Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Quản lý nợ công của trung quốc và một số gợi ý cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ DIỆU LINH

QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

HOÀNG THỊ DIỆU LINH

QUẢN LÝ NỢ CÔNG CỦA TRUNG QUỐC
VÀ MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành

: Kinh tế Quốc tế

Mã số : 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ


CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ KIM CHI

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi,
không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài
liệu, thông tin đƣợc đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh
mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Diệu Linh


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới giảng viên hƣớng dẫn
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi cùng toàn thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế
và Kinh doanh quốc tế, trƣờng Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Tác giả cũng xin
trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòng đào tạo, các bạn chuyên viên
văn phòng Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế đã tạo điều kiện thuận lợi
giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................... iii

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN VỀ QUẢN LÝ NỢ CÔNG ................................................................... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 5
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài ............................................ 5
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................. 6
1.1.3. Vấn đề đặt ra .................................................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận về nợ công ........................................................................ 9
1.2.1. Nợ công và các khái niệm liên quan ................................................ 9
1.2.2. Phân loại nợ công .......................................................................... 11
1.2.3. Bản chất của nợ công ..................................................................... 15
1.2.4. Vai trò của nợ công ........................................................................ 15
1.2.5. Nguyên nhân dẫn đến nợ công ....................................................... 17
1.2.6. Hậu quả của mất kiểm soát nợ công .............................................. 21
1.3. Cơ sở lý luận về quản lý nợ công ......................................................... 26
1.3.1. Khái niệm quản lý nợ công ............................................................ 26
1.3.2. Vai trò của quản lý nợ công ........................................................... 27
1.3.3. Công cụ quản lý nợ công................................................................ 28
1.3.4. Nội dung của quản lý nợ công ....................................................... 29
1.3.5.Đánh giá quản lý nợ công ( phương pháp HIPCs) ......................... 29
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 33
2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu ...................................................................... 33


2.2. Các phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................... 33
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu........................................................ 33
2.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu .............................................................. 35
2.2.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình ............................. 36
2.2.4 Phương pháp phân tích – tổng hợp ................................................. 36
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH QUẢN LÝ NỢ CÔNG TẠI TRUNG QUỐC ... 38

3.1. Thực trạng nợ công tại Trung Quốc trong giai đoạn 2009 – 2014 ....... 38
3.1.1. Tình hình nợ công tại Trung Quốc trong giai đoạn 2009 – 2014.. 38
3.1.2. Biến động tình hình nợ công tại Trung Quốc giai đoạn 2009 - 2014.. 39
3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng nợ công tại Trung Quốc giai đoạn
2009 - 2014 ............................................................................................... 41
3.2. Thực trạng quản lý nợ công của Trung Quốc trong giai đoạn 2009 –
2014 ............................................................................................................. 42
3.2.1. Quản lý quá trình vay nợ................................................................ 42
3.2.2. Quản lý quá trình sử dụng vốn vay ................................................ 44
3.2.3. Quản lý quy trình trả nợ vốn vay ................................................... 46
3.3. Đánh giá chung về công tác quản lý nợ công của Trung Quốc ............ 48
3.3.1. Kết quả đạt được ............................................................................ 48
3.3.2. Những tồn tại, hạn chế ................................................................... 49
3.3.3. Nguyên nhân hạn chế ..................................................................... 51
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC QUẢN LÝ
NỢ CÔNG TỪ KINH NGHIỆM CỦA TRUNG QUỐC ............................... 53
4.1. Khái quát về nợ công và quản lý nợ công của Việt Nam giai đoạn
2001-2014 .................................................................................................... 53
4.1.1. Thực trạng nợ công ở Việt Nam ..................................................... 53
4.1.2. Thực trạng quản lý nợ công của Việt Nam .................................... 60


4.1.3. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ công và hạn chế trong quản lý
nợ công hiện nay ở Việt Nam ................................................................... 69
4.2. Một số bài học kinh nghiệm từ trƣờng hợp Trung Quốc cho Việt Nam
trong việc quản lý nợ công trong giai đoạn tới ............................................ 71
4.2.1. Không được lơ là quản lý, giám sát chặt chẽ................................. 71
4.2.2. Cẩn trọng trong đầu tư................................................................... 71
4.2.3. Chi tiêu hiệu quả, tái tạo nguồn thu để trả nợ ............................... 72
4.2.4. Minh bạch trong vay và sử dụng các khoản vay ............................ 72

4.3. Một số kiến nghị về quản lý nợ công tại Việt Nam trong giai đoạn tới73
4.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về quản lý nợ công ........................ 74
4.3.2. Thay đổi cơ cấu nợ công ................................................................ 74
4.3.3. Hoàn thiện công tác quản lý huy động và sử dụng vốn ................. 74
4.3.4. Hoàn thiện công tác quản lý trả nợ ............................................... 75
4.3.5. Xây dựng hệ thống thông tin để phục vụ việc theo dõi, giám sát và
đánh giá bền vững về nợ công.................................................................. 76
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

1

ASXH

An sinh xã hội

2

DNNN


Doanh nghiệp nhà nƣớc

3

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội
Phƣơng pháp đánh giá
hiệu quả quản lý nợ công

4

cũng nhƣ tình trạng nợ

HIPCS

công của các nƣớc nghèo
có tỷ lệ nợ cao.
5

KTXH

6

ODA

7


USD

Kinh tế xã hội
Official Development
Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức
Đô la Mỹ

U.S dollar

i


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Số hiệu

Nội dung

1

Bảng 1.1

2

Bảng 1.2 Ngƣỡng nợ trong nƣớc theo phƣơng pháp HIPCs


3

Bảng 3.1

4

Bảng 4.1

5

Bảng 4.2 Biến động nợ công Việt Nam giai đoạn 2001 – 2014

6

Bảng 4.3

7

Bảng 4.4 Ngƣỡng nợ trong nƣớc theo tiêu chuẩn của HIPCs

Mức ngƣỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế
theo phƣơng pháp HIPCs

Tình hình nợ công tại Trung Quốc giai đoạn 2009
– 2014
Thực trạng nợ công ở Việt Nam giai đoạn 2001 –
2014

Mức ngƣỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế

theo tiêu chuẩn của HIPCs

ii

Trang
31
32
38

53
54
63
64


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
STT

Số hiệu

Nội dung

1

Hình 1.1

Phân loại nợ công

12


2

Hình 1.2

Phân loại nợ công theo một số tiêu chí về cấp quản
lý nợ, trách nhiệm đối với chủ nợ, phƣơng thức huy
động vốn và tính chất ƣu đãi khoản vay

13

3

Hình 1.3

Vai trò của nợ công

16

4

Hình 1.4

Nguyên nhân dẫn đến nợ công

17

5

Hình 1.5


Hậu quả của mất kiểm soát nợ công

22

6

Hình 3.1

Biến động tình hình GDP và nợ công Trung
Quốc giai đoạn 2009 – 2014

39

7

Hình 3.2

Biến động tốc độ tăng nợ công và dƣ nợ công/GDP
của Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2014

39

8

Hình 3.3

Quản lý quá trình vay nợ của Trung Quốc giai
đoạn 2009 – 2014

43


9

Hình 3.4

Quản lý quá trình sử dụng vốn vay của Trung
Quốc giai đoạn 2009 – 2014

44

10

Hình 3.5

Quản lý quá trình sử dụng vốn vay của Trung
Quốc giai đoạn 2009 – 2014

46

11

Hình 4.1

Biến động tỷ lệ nợ công Việt Nam giai đoạn 2001
– 2014

56

12


Hình 4.2

Hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá đƣợc hiệu
quả quản lý nợ công của Việt Nam theo phƣơng
pháp HIPCS

61

13

Hình 4.3

Một số kiến nghị về quản lý nợ công tại Việt
Nam giai đoạn tới

73

iii

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Năm 2014 đƣợc xem là năm đánh dấu chấm dứt giai đoạn phát triển kinh
tế cao độ của Trung Quốc sau một giai đoạn dài hơn tới ba mƣơi năm. Nhiều
chuyên gia tài chính ví Trung Quốc nhƣ một cơ thể cƣờng tráng nhƣng tiềm
ẩn đủ các bệnh tật bên trong. Giới phân tích tài chính đều thấy đƣợc rằng,
Trung Quốc hiện có một nền kinh tế thiếu cân đối và tồn tại quá nhiều khuyết
điểm, đặc biệt là vấn đề chênh lệch giàu nghèo, ô nhiễm môi trƣờng một cách

trầm trọng. Bên cạnh đó, có một vấn đề lớn mà các chuyên gia đều cùng nhận
định, đó chính là quả bom mà khi nổ ra sẽ làm tan rã, hoặc có thể là hủy diệt
toàn bộ nền kinh tế nƣớc này. Đó chính là quả bom ‟ nợ công ˮ.
Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ nợ/GDP của Trung Quốc 6 tháng đầu năm
2014 là 250%, tỷ lệ này so với các nền kinh tế nhƣ Mỹ, Anh và Nhật Bản thì
vẫn thấp hơn (260%, 277% và 415%). Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là tình
hình nợ nói chung và nợ công nói riêng tại Trung Quốc có tốc độ tăng rất
nhanh kể từ năm 2009 đến nay, trong khi nền kinh tế thì đang tăng trƣởng
chậm lại so với thời kỳ trƣớc.
Ngoài ra, vào cuối tháng 8 năm 2014, Quốc hội Trung Quốc lần đầu tiên
thông qua các điều khoản sửa đổi trong Luật Ngân sách, trong đó có bổ sung
các nội dung nhằm siết chặt quản lý nợ công, nhất là nợ của các chính quyền
địa phƣơng. Những điều này cho thấy rằng, vấn đề nợ công đang là vấn đề
nan giải và vô cùng khó giải quyết đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Mặc dù đã có những động thái nhằm cải thiện tình hình nợ công, nhƣ sửa
đổi Luật, thông qua kế hoạch thúc đẩy cải cách tài chính, vạch ra lộ trình cải
cách tài chính trong các năm tới, tuy nhiên, thực tế cho thấy, tình hình vẫn
còn tồn tại quá nhiều dấu hiệu tiêu cực.

1


Bên cạnh đó, có thể nhận thức đƣợc rằng : nợ công là cần thiết và là
nguồn lực tài chính có vai trò quan trọng đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn cho
đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội và cân đối ngân sách nhà nƣớc đối với các
quốc gia, tuy nhiên, để mất kiểm soát nợ công sẽ tạo nên những tác động tiêu
cực đối với nền kinh tế và đối với sự phát triển của cả quốc gia. Chính vì vậy,
việc bảo đảm an toàn và bền vững nợ công, tránh mất kiểm soát nợ công luôn
là bài toán mà hầu nhƣ tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải cần lời giải.
Là một quốc gia đang phát triển và đang từng bƣớc khẳng định vị trí của

mình trên trƣờng quốc tế, Việt Nam hiện nay vẫn còn dựa nhiều vào các dự
án đầu tƣ công. Điều này khiến nợ công của Việt Nam cũng tăng lên trong
những năm gần đây. Cụ thể: Từ năm 2001 đến năm 2014, tỷ lệ nợ công của
Việt Nam có xu hƣớng ngày càng tăng qua các năm từ năm 2001 là 31,6%
GDP đến năm 2014 là đã hơn 60%. Trƣớc tình trạng này, việc giải bài toán về
kiểm soát nợ công nhƣ đã đề cập ở trên đặt ra những câu hỏi lớn cho đất nƣớc
Việt Nam. Trung Quốc là một nền kinh tế lớn trên thế giới, là nƣớc láng giềng
của Việt Nam. Những biến động của nền kinh tế cũng nhƣ những chính sách
kinh tế mà Trung Quốc áp dụng ảnh hƣởng không nhỏ đến những hoạt động
kinh tế của Việt Nam.
Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc kiểm soát, đảm bảo an toàn nợ
công, cũng nhƣ nhìn nhận thực tế khách quan tại Trung Quốc, tầm ảnh hƣởng
của kinh tế Trung Quốc tới kinh tế Việt Nam, mong muốn tìm ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài ‟ Quản lý nợ công
của Trung quốc và một số gợi ý cho Việt Nam ˮ làm đề tài luận văn thạc sĩ
chuyên ngành kinh tế đối ngoại.
Đây là đề tài phù hợp với chuyên ngành đào tạo, đồng thời cũng mang
tính cập nhật cao với tình hình kinh tế thế giới và khu vực hiện nay. Đề tài sẽ
trả lời câu hỏi nghiên cứu chính là : ‟ Thực trạng quản lý nợ công tại Trung

2


Quốc thời gian qua diễn ra như thế nào ? Việt Nam có thể học tập được
những bài học gì qua kinh nghiệm của Trung Quốc ?ˮ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ nguyên nhân của việc nợ công
tăng cao, mất kiểm soát tại Trung Quốc từ năm 2009 đến nay (2014). Từ đó,
đề tài đặt ra một số vấn đề về quản lý nợ công, tránh để mức nợ công vƣợt
quá cao tại Việt Nam trong những năm tới.

Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu này, tác giả triển khai thực hiện
bốn nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể :
- Hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận liên quan đến nợ công và quản lý
nợ công.
- Phân tích, đánh giá thực trạng nợ công và quản lý nợ công tại Trung
Quốc trong giai đoạn 2009 – 2014, rút ra những kết quả, những hạn chế và
nhìn nhận nguyên nhân của những hạn chế trên.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong vấn đề quản lý
nợ công từ thực tiễn tình hình nợ công tại Trung Quốc.
-Đề xuất một số gợi ý cho công tác quản lý nợ công tại Việt Nam trong
giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là thực trạng quản lý nợ công tại
Trung Quốc giai đoạn 2009 – 2014 và từ đó rút ra bài học cho việc quản lý và
sử dụng nợ công ở Việt Nam.
* Phạm vi nghiên cứu
+ Không gian : hai nƣớc Trung Quốc và Việt Nam.
+ Nội dung : Luận văn nghiên cứu những vấn đề cơ sở lý luận và thực
tiễn về nợ công và quản lý nợ công; thực trạng quản lý nợ công ở Trung Quốc

3


thời gian qua, qua đó đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ
công tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
+ Thời gian : Trung Quốc : thực trạng nợ công và quản lý nợ công giai
đoạn 2009 – 2014. Việt Nam : tình hình nợ công giai đoạn 2001-2014.
4. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hóa một số lí thuyết về nợ công và quản lý nợ công.

- Phân tích thực trạng quản lý nợ công tại Trung Quốc giai đoạn 20092014 cũng nhƣ thực trạng nợ công tại Việt Nam giai đoạn 2001-2014.
- Phân tích các chính sách quản lý nợ công của Trung Quốc, rút ra bài
học cho các chính sách quản lý và sử dụng nợ công cho Việt Nam. Từ đó rút
ra một số điểm hạn chế và bất cập còn tồn tại.
- Đề xuất một số kiến nghị cho việc quản lý và sử dụng nợ công của Việt
nam trong giai đoạn tới.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, và các danh mục, mục lục, đề tài có kết cấu
04 chƣơng. Nội dung cụ thể của các chƣơng :
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về nợ công
và quản lý nợ công
Chương 2 : Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương 3: Phân tích quản lý nợ công tại Trung Quốc.
Chương 4 : Một số gợi ý cho Việt Nam trong việc quản lý nợ công từ
kinh nghiệm của Trung Quốc.

4


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ
QUẢN LÝ NỢ CÔNG
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nợ công là đề tài có tính thời sự thời gian gần đây. Do tầm quan trọng
của nợ công và quản lý nợ công trong nền kinh tế, quản lý nợ công nói chung
và quản lý nợ công tại Việt Nam nói riêng là vấn đề nhận đƣợc nhiều sự quan
tâm từ các học giả, chuyên gia trong và ngoài nƣớc.
1.1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Về các công trình nghiên cứu liên quan đến nợ công ở ngoài nƣớc, số
lƣợng các công trình nghiên cứu là rất lớn và trong phạm vi đề tài, tác giả

không thể liệt kê hết các sách, giáo trình cũng nhƣ các báo cáo khoa học, các
luận án, luận văn liên quan đến đề tài này. Tác giả xin trích dẫn một số công
trình nghiên cứu sau đây :
- Rudiger Dornbusch, Mario Draghi (1990) trong cuốn ‟Public Debt
Management: Theory and History” ( Quản lý nợ công: Các học thuyết và lịch
sử hình thành) từ Cambridge University Press, xuất bản ngày 30 tháng 11
năm 1990, với tổng 354 trang, đã đề cập đến những vấn đề về các học thuyết
và các nội dung liên quan đến quản lý nợ công trên thế giới.
- Greiner, Alfred, Fincke, Bettina (2009) với cuốn ‟ Public Debt and
Economic Growth” ( Nợ công và tăng trƣởng kinh tế) xuất bản năm 2009, đã
đề cập đến những vấn đề cơ bản liên quan đến nợ công và mối quan hệ giữa
nợ công đối với sự phát triển, tăng trƣởng của một nền kinh tế.
- Souligna Souphithack (2012) trong luận án tiến sĩ kinh tế ‟Quản lý nợ
chính phủ ở Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào - thực trạng và định hướng
hoàn thiện ˮ đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về nợ và quản lý
nợ Chính phủ, thực trạng quản lý nợ của Chính phủ ở CHDCND Lào và kinh
5


nghiệm một số nƣớc, sau đó tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng công
tác quản lý vay, trả nợ của Chính phủ Lào. Cuối cùng, đề tài đƣa ra các định
hƣớng hoàn thiện công tác quản lý nợ Chính Phủ tại nƣớc CHDCND Lào
trong những năm tới.
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong phạm vi trong nƣớc, các công trình nghiên cứu bao gồm các sách,
giáo trình, cũng nhƣ các tài liệu từ phía Viện Kinh tế thế giới và Viện Nghiên
cứu Trung Quốc. Các công trình nghiên cứu về đề tài nợ công tại Việt Nam
bao gồm các báo cáo khoa học, và trong đó có các luận văn thạc sĩ, luận án
tiến sĩ, đặc biệt là các đề tài về nghiên cứu nợ công tại châu Âu và bài học cho
Việt Nam. Trong phạm vi của đề tài, tác giả xin trích dẫn một số công trình

nghiên cứu điển hình nhƣ sau :
- Nguyễn Thu Hiền, Viện nghiên cứu Trung Quốc (23/05/2014) trong
báo cáo ‟ Kinh tế Trung Quốc năm 2013 và triển vọng năm 2014 ˮ đã chỉ ra
những vấn đề nổi bật trong kinh tế Trung Quốc năm 2013 nhƣ : (1) Tăng
trƣởng kinh tế suy giảm, kết cấu về đầu tƣ - tiêu dùng tiếp tục mất cân đối, (2)
Vấn đề dƣ thừa sản lƣợng vẫn nổi cộm - Chính phủ Trung Quốc tăng cƣờng
mức độ đào thải ngành sản xuất lạc hậu, dƣ thừa sản lƣợng, (3) Thu ngân sách
giảm, vấn đề mâu thuẫn trong thu chi ngân sách địa phƣơng càng nổi bật, (4)
Nhấn mạnh đô thị hóa kiểu mới, (5) Xuất hiện hiện tƣợng khan hiếm tiền mặt
ở các ngân hàng vào tháng 6 và tháng 12 -2013. Bên cạnh đó, báo cáo này
cũng đề cập đến các chính sách kinh tế mới của thủ tƣớng Lý Khắc Cƣờng
cũng nhƣ các nội dung liên quan đến triển vọng kinh tế Trung Quốc trong
năm 2014. Theo đó, Trung tâm Nghiên cứu khoa học dự báo, Viện Khoa học
Trung Quốc công bố "Dự báo kinh tế Trung Quốc năm 2014", trong đó dự
báo năm 2014 GDP tăng trƣởng khoảng 7,6%; chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng
khoảng 3,1%; cả năm tăng trƣởng xuất nhập khẩu khoảng 8,2%; 2014 tiếp

6


tục là năm thứ 11 tăng sản lƣợng lƣơng thực; giá nhà thƣơng mại trên cả nƣớc
tăng 7,6%, trong đó các thành phố cấp 1 sẽ tăng đến 10,2%.
- PGS.TS. Nguyễn Kim Bảo và ThS. Hà Hồng Vân (2012) với đề tài cấp
Bộ ‟ Sự trỗi dậy của kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2011 – 2020 và những vấn
đề đặt ra đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam ˮ từ Viện khoa học xã hội
Việt Nam và Viện Nghiên cứu Trung Quốc đã tìm hiểu và nghiên cứu các vấn
đề nổi bật trong nền kinh tế Trung Quốc từ năm 2011 đến nay và nhìn nhận
triển vọng cho giai đoạn 2013 đến 2020, trong đó đề tài đã nêu ra đƣợc mối
liên hệ với sự phát triển kinh tế của Việt Nam, từ đó có những định hƣớng
phát triển kinh tế xã hội nƣớc ta phù hợp và hiệu quả hơn.

- Ts. Nguyễn Đình Liêm (02/01/2013) trong ấn phẩm xuất bản gần đây
của Viện Nghiên cứu Trung Quốc ‟ Những vấn đề nổi bật trong quan hệ
Trung Quốc - Việt Nam 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020 ˮ
đã làm rõ các điểm nổi bật trong quan hệ Trung Quốc – Việt Nam 10 năm đầu
của thế kỷ XXI, từ đó đƣa ra những nhận định về triển vọng của mối quan hệ
này đến năm 2020, trong đó có nhấn mạnh các vấn đề liên quan đến kinh tế
Trung Quốc và mối quan hệ với kinh tế Việt Nam.
Ngoài ra ở Việt Nam, cũng có nhiều công trình nghiên cứu về nợ công
nói chung và nợ công tại Việt Nam nói riêng, đặc biệt là các đề tài về nghiên
cứu nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam nhƣ :
- Đào Quang Thông (1994) tổng hợp lại những khái niệm cơ bản, về nợ
nƣớc ngoài, sau đó tiến hành phân tích thực trạng nợ nƣớc ngoài của Việt
Nam; và đề ra phƣơng hƣớng và biện pháp giải quyết nợ nƣớc ngoài cho Việt
Nam trong những năm sau đó. Các nội dung này đƣợc biểu hiện cụ thể trong
luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế ‟ Các giải pháp giải quyết nợ nước ngoài
của Việt Nam ˮ bảo vệ năm 1994 từ trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân.
- Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên (2002) đã nghiên cứu về vị trí, vai trò quản
lí nợ nƣớc ngoài, kinh nghiệm vay nợ các nƣớc trên thế giới, phân tích đánh

7


giá thực trạng vay nợ và khả năng nợ nƣớc ngoài của Việt Nam, từ đó nêu lên
biện pháp quản lí nợ nƣớc ngoài một cách hiệu quả tại Việt Nam. Các nội
dung này đƣợc làm rõ trong luận án tiến sĩ kinh tế ‟ Những giải pháp tăng
cường quản lý vay và trả nợ nước ngoài ở Việt Nam ˮ, của tác giả.
- Tạ Thị Thu (2002) với đề tài luận án tiến sĩ kinh tế ‟ Một số vấn đề về
chiến lược vay - trả nợ nước ngoài dài hạn ở Việt Nam ˮ từ Đại học Kinh tế
Quốc dân, đã nghiên cứu những lý luận chung về vay và trả nợ nƣớc ngoài,
thực trạng và những vấn đề cấp bách về nợ nƣớc ngoài dài hạn ở Việt Nam và

đề xuất chiến lƣợc vay trả nợ nƣớc ngoài dài hạn ở Việt Nam đến 2020.
- GS. TSKH. Võ Đại Lƣợc (2002 – 2005) trong đề tài nghiên cứu cấp
Nhà nƣớc ‟ Quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và những bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam ˮ Viện Nghiên cứu Chính Trị và Kinh tế Thế giới đã
tổng hợp lại quá trình gia nhập WTO của Trung Quốc và nêu ra những bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam có thể ứng dụng cho giai đoạn chuẩn bị và
thực hiện gia nhập WTO.
- Đỗ Đình Thu (2007) đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về
quản lí vay, trả nợ trong và ngoài nƣớc của Chính phủ, phân tích mối tƣơng
quan giữa vay nợ với phát triển kinh tế - xã hội, phân tích, đánh giá thực trạng
về quản lí vay, trả nợ của Chính phủ Việt Nam từ năm 1999 đến năm 2007 và
đƣa ra các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý vay và trả nợ của Chính phủ
Việt Nam trong điều kiện hiện nay.
- Lê Thị Diệu Huyền (2012) trong luận án tiến sĩ kinh tế ‟ Hoàn thiện
cơ chế quản lý nợ công của Việt Nam ˮ Học viện Ngân hàng, đã tiến hành
nghiên cứu cơ sở lý luận về nợ công và cơ chế quản lý nợ công, sau đó phân
tích thực trạng nợ công và cơ chế quản lý nợ công của Việt Nam, từ đó đề
xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý nợ công của
Việt Nam trong thời gian tới.

8


- Lê Viết Tùng (2013) trong báo cáo khoa học ‟ Khủng hoảng nợ công
châu Âu và bài học cho Việt Nam ˮ Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng đã
đƣa ra những kiến thức tổng hợp về cuộc khủng hoảng nợ công ở các nƣớc
châu Âu, nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này và rút ra một số
bài học cho Việt Nam, cụ thể : (1) Tiếp tục hoàn thiện thể chế, luật pháp, (2)
Tạo lập môi trƣờng cạnh tranh bình đẳng, (3) Thực hiện tốt một số giải pháp
nhằm kiềm chế nợ công.

1.1.3. Vấn đề đặt ra
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trƣớc đây ở trong và ngoài nƣớc
đều đã đề cập đến các vấn đề liên quan đến kinh tế Trung Quốc và vấn đề nợ
công nói chung, nợ công tại Việt Nam nói riêng. Đồng thời, có nhiều công
trình nghiên cứu cũng đã nghiên cứu thực tiễn về cơ chế, chính sách quản lý
nợ công tại Việt Nam qua từng giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, các đề tài về
nghiên cứu vấn đề nợ công tại các quốc gia khác nhau, trong đó có Trung
Quốc, để rút bài học kinh nghiệm cho Việt Nam thì còn rất hạn chế, chủ yếu
là các đề tài về nghiên cứu nợ công Châu Âu và bài học cho Việt Nam. Đặc
biệt, trong giai đoạn hiện nay, thời điểm nghiên cứu tới năm 2014, và các đề
tài về nghiên cứu nợ công tại Trung Quốc, rút bài học cho Việt Nam hầu nhƣ
là không có. Vì vậy, có thể khẳng định đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ
thống và cập nhật về nợ công và quản lý nợ công của Trung Quốc. Đồng thời,
luận văn cũng mang ý nghĩa thực tế đối với tình hình nợ công và quản lý nợ
công tại Việt Nam hiện nay, góp phần giúp công tác quản lý nợ công đƣợc
thực hiện hiệu quả hơn trong những năm tới, ít nhất là đến năm 2020.
1.2. Cơ sở lý luận về nợ công
1.2.1. Nợ công và các khái niệm liên quan
Có thể hiểu, nợ chính phủ, nợ công hoặc nợ quốc gia là tổng giá trị các
khoản tiền mà chính phủ thuộc mọi cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng đi vay
nhằm tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách.
9


Đã có nhiều công trình nghiên cứu và nhiều tác giả đề cập đến khái niệm
‟ nợ công ˮ. Cụ thể :
Theo sổ tay Hệ thống báo cáo nợ của Ngân hàng Thế giới, nợ công đƣợc
hiểu nhƣ sau :
‟ Nợ công là toàn bộ những khoản nợ của Chính Phủ và những khoản
nợ được Chính Phủ bảo lãnh ˮ. [Lê Thị Diệu Huyền, 2012, trang 3]

Theo quan điểm của Quỹ tiền tệ thế giới IMF, nợ công lại đƣợc hiểu là :
‟ Nợ công được bao gồm nợ của khu vực tài chính công và nợ của khu
vực phi tài chính công ˮ. [Lê Thị Diệu Huyền, 2012, trang 3]
Nhiều quốc gia khác cũng đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau về nợ
công, ví dụ nhƣ tại Thái Lan, nợ công không tính nợ của các NHTM Nhà
nƣớc hoặc các định chế tài chính Nhà nƣớc, các nƣớc Liên Xô cũ không tính
nợ của các DNNN vào nợ công, hoặc Bungari, Macedonia coi nợ công không
bao gồm nợ của NHTW. [Lê Thị Diệu Huyền, 2012, trang 3]
Tại Việt Nam, theo Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12 ban hành
năm 2009, nợ công đƣợc hiểu nhƣ sau :
‟ Nợ công được quy định trong Luật này bao gồm:
a) Nợ chính phủ;
b) Nợ được Chính phủ bảo lãnh;
c) Nợ chính quyền địa phương ˮ. [Luật quản lý nợ công số
29/2009/QH12, Khoản 2, Điều 1]
Trong đó :
‟ Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước,
nước ngoài, được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính
phủ hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền
phát hành theo quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm
khoản nợ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện

10


chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ ˮ. [Luật quản lý nợ công số
29/2009/QH12, Khoản 2, Điều 3]
‟ Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức
tài chính, tín dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh ˮ.
[Luật quản lý nợ công số 29/2009/QH12, Khoản 3, Điều 3]

‟ Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh) ký kết, phát hành hoặc uỷ quyền phát hành ˮ. [Luật quản lý nợ công số
29/2009/QH12, Khoản 4, Điều 3]
Từ các khái niệm trên, nhìn chung, có thể hiểu rằng, nợ công là khái
niệm dùng để chỉ khoản phải hoàn trả, bao gồm khoản gốc, lãi, phí và chi phí
khác có liên quan tại một thời điểm, phát sinh từ việc vay của chủ thể đƣợc
phép vay vốn theo quy định của pháp luật, trong đó, nợ công bao gồm nợ
chính phủ, nợ đƣợc chính phủ bảo lãnh và các khoản nợ khác tùy theo quan
điểm ở từng quốc gia.
1.2.2. Phân loại nợ công
Về phân loại nợ công, tác giả tổng hợp trong hình 1.1. dƣới đây :

11


Phân loại nợ công
Căn cứ vào kỳ hạn nợ

Căn cứ vào vị trí địa lý

- Nợ ngắn hạn
- Nợ trung và dài hạn

- Nợ trong nước
- Nợ nước ngoài

Căn cứ vào nghĩa vụ trả nợ

Căn cứ vào lãi suất vay


- Nợ trực tiếp
- Nợ dự phòng

- Nợ có lãi suất cố định
- Nợ có lãi suất thả nổi

Căn cứ vào loại tiền vay

Căn cứ loại đồng tiền nhận nợ

- Nợ bằng đồng nội tệ
- Nợ bằng đồng ngoại tệ

- Nợ bằng đồng Đô La
- Nợ bằng đồng Yên Nhật….

Hình 1.1. Phân loại nợ công
Nguồn : Lê Thị Diệu Huyền, (05/05/2012), Luận án tiến sĩ kinh tế ‟ Hoàn
thiện cơ chế quản lý nợ công của Việt Nam ˮ, Học viện Ngân hàng, trang 4
Việc phân loại nợ công có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quản lý và
sử dụng nợ công. Khi đã phân loại nợ công, tƣơng ứng với mỗi loại nợ sẽ có
giải pháp quản lý bảo đảm quy mô nợ phù hợp, qua đó sẽ chủ động tăng hay
giảm nợ để tạo nguồn thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Theo đó, nợ công đƣợc phân loại căn cứ theo sáu tiêu chí. Ở mỗi tiêu chí
phân thành hai loại khác nhau, ngoại trừ căn cứ theo loại đồng tiền nhận nợ phân
thành nhiều loại hình khác nhau, dựa theo số lƣợng các đồng tiền nhận nợ.
Căn cứ theo kỳ hạn nợ, nợ công đƣợc chia thành nợ ngắn hạn và nợ trung,
dài hạn. Tùy theo từng quốc gia mà thời gian nợ đƣợc coi là ngắn hạn, trung hạn
và dài hạn sẽ là khác nhau. Tại Việt Nam, nợ ngắn hạn là khoản tiền mà ngƣời đi

vay có trách nhiệm trả trong vòng một năm hoặc trong một chu kỳ kinh doanh
bình thƣờng, nợ trung và dài hạn là các khoản tiền trả trên một năm.

12


Căn cứ theo vị trí địa lý, nợ công đƣợc chia thành nợ trong nƣớc và nợ
ngoài nƣớc. Điều này phụ thuộc vào chủ thể cho vay là trong nƣớc hay nƣớc
ngoài. Nợ trong nƣớc là nợ công mà bên cho vay là cá nhân, tổ chức trong
nƣớc. Nợ nƣớc ngoài là nợ công mà bên cho vay là Chính phủ nƣớc ngoài,
vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức và cá nhân nƣớc ngoài.
Ngoài ra, căn cứ theo nghĩa vụ trả nợ, nợ công chia thành nợ trực tiếp và nợ
dự phòng. Căn cứ theo lãi suất, nợ công chia thành nợ có lãi suất cố định và nợ có
lãi suất thả nổi. Căn cứ theo loại tiền vay, nợ công đƣợc chia thành nợ bằng đồng
nội, ngoại tệ. Cuối cùng, căn cứ theo đồng tiện nhận nợ, nợ công đƣợc chia thành
nợ bằng đồng Đô La, đồng Yên Nhật, đồng Euro.... và nhiều đồng tiền khác.
Ngoài ra, chúng ta còn có thể phân loại nợ công theo các tiêu chí sau :
Phân loại nợ
công

Căn cứ theo
cấp quản lý nợ

- Nợ công của trung
ƣơng.
- Nợ công của
chính quyền địa
phƣơng.

Căn cứ theo

trách nhiệm
đối với chủ nợ

Căn cứ theo
phƣơng thức
huy động vốn

- Nợ công phải trả.
- Nợ công bảo lãnh.

- Nợ công từ thỏa
thuận trực tiếp.
- Nợ công từ công
cụ nợ.

Căn cứ theo
tính chất ƣu
đãi khoản vay

- Nợ công từ vốn vay
ODA.
- Nợ công từ vốn vay ƣu
đãi.
- Nợ TM thông thƣờng.

Hình 1.2. Phân loại nợ công theo một số tiêu chí về cấp quản lý nợ, trách
nhiệm đối với chủ nợ, phƣơng thức huy động vốn và tính chất ƣu đãi
khoản vay
Nguồn : Phạm Thị Thanh Bình (chủ biên), (2013), “Vấn đề nợ công ở một số
nước trên thế giới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam”, NXB Khoa học Xã hội


13


Cụ thể : [Phạm Thị Thanh Bình, 2013]
Theo cấp quản lý nợ: Nợ công đƣợc phân loại thành Nợ công của trung
ƣơng và Nợ công của chính quyền địa phƣơng. Nợ công của trung ƣơng là các
khoản nợ của Chính phủ, nợ do Chính phủ bảo lãnh. Nợ công của địa phƣơng
là khoản nợ công mà chính quyền địa phƣơng là bên vay nợ và có nghĩa vụ trực
tiếp trả nợ. Theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc năm 2002 thì những
khoản vay nợ của chính quyền địa phƣơng đƣợc coi là nguồn thu ngân sách và
đƣợc đƣa vào cân đối, nên về bản chất nợ công của địa phƣơng đƣợc Chính
phủ đảm bảo chi trả thông qua khả năng bổ sung từ ngân sách trung ƣơng.
Theo trách nhiệm đối với chủ nợ. Nợ công đƣợc phân loại thành Nợ
công phải trả và Nợ công bảo lãnh. Nợ công phải trả là các khoản nợ mà
Chính phủ, chính quyền địa phƣơng có nghĩa vụ trả nợ. Nợ công bảo lãnh là
khoản nợ mà Chính phủ có trách nhiệm bảo lãnh cho ngƣời vay nợ, nếu bên
vay không trả đƣợc nợ thì Chính phủ sẽ có nghĩa vụ trả nợ.
Theo phƣơng thức huy động vốn: Nợ công có hai loại: Nợ công từ thỏa
thuận trực tiếp và Nợ công từ công cụ nợ. Nợ công từ thỏa thuận trực tiếp là
khoản nợ công xuất phát từ những thỏa thuận vay trực tiếp của cơ quan nhà
nƣớc có thẩm quyền với cá nhân, tổ chức cho vay. Phƣơng thức huy động vốn
này xuất phát từ những hợp đồng vay, hoặc ở tầm quốc gia là các hiệp định,
thỏa thuận giữa các nhà nƣớc. Nợ công từ công cụ nợ là khoản nợ công xuất
phát từ việc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền phát hành các công cụ nợ để
vay vốn. Các công cụ nợ này có thời hạn ngắn hoặc dài, thƣờng có tính vô
danh và khả năng chuyển nhƣợng trên thị trƣờng tài chính.
Theo tính chất ƣu đãi của khoản vay làm phát sinh nợ công: Nợ công có
ba loại: Nợ công từ vốn vay ODA, Nợ công từ vốn vay ƣu đãi và Nợ thƣơng
mại thông thƣờng.


14


1.2.3. Bản chất của nợ công
Về bản chất, nợ công chính là các khoản vay để trang trải thâm hụt ngân
sách của Nhà nƣớc.
Cụ thể : Các khoản nợ công, hay các khoản vay này là các khoản phải
hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn, nhà nƣớc đi vay sẽ phải thu thuế tăng lên đề
bù đắp các khoản này. Nhƣ vậy, kết quả cuối cùng, nợ công chính là sự lựa
chọn thời gian đánh thuế, có thể là hôm nay, ngày mai, ngắn hạn, dài hạn
hoặc thậm chí vào những thế hệ sau. Bản chất của nợ công là việc đánh thuế
dần dần, đƣợc hầu hết chính phủ các nƣớc sử dụng để tài trợ cho các hoạt
động chi ngân sách.
Theo đó, ‟ tỷ lệ nợ công/GDP chỉ phản ảnh một phần nào đó về mức độ
an toàn hay rủi ro của nợ công. Mức độ an toàn hay nguy hiểm của nợ công
không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ nợ/GDP mà quan trọng hơn, phụ thuộc vào tình
trạng phát triển của nền kinh tế ˮ. [Phạm Thị Thanh Bình, 2013]
1.2.4. Vai trò của nợ công
Vai trò của nợ công đƣợc tác giả tổng hợp trong hình 1.3 dƣới đây :

15


×