Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.5 KB, 17 trang )

SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

ĐỀ TÀI: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
TRONG CÁC GIỜ SINH HOẠT LỚP
I/ PHẦN MỞ ĐẦU
I.1/ Lý do chọn đề tài:
Hơn lúc nào hết, hiện nay việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, kỹ năng sống,
lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước cho học sinh là rất quan trọng và cấp thiết.
Nó góp phần xây dựng thành công con người mới xã hội chủ nghĩa để phát triển
đất nước trong thời kì mới.
Bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế thị trường, thì cũng xuất hiện những
mặt trái của nó ảnh hưởng đến một bộ phận học sinh nước ta đang có những biểu
hiện tiêu cực đáng lo ngại như: phai nhạt lý tưởng, chạy theo lối sống buông thả,
lười học tập và tu dưỡng đạo đức, thích hưởng thụ, ngại lao động, chuộng những
sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc phản văn hóa, nghiện ngập, thậm chí vi phạm
pháp luật…
Nhân loại đã bước vào kỷ nguyên mới, một kỷ nguyên với rất nhiều thuận
lợi giúp cho con người, đặc biệt là giới trẻ có điều kiện học hỏi, trau dồi và tiếp
cận với nhiều phương tiện hiện đại. Tiếc thay, giá trị đạo đức lại bị xói mòn bởi
chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cá nhân, dẫn đến “bệnh vô
cảm”. Bệnh này thể hiện ở chỗ không hề động lòng trước những nỗi đau của
người khác, cũng như không hề phẫn nộ trước những tệ nạn xã hội xảy ra trước
mắt. Con người hầu như trở nên vô tình trước cuộc sống của người khác, để
“Mạnh ai nấy sống”.
Khi các em chưa được trang bị và thiếu kiến thức về vấn đề này thì những
biểu hiện đó đã làm ảnh hưởng đến những quan điểm về tình bạn, tình yêu đôi
lứa, tình yêu thương đối với gia đình và tình thầy trò…
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu luôn quan tâm đến công tác giáo dục nhân
cách thanh thiếu nhi. Hiện nay trước xu thế phát triển, hội nhập và bùng nổ thông
tin, vấn đề này càng trở nên phức tạp, khó khăn, nhạy cảm hơn bao giờ hết.
Không hiếm trường hợp thanh thiếu nhi rất vô tư gọi cha, mẹ, thầy cô giáo


của mình bằng những từ ngữ chối tai như “ông lão”, “bà lão”, “ông thầy đó”, “bà
cô đó”... Dư luận nóng lên khi hàng loạt video clip tung lên Facebook học sinh
nữ đánh nhau, quay phim tung lên mạng, học sinh tiểu học, THCS biết “cặp bồ”,
thậm chí rủ nhau “đi bụi đời ”; học sinh đi học mang theo hung khí sẵn sàng “xử”
nhau như những thước phim hành động nước ngoài có khi chỉ vì những lý do
giản đơn, vớ vẩn. Thậm chí chúng còn vào tận lớp để hành hung thầy cô giáo. Dư
luận đau lòng khi ngày càng có nhiều trẻ vị thành niên phải nạo phá thai vì quan
hệ tình dục trước tuổi.

1


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

Mặt khác, phải nói rằng trong thời gian qua chúng ta đã quá đơn điệu, có
lúc lại lãng quên việc giáo dục truyền thống lịch sử quê hương, giáo dục phong
cách sống đơn giản, gần gũi, nhân ái, khoan dung cho lớp trẻ. Thực tế nhiều
thanh thiếu nhi “mù tịt” về những danh nhân đất nước, địa phương, những di tích
lịch sử, văn hóa, cách mạng tại chính nơi mình đang sinh sống vì thiếu thông tin,
thiếu hình thức tuyên truyền, giáo dục. Rất hiếm hoi ở các địa phương, các
trường học tổ chức cho thanh thiếu nhi đi tham quan những di tích, các trung tâm
nhân đạo để giáo dục nhân cách sống đẹp cho các em.
Nhìn từ góc độ khác, người lớn thường lên án thanh thiếu nhi hư hỏng
nhưng lại không xem xét đến trách nhiệm giáo dục, quản lý của mình
Trong thời gian qua, phải nói rằng, các cấp bộ đoàn, đội… đã cố gắng rất
nhiều trong việc tập hợp lực lượng, rèn luyện đạo đức, tác phong, nhân cách sống
cho thanh, thiếu nhi nhưng vẫn chưa đủ sức quản lý, thuyết phục do hình thức, tổ
chức còn đơn điệu, chậm đổi mới, cán bộ quản lý còn quá hạn chế, kinh phí hoạt
động chưa tương xứng.
Tương lai thanh thiếu nhi sẽ về đâu? Câu hỏi trách nhiệm đang đặt ra cho

tất cả chúng ta. Cần lắm những biện pháp vừa xây, vừa chống. Và tôi nghĩ rằng:
giáo dục nhân cách không những quan trọng đối với thế hệ trẻ mà còn quan trọng
với cả người đã trưởng thành. Với tôi- đảm nhiệm vai trò của một nhà giáo, tôi
luôn coi trọng việc hình thành nhân cách của học sinh mình trong từng giờ học,
và đặc biệt trong từng giờ sinh hoạt lớp!
I.2/ Mục tiêu- nhiệm vụ đề tài:
Mục đích đề tài: Nói lên tầm quan trọng của giáo dục đối với quá trình
hình thành và phát triển nhân cách, kỹ năng sống bởi vì nó được thực hiện theo
định hướng thống nhất vì mục đích nhân cách lí tưởng mà xã hội đang yêu cầu.
Nhiệm vụ đề tài: Nhằm giúp cho học sinh xóa bỏ những nét tính cách,
hành vi, phẩm chất lệch lạc không phù hợp với yêu cầu, chuẩn mực của xã hội,
sống thờ ơ, vô cảm với gia đình, người thân và cộng đồng. Xây dựng lối sống
lành mạnh, xác định đúng mục tiêu, lý tưởng sống cho bản thân mình.
I.3/ Đối tượng nghiên cứu:
Xây dựng, rèn luyện ký năng sống cho học sinh thông qua các tiết sinh hoạt lớp.
I.4/ Giới hạn- phạm vi nghiên cứu:
Thời gian áp dụng: 2 năm học 2014 – 2015; 2015-2016
Phạm vi: Học sinh lớp 6E; 7E Trường THCS Trưng Vương.
I.5/ Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở, góc độ khoa học tâm lý và những quan điểm của Đảng và
nhà nước về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển đất nước.
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dung phương pháp quan sát và tự quan
sát, phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu sách báo.
Thực tiễn áp dụng của một số cơ sở giáo dục.Thực trạng tại đơn vị.
2


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

II/ PHẦN NỘI DUNG:

II.1/ Cơ sở lý luận:
Ngày nay dạy đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong giáo dục
đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình thành một bộ môn riêng,
có tính hệ thống từ thấp đến cao, hợp lý từ Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở,
Trung học phổ thông. Trong nhà trường việc giáo dục đạo đức giao cho giáo viên
chủ nhiệm, Đội thiếu niên tiền phong, Đoàn thanh niên cộng sản là đúng, là hợp
lý. Và để hoàn thiện kỹ năng sống cho học sinh cần có sự cộng tác của ba lực
lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội.
Giáo dục ở nước ta ngày càng được phát triển và được Đảng và nhà nước
ta quan tâm hàng đầu. Nhất là giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi và hải đảo.
Vì khi nhìn nhận và đánh giá về sự phát triển của một quốc gia nào đó trên thế
giới thì trước hết chúng ta phải xem xét, đánh giá nền giáo dục của quốc gia đó.
Bởi giáo dục và đào tạo tạo ra đội ngũ tri thức, công nhân, học sinh, sinh viên…
giáo dục để tạo ra những con người hoàn thiện trong cách cư xử và nhân cách của
con người. Chính vì thế nền giáo dục cần trang bị các kỹ năng sống cho các em.
Vậy kỹ năng sống là gì? Kỹ năng sống là một khái niệm rộng, bao hàm
nhiều kỹ năng khác nhau. Trong đó có nơi định nghĩa là năng lực, khả năng giúp
con người có thể sống khỏe mạnh, an toàn, tránh được thiên tai, động đất. Cũng
có nơi định nghĩa là sự giao tiếp, phản ứng với môi trường, phản ứng với các cá
nhân khác hay sự định hướng, giải quyết vấn đề của cá nhân đó.
Như ở Nhật Bản, một đất nước thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. Trẻ
em từ nhỏ được trang bị những kỹ năng sống về tự bảo vệ mình trước thiên tai,
ứng xử như thế nào khi xảy ra thiên tai. Đó là những kỹ năng sống giúp trẻ tự bảo
vệ bản thân mình.
Hay như thời gian qua ở Việt Nam tình trạng trẻ em chết đuối tăng nhiều.
Một số trường ở Tp Hồ Chí Minh đã đưa môn bơi lội vào trong giảng dạy. Đấy
cũng chính là một kỹ năng sống giúp học sinh có thể sống sót khi gặp tai nạn.
Thời gian qua ta đã thấy một bộ phận giới trẻ đã có những suy nghĩ kém
tích cực, sống chán nản không có mục tiêu. Đó là do sự thiếu hụt về kỹ năng
sống, một người trẻ là một người dám nghĩ dám làm, luôn có suy nghĩ tích cực về

tương lai. Sống có ước mơ và luôn phấn đấu vì ước mơ đó. Có như vậy mới có
thể cống hiến cho nước nhà ngày một phát triển hơn nữa.

II.2 Thực trạng:
3


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

a) Thuận lợi- khó khăn:
* Thuận lợi:
- Nhà trường luôn được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp Đảng Ủy và
chính quyền địa phương Phường Thành Công, được sự cộng tác giúp đỡ của các
ban ngành, luôn được sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục và đào tạo
Thành Phố Buôn Ma Thuột.
- Đội ngũ giáo viên phần lớn là giáo viên lâu năm, có kinh nghiệm và tay
nghề vững vàng, cos trình độ chuyên môn đồng đều, có tâm huyết với nghề.
- Cơ sở vật chất đầy đủ các phòng học bộ môn thực hành: Như Hóa – sinh;
vật lý- công nghệ; phòng tin học; tất cả các phòng học đều có tivi phục vụ cho
việc dạy và học.
- Các bậc phụ huynh rất quan tâm và kết phối hợp chặt chẽ với nhà trường
để giáo dục học sinh.
- Bản thân Tôi rất tâm huyết với nghề, yêu mếm trẻ, thích làm công tác chủ
nhiệm, Tôi được chủ nhiệm lớp 2 năm học liên tiếp, nên việc theo dõi nắm bắt
việc hình thành Kĩ Năng Sống Cho Học sinh trong các giờ sinh hoạt rất thuận lợi.
* Khó khăn:
- Đa số gia đình các em chỉ có 1 hay 2 con, nên phụ huynh rất thương và
nuông chiều con. Chỉ muốn con lo học và mong muốn con học thật giỏi. Còn
chưa thật sự quan tâm đến việc giáo dục KĨ NĂNG SỐNG cho con em mình.
- Bên cạnh đó tình hình học tập rèn luyện của một số học sinh chưa cao.

Vẫn còn tình trạng một số học sinh đến lớp không học bài và làm bài ở nhà.
- Một số gia đình chỉ lo làm kinh tế, chưa thực sự quan tâm đến việc học
và giáo dục đạo đức cho con em mình mà khoáng trắng việc giáo dục cho giáo
viên và nhà trường…
II.3 Giải pháp, biện pháp:
* BIỆN PHÁP:
Có 3 nhân tố chính trong việc giáo dục đạo đức học sinh đó là: gia đình,
nhà trường và xã hội. Mỗi nhân tố đều mang một vai trò riêng nhất định:
+ Gia đình : là tế bào của xã hội, là nền tảng của mỗi quốc gia và là chỗ
dựa vững chắc về mặt tinh thần, đồng thời cũng là kim chỉ nam để tránh những
nhận thức lệch lạc từ phía học sinh.
+ Nhà trường : là môi trường giáo dục chuyên nghiệp, không chỉ phát triển
về kiến thức mà còn phải truyền tải cho học sinh những giá trị chuẩn mực của xã
hội để các em trở thành những con người trí thức thật sự có đời sống tinh thần
phong phú bên cạnh cuộc sống gia đình.
+ Xã hội : là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng
cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học sinh.
4


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

Vì vậy, sự phối hợp của 3 nhân tố trên là việc làm hết sức cần thiết để nâng
cao chất lượng giáo dục nhân cách ở học sinh. Giống như chiếc kiềng 3 chân, đơn
giản, vững chắc và không thể thiếu bất kì chân nào.
Là một giáo viên, tất cả chúng ta phải biết vận dụng nguyên tắc này để
giáo dục hình thành nhân cách cho học sinh.
a) Môi trường gia đình ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của học sinh:
Trước hết, gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên, là trường học đầu tiên
của con người. Mỗi con người đều được sinh ra từ một người cha, người mẹ, vì

vậy đứa trẻ gắn bó và lắng nghe được những âm thanh của cuộc sống đầu tiên từ
cha mẹ mình đặc biệt từ người mẹ. Khi sinh ra con người ta được tiếp xúc với
văn hóa dân tộc từ lời ru, giọng hát của bà của mẹ, tiếp xúc với ngôn ngữ dân tộc
từ lời nói của cha mẹ. Những bước đi chập chững đầu đời, người đầu tiên chỉ dạy
cho bé cách đi đứng, nói năng đó là cha mẹ. Vì vậy, giáo dục của gia đình như
thế nào sẽ hình thành nên nhân cách của đứa trẻ như thế ấy. Tất nhiên sẽ có
những đứa trẻ vì một lý do nào đó mà thiếu sự quan tâm chăm sóc của người cha
hoặc người mẹ nhưng vẫn có thể hình thành được nhân cách tốt, đó là do quá
trình tự giáo dục của đứa trẻ tốt. Hầu như, sự giáo dục của gia đình không tốt thì
nhân cách đứa trẻ đều có phần khiếm khuyết hoặc hoàn toàn xấu. Vì vậy giáo dục
gia đình rất quan trọng đối với mỗi con người, khi con người chưa có hiểu biết về
mình, về xã hội thì đã được định hướng và chỉ dạy từ gia đình; đứa trẻ tiếp xúc
với môi trường giáo dục đầu tiên, trường học đầu tiên ấy là gia đình.
Giáo dục trong gia đình chính là bước đầu tiên và rất quan trọng trong việc
hình thành và phát triển nhân cách con người. Cách giáo dục và nuôi dưỡng đúng
đắn chính là nền tảng của hạnh phúc cho mỗi gia đình và ổn định lâu dài cho xã
hội.
b) Xây dựng trong lớp học một môi trường thân thiện- đó là điều kiện tốt để giáo
dục đạo đức, xây dựng kỹ năng sống cho học sinh:
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc giáo dục đạo
đức cho học sinh là: cảnh quan sư phạm, làm sao để nhà trường thật sự là “nhà
trường”, từ đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục. Giáo dục nhà trường giữ
vai trò chủ đạo vì nó định hướng cho toàn bộ quá trình giáo dục hình thành nhân
cách của học sinh, khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn
những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội.
Và đối với mỗi học sinh, thì môi trường lớp học hết sức quan trọng. Chính
vì vậy, giáo viên cần xây dựng một môi trường lớp học thân thiện, gần gũi với
học sinh, để mỗi sáng thức dậy, học sinh luôn nghĩ rằng: “mỗi ngày đến trường là
một ngày vui”. Vậy môi trường lớp học đó phải như thế nào?
Thứ nhất: lớp học phải “Sáng, xanh, sạch, đẹp”.

5


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

Thứ hai: Các học sinh trong lớp phải xây dựng tinh thần đoàn kết, lớp học
phải như một gia đình nhỏ.
Thứ ba: Các thầy cô giáo phải như những người cha, người mẹ, người anh,
người chị, nhiệt tình chỉ dạy cho các em từ mặt kiến thức đến những kỹ năng
sống. Trong đó, quan trọng nhất lào giáo viên chủ nhiệm phải luôn gần gũi các
em, để hiểu được tâm tư tình cảm của các em, hoàn cảnh của các em để từ đó có
biện pháp giáo dục phù hợp.
Từ đó, giúp các em có tinh thần thoải mái khi đến lớp. Khi các em có một
niềm vui khi đến lớp thì chắc chắn các em sẽ hăng say học hỏi, hạn chế các tiêu
cực khi các em tiếp xúc với bên ngoài xã hội.
c) Xã hội cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách của học sinh
Xã hội hiện nay đang có những thay đổi, sự du nhập của các yếu tố văn
hóa ngoại lai, cùng các tệ nạn xã hội đang tác động hết sức mạnh mẽ đến đời
sống của các gia đình như tệ nạn cờ bạc, trộm cắp, cướp giật, nhiều trẻ em phải đi
xin ăn, móc túi... Hiện tượng đáng báo động hiện nay là tình trạng trẻ em nghiện
game online đang đặt ra những thách thức mới đòi hỏi sự quan tâm, giáo dục của
gia đình. Đáng báo động hơn cả là tình trạng nhiều trẻ em bị ảnh hưởng từ những
trò chơi game bạo lực làm gia tăng các tệ nạn xã hội. Nhiều trẻ em vi phạm pháp
luật, trẻ em nghiện ma túy, trẻ em bị lạm dụng tình dục... Để giải quyết những
vấn đề trên, đòi hỏi các gia đình cần tăng cường quản lý, kiểm soát chặt chẽ các
hành vi của con em mình; cần có sự kết hợp giữa giáo dục gia đình với giáo dục
nhà trường và giáo dục xã hội sao cho thật sự lành mạnh và đúng đắn nhằm
hướng con em mình trở thành một công dân thật sự có ích cho gia đình và xã hội.
Uốn cây phải uốn từ lúc cây còn nhỏ, con người phải được gia đình, nhà
trường và xã hội phối hợp giáo dục ngay từ tấm bé. Trong thời kỳ hội nhập quốc

tế và đẩy mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước đang rất cần có nhiều hơn
nữa những trí thức và lao động có tay nghề, có kỹ năng, có bản lĩnh và hoài bão
cống hiến vì Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Và trong đó có chúng ta:
những nhà giáo- làm nghề trồng người.

* PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
Sự phối hợp giữa giáo viên với học sinh, phụ huynh , nhà trường và
xã hội :
6


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

- Giáo viên chủ nhiệm phải thực sự đổi mới phương pháp trong việc thực
hiện các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tạo điều kiện để học sinh rèn luyện, tự rèn
luyện. Coi trọng tự rèn luyện, động viên khuyến khích học sinh kịp thời. Ví dụ
như giáo dục cho các em không qua bi quan sau những vi phạm của mình mà
phài lấy đó là một bại học để rút kinh nghiệm. Hoặc trong một bài nghe chương
trình Tiếng anh 11 có đề cập đến một kĩ năng sống là phải biết cách quản lí thời
gian, tôi chú trọng ngay đến vấn đề dành nhiều thời gian của cá nhân cho việc
học, chứ không quá sa đà vào các trò chơi điện tử vô bổ....
- Nâng cao ý thức tự nguyện, tự giác, tự chủ phát huy được tính tích cực
trong mọi hoạt động rèn luyện kỹ năng sống của thầy cô giáo và HS. Giáo dục
cho HS nhận thực được lợi ích của rèn luyện kỹ năng sống là có lợi về mọi mặt:
cho bản thân, gia đình, xã hội và đất nước. Đồng thời biết quan tâm chia sẻ để cả
tập thể cùng rèn luyện
- Ngoài ra, tôi có đưa nội dung giáo dục kỹ năng sống của HS cho các bậc
phụ huynh vào những lần họp phụ huynh; cung cấp cho các bậc phụ huynh những
kiến thức và phương pháp chăm sóc, giáo dục con em phù hợp với đặc điểm từng
độ tuổi, đặc biệt phát hiện sớm những biểu hiện rối loạn tâm thần ở HS, các bệnh

tật học đường; cung cấp địa chỉ những dịch vụ hỗ trợ tại cộng đồng để giúp gia
đình và xã hội tham gia chăm sóc giáo dục con em tốt hơn.
- Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh, kịp thời nắm bắt thông tin,
diễn biến tâm sinh lí của học sinh, thông qua các hoạt động hưởng ứng phong
trào " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" để rèn luyện cho học
sinh kỹ năng ứng xử, rèn luyện sức khỏe, ứng xử văn hóa, phòng chống bạo lực,
tệ nạn xã hội ….
- Phối kết hợp với nhà trường tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa nói
chuyện với học sinh…
- Giáo viên cần nắm bắt tình hình xã hội, xu thế của thiếu niên hiện nay .
Một số nội dung đã vận dụng giáo dục KĨ NĂNG SỐNG cho học sinh
:
- Trong những ngày đi học đầu tiên, tôi nghĩ rằng: giáo viên chúng ta nên
dành thời gian quý báu trong giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt 15 phút đầu giờ để “tâm
sự” với học sinh về trách nhiệm của một người con trong gia đình, một người học
sinh trong nhà trường và một thành viên trong xã hội.
a) Giáo dục cho trẻ biết yêu thương cha mẹ- người đã sinh ra mình:
7


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

Trước khi tham mưu cho Quốc hội xây dựng Luật Người cao tuổi Việt
Nam, Viện Nghiên cứu Người cao tuổi Việt Nam đã có một cuộc khảo sát thực
trạng bạo lực gia đình ở một số tỉnh miền Nam. Kết quả rất đau lòng có tới 90%
số người cao tuổi được hỏi cho biết đã từng bị con cháu bỏ rơi và không được
chăm sóc, 50% người già bị con cái nhốt trong nhà. Và theo nhiều thống kê khác
thì các con số về bạo lực gia đình ngày càng gia tăng. Đây là nỗi buồn trong xã
hội hiện đại. Nhiều đứa con bất hiếu đã thẳng tay đuổi bố mẹ già ra khỏi nhà,
thậm chí đánh đập dã man người đã mang nặng đẻ đau... vì coi họ là gánh nặng.

Người già không nơi nương tựa phải vào trung tâm dưỡng lão, lang thang tạo ra
một áp lực lớn cho công tác an sinh xã hội.
Để học sinh hiểu được trách nhiệm của một người con trong gia đình, thì
việc trước tiên học sinh trả lời được cha mẹ là ai?
Cha mẹ chính là người sinh ra ta, nuôi dưỡng, giáo dục ta nên người.
Trong đó, mẹ là người mang nặng đẻ đau và nuôi con khôn lớn nên người. Chín
tháng mười ngày nuôi dưỡng bào thai, khi con cất tiếng khóc chào đời dù đang
trong cơn đau đớn nhưng mẹ vẫn mỉm cười hạnh phúc. Không quản ngày đêm,
mẹ chăm lo cho con từng miếng ăn giấc ngủ.
Mẹ không chỉ là người đã cho con một hình hài và nuôi dưỡng con nên
người mà mẹ còn là cô giáo đầu đời của con.
Đã làm cha mẹ thì ai cũng mong muốn: Đứa con bé bỏng ngày nào của ba
mẹ sẽ vững tin tiến bước vào đời với hành trang là tri thức thầy cô chỉ dạy và
nguồn sức mạnh tinh thần mà ba mẹ truyền cho. Và biết nói sao cho hết, kể bao
nhiêu cho thấu tấm lòng của mẹ cha bởi một lẽ rất giản đơn mà không phải lúc
nào con cũng nhận ra được:
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng Mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng Cha
Nước biển mênh mông không đong đầy tình Mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công Cha
Tần tảo sớm hôm Mẹ nuôi con khôn lớn
Mang cả thân gầy Cha che chở đời con…”
Mahatma Gandhi đã từng nói: “Không có một ngôi trường nào tốt bằng gia
đình và không có người thầy nào tốt như cha mẹ”. Câu nói ấy khẳng định tầm
quan trọng của cha mẹ, của gia đình trong việc giáo dục con cái nói chung trong
đó có giáo dục giới tính
Chính vì lẽ đó: cô mong rằng tất cả các em phải biết yêu thương cha mẹ
bằng các hành động cụ thể như: ngoài việc học tập, thì các em biết giúp đỡ cha
8



SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

mẹ làm các việc nhỏ trong gia đình. Biết kính trên nhường dưới, trân trọng những
tình cảm gia đình dành cho ta.
b) Giáo dục cho trẻ biết tôn trọng thầy cô giáo- quý mến bạn bè.

Nhà trường là chiếc nôi thứ hai sau gia đình góp phần quan trọng trong
việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Đối với trẻ, quá trình học tập, rèn
luyện trong nhà trường phổ thông là giai đọan chuẩn bị những phẩm chất và
năng lực cần thiết để họ thích ứng với cuộc sống lao động sau này. Tuy nhiên
một bộ phận học sinh lại có sự phát triển lệch lạc về đạo đức, nhân cách và đi
vào con đường phạm pháp.
Hiện nay, trên các mạng xã hội tung rất nhiều Clip được cho là của nữ
sinh 9x (cách gọi của cư dân mạng) được đăng tải lên mạng xã hội. Các em tuổi
còn rất nhỏ và vẫn mặc trên mình nguyên chiếc áo học sinh, thế nhưng sẵn sàng
tuôn ra những lời lẽ thô tục để “chửi” bạn, thậm chí tấn công bạn gái bằng cách
“thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” không thương tiếc.
Ngoài ra còn có những vụ việc thương tiếc hơn: Vào ngày 25/02/2013,
Nguyễn Thành Đ. (15 tuổi, học sinh lớp 9A Trường THCS Nguyễn Huệ, trú tại
phường An Lạc, thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk) dùng dao đâm vào lưng bạn là em
Trần Xuân Dung (15 tuổi, lớp 9B, trú tại thôn 3, xã Tân Lập, huyện Krông Búk,
Đắk Lắk). Mâu thuẫn tuổi học trò chỉ là những mâu thuẫn nhỏ, nhưng đã dẫn đến
cái chết thương tâm của em Dung…

Hai nguyên nhân tiếp theo từ phía nhà trường cũng được nhiều ý kiến
của cán bộ trong mẫu khảo sát thống nhất khẳng định là nhà trường “chú
trọng dạy chữ, xem nhẹ công tác giáo dục đạo đức”, và “buông lỏng việc
quản lý, giáo dục học sinh cá biệt” . Chức năng của nhà trường là giáo dục
tòan diện nhân cách cho học sinh, tuy nhiên các nhiệm vụ giáo dục tòan diện ở

nhiều trường chưa được thực hiện đồng bộ, mới chỉ chú trọng “dạy chữ” mà
xem nhẹ việc “dạy người”.
Những điều đó, làm cho những nhà giáo chúng ta trăn trở về đạo đức học
sinh hiện nay. Chúng ta phải giáo dục các em như thế nào để các em nghĩ trường
học, lớp học là nhà, bạn bè xung quanh là anh em, thầy cô là cha mẹ. Vì vậy, bên
cạnh việc dạy chữ, chúng ta phải tạo các sân chơi trong lớp học cho các em, và
giờ sinh hoạt lớp, ngoài việc tuyên dương các học sinh ngoan trong tuần, khiển
trách các học sinh vi phạm, thì chúng ta nên dành thời gian còn lại cho học sinh
tham gia một số trò chơi- do chính chúng ta biên soạn, hoặc cho học sinh thảo
luận về trách nhiệm của người con trong gia đình, người học sinh trong nhà
9


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

trường như thế nào? Để qua đó, chúng ta hiểu rõ suy nghĩ của các em, đồng thời
uốn nắn các suy nghĩ lệch lạc, và hướng cho các em đi theo con đường đúng đắn.
c) Giáo dục cho các em cách hòa nhập vào xã hội- rèn luyện các kỹ năng
cần thiết cho trẻ bước vào đời

Xã hội : là môi trường thực tế, giúp học sinh hoàn thiện một số kĩ năng
cuộc sống, chi phối một phần rất lớn trong suy nghĩ và hành động của học
sinh.
Trong quá trình hội nhập và phát triển, việc giao lưu văn hóa bên ngoài
ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị đạo đức của học sinh. Khoa học công nghệ phát
triển, học sinh tiếp xúc nhiều với Internet và học rất nhiều điều hữu ích từ nó.
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, thì Internet còn nhiều điểm tiêu cực như còn
có những hình ảnh, phim không phù hợp với giá trị đạo đức con người Việt
Nam. Nếu thiếu định hướng, không làm chủ bản thân mình thì sẽ dẫn đến hành
vi sai và vi phạm pháp luật.

Thực trạng xã hội hiện nay còn nhiều tệ nạn xã hội. Một số gia đình có
con em đang trong độ tuổi đi học: Cha mẹ không gương mẫu, thiếu sự quan tâm
đến các em, một số người đã lợi dụng phương tiện thông tin truyền bá những văn
hoá phầm xấu, những bài viết, hình ảnh có suy nghĩ lệch lạc…kích thích sự tò mò
của học sinh làm ảnh hưởng xấu đến việc học tập của các em.

Đi vào kinh tế thị trường , mở rộng Hội nhập quốc tế ,có một thực tế
khách quan mà những người làm công tác giáo dục nên có nhận thức thống
nhất. Cơ chế kinh tế thị trường phát huy cao độ tính cá thể hóa của con người
trong cuộc sống đặc biệt là đối với lớp trẻ. Đây chính là sự thách thức đối với
các gia trị truyền thống, nó sẽ phá vỡ mạnh mẽ các giá trị không còn giá trị
thúc đẩy sự phát triển nhưng có khi lại được lớp già bảo thủ bảo vệ và sung
kính. Tuy nhiên cũng có khi có kẻ lợi dụng để phá vỡ tràn lan phục vụ cho
mục đích cá nhân. Vì thế thách thức của môi trường xã hội đối với nhà trường
và gia đình trong giáo dục và truyền thụ tri thức là rất lớn.
Có không ít phụ huynh quan niệm lo cho con học cho thật giỏi để được
mọi người khen, vì vậy lúc nào cũng muốn con học và học, không để con phải
làm bất cứ công việc gì trong nhà như: nấu cơm phụ mẹ, lau bàn ăn, quyét
nhà, …. Biến các em như những chú “ Gà công nghiệp”… Khi các em cầm
chổi quyét lớp chẳng nên.

10


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

Chính vì thế, nhà giáo chúng ta cần trang bị cho học sinh những kỹ năng
sống khi bước vào xã hội:
Một là: phải làm chủ được bản thân mình: “hòa nhập nhưng không hòa
tan”. Giúp các em nên nhận ra: điều nào ta nên tiếp thu, còn điều gì cần phải

tránh xa.
Hai là: biết bảo vệ bản thân mình trước mọi hoàn cảnh. Ví dụ như: hoàn
cảnh gia đình có thể thay đổi, thiên tai có thể xảy ra. Các em phải làm gì?
Chúng ta phải đứng vững để bảo vệ chính bản thân mình. Vì vậy, các em phải
cần trang bị các kiến thức về giao tiếp với xã hội, học từ thiên nhiên, học từ
bạn bè… ngoài giờ học văn hóa, cần học thêm các môn học để bảo vệ bản
thân: võ thuật, bơi lội, tập làm chiến sĩ…
Ba là: trang bị cho mình vốn kiến thức kỹ năng sống. Ví dụ như:
- Trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho học sinh: vì theo
thống kê của nhiều nước trên thế giới, cháy là kẻ thù giết người nguy
hiểm nhất, nên mỗi học sinh phải trang bị cho chính mình tâm lý
vững vàng và kỹ năng thoát hiểm an toàn. Nếu bị kẹt trong đám cháy
thì nên chui xuống gầm giường, bàn và nằm sát nền nhà để tận dụng
được lượng ôxi còn lại trong đám cháy, và đó cũng là nơi đầu tiên
những người lính cứu hỏa tìm kiếm đến. Trên đường thoát ra ngoài
nên đi sát tường và cúi xuống, như vậy chúng ta sẽ không bị ngợp
bởi khói
- Trang bị kỹ năng khi cứu người đuối nước: học sinh vào mùa
nóng hay tắm sông hồ, mặc dù có rất nhiều bạn không biết bơi. Chính
vì vậy đã có rất nhiều vụ chết đuối thương tâm xảy ra với nhiều
người khi cứu bạn chết đuối. Vì vậy, học sinh cần chú ý 4 nguyên tắc
vàng khi cứu người đuối nước:
 Khi cứu người đuối nước nên chuẩn bị áo phao hoặc vật nào có
thể nổi lên khi cần thiết (khúc gỗ, tấm ván nhẹ…)
 Nên trang bị kiến thức để sống sót khi bị chìm. Khi mới chìm
xuống ngay lập tức hãy bịt mũi, nhắm mắt nín thở để người nổi
lên cho khỏi bị tràn nước vào phổi. Sau đó, dùng tay hoặc chân là
mái chèo, quạt nước đẩy đầu nhô lên mặt nước.

11



SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

 Đừng cố vùng vẫy khi bạn không còn sức, bình tĩnh, thả lỏng và
nín thở để cơ thể nổi lên. Đừng nghĩ rằng mình biết bơi thì có thể
sống sót mà chủ quan với làn nước.
 Cuối cùng bạn vẫn cần sự giúp đỡ của những người xung quanh.
Bạn đừng nghĩ rằng sức trẻ của mình có thể cứu được nhiều
người.
- Dạy kỹ năng tự vệ cho học sinh: Nhằm hạn chế tình trạng
bạo lực học đường, các trường nên dạy kỹ năng tự vệ cho học sinh
thông qua các Video clip hoặc hướng dẫn cho học sinh cách tự vệ thông
qua các giờ sinh hoạt tập thể hoặc nên nhắc học sinh học võ để tự vệ khi
cần thiết.
- Kỹ năng để không nhiễm HIV khi bị kim tiêm ma túy đâm. Tình
trạng kẻ xấu dọa dùng kim tiêm ma túy hay nhiễm máu có HIV tấn công để trấn
lột tài sản, khá phổ biến. Cũng không ít trường hợp nạn nhân sơ ý bị kim tiêm
đâm trúng hoặc giẫm phải kim tiêm vứt bừa bãi bên ngoài. Không phải ai cũng
biết cách xử lý đúng đắn để bảo vệ bản thân tránh nguy cơ bị nhiễm HIV. Bác sĩ
CKI Nguyễn Thành Dũng, Bệnh viện Nhiệt đới TP HCM cho biết: đa số các
trường hợp do hoảng loạn nên hay cố nặn, bóp vết thương để đẩy máu, nhằm đẩy
“virus HIV” ra khỏi cơ thể càng nhanh càng tốt. Trên thực tế, cách làm này sẽ
làm tăng diện tích vùng tổn thương, khiến nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Theo bác
sĩ Dũng, cần phải hết sức bình tĩnh để xử lý vết thương kịp thời. Với những vết
thương tổn thương da chảy máu, cần xối ngay vết thương dưới vòi nước trong
vòng 5-10 phút, không nặn bóp vết thương mà phải để vết thương tự chảy máu.
Cần phải rửa kỹ bằng xà phòng sát khuẩn và nước sạch. Sau đó, nạn nhân cần
nhanh chóng đến cơ sở y tế để tiến hành các thủ tục khám và xét nghiệm về mức
độ phơi nhiễm HIV. Các thủ tục thăm khám làm xét nghiệm HIV hiện nay rất đơn

giản, nhanh gọn và không tốn kém nhiều."Loại thuốc kháng virus HIV phải được
dùng càng sớm càng tốt, từ 2 đến 6 giờ và trước 72 giờ sau khi bị phơi nhiễm cho
tất cả trường hợp phơi nhiễm có nguy cơ, đồng thời đánh giá tình trạng HIV của
nguồn gây phơi nhiễm và người bị phơi nhiễm", bác sĩ Dũng cho biết. Sau 72 giờ
kể từ lúc bị phơi nhiễm HIV, các loại thuốc kháng virus hầu như không có hiệu
quả.
- Xây dựng kỹ năng sống trong tập thể: Là học sinh hay sau này là sinh
viên thì những kỹ năng sống trong tập thể hết sức quan trọng. Chính vì vậy ta cần
giáo dục kỹ năng này cho học sinh với các nguyên tắc sau:
 Bạn nên hòa cái “tôi” của mình vào trong cái “chúng ta”.
12


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

 Học cách quan tâm, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh.
 Xây dựng tinh thần đoàn kết, sống có trách nhiệm với công việc
chung để không ảnh hưởng đến người khác
 Tạo thói quen tốt và xây dựng niềm tin chung, thỉnh thoảng nên tổ
chức những buổi tệc nhỏ, uống nước chung để gắn kết các thành
viên
 Góp ý chân thành, sửa chửa sai sót của mình. Hạn chế các sở thích
cá nhân.
 Xây dựng tính cẩn thận, cảnh giác với người lạ và tôn trọng đời sống
riêng của mỗi người.

Để sống tốt trong mọi hoàn cảnh, các em phải trang bị vốn kiến thức tốt,
đồng thời phải sống gần gũi, hòa nhã với mọi người xung quanh. Một số kỹ
năng cần thiết để chúng ta có thể làm quen nhiều bạn bè là tham gia các câu
lạc bộ. Như: câu lạc bộ “ âm nhạc”, câu lạc bộ “yêu thơ”, câu lạc bộ “chén

cơm tình thương”… khi giao lưu trong các câu lạc bộ, chúng ta sẽ thấy được
khả năng của mình, đồng thời hạn chế được các hành động xấu, hành vi vi
phạm.
Tuy nhiên, hiệu quả đào tạo kỹ năng sống không đo đếm được bằng những
con số chính xác nhưng được thể hiện bằng những biểu hiện cụ thể. Khi về nhà,
các em có ý thức, thái độ khác với mọi người trong gia đình không? Với bạn bè,
có hoà đồng hơn không? Khi nói năng, có tự tin hơn không? Có biết tránh những
người lạ hay không? vv... Đó chính là hiệu quả đào tạo kỹ năng sống. Trong khi
đó, để tạo thành kỹ năng, phản xạ tốt thì cần phải được rèn luyện thường xuyên,
liên tục đến mức thuần thục. Do đó, vai trò gia đinh là không thể thiếu và giữ vị
trí rất quan trọng. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho HS tiến bộ và đạt hiệu quả
đến đâu phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thầy cô giáo, cách giáo dục mỗi trường,
văn hoá sống của mỗi gia đình.

II.4/ Kết quả thu được:
13


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

Cách rèn luyện kỹ năng cho HS được phát triển từ dễ đến khó. Như mục
cùng góp ý trong giờ sinh hoạt, tôi yêu cầu “Em hãy nói vài ý kiến của mình về
những vi phạm của các bạn trong tuần vừa qua ”. Ban đầu, các em còn nói năng lí
nhí, mắt không dám nhìn thẳng, gương mặt căng thẳng, sợ hãi vì lần đầu tiên phải
nói trước đám đông. Nhưng sau vài lần, các em không còn những cái nhìn ái
ngại, dạn dĩ hơn, cảm thấy tự tin và câu nói chắc gọn, cộng thêm một môi trường
giáo dục thân thiện hoà đồng, cho phép các em tiến đến gần và hoà nhập với
nhau, sau đó là những điều khác như đóng góp ý kiến cho tập thể, ý tưởng độc
đáo cho các hoạt động của lớp phong phú hơn, hiệu quả hơn và đặc biệt kỹ năng
làm việc đồng đội, các em được trang bị lý thuyết cụ thể, rồi thực hành để hiểu.

Với kỹ năng làm việc đồng đội, các em được tập làm việc để biết cách hợp tác và
chấp nhận lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh. . Mục đích quan trọng nhất là giúp các
em tự tin hơn, tự lập hơn trong cuộc sống, đây là điều rất cần thiết trong cuộc
sống của các em sau này.

III/ Kết luận:
Kỹ năng sống vừa mang tính cá nhân vừa mang tính xã hội, nó cần thiết
đối với thanh thiếu niên để họ có thể ứng phó một cách tự tin, tự chủ và hoàn
thiện hành vi của bản thân trong giao tiếp, giải quyết các vấn đề của cuộc sống
với mọi người xung quanh mang lại cho mỗi cá nhân cuộc sống thoải mái, lành
mạnh về thể chất, tinh thần và các mối quan hệ xã hội khi môi trường thân thiện,
dễ hoà đồng và cảm hoá lành mạnh.
Hơn nữa, vấn đề giáo dục kỹ năng sống còn cần đến vốn sống, tình thương
và nhân cách của người thầy. Học sinh học kiến thức ở thầy trước hết là ở tấm
gương sống của người thầy. Vì vậy, để học sinh không thất vọng vì thầy thì trước
hết “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành
Giáo dục đang vận động.
Làm được như vậy, tôi nghĩ rằng Giáo dục KĨ NĂNG SỐNG cho học
sinh không những không là quá tải trong chương trình giáo dục mà còn đem đến
cho người học sự hứng thú, sôi nổi và niềm vui trong học tập. Người học đã hứng
thú và tự giác thì chắc chắn việc giáo dục kỹ năng sống cho người học sẽ thực
chất và hữu ích, mục tiêu giáo dục toàn diện sẽ đạt được hiệu quả như mong
muốn.

IV/ Kiến nghị:
14


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.


Thứ nhất: Nhà trường nên tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể hàng tháng
với nhiều nội dung mang tính giáo dục KĨ NĂNG SỐNG cho học sinh.
Thứ hai : Giáo viên nên phối hợp lồng ghép trong các tiết dạy để giáo
dục KĨ NĂNG SỐNG cho học sinh .
Thứ ba : Tôi mong rằng, các ban ngành đoàn thể cần phối hợp hơn nữa
để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh (trong giờ HĐ GDNGLL, các chương
trình văn nghệ, hội thi diễn kịch, thi kể chuyện về mẹ, về tấm gương bạn
tốt…). Tôi nghĩ rằng: đây là một vấn đề hết sức cấp bách đối với nhà giáo
chúng ta.
Tài liệu tham khảo:
1. Kỹ năng sống an toàn dành cho tuổi teen- Tác giả An Viên
2. Giáo dục tâm sinh lý cho mọi lứa tuổi- Tác giả Bùi Loan Thùy và Nguyễn
Đại Thắng
3. Tâm lý học đại cương- Tác giả Nguyễn Quang Uẩn
4. Tài liệu tham khảo tại trang web: vietbao.vn
5. Tài liệu tham khảo tại trang web: thanhnien.com.vn

15


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

MỤC LỤC
NỘI DUNG
- Lý do chọ đề tài
- Mục tiêu- nhiệm vụ đề tài
- Đối tượng nghiên cứu
- Giới hạn- phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận

- Thực trạng
- Biện pháp
- Phương pháp thực hiện
- Kết quả
- Kết luận
- Kiến nghị

16

TRANG
1
2
2
2
2
3
4
4
7
14
14
15


SKKN: Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.

17




×