Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Tác động của công nghệ 4 0 đến cơ hội việc làm của sinh viên CNTT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (537.48 KB, 8 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
CƠ SỞ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
TÌM HIỂU
TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐẾN CƠ HỘI VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM

Môn:

Phương pháp luận và nghiên cứu khoa học

Giảng viên hướng dẫn :
Lớp :
Sinh viên thực hiện:

Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 10 năm 2018

1


Mục lục
1.

Lý do nghiên cứu:..........................................................................................................................................1

2.



Lịch sử nghiên cứu........................................................................................................................................1

3.

Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................................................................1

4.

Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................................................2

5.

Phương pháp nghiên cứu- Mẫu khảo sát....................................................................................................2

6.

Câu hỏi (Vấn đề) nghiên cứu.......................................................................................................................2

7.

Giả thuyết khoa học......................................................................................................................................2
a. Tác động của cách mạng Công nghiệp 4.0 đến việc làm ngành công nghệ Thông tin tại Việt
Nam?...................................................................................................................................................................3
b.

Nhu cầu về lao động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin ở Việt Nam:.............................................3

c.


Môi trường làm việc:.................................................................................................................................4

d.

Kỹ năng cần thiết:.....................................................................................................................................4

8.

Dự kiến luận cứ..............................................................................................................................................5

9.

Kết luận kiến nghị.........................................................................................................................................6

10.

Phương pháp chứng minh luận điểm......................................................................................................6

1


1. Lý do nghiên cứu:
4 cuộc cách mạng Công nghiệp từ 1.0 đến 4.0 đánh dấu những bước ngoặc lớn, tạo ra
nhiều cơ hội việc làm mới tăng năng xuất lao động và tạo ra nhiều giá trị, dịch vụ mới.

2. Lịch sử nghiên cứu
Kết quả khảo sát các Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC 2017 công bố ngày 8.11 của công ty
kiểm toán PricewaterhouseCoopers về thị trường Việt Nam năm 2018
Thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông về lao động ngành CNTT ở
TP.HCM. Trong giai đoạn 2017 – 2020 đến 2025.

Theo Số liệu của Topdev và báo cáo lương lao động trong ngành IT của Adecco công bố hồi
tháng 3/2017.
Khảo sát của VietnamWorks và TopITworks về mức lương của lao động IT có kỹ năng tiếng
Nhật cấp cao (bằng N1).
Báo cáo của Hiệp hội kiểm soát hệ thống thông tin, về yếu tố đánh giá quan trọng nhất khi
tuyển dụng nhân viên của các doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Aptechvietnam.com.vn về các kỹ năng cơ bản sinh viên ngành Công nghệ
thông tin phải có.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu khái quát về cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và ảnh hưởng của nó đến việc
làm của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin tại Việt Nam.
Tìm hiểu về nhu cầu nhân sự trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin tại Việt Nam.
Tìm hiểu về Môi trường làm việc ở một số công ty Công nghệ tại Việt Nam
1


Tìm hiểu những kỹ năng cần thiết của sinh viên để đáp ứng yêu cầu về nhân sự trong
thời kỳ cách mạng Công nghiệp 4.0
4. Phạm vi nghiên cứu
Cơ hội việc làm của sinh viên ngành Công nghệ Thông tin tại Việt Nam trong thời đại
cách mạng Công nghiệp 4.0
5. Phương pháp nghiên cứu- Mẫu khảo sát
Tổng hợp các số liệu thống kê thực tế tại các Hội nghị về Công nghệ, việc làm diễn ra
tại Việt Nam và thế giới.
Tổng hợp các thông tin từ các trang báo khoa học và mạng xã hội.
Dựa vào kiến thức thực tế khi tham quan môi trường làm việc tại các công ty ngành
Công nghệ Thông tin như: Janeto, VNG,....
Dựa vào thực tế Đào tạo theo nhu cầu thị trường của các Trung tâm về lĩnh vực Công
nghệ thông tin như: Neo, Athena,.....
Dựa vào khảo sát tình hình thực tế của các anh chị Sinh viên Học viện sau khi ra

trường.
6. Câu hỏi (Vấn đề) nghiên cứu
Công nghệ 4.0 là gì?
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là gì?
Tác động của cách mạng Công nghiệp 4.0 đến việc làm ngành Công nghệ Thông tin tại
Việt Nam như thế nào?
Nhu cầu về lao động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin ở Việt Nam?
Môi trường làm việc ở một số công ty Công nghệ tại Việt Nam?
Sinh viên ngành Công nghệ Thông tin cần những kỹ năng để đáp ứng yêu cầu về nhân
sự trong cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0?
7. Giả thuyết khoa học
Theo Gartner (công ty tư vấn và nghiên cứu toàn cầu cung cấp thông tin chi tiết, tư
vấn và công cụ cho các nhà lãnh đạo trong các lĩnh vực CNTT, Tài chính, Nhân sự,
Dịch vụ khách hàng và Hỗ trợ, Pháp lý và Tuân thủ, Tiếp thị, Bán hàng và Chuỗi
cung ứng trên toàn thế giới.) Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công
nghiệp lần thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của
chính phủ Đức năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản
xuất thông minh để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức
năng và quy trình bên trong.

2


Klaus Schwab (người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới)
mang đến cái nhìn đơn giản hơn về Cách mạng Công nghiệp 4.0 như sau:
"Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa
sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc
cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ,
cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các
công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học".

a. Tác động của cách mạng Công nghiệp 4.0 đến việc làm ngành công nghệ Thông
tin tại Việt Nam?
Theo báo Dân trí: Trong Cách mạng Công Nghiệp 4.0, những yếu tố mà các nước đang
phát triển (Việt Nam, Lào, Indonesia….) tự hào là ưu thế như lực lượng lao động trẻ, dồi dào
sẽ không còn là thế mạnh hơn nữa còn có thể sớm bị thay thế bởi Trí tuệ nhân tạo (AI). Trong
tương lai, lực lượng lao động trong mọi lĩnh vực đều có thể mất việc làm bởi công nghệ robot
có thể tác động tới tất cả các ngành nghề từ dệt may, dịch vụ, giải trí đến y tế, giao thông,
giáo dục...Chính vì vậy, đây là thời kỳ thuận lợi để sinh viên học Công nghệ thông tin: Lập
trình, Quản trị mạng, Bảo mật,.. thể hiện kiến thức, kỹ năng và bản lĩnh trong thời đại mới –
thời đại 4.0.
VietnamWorks (Website tuyển dụng lớn nhất Việt Nam) nhận định: “Nhu cầu tuyển
dụng nhân lực ngành CNTT cao nhất trong lịch sử"; Ngành CNTT đang là “miền đất hứa”
với cơ hội việc làm rộng mở và mức lương hấp dẫn (khởi điểm 400$)
b. Nhu cầu về lao động trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin ở Việt Nam:
Theo kết quả khảo sát các Lãnh đạo Doanh nghiệp APEC 2017 công bố ngày 8.11 của
công ty kiểm toán PricewaterhouseCoopers: Việt Nam nằm trong top 5 lựa chọn của các
CEO nước ngoài khi họ muốn tăng mức đầu tư, sau Trung Quốc, Indonesia, Mỹ, Thái Lan.
Đối với những CEO muốn tăng đầu tư nội địa, họ cũng chọn thị trường Việt Nam trong nhóm
ưu tiên, bên cạnh Nga, Philippines, Indonesia và Malaysia. “Mức độ lạc quan của các lãnh
đạo doanh nghiệp ở Việt Nam đang ở mức cao. Gần một nửa các nhà đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam (47%) dự định tăng vốn đầu tư vào Việt Nam trong 12 tháng tới” - Bà Đinh Thị
Quỳnh Vân, Tổng Giám đốc PwC Việt Nam nhận định. Dự trên khảo sát trên cho thấy thị
trường lao động tại Việt Nam đang gặp rất nhiều thuận lợi vì thể cơ hội việc làm cho cũng
tăng theo tương ứng.

3


Theo dự đoán của Top Dev, năm 2020, Việt Nam sẽ cần 1.000.000 nhân lực ngành
CNTT. Hơn 90% các nhà tuyển dụng được khảo sát cũng chia sẻ, họ đang đấu tranh để tuyển

dụng và giữ chân các nhân viên IT giỏi.
Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông. Trong giai đoạn 2017 –
2020 đến 2025, ngành CNTT ở TP.HCM cần khoảng 23.000 – 25.000 người lao động mỗi
năm; và trong vòng 5 năm tới, cả nước cần 411.000 người. Điều đó đủ cho thấy ngành này
chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực.
Số liệu của Topdev cũng trùng hợp với báo cáo lương của Adecco công bố hồi tháng 3.
Công ty này cho biết vị trí Support, Helpdesk có mức lương ‘bét bảng’ trong ngành IT nhưng
cũng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng. Với vị trí đứng đầu là CIO có mức lương từ 100150 triệu đồng và đòi hỏi tối thiểu 15 năm kinh nghiệm. Vị trí giám đốc IT cũng nhận con số
khủng từ 60-100 triệu đồng mỗi tháng.

c. Môi trường làm việc:
Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh
hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân,
cán bộ, công chức (bao gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài)
Hầu hết mỗi công ty đều có đãi ngộ cũng như môi trường thiết kế riêng cho đặc điểm
công ty mình nhìn chung sẽ có thể chia ra 2 mô hình chính:
Mô hình 01: Các công ty làm việc theo dự án, giờ giấc tương đối thoải mái với
các nhân viên chính thức. Không cần đi làm đủ 8 giờ/ngày mà làm theo số lượng công
việc và thời gian dự án. Nếu ai có hoàn thành xong công việc có thể về sớm nếu
muốn.
Mô hình 02: Làm việc tại công ty 8 giờ/ngày. Nếu hoàn thành xong công việc
có thể giải trí tại công ty không được phép về sớm hơn thời gian quy định chung.
d. Kỹ năng cần thiết:
Kỹ năng cứng là kỹ năng thiên về kỹ thuật, mang tính chất chuyên môn.
Kỹ năng mềm (hay còn gọi là Kỹ năng thực hành xã hội) là thuật ngữ liên quan đến trí
tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng
4


sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua

khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...
Theo Aptechvietnam.com.vn sinh viên ngành Công nghệ thông tin phải có cho mình các
kỹ năng cơ bản sau:
Kỹ năng xử lý sự cố: không chỉ có nghĩa là “phản ứng lại” mà còn phải là “chủ
động”. Ví dụ, nếu một nhóm CNTT phát hiện ra một lỗ hổng an ninh trong công ty, họ
phải biết cách tiến hành xử lý vấn đề cũng như nâng câp hệ thống để phòng ngừa các
nguy cơ an ninh chứ không chỉ chờ đến lúc công ty bị hack mới hành động.
Kỹ năng Giao tiếp: Bạn cần biết cách trình bày và giải thích vấn đề rõ ràng,
cùng những người khác tìm ra và thực hiện giải pháp, giao nhiệm vụ cho cả nhóm một
cách hiệu quả.
Khả năng dịch thuật ngữ chuyên ngành: Khi làm việc trong lĩnh vực công nghệ,
bạn sẽ bắt gặp nhiều thuật ngữ chuyên cho lĩnh vực mà bạn làm, thường thì những
người ngoài ngành không thể hiểu được. Nếu máy tính của một nhân viên bị lag vì
anh này không có đủ RAM, người kỹ sư phải biết cách giải thích các vấn đề này để
bất cứ ai cũng có thể hiểu được.
Kỹ năng Làm việc nhóm: Là một thành viên của nhóm CNTT, bạn cần biết
cách lắng nghe người khác, nhận chỉ trích và hướng dẫn cũng như chịu trách nhiệm
thực hiện mọi thứ một cách đúng đắn và đúng hẹn.
Kỹ năng Thuyết trình: Bất cứ khi nào bạn trình bày sản phẩm của nhóm mình
cho một cấp cao hơn, giải thích điều gì đó mới cho mọi người trong bộ phận hoặc
trình bày trong một buổi đào tạo, kỹ năng thuyết trình là rất quan trọng với những
người chuyên nghiệp.
Kỹ năng chăm sóc khách hàng: Bạn cần giữ thái độ tích cực khi xử lý một vấn
đề nào đó, dù đôi khi nó có kỳ cục và hiển nhiên đến thế nào, phải biết lắng nghe, thể
hiện sự quan tâm, thông cảm. Bạn cũng phải biết cách “hạ nhiệt” khi có trục trặc xảy
ra trong nhóm của mình.
Kiên nhẫn: Một phần quan trọng của nghề này đòi hỏi bạn phải giải thích các ý
tưởng phức tạp cho người khác, đào tạo những người mới vào nghề hoặc hỗ trợ công
nghệ mới cho những người chỉ biết đôi chút về CNTT. Những thứ này đều đòi hòi bạn
phải hết sức kiên nhẫn và khi bạn đủ kiên nhẫn để luôn bình tĩnh dù trong những

trường hợp “ức chế” thế nào, hoặc có thể trả lời đi trả lời lại một câu hỏi mà không nổi
cáu thì bạn có hi vọng tiến xa trong ngành.
Và một số kỹ năng khác.
8. Dự kiến luận cứ
Thế nhưng tồn tại một thực tế là: Để có thể bắt kịp với xu hướng 4.0 hiện nay, việc đào
tạo một thế hệ IT-ers với kỹ năng chuyên môn tốt sau khi tốt nghiệp đang là một bài toán nan
giải. Lực lượng ngành CNTT tại Việt Nam đang thiếu về số lượng nhưng đồng thời số lượng
nhân lực “chất” lại không quá nhiều. Điều này khiến ngành vốn từ trước đây đã “khát” nhân
lực nay lại càng “khát” hơn.
5


Theo thống kê của Viện Chiến lược thông tin và truyền thông, trong ngành này chỉ có
khoảng 15% lượng sinh viên ra trường đáp ứng được nhu cầu doanh nghiệp. Trong khi đó
giai đoạn 2017 – 2020 đến 2025, ngành CNTT ở TP.HCM cần khoảng 23.000 – 25.000 người
lao động mỗi năm; và trong vòng 5 năm tới, cả nước cần 411.000 người. Điều đó đủ cho thấy
ngành này chưa bao giờ ngừng “cơn khát” nhân lực. Từ nay đến năm 2020, Việt Nam sẽ
thiếu 400.000 nhân lực làm CNTT, tức là mỗi năm Việt Nam thiếu 80.000 người. Trong khi
đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên
quan đến CNTT.
Ghi nhận của VietnamWorks và TopITworks cho thấy, ứng viên có kỹ năng tiếng Nhật
cấp cao (bằng N1) sẽ có lương cao hơn khoảng 40% so với ứng viên có trình độ tiếng Nhật
N5. Tuy nhiên, trong số người tham gia khảo sát chỉ có 1% là có trình độ N1.
Theo báo cáo của Hiệp hội kiểm soát hệ thống thông tin, 55% các nhà quản lý cho biết
kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố đánh giá quan trọng nhất khi tuyển dụng nhân viên. Trong
đợt tuyển dụng mới nhất, tập đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia IBM đã áp dụng chiến
lược tuyển dụng tập trung vào nhân sự có năng lực làm việc thật sự trong lĩnh vực công nghệ,
chứ không nhất thiết phải có bằng cấp, chứng chỉ.
Theo khảo sát thực tế cho thấy những người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức
chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị Kỹ

năng "mềm" chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính
chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả
năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung
đột. Những kỹ năng "cứng" ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng
học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn.
9. Kết luận kiến nghị
Cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đánh dấu bước phát triển lớn của Khoa học –Kỹ
thuật hiện đại, một lần nữa khẳn định sức mạnh trí tuệ của con người. Mang lại muôn vàng
cơ hội việc làm cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin. Tuy nhiên để làm chủ được những
cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 đòi hỏi mỗi sinh viên ngành Công nghệ thông tin phải tự
hoàn thiện chính bản thân mình về cả kiến thức chuyên môn và các kỹ năng xã hội. Định
hướng cho mình con đường đúng đắng để lập thân, lập nghiệp góp phần phát triển đất nước.
10. Phương pháp chứng minh luận điểm
- Đưa ra các khái niệm làm rỏ các cụm từ khóa cần nghiên cứu
- Đưa ra các số liệu trong các nghiên cứu cụ thể.
- Đưa ra các dự đón, đánh giá của các chuyên gia, bài báo cụ thể.
- Tổng kết đưa ra ý kiến cá nhân về vấn đề nghiên cứu.

6



×