Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Khí tượng học Hiện tượng ENSO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 25 trang )

Mục lục

I.

TỔNG QUAN..............................................................................................................................2

II.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................................4

III.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................................5

1. Các khái niệm:.........................................................................................................................5
2. Cơ chế vật lý của hiện tượng ENSO........................................................................................6
2.1. Hoàn lưu Walker – Tương Tác đại dương & khí quyển....................................................6
2.2. Hoạt động của El Nino......................................................................................................7
2.3. Hoạt động của La Nina......................................................................................................8
3. Phân vùng và nhận diện ENSO................................................................................................9
4. Diễn biến của ENSO thời kỳ 1950 - 2016.............................................................................10
5. Tác động của ENSO...............................................................................................................12
5.1. EL NINO.........................................................................................................................12
5.2. LA NINA.........................................................................................................................14
6. Những tác động của ENSO đến Việt Nam.............................................................................15
6.1. Tác động đến tần xuất bão và ATNĐ...............................................................................15
6.2. Tác động đến gió mùa mùa đông....................................................................................15
6.3 Tác động đến gió mùa mùa hè:.........................................................................................16
6.4. Tác động đến nhiệt độ.....................................................................................................19
6.5 Tác động đến lượng mưa:.................................................................................................20
6.6 Tác động đến đời sống con người:...................................................................................20


7. Biện pháp giảm thiếu các hoạt động tiêu cực của ENSO......................................................22
7.1. Biện pháp công trình.......................................................................................................22
7.2 Biện pháp phi công trình..................................................................................................22
8. Khả năng dự báo sự tác động của ENSO đến các yếu tố và hiện tượng khí tượng thủy văn.22

1


I.

TỔNG QUAN
Hiện nay, sự nóng lên toàn cầu làm thay đổi chế đọ thời tiết khó lường như Băng tan,

nước biển dâng, các diễn biến thời tiết thay đổi thất thường và khó đoán,… Trong khi nghiên cứu
về những dị thường của khí hậu, thời tiết, các nhà khoa học đã đặc biệt chú ý đến ENSO hay là
EL NINO và LA NINA. Mỗi khi El Nino hay La Nina xảy ra, thời tiết lại có những diễn biến bất
thường gây ra hạn hán, lũ lụt và thiên tai ở nhiều vùng khác nhau trên thế giới để lại những hậu
quả nghiêm trọng.
ENSO là tên gọi chung của hiện tượng El Nino và Dao động Nam, bao gồm pha nóng El
Nino và pha lạnh La Nina xảy ra trên vùng biển xích đạo Thái Bình Dương, gây ra những biến
động mạnh mẽ về thời tiết, khí hậu từ năm này qua năm khác ở nhiều vùng trên thế giới, tác
động nghiêm trọng đến kinh tế, xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia, nhất là trong các khu vực
lân cận thuộc Châu Mỹ và Châu Á – Thái Bình Dương. Trên thực tế, Hiện tượng này đã xuất
hiện từ lâu. Tuy nhiên chỉ sau khi El Nino 1982-1983 xảy ra hoàn toàn bất ngờ gây hậu quả nặng
nề cho nền kinh tế nhiều nước, người ta mới thực sự quan tâm, theo dõi và nghiên cứu về chúng.
Một số chương trình nghiên cứu về ENSO đã được tiến hành, trong đó, nổi bật nhất là TOGAThe Tropical Oceans and Global Atmosphere-Chương trình nghiên cứu “Đại dương nhiệt đới và
khí quyển toàn cầu”.
Việt Nam cũng là 1 nước nằm trong khu vực được đánh giá là chịu ảnh hưởng mạnh mẽ
của ENSO. Những biến động dị thường của thời tiết, nhất là thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán xảy ra
liên tiếp, nhất là trong những thập kỷ gần đây, gây tổn thất lớn về người và tài sản, ảnh hưởng

nặng nề đến sản xuất và đời sống của một số vùng.
Không những thế trong tình hình biến đổi khí hậu, ENSO cũng có những biểu hiện dị
thường về cường độ. Do đó chúng ta cần phải nghiên cứu về ENSO để hiểu biết về cơ chế vật lý,
đặc điểm và quy luật diễn biến cũng như các hậu quả tác động của chúng, chúng ta có thể cảnh
báo trước sự xuất hiện của ENSO, những ảnh hưởng có thể xảy ra, từ đó để xây dựng nên các
phương án, biện pháp phòng – tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do ENSO gây ra.

II.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2


Để nghiên cứu một cách tổng thể và kĩ lưỡng về ENSO, phải dùng kết hợp nhiều phương
pháp nghiên cứu khác nhau như: Quan trắc, đo đạc thực nghiệm, phân tích thống kê,…. Tuy
nhiên, do giới hạn về khả năng, kiến thức, thời gian nghiên cứu cũng như là thời lượng trình bày,
cho nên, phương pháp nhóm sử dụng trong bài chủ yếu là Phương pháp thu thập thông tin, tổng
hợp dữ liệu từ các bài nghiên cứu, báo cáo của các chuyên gia, các nhóm nghiên cứu cũng như là
tài liệu học tập, giáo trình, slide bài giảng từ các giảng viên, trường Đại học.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1.

Giáo sư – Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đức Ngữ, Báo cáo Tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa

học độc lập cấp nhà nước “Tác động của ENSO đến thời tiết, khí hậu, môi trường và kinh tế xã hội ở Việt Nam”
2.

Trần Công Minh, “Khí tượng và khí hậu đại cương”, NXB Đại học quốc gia Hà Nội


2007
3.

Bùi Minh Tuân, Slide bài giảng môn “Khí tượng học”

4.

Hoàng Thị Mai Anh, Bài giảng môn “Tài nguyên khí hậu”

5.

Trần Quang Đức, “Xu thế biến động của một số đặc trưng ENSO”, Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN

3


III.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ENSO là cách các nhà khoa học mô tả các biến động về nhiệt độ giữa khí quyển và đại
dương ở phía đông Trung Equatorial Thái Bình Dương. Sự xuất hiện của các hiện tượng này có
tác động mạnh mẽ đến điều kiện khí tượng thủy văn của các nước bị ảnh hưởng trong đó Việt
Nam luôn phải chịu nhiều thiệt hại do hiện tượng này gây ra như lũ lụt, hạn hán. Để nắm bắt
được quá trình vật lý, nhận định về quy luật xuất hiện, xu thế và tác động của hiện tượng này,
nhóm thuyết trình đã sử dụng số liệu dị thường bề mặt biển SSTA, số liệu về gió vĩ hướng của tổ
chức Khí tượng Đại dương (NOAA), số liêu về mưa, bão và tần suất front lạnh của Việt Nam để
tính toán đưa ra kết quả.

1. Các khái niệm:
El Nino là một thuật ngữ của ngành khí tượng học để chỉ hiện tượng lớp nước biển bề
mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương nóng lên dị thường, gây ảnh hưởng
đến thời tiết trên phạm vi toàn cầu. El Nino kéo dài 8-12 tháng hoặc có lúc lâu hơn, xuất hiện với
chu kỳ trung bình 3-4 năm một lần, nhưng có lúc dày hơn hoặc thưa hơn, thường lặp lại với chu
kì dài 8-11 năm/lần và chu kì ngắn 2-3 năm/lần.
La Nina (Hay còn gọi là Anti-El Nino) là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực
xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dươg lạnh đi dị thường, thời gian trung bình của 1 lần
hiện tương La nina là 14 tháng nhiều nhất là 24 tháng, thường xuất hiện với chu kì 3-4 năm 1 lần
(có khi dày hơn hoặc thưa hơn). La Nina có thể xuất hiện ngay khi hiện tượng El Nino suy yếu,
nhưng có khi không phải như vậy.
ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation (El Nino - Dao động Nam)
để chỉ cả 2 hai hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí áp giữa 2 bờ phía
Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương - Đông Ấn Độ Dương (được gọi là Dao động
Nam để phân biệt với dao động khí áp ở Bắc Đại Tây Dương). El Nino là giai đoạn ấm áp của chu
kỳ El Nino Southern Oscillation và La Nina là giai đoạn lạnh của chu kỳ.

4


2. Cơ chế vật lý của hiện tượng ENSO
2.1. Hoàn lưu Walker – Tương Tác đại dương & khí quyển.
Hoàn lưu Walker: Khi gió tín phong mạnh, áp lực gió lên bề mặt đại dương làm cho
nước biển tầng sâu trồi lên gây ra hiện tượng lạnh bề mặt ở khu vực Nam Mỹ (hiện tượng nước
trồi), vùng nước lạnh này sẽ lan rộng sang khu vực trung tâm của Thái Bình Dương dồn vùng
nước ấm về phía Tây. Khi đó, khu vực phía Đông bề mặt biển lạnh xuất hiện dòng giáng của
không khí tạo nên khu vực có áp suất cao, khu vực phía Tây nước ấm hơn, dẫn đến không khí có
dòng thăng lên dẫn đến áp suất thấp hơn phía Đông. Sự chênh lệch khí áp và nhiệt độ giữa khu
vực phía Đông và Tây xích đạo Thái Bình Dương dẫn đến chuyển động ngược chiều của không
khí ở tầng thấp (gió Đông) và trên cao (gió Tây) cùng với chuyển động giáng phía Đông và

chuyển động thăng phía Tây tạo thành một hoàn lưu khép kín gọi là Hoàn lưu Walker.

Thông thường nhiệt độ nước biển thường giảm dần theo độ sâu, ở phía Tây biển ấm hơn
nên hình thành lớp nước chuyển tiếp giữa lớp nước bề mặt ấm hơn và lớp nước bên dưới lạnh
hơn, độ dày của lớp này mỏng dần từ Tây sang Đông gọi là lớp nêm nhiệt (Thermocline). Độ
sâu lớp nêm nhiệt khoảng 200m ở phía Tây và vài mét ở phía Đông. Khi hoàn lưu Walker mạnh

5


lên, nước trồi tăng lên, độ nghiêng lớp nêm nhiệt càng lớn và ngược lại, khi hoàn lưu Walker yếu
đi, độ nghiêng giảm theo.
Sự hoạt động, mạnh yếu của thể hiện qua mức độ chênh lệch khí áp ở hai bờ Đông – Tây, sự
chênh lệch càng lớn, hoàn lưu Walker càng hoạt động mạnh, ngược lại chênh lệch ít thì hoàn lưu
càng yếu, sự hoạt động mạnh yếu của hoàn lưu Walker gây ra hiện tượng ENSO.
Tương tác Đại dương – Khí quyển: Tương tác đại dương - khí quyển là quá trình trao
đổi nhiệt, ẩm, động lượng, năng lượng giữa lớp nước bề mặt đại dương với lớp không khí bên
trên, chủ yếu thông qua hoạt động đối lưu và các xoáy khí quyển.
Hiện tượng nước trồi: lớp nước lạnh dưới đáy đại dương trồi lên trên, đẩy dòng nước
ấm ở trên bề mặt về phía Tây. Khi đó, bề mặt biển ở phía Đông lạnh đi, tương tác Đại dương –
Khí quyển làm cho nhiệt độ của lớp không khí trên bề mặt đại dương lạnh đi, hình thành khu
vực có khí áp cao.

2.2. Hoạt động của El Nino

Dưới áp lực của gió tín phong lên mặt đại dương mà mực nước biển ở khu vực phía Tây
Thái Bình Dương cao hơn phía Đông 30 – 70cm, khi gió tín phong suy yếu dẫn đến lượng nước
trồi suy giảm, dòng nước ấm từ vùng bể nóng Tây Thái Bình Dương nhanh chóng dồn về phía
Đông làm cho biển khu vực này nóng lên dị thường. Do nhiệt độ bề mặt biển cao, lượng ẩm
nhiều, gây mưa lớn cho khu vực phía Đông, lượng sinh vật phù du trong nước biển phát triển

6


mạnh do điều kiện nước ấm kéo theo lượng tôm cá nhiều cho khu vực Peru, Chile. Do sự dịch
chuyển của lớp nước ấm bề mặt, dẫn đến lớp nêm nhiệt ở bờ Tây mỏng đi, nhiệt độ bề mặt biển
ở đây lạnh đi dị thường dẫn đến ít mưa cho khu vực phía Tây Thái Bình Dương trong pha El
nino.
Sự đảo lộn thời tiết (vùng không mưa thì lại mưa, vùng mưa nhiều thì khô hạn, giông bão
thường xuyên xảy ra…) không chỉ bó hẹp trong phạm vi khu vực nam Thái Bình Dương mà lan
sang cả khu vực các nước châu Âu, châu Phi và các khu vực khác trên toàn cầu.
Trước đây El ninô chỉ kéo dài vài tháng thì nay nó đã kéo dài hàng năm trời với chu kì từ
4 – 10 năm/1 lần. Những năm xảy ra El nino gần đây: 1957-1958, 1972-1973, 1976-1977, 19821983, 1997-1998.
2.3. Hoạt động của La Nina

Khi gió tín phong mạnh lên, áp lực gió lên bề mặt tăng lên, hiện tượng nước trồi sẽ làm
nhiệt độ bề mặt biển phía Đông lạnh đi dị thường, dòng chảy hướng Đông do gió tín phong tạo ra
sẽ đưa lượng nước ấm bề mặt dồn về phía Tây, lớp nêm nhiệt ở phía Tây dày lên, hoàn lưu
Walker mạnh dần lên, nhiệt độ bề mặt biển cao hình thành dòng thăng ở phía Tây Thái Bình
Dương gây mưa cho khu vực này, còn ở phía Đông, nước trồi mạnh làm bề mặt biển lạnh đi dẫn
đến ít mưa, lượng sinh vật phù du suy giảm, tôm cá ít đi, tạo ra pha La Nina ngược lại với El
Nino.
7


8


3. Phân vùng và nhận diện ENSO

Để theo dõi và xác định các pha và chu kỳ của ENSO, người ta phân ra các vùng NINO

để nghiên cứu gồm:
-

NINO1+2: Vùng có tọa độ (0oS - 10oS, 80 - 90oW). Vùng ấm lên đầu tiên khi El Nino

phát triển.
-

NINO.3: Vùng có tọa độ (5oS - 5oN, 150oW - 90oW). Vùng nhiệt đới Thái Bình Dương,

có biên độ thay đổi nhiệt độ bề mặt lớn nhất trong thời gian El Nino.
-

NINO.4: Vùng có tọa độ (5 oS - 5oW, 160oE - 150oW). Khu vực mà nhiệt độ thay đổi

đến 27.5oC, là ngưỡng quan trọng để gây mưa.
-

NINO3.4: Vùng có tọa độ (5oS - 5oN, 170oW - 120oW). Khu vực mà các thay đổi nhiệt

độ bề mặt là quan trọng cho việc dịch chuyển vùng mưa (trong điều kiện bình thường nằm ở phía
tây Thái Bình Dương).
9


4. Diễn biến của ENSO thời kỳ 1950 - 2016
Có nhiều phương pháp xác định hiện tượng ENSO, trong đó có sử dụng các chỉ số, sự
biến động của áp suất bề mặt biển trong các thời kì ENSO được định lượng hóa bằng chỉ số dao
động nam SOI (Southern Oscillation Index). Chỉ số được tính bằng công thức Troup (1965). Các
thành phần của công thức bao gồm:

- ∆PT-D là hiệu khí áp mực biển trung bình tháng của hai trạm Tahiti và Darwin.
- Giá trị trung bình nhiều năm của ∆PT-D.
- Độ lệch chuẩn của ∆PT-D của tháng tính SOI.
Khoảng xác định đối với chỉ số dao động nam SOI theo cơ quan khí tượng Australia lấy
giá trị 10 làm ngưỡng: SOI nhỏ hơn 10 tương ứng với El Nino, SOI lớn hơn 10 tương ứng với La
Nina.
Ngoài ra để nhận diện ENSO còn được xác định thông qua dị thường nhiệt độ bề mặt
nước biển ở các vùng NINO (SSTA – sea surface temperature anomalies), ví dụ:
Theo Viện nghiên cứu quốc tế về khí hậu và xã hội và xã hội IRI: thời kì ENSO được xác
định theo số liệu trượt 5 tháng của SSTA khu vực NINO 3.4 với ngưỡng xảy ra các pha ENSO là
± 0.4°C và phải có 6 tháng liên tiếp vượt ngưỡng này;
Theo Cơ quan Khí tượng Nhật Bản: Chu trình ENSO là thời kì có giá trị trung bình trượt 5
tháng của SSTA tại khu vực (4°N - 4°S, 150°W - 90°W) vượt 0.5° kéo dài 6 tháng trở lên;
Theo Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ: Thời kì ENSO được xác định theo trung bình
trượt 3 tháng của SSTA khu vực Nino 3.4 với ngưỡng xảy ra các pha ENSO là ± 0.5°C và phải
đạt từ 5 tháng trở lên. Khi SSTA khu vực Nino 3.4 lớn hơn 1°C (nhỏ hơn -1°C) tương ứng với El
Nino (La Nina) trung bình, SSTA lớn hơn 1.5 °C (nhỏ hơn -1.5°C) tương ứng với El Nino (La
Nina) mạnh.

10


Trong nghiên cứu này thời kỳ ENSO được xác định như sau:
Thời kỳ El Nino là khoảng thời gian kéo dài 6 tháng có giá trị trung bình trượt 5 tháng
của SSTA khu vực NINO3 lớn hơn hoặc bằng 0.5oC; thời kỳ La Nina ngược lại giá trị trung bình
trượt nhỏ hơn hoặc bằng - 0.5oC.
Kết quả xác định các thời kỳ ENSO dưới bảng sau đây:
Bảng 1:

11



Nhận xét:
Hiện tượng ENSO (El Nino và La Nina) thường bắt đầu xuất hiện vào các tháng đầu hè
trong năm, đạt cực đại vào các tháng cuối năm đó, sau đó suy yếu và kết thúc vào các tháng đầu
năm sau.
Xu thế về cường độ ngày một mạnh hơn, thể hiện qua cực đại SSTA trong các thời kỳ
ENSO có xu thế càng ngày càng lớn hơn.
5. Tác động của ENSO
5.1. EL NINO
Dòng nước ấm phía đông Thái Bình Dương chạy dọc theo các nước Chile, Peru,...đẩy
vào không khí một lượng hơi ấm rất lớn → Các quốc gia ở Nam Mỹ phải hứng chịu một lượng
mưa bất thường. Khi có El Nino xuất hiện, những cơn gió thổi ngược về phía Đông thay vì phía
Tây, những cơn gió này có khả năng đưa mây vượt qua Nam Mỹ, đến tận Romania, Bulgaria,
hoặc bờ biển Đen của Nga.
El Nino làm phía Tây bán cầu xuất hiện bão và ATNĐ với tần suất cao hơn, tính bất qui
luật tăng cao (mưa trái mùa sẽ tăng cao trong khi mưa chính mùa sẽ ít hơn, bão mạnh và siêu bão
xuất hiện nhiều hơn); lũ lụt xảy ra ngoài tầm kiểm soát gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới đời
sống con người và hoạt động sản xuất. Ví dụ: năm 1997, toàn vùng này bị thiệt hại ước tính 96 tỷ
USD do mưa bão, lũ lụt từ El Nino gây ra với những trận lụt khủng khiếp nhất trong 50 năm đã
xảy ra ở Paraguay, Argentina, Uruguay và Brazil mấy ngày trước. Hơn 150.000 người phải sơ tán
vì lũ, trong đó số người chạy lũ ở thủ đô của Paraguay lên tới 100.000.
Trong khi đó, ở phía Đông bán cầu, El Nino Khiến cho tình trạng thời tiết khô nóng,
không mưa kéo dài gây ra hạn hán, lượng mua ở nhiều nước nhiệt đới có thể giảm đến 20-30%.
Dẫn đến thiếu nước ngọt và lương thực trầm trọng. Ví dụ: Đợt hạn hán gần đây nhất ở Úc đã làm
hàng triệu con kangaroo, cừu, bò... chết vì khát. Bang New South Wales suốt 9 tháng không có
mưa, hồ nước ngọt Hinze (bang Queensland) cạn kiệt. Năm 2016 ,Các tổ chức nhân đạo quốc tế
thông báo El Nino khiến 31 triệu người châu Phi thiếu lương thực.

12



 Khái quát chung ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới toàn cầu:
- Một vùng rộng lớn của tây bán cầu bị El Nino khống chế (mưa bão, lụt lội).

13


- Các quốc gia thuộc đông bán cầu lại nằm ngoài sự khống chế của El Nino (khô hạn, hạn hán).

14


5.2. LA NINA

15


Sự biến chuyển từ El Nino sang La Nina tạo nên một dạng tàn phá khủng khiếp với con
người, môi trường và hệ sinh thái trên Trái Đất.
La Nina gây ra hàng loạt các hiện tượng thời tiết cực đoan đáng sợ trên toàn cầu như: lũ
lụt vào mùa xuân, tuyết rơi kỷ lục vào mùa đông, hạn hán vào mùa hè... Ngoài ra, nó còn gây ra
hàng loạt cơn bão và siêu bão cũng như bão tuyết khủng khiếp đến các khu vực bị ảnh hưởng.
Ở bên kia Thái Bình Dương, La Nina đã khiến Tây Nam Mỹ có thể hứng chịu những đợt
khô nóng hơn bình thường, Peru và Chile có thể xảy ra hạn hán. Bên cạnh đó, tại Mỹ, La Nina
gây khô hạn hơn tại khu vực tây nam cũng như khu vực miền núi tây bắc và vùng đồng bằng lớn
ở phía nam. Mưa tăng cường thường tới tây bắc Thái Bình Dương và có quy mô nhỏ hơn tại
thung lũng Ohio và khiến nềnnhiệt ở đây thấp hơn.

Trong lịch sử, hiện tượng La Nina từng gây ra cơn bão Mitch, "thủ phạm giết người" lớn

thứ hai trong lịch sử nhân loại vào năm 1998, gây nên nỗi ám ảnh kinh hoàng với những người
còn sống đến tận ngày nay.

Siêu bão Mitch hình thành từ Đại Tây Dương với sức gió 290km/h, cuồng phong cấp 5 đã
cướp đi sinh mạng và làm mất tích 22.000 người, khiến 2,7 triệu người mất nhà cửa, gây thiệt hại
về của lên tới 6 tỷ USD Mỹ (năm 1988) tại 2 quốc gia Trung Mỹ là Nicaragua và Honduras.
Mitch là cơn bão Đại Tây Dương "giết người" nhiều thứ hai từng được ghi nhận trong lịch sử.
16


Trong giai đoạn 2008-2009, Australia cũng từng gặp trường hợp tương tự khi miền Đông
Nam Australia trải qua một đợt sóng nhiệt kỷ lục vào đúng thời điểm La Nina đang hoành hành.
Trong vòng 16 ngày (từ 25/1-9/2/2009), có 50 địa điểm đã phá kỷ lục về mức nhiệt cao nhất
trong đêm hoặc ngày. Cả Melbourne và Adelaide đều lập kỷ lục về chuỗi ngày duy trì mức nhiệt
trên 40 độ C và thậm chí có thời điểm lên tới 46,4 độ C. Hơn 370 người đã tử vong do nhiệt độ
quá cao và hơn 2.000 người phải tiếp nhận điều trị do gặp vấn đề sức khỏe liên quan tới thời tiết
nóng bức. Nắng nóng bất thường kéo theo các đợt cháy rừng và đã thiêu hủy hơn 3.500 tòa nhà.
6. Những tác động của ENSO đến Việt Nam
Việt Nam là quốc gia ven biển, nằm trong khu vực giao tranh của các hệ thống gió mùa
và chịu sự tác động mạnh mẽ của sự thay đổi các điều kiện khí quyển, đại dương trong đó có
ENSO. Những tác động của ENSO đến điều kiện khí tượng thủy văn gồm:
6.1. Tác động đến tần xuất bão và ATNĐ
Trong 45 năm (1956-2000), có 311 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trung bình mỗi năm có
6,9 cơn, trung bình mỗi tháng có 0,58 cơn. Cùng thời gian trên trung bình mỗi tháng El Nino có
0,42 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 28%. Trong khi đó, trung bình mỗi tháng La Nina
có 0,80 cơn (86 cơn/107 tháng), nhiều hơn trung bình nhiều năm khoảng 38%.
Trong cả mùa bão (từ tháng 6 đến tháng 12), trung bình nhiều năm có 6,64 cơn, mỗi
tháng mùa bão có 0,95. Trong điều kiện El Nino, trung bình cả mùa bão có 4,83 cơn, mỗi tháng
mùa bão có 0,69 cơn, ít hơn trung bình nhiều năm khoảng 27%. Trái lại, trong điều kiện El Nino,
XTNĐ thường tập trung vào giữa mùa bão (tháng 7, 8 , 9), trong điều kiện La Nina, XTNĐ

thường nhiều hơn vào nửa cuối mùa bão (tháng 9, 10, 11).
6.2. Tác động đến gió mùa mùa đông
Trong các năm có ENSO tần suất front lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam có chiều hướng giảm đi
so với bình thường. Trong 150 tháng có El Nino số tháng có chuẩn sai tần suất front dương chỉ có 60
ngày, trong đó chuẩn sai âm là 90 ngày. Trong 191 tháng có La Nina, chuẩn sai dương có 44 tháng,
chuẩn sai âm là 64 tháng, và 83 tháng chuẩn sai bằng 0.

17


Bảng 2: Chuẩn sai tần suất front qua Hà Nội

6.3 Tác động đến gió mùa mùa hè:
Trong những năm có ENSO, gió mùa mùa hè ở Việt Nam có sự biến động mạnh, đối với
những năm có El Nino gió mùa mùa hè có xu hướng đến sớm hơn và kết thúc muộn hơn, tuy
nhiên trong các năm có El Nino đang suy yếu dần thì gió mùa mùa hè có xu hướng đến muộn
hơn; trong các năm có La Nina, gió mùa đến muộn hơn và kết thúc cũng muộn hơn so với trung
bình toàn giai đoạn 1950 - 2014.

18


Trong những năm có El Nino mạnh, cường độ gió mùa yếu hơn so với trung bình nhiều
năm, năm 1997 – 1998 là năm có El Nino mạnh nhất thể kỷ 20 cường độ gió yếu hơn so với
trung bình nhiều năm. Các năm có La Nina, cường độ gió đã số các năm đều manh hơn so với
trung bình nhiều năm.

19



6.4. Tác động đến nhiệt độ
- Nhiệt độ trung bình cao hơn trung bình nhiều năm ở hầu hết các vùng (chuẩn sai
dương) trong các năm El Nino.

20


- Đặc biệt, các đợt La Nina mạnh còn gây ra nhiều kỷ lục về nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối
(Tx) ở nhiều nơi.

Trạm

Lạng

Sơn La

Sơn



Vinh

Nội

Đà

Pleiku

Nẵng


Cần

Tân

Thơ

Sơn
Nhất

El Nino
Nhiệt độ trung 1,24

1,54

1,41

1,27

1,67

1,59

1,95

1,54

bình
Tx

37.6


39.4

39.6

40.0

40.1

38.9

36.0

39.3

(tháng/năm)

(7/83)

(6/83)

(6/98)

(5/98)

(6/98)

(5/98)

(4/98)


(5/98)

Tm

5.4

10.6

13.1

8.6

16.5

_

_

_

(tháng/năm)

(1/77)

(11/79)

(2/77)

(2/77)


(12/63)

0,59

0,79

0,75

0,67

0,74

0,75

0,81

_

_

40.0

_

37.3

_

39.7


La Nina
Nhiệt độ trung 0,73
bình
Tx

_

(tháng/năm)

(5/98)

(3/99)

(1/99)

Nhiệt độ trung bình trong các tháng có El Nino thường cao hơn bình thường ở tất cả các
vùng ở Việt Nam, các đợt El Nino thường gây ra các kỷ lục về nắng nóng, các đợt El Nino mạnh
như 1997-1998 gây kỷ lục nhiệt độ ở Bắc Trung Bộ lên tới 41.2 oC; Bắc Bộ là 39.6oC Trung
21


Trung Bộ là 40.1oC, Nam Bộ là 39.6oC; đợt El Nino 2014 - 2015 kỷ lục nhiệt độ lên tới 41.5 oC ở
Bắc Trung Bộ.
Ngược lại nhiệt độ trung bình trong các tháng có La Nina nhiệt độ thường thấp hơn, La
Nina thường gây ra các kỷ lục về nhiệt độ thấp, các năm có La Nina 1968, 1975 gây nhiệt độ
thấp kỷ lục xuống -1.7oC ở Lạng Sơn, năm 1975 nhiệt độ xuống 6.1 oC ở Tây Nguyên; năm 1963
khu vực Nam Bộ nhiệt độ xuống 14.3oC.

6.5 Tác động đến lượng mưa:

Hiện tượng La Nina gây thâm hụt lượng mưa chủ yếu cho các khu vực ở Bắc Bộ và Tây
Nguyên , với mức thâm hụt phổ biến 15-20 % . Mức thâm hụt lớn nhất trong một đợt La Nina là
47,2 % ở Nha Trang.
Hiện tượng El Nino gây thâm hụt lượng mưa trong hầu hết các vùng trong cả nước (rõ rệt
nhất là Bắc Trung Bộ). Mức thâm hụt lượng mưa các tháng trong các đợt El Nino ở phần lớn các
khu vực trong nước trung bình là 20 – 50%/đợt. Mức thâm hụt lớn nhất trong một đợt El Nino là
69% ở Buôn Ma Thuột.

6.6 Tác động đến đời sống con người:


Sản lượng thủy điện: Quan hệ giữa lưu lượng nước trung bình năm với sản lượng năm của 4 nhà
máy thuỷ điện là Hoà Bình, Thác Bà, Trị An, Đa Nhim là đồng biến, với hệ số tương quan 0,50,8. Do đó, có thể thấy ảnh hưởng của El Nino có thể làm giảm sản lượng thuỷ điện.



Sản xuất nông nghiệp:

 Trong điều kiện El Nino, năng suất lúa bình quân của vụ Đông xuân giảm so với vụ trước đó,
nhất là ở vùng trung du Bắc bộ, trái lại năng suất lúa vụ mùa tăng, nhất là ở vùng Bắc Trung Bộ.

22


 Trong điều kiện La Nina, năng suất lúa bình quân của vụ Đông xuân và vụ mùađều tăng so với
vụ trước đó, trong đó vụ Đông Xuân rõ nhất ở Đồng bằng Bắc Bộ , vụ màu rõ nhất ở đồng bằng
Sông Cửu Long .


Đời sống và sức khỏe con người: Theo thống kê, từ 1997 đến 2000, tổng số người bị chết và mất

tích do thiên tai là 14.962, trong đó xảy ra vào những năm ENSO chiếm 64% (El Nino 43%, La
Nina 21%). Tỷ lệ số người mắc bệnh sốt xuất huyết trên 100.000 người trong thời kỳ 1976-1998
có quan hệ với hiện tượng El Nino với hệ số tương quan từ 0,4 đến 0,6. Riêng đợt El Nino 19971998, cả nước có 51 tỉnh, thành phố có dịch sốt xuất huyết với tỷ lệ bình quân 306/100.000
người.

Chúng ta có thể xem xét qua tác động của El Nino đến VN thông qua El Nino năm 2016

7. Biện pháp giảm thiếu các hoạt động tiêu cực của ENSO
23


7.1. Biện pháp công trình


Xây dựng các công trình thuỷ lợi, công trình hồ đập gắn với khai thác để đáp ứng an toàn trong
mùa mưa lũ.



Xây dựng các công trình phòng tránh bão lũ cho người dân, đặc biệt cho dân nghèo, vùng thường
xuyên xẩy ra thiên tai nghiêm trọng, tiêu biểu là chương trình nhà tránh lũ.



Trồng rừng phòng hộ, bảo vệ rừng đầu nguồn…
7.2 Biện pháp phi công trình



Quy hoạch và quản lý tổng thể các lưu vực sông, hệ thống các hồ chứa nước.




Điều chỉnh cơ cấu sản xuất, mùa vụ ở một số vùng nhằm thích ứng với ảnh hưởng của ENSO;
khuyến khích nghiên cứu các giống cây trồng có sức chống chọi cao với sự biến động của thời
tiết, ví dụ chịu được hạn hán thay vì các loài cần nhiều nước.



Xây dựng và hoàn thiện các phương án theo dõi, cảnh báo, dự báo tác động của ENSO.



Tăng cường công tác tổ chức, quản lý thiên tai của Nhà nước và của các ngành đối với tác động
của ENSO như một bộ phận của chiến lược quốc gia về phát triển bền vững.



Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho công chúng về ENSO và
những giải pháp phòng tránh.



Nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai, nhất là khai thác sử dụng nguồn
nước: Việt Nam và các nước trong khu vực nên xem xét lại các thỏa thuận về dòng chảy và giảm
tích trữ, bảo vệ và quản lý tốt hơn các lưu vực sông. Cải thiện và bảo tồn nguồn nước là một biện
pháp rất quan trọng để giảm thiểu tác động của ENSO…

8. Khả năng dự báo sự tác động của ENSO đến các yếu tố và hiện tượng khí tượng thủy
văn.

Xây dựng một số mô hình thống kê dự báo mùa dựa trên thông tin về các yếu tố và hiện
tượng khí tượng thủy văn :
24


- Tần suất xoáy thuận nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và Việt Nam.
- Nhiệt độ không khí trung bình và cực trị.
- Lượng mưa (tổng lượng và cực đại).
- Lưu lượng dòng chảy tại một số điểm trên lưu vực sông Hồng.
Các kết quả dự báo đều được đánh giá bằng các chỉ số đánh giá dự báo: FI (Forecasting
Index), tỷ lệ thành công HR (Hit Rate), sai số quân phương (RMSE), phương sai rút gọn (RV) và
độ tinh xảo (Heidke) và cho kết quả tốt.
Đối với Việt Nam, Theo Bản tin dự báo Khí tượng thủy văn thời hạn mùa (cập nhật ngày
15/08/2018) của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia: Từ tháng 11/2018 hiện tượng
ENSO có xu hướng chuyển dần sang trạng thái El Nino với xác suất trong khoảng từ 60-70%.
Theo đó, các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO của các cơ quan dự báo khí hậu trên
thế giới cho thấy xu hướng tăng của nhiệt độ mặt nước biển khu vực NINO3.4. Hiện tượng
ENSO được dự báo nhiều khả năng tiếp tục duy trì trạng thái trung gian từ nay cho tới khoảng
tháng 10/2018, từ tháng 11/2018 đến những tháng đầu năm 2019 sẽ chuyển sang trạng thái El
Nino với xác suất trong khoảng 60-70%.

25


×