Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Một số lưu ý cho bệnh nhân đau thần kinh tọa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.6 KB, 2 trang )

9/11/2018

Một số lưu ý cho bệnh nhân đau thần kinh tọa

Chuyển giao từ đề tài
Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
()



Tư vấn miễn cước gọi:

1800.1156
(tel:18001156)

Trang chủ
( />
Khương
Đau
Thảo Đan
xương khớp
( />xuong-khop)
Trang chủ ( > Bài viết nổi bật ( />
(https://khuo
v

Một số lưu ý cho bệnh nhân đau thần kinh tọa
Bệnh đau thần kinh tọa nếu không được theo dõi và chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển nặng, những cơn đau sẽ có cường độ và tần suất
tăng dần, khiến người bệnh mất ngủ, trở nên dễ cáu gắt, mệt mỏi, khiến chất lượng cuộc sống suy giảm trầm trọng, gây ảnh hưởng lớn tới
sinh hoạt hàng ngày, hạn chế khả năng lao động. Vì vậy, cần nắm chắc một vài lưu ý để ngăn bệnh tiến triển nặng thêm.
1. Đau dây thần kinh tọa là gì và hậu quả của nó ra sao?


Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác
của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 và rễ thần kinh sống 1. Nếu rễ
thần kinh lưng 5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống cẳng chân và tới tận ngón chân út. Nếu thần kinh sống 1
bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân.

Đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 và rễ thần kinh sống 1.
Nếu để bệnh tiến triển trong thời gian dài có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như mất cảm giác và khả năng kiểm soát hoạt động
của bàn chân, gây teo các cơ dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đại tiểu tiện mất tự chủ và thậm chí có thể dẫn tới vẹo cột sống hay
thậm chí là tàn phế.
2. Những lưu ý khi bị đau thần kinh tọa thắt lưng
Để đem lại hiệu quả cao trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh đau thần kinh tọa, bệnh nhân và người nhà cần tuân thủ một số lưu ý sau:
– Hội chứng đau thần kinh tọa thắt lưng thường do thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm đốt sống, gãy xương cột sống, lao. Bệnh nhân
nếu có dấu hiệu cần khám sức khỏe định kì và phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
– Trong thời tiết lạnh cần mặc quần áo ấm, thời tiết lạnh là thời điểm khó khăn đối với những người bị đau thần kinh tọa. Nên ăn uống đầy đủ
chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung thật nhiều vitamin A, vitamin C, vitamin B, hạn chế rượu, không hút thuốc lá.
– Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai,
khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Có thể đi bộ, bơi, đạp xe, tập yoga, treo xà. Tránh
tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng.
– Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường phẳng và cứng,
nằm ngửa và bất động, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần
kinh, tránh cử động hoặc xoa bóp vào chỗ đau.

/>
1/4


9/11/2018

Một số lưu ý cho bệnh nhân đau thần kinh tọa


Trong thời gian đang đau cấp, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường.
– Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác… hay nhấc vật nặng. Khi muốn nhấc một vật nặng nên co đùi gấp gối vừa phải nhưng vẫn
giữ lưng thẳng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng, tránh khom lưng. Không kéo, đẩy và nâng vật nặng bằng một tay. Khi nâng
vật nặng thì không nên cúi lưng để nâng mà nên ngồi xuống, nâng vật nặng lên bằng cả hai tay nhằm giảm bớt sức ép lên trên cột sống.
Không với hoặc lấy một vật để quá cao hoặc quá xa vì làm mất độ cong tự nhiên của cột sống và có thể làm tổn thương đến các cơ cạnh cột
sống.
– Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống.
– Tránh các động tác mạnh hoặc thay đổi tư thế đột ngột, không nên làm việc nặng hoặc mang vác vật nặng ảnh hưởng lên vùng cột sống.
Đồng thời tránh đứng hoặc ngồi quá lâu một tư thế, nên thay đổi tư thế 30’- 45’ một lần, làm các động tác thư giãn tại chỗ. Đối với những
người thường xuyên phải ngồi nhiều, lái xe… nên đeo đai lưng để làm giảm áp lực lên cột sống.
Nắm được những lưu ý trên, việc điều trị bệnh đau thần kinh tọa sẽ không còn trở nên khó khăn với người bệnh. Bên cạnh đó, với mục tiêu
giúp giảm đau, chống viêm và tái tạo xương khớp, bệnh nhân cần kết hợp với các sản phẩm có nguồn dốc từ thiên nhiên như Collagen Type
II, Glucosamine,…
Thích

Chia sẻ

Tin liên quan
Xoa bóp chữa đau thần kinh tọa
Vật lý trị liệu đau thần kinh tọa
Biểu hiện của đau thần kinh tọa
Đau thần kinh tọa nên uống thuốc gì
4 nguyên nhân đau thần kinh tọa thường gặp + 2 nguyên nhân bất ngờ

1 bình luận

Sắp xếp theo Mới nhất

Thêm bình luận...


Loan Vo
Bác sĩ cho em hoi.me em 60 tuổi bi tim huyết áp cao.tiểu đường bi thoai hóa khớp đau thần kinh toa uống thuốc này được kh? Map nua 80kg.cam on
bác
Thích · Phản hồi ·

1 · 18 tuần

Viên xương khớp, vai gáy Khương Thảo Đan
Chào chị Loan Vo!
Khương Thảo Đan là sản phẩm từ dược liệu vì thế sản phẩm không gây ảnh hưởng đến huyết áp hay tiểu đường của bác chị nhé. Tuy nhiên
mình nên hướng dẫn bác uống Khương Thảo Đan cách thời điểm bác dùng thuốc tây giúp em là 1-2 tiếng chị nhé.
Để được tư vấn kĩ hơn chị vui lòng để lại sđt hoặc liên hệ đến tổng đài 18001156 ( miễn cước ) kể cả thứ 7 và chủ nhật chị nhé.
Chúc chị và gia đình sức khỏe !
Thích · Phản hồi · 7 tuần
Plugin bình luận trên Facebook

( />( />( />
CÂU HỎI THƯỜNG GẶP (HTTPS://KHUONGTHAODAN.COM/HOI-DAP-CHUYEN-GIA)

/>
2/4



×