Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu các nhân tố quan trọng tác động đến cơ hội việc làm của thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (883.06 KB, 94 trang )

















































NGệễỉI HệễNG DAN KHOA HOẽC
PGS_TS:






















i


CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1 Cơ sở hình thành đề tài 01
1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 03

1.3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 04
1.4. Phương pháp nghiên cứu 04
1.5. Ý nghóa nghiên cứu của đề tài 06
1.6. Tổng quát kế hoạch nghiên cứu 06
1.7. Kết cấu đề tài nghiên cứu 06


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Việc làm – thất nghiệp 07
2.2 Yếu tố ảnh hưởng đến việc làm _ thất nghiệp 11
2.3 Chính sách tạo việc làm, …… của Nhà nước 14
2.4 Mô hình nghiên cứu 17
2.5 Tóm tắt 19


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu 21
3.2 Yêu cầu về thông tin 21
3.3 Nguồn thông tin 21
3.4 Nguồn cung cấp thông tin 22
3.5 Qui trình nghiên cứu 22
3.6 Tiến độ thực hiện 22
3.7 Nghiên cứu đònh tính 23

ii
3.8 Nghiên cứu đònh lượng 25
3.9 Xây dựng thang đo 25
3.10 Kiểm đònh thang đo 31
3.11 Hồi quy tuyến tính 32
3.12 Thiết kế và chọn mẫu 33
3.13 Kế hoạch phân tích dữ liệu 34
3.14 Tóm tắt 34

CHƯƠNG 4: KẾT QỦA NGHIÊN CỨU VÀ GI Ý GIẢI PHÁP
4.1 Giới thiệu 35
4.2 Đặc điểm về mẫu 35
4.3 Đánh giá thang đo 37
4.4 Mô hình hồi quy đa biến 47
4.5 Khác biệt biến đònh tính với các nhân tố 50
4.6 Một số giải pháp gợi ý 53
4.7 Tóm tắt 57

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Giới thiệu 58
5.2 Tóm tắt nội dung nghiên cứu 58

5.3 Tóm tắt kết qủa nghiên cứu 59
5.4 Kiến nghò nghiên cứu tiếp theo 60
5.5 Hạn chế 60






iii

Phụ lục A: Bảng câu hỏi nghiên cứu đònh tính A
Phụ lục B: Bảng câu hỏi khảo sát đònh lượng B
Phụ lục C: Kiểm đònh sơ bộ thang đo C
Phụ lục D: Phân tích nhân tố khám phá (EFA) D
Phụ lục E: Kiểm đònh thang đo nhân tố được rút ra E
Phụ lục F: Hồi quy đa biến F
Phụ lục G: Phân tích sự khác biệt biến đònh tính với nhân tố G

H



Hình 2.1: Cơ cấu lực lượng lao động theo tình trạng việc làm 10
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu ban đầu các yếu tố ảnh hưởng
đến việc làm 18
Hình 2.3: Mô hình đề xuất nghiên cứu … 19
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu 24
Hình 3.2: Tiến độ thực hiện 23
Hình 3.3: Các nhân tố tác động đế cơ hội việc làm 26

Hình 3.4: Kế hoạch phân tích dữ liệu 34


Bảng 3.1: Thang đo trình độ người lao động 26
Bảng 3.2: Thang đo chính sách hỗ trợ về sản xuất kinh doanh 27

iv
Bảng 3.3: Thang đo chính sách hỗ trợ học nghề-việc làm 28
Bảng 3.4: Thang đo thông tin thò trường lao động – việc làm 29
Bảng 3.5: Thang đo vai trò chính quyền các cấp 30
Bảng 3.6: Thang đo về môi trường, điều kiện làm việc
ngoài nơi cư trú 30
Bảng 3.7: Thang đo mục đích có việc làm
và nhận thức về việc làm 31
Bảng 3.8: Thang đo mức độ tác động đến cơ hội có việc làm 31
Bảng 4.1: Đặc điểm của mẫu khảo sát 35
Bảng 4.2: Kiểm đònh sơ bộ các thang đo bằng Cronbach’s Alpha 38
Bảng 4.3: Kết quả EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng
vấn đề việc làm 40
Bảng 4.4: Tên và ký hiệu các nhân tố 43
Bng 4.5: Kt qu phân tích nhân t và kim đnh thang đo
cho tng nhân t đc rút ra 44
Bảng 4.6: Kiểm đònh các thang đo sau phân tích EFA
bằng Cronbach’s Alpha 46
Bảng 4.7: Kiểm đònh thang đo tác động đến cơ hội việc làm 47
Bảng 4.8: Model Summary_R; R
2
; Adjusted R
2
47

Bảng 4.9: Bảng kết qủa hồi qui 49
Bảng 4.10
a
: Test ANOVA thành phần bản thân 52
Bảng 4.10
b
: Test thành phần dân tộc 53


Phương trình 3.1: hồi qui đa biến (lý thuyết) 32
Phương trình 4.1: hồi qui đa biến các nhân tố quan trọng 50



Sự phát triển của thanh niên luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở
nhiều nước trên thế giới nói chung và ở Việt nam nói riêng; mà trong cộng đồng
dân tộc Việt nam thì dân tộc thiểu số còn lạc hậu và nghèo khổ. Nhóm thanh
niên trong độ tuổi từ 15 – 24 là nhóm đông chiếm 22,13% trong tổng lực lượng
lao động (Lao động – việc làm ở Việt nam 1996 – 2003 _phần lao động vùng Tây
nguyên_, 2004: 106), vì thanh niên có tiềm năng to lớn quyết đònh sự lớn mạnh
và thònh vượng của một quốc gia, nên trong sự phát triển của họ vấn đề việc làm
là hết sức quan trọng. Thanh niên ngày càng khẳng đònh vai trò, bản sắc của mình
cùng với quá trình đổi mới về kinh tế xã hội không ngừng ở Việt nam cùng với xu
hướng toàn cầu hoá, lứa tuổi thanh niên là một hiện tượng xã hội đang phát triển
cùng với xu thế kinh tế toàn cầu, với nhiều cơ hội lẫn thách thức, cạnh tranh ngày
càng gay gắt và trong xã hội mà việc giáo dục đào tạo ngày càng được đánh giá
cao cùng với những cơ hội việc làm càng trở nên khó khăn hơn …
Phát triển kinh tế – xã hội là nhiệm vụ hàng đầu của chính quyền cấp tỉnh,
trong đó phải giải quyết hàng loạt vấn đề về chính sách kinh tế vi mô, vó mô.
Lâm đồng là một tỉnh miền núi thuộc phía nam Tây nguyên; là tỉnh kinh tế chậm

phát triển; dân tộc thiểu số chiếm 17% dân số toàn tỉnh; GDP/người/năm chỉ
bằng 0,6 trung bình cả nước và 0,2 thành phố Hồ Chí Minh.
Tỉ lệ hộ nghèo 23,72% (theo chuẩn mới tính từ cuối năm 2005); trong đó
dân tộc thiểu số có đến 55,14% hộ đói nghèo, nhưng đến cuối năm 2006
(12/2006) hộ dân tộc thiểu số lại tăng thêm 0,36% thành 55,50%
(1)
. Theo số liệu

(1)
Ban tuyên giáo tỉnh ủy Lâm đồng (2007), ‘’ Đánh giá tình hình thực hiện chương trình giảm
nghèo năm 2006’’, Thông báo nội bộ, tháng 2, trang 22.

2
thống kê việc làm và thất nghiệp ở Việt nam giai đoạn 1996 – 2005, (2006:61); tỷ
lệ thất nghiệp của thanh niên (15 – 24) cao nhất trong các nhóm tuổi ở cả khu vực
thành thò và nông thôn và sức ép việc làm cho thanh niên hiện đang rất lớn.
Đồng bào dân tộc thiểu số ở Lâm đồng, gồm một số dân tộc sau: dân tộc
Cơ Ho có số dân đông nhất: 68,97%; kế đến là dân tộc Mạ: 15,46%; Chu ru:
8,91%; còn các dân tộc khác so với tổng số dân tộc thiểu số: 6,66% (Tổng cục
Thống kê: Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt nam. 1999. Nhà xuất bản Thống
kê, Hà nội, 2001).
Trong những năm vừa qua, cùng với những chính sách của Chính phủ về
hỗ trợ sản xuất, giáo dục – dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số,
tỉnh Lâm đồng cũng có nhiều chủ trương, biện pháp để tạo việc làm mhằm giảm
nghèo, như: cho vay vốn sản xuất, cấp đất sản xuất, xây dựng hệ thống thủy lợi,
dạy nghề miễn phí, tạo việc làm (xuất khẩu lao động, giới thiệu việc làm ở các
khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh …). Tuy nhiên, việc giảm nghèo còn chậm
(bình quân 0,87%/năm) và chưa thực sự bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao; đặc
biệt đối với đồng bào dân tộc thiểu số (chẳng hạn như số hộ nghèo năm 2006
tăng so với năm 2005, như vừa nêu trên).

Chương trình giảm nghèo của Tỉnh trong 5 năm (2006-2010), đưa tỉ lệ
nghèo chung xuống dưới 16% và 30% đối với dân tộc thiểu số vào năm 2010;
đồng thời, các chuyên gia của đòa phương cũng nêu một số biện pháp phản ánh
các quan điểm chung nhất về mặt đònh tính như các chủ trương, chính sách về tạo
việc làm là giải pháp động lực phát triển … và nhà nước hàng năm đầu tư hàng
chục tỉ đồng cho các vùng dân tộc thiểu số. Do đó, vấn đề là cần có một nghiên
cứu đònh lượng về các nhân tố trọng yếu tác động đến việc làm của lao động dân
tộc thiểu số mà đặc biệt là lực lượng lao động thanh niên, để họ có công ăn việc

3
làm một cách ổn đònh và bền vững, từ đó sẽ góp phần nâng cao cuộc sống cho
bản thân, cũng như gia đình họ nhằm giảm nghèo nhanh chóng, vững chắc.
Một phân tích đònh lượng khẳng đònh tác động từng nhân tố ảnh hưởng tới
cơ hội việc làm, từ đó rút ra cho được những nhân tố quan trọng tác động đến cơ
hội việc làm của lao động thanh niên dân tộc thiểu số để có giải pháp, chiến lược
đầu tư một cách hợp lý. Đó chính là lý do hình thành đề tài:

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu các nhân tố quan trọng tác động đến cơ
hội việc làm của lao động thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm đồng.
Và trên cơ sở các nhân tố quan trọng đó, nêu lên một số ý kiến mang tính
giải pháp.

+ Phạm vi tỉnh Lâm đồng.
+ Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ‘’thanh niên’’ là nhóm tuổi từ
15 – 24 và nó cũng phù hợp chuẩn điều tra dân số – lao động của Tổng cục
Thống kê Việt nam theo nhóm tuổi và chuẩn điều tra về lao động - việc làm của
Bộ Lao động – Thương binh xã hội và Tổng cục Thống kê với nhóm tuổi là
từ: 15 – 24.
+ Lý do chọn lao động trong độ tuổi thanh niên như đã trình bày ở phần cơ
sở hình thành đề tài, còn có những nguyên do sau: Đây là nhóm đại diện tiêu

biểu, trung thực nhất; đồng thời, đây cũng là nhóm tuổi phù hợp nhất để tiến
hành nghiên cứu bởi vì có thể được xem là tương đối lớn và khả năng hiểu biết
để trả lời các câu hỏi; cuối cùng đây là lực lượng lao động mục tiêu và tiềm năng
nhất; ‘’thanh niên là rường cột của đất nước.’’

4
+ Đối tượng là lao động thanh niên dân tộc thiểu số, như phần trình bày ở
cơ sở hình thành đề tài (mục 1.1).
+ Lónh vực nghiên cứu: Do giới hạn của nghiên cứu là một luận văn tốt
nghiệp như trình bày, cho nên đề tài chỉ tập trung vào lónh vực: việc làm – thất
nghiệp, trình độ nguồn nhân lực, các chính sách tạo việc làm cho lao động thanh
niên dân tộc thiểu số ở Lâm đồng cũng như những nét đặt trưng về tập quán vốn
có của họ.
về
việc làm cho lao động nói chung và cho đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.
Cùng với những chính sách của Chính phủ cũng như của tỉnh lâm đồng,
tiến hành thu thập, phân tích và diễn giải từ các báo cáo, đánh giá hàng năm, các
chuyên đề về lónh vực nghèo đói – việc làm và thảo luận, phỏng vấn. Từ đó, tìm
hiểu sơ bộ các yếu tố ảnh hưởng, cũng như xem xét xu hướng giải quyết việc làm
trong các năm vừa qua. Trên cơ sở đó cùng với lý thuyết, bảng câu hỏi cho phần
nghiên cứu đònh lượng được thiết kế hình thành.
Lượng hoá các yếu ảnh hưởng thông qua dữ liệu sơ cấp thu thập được, để
phân tích, xử lý cho ra kết qủa thống kê có ý nghóa, có giá trò kinh tế – xã hội.
Và mục tiêu cuối cùng phải đạt tới: là trả lời được câu hỏi – vấn đề mà đề
tài nghiên cứu đặt ra:
Các nhân tố quang trọng tác động đến cơ hội việc làm của
thanh niên dân tộc thiểu số và từ đó nêu ra một số giải pháp.
1.4.4.1 Các số liệu thông tin thứ cấp:

5

Đây là một số vấn đề về tình hình dân số, lao động – việc làm của đồng
bào dân tộc thiểu số ở Lâm đồng, cũng như tình hình kinh tế nói chung.
Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ:
• Cục Thống kê Lâm đồng,
• Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Lâm đồng,
• Ban Dân tộc tỉnh Lâm đồng,
• Ban Dân tộc Trung ương,
• Sở Kế hoạch – Đầu tư Lâm đồng,
• Ban Chương trình Giảm nghèo – Việc làm Lâm đồng.
1.4.4.2 Các số liệu sơ cấp:
Số liệu sơ cấp là các số liệu thực tế về tình hình lao động – việc làm, tác
động của các chính sách tại Lâm đồng, trong đó đặc biệt chú trọng ở các đòa
phương có đồng bào dân tộc nhiều, như: các huyện Lạc dương, Di linh, Đơn
dương, Đam brong, Bảo lâm, Đạ huoai, Đạ teh và Cát tiên. Và được thu thập
bằng cách tổ chức khảo sát và thống kê bằng hệ thống bảng câu hỏi.

+ Khẳng đònh tầm quan trọng từng yếu tố ảnh hưởng đến việc làm của
thanh niên dân tộc ở Lâm đồng.
+ Xây dựng mô hình nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội việc làm cho lao động
thanh niên dân tộc thiểu số.
+ Trên cơ sở đó, có chiến lược ưu tiên đầu tư hợp lý nhằm mang lại hiệu
qủa cao.
+ Tăng cơ hội việc làm, nghề nghiệp cho thanh niên dân tộc, góp phần
giảm số hộ nghèo.
+ Góp phần đáp ứng mối quan tâm hàng đầu của lao động trẻ là tình trạng
thất nghiệp và thiếu việc làm.

6

1.6.1

Hoàn thành đề cương nghiên cứu
.
1.6.2
Nghiên cứu lý thuyết, cơ sở lý luận
.
1.6.3
Điều tra thu thập và xử lý dữ liệu
.
1.6.4
Viết bản thảo
.
1.6.5
Hoàn chỉnh đề tài nghiên cứu luận văn
.
: Đề tài chia làm 5 chương.
1.7.1 Chương 1: Phần mở đầu
1.7.2 Chương 2: Cơ sở lý thuyết
1.7.3 Chương 3: Thiết kế nghiên cứu
1.7.4 Chương 4: Kết quả nghiên cứu và một số gợi ý mang tính giải pháp
1.7.5 Chương 5: Kết luận và kiến nghò.
1.7.6 Phần Tóm tắt đề tài.



7



Bộ Luật lao động Việt nam (2002, Điều 13): Mọi hoạt động lao động tạo ra
nguồn thu nhập, không bò pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm. Những

hoạt động này được thể hiện dưới các hình thức, như:
+ Làm các công việc được trả công dưới dạng bằng tiền hoặc hiện vật hoặc để
đổi công;
+ Các công việc tự làm để thu lợi cho bản thân;
+ Làm các công việc nhằm tạo thu nhập (bằng tiền hoặc hiện vật) cho gia đình
mình nhưng không hưởng tiền lương/tiền công.
Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người có khả năng lao động đều có
cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn
xã hội.
Và Nhà nước có chính sách ưu đãi về giải quyết việc làm để thu hút và sử
dụng lao động là người dân tộc thiểu số (Bộ Luật lao động Việt nam 2002, điều
14).
Người lao động là người ít nhất đủ 15 tuổi, có khả năng lao động và có giao
kết hợp đồng lao động (Bộ Luật lao động Việt nam 2002, điều 6).
Theo hướng dẫn nghiệp vụ chỉ tiêu xã hội Việt nam của Tổng cục Thống
kê (2004, Lao động - việc làm ở Việt nam 1996-2003), người có việc làm là
người đủ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân mà trong
tuần lễ liền kề trước thời điểm điều tra có thời gian làm việc không ít hơn mức
chuẩn quy đònh cho người được coi là có việc làm. Ở nhiều nước là 1 giờ, ở Việt

8
nam sử dụng trong điều tra lao động – việc làm hàng năm từ năm 1996 đến nay,
mức chuẩn này là 8 giờ. Riêng một số người trong tuần lễ điều tra vì lý do bất
khả kháng hoặc do bò thai sản, nghỉ ốm, nghỉ phép, nghỉ hè, hoặc đi học có hưởng
lương; nhưng trước đó họ đã có một công việc nào đó với thời gian thực tế làm
việc không ít hơn mức chuẩn qui đònh cho người được coi là có việc làm và họ sẽ
tiếp tục trở lại làm việc bình thường sau thời gian tạm nghỉ việc, vẫn được tính là
người có việc làm.
Căn cứ vào thời gian thực tế làm việc, chế độ làm việc và nhu cầu làm
thêm của người được xác đònh là có việc làm trong tuần lễ trước điều tra, người

có việc làm lại chia thành 2 nhóm: Người đủ việc làm và người thiếu việclàm.
a)
Người đủ việc làm:
Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra lớn
hơn hoặc bằng 36 giờ; hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ hơn 36 giờ
nhưng không nhu cầu làm thêm, hoặc những người có số giờ làm việc nhỏ
hơn 36 giờ nhưng bằng hoặc lớn hơn giờ chế độ quy đònh đối với người làm
các công việc độc hại, nặng nhọc.
b)
Người thiếu việc làm:
Là người có số giờ làm việc trong tuần lễ điều tra
dưới 36 giờ; hoặc ít hơn giờ chế độ quy đònh đối với người làm các công
việc nặng nhọc, độc hại, có nhu cầu làm thêm giờ và sẵn sàng làm việc
khi có việc.
Người thất nghiệp là người từ đủ 15 tuổi trở lên thuộc nhóm dân số hoatï
động kinh tế mà trong tuần lễ điều tra không có việc làm nhưng có nhu cầu làm
việc và sẵn sàng làm việc nhưng không tìm được việc làm.
Căn cứ vào thời gian thất nghiệp, người thất nghiệp lại chia thành: Thất
nghiệp dài hạn và thất nghiệp ngắn hạn.
a)
Thất nghiệp dài hạn
: Là thất nghiệp liên tục từ 12 tháng trở lên tính từ
ngày đăng ký thất nghiệp hoặc từ thời điểm điều tra trở về trước.

9
b)
Thất nghiệp ngắn hạn
: Là người thất nghiệp dưới 12 tháng tính từ ngày
đăng ký thất nghiệp hoặc thời điểm điều tra trở về trước.
Phần lớn các nước đều sử dụng khái niệm trên để xác đònh người thất

nghiệp song cũng có sự khác biệt khi xác đònh mức thời gian không có việc làm;
chẳng hạn như: Thái lan, quy đònh trong các cuộc điều tra xác đònh người thất
nghiệp ở tiêu thức (a), quy đònh về không có việc làm trong thời gian 7 ngày
trước lúc cuộc điều tra. Ở Úc, quan niệm người thất nghiệp là những người không
có việc làm trong tuần lễ điều tra và chủ động tìm việc làm cả ngày hoặc nửa
ngày tại bất kỳ một thời điểm nào trong 4 tuần bao gồm cả tuần điều tra và sẵn
sàng làm việc khi có việc làm.
Trong phân loại cơ cấu các thò trường lao động hiện nay, thất nghiệp phân
ra 3 loại khác nhau: thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp theo chu kỳ và thất nghiệp
có tính cơ cấu.

Thất nghiệp tạm thời
: Phát sinh do sự di chuyển không ngừng của con
người giữa các vùng, các công việc hoặc là các giai đoạn khác nhau của cuộc
sống. Thậm chí trong một nền kinh tế có đầy đủ việc làm, vẫn luôn luôn có một
số chuyển động nào đó do người ta đi tìm việc làm khi tốt nghiệp các trường,
hoặc chuyển đến một nơi sinh sống mới. Phụ nữ có thể quay lại lực lượng lao
động sau khi có con. Do những công nhân thất nghiệp tạm thời thường chuyển
công việc hoặc tìm những công việc tốt hơn, cho nên người ta thường cho rằng họ
là những người thất nghiệp ‘’tự nguyện’’.

Thất nghiệp có tính cơ cấu
: Xãy ra khi có sự mất cân đối giữa cung và cầu
lao động, sự mất cân đối này có thể diễn ra vì mức cầu đối với một loại lao động
tăng lên trong khi mức cầu đối với một loại lao động khác lại giảm xuống, trong
khi đó mức cung không được điều chỉnh một cách nhanh chóng kòp thời. Như vậy,
trong thực tế có xãy ra những sự mất cân đối trong các ngành nghề hoặc trong

10
các vùng do một số lónh vực phát triển so với một số lónh vực khác và do quá

trình đổi mới công nghệ. Nếu tiền lương rất linh hoạt thì hạn chế được sự mất cân
đối trên thò trường lao động khi tiền lương hạ xuống trong những khu vực có
nguồn cung cao và tăng lên trong những khu vực có mức cầu cao.
Với mỗi loại trong cơ cấu hệ thống của lực lượng lao động, thường được
phân tổ chi tiết theo các tiêu thức nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn, trình độ
chuyên môn kỹ thuật, nghề nghiệp, khu vực thành thò, nông thôn, vùng lãnh thổ,
làm cơ sở phân tích đánh giá thống kê về thực trạng, xu hướng biến động cũng
như tác động.
Hình 2.1












Có được việc làm cho người lao động là mong muốn của bất kỳ xã hội nào
cũng như bản thân mỗi người lao động và để có một công việc làm ổn đònh cả về
thu nhập là một thách thức cho mỗi nền kinh tế xã hội; sẽ không ngạc nhiên gì
khi những chính khách bắt đầu cho mỗi chiến dòch tranh cử của mình, thì mục tiêu
Lực lượng lao động
Lao động có việc
làm
Lao động thất
nghiệp

Đủ
việc
làm
Thiếu
việc
làm
Thất
nghiệp
dài
hạn
Thất
nghiệp
nhắn
hạn

11
hàng đầu giải quyết khi trúng cử; đó là việc làm cho công dân, giảm tỉ lệ thất
nghiệp ở đất nước họ.
Ben Stein (1983) phát biểu ‘’Hãy nhìn vào đó theo cách này: Những người
thất nghiệp hay những người bán cái mà mình gieo trồng được, hay thấy doanh
nghiệp của mình tiêu tan trong cảnh phá sản, bò tổn hại về mặt vật chất và tinh
thần nhiều hơn các nạn nhân của các chiến dòch quân sự. Tình trạng bò sốc tâm
thần vì các thời khắc nghiệt có lẽ dai dẳng hơn tình trạng bò sốc tâm thần vì chiến
tranh… Là không thiết thực nếu hy vọng rằng những đàn ông, đàn bà và con trẻ
đã bò mất công ăn việc làm, nhà cửa và sự trống rỗng trong tâm tư vì cuộc khủng
hoảng kéo dài hiện thời và sẽ mãi mãi quên hay sẽ mãi mãi có ý thức tin cậy như
thường rằng trước đây họ đã thấy mảnh giấy nhỏ màu hồng hay giấy thông báo
tòch thu tài sản để thế nợ hay chiếc búa của người bán đấu giá’’ (Robert J.Gordon
2000:437).
Hay như Mankiw (1997:132), cho rằng đối với hầu hết mọi người, mất việc

đồng nghóa với tình trạng giảm mức sống và sức ép tâm lý. Bởi vậy, không có gì
đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy thất nghiệp là chủ đề thường được nêu ra
trong các cuộc tranh luận chính trò. Nhiều nhà chính trò sử dụng chỉ số ‘’bất hạnh’’
– tính bằng tổng tỉ lệ lạm phát và thất nghiệp – để phản ánh mức độ lành mạnh
của nền kinh tế và thành công hay thất bại của chính sách kinh tế.

Theo Robert J.Gordon (2000: 487-490), có những nguyên nhân sau:
:
Những người trong lực lượng lao động, họ đều là những nạn nhân của tình
trạng không tương hợp giữa các kỹ năng và nơi ở của bản thân họ và kỹ năng và
đòa điểm mà những công việc cần người làm đòi hỏi. Đó là sự không tương hợp
giữa người lao động và công việc.

12
Mặt khác, nguồn nhân lực có kỹ năng sẽ thúc đẩy năng xuất trong các
ngành tăng lên; lao động có kỹ năng có khả năng tiếp thu và làm chủ công nghệ
cao. Minh chứng cho quan điểm này, hiện nay đã có nhiều lý thuyết được hình
thành, như thuyết tăng trưởng nội sinh, đổi mới công nghệ và năng suất nhân tố
tổng cộng (TEP). Theo L.Thurow, một trong những nhà kinh tế học hàng đầu của
Mỹ thì ‘’vũ khí cạnh tranh quyết đònh trong thế kỷ 21 là giáo dục và kỹ năng
người của lao động’’ (Trần Văn Tùng, 2004:128).
Rõ ràng là tình trạng dư thừa một mặt hàng nào đó sẽ phát triển khi giá cả
mặt hàng ấy quá cao. Như theo cách ấy, các nhà kinh tế lập luận rằng mức thất
nghiệp cao của một nhóm người, nó báo hiệu một mức lương thực tế cao đối với
nhóm người ấy.
Những việc thiếu người thường là các công việc có những đòi hỏi về các kỹ
năng đặc thù. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp cũng sẵn lòng đào tạo
người lao động khi các kỹ năng ấy là đặc thù cho một công việc riêng biệt; chẳng
hạn như: một người thư ký cần biết rõ mức độ chức trách trong một cơ quan riêng
biệt. Mặc dù, trong thời gian đào tạo, doanh nghiệp có thể phải trả cho những

người lao động một tiền lương cao hơn năng suất lao động của họ, doanh nghiệp
vẫn có thể tài trợ cho việc đào tạo bằng cách trả cho những người lao động một
tiền lương thấp hơn năng suất lao động của họ sau khi thời gian đào tạo đã hoàn
tất.
Có vài giải pháp cơ bản để khắc phục các kỹ năng thấp: tổ chức việc giáo
dục công cộng tốt hơn, các doanh nghiệp trợ cấp để đào tạo người lao động, và
các chương trình đào tạo do chính phủ tài trợ. Tổ chức việc giáo dục công cộng
tốt hơn là giải pháp cốt yếu, đặc biệt cho những học viên xuất thân từ những gia

13
đình có mức thu nhập thấp, vì các trợ cấp và chương trình đào tạo sẽ không có tác
dụng nếu những vò thành niên và những người lao động trẻ tuổi không biết đọc
hay thông thạo số học.
Trợ cấp đào tạo của chính phủ đã rất thành công trong việc nâng cao thu
nhập của những người tham gia, cả trong lẫn sau thời gian đào tạo. Vấn đề hàng
đầu dường như là phải thuyết phục người sử dụng lao động tham gia. Các doanh
nghiệp tham gia vào những chương trình như vậy có xu hướng kén chọn, họ chọn
những ai cần được đào tạo ít nhất, và họ hay do dự trong việc thu nhận những
người trẻ tuổi
(1)
.

Như một số doanh nghiệp không muốn thuê mướn phụ nữ, người dân tộc
thiểu số hay vò thành niên. Phần lớn tệ phân biệt đối xử xuất phát từ những phong
tục tập quán lâu đời và từ những áp lực xã hội.

Thông thường những việc khuyết người làm và những người thất nghiệp
được phân bố không đồng điều. Những người thất nghiệp không đều giữa các đòa
phương, như vậy, góp phần làm tăng mức thất nghiệp tự nhiên và gây ra áp lực
đòi tăng các mức lương.

Và tại sao lao động không có việc làm lại không di chuyển từ nơi thiếu
việc làm đến nơi thiếu lao động? Một phần do họ thiếu kỹ năng cần thiết; một
phần do họ là những gia đình có hai người đi làm để kiếm tiền, những gia đình
như vậy khó di chuyển hơn khi một thành viên trong gia đình mất việc còn thành


(1) Những phát biểu về chương trình trợ cấp và đào tạo được tiếp thu từ một luận văn của
Sar A. Levitan and Garth L. Magnum. ‘’A Quarter of Employment and Training Policy: Where Do We Go
from Here?’’ trong William D. Nordhaus, ed, Jobs for Futer: Strategies in a New Framework’’ Washington,
D.C: Center for National Policy, 1984, 39-39 (Robert J.Gordon (2000, 488-489)).

14
viên kia thì không; mặt khác, do tập quán của dân tộc thiểu số sống theo quần
cư dòng tộc không muốn di dời đến nơi xa để làm việc_đây là một trong những
đặc điểm của cộng đồng người dân tộc thiểu số; cũng có một lý do khác nữa là
chỉ đơn giản những người lao động thất nghiệp không biết ở đâu đang có việc làm
(thiếu thông tin về thò trường lao động – việc làm) để đến xin việc và sau hết là
một số người không có việc làm lại không muốn di chuyển xa họ hàng, người
thân thuộc và bạn bè của họ.
Việt nam nói chung và Lâm đồng nói riêng đều có đồng bào dân tộc thiểu
số và mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng, trình độ phát triển khác nhau, thể
hiện như: tổ chức, tập quán sản xuất; quản lý xã hội và cộng đồng; dân trí và sự
phong phú đa dạng về bản sắc văn hoá, dân tộc. Thực thế là muốn đưa các dân
tộc thiểu số đang ở trình độ phát triển thấp hoà nhập được vào với xu hướng phát
triển chung của cả nước, đòi hỏi Nhà nước phải quyết tâm và có các giải pháp
chính sách tốt, hợp lý nhằm phát triển toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số;
trong đó, chính sách tạo việc làm để đi đến giảm nghèo là một chính sách ưu tiên
hàng đầu. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về dân tộc thiểu số: ‘’Vấn đề dân
tộc và đoàn kết các dân tộc có vò trí chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách
mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt nam bình đẳng, đoàn kết, tôn

trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ; cùng nhau thực hiện thắng lợi sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt nam
xã hội chủ nghóa. Phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, xoá
đói giảm nghèo, nâng cao dân trí, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá, tiếng nói,
chữ viết và truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Thực hiện tốt chiến lược phát
triển kinh tế – xã hội ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, vùng căn cứ

15
cách mạng; làm tốt công tác đònh canh, đònh cư và xây dựng vùng kinh tế mới’’
(Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X, 2001).
Quyết đònh số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/07/1998 củ Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền
núi, vùng sâu, vùng xa.
Mục đích nâng cao nhanh đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các
dân tộc ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa; tạo điều kiện
đưa nông thôn các vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu, chậm phát
triển, hoà nhập vào sự phát triển chung của cả nước; góp phần bảo đảm trật tự an
toàn xã hội, an ninh quốc phòng.
Một trong năm nhiệm vụ của chương trình là đẩy mạnh sản xuất nông, lâm
nghiệp, gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm để khai thác nguồn tài nguyên và sử
dụng lao động tại chỗ, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm và tăng thu nhập, ổn
đònh đời sống, từng bước phát triển sả xuất hàng hoá. Nhà nước hỗ trợ kinh phí để
mở lớp dạy nghề cho con, em đồng bào dân tộc nhằm khai thác tiềm năng tại
chỗ, phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống
cho người dân tộc thiểu số.

Đây là Quyết đònh số 134/2004/CP, ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính
phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn.
Mục đích là cùng với việc thực hiện các chương trình kinh tế - xã hội, Nhà

nước trực tiếp hỗ trợ hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo để có điều kiện phát
triển sản xuất, tạo việc làm, cải thiện đời sống, sớm thoát nghèo.


16
Nghò đònh 19/2005/NĐ-CP, ngày 28 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ, quy
đònh điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm;
trong đó qui đònh nhiệm vụ: tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động và thu
thập, phân tích và cung ứng thông tin về thò trường lao động, bao gồm: nhu cầu
tuyển dụng, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên
đòa bàn hoạt động của vùng và cả nước.
Với những thông tin này, sẽ giúp cho người lao động biết rõ nhu cầu lao
động ở đâu, tiêu chuẩn cũng như người sử dụng lao động biết nguồn lao động
đang cần; từ đó, sẽ thỏa mãn nhu cầu hai bên; đồng thời, tránh tình trạng những
người lao động thất nghiệp không biết ở đâu đang có việc làm và ngược lại.
2.3.4.1 Chính sách chuyển giao khoa học công nghệ
.
ây dựng các cơ chế, chính sách, đề xuất các giải pháp đònh hướng phát
triển kinh tế xã hội, xây dựng các mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong trồng
trọt và chăn nuôi; chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2.3.4.2 Chính sách hỗ trợ về giáo dục, dạy nghề và việc làm:
a)_
Giới thiệu thanh niên dân tộc làm việc tại các doanh nghiệp và cơ
quan Nhà nước

Chính sách ưu tiên nhận lao động dân tộc vào làm việc trong các doanh
nghiệp, cơ quan nhà nước và họ sẽ được Tỉnh hỗ trợ trong sản xuất kinh doanh.
b)_
Xuất khẩu lao động


Tỉnh ưu tiên cho vay vốn tín chấp để thanh niên dân tộc đi xuất khẩu lao
động, tạo nhiều cơ chế thuận lợi, ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động về các vùng đồng bào dân tộc thiểu số tuyển chọn.

17
c)
Chính sách phổ cập giáo dục trung học cơ sở và miễn giảm học phí
,
d)_
Chính sách cử tuyển con em dân tộc vào các trường dân tộc nội trú,
trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp
.
e)_
Chính sách đào tạo nghề cho thanh niên dân tộc

Năm 2000, ủy ban nhân dân tỉnh Lâm đồng có quyết đònh hỗ trợ cho thanh
niên dân tộc đi học nghề với mức trợ cấp 120.000 – 150.000 đồng/ tháng, chương
trình dạy nghề nông thôn của Chính phủ là 300.000 đồng/tháng/người.
f)_
Chính sách hỗ trợ việc làm tại chỗ

Ngoài việc hỗ trợ đất sản xuất, đầu tư cơ sở hạ tầng; hàng năm các nguồn
vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, giảm nghèo.
g
Chính sách đào tạo sử dụng cán bộ

Ngày 31/3/2003, ủy ban nhân dân tỉnh Lâm đồng có công văn số 894/ UB
chỉ đạo các cấp, các ngành, các đòa phương, các doanh nghiệp về việc bố trí sinh
viên người dân tộc gốc Tây nguyên vào làm việc tại các cơ quan doanh nghiệp.


Theo Robert J.Gordon 2000, 487-491, các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm – thất
nghiệp , gồm năm nhân tố như sau: (hình 2.2)
Trên cơ sở mô hình trước đây kết hợp cùng với những chính sách đặc thù
của của Chính phủ Việt nam cũng như chính sách riêng của tỉnh Lâm đồng đối
với vùng dân tộc thiểu số, kết hợp tiến hành xây dựng một mô hình nghiên cứu
phù hợp đặc điểm lao động thanh niên dân tộc thiểu số ở tỉnh Lâm đồng; trong
đó, không đưa vào nhân tố
tính không linh hoạt của các tiền lương tương đối
, nó
sẽ không phù hợp với đặc thù của lao động dân tộc thiểu số ở Lâm đồng, chủ yếu
lao động nông nghiệp – nông thôn. Mô hình được chọn là mô hình từ tổng quát

18
Hình 2.2











tới đơn giản (khởi xướng bởi Hendry, 1985_trường phái kinh tế lượng London-
LSE): căn cứ vào toàn bộ dữ liệu sẵn có; sau đó loại bỏ từng bước một số biến
có điểm số không quan trọng và mức độ quan trọng quá thấp, ưu điểm của nó là
khả năng bỏ sót biến ít và độ chính xác của mô hình cao. Với mô hình này gồm
các nhân tố tác động đến cơ hội việc làm của lao động thanh niên dân tộc thiểu

số như sau: (Hình 2.3)
(1) Trình độ của người lao động,
(2) Chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong sản xuất – kinh doanh,
(3) Chính sách hỗ trợ của Chính chủ về giáo dục, học nghề và việc làm,
(4) Thông tin về thò trường lao động và việc làm,
(5) Vai trò các cấp chính quyền trong lónh vực giải quyết việc làm cho lao
động đòa phương,
(6) Môi trường, điều kiện làm việc ngoài nơi cư trú,
(7) Mục đích có việc làm và nhận thức của lao động về việc làm.


Ï




















VIỆC
LÀM


19
Hình 2.3_
















Trong chương này, tác giả trình bày một cánh tóm tắt lý thuyết, mô hình
nghiên cứu cũng như những kiến thức cần thiết cho nghiên cứu này. Trên cơ sở lý
thuyết của kinh tế vó mô về vấn đề việc làm – thất nghiệp của Robert J.Gordon
2000; N.Gregory Mankiw, 1997; Phạm Chung và Trần Văn Hùng, 2002; cùng với
những chích sách của Chính phủ Việt nam về các chương trình tạo việc làm nhằm
tạo việc để xóa đói, giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Trên cơ sở đó, tác giả phối hợp đề xuất mô hình phù hợp với đặc điểm của

đồng bào dân tộc thiểu số trên cơ sở lý thuyết chung kết hợp đặc thù riêng có; từ
Trình độ của người lao động
Chính sách hỗ trợ của Chính phủ trong sản xuất

kinh doanh
Chính sách hỗ trợ của Chính chủ về giáo dục, học
nghề và việc làm
Thông tin về thò trường lao động và việc làm
Vai trò của các cấp chính trong lónh vực giải quyết
việc làm cho lao động đòa phương
Môi trường, điều kiện làm việc ngoài nơi cư trú
Mục đích có việc làm và nhận thức của lao động về











VIỆC
LÀM


20
đó, đưa ra các nhân tố quan trọng tác động đến cơ hội việc làm cho lao động
thanh niên dân tộc thiểu số của tỉnh Lâm đồng.

Chương 3 tiếp theo sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu để thực hiện và
xây dựng, đánh giá thang đo các yếu tố nghiên cứu, đi đến xác đònh những nhân
tố nào có ảnh hưởng quan trọng.




×