và người lớn không hoàn toàn rạch ròi.
Từ đó có thể khẳng định: văn học thiếu nhi là những tác phẩm văn học
mà nhân vật trung tâm hoặc là thiếu nhi, hoặc là người lớn, hoặc là con người

hay là thế giới tự nhiên... nhưng được nhìn bằng đôi mắt trẻ thơ, có nội dung
gần gũi,


quen thuộc với vốn trải nghiệm của trẻ, được các em thích thú, say mê và có tác
dụng hoàn thiện đạo đức, tâm hồn cho trẻ. Có thể coi những sáng tác viết cho
thiếu nhi bao gồm: những tác phẩm viết cho trẻ em tuổi mầm non; những tác
phẩm viết cho thiếu niên, nhi đồng; những tác phẩm viết cho tuổi mới lớn.Trẻ
em vốn có những đặc điểm tâm sinh lý riêng, vì thế, khi chúng sáng tác văn
học, hay là đối tượng của văn học, phải được nhìn nhận dựa trên những đặc
trưng riêng biệt. Văn học thiếu nhi phải là những sáng tác được nhìn từ cái nhìn
trẻ thơ, bằng con mắt trẻ thơ và được chấp nhận, trước hết, bởi độc giả là trẻ
em.
1.1.2. Đặc điểm chung của văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại
Văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại có sự phát triển mạnh mẽ, phong
phú và đa dạng cùng với sự phát triển chung của nền văn học dân tộc.
Về nội dung: Sau nhiều năm phát triển trong hoàn cảnh bất bình thường
của chiến tranh với cảm hứng chung là động viên, ca ngợi cuộc trường kì kháng
chiến thần thánh của dân tộc, bắt đầu từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, trong
xu thế chung của văn học, các sáng tác cho thiếu nhi cũng dần trở về trạng thái
phát triển bình thường với sự chuyển biến từ cảm hứng lịch sử dân tộc sang cảm
hứng thế sự đời tư. Lúc này văn học viết cho tuổi thơ cũng đã có một cái nhìn
thật hơn, sâu hơn, toàn diện hơn đối với cuộc sống. Sự nghiệp đổi mới cũng có
vai trò quan trọng đối với sự chuyển hướng tích cực trong bản thân từng chủ thể
sáng tạo - nhân tố quan trọng nhất của sự thay đổi diện mạo văn học thiếu nhi
đương đại. Bởi vậy, đặc điểm nội dung nổi bật nhất của văn học thiếu nhi thời kì
này là sự đa dạng, mới mẻ, giàu tính thời sự trong đề tài, chủ đề (trẻ em thành
thị, nông thôn, miền núi, loài vật, môi trường, tình bạn, xúc cảm giới tính của
tuổi mới lớn, quan hệ giữa người lớn và trẻ em,…), kết hợp giữa hiện thực với
kì ảo, phi lí và có lí, ngôn ngữ vừa hồn nhiên, thơ trẻ vừa triết lí hóm hỉnh kiểu

trẻ con.
Đề tài sinh hoạt của trẻ em thành phố được các nhà văn chú ý đến ở hai
mảng hiện thực: cuộc sống của trẻ em các gia đình khá giả và cuộc sống của


những trẻ nhà nghèo, vừa học vừa phải lo toan kiếm sống, thậm chí “đi bụi”. Các
tác phẩm tiêu biểu ở đề tài này phải kể đến Kính vạn hoa (Nguyễn Nhật
Ánh), Hoa trên đường phố (Thu Trân), Kiềng ba chân (Đoàn Lư), Ngày khai
trường trong mơ (Kim Hài), Tiếp đạm (Nguyễn Thị Ấm)... trong đó Kính vạn
hoa được đánh giá là hiện tượng nổi bật nhất, một bộ sách được xếp hạng kỉ lục,
có số lượng xuất bản vào loại lớn nhất trong lịch sử ngành xuất bản ở Việt Nam.
Bên cạnh các tác phẩm viết về sinh hoạt của trẻ em thành phố, các tác
phẩm viết về cuộc sống của trẻ em ở nông thôn cũng rất được quan tâm. Ở
mảng hiện thực này, những tác phẩm thơ thường thể hiện niềm vui trong sáng,
giản dị của trẻ em thôn quê như Quả thị đi chơi (Nguyễn Hoàng Sơn), Bờ ve
ran (Mai Văn Hai), Làng em có điện (Lê Bính), Làng em buổi sáng (Nguyễn
Đức Hậu), Ao làng (Nguyễn Thị Thanh), Con trâu (Thanh Thản), Nhà bác
trống tía (Nguyễn Ngọc Hưng)...vv, trong khi các tác phẩm văn xuôi lại đề cập
tới những số phận, những cảnh đời cụ thể, đượm buồn của con người sống ở
nông thôn như Nước mắt ngày tựu trường và Thành hoàng quê ngoại của Đào
Hữu Phương, Tiếng nói người mẹ câm và Lời ru không bán của Lê Cảnh Nhạc.
Đề tài miền núi ngày càng phát triển và ghi nhiều thành tựu với các tác
phẩm tiêu biểu: Y Leng (Đào Vũ), Kỉ vật cuối cùng (Hà Lâm Kỳ), Một lớp
trưởng khác thường (Lương Tố Nga), Chân trời mở rộng (Đoàn Lư), Đường về
với mẹ chữ (Vi Hồng), Truyền thuyết trong mây (Đào Hữu Phương), Chu bé thổi
khèn (Quách Liêu), Đồi sói hu (Nguyễn Quỳnh)... Đặc biệt là Dương Thuấn, nhà
thơ dân tộc Tày với nhiều tập thơ viết về đất và người vùng cao đã làm cho
người đọc hiểu và yêu mến hơn đời sống tâm hồn chất phác, nghĩa tình gắn bó
với cách mạng của đồng bào, nhất là của trẻ em các dân tộc thiểu số phía Bắc.
Năm 2010, Tuyển tập thơ Dương Thuấn viết cho thiếu nhi được xuất bản song

ngữ (tiếng Kinh và tiếng Tày) đã làm phong phú cho mảng văn học viết về miền
núi của văn học thiếu nhi Việt Nam.


Bên cạnh đó, viết về tâm sinh lí của lứa tuổi hoa học trò là mảng đề tài đặc
biệt khởi sắc. Thế giới nội tâm sâu kín cùng những rung động đầu đời (tình yêu
học trò) như là sự phát triển tất yếu của đặc điểm tâm lí trẻ thơ được các tác giả
quan tâm khai thác. Có thể kể đến các tác phẩm như Bây giờ bạn ở đâu và Cỏ
may ngày xưa của Trần Thiên Hương, Hương sữa đầu mùa của Lê Cảnh Nhạc,
Có gì không mà tặng bông hồng của Hồ Việt Khuê và hàng loạt truyện dài của
Nguyễn Nhật Ánh như Còn chut gì để nhớ, Cô gái đến từ hôm qua, Thằng quỷ
nhỏ, Phòng trọ ba người, Nữ sinh, Hoa hồng xứ khác, Hạ đỏ, Mắt biếc, Cho tôi
xin một vé đi tuổi thơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm trong lá...
Như vậy, với các đề tài sáng tác ngày càng đa dạng và phong phú, văn
học thiếu nhi giai đoạn này đã làm tốt vai trò quan trọng của mình trong việc
giáo dục toàn diện nhân cách trẻ em cả về đạo đức, trí tuệ và tình cảm thẩm
mĩ. Nhằm hướng các em vươn tới cái đẹp chân - thiện – mĩ, người sáng tác cho
thiếu nhi đã chú ý quan tâm đến đặc điểm tâm lí lứa tuổi và những sở thích của
trẻ nhỏ để thỏa mãn những nhu cầu ấy của các em một cách tự nhiên nhất.
Những hình tượng nghệ thuật giàu giá trị nhân văn kết hợp vần điệu, nhạc điệu
do các nhà văn dày công sáng tạo trong tác phẩm đã gây được những ấn tượng
sâu sắc trong tâm hồn trẻ thơ, tác động nhẹ nhàng đến nhận thức, tư tưởng tình
cảm ở các em.
Về nghệ thuật: Văn học thiếu nhi đương đại rất giàu chất thơ, chất truyện.
Sở dĩ các tác phẩm truyện viết cho trẻ em lôi cuốn, hấp dẫn, có sức cảm hóa lạ
lùng, mạnh mẽ được các em là vì luôn lấp lánh chất thơ. Chất thơ giúp trẻ em
sau khi được nghe ông bà, cha mẹ kể chuyện, gấp sách lại vẫn thấy bao nhiêu
điều kì diệu, “bám chặt” lấy tâm hồn, tình cảm và chắp cánh cho những ước mơ,
khát vọng của tuổi thơ. Chất truyện trong thơ cũng là một trong những yếu tố
tạo nên hình tượng cảm xúc ở mỗi tác phẩm. Mỗi bài thơ viết cho trẻ gần như

một mẩu truyện hoặc chứa đầy yếu tố truyện. Điều đó khiến cho các em dễ hiểu,
dễ cảm nhận và dễ thuộc hơn những vần thơ ý nghĩa.


Không chỉ vậy, những hình ảnh đẹp, rực rỡ cùng với vần điệu, nhạc điệu
vui tươi là một trong những yếu tố nghệ thuật không thể thiếu làm nên sức hấp
dẫn riêng trong các sáng tác viết cho thiếu nhi giai đoạn này. Nếu như thơ, văn
viết cho người lớn thường hướng tới cái gì đó cao xa, trừu tượng thì thơ, văn
viết cho trẻ em được trình bày một cách thật ngắn gọn, súc tích, trong sáng, dễ
hiểu. Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện
trong cả câu văn, câu thơ. Trong văn xuôi thường sử dụng những câu đơn, ngắn,
vừa sức với khả năng tiếp nhận của trẻ nhỏ; còn trong thơ, các nhà văn thường
sử dụng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, rất gần với đồng dao, vui nhộn, có vần, có
nhạc khiến cho trẻ thơ vô cùng thích thú.
Do cách tiếp cận đời sống phong phú, không bị khuôn vào một hướng
duy nhất, văn học thiếu nhi đòi hỏi cũng phải đa dạng về giọng điệu mới có thể
thể hiện được nhiều sắc thái khác nhau của cuộc sống. Cũng không phải mỗi nhà
văn, mỗi tác phẩm chỉ có một giọng điệu mà đôi khi còn có sự phối hợp, đan
xen, tạo nên sự đa dạng ngay trong một tác giả. Những giọng điệu chính của văn
học thiếu nhi đương đại có thể kể tới là giọng báo chí thông tấn, phù hợp với
nhịp độ khẩn trương của cuộc sống công nghiệp, hiện đại, đầy ắp thông tin;
giọng suy tư, triết lí đề cập tới các vấn đề đời tư, thế sự; giọng trữ tình tiếp nối
văn mạch truyền thống đậm tính nhân văn, hướng về những kiếp người, những
cảnh ngộ bi thương, những tình cảm sáng trong cao đẹp của con người và cảnh
sắc thiên nhiên của quê hương, đất nước. Đặc biệt là giọng tinh nghịch, hóm
hỉnh mang tính đặc thù của văn học thiếu nhi. Chất hóm, nghịch mang lại những
tiếng cười sảng khoái được vận dụng như một phương tiện giúp các em tiếp
nhận tác phẩm một cách thật thoải mái, vui vẻ. Có thể nói, sự đa dạng của giọng
điệu đã chứng tỏ tính cập nhật của văn học thiếu nhi hiện nay, vừa không xa rời
lạc lõng với đời sống văn học nói chung vừa tỏ rõ sức mạnh của một bộ phận

văn học riêng - văn học dành cho trẻ em.


1.2. Truyện viết cho thiếu nhi của Tạ Duy Anh trong bản hòa tấu đa âm sắc của
nền văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại
1.2.1. Bản giao hưởng đa âm sắc của nền văn học thiếu nhi
Văn học thiếu nhi vốn là một bộ phận quan trọng của nền văn học mỗi
dân tộc. Nó có vai trò quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, làm
giàu tâm hồn con người từ thuở ấu thơ, là hành trang không thể thiếu cho các em
khi bước vào đời. Bởi vậy, nhắc đến nền văn học thiếu nhi đương đại, chúng ta
không thể không nhắc đến các nhà văn lớp trước như Tô Hoài, Phạm Hổ,
Nguyễn Quỳnh... mặc dù tuổi cao vẫn luôn cần mẫn viết cho thiếu nhi, tự đổi
mới chính mình trong việc mở rộng đề tài và tìm tòi hướng khai thác mới mẻ,
phù hợp với nhu cầu của cuộc sống và nhu cầu bạn đọc. Tô Hoài rất thành công
với mảng đề tài truyện cổ viết lại, Phạm Hổ có đóng góp mới với truyện cổ tích
hiện đại, Nguyễn Quỳnh mang đến cho các em những truyện phiêu lưu, mạo
hiểm về núi rừng… Đầu những năm 1990, đội ngũ viết cho các em được bổ
sung thêm nhiều cây bút mới như Trần Thiên Hương, Nguyễn Quang Thiều, Lê
Cảnh Nhạc, Nguyễn Nhật Ánh, Hà Lâm Kỳ, Quách Liêu, Phan Hồn Nhiên...
(truyện) và Phùng Ngọc Hùng, Trương Hữu Lợi, Dương Thuấn, Mai Văn Hai...
(thơ). Tiếp nữa là những cây bút không chỉ trẻ về tuổi nghề mà còn rất trẻ về
tuổi đời. Họ là những người vừa chia tay với tuổi thơ, đang hăm hở bước vào
đời, như Hoàng Dạ Thi, Nguyễn Thị Thu Thuỷ, Nguyễn Thị Châu Giang, Thu
Trân, Quế Hương, Nguyễn Thúy Loan; và quãng đầu những năm 2000 là hiện
tượng Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Lãm Thắng...vv. Lớp người viết trẻ này đã
mang đến cho văn học thiếu nhi những nét mới trẻ trung, tươi tắn, đầy nhiệt
huyết.
Sự đa dạng trong phong cách viết của các tác giả đã làm nên sức hấp dẫn
của văn học thiếu nhi giai đoạn này với những thể loại văn học vô cùng gần gũi,
bình dị. Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quỳnh, Dương Thuấn… là những nhà văn

giao thời của hai thế kỉ. Nổi lên từ những năm cuối thế kỉ XX, họ vẫn giữ được
phong độ và cảm hứng sáng tạo trong thế kỉ mới.


Với thành công đặc biệt của Kính vạn hoa cùng với gần ba mươi tập sách
viết cho lứa tuổi hoa học trò, Nguyễn Nhật Ánh được bình chọn là tác giả tiêu
biểu nhất của văn học thiếu nhi Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Sang đầu
thế kỉ XXI, ông đột ngột “chuyển hướng” sang lối kể chuyện hoang đường, kì
bí. Bộ truyện dài nhiều tập Chuyện xứ Lang-bi-ang là sự thử nghiệm một lối viết
mới của nhà văn đang được các bạn đọc nhỏ tuổi yêu quý. Là truyện hoang
đường nhưng không phải là viển vông, tùy hứng, sự tưởng tượng của Nguyễn
Nhật Ánh được dựa trên nền tảng vững chắc, đó là tâm lí trẻ thơ. Với Chuyện
xứ Lang-bi-ang, ông đã chạm đúng vào một trong những đặc điểm nổi bật của
tâm lí trẻ thơ, đó là tính tò mò, thích phiêu lưu, mạo hiểm, thích khám phá. Câu
chuyện này của ông đã làm được một điều kì diệu, đó là đem đến cho bạn đọc
trẻ thơ sự thú vị và niềm vui háo hức mong chờ những tác phẩm tiếp theo.Và
quả nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã không làm bạn đọc thất vọng. Ông tiếp tục
trình làng Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Vẫn với lối viết dí dỏm kiểu Kính
vạn hoa, Tôi là Bê tô nhưng dấu ấn tâm trạng tác giả đã in đậm nét hơn, tâm
trạng của con người càng đi xa tuổi thơ càng da diết nhớ về tuổi thơ. Đây là tập
sách được giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam và giải thưởng Asean, 2010.
Cùng với Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh và Lá nằm trong lá, Có hai con mèo
ngồi bên cửa sổ… Nguyễn Nhật Ánh đã thể hiện sức viết bền bỉ của mình.
Nhà văn Nguyễn Quỳnh - người đã từng thành công với những tác phẩm
đạt giải cao trong các giải thưởng hàng năm thời kì đổi mới - vẫn tiếp tục khai
thác mảng đề tài đường rừng. Những tác phẩm tiêu biểu như Đứa con phiêu bạt
và kí ức người cha, Dũng sĩ rừng xanh, Sói gầm trên đỉnh dốc, và đặc biệt gần
đây nhất là Cậu bé người rừng (2012)… vẫn hấp dẫn bạn đọc bởi những trang
viết đầy ấn tượng miêu tả cảnh thiên nhiên hoang dã, khắc nghiệt, cảnh thú dữ
rừng xa và những chuyện phiêu lưu, mạo hiểm. Cùng với chất văn dạt dào cảm

xúc, phóng khoáng, Nguyễn Quỳnh đã “làm mới” sự cảm nhận của bạn đọc về
thiên nhiên trong sự khám phá thú vị và nhân văn.


Cũng như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Quỳnh, nhà thơ người Tày Dương
Thuấn cũng là một tác giả viết cho thiếu nhi gặt hái được rất nhiều thành công.
Bình tĩnh với lối viết truyền thống, Dương Thuấn giới thiệu với bạn đọc con
người và mảnh đất vùng cao Bắc Kạn quê ông. Sau tập thơ Cưỡi ngựa đi
săn được tặng giải A Giải thưởng Văn học thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam,
1992, Dương Thuấn vẫn tiếp tục cuộc hành trình với khát vọng giới thiệu được
thật nhiều hình ảnh của quê hương và văn hóa dân tộc Tày tới mọi người. Thơ
ông luôn là những trăn trở, những khúc ca rạo rực mê say về quê hương. Tuyển
tập Dương Thuấn, (3 tập- Riêng tập 3 dành cho thiếu nhi), xuất bản song ngữ
Tày- Kinh (Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 2010) đánh dấu một chặng đường sáng
tác của ông. Đến với Tuyển tập Dương Thuấn (tập 3), bạn đọc sẽ gặp ở đó một
thế giới trẻ thơ cùng với thiên nhiên vùng cao hết sức sống động. Đó là cỏ cây
hoa trái muôn sắc màu, là tiếng suối reo, là hòn sỏi thần kì, là tiếng hò săn bắn,
là một làn khói sớm với mùi thịt nướng, là những phong tục tập quán, những
huyền thoại làm mê đắm lòng người. Thơ Dương Thuấn đã dựng nên một không
gian rộng lớn, vừa hùng vĩ vừa lãng mạn; vừa xa xôi lại vừa rất đỗi gần gũi,
thân thương và quyến rũ. Ở vùng quê ấy, con người được sống hồn nhiên, vô tư
trong sự bao bọc, vỗ về của thiên nhiên, trong cái đẹp vô biên của trời đấtngười và cảnh, cảnh và người giao hòa, quấn quýt với nhau: Nơi đó chỉ có mây
và suối/ Người ngủ cùng mặt trăng (Mách với trẻ con). Có thể nói, nhà thơ
Dương Thuấn đã vận dụng tới mức tối đa những chất liệu riêng biệt của vùng
quê văn hóa Tày để làm nên một thế giới nghệ thuật sinh động và độc đáo.
Những hình tượng nghệ thuật trong thơ ông, từ hình tượng con người đến hình
tượng thiên nhiên đều mang những nét điển hình của vùng Tày Bắc Kạn.
Bên cạnh những lớp nhà thơ tiêu biểu trên, sự xuất hiện của các tác giả
với tuyển tập những câu chuyện, những bài thơ hay nhất, đẹp nhất như Trần
Hoài Dương- Truyện ngắn chọn lọc (2006), Tuyển thơ Con chuồn chuồn

đẹp


nhất của Cao Xuân Sơn (2010), Dắt biển lên trời của Hoài Khánh (2012)…cũng
đã góp phần làm phong phú thêm cho văn học thiếu nhi giai đoạn này.
Cùng với những cây bút trưởng thành từ thế kỉ XX là những gương mặt
trẻ mới xuất hiện như Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Lãm
Thắng, Đặng Chân Nhân và Ngô Gia Thiên An.
Nguyễn Ngọc Thuần mở đầu cho văn học thiếu nhi Việt Nam thế kỉ XXI
bằng những tác phẩm liên tiếp được giải cao: Giăng giăng tơ nhện (Giải ba cuộc
vận động Sáng tác văn học tuổi 20 năm 2000), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa
sổ (Giải A cuộc thi sáng tác văn học Vì tương lai đất nước lần thứ ba 20012002, giải thưởng Peter Pan của Thụy Điển năm 2008 dành cho những tác phẩm
văn học thiếu nhi hay nhất). Một thiên nằm mộng (Giải A cuộc vận động sáng
tác cho thiếu nhi 2001-2002). Truyện Nguyễn Ngọc Thuần thu hút người đọc ở
giọng văn trong trẻo, với cái nhìn hồn nhiên, đầy sự ngạc nhiên thơ trẻ. Thế giới
xung quanh rất quen thuộc qua con mắt của anh bỗng trở nên sống động, tinh
khôi, trong vắt và đầy yêu thương, mới lạ.
Nguyễn Ngọc Tư viết cho thiếu nhi không nhiều. Khiêm tốn một tập
truyện Ông ngoại với tám câu chuyện nhỏ nhắn, xinh xắn nhưng cũng đủ cho
bạn đọc cảm nhận về một Ngọc Tư giản dị mà tinh tế, nhỏ nhẻ mà sâu sắc. Trở
đi trở lại trong những câu chuyện này là hình ảnh một cô bé hoặc cậu bé với
tâm hồn nhạy cảm, tràn ngập tình yêu thương, biết chia sẻ, biết trân trọng những
gì mình có, biết quý yêu những gì người khác dành cho mình (Cô bé trong Bà
mẹ vườn cau, Dung trong Ông ngoại, Cậu bé trong Lụm Còi…). Với những
mẩu truyện ngắn thấm đẫm tình người, tình cỏ cây, hoa trái, cùng với lối văn
nhẹ nhàng, trong sáng; lối kể chuyện tự nhiên, thì thầm… Nguyễn Ngọc Tư đã
dẫn bạn đọc đến với những rung động mỏng manh, tinh vi nhất của con người.
Nhà thơ trẻ Nguyễn Lãm Thắng với 1008 bài thơ thiếu nhi đã thực sự
chinh phục bạn đọc bởi những vần thơ đầy tâm huyết. Tập thơ viết về nhiều đề
tài nhưng tất cả đều xoay quanh một trục chính: trẻ thơ. Có thể thấy trong thơ



Lãm Thắng hình ảnh một tuổi thơ êm đềm, giản dị với cách nhìn, cách cảm rất
trẻ thơ tạo ra một dấu ấn đặc biệt lí giải vì sao nhiều bài thơ thiếu nhi tác giả viết
(hơn ba mươi lăm bài thơ) được phổ nhạc, trở thành những bài hát với giai điệu
vui tươi, trong sáng dễ gần với tuổi thơ như Cháu vẽ, Mưa xuân, Mời bạn về
thăm xứ Huế, Chợ Xuân (Quỳnh Hợp phổ nhạc) và Cô tập em viết, Màu ước
mơ, Bài hát thày dạy, Ông trăng ơi, Mẹ ơi con ngủ, Lồng đèn, Quạt bà quạt bố,
Mùa xuân đã về, Nơi tuổi thơ em… (Trương Pháp phổ nhạc).
Tập thơ hiếm hoi dành cho thiếu nhi của Vi Thùy Linh Chu du cùng ông
nội (gồm 23 bài) là những kỉ niệm về tuổi thơ, về gia đình, về ông nội. Sự trở
về với tuổi thơ có lẽ cũng là một hướng sáng tác mới trong “đường thơ” của chị,
một người luôn say sưa, luôn “điên cuồng với thơ”.
Hai tác giả rất trẻ là Đặng Chân Nhân (sinh năm 1993) với Giấc mơ và
Ngô Gia Thiên An (sinh năm 1999) với tập thơ đầu tay Những ngôi sao lấp lánh
đã đem đến cho bạn đọc một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống, thiên nhiên và vũ
trụ của thế hệ trẻ ngày hôm nay. Kể từ sau Trần Đăng Khoa, Cẩm Thơ, Khánh
Chi, Hoàng Dạ Thi, Ngô Thị Bích Hiền… rất lâu, bạn đọc Việt Nam mới lại được
đọc những trang thơ hồn nhiên, trong trẻo do chính các em viết. Năm 2011, khi
Nhà xuất bản Kim Đồng phát hành Giấc mơ và Những ngôi sao lấp lánh, nhiều
người đã gọi hai tác giả này là “Thần đồng” thơ thế kỉ XXI.
Một số tác giả khác nổi lên từ giải thưởng Cây but Tuổi hồng (Giải
thưởng hàng năm của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh , Báo Thiếu niên
tiền phong phối hợp với Hội Nhà văn Việt Nam, bắt đầu từ năm 2011) như Đỗ
Tú Cường (TP Hồ Chí Minh), Nguyễn Đan Thi (Hà Nội), Võ Hương Nam (Đắc
Lắc) cũng góp phần làm nên sự đa dạng của văn học thiếu nhi những năm gần
đây.
Trong số rất nhiều các tác giả, tác phẩm của nền văn học thiếu nhi đa âm
sắc ấy, chúng ta đặc biệt chú ý tới đóng góp to lớn của các thế hệ nhà văn, nhà
thơ cùng những tác phẩm tiêu biểu đã được lựa chọn và đưa vào giảng dạy

trong


×