Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo án Sinh học 7 bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.15 KB, 3 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 7
BÀI 14: MỘT SỐ GIUN TRÒN KHÁC VÀ
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN TRÒN
I. MỤC TIÊU:
- Mở rộng hiểu biết về các giun tròn kí sinh khác như: giun kim ( kí sinh ở ruột già
già), giun móc câu ( kí sinh ở tá tràng) phần nào về giun chỉ ( kí sinh ở mạch bạch huyết).
- Giun tròn còn kí sinh ở thực vật như: giun rễ lúa ( còn gọi là tuyến trùng).
- Nắm được đặc điếm chung của giun tròn để phân biệt chúng với các loài giun sán
khác.
- Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, cá nhân và vệ sinh ăn uống.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh hình về các loại Giun tròn trong SGK.
- Bảng phụ và phiếu học tập ( trang 51).
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Bài cũ:

Nêu các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ?

2.Vào bài: Ngành Giun tròn có 5 ngàn loài, trong đó giun đũa có 3 ngàn loài, hầu
hết chúng kí sinh ở người, ĐV và ngay cả TV.
3.Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS
I. Một số Giun tròn khác :

- GV yêu cầu HS quan sát hình 14.1,
14.2, 14.3, 14.4 và nghiên cứu thông tin
SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu
hỏi sau:
? Các loài giun tròn thường kí sinh ở



TaiLieu.VN

Page 1


đâu và gây ra các tác hại gì cho vật
chủ ?
? Hãy giải thích sơ đồ vòng đời giun
kim ở hình 14,4 ?
? Giun gây cho trẻ em điều phiền toái
như thề nào ?
? Do thói quen nào ở trẻ mà giun khép
kín được vòng đời ?
- Đại diện nhóm trình bày đáp án.
? Để đề phòng được bệnh giun, chúng - Các nhóm khác bổ sung
phải có biện pháp gì ?
- Đa số giun tròn ký sinh như: Giun chỉ,
giun kim, giun tóc, giun móc...
- Giun tròn ký sinh ở cơ, ruột ( người,,
- GV nhận xét, bổ sung giúp HS rút ra ĐV). Rễ, thân, quả (TV) → gây nhiều tác
hại .
tiểu kết.
- Cần giữ vệ sinh môi trường, cá nhân và
vệ sinh ăn uống để tránh giun.

- GV yêu cầu HS đọc SGK
? Qua bài học này em hiểu gì về ngành
Giun tròn ?


II.Đặc điểm chung của ngành Giun tròn
HS đọc SGK

- Yêu cầu HS đọc phần “ Em có biết “
- HS đọc kết luận trong SGK.
- Đọc “ Em có biết “.
4 .Củng cố, đánh giá:
? Căn cứ vào nơi kí sinh hãy so sánh giun kim và giun móc câu, loài giun nào nguy hiểm
hơn? Loài giun nào dễ phòng chống hơn ?

TaiLieu.VN

Page 2


( Giun móc câu nguy hiểm hơn, vì chúng kí sinh ở tá tràng. Tuy thế, phòng chống giun
móc câu dễ hơn giun kim, chỉ cần đi giày, dép...khi tiếp xúc với đất để tránh ấu trùng giun
móc câu là được).
5 .Hướng dẫn, dặn dò:
- Học theo bài ghi và trả lời các câu hỏi trong SGK. .
- Nghiên cứu trước bài 15: “ Giun đất “.
- Chuẩn bị: vật mẫu về giun đất ( mỗi nhóm 2 con).

TaiLieu.VN

Page 3




×