Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics của hàn quốc và một số gợi ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 86 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUNG TÂM LOGISTICS .................. 4
1.1. Lý luận chung về logistics .......................................................................... 4
1.1.1. Khái niệm logistics ................................................................................ 4
1.1.2. Phân loại logistics ................................................................................. 5
1.1.3. Vai trò của logistics ............................................................................... 7
1.2. Khái quát chung về trung tâm logistics ..................................................... 9
1.2.1. Khái niệm về trung tâm logistics............................................................ 9
1.2.2. Các thành phần của trung tâm logistics ............................................... 11
1.2.3. Các đặc điểm của trung tâm logistics .................................................. 12
1.2.4. Chức năng, vai trò của trung tâm logistics .......................................... 14
1.2.5. Điều kiện để xây dựng một trung tâm logistics .................................... 15
1.3. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia trên thế
giới.................................................................................................................... 16
1.3.1. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia Châu Âu 16
1.3.2. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia Châu Á .. 19
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC TRUNG TÂM LOGISTICS
TẠI HÀN QUỐC ................................................................................................. 23
2.1. Khái quát thực trạng phát triển logistics tại Hàn Quốc ......................... 23
2.1.1. Tình hình chung của ngành logistics tại Hàn Quốc.............................. 23
2.1.2. Những thuận lợi của ngành logistics tại Hàn Quốc ............................. 25
2.1.3. Một số hạn chế của ngành logistics Hàn Quốc .................................... 29
2.2. Thực trạng quá trình phát triển các trung tâm logistics tại Hàn Quốc . 31
2.2.1. Định hướng và chính sách phát triển trung tâm logistics của Hàn Quốc
...................................................................................................................... 31
2.2.2. Thực trạng phát triển các trung tâm logistics tại Hàn Quốc ................ 37
2.3. Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại Hàn Quốc ..................... 52
2.3.1. Đưa ra chính sách phát triển dựa vào việc xác định trước nhu cầu tương
lai.................................................................................................................. 53



2.3.2. Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ .............................................................. 54
2.3.3. Cơ cấu tổ chức .................................................................................... 54
2.3.4. Phương thức hoạt động quản lý các trung tâm logistics....................... 55
2.3.5. Thúc đẩy hợp tác quốc tế về phát triển trung tâm logistics khu vực ..... 55
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TRUNG TÂM LOGISTICS CHO
VIỆT NAM .......................................................................................................... 57
3.1. Thực trạng hoạt động logistics tại Việt Nam ........................................... 57
3.1.1. Thực trạng hoạt động logistics tại Việt Nam ........................................ 57
3.1.2. Đánh giá chung về ngành logistics Việt Nam ....................................... 64
3.2. Định hướng phát triển ngành logistics và sự cần thiết xây dựng các
trung tâm logistics cho Việt Nam.................................................................... 65
3.2.1. Định hướng phát triển của ngành logistics Việt Nam........................... 65
3.2.2. Tính cấp thiết phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam .................. 69
3.3. Giải pháp pháp triển trung tâm logistics cho Việt Nam ......................... 72
3.3.1. Nhóm những giải pháp gợi ý cho cơ quan quản lý nhà nước ............... 72
3.3.2. Giải pháp xây dựng trung tâm logistics và mô hình hoạt động ............ 74
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 79


DANH MỤC BẢNG BIỂU HÌNH VẼ

STT

Bảng biểu hình vẽ

Trang

1


Bảng 1.1: Bảng xếp hạng chất lượng dịch vụ các công ty logistics
trên thế giới (2011)

8

2

Bảng 1.2: Đặc khu phân phối tại cảng Rotterdam

18

3

Bảng 2.1: Tỉ trọng ngành logistics trong nền kinh tế Hàn Quốc
(2007)

24

4

Bảng 2.2: Top 5 cảng container lớn nhất thế giới năm 2011

27

5

Bảng 2.3: Ngành logistics ở Hàn Quốc từ 2005-2008

29


6

Bảng 2.4: Số lượng công ty tàu biển và các tuyến đường biển của
cảng Busan

41

7

Bảng 2.5: Tình hình hoạt động các cảng ở sân nay Incheon

45

8

Bảng 2.6: Điều kiện cho thuê đất ở sân bay Incheon

47

9

Bảng 2.7: Tốc độ dịch vụ thông quan hàng hóa tại sân bay Incheon

48

10

Bảng 2.8: Quy định về thủ tục hải quan tại sân bay Incheon


48

11

Bảng 2.9: Mục tiêu và kết quả thực tế hoạt động tại sân bay
Incheon

49

12

Bảng 2.10: Các dịch vụ khuyến mại tại sân bay quốc tế Incheon

49

13

Biểu đồ 1.1: Tác động của việc gia tăng hợp đồng logistics đối với
ngành sản xuất (2011-2012)

7

14

Biểu đồ 2.1: Lượng hàng hóa lưu thông tại cảng Busan 2009-2011

42

15


Hình 2.1: Vị trí sân bay Incheon và khoảng cách tới các thành phố
lớn trên thế giới

43

16

Hình 2.2: Cơ sở vật chất chủ yếu ở sân bay Incheon

44


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Tiếng Anh

Tiếng Việt

1PL

First party logistics

Logistics bên thứ nhất

2PL

Second party logistics

Logistics bên thứ hai

3PL


Third party logistics

Logistics bên thứ ba

4PL

Fourth party logistics

Logistics bên thứ tư

5PL

Fifth party logistics

Logistics bên thứ năm

ACI

Airport Council International

Hội đồng hàng không quốc tế

ADB

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

B2B


Business –to- Business

Doanh nghiệp đến doanh nghiệp

BPA

Busan Port Authority

Ban quản lý cảng Busan

CDMA

Code division multiple access

Một loại công nghệ di động đa
truy cập phân chia theo mã số

CTA

Cargo Terminal Area

Khu vực cảng hàng hóa

EDI

Electronic Data Interexchange

Dịch vụ trao đổi dữ liệu điện tử


EU

European Union

Liên minh Châu Âu

FAZ

Free Access Zone

Khu vực tiếp xúc thương mại tự
do

FEZ

Free Economic Zone

Khu vực kinh tế tự do

FTZ

Free Trade Zone

Khu vực thương mại tự do

GDP

Gross Domestic Product

Tổng thu nhập quốc nội


GTVT
ITU

Giao thông vận tải
International Telecommunication

Liên minh Viễn thông quốc tế

Union
IPA

Incheon Port Authority

Ban quản lý cảng Incheon

ILB

Inland logistics Base

Cảng cạn logistics


KCTA

Korea Container Terminal

Ban quản lý cảng container Hàn

Authority


Quốc

Korean Interntional Trade

Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn

Association

Quốc

KTLOGIS

Intergrated Logistics Network

Mạng logistics tích hợp

KLNet

Korea Logistics Network

Mạng lưới logistics Hàn Quốc

KMPA

Korea Maritime Port

Cảng vụ Hàng Hải Hàn Quốc

KITA


Administration
KOTRA

Korea Trade Investment Promotion Phòng xúc tiến thương mại - đầu
tư Hàn Quốc

KTNet

Korea Trade Network

Mạng lưới thương mại Hàn Quốc

KTX

Korea Train Express

Tàu tốc hành Hàn Quốc

MOMAF

Ministry of Marine and Fishes

Cục hàng hải và thủy sản Hàn
Quốc

NAFTA

PORTMIS


North America Free Trade

Khu vực thương mại tự do Bắc

Agreement

Mỹ

Port Management Information

Hệ thống Thông tin Quản lý cảng

System
OECD

Khối các nước công nghiệp phát
triển

TCR

Trans China Railway

Đường sắt xuyên Trung Quốc

TKR

Trans Korea Railway

Tuyến đường sắt xuyên Hàn Quốc


TMR

Trans Manchuria Railway

Đường sắt xuyên Mãn Châu

TSR

Trans Siberian Railway

Tuyến đường sắt xuyên Siberi

UNCTAD

United Nations Conference on

Diễn đàn thương mại và phát triển

Trade and Development

Liên Hợp Quốc

World Trade Organization

Tổ chức thương mại thế giới

WTO


1


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trước thực tiễn bối cảnh u ám của kinh tế thế giới trong những năm gần đây,
Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác cần phải có những hành động
cụ thể đối phó với những biến đổi bất ngờ và tìm cho mình một hướng phát triển tốt
nhất, là một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu; chứ không chỉ là một quan sát
viên. Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay vẫn là một điểm trũng của thế giới: một nước
có nền kinh tế đang phát triển, với trình độ kỹ thuật vẫn còn lạc hậu, năng suất lao
động còn hạn chế, quản lý chưa hiệu quả dẫn đến giá thành sản phẩm vẫn cao hơn
các nước khác xung quanh.
Do đó, cần có những biện pháp cải thiện những yếu kém đó, và logistics là
một trong số các phương pháp hiệu quả khắc phục cho những yếu kém trên. Dựa
trên sự tích hợp nhiều quy trình trong quá trình quản lý sản xuất nối tiếp nhau, cung
ứng sản phẩm và dịch vụ từ nhà sản xuất đến tận tay người tiêu dùng cuối cùng,
nhiều quốc gia đã áp dụng thành công logistics thương mại nâng cao hiệu quả quy
trình tổng thể, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hóa dịch vụ trên thị trường, điển hình như Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hồng
Kông và một số các quốc gia khác được coi là những điển hình logistics trên thế
giới, là bài học cho những nước đang phát triển học hỏi sau này. Vì vậy, Việt Nam một nước có nền kinh tế chuyển đổi - cũng cần nhanh chóng bắt kịp với xu hướng
của thế giới, tiến tới mục tiêu trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu và
trực tiếp thúc đẩy nền kinh tế trong nước đi lên.
Thực tế cho thấy, mô hình trung tâm logistics của Hàn Quốc, dù phát triển
sau các nước phát triển như Đan Mạch, Phần Lan, Anh, Nhật rất nhiều nhưng bằng
tinh thần học hỏi và sự nhạy bén của mình, Hàn Quốc đã có sự học hỏi tận dụng
những kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, lấy đó làm nền tảng cho sự phát triển
của ngành dịch vụ logistics trong nước, đã đem lại những thành công nhất định, đưa
Hàn Quốc trở thành một trong số những quốc gia có tốc độ phát triển cao vào bậc
nhất của Châu Á trong những năm qua. Cảng Busan của Hàn Quốc, thuộc khu công



2

nghiệp tự do Busan Jinhea, trong ba thập niên gần đây luôn được xếp hạng là một
trong số hải cảng lớn nhất thế giới – đầu mối thương mại giữa sáu khu thương mại
tự do khác trong nội Hàn, liên kết hoạt động thương mại cho toàn khu vực Đông Á,
Châu Á. Vì thế nhóm nghiên cứu đã mạnh dạn đưa ra đề tài: “Kinh nghiệm phát
triển trung tâm logistics của Hàn Quốc và một số gợi ý cho Việt Nam” với mong
muốn tìm ra công thức thành công của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc và tìm
ra lời giải đáp cho bài toán phát triển ngành công nghiệp dịch vụ logistics của Việt
Nam trong tương lai.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Theo các tìm hiểu của chúng tôi, vấn đề ứng dụng logistics đang là đối tượng
nghiên cứu của rất nhiều tác giả, cũng như trở thành vấn đề được rất nhiều các
doanh nghiệp trong ngành logistics cũng như các doanh nghiệp sản xuất thươg mại
quan tâm. Tuy nhiên các chương trình nghiên cứu hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu mang tính chất giới thiệu về dịch vụ logistics và một vài mô hình công
ty hoạt động trong ngành logistics trong và ngoài Việt Nam, chứ chưa đi sâu nghiên
cứu, phân tích một mô hình cụ thể về một trung tâm logistics thành công trên thế
giới, với những điều kiện và hoàn cảnh tương tự với môi trường Việt Nam, đưa ra
những bài học kinh nghiệm cho quá trình phát triển logistics trong nước.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của các trung tâm
logistics tại Hàn Quốc, tìm ra công thức thành công của các trung tâm logistics, để
đưa ra những bài học kinh nghiệm phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển ngành
dịch vụ logistics tại Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sử dụng các phương pháp điều tra
khảo sát, thống kê, phân tích - tổng hợp...
5. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là quá trình hình thành phát triển của các trung tâm
logistics tại Hàn Quốc, thực trạng phát triển ngành logistics Việt Nam


3

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành và phát triển của các
trung tâm logistics tại Hàn Quốc từ đầu những năm 1980 đến nay và quá trình phát
triển logistics Việt Nam những năm gần đây.
6. Kết quả nghiên cứu dự kiến
Thông qua việc nghiên cứu về quá trình hoạt động của các trung tâm
logistics tại Hàn Quốc, chúng em mong muốn:
• Tìm ra những yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong quá trình
hình thành và phát triển của các trung tâm logistics tại Hàn Quốc từ năm 1980 đến
nay.
• Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển hoạt động logistics tại Việt
Nam, so sánh với các trung tâm logistics tại Hàn Quốc để đúc rút những bài học
kinh nghiệm và đưa ra các kiến nghị cho quá trình phát triển ngành logistics tại Việt
Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mục lục, Danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng biểu hình vẽ, Lời
mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, bài nghiên cứu được chia thành 3 Chương
với nội dung như sau:
• Chương 1: Lý luận chung về trung tâm logistics
• Chương 2: Kinh nghiệm phát triển trung tâm logistics tại Hàn Quốc
• Chương 3: Giải pháp phát triển trung tâm logistics cho Việt Nam


4


CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG
VỀ TRUNG TÂM LOGISTICS
1.1. Lý luận chung về logistics
1.1.1. Khái niệm logistics
1.1.1.1. Khái niệm logistics:
Về mặt lịch sử, thuật ngữ logistics bắt nguồn từ các cuộc chiến tranh cổ đại
của đế chế Hy Lạp và La Mã. Khi đó, những chiến binh có chức danh “Logistikas”
được giao nhiệm vụ chu cấp và phân phối vũ khí và nhu yếu phẩm, đảm bảo điều
kiện cho quân sỹ hành quân an toàn từ bản doanh đến một vị trí khác. Công việc mà
trong quân đội gọi là hậu cần này có ý nghĩa sống còn khi các bên tìm mọi cách bảo
vệ nguồn cung ứng của mình và tìm cách triệt phá nguồn cung ứng của đối phương.
Quá trình tác nghiệp đó dần hình thành một hệ thống mà sau này gọi là quản lý
logistics (Container Transportation, 16:46 ngày 16/02/2012).
Trên quan điểm học thuật hiện đại, có rất nhiều khái niệm về logistics đã
được đưa ra theo các cách tiếp cận khác nhau.
“Logistics được xem như các hoạt động liên quan đến việc nhận đúng sản
phẩm hoặc dịch vụ với đúng số lượng, đúng phẩm chất, đúng địa điểm, đúng thời
điểm, phân phối cho đúng khách hàng và chi phí thực hiện ở đúng mức (7R’s)”
(Shapiro & Heskett 1985). Khái niệm này nhấn mạnh đến tính hiệu quả của logistics
đối với khách hàng.
Theo Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng (Council of
Supply Chain Management Professionals - CSCMP), thì thuật ngữ logistics được
định nghĩa khá đầy đủ như sau: “Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi
cung ứng bao gồm việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ
hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến
nơi tiêu thụ để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Hoạt động của quản trị logistics cơ
bản bao gồm quản trị vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi,
nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, thiết kế mạng lưới logistics, quản trị tồn kho,
hoạch định cung/cầu, quản trị nhà cung cấp dịch vụ thứ ba. Ở một số mức độ khác



5

nhau, các chức năng của logistics cũng bao gồm việc tìm nguồn đầu vào, hoạch
định sản xuất, đóng gói, dịch vụ khách hàng. Quản trị logistics là chức năng tổng
hợp kết hợp và tối ưu hóa tất cả các hoạt động logistics cũng như phối hợp hoạt
động logistics với các chức năng khác như marketing, kinh doanh, sản xuất, tài
chính, công nghệ thông tin”. Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn, bao gồm cả
logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt
động thu mua hàng trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa
marketing và sản xuất.
“Logistics được xem là việc lập kế hoạch, tổ chức và kiểm soát tất cả các
hoạt động trong dòng chu chuyển nguyên vật liệu từ nguyên vật liệu thô cho đến
thành phẩm cuối cùng và dòng chu chuyển ngược lại, với mục đích thỏa mãn nhu
cầu và ước muốn của khách hàng và các bên có lợi ích khác, nói cách khác, cung
cấp một dịch vụ khách hàng tốt, chi phí thấp, với vốn bất động thấp và ít để lại hậu
quả về mặt môi trường” (Jonsson & Mattsson 2005). Khái niệm này đã chỉ ra chức
năng, phạm vi và mục đích của hoạt động logistics.
Nhìn chung, logistics có thể hiểu là một tập hợp các hoạt động liên quan đến
quá trình luân chuyển sản phẩm, dịch vụ, thông tin từ điểm đầu tiên của quá trình
sản xuất đến khi phân phối đến khách hàng, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng,
với yêu cầu là đúng hình thái, đúng thời gian, và đúng địa điểm.
1.1.2. Phân loại logistics
1.1.2.1. Theo hình thức hoạt động:
• Logistics bên thứ nhất (1PL – first party logistics): người chủ sở hữu hàng
hóa tự mình tổ chức và thực hiện hoạt động logistics nhằm đáp ứng nhu cầu bàn
thân.
• Logistics bên thứ hai (2PL – second party logistics): người cung cấp dịch
vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu chủ
hàng chưa tích hợp hoạt động logistiscs.

• Logistics bên thứ ba hay logsitics hợp đồng (3PL – third party logistics):
người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ
phận chức năng.


6

• Logistics bên thứ tư hay logistics chuỗi phân phối (4PL – fourth party
logistics): người tích hợp gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất khoa
học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các
giải pháp chuỗi logistics. 4PL hướng đến quản trị cả quá trình logistics, có liên quan
và được phát triển trên nền tảng của 3PL nhưng bao gồm các lĩnh vực rộng hơn.
• Logistics bên thứ năm (5PL - fifth party logistics): phát triển phục vụ
thương mại điện tử.
1.1.2.2. Theo lĩnh vực hoạt động:
• Logistics thương mại: chu trình trong chuỗi cung ứng giúp thiết lập kế
hoạch, triển khai, và kiểm soát hiệu quả, hiệu suất dòng lưu chuyển hàng hóa, dịch
vụ và thông tin liên quan từ điểm bắt nguồn đến điểm sử dụng hoặc tiêu thụ nhằm
đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
• Logistics quân sự: tích hợp tất cả mọi khía cạnh hỗ trợ cho khả năng hoạt
động của lực lượng quân đội và trang thiết bị đi kèm để đảm bảo tính sẵn sàng
(readiness), tính tin cậy (reliability), và tính hiệu quả (effectiveness)
• Logistics sự kiện: mạng lưới của các hoạt động, phương tiện, nhân sự cần
thiết để tổ chức, lên kế hoạch thời gian và triển khai các nguồn lực để sự kiện có thể
diễn ra và kết thúc hiệu quả.
• Logistics dịch vụ: bao gồm các hoạt động thu nhận, lập chương trình, và
quản trị các điều kiện cơ sở vật chất, tài sản, con người, và vật liệu nhằm hỗ trợ và
duy trì cho các quá trình dịch vụ hoặc các hoạt động kinh doanh doanh.
1.1.2.3. Theo hướng vận động vật chất:
• Logistic đầu vào (Inbound logistics): toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng

nguyên liệu đầu vào từ nguồn cung cấp trực tiếp cho tới các tổ chức.
• Logistic đầu ra (Outbound logistics): toàn bộ các hoạt động hỗ trợ dòng
sản phẩm đầu ra cho tới tay khách hàng tại các tổ chức.
• Logistic ngược (Logistics reverse): các dòng sản phẩm, hàng hóa hư
hỏng, kém chất lượng, dòng chu chuyển ngược của bao bì đi ngược chiều trong
kênh logistics.


7

1.1.3. Vai trò của logistics
1.1.3.1. Đối với cả nền kinh tế:
• Tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia, mở rộng thị trường và thúc đẩy hội
nhập kinh tế quốc tế.
Nhiều nghiên cứu đã kiểm định ảnh hưởng của chi phí vận chuyển đến dòng
lưu chuyển thương mại. Limão và Venables (2001) đã tìm ra mối liên hệ chặt chẽ
giữa chi phí vận chuyển và dòng lưu chuyển thương mại quốc tế, giữa chất lượng
của cơ sở hạ tầng và chi phí vận tải, và đi đến kết luận rằng đầu tư cơ sở hạ tầng giữ
vai trò chủ chốt đối với các nền kinh tế phát triển dựa vào xuất khẩu. Dollar,
Hallward-Driemeier và Mengistae (2004) cho rằng các doanh nghiệp ở các quốc gia
với môi trường đầu tư bao gồm cả điều kiện về logistics tốt hơn có khả năng thành
công hơn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và thu hút đầu tư FDI. Hummels
(2001) thông qua kiểm định mô hình với các biến về khoảng cách và thời gian vận
chuyển tính theo ngày đối với hoạt động nhập khẩu từ 200 nước trên thế giới vào
Mỹ bằng đường biển và đường hàng không đã ước tính được những giá trị tiềm tàng
của việc tiết kiệm thời gian vận chuyển, cụ thể là thời gian vận chuyển giảm 1 ngày
thì kim ngạch nhập khẩu có thể tăng thêm 1% đối với tất cả các mặt hàng và 1,5%
đối với sản phẩm công nghiệp.
• Logistics hỗ trợ sự phát triển của các ngành khác đặc biệt là lĩnh vực sản
xuất và trở thành một bộ phận quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia.

Biểu đồ 1.1: Tác động của việc gia tăng hợp đồng logistics đối với ngành
sản xuất (2011-2012)

(Nguồn: Global intelligence 2012)


8

1.1.3.2. Đối với các doanh nghiệp:
Logistics giúp tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất, kinh doanh từ
khâu đầu vào đến khi sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nâng cao hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại và nhà cung
ứng cũng như đem lại lợi ích cho người tiêu dùng.
• Tiết kiệm và giảm chi phi phí trong lưu thông phân phối nhờ tính chất
chuyên nghiệp của các nhà cung cấp dịch vụ logistics: Với tư cách là các tổ chức
kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistics chuyên nghiệp, các doanh nghiệp
logistics mang lại đầy đủ các lợi ích của các bên thứ ba (third – party) cho các
ngành sản xuất và kinh doanh khác. Từ đó mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất
lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá
trình lưu thông, phân phối trong nền kinh tế.
Bảng 1.1: Bảng xếp hạng chất lượng dịch vụ các công ty logistics trên thế giới
(2011)

(Nguồn: Logistics Management 2012)


9

• Tạo ra giá trị gia tăng về thời gian và địa điểm cho khách hàng, nhà cung
ứng và các bên có lợi ích liên quan đến doanh nghiệp sản xuất.

Lợi ích địa điểm: là giá trị cộng thêm vào sản phẩm qua việc tạo cho
nó khả năng trao đổi hoặc tiêu thụ đúng vị trí.
Lợi ích thời gian: là giá trị được sáng tạo ra bằng việc tạo ra khả năng
để sản phẩm tới đúng thời điểm mà khách hàng có nhu cầu, những lợi ích
này là kết quả của hoạt động logistics.
Logistics góp phần tạo ra tính hữu ích về thời gian và địa điểm cho sản
phẩm, nhờ đó sản phẩm có thể đến đúng vị trí cần thiết vào thời điểm thích hợp.
Trong xu hướng toàn cầu hóa, khi thị trường tiêu thụ và nguồn cung ứng ngày càng
trở nên xa cách về mặt địa lý thì các lợi ích về thời gian và địa điểm nhờ logistics
trở nên đặc biệt cần thiết cho việc tiêu dùng sản phẩm. Nghiên cứu của Similarly,
Subramanian, Anderson và Lee (2005) cũng chỉ ra rằng thời gian thông quan dài có
tác động ngược chiều đối với hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
• Logistics là công cụ chiến lược cho các nhà quản lý hoạt động kinh doanh
trong doanh nghiệp nhằm tìm kiếm lợi nhuận. Quản lý hoạt động logistics và quản
trị chuỗi cung ứng là không chỉ giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí mà còn
khuyến khích tăng doanh thu, tạo ra lợi nhuận thông qua các chiến lược thâm nhập
thị trường, tăng thị phần, tạo khác biệt trong dịch vụ khách hàng…
1.2. Khái quát chung về trung tâm logistics
1.2.1. Khái niệm về trung tâm logistics
Mặc dù ở Việt Nam, khái niệm trung tâm logistics còn chưa phổ biến nhưng
ở các nước phát triển, khái niệm trung tâm logistics đã hình thành từ lâu và được sử
dụng thường xuyên trong thực tiễn kinh doanh. Cho đến nay đã có rất nhiều khái
niệm và định nghĩa tương tự nhau về trung tâm logistics. Theo Europlatforms2
(2004) thì “Trung tâm logistics là một khu vực bao gồm các hoạt động liên quan
đến vận tải, logistics và phân phối hàng hóa nội địa cũng như quốc tế, được thực
hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau”.

2

Hiệp hội trung tâm logistics châu Âu



10

Viện nghiên cứu vận tải và trung tâm logistics Đan Mạch cũng đưa ra một
định nghĩa tương tự, “trung tâm vận tải và logistics là một trung tâm thuộc một khu
vực xác định mà ở đó tất cả các hoạt động có liên quan đến vận tải, logistics và
phân phối hàng hoá - cả trong vận tải nội địa và quốc tế, được thực hiện bởi một vài
người kinh doanh khai thác trên cơ sở thương mại” (Bentzen et al. 2007).
Người kinh doanh ở đây có thể là người chủ sở hữu hoặc là người thuê kho
hàng, trung tâm phân phối, khu vực lưu trữ, văn phòng, dịch vụ xe tải… là những
hạ tầng cơ sở được xây dựng ở trung tâm logistics. Hơn nữa, định nghĩa này cũng
chỉ ra rằng: "trung tâm logistics phải là một trung tâm mở cho tất cả các công ty có
nhu cầu, và phải có vị trí hấp dẫn đối với hàng hóa từ những hành lang vận tải quốc
tế lớn khác nhau." Các vị trí đầu mối có thể giúp trung tâm logistics hoạt động trong
một môi trường có hệ thống vận tải tương đối thuận tiện và lưu thông hàng hóa ổn
định. Trung tâm logistics hỗ trợ cạnh tranh tự do và tạo ra sự phối hợp giữa các
công ty sử dụng dịch vận tải và logistics với các lợi ích tiềm năng của lợi thế kinh tế
theo quy mô.
Một trung tâm logistics phải được trang bị tất cả những hạ tầng công cộng để
tiến hành các hoạt động nêu trên. Nhằm mục đích đẩy mạnh vận tải hàng hoá liên
hợp, trung tâm logistics phải được ưu tiên phục vụ bởi một loạt các phương thức
vận tải bao gồm đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thuỷ nội địa, và đường
hàng không…
Theo Rodrigue và Notteboom (2008), sự phát triển của quá trình chuyên môn
hoá của các cảng nội địa với thông tin về hoạt động logistics và sự năng động của
mạng lưới logistics đã dẫn tới quá trình phân cực logistics và hình thành nên các
khu vực logistics (logistics zones), ở Pháp gọi là platforms logistiques, ở Ý gọi là
Interporto, ở Anh gọi là freight villages, ở Đức gọi là Güterverkehrzentrum…
Chúng không chỉ đề cập tới khái niệm về trung tâm logistics mà còn chỉ ra vị trí của

các khu vực đó. Những thuật ngữ này thường được hình thành theo chính sách phát
triển từng vùng như là một sáng kiến chung của các công ty, nhà kinh doanh vận tải
liên hợp, chính quyền địa phương, và chính quyền trung ương và/hoặc Phòng
thương mại.


11

Mặc dù được gọi bằng nhiều cái tên, trung tâm logistics đề cập đến không
chỉ một điểm tập trung các dòng lưu chuyển hàng hoá, mà còn là nơi khuyến khích
thúc đẩy kinh doanh thương mại cũng như là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của nền kinh tế (Hamzeh et al. 2007). Trung tâm logistics đóng vai trò như
một đầu mối kết nối vận tải nhằm mục đích nâng cao chất lượng chuyên chở. Cơ sở
hạ tầng và các nguồn lực được kỳ vọng là sẽ đem lại giá trị cho những người tham
gia khai thác kinh doanh ở đây. Lợi thế về chi phí, lợi thế về chất lượng, và lợi thế
về môi trường là những khía cạnh được nhấn mạnh đối với vận tải liên hợp để có
được lợi thế cạnh tranh lâu dài và đáng kể (Jensen 2008).
Các công ty cũng có thể cải thiện hiệu suất kinh tế và sản xuất thông qua việc
hợp tác với nhau. Cơ quan quản lý phải là một chủ thể duy nhất và trung lập về mặt
pháp lý. Việc thiết lập mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân (public–private
partnership - PPP) được ưu tiên bởi vì như thế có thể tách rời việc quản lý trung tâm
khỏi hoạt động thương mại mang tính cá nhân (Europlatforms, 2004). Trong thực
tế, cũng có các trung tâm logistics tư nhân đã trở nên rất phổ biến đặc biệt là ở
Pháp, Anh, và Hoa Kỳ. Cơ cấu tổ chức cũng được nhấn mạnh trong định nghĩa của
trung tâm logistics vì "một chủ thể trung lập về mặt pháp lý có thể hành động thay
mặt cho trung tâm logistics trong khuôn khổ giao thông vận tải, và đảm bảo lợi ích
chung của các công ty tại trung tâm" (Bentzen et al. 2003).
Tất cả những khái niệm logistics nêu trên đều chủ yếu quan tâm đến khía
cạnh hoạt động của trung tâm logistics với sự nhấn mạnh vào cơ sở hạ tầng, chức
năng của trung tâm logistics và các dịch vụ mà nó cung cấp.

1.2.2. Các thành phần của trung tâm logistics
Một trung tâm logistics thông thường bao gồm các thành phần cơ bản sau:
• Trung tâm phục vụ hàng hóa: bao gồm các hoạt động phân phối hàng hóa,
cung cấp các dịch vụ thương mại phục vụ hàng hoá, cung cấp dịch vụ kho/bãi, san
xếp hàng, bảo quản hàng, phân loại hàng …
• Trung tâm phục vụ các phương tiện vận tải: bao gồm các hoạt động phục vụ
các phương tiện vận tải hàng hóa khác nhau, trung tâm này được trang bị các thiết


12

bị xếp/dỡ hàng hoá chuyên dụng phục vụ bốc/dỡ hàng lên/xuống cũng như chuyển
từ phương tiện vận tải này sang phương tiện vận tải khác phục vụ các nhóm hàng
hóa khác nhau theo yêu cầu của khách hàng.
• Trung tâm phục vụ dịch vụ logistics: bao gồm các cơ sở vật chất kỹ thuật
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ cho khách hàng của
mình.
• Trung tâm thông tin: được trang bị các trang thiết bị CNTT hiện đại phục
vụ cho công tác quản lý, điều hành khai thác vận hành trung tâm logistics, cũng như
cung cấp cơ sở CNTT cho các doanh nghiệp điều hành hệ thống logistics của mình
và các khách hàng sử dụng dịch vụ logistics.
• Các cơ quan, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác như: các cơ quan
quản lý nhà nước chức năng: hải quan, biên phòng, cảng vụ, kiểm dịch…; các chi
nhánh ngân hàng thương mại, các công ty bảo hiểm và đại lý bảo hiểm, các công ty
kinh doanh dịch vụ đánh giá chất lượng và kiểm đếm hàng, các công ty môi giới,
đại lý, tư vấn… (Trần Sĩ Lâm, n.d.).
1.2.3. Các đặc điểm của trung tâm logistics
Một trung tâm logistics thông thường có những đặc điểm sau đây:
• Đặc điểm về cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng quan trọng nhất của một trung tâm logistics là kho chứa và bến

vận tải liên hợp. Kho chứa là cơ sở hạ tầng nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh
của những người khai thác hoạt động vận tải. Có nhiều loại kho chứa, phụ thuộc
vào hoạt động của các nhà khai thác đó và hàng hóa do họ xử lý: kho chứa chung để
lưu kho, kho chứa lớn (cho hoạt động logistics), kho chứa có chuyển tiếp đường sắt
– đường bộ, kho chứa có điều hòa, bến liên hợp…
• Đặc điểm về dịch vụ
Nói một cách ngắn gọn, trung tâm logistics là một khu vực được quy hoạch
và xây dựng để quản lý tốt nhất tất cả các hoạt động liên quan đến quá trình vận
chuyển hàng hóa. Cũng như với một khu vực dân cư, khu vực vận chuyển hàng hóa


13

không chỉ bao gồm cơ sở hạ tầng mà còn gồm cả các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn
và đáp ứng các yêu cầu phát sinh từ hoạt động vận tải chủ yếu của nó. Các dịch vụ
thường thấy ở một trung tâm logistics là: khu vực hải quan, bưu điện/điện thoại
công cộng/dịch vụ xe buýt, khu vực xếp/dỡ hàng, nhà hàng/quán cà phê…
• Chất lượng vận tải và sự phát triển vận tải liên hợp
Các dịch vụ tiêu chuẩn chất lượng cao chắc chắn là một trong những yếu tố
quan trọng nhất trong việc đảm bảo khả năng cạnh tranh của các công ty, đặc biệt là
trong hoàn cảnh hiện nay cạnh tranh có nghĩa là phải tồn tại được dưới tác động của
quá trình toàn cầu hóa. Trung tâm logistics có thể cung cấp cho hệ thống sản xuất
trong khu vực những giải pháp tốt nhất về hoạt động logistics, vận tải và lưu kho.
Điều này liên quan đến việc kiểm soát cả sự gia tăng trong chi phí vận chuyển và
khả năng cạnh tranh về năng suất công nghiệp. Mục tiêu chính của tất cả những
hoạt động bên trong một trung tâm logistics là để đảm bảo mức độ chất lượng cao,
tạo ra các hiệu ứng tích cực với với hệ thống giao thông vận tải như: tối ưu hóa của
chuỗi logistics, tối ưu hóa việc sử dụng xe vận chuyển, tối ưu hóa việc sử dụng kho
chứa, tối ưu hóa nguồn nhân lực tổ chức, đồng thời giảm tổng chi phí vận chuyển,
giảm tổng số chi phí công nghiệp, giảm chi phí nhân sự, và tăng tổng doanh thu của

những người kinh doanh vận tải (Europlatforms 2004).
• Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Như trên đã phân tích, hợp tác nhà nước – tư nhân (Private Public
Partnership – PPP) là cơ cấu tổ chức phổ biến rộng rãi và hiệu quả nhất cho các
công ty quản lý trung tâm logistics. Vốn cổ phần thuộc sở hữu của các chủ thể nhà
nước và tư nhân theo tỷ lệ phần trăm khác nhau. Tuy nhiên trong hầu hết các trường
hợp, nhà chức trách nhà nước là cổ đông chính của công ty. Việc lựa chọn mô hình
PPP cũng như sự tham gia của các cơ quan, công chức có liên quan đến các nguyên
do về tài chính, cơ sở hạ tầng và quy hoạch của trung tâm logistics.
Xây dựng trung tâm logistics có liên quan đến việc từ khi bắt đầu đầu tư rất
lớn cho việc tạo ra không chỉ có nhà kho mà còn là tất cả các dịch vụ đô thị. Khi coi
trung tâm logistics là một doanh nghiệp tồn tại lâu dài - ít nhất là trong giai đoạn
khởi động - mà không thực sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư tư nhân, thì những hỗ


14

trợ tài chính từ các nhà chức trách sẽ chính là yếu tố sống còn đối với sự phát triển
của trung tâm đó.
1.2.4. Chức năng, vai trò của trung tâm logistics
Các công ty thuộc tất cả các ngành đều đang tìm cách giảm thời gian vận
chuyển, giảm thiểu sự không chắc chắn trong giao hàng và chi phí logistics nên nhu
cầu cần có các trung tâm logistics được dự đoán là sẽ tăng trong tương lai
(Kondratowicz, L. 2003). Các trung tâm logistics hứa hẹn sẽ đem lại lợi ích cho
mạng lưới logistics về tính kinh tế theo quy mô, hệ thống công nghệ tiên tiến hiện
đại và giá trị của việc tích hợp và chuyên môn hóa trong hoạt động.
Trung tâm logistics có thể được xây dựng nhằm thực hiện một số chức năng
như: lưu kho, vận tải, phân phối, lắp ráp, chuyển hàng trực tiếp, gom hàng, phân
loại, chia nhỏ, quản lý mạng lưới phân phối, giao hàng, đóng gói, dịch vụ thương
mại điện tử… Các chức năng này có thể được mô tả một cách ngắn gọn như sau:

• Lưu kho: lưu kho ở trung tâm logistics có thể làm giảm chi phí chuỗi
cung ứng nhờ việc làm giảm chi phí hàng tồn kho và có thể đạt được lợi thế kinh tế
theo quy mô khi mua hàng. Những biến động trong nhu cầu qua các dự án khác
nhau được kết hợp vào một lượng tổng hàng tồn kho nên số lượng hàng phải lưu
kho để dự phòng cho những biến đổi đó cũng sẽ giảm đi.
• Vận tải: Phụ thuộc vào vị trí và chức năng của trung tâm logistics, chi phí
giao dịch có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy theo sự đánh đổi giữa chi phí vận
chuyển trong và ngoài nước. Thời gian vận chuyển cũng có thể ngắn hơn tuy nhiên
còn phụ thuộc vào vị trí của trung tâm và các yếu tố khác.
• Phân phối: trung tâm có thể áp dụng các phương pháp phân phối khác
nhau, hàng hóa được lưu trữ tại một trung tâm logistics có thể được cung cấp với
thời gian tối ưu nhằm đảm bảo hiệu quả của các dự án kinh doanh của các chủ thể.
• Lắp ráp: trung tâm logistics có thể có khả năng lắp ráp để cung cấp các
sản phẩm thực hiện theo đơn đặt hàng chỉ trong một thời gian ngắn. Sản phẩm có
thể được đem đến các trung tâm logistics với các sản phẩm thiết kế theo đơn đặt
hàng để tạo thành các gói lắp ráp.


15

• Gom hàng, sắp xếp và chia hàng: một mặt, hàng mua rời ở mức giá chiết
khấu có thể được phân chia ở trung tâm logistics, sắp xếp lại, và sau đó chuyển đi.
Mặt khác, hàng hóa đến từ các nhà cung cấp khác nhau có thể được gom lại và
chuyển đến một người nhận duy nhất.
• Quản lý mạng lưới phân phối: một trung tâm logistics có thể được thiết
kế nhằm giải quyết và tối ưu hóa việc phân phối hàng hóa bằng việc đưa hàng lên
phương tiện vận chuyển và chọn ra một tuyến đường tốt nhất để chuyên chở. Các
phương tiện có thể tiếp nối nhau hoặc chuyển hàng trực tiếp tùy theo nhu cầu của
dự án.
• Theo dõi giao hàng và đóng gói: sử dụng hệ thống thông tin hiện đại

(chẳng hạn như máy xác định tần số sóng), trung tâm logistics có thể theo dõi tình
trạng hàng hóa và phương tiện chuyên chở thông qua chuỗi giá trị. Việc này có thể
đảm bảo tính tin cậy của việc giao hàng về việc đặt đúng lô hàng và thời gian vận
chuyển.
• Dịch vụ thương mại điện tử: thương mại điện tử làm tăng giá trị bằng
việc thay thế các loại chứng từ giấy bởi các chứng từ điện tử, do đó làm giảm thời
gian và chi phí. Khi một trung tâm logistics có được hệ thống thông tin cần thiết, nó
có thể áp dụng dịch vụ thương mại điện tử như quản lý hàng tồn kho tự động để làm
giảm thời gian và chi phí đồng thời tăng mức độ tin cậy của chuỗi giá trị.
1.2.5. Điều kiện để xây dựng một trung tâm logistics
Để thiết lập và xây dựng một trung tâm logistics cần phải thỏa mãn những
điều kiện cơ bản sau đây:
• Điều kiện về vị trí: Trung tâm logistics cần phải được bố trí gần các đầu
mối giao thông vận tải lớn, kết nối nhiều dạng hình phương thức vận tải hàng hoá
khác nhau cũng như gần các trung tâm kinh tế - thương mại lớn. Có như vậy thì
trung tâm logistics mới có thể thực hiện được vai trò của mình là giảm chi phí vận
chuyển, tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Quy hoạch xây dựng một trung tâm
logistics cần phải tính đến xu hướng phát triển lâu dài về kinh tế - xã hội của khu
vực đó cũng như luồng hàng phát triển lâu dài mà trung tâm logistics sẽ phục vụ.


16

• Điều kiện về vốn: Xây dựng một trung tâm logistics hiện đại đòi hỏi một
lượng vốn đầu tư rất lớn, cần phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: khu vực
tài chính công, tư nhân, cũng như các tổ chức tài chính quốc tế... Điều này là cần
thiết nhằm đảm bảo rằng trung tâm logistics có thể hoạt động hiệu quả và đem lại
ảnh hưởng tích cực đối với các doanh nghiệp trong cả một khu vực.
• Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật: Khu vực lựa chọn phát triển thành
trung tâm logistics nên có sẵn hệ thống kho bãi, cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại,

kết hợp với hệ thống công nghệ thông tin và thương mại điện tử tiên tiến, cũng như
các dịch vụ hỗ trợ khác nhằm thực hiện tốt nhất các chức năng và vai trò của mình.
(Trần Sĩ Lâm, n.d.).
1.3. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia trên thế giới
Khi những rào cản thương mại dần bị dỡ bỏ và nhu cầu cho dịch vụ logistics
cũng như chi phí tăng lên, các công ty đa quốc gia phải thay đổi cách họ khai thác
các nguyên liệu, sản xuất và phân phối sản phẩm. Theo đó, một trong những vấn đề
căn bản đáng quan tâm của Chính quyền các cảng biển chính là kiểm nghiệm những
phương thức đảm bảo tối ưu hóa các lợi thế cạnh tranh. Những lợi ích tổng thể của
việc có một trung tâm logistics cung cấp các chuỗi dịch vụ giá trị gia tăng, bên cạnh
việc giảm chi phí vận hành có thể thấy rõ ở trung tâm logistics thành công tại cảng
Rotterdam và Singapore, cũng như một vài cảng khác tại Nhật Bản..
1.3.1. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia Châu
Âu
Điển hình cho trung tâm logistics ở châu Âu là cảng Rotterdam ở Hà Lan.
Cảng Rotterdam thực sự đã đạt được những thành công nhất định trong việc thu hút
các trung tâm logistics của khu vực châu Âu và những hoạt động kinh tế liên quan
đến khu vực cảng. Thực tế, Hà Lan đã thu hút gần 60% trong tổng số các trung tâm
logistics ở các nước Châu Á và các công ty đa quốc gia ở Bắc Mỹ đang hoạt động
tại Châu Âu. Rất nhiều các công ty nước ngoài đã thành lập một trung tâm logistics
thuộc khu vực Châu Âu tại một cảng ở Hà Lan sau đó đã quyết định rời trụ sở
thương mại tại Châu Âu, trung tâm dịch vụ khách hàng và Nghiên cứu – phát triển
thị trường đến Hà Lan. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng tại sao Hà


17

Lan có thể duy trì tốc độ phát triển kinh tế khá cao mặc dù môi trường kinh doanh ở
Châu Âu ngày càng khốc liệt.
Sự phát triển của Hà Lan như là một trung tâm logistics cho các công ty quốc

tế chính là nhờ thế mạnh truyền thống, sự chuyên môn hóa trong thương mại và
việc xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển của logistics. Từ thời Trung
cổ, Hà Lan đã phụ thuộc mạnh mẽ vào thương mại và vận tải để khắc phục sự thiếu
hụt tài nguyên thiên nhiên và ngành công nghiệp địa phương.
Ngay từ những giai đoạn đầu của quá trình container hóa đầu những năm
1960, cảng Rotterdam đã nắm bắt cơ hội để hệ thống vận tải mới được đầu tư mạnh
mẽ trong việc xử lý các trang thiết bị và dụng cụ cho việc chuyển tải container đến
những phương tiện vận tải nội địa. Một thuận lợi chiến lược khác của cảng
Rotterdam là khả năng điều hòa các tàu chở hàng thô lớn nhất, mà chính điều này
đã giúp các tàu container lớn cập cảng dễ dàng. Cơ sở hạ tầng hiện đại này đã thúc
đẩy không chỉ việc xây dựng các điểm chuyển tải và các cơ sở lưu kho tân tiến mà
còn là sự xuất hiện của những cụm công nghệ hóa chất xung quanh cảng.
Tại các Trung tâm logistics Châu Âu (ELC), trụ sở hoạt động của các công ty
đa quốc gia và các doanh nghiệp trung bình, hàng hóa lưu kho được coi như hàng
hóa đang đi trên đường, theo quan điểm của các nhân viên hải quan. Vì hàng hóa
đang đi trên đường là những hàng hóa không được nhập khẩu vào Hà Lan hay Châu
Âu, nên không phải chịu thuế và cũng không phải thông quan. Khả năng dễ dàng
được tái xuất khẩu của những hàng hóa này bằng container là một lý do quan trọng
lý giải việc xây dựng các trung tâm logistics gần cảng, nơi có các biệt khu phân
phối thỏa mãn: có cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc vận hành phân phối; được xây
dựng gần với nhiều phương tiện vận tải nội địa; được xây dựng gần với các cảng
xếp dỡ hàng để những container rỗng, sau khi tháo dỡ có thể được vận chuyển trở
lại về hệ thống; cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng; có các công nghệ thông tin
hiện đại nhất; có lực lượng lao động có tay nghề cao và có các dịch vụ hải quan điện
tử.
Nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động logistics cơ bản, sự mở
rộng tự do trong các dịch vụ vận tải và xu hướng phát triển logistics, cảng


18


Rotterdam có thể được phân loại như một siêu trung tâm logistics, được cấu thành
từ ba Đặc khu phân phối: Eemhaven, Botlek và Massvalkte:
Bảng 1.2: Đặc khu phân phối tại cảng Rotterdam
Đặc khu phân
phối

Ngày vận
hành

Diện tích (m2)

Eemhaven
(EDC)

1989

237.000

Ghi chú
Gần cảng chính của ETC
Gần Khu vực Cảng Botlek

Botlek

1990
GĐ 1: 1998

Massvalkte


GĐ 2: đang
thi công

Tổng

165.000

848.000
1.017.000

Bốc xếp rất nhiều sản phẩm
hóa chất
Gần với ETC Cảng Delta
Hầu hết các công ty đang
xây dựng nhà xưởng

2.267.000
(Nguồn: Liên Hiệp Quốc 2002)

Cảng Rotterdam hoạt động như một cảng cho thuê cơ sở mặt bằng. Điều này
có nghĩa là chính quyền cảng Rotterdam trực thuộc thành phố (RMPM) cung cấp cơ
sở hạ tầng ví dụ như cầu cảng, khu vực cho tàu cập cảng và đất. Những cơ sở vật
chất này được thuê bởi những công ty tư nhân trên tỉ lệ diện tích mặt bằng (nhìn
chung là dài hạn), và vì vậy không liên quan đến hàng hóa, sản phẩm đầu vào tại
cảng. Các khu đất được các công ty tư nhân thuê, ngược lại, họ phải đầu tư vào
những khu công trình của họ, xây dựng các cơ sở kiến trúc thượng tầng và thuê lực
lượng lao động địa phương mà họ cần.
Bên cạnh những cảng lớn và hiện đại nhất thế giới, còn có những cảng nhỏ
hơn mà đang phát triển thành những trung tâm logistics mang tính khu vực, bao
gồm Le Havre, Rouen và Barcelona ở Châu Âu. Le Havre đang đổ dồn đầu tư bền

vững vào các trung tâm phân phối logistics với hy vọng thu hút những chủ tàu và
các công ty xuất-nhập khẩu. Tại cảng Rouen, nơi mà hầu hết đất được sử dụng cho
dịch vụ logistics đều đã được thuê, khu vực logistics đã thu hút thương mại nhanh
chóng bằng cách ưu đãi cho các nhà xuất- nhập khẩu, tiết kiệm chi phí vận tải, lưu


19

kho và nhân công. Một câu chuyện thành công hơn có thể được thấy ở Barcelona,
nơi mà tạo ra một khu vực hoạt động logistics năm 1992. Bốn mươi công ty đã đặt
các cửa hàng trên mạng, tạo ra 9.000 công việc và hoạt động kinh tế, doanh thu bền
vững.
1.3.2. Tổng quan phát triển trung tâm logistics tại một số quốc gia Châu Á
Khu vực Châu Á là nơi duy nhất có kết hợp phát triển giữa kinh tế và xã hội.
Mỗi đất nước trong khu vực đã không ngừng phát triển nền kinh tế lạnh mạnh cho
khu vực và toàn cầu chủ yếu thông qua vận tải đường biển. Đa số các quốc gia đều
có tiềm năng về địa lý để thiết lập và phát triển những cảng mà có thể trở thành
những trung tâm logistics. Mặc dù tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa các cảng
diễn ra nhanh chóng diễn ra trong khu vực, lĩnh vực này vẫn còn hạn chế yếu kém
trong quản lý, điều tiết quá mức, và bị hạn chế trong hoạt động. Những cảng thuộc
khu vực này đã không tập trung nỗ lực vào việc tăng mức độ hiệu quả của các dịch
vụ giá trị gia tăng mà những khách hàng ngày nay yêu cầu.
1.3.2.1. Cảng Singapore, Singapore
Cảng Singapore cũng đã giành được những thành công, được coi như là hiện
tượng, bằng cách trở thành một trung tâm vận tải và logistics và bằng cách thu hút
những công ty nước ngoài và những công ty sản xuất, lắp ráp đa quốc gia. Các
chuyên gia vận tải cho rằng Singapore có thể không hơn một vài quốc gia khác
trong khu vực Châu Á, về vị trí địa – kinh tế chiến lược. Thay vào đó, Singapore có
được những thuận lợi chủ yếu bởi nó được xây dựng những cảng vận tải trước khi
xuất hiện các nhu cầu, dưới ảnh hướng của môi trường kinh tế và văn hóa kinh

doanh thân thiện.
Singapore có đầy đủ sự hỗ trợ cần thiết về cơ sở hạ tầng. Nó có những cảng
biển và sân bay đẳng cấp thế giới, cơ sở hạ tầng tuyệt vời, một hệ thống viễn thông
đẳng cấp, một môi trường kinh doanh chuyên nghiệp đẳng cấp, ứng dụng cao trong
công nghệ thông tin, khả năng áp dụng công nghệ logistics rộng rãi, cũng như lực
lượng lao động có tay nghề và chuyên nghiệp. Sự kết hợp của những nhân tố này đã
giúp Singapore trở thành một siêu trung tâm hiện đại của thương mại toàn cầu và
một nền tảng vận hành cho một lượng lớn các công ty đa quốc gia và khu vực,


20

tương tự như Hà Lan tại Châu Âu. Trên 5.000 công ty đa quốc gia đã chọn
Singapore như là trung tâm logistics/phân phối ở khu vực Đông Nam Á. Những
công ty logistics tại Singapore lên đến con số trên 6.000 cung cấp những chuỗi dịch
vụ toàn diện cho các công ty đa quốc gia, bao gồm vận tải, gửi hàng, lưu kho và
phân phối. Hầu hết chúng đều tập trung ở các đặc khu phân phối.
Khi sản xuất bắt đầu phân hóa từ những quốc gia có chi phí lao động cao
giống như Nhật Bản tới các nước Đông Nam Á trong những năm 1980, Chính
quyền Singapore đã tham gia vào một chiến dịch khởi động để phát triển quốc gia
thành một siêu trung tâm vận tải lớn cho các sản phẩm có xuất xứ từ Singapore,
Malaysia, Indonesia và Thái Lan. Nó cũng bắt đầu khuyến khích các công ty đa
quốc gia và một số lượng lớn các nhà cung cấp dịch vụ logistics quốc tế đặt trụ sở
tại Singapore, và thiết lập những trung tâm phân phối khu vực và toàn cầu tại
Singapore thông qua hàng loạt các chính sách kích thích về cơ sở hạ tầng giao
thông, các hình thức giảm trừ, miễn trừ thuế doanh nghiệp.
Nhưng tiềm năng sản xuất lưu kho và phân phối được sử dụng sớm hơn thế.
Các Ủy ban tư vấn về các khu vực phi thuế quan tại Singapore coi Singapore như
những nơi lý tưởng cho việc lưu kho và việc phân phối hàng hóa sau đó tới điểm
đến là khu vực Đông Nam Á, bởi vì vị trí chiến lược và môi trường thương mại tự

do của nó. Việc thiết lập các khu vực mậu dịch phi thuế quan làm đơn giản hóa
chung chuyển thương mại ở những hàng hóa phải chịu thuế và hạn ngạch cũng đóng
góp cho sự thành công của Singapore như là những trung tâm sản xuất lưu kho và
phân phối.
Hiện nay, Singapore có 7 trung tâm thương mại mậu dịch phi thuế quan
(FTZ), sáu trong số đó phục vụ hàng hóa chuyên chở bằng đường biển và một cho
hàng hóa chuyên chở bằng đường hàng không, gồm Keppel Wharves, Khu cảng
Tanjong Pagar, Cảng Jurong, Sembawang Wharves, Pasir Panjang Wharves, Keppel
Distripark và Sân bay Changi.
Trong số các FTZ này, Chính quyền cảng PSA cung cấp hơn hai triệu mét
vuông diện dích kho bãi gồm nhà xưởng và trên không, và một chuỗi các trang thiết


×