Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Kỹ năng tư vấn pháp luật và vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.81 KB, 10 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................1
NỘI DUNG...............................................................................................................1
I. KHÁI NIỆM VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT.......................................................1
II. KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG TRONG
TƯ VẤN PHÁP LUẬT..........................................................................................2
1. Khái niệm kỹ năng........................................................................................3
2. Kỹ năng tư vấn pháp luật..............................................................................4
3. Vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật..................................6
KẾT THÚC................................................................................................................8
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................9


MỞ ĐẦU
Xã hội ngày một phát triển không ngừng nghỉ kéo theo đó là sự phát triển của
rất nhiều lĩnh vực trong đời sống con người – mà cùng với sự phát triển của xã hội,
chúng ta không thể không kể đến sự phát triển của hệ thống pháp luật nước nhà với
ngày càng nhiều các vấn đề phát sinh rất cần đến các kiến thức về pháp luật để có
thể đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Người tư vấn luôn phải đối mặt với áp
lực và khối lượng công việc khổng lồ, và họ phải có bản lĩnh, kiến thức và những
kỹ năng cần thiết để đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của nghề. Để có thể
hoạt động và làm việc có hiệu quả và duy trì được lâu dài, ngoài việc trau dồi kiến
thức sâu rộng, tìm hiểu pháp luật, các nhà tư vấn cần rèn cho mình kỹ năng tư vấn
để vận dụng khéo léo, linh hoạt trong hoạt động tư vấn pháp luật. Và để hiểu được
vai trò quan trọng của kỹ năng trong tư vấn pháp luật, em xin chọn đề tài: “Kỹ
năng tư vấn pháp luật và vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật”
làm bài tập học kỳ của mình.

NỘI DUNG
I.


KHÁI NIỆM VỀ TƯ VẤN PHÁP LUẬT

Theo từ điển Tiếng Việt, tư vấn là “Phát biểu những ý kiến về những vấn đề
được hỏi đến nhưng không có quyền quyết định”.1
Theo từ điển Luật học, Tư vấn pháp luật được hiểu là người có chuyên môn về
pháp luật và được hỏi ý kiến để tham khảo khi giải quyết, quyết định công việc;

1 Trang 1035, Từ điển Tiếng Việt, viện ngôn ngữ học. 1998.

1


Việc tham gia ý kiến theo góc độ pháp luật với tư cách cộng tác viên hoặc là làm
dịch vụ.2
Từ góc độ lý luận và thực tiễn, tư vấn pháp luật được hiểu là việc giải đáp pháp
luật, hướng dẫn cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài xử sự đúng pháp luật;
cung cấp dịch vụ pháp lý giúp cho các cá nhân, tổ chức thực hiện và bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của mình.
Hoạt động tư vấn pháp luật không chỉ bao gồm việc chuyển tải nội dung của
một điều luật, một văn bản pháp luật, hoặc cung cấp thông tin về những quy định
pháp luật có liên quan mà còn là việc sử dụng kiến thức pháp luật và kinh nghiệm
của các chuyên gia pháp luật. Như vậy, người thực hiện tư vấn phải sử dụng lao
động trí óc của mình để đưa ra được chính kiến của mình bằng việc đưa ra các chỉ
dẫn, lời khuyên, giúp khách hàng có một hướng giải quyết đúng đắn.
Ngoài ra tại Khoản 1 điều 28 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2011
cũng đã đưa ra khái niệm tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn
ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức
trong nước và quốc tế thực hiện bảo vệ quyền và lợi ích của họ.
Như vậy, tư vấn pháp luật không phải là chỉ cung cấp lý thuyết về các điều luật
đã được quy định mà còn phải kèm theo lời khuyên, cách ứng dụng pháp luật vào

trường hợp cụ thể của người cần tư vấn. Các lĩnh vực tư vấn rộng rãi trải dài từ dân
sự, hình sự, kinh tế thương mại cho đến hành chính, lao động,...
II.

KỸ NĂNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT VÀ VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG
TRONG TƯ VẤN PHÁP LUẬT

2 Trang 606, Từ điển luật học, nxb Từ điển bách khoa – nxb Tư pháp, Hà Nội.

2


1. Khái niệm kỹ năng
Theo từ điển hành chính: “Kỹ năng được hiểu là khả năng vận dụng những
kiến thức thu nhận được về một lĩnh vực nào đó vào công việc thực tế”.
Theo tác giả Ivans Banki thì “Kỹ năng là khả năng tự có hoặc qua học tập
được con người vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của mình vào những hoạt
động mang tính nghề nghiệp, một công việc cụ thể và trong lĩnh vực chuyên môn
của mình”.
Một quan điểm khác cho rằng kỹ năng là sự thông thạo được phát triển thông
qua quá trình đào tạo và kinh nghiệm.3
Từ góc độ chuyên môn thì kỹ năng là năng lực hay khả năng chuyên biệt của
một cá nhân về một hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình
huống hay công việc nào đó phát sinh trong cuộc sống. Kỹ năng của cá nhân gần
như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện, nghĩa là kỹ năng được hình thành từ
khi một cá nhân sinh ra, trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống. Ví
dụ: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hành nghề Luật sư chỉ được hình thành trong hoạt
động công việc của một cá nhân.
Kỹ năng công việc thông thường được hình thành thông qua việc tham gia một
hệ thống đào tạo nghề nghiệp chuyên sâu và tu bổ qua quá trình rèn luyện thực tế.

Đa số kỹ năng mà chúng ta có được và hữu ích với cuộc sống của chúng ta là xuất
phát từ việc chúng ta được đào tạo. Khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp
nào phục vụ cho cuộc sống của chúng ta đều đòi hỏi chúng ta phải thỏa mãn những
kỹ năng tương ứng. Vídụ: Nghề tư vấn thì tương ứng là Nhà tư vấn phải có những
kỹ năng tư vấn; Nghề Luật sư thì phải có kỹ năng hành nghề Luật sư. Như thế bất
kỳ hoạt động hay nghề nghiệp nào mà chúng ta tham gia thì chúng ta đều phải đáp
3 />
3


ứng những kỹ năng mà hoạt động hay nghề nghiệp đó đòi hỏi nếu không chúng ta
không thể tham gia cuộc chơi.
2. Kỹ năng tư vấn pháp luật
Kỹ năng tư vấn pháp luật là khả năng của người thực hiện tư vấn vận dụng kiến
thức pháp luật, đạo đức xã hội và kinh nghiệm cuộc sống để hướng dẫn, giải đáp,
đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật, giúp soạn thảo văn bản liên quan nhằm
giúp cho người được tư vấn biết cách xử sự hoặc giải quyết những vấn đề vướng
mắc pháp luật của mình phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của mình. Để có kỹ năng tư vấn pháp luật, người tư vấn không chỉ
có kiến thức pháp luật, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về tư vấn pháp luật,
kinh nghiệm cuộc sống xã hội mà còn phải có khả năng vận dụng thành thạo những
kiến thức, hiểu biết đó để phân tích, giải đáp, hướng dẫn đối tượng xử sự phù hợp
với pháp luật, đạo đức xã hội để bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Theo khái niệm này, kỹ năng tư vấn pháp luật đòi hỏi người tư vấn phải có khả
năng vận dụng tri thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp và kinh nghiệm hoạt động
thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy, kỹ năng tư vấn pháp luật của luật sư gồm các kỹ năng cơ bản sau:
-

Kỹ năng tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu tư vấn;

Kỹ năng thỏa thuận hợp đồng pháp lý;
Kỹ năng xác định vấn đề pháp lý;
Kỹ năng xác định luật áp dụng;
Kỹ năng trả lời tư vấn;

Ngoài ra, kỹ năng tư vấn pháp luật trong hoạt động trợ giúp pháp lý gồm các
kỹ năng cơ bản:
- Kỹ năng thụ lý vụ việc;
- Kỹ năng tiếp đối tượng và nghe đối tượng trình bày;
4


- Kỹ năng yêu cầu đối tượng cung cấp giấy tờ liên quan đến vụ việc;
- Xem xét, xác minh, thu thập chứng cứ (nếu thấy cần thiết) để hiểu rõ bản
chất vụ việc và vướng mắc của đối tượng;
- Kỹ năng tra cứu tài liệu pháp luật, tìm cơ sở pháp lý để giải thích, hướng
dẫn phù hợp với pháp luật;
- Kỹ năng soạn thảo văn bản tư vấn cho đối tượng;
- Kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật, đạo đức xã hội để tư vấn, giải đáp,
hướng dẫn, đưa ra lời khuyên, đưa ra giải pháp, định hướng cho đối tượng
tháo gỡ vướng mắc pháp luật, xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã
hội;
- Kỹ năng lập hồ sơ, lưu trữ hồ sơ tư vấn pháp luật;
- ...
Các kỹ năng tư vấn pháp luật cơ bản trên đây có quan hệ mật thiết, biện chứng,
tác động, ảnh hưởng lẫn nhau và được sử dụng trong suốt quá trình tư vấn một vụ
việc cụ thể với một đối tượng cụ thể. Tuỳ theo từng loại vấn đề (vụ việc tư vấn) và
từng loại đối tượng cụ thể mà sử dụng các kỹ năng cùng một thời điểm hoặc sử
dụng kỹ năng này trước, kỹ năng kia sau. Thông thường, để tiến hành tư vấn một
vụ việc, người tư vấn phải tiếp đối tượng (nghiên cứu hồ sơ vụ việc); nghe các bên

tranh chấp trình bày, yêu cầu đưa ra tài liệu có liên quan đến yêu cầu tư vấn. Trong
trường hợp cần thiết phải tiến hành xem xét, xác minh vụ việc; tra cứu tài liệu pháp
luật, tham khảo các nhà chuyên môn và vận dụng kiến thức pháp luật và kinh
nghiệm cuộc sống để tư vấn, giải thích, hướng dẫn đối tượng úng xử phù hợp với
pháp luật và đạo đức xã hội.

3. Vai trò của kỹ năng trong hoạt động tư vấn pháp luật
Trong cuộc sống, muốn thực hiện thành công một công việc nào đấy một cách
nhanh chóng và hiệu quả nhất, đạt được kết quả như mong muốn thì đều cần có kỹ
5


năng. Mỗi công việc, mỗi ngành nghề lại đòi hỏi những kỹ năng nhất định, do vậy
mỗi người cần phải rèn luyện những kỹ năng phù hợp với công việc, ngành nghề
của mình. Một người thầy giỏi ngoài những kiến thức vững chắc cũng cần trang bị
cho mình những kỹ năng như kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng thuyết phục
học sinh nghe giảng, kỹ năng truyền cảm hứng cho học sinh… Trong hoạt động tư
vấn pháp luật cũng vậy, kỹ năng đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi kỹ năng sẽ
góp phần bổ trợ cho những kiến thức chuyên môn của người tư vấn pháp luật
nhằm tăng năng suất lao động tạo ra hiệu quả cao trong công việc. Do đó, ngay từ
khi còn học tập trên giảng đường, sinh viên cần hiểu rõ vai trò quan trọng của kỹ
năng và tăng cường học tập, trau dồi những kỹ năng này.
Thứ nhất, kỹ năng làm tăng sự tin tưởng của khách hàng đối với Luật sư. Khi
đã rèn luyện được những kỹ năng cần thiết cho công việc thì hoạt động tư vấn sẽ
diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn. Có thể thấy giữa một luật sư chỉ có kiến
thức pháp luật mà còn thiếu kinh nghiệm thực tế, chưa có những kỹ năng giúp cho
khách hàng tin tưởng vào khả năng của mình với một luật sư có kiến thức, có kinh
nghiệm, ngay từ những lần tiếp xúc đầu đã tạo được cho khách hàng sự tin cậy và
thái độ tốt thì rõ ràng người Luật sư có kỹ năng sẽ đạt được kết quả cao hơn và
được khách hàng tin tưởng hơn. Khi đã trang bị cho mình được những kỹ năng như

kỹ năng tiếp xúc, tìm hiểu yêu cầu khách hàng, kỹ năng soạn thảo tài liệu,...Luật sư
sẽ cảm thấy tự tin, biết cách tạo ấn tượng cho khách hàng, đồng thời sẽ khiến
khách hàng tin tưởng hơn và khả năng của mình.
Thứ hai, kỹ năng giao tiếp tốt là một thế mạnh đối với bất cứ ai trong công
việc, đặc biệt là đối với Luật sư. Giao tiếp là phương tiện cho phép luật sư tư vấn
xây dựng cầu nối với khách hàng thuyết phục khách hàng chấp nhận ý kiến của
mình và bày tỏ được nhu cầu của khách hàng khi tìm đến luật sư tư vấn. Trong quá
trình thực hiện hoạt động tư vấn của mình, luật sư có thể chưa hiểu rõ yêu cầu tư
6


vấn của khách hàng, nhưng nếu có kỹ năng, luật sư sẽ dễ hàng có phương pháp để
khai thác thông tin và đi vào trọng tâm vấn đề. Thứ ba, kỹ năng thuyết phục khách
hàng cũng góp phần quan trọng vào quá trình tư vấn của Luật sư. Để khách hàng
nghe và hiểu những điều mà mình nói thì cần có những phương pháp khác nhau
đối với từng đối tượng. Tùy thuộc vào từng đối tượng khách hàng mà người thực
hiện hoạt động tư vấn linh hoạt trong việc tiếp xúc và trình bày quan điểm về vụ
việc. Bên cạnh đó, những kỹ năng như soạn thảo văn bản, soạn thảo hợp đồng tư
vấn sẽ giúp cho luật sư thực hiện được công việc một cách dễ dàng hơn. Những kỹ
năng này sẽ giúp cho hoạt động tư vấn của luật sư trở nên chuyên nghiệp hơn,
khiến cho khách hàng dễ dàng nắm bắt được những quyền và nghĩa vụ của mình
khi làm việc với luật sư. Việc trang bị cho mình kỹ năng tìm kiếm văn bản pháp
luật phù hợp với vụ việc cũng là rất quan trọng, bởi lẽ, khi đã có được kỹ năng này
người thực hiện hoạt động tư vấn sẽ nhanh chóng tìm được những văn bản pháp
luật liên quan có thể sử dụng được, vấn còn hiệu lực pháp lý và có giá trị cao.
Đồng thời sẽ không bị mắc phải những văn bản đã hết hiệu lực, những văn bản
không quan trọng, không đem lại hiệu quả cho công việc cần giải quyết.
Thứ ba, kỹ năng giúp “thăng hoa” trình độ chuyên môn và mang đến thành
công của mỗi cá nhân nói riêng hay của cả tổ chức nói chúng. Một luật sư giỏi
chuyên môn nhưng giao tiếp với đồng nghiệp và khách hàng không tốt cũng không

mang lại hiệu quả tư vấn cao cho khách hàng và cho sự thành công của chính bản
thân mình. Một người tư vấn có kỹ năng cao sẽ đóng góp tích cực vào sự thành
công của một tổ chức, đặc biệt với những tổ chức phục vụ khách hàng hay cộng
đồng như trung tâm tư vấn pháp luật thì kỹ năng là tố chất cực kỳ quan trọng mà
người tư vấn pháp luật cần có và cần được đào tạo. Ngày nay kỹ năng ngày càng
được đánh giá rất cao.

7


Cuối cùng, nếu như các kiến thức chuyên môn là nền tảng chính để tạo ra các
nhà chuyên môn thì kỹ năng là phần giá trị tối quan trọng cần có ở người tư vấn
pháp luật.
Như vậy, kỹ năng đóng một vai trò rất quan trọng trong hoạt động tư vấn, từ
tiếp xúc khách hàng, tìm hiểu yêu cầu, đến kỹ kết hợp đồng và giải quyết vụ việc.
Trong bất kỳ giai đoạn nào của hoạt đông tư vấn cũng cần những kỹ năng nhất
định. Từ việc đã trang bị cho mình những kỹ năng thích hợp còn phải biết vận
dụng linh hoạt những kỹ năng đó trong khi thực hiện công việc của mình để đem
lại hiệu quả cao nhất.

KẾT THÚC
Với những phần kiến thức đã được cung cấp ở phần trên, chúng ta phần nào đã
có thể hiểu và có cái nhìn rõ nét hơn về hoạt động tư vấn pháp luật và kỹ năng tư
vấn pháp luật. Từ đó càng có thể thấy rõ hơn về vai trò của kỹ năng trong hoạt
động tư vấn pháp luật.
Trên đây là phần trình bày của em với đề bài số 04. Do tầm hiểu biết còn hạn
hẹp nên bài làm không tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong các thầy,
cô giáo sẽ có những đánh giá, góp ý để bài tập trở nên hoàn thiện hơn. Em xin chân
thành cảm ơn!


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kỹ năng tư vấn pháp luật – Học viện Tư Pháp ( NXB CAND –
Hà Nội 2012 );
2. Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012;
3. Từ điển tiếng Việt - Hoàng Phê chủ biên (NXB. Văn hoá Thông tin, 1999);
8


4. Từ điển Luật học – Bộ Tư pháp, Viện Khoa học pháp lý;
5. Từ điển hành chính;
6. Từ điển hành chính và quản lý - Ivans Banki (Mỹ);
7. Một số trang web tham khảo:
/> /> />
9



×