Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề cương thạc sĩ xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.08 KB, 12 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh
giá cao vai trò của cán bộ, Người coi “Cán bộ là những người đem chính sách
của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng
thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để
đặt chính sách cho đúng. Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành
công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém, có cán bộ tốt thì việc gì cũng xong.
Vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”. Thực hiện lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi giành được chính quyền cho đến nay, Đảng và
Nhà nước đã luôn luôn chăm lo đến công tác cán bộ.
Cùng với sự phát triển của đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức đã được
tăng cường cả về số lượng và chất lượng; trình độ lãnh đạo, quản lý, chuyên
môn, nghiệp vụ và lý luận được nâng lên, cơ cấu cán bộ ngày càng hợp lý hơn.
Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ cán bộ còn thấp, cơ cấu đội ngũ cán bộ vẫn mất
cân đối, thiếu đồng bộ, đặc biệt là chất lượng cán bộ quản lý. Công tác cán bộ
chưa theo kịp tình hình phát triển của đất nước. Chính sách cán bộ, công chức
còn chưa đáp ứng yêu cầu, chưa thật sự tạo động lực tốt cho cán bộ, công chức
làm việc và cống hiến; hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước yếu kém, đã và đang
gây nên bức xúc trong nhân dân, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống chính trị ở địa
phương; gây trở ngại đối với quá trình đổi mới và phát triển kinh tế của Việt
Nam. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong
tình hình mới của đất nước” và được nhấn mạnh tại Hội nghị lần thứ tư Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI): " Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng
viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán
bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với những biểu
hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ



2
hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng,
lãnh phí, tùy tiện, vô nguyên tắc..."
Trong những năm gần đây, ở huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, đội ngũ
cán bộ công chức nói chung và cán bộ công chức QLNN về kinh tế nói riêng đã
có những bước trưởng thành quan trọng. Về cơ bản, họ đã đáp ứng được yêu cầu
nhiệm vụ chính trị của địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ công chức QLNN
về kinh tế của huyện cũng có những hạn chế, đó là hạn chế về năng lực chuyên
môn, năng lực quản lý, năng lực tổ chức, sự thiếu hợp lý trong cơ cấu… đang là
những nguyên nhân hạn chế hiệu quả QLNN về kinh tế của huyện.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có thể nói, nguyên
nhân trực tiếp là do những bất cập trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ công
chức; Quy hoạch cán bộ công chức, chế độ, chính sách đối với cán bộ công
chức, việc sử dụng bố trí cán bộ QLNN về kinh tế của huyện, đều có những hạn
chế cần khắc phục. Trong khi đó, QLNN về kinh tế nói chung và QLNN về kinh
tế của một huyện nói riêng đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao, đặc biệt trong
điều kiện CNH, HĐH nền kinh tế quốc dân và hội nhập kinh tế quốc tế ngày
càng sâu rộng.
Để có thể xây dựng được đội ngũ cán bộ công chức QLNN về kinh tế đáp
ứng nhu cầu phát triển chung của huyện Thanh Sơn trong điều kiện mới, vấn đề
đặt ra là cần có sự nghiên cứu một cách khoa học, toàn diện, có hệ thống về xây
dựng đội ngũ cán bộ QLNN về kinh tế.
Với những lý do trên và để góp phần vào những nghiên cứu chung đó, tôi
chọn vấn đề: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ” làm đề tài Luận văn Thạc sỹ
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của các tác giả
trong nước. Các công trình này nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau. Sau



3
đây là một số công trình tiêu biểu liên quan đến đề tài mà tôi đã có dịp tiếp cận,
nghiên cứu.
- PGS,TS Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm chủ biên: Luận
cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001.
- Lê Thị Thanh Phụng, Nâng cao năng lực tổ chức thực hiện của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp huyện miền núi ở Lâm Đồng hiện nay, Luận văn thạc sĩ,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2003.
- PGS, TS Đỗ Ngọc Ninh, Đinh Ngọc Giang: “Đồng chí Nguyễn Văn
Linh với công tác xây dựng Đảng và công tác cán bộ trong thời kỳ đổi mới” (tạp
chí lý luận chính trị số 7 năm 2005)
- PGS,TS Trần Đình Hoan (chủ biên) (2009), "Đánh giá, quy hoạch, luân
chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước",
Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội.
- Hoàng Quang Trung (2009): “Giải pháp xây dựng đội ngũ công chức
quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Phú Thọ hiện nay” - Luận văn Thạc sĩ,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh..
- Trần Đình Thảo (2011): “Xây dựng đội ngũ công chức quản lý nhà
nước về kinh tế huyện Đại Lộc tỉnh Quảng Nam” - Luận văn Thạc sĩ, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh
Các tác giả đã đề cập ít nhiều ở những góc độ khác nhau về xây dựng đội
ngũ cán bộ QLNN về kinh tế. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình nghiên cứu
riêng về vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ công chức QLNN về kinh tế ở cấp
huyện nói chung. Đặc biệt là vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN
về kinh tế của huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, cho đến nay chưa có công trình
nào đề cập đến. Vì vậy việc chọn nghiên cứu đề tài này mang ý nghĩa lý luận và
thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước



4
nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế nói riêng của huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục tiêu:
Mục tiêu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây
dựng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện, trên cơ sở đó phân
tích đánh giá thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ thời gian qua, đề xuất phương
hướng và giải pháp cho thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về xây dựng đội ngũ cán bộ
công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện ở Việt Nam.
- Nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý
nhà nước về kinh tế một số địa phương và rút ra bài học cho huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, rút ra thành tựu, hạn chế và
nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế ở huyện Thanh Sơn,
tỉnh Phú Thọ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức QLNN về kinh tế của huyện Thanh Sơn trên các mặt: quy hoạch,
tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, bố trí, sử dụng, đánh
giá, đề đạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm và chính sách cán bộ công chức.



5
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu việc xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú thọ.
- Về thời gian: Vấn đề nghiên cứu được xem xét trong giai đoạn từ năm
2010 đến nay, các số liệu được cập nhật đến năm 2013.
Cán bộ công chức của huyện được nghiên cứu trong luận văn này chỉ bao
gồm cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan QLNN về kinh tế của huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Đó là các cơ quan trực tiếp thực hiện chức năng QLNN
về kinh tế cấp huyện, theo quy định tại Nghị định 14/2008/NĐ-CP của Chính phủ.
5. Cơ sở lý luận và thực tiễn, phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về cán bộ và công
tác cán bộ, kế thừa kết quả nghiên cứu đi trước, thực tiễn công tác quy hoạch,
đào tạo để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế của huyện
Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
* Phương pháp nghiên cứu: Cùng với việc sử dụng phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê tổng kết thực
tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề trong luận văn.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Góp phần hệ thống hoá lý luận xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
QLNN về kinh tế ở địa bàn huyện.
- Đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về kinh tế đồng
thời đề xuất một số giải pháp chủ yếu về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
QLNN về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
7. Kết cấu của luận văn



6
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn được kết cấu gồm 3 chương và 9 tiết.

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP HUYỆN
1.1. KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP HUYỆN

1.1.1. Khái niệm, phân loại cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế cấp huyện
1.1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp
huyện
1.1.1.2. Phân loại cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp
huyện
1.1.2. Vai trò và đặc điểm của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế cấp huyện
1.1.2.1. Vai trò của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp
huyện
1.1.2.2. Đặc điểm của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp
huyện
1.1.3. Yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế cấp huyện
1.1.3.1. Yêu cầu về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống



7
1.1.3.2. Yêu cầu về năng lực
1.2. NỘI DUNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CẤP HUYỆN

1.2.1. Nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế cấp huyện
1.2.1.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế cấp huyện
1.2.1.2. Xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức quản lý
nhà nước về kinh tế cấp huyện
1.2.1.3. Tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế
cấp huyện
1.2.1.4. Bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển đội ngũ cán bộ,
công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện
1.2.1.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế cấp huyện
1.2.1.6. Kiểm tra, giám sát, đánh giá cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế cấp huyện
1.2.1.7. Tổ chức bộ máy, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế cấp huyện
1.2.2. Những nhân tố chủ yếu tác động tới quá trình xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện
1.3. KINH NGHIỆM VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ Ở MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC VÀ BÀI
HỌC ĐỐI VỚI HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

1.3.1. Kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế cấp huyện ở một số địa phương trong nước
1.3.1.1. Kinh nghiệm ở huyện......



8
1.3.1.2. Kinh nghiệm của huyện ..........
1.3.2. Bài học về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.

Chương 2
THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ
CỦA HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ ảnh hưởng tới quá trình xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ,
công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện
2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
2.1.1.2. Đặc điểm văn hóa - xã hội
2.1.1.3. Đặc điểm phát triển kinh tế, cơ cấu tổ chức hành chính
2.1.2. Những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.1.2.1. Những thuận lợi
2.1.2.2. Những khó khăn
2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG
CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ
THỌ

2.2.1. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh
tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2013

2.2.1.1. Số lượng và cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế cấp huyện


9
2.2.1.2. Về chất lượng
2.2.2. Thực trạng xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.2.2.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.2.2.2. Xây dựng chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức quản lý
nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.2.2.3. Tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế
của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.2.2.4. Bố trí sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.2.2.5. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.2.2.6. Kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.2.2.7. Tổ chức bộ máy, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

2.3.1. Những thành công trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.3.2. Những hạn chế trong xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
2.3.3. Nguyên nhân và bài học chủ yếu về đội ngũ và xây dựng đội ngũ

cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ
2.3.3.1. Nguyên nhân của những thành công


10
2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
2.3.3.3. Những bài học kinh nghiệm
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ
QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KINH TẾ CỦA HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011-2020

3.1.1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội
3.1.1.1. Về kinh tế
3.1.1.2. Về văn hoá - xã hội và môi trường
3.1.2. Quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.1.2.1. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước
về kinh tế phải được ưu tiên hàng đầu
3.1.2.2. Bảo đảm tính ổn định, tính kế thừa trong việc xây dựng đội ngũ
cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện
3.1.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế phải tinh gọn, hợp lý
3.2. GIẢI PHÁP CHỦ YẾU XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KINH TẾ CỦA HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
ĐẾN NĂM 2020


3.2.1. Nhóm giải pháp xây dựng chiến lược và hoàn thiện quy hoạch,
cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về
kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.2.2.1. Nâng cao chất lượng xây dựng chiến lược đội ngũ cán bộ, công
chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ


11
3.2.2.2. Tiếp tục hoàn thiện quy hoạch, tiêu chuẩn chức danh đối với đội
ngũ cán bộ , công chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh
Phú Thọ
3.2.2.3. Tiếp tục tham mưu hoàn thiện chế độ, chính sách đảm bảo tạo
động lực, khơi nguồn sáng tạo, thu hút nhân tài đối với cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.2.2. Nhóm giải pháp để tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ đạt
chất lượng cao
3.2.2.1. Đổi mới công tác tuyển dụng
3.2.2.2. Đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng theo hướng gắn với nhu
cầu thực tiễn, tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức giỏi
3.2.3. Nhóm giải pháp về bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.2.3.1. Xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng cán bộ, công chức
3.2.3.2. Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và luân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức
quản lý nhà nước về kinh tế
3.2.4. Nhóm giải pháp về kiểm tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công
chức quản lý nhà nước về kinh tế của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
3.2.4.1. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn đánh giá cán bộ, công chức quản
lý nhà nước về kinh tế cấp huyện dựa trên những tiêu chí chung về đánh giá cán

bộ, công chức theo quy định
3.2.4.2. Xây dựng kế hoạch khoa học, cụ thể về kiểm tra, giám sát định kỳ
và đột xuất đối với đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp
huyện
3.2.4.3. Biện pháp xử lý, kỷ luật vừa đảm bảo tính kỷ cương, vừa nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện


12
3.2.5. Nhóm các giải pháp hỗ trợ khác
3.2.5.1. Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ, tăng cường
vai trò, trách nhiệm của chính quyền trong công tác cán bộ
3.2.5.2. Kiện toàn bộ máy tổ chức và con người làm công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước về kinh tế cấp huyện
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×