Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 186 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY OANH

TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI
GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI – 2018


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HUY OANH

TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI
GIÁ TRỊ TOÀN CẦU
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS TRẦN VĂN TÙNG
2. PGS.TS. TRẦN VĂN HÒE



HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng
được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tác giả luận án

Nguyễn Huy Oanh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu
Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu”, Tơi đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của tập thể lãnh đạo, các nhà khoa học, cán bộ, chuyên viên
Khoa kinh tế quốc tế; tập thể Ban lãnh đạo Viện hàn lâm khoa học Xã Hội;
giảng viên, cán bộ các phòng, ban chức năng Học Viện khoa học Xã Hội.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành về sự giúp đỡ đó.Tơi xin bày tỏ lịng
biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Văn Tùng; PGS. TS Trần Văn Hòe những thầy
giáo trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho Tơi hồn thành luận án này.
Tơi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của Tôi đang cơng tác tại
Trường Đại học Trưng Vương và gia đình đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và
giúp đỡ Tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành luận án này.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

NCS: Nguyễn Huy Oanh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN CHỦ ĐỀ LUẬN ÁN .............................................................................. 14
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................... 14
1.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ...................................................................... 17
1.3. Một số vấn đề đặt ra cho đề tài .......................................................................... 19
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TÁI CƠ CẤU NGÀNH
HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO
CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU...................................................................... 21
2.1. Lý thuyết chuỗi giá trị và chuỗi giá trị ngành thủy sản xuất khẩu ..................... 21
2.1.1. Lý thuyết về chuỗi giá trị ................................................................................ 21
2.1.2. Chuỗi giá trị ngành thủy sản ........................................................................... 28
2.2. Cơ sở lý luận về tái cơ cấu ngành hàng thủy sản ............................................... 32
2.2.1. Khái niệm thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản, tái cơ cấu và tái cơ câu ngành
hàng thủy sản .................................................................................................... 32
2.2.2. Ý nghĩa của tái cơ cấu ngành hàng thủy sản ................................................... 34
2.3. Phương thức và nội dung của tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu................................................................... 35
2.3.1 Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trên cơ sở liên kết dọc của chuỗi
giá trị ................................................................................................................. 35
2.3.2. Tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trên cơ sở liên kết ngang trong
các khâu hoạt động của chuỗi giá trị. ............................................................... 37
3.3.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động tái cơ cấu .............................................. 38
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu................................................................... 39
2.4.1. Đối với các hoạt động cơ sở ............................................................................ 39
2.4.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ ........................................................................... 43



2.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia về tái cơ cấu ngành hàng thuỷ sản tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu .................................................................................. 44
2.5.1. Kinh nghiệm của Na Uy.................................................................................. 44
2.5.2. Kinh nghiệm của Indonesia ............................................................................. 45
2.5.3. Kinh nghiệm của Thái Lan .............................................................................. 47
2.5.4. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho ngành thuỷ sản Việt Nam trong tái
cấu trúc để tham gia chuối giá trị toàn cầu ....................................................... 49
Chương 3: THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG THỦY SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU TRONG THỜI GIAN QUA ................................................... 52
3.1. Đặc điểm thị trường và phương thức xuất khẩu thủy sản Việt Nam để tham
gia vào chuỗi giá trị tồn cầu............................................................................ 52
3.1.1. Văn hóa tiêu dùng hàng thuỷ sản của các thị trường xuất khẩu ..................... 52
3.1.2. Quy định pháp lý đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu ........................................ 53
3.1.3. Kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ...................................................... 58
3.2. Thực trạng Cơ cấu hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam ..................................... 60
3.2.1. Cơ cấu theo nhóm sản phẩm ........................................................................... 61
3.2.2. Cơ cấu theo giá trị xuất khẩu .......................................................................... 62
3.2.3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam ..................................... 63
3.2.4. Cơ cấu theo phương thức xuất khẩu thuỷ sản ................................................. 65
3.3. Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam................ 70
3.3.1. Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam dựa
trên các liên kết dọc .......................................................................................... 70
3.3.2. Thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam dựa
trên các liên kết ngang của chuỗi giá trị ........................................................... 79
3.4. Các nhân tố tác động đến tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt
Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ................................................... 101
3.4.1. Kết quả phân tích thống kê mơ tả đối với đối tượng khảo sát ...................... 103
3.4.2 . Kiểm định thống kê mô tả với các biến quan sát ......................................... 104



3.4.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo ...................................................................... 109
3.4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ............................................................... 109
3.4.5. Phân tích tương quan..................................................................................... 110
3.4.6. Phân tích hồi quy ........................................................................................... 111
3.4.7. Kiểm định sự khác biệt giữa đặc điểm của doanh nghiệp và thị trường đối
với hoạt động tái cơ cấu ngành thuỷ sản và nâng cao giá trị gia tăng ............ 114
3.4.8 Tổng hợp kết quả đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu ngành
hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ... 116
3.5. Đánh giá thực trạng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam để
tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu................................................................. 117
3.5.1. Kết quả đạt được trong tái cơ cấu ngành hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu
để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu................................................................... 117
3.5.2. Những tồn tại trong tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam để
tham gia chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu ......................................................... 119
3.5.3 Nguyên nhân của những tồn tại ..................................................................... 120
Chương 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TÁI CƠ CẤU NGÀNH HÀNG
THUỶ SẢN XUẤT KHẨU ĐỂ THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ
TOÀN CẦU ................................................................................................... 125
4.1. Quan điểm và định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.......................................................................... 125
4.1.1. Quan điểm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu .................................. 125
4.1.2. Định hướng tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu dựa trên chuỗi giá
trị toàn cầu ...................................................................................................... 128
4.2. Giải pháp hoàn thiện tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu nhằm tham
gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.......................................................................... 129
4.2.1. Giải pháp tái cơ cấu tham gia các hoạt động cơ sở ....................................... 129
4.2.2. Giải pháp tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu dựa trên các hoạt động
hỗ trợ............................................................................................................... 140



4.3. Nguồn lực và kiến nghị nhằm tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu để
tham vào chuỗi giá trị toàn cầu ...................................................................... 141
4.3.1. Nguồn lực cho tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu ............................ 141
4.3.2. Những kiến nghị nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu
để tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu ............................................................ 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148
DANH MỤC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ........................................................ 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 157


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AJCEP

ASEAN-Japan Comprehensive
Economic Partnership

(Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện ASEAN – Nhật Bản)

ASEAN

Association of Southeast Asian
Nations

(Hiệp hội các Quốc gia Đơng
Nam Á)

ATVS


An tồn vệ sinh

BRC

The British Retail Consortium

(Tiêu chuẩn toàn cầu an toàn vệ
sinh thực phẩm của Hiệp hội
các nhà bán lẻ Anh)

BTA

Bilateral trade Agreegment

CNH, HĐH

Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

CHLB

Cộng hịa liên bang

DN

Doanh nghiệp

ĐBSCL

Hiệp định thương mại song

phương

Doanh nghiệp
Đồng bằng sông cửu long

EC

European Commission

(Ủy ban Châu Âu)

EU

European Union

(Liên Minh Châu Âu)

EUROCHA
M

European Chamber Of Commerce
In Vietnam

(Phòng thương mại Châu Âu tại
Việt Nam)

EUROSTA
T

EU European Statistical

Information Service

(Cơ quan thống kê Châu Âu)

FAO

The Food and Agriculture
Organization of the United Nations

(Tổ chức Lương thực và Nông
Nghiệp Liên Hợp Quốc)

GLOBAL
G.A.P

Good Agricultural Practices

(Tiêu chuẩn về thực hành nông
nghiệp tốt)

GMP

Good Manufacturing Practices

(Thực hành sản xuất tốt)

HACCP

Hazard Analysis Critical Control
Point


(Hệ thống phân tích mối nguy
và điểm kiểm soát tới hạn)

IAS

Japan Agricultural Standards

(Luật về tiêu chuẩn hóa các mặt
hàng nơng, lâm sản, quy định
các tiêu chuẩn về chất lượng và
quy tắc ghi nhãn )

ISO

International Organization for

(Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc


IUU

Standardization

tế)

Illegal, Unreported and
Unregulated fishing

(Luật chống khai thác thủy sản

bất hợp pháp, không khai báo
và không theo quy định)

JIS

Japan Industrial Standards

(Luật về tiêu chuẩn hóa các mặt
hàng cơng nghiệp và hàng tiêu
dùng)

MEN

Most Favoured nation

(Nguyên tắc tối huệ quốc)

NAFIQAD

The National Agro- Forestry-

(Cục quản lý chất lượng nông

Fisheries Quality Assurance
Department

lâm sản và thủy sản)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông


Bộ Nông nghiệp và Phát triển

thôn

nông thôn

PCA

The Agreement on Comprehensive
Partnership and Cooperation

(Hiệp định khung về Đối tác và
Hợp tác toàn diện)

SA8000

The Social Accountability 8000

(Tiêu chuẩn quốc tế khuyến
khích các cơng ty sản xuất và
các tổ chức khác xây dựng, duy

NN&PTNT

trì và áp dụng các việc thực
hành tại nơi làm việc mà xã hội
có thể chấp nhận)
SEAT

Sustaining Ethical Aquaculture

trade

Dự án phát triển nuôi trồng thủy
sản theo chuẩn thương mại

SSOP

Sanitation Standard Operating
Procedures

(Quy trình làm vệ sinh và thủ
tục kiểm soát vệ sinh)

VASEP

Vietnam Association of Seafood
Exporters and Producers

Hiệp hội thuỷ sản xuất khẩu
Việt Nam

VIETFISH

Vietnam Fisheries International
Exhibition

(Hội chợ triển lãm quốc tế thủy
sản Việt Nam)

VJEPA


Vietnam – Japan Economic
Partnership Agreement

(Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam – Nhật Bản)

WTO

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại thế giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Biểu thuế của một số mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu ................................ 55
Bảng 3.2: Tổng sản phẩm nông lâm thủy sản trong nước theo giá hiện hành .......... 60
Bảng 3.3: Xuất khẩu thuỷ sản theo nhóm sản phẩm ................................................. 61
Bảng 3.4: Giá trị xuất khẩu theo các mặt hàng thủy sản của Việt Nam ................... 63
Bảng 3.5: Kết quả sản xuất thủy sản năm 2017 ........................................................ 73
Bảng 3.6: Các văn bản quy định dư lượng kháng sinh trong thuỷ sản ở một số
quốc gia .......................................................................................................... 85
Bảng 3.7: Danh sách xếp hạng một số doanh nghiệp thuỷ sản về bảo vệ môi
trường ............................................................................................................. 86
Bảng 3.8: Năng lực sản xuất của các cơ sở chế biến thủy sản đông lạnh ................. 87
Bảng 3.9: Cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu theo loại hình doanh nghiệp và
loại sản phẩm chế biến năm 2017 .................................................................. 88
Bảng 3.10. Số doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản sang các thị trường năm 2017..... 91
Bảng 3.11: Bảng tổng hợp về trại giống, nhà máy thức ăn của một số doanh nghiệp ..... 95
Bảng 3.12: Vùng nuôi của một số doanh nghiệp thủy sản ........................................ 96

Bảng 3.13: Những nhà sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản hàng đầu ở Việt Nam ......... 97
Bảng 3.14: Lao động tham gia khai thác thuỷ sản theo khu vực ............................ 100
Bảng 3.15: Kết quả hồi quy các nhân tố ảnh hưởng tới Hoạt động tái cơ cấu
ngành thuỷ sản xuất khẩu ............................................................................. 112
Bảng 3.16. Kiểm định mối quan hệ giữa TCC và GTGT ....................................... 114


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản và tốc độ tăng trưởng giai đoạn
2005 – 2017 ....................................................................................................59
Biều đồ 3.2: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào một số thị trường
chủ yếu ...........................................................................................................64
Biểu đồ 3.3: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thuỷ sản VN đến năm 2017 ...........72
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ diện tích nơi cá tra doanh nghiệp tự đầu tư .................................83
Biểu đồ 3.5: Mức đạt tiêu chuẩn trong bảo vệ môi trường ở các doanh nghiệp .......86

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành thuỷ sản .........................74
Sơ đồ 3.2: Kênh phân phối thủy sản đơng lạnh .......................................................92

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mơ hình chuỗi giá trị .................................................................................25
Hình 2.2. Chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu ...............................................................29
Hình 2.3. Liên kết dọc của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu.....................................30
Hình 2.4. Liên kết ngang của các khâu hoạt động trong chuỗi giá trị thủy sản
xuất khẩu ........................................................................................................31
Hình 2.5. Liên kết dọc trong một khâu của chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu ...........36
Hình 3.2. Mơ hình nghiên cứu ................................................................................102



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những thập niên gần đây, tồn cầu hóa kinh tế diễn ra với tốc độ
nhanh chóng. Một trong những thành quả quan trọng của tồn cầu hóa là sự thu hút
ngày càng nhiều các doanh nghiệp và con người trên khắp mọi quốc gia tham gia
vào quá trình tạo ra giá trị và thịnh vượng cho cá nhân cũng như dân tộc. Những giá
trị và thịnh vượng đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh tiến trình
cơng nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước cũng như thúc đẩy đà tăng
trưởng kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài. Việc Việt Nam trở thành thành viên
WTO, cùng với việc ký Hiệp định khung hợp tác với liên minh Châu Âu (EU) đã
tạo cơ hội lớn cho việc xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU cũng
như trên tồn thế giới, trong đó thủy sản được xác định là một trong những mặt
hàng chủ lực có ý nghĩa chiến lược. Với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và khu
đặc quyền kinh tế với diện tích hơn 1 triệu km2 của Việt Nam, các mặt hàng thủy
sản có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các
mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, số lượng doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu thủy sản và hộ nuôi trồng thủy sản tăng vọt lên gấp đôi sau khi Việt Nam gia
nhập WTO, thị trường tiêu thụ được mở rộng cùng với các ưu đãi mà cơ chế hội nhập
mang lại, đặc biệt là mặt hàng cá tra. Cũng theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống
kê, tốc độ tăng bình quân giá trị xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn năm 2012 2017 đạt mức trung bình là 15 %/năm, đồng thời sản phẩm thủy sản việt Nam tính đến
hết năm 2017 đã có mặt trên 178 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện nay, Việt Nam đứng
thứ 3 thế giới về sản lượng nuôi trồng thủy sản sau Trung Quốc, Ấn Độ, giữ vai trò
quan trọng cung cấp nguồn thủy sản ni trồng tồn cầu.
Những năm gần đây, ngành Thủy sản Việt Nam đã đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu để đạt được kết quả ấn tượng, đóng góp đáng kể vào GDP quốc gia. Cụ
thể, trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành Thủy sản có mức tăng cao
nhất với 5,54%, do sản xuất thủy sản năm 2017 có nhiều khởi sắc so với năm 2016,
đóng góp 0,17 % vào mức tăng chung. Sản lượng thuỷ sản năm 2017 đạt 7.225,0


1


nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2016, trong đó cá đạt 5.192,4 nghìn tấn, tăng 4,8%
so với năm 2016; tơm đạt 887,5 nghìn tấn, tăng 8,8% so với năm 2016. Sản lượng
thủy sản nuôi trồng năm 2017 đạt 3.835,7 nghìn tấn, tăng 5,2% so với năm 2016,
trong đó cá đạt 2.694,3 nghìn tấn, tăng 4,2% so với năm 2016; tơm đạt 723,8 nghìn
tấn, tăng 10,3% so với năm 2016. Sản lượng cá tra năm 2017 đạt 1.251,3 nghìn tấn,
tăng 5% so với năm 2016; sản lượng tôm sú đạt 254,9 nghìn tấn, tăng 4,4% so với
năm 2016; sản lượng tơm thẻ chân trắng đạt 432,3 nghìn tấn, tăng 14,3% so với
năm 2016.
Đáng chú ý, trong xuất khẩu thủy sản năm 2017, Trung Quốc đã vượt Mỹ
trong top thị trường nhập khẩu cá tra và tôm của Việt Nam. Với mức tăng 37%
trong năm 2017 và giá trị nhập khẩu lên đến 420 triệu USD, Trung Quốc đang dẫn
đầu các thị trường mua cá tra và là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 3 sau Liên
minh châu Âu (EU) và Nhật Bản với giá trị 677 triệu USD, tăng trên 60% so với
năm 2016.
Bên cạnh những kết quả đạt được, năm 2017, ngành Thủy sản Việt Nam
cũng gặp không ít khó khăn, trở ngại, đó là sự cạnh tranh ngun liệu tơm từ nước
ngồi như: Ecuador, Ấn Độ, cũng như nguồn tôm, cá tuyết, cá nheo nguyên liệu của
Mỹ, đến các rào cản kỹ thuật của các nhà nhập khẩu, việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
trong quá trình đánh bắt, khai thác... đồng thời, nguyên liệu thiếu ổn định là một hạn
chế lớn của thủy sản Việt Nam trong thời gian qua. Có thời điểm giá cá tra nguyên
liệu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tăng cao (giữa 2017) nhưng người nuôi
cũng không đủ nguồn cá để cung cấp; khi đối mặt với những yêu cầu khắt khe của
nhà nhập khẩu, nguồn nguyên liệu đủ tiêu chuẩn ASC, BAP, HACCP và những yêu
cầu khác theo Đạo luật Farmbill của Mỹ cũng không nhiều như thị trường mong
đợi. Nhiều DN chế biến xuất khẩu thủy sản cũng gặp khó khăn khi nguyên liệu cá ngừ,
nhuyễn thể hai mảnh vỏ như nghêu, sò huyết được chứng nhận MSC lại khơng đủ phục
vụ cho chế biến. Bên cạnh đó, những rào cản kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng, an tồn

mơi trường đã gây thiệt hại khơng ít đến ngành chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam.
Ngay từ đầu năm 2017, tơm Việt Nam gặp khó khăn chính từ thị trường Australia vì
Bộ Nơng nghiệp và Tài ngun Australia ban bố lệnh cấm nhập khẩu tôm chưa nấu

2


chín vào Australia. Với lệnh cấm kéo dài trong 06 tháng đầu năm 2017 đã ảnh hưởng
không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam.
Không chỉ kim ngạch tăng mà tỷ trọng các mặt hàng thủy sản xuất khẩu cũng
thay đổi. Tỷ trọng các loại thủy sản nuôi và chế biến xuất khẩu có xu hướng tăng
trong khi các loại thủy sản khai thác, đặc biệt là từ nguồn tài nguyên biển lại giảm.
Điều này cho thấy ngành thủy sản đã không khai thác được thế mạnh kinh tế biển
của Việt Nam. Một điểm sáng nổi bật là các mặt hàng thủy sản có giá trị và đáp ứng
nhu cầu của tập khách hàng có thu nhập trên trung bình ngày càng chiếm tỷ trọng
cao và có tốc độ tăng nhanh hơn các loại thủy sản có giá trị thấp. Cơ cấu thị trường
xuất khẩu thủy sản Việt Nam cũng đang có sự thay đổi. Trước đây, thị trường các
nước Hoa kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc thường chiếm tỷ trọng cao hơn và gần như
cho thấy sự phụ thuộc của hàng thủy sản Việt Nam vào các thị trường này.
Cùng với năng lực canh tranh ngày càng cao, khả năng nghiên cứu thị trường
tốt hơn, ngành thủy sản Việt Nam đã phát triển danh mục thủy sản xuất khẩu theo
hướng đáp ứng nhu cầu của các thị trường mới. Liên minh châu Âu, Hàn Quốc, một
số quốc gia Đơng Âu đã dần thay thế cho vai trị của thị trường Trung Quốc khiến
Trung Quốc khơng cịn là thị trường nhập khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam.
Tỷ trọng và danh mục các mặt hàng thủy sản xuất khẩu đi Liên minh Châu Âu ngày
càng tăng. Tỷ trọng hàng thủy sản xuất khẩu trực tiếp cũng đã tăng nhanh. Hầu hết
các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã trực tiếp ký hợp đồng với các đối tác và
giảm thiểu số hợp đồng ký với trung gian.
Mặc dù đạt nhiều thành tựu trong thời gian qua nhưng ngành thủy sản xuất
khẩu trong quá trình phát triển đã bộc lộ những nhược điểm lớn đòi hỏi sự thay đổi,

điều chỉnh kịp thời cũng như đang gặp phải những thách thức khơng hề nhỏ. Ví dụ,
trong suốt hơn một thập niên qua, để có khách hàng và chiếm thị phần tiêu thụ trên
thị trường thế giới, một số doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu vì chạy theo lợi
nhuận đã tìm mọi cách để bán hàng, kể cả cạnh tranh không lành mạnh khi chào bán
với giá thấp, bơm nước vào cá cấp đông,… Hoạt động theo kiểu “ăn xổi” đã tạo nên
hệ lụy khơng nhỏ cho tồn ngành.
Thứ nhất, thủy sản Việt Nam hiện dang gặp nhiều vấn đề trong dây chuyền
sản xuất, công nghệ chế biến và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, đảm bảo chất

3


lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Trên thực tế, dù là quốc gia hàng đầu về xuất
khẩu thủy sản nhưng tính bền vững trong sản xuất của ngành chưa cao, đang bộc lộ
những khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật cho đến thu hoạch, chế biến, bảo quản
sản phẩm sau thu hoạch và tiêu thụ. Thủy sản Việt Nam đã từng bước tham gia
chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới dừng ở việc cung cấp đầu vào là sản phẩm sơ chế,
trong khi giá trị gia tăng đối với mặt hàng thủy sản chủ yếu do khâu chế biến, đóng
gói và hoạt động thương mại mang lại cịn thấp so với tiềm năng.
Thứ hai, mặc dù xu hướng xuất khẩu thủy sản Việt Nam ra thị trường thế
giới đã có nhiều điểm mạnh nhưng vấn đề là các doanh nghiệp xuất khẩu hầu như
còn độc lập, mạnh doanh nghiệp nào doanh nghiệp đó làm. Sự thiếu liên kết trong
xuất khẩu thủy sản đã làm cho khả năng tham gia vào chuỗi gía trị rất hạn chế. Các
doanh nghiệp nói riêng, tồn ngành thủy sản nói chung đã khơng xác định được
điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động kinh doanh của mình, từ đó xác định rõ
những hoạt động mà doanh nghiệp mình có thể đầu tư nguồn lực để tận dụng cơ
hội, vượt qua thách thức của thị trường.
Thứ ba, xu hướng tồn cầu hóa và mở rộng thị trường quốc tế, cũng như sự
gia tăng nhanh các tầng lớp trung lưu và thượng lưu ở các nước đang phát triển đã
tạo ra nhiều cơ hội trong sản xuất và đáp ứng nhu cầu các thị trường mới nổi. Điều

này có nghĩa các nhà sản xuất phải có sự kiểm soát tốt hơn nhằm đảm bảo chất
lượng và giá trị gia tăng cho các sản phẩm, đồng thời thích ứng được các tiêu chuẩn
cao về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định nghiêm ngặt về môi
trường, trách nhiệm xã hội, lao động,… Thêm nữa, với tác động của hội nhập kinh
tế quốc tế, thủy sản Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh ngày càng khốc liệt do
nước ta mới tham gia những khâu giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Các doanh nghiệp Việt Nam chỉ tập trung ở những hoạt động địi hỏi ít vốn, lao
động kỹ năng thấp trong chuỗi cung ứng. Hầu hết các doanh nghiệp ngành thủy sản
đều hoạt động độc lập, không tham gia vào được chuỗi cung ứng thủy sản tồn cầu.
Chính vì vậy, tiếp cận giá trị gia tăng thông qua việc xây dựng và phát triển chuỗi
giá trị thủy sản đang trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần tái cơ cấu thành công
ngành thủy sản theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

4


Trong bối cảnh thực tiễn như vậy, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận, chính
sách và tình hình tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu gắn với chuỗi giá trị
toàn cầu sẽ giúp cho các cấp quản lý và các doanh nghiệp Việt Nam nhận diện đầy
đủ về thị trường thủy sản tồn cầu từ đó đề xuất các giải pháp để duy trì và phát
triển xuất khẩu thủy sản.
Với những lý do trên, việc thực hiện luận án tiến sỹ “Tái cơ cấu ngành hàng
thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu” là có ý nghĩa
về lý luận và thực tiễn.
Về lý luận, Luận án sẽ hệ thống hóa, làm rõ các vấn đề lý luận về đặc điểm
của tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu trên cơ sở chuỗi giá trị toàn cầu, tác
động của việc tái cơ cấu ngành hàng thủy sản trong quá trình tham gia vào chuỗi giá
trị toàn cầu. Đồng thời, nghiên cứu này cũng tập trung nghiên cứu kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng thủy sản toàn cầu
để áp dụng cho Việt Nam nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ
quan quản lý trung ương và địa phương, các Bộ, Ngành kinh tế trong việc định
hướng chiến lược phát triển sản xuất và thương mại ngành hàng thủy sản đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Đề tài cung cấp thông tin cho cộng đồng kinh
doanh định hướng cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngành hàng thủy sản, nhận
diện điểm mạnh, điểm yếu trong từng hoạt động của chuỗi giá trị thủy sản xuất
khẩu, từ đó tìm ra định hương tham gia vào từng hoạt động của chuỗi giá trị. Đề tài
là cơ sở xây dựng chương trình hợp tác phát triển với các đối tác nước ngoài và
tham tham gia sâu sơn vào xuất khẩu theo chuỗi giá trị toàn cầu của ngành thủy sản,
đồng thời đề tài còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho các cơ sở nghiên cứu, các
trường đại học kinh tế và tổ chức, cá nhân quan tâm.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành hàng thủy sản
Việt Nam xuất khẩu gắn với chuỗi giá trị tồn cầu từ đó đưa ra các giải pháp, kiến
nghị để việc tái cơ cấu đạt kết quả, giúp ngành thủy sản Việt Nam tham gia sâu hơn,
thu được nhiều giá trị hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.

5


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, Luận án cần hoàn thành những nhiệm
vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Một là, hệ thống hóa được những vấn đề lý luận về tái cơ cấu và chuỗi giá
trị, nghiên cứu ứng dụng vào ngành hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu.
Hai là, Tập trung chủ yếu vào việc phân tích, luận giải các đặc điểm, vị trí,
vai trị, hình thức hoạt động, đặc biệt là phân tích sâu những tác động của việc tái cơ
cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu.
Ba là, Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tái cơ cấu ngành thuỷ

sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu từ đó chỉ rõ những
nhân tố tác động đến tái cơ cấu ngành hàng thủy sản và ảnh hưởng của nó đến nâng
cao giá trị gia tăng trong xuất khẩu.
Bốn là, đề xuất một số giải pháp nhằm hồn thiện q trình tái cơ cấu ngành
hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu tổng thể của luận án là các vấn đề lý luận về chuỗi giá
trị, về tái cơ cấu và mối quan hệ giữa tái cơ cấu và chuỗi giá trị trong việc thúc đẩy
xuất khẩu ngành hàng thủy sản ra thị trường thế giới. Luận án cũng nghiên cứu
chuỗi giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam, tái cơ cấu ngành hàng thủy sản dựa trên
chuỗi giá trị thủy sản xuất khẩu.
Đối tương nghiên cứu cụ thể của luận án gồm các vấn đề:
+ Lý thuyết chuỗi giá trị của M. Porter và các lý thuyết có liên quan đến
chuỗi giá trị đã cơng bố trong và ngồi nước; Các lý thuyết về tái cơ cấu nói chung
và tái cơ cấu ngành thủy thủy sản; Kinh nghiệm tái cơ cấu ngành thủy sản xuất khẩu
của một số quốc gia có những điều kiện tương tự như Việt Nam.
+ Thực trạng xuất khẩu thủy sản và cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu
của Việt Nam thời gian qua; Thực trạng tái cơ cấu ngành thủy sản thời gian qua tại
Việt Nam dựa trên phân tích theo chuỗi giá trị thủy sản.
+ Nghiên cứu mơ hình các nhân tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu ngành thủy sản
Việt Nam làm cơ sở đề xuất giải phảp.

6


3.2. Phạm vi nghiên của luận án
- Về nội dung:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về tái cơ cấu ngành
hàng thủy sản xuất khẩu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu

Thứ hai, phân tích thực trạng cơ cấu và các hoạt động tái cơ cấu ngành
hàng xuất khẩu thủy sản ở Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tái cơ cấu ngành hàng xuất
khẩu thủy sản ở Việt Nam.
- Về thời gian: Đánh giá hiện trạng tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu thơng
qua việc tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2012 – 2017
và đề xuất các kiến nghị cho những năm tiếp theo, tầm nhìn đến 2030.
- Về khơng gian: Tồn cảnh ngành hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sẽ
được nghiên cứu, trong đó tập trung vào các cơng ty thủy sản hoạt động tại Việt
Nam có xuất khẩu thủy sản ra nước ngoài.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử, luận án sử dụng thêm các phương pháp nghiên cứu thị trường từ góc độ kinh
tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Đó là các phương pháp phân tích hệ thống,
thống kê tổng hợp, nghiên cứu so sánh, dự báo kết hợp với thâm nhập thực tế tìm
hiểu kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản của một số tỉnh thành phía Nam Việt Nam.
- Nghiên cứu tài liệu: Tiến hành thu thập số liệu thông tin về tái cơ cấu ngành
hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam, nghiên cứu về hoạt động của việc tham gia vào chuỗi
giá trị toàn cầu của ngành thủy sản cũng như kinh nghiệm tham gia vào vào chuỗi giá trị
hàng thủy sản của một số doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới qua các nguồn tin
trong nước và quốc tế và qua mạng internet,.... Phương pháp này được sử dụng để thu
thập thông tin về các cơng trình nghiên cứu trước đây, các số liệu thống kê,...
- Tổng hợp, thống kê xử lý dữ liệu thứ cấp bằng các phương tiện và công cụ
phù hợp như computer, calculator, excel.
- Nghiên cứu định lượng: soạn bảng hỏi để khảo sát các nhà quản trị doanh
nghiệp, các nhà quản lý ngành thủy sản và các nhà nghiên cứu về quản trị doanh

7



nghiệp và kinh doanh xuất nhập khẩu để tạo lập cơ sở dữ liệu. Dựa vào cơ sở dữ
liệu đó, mơ hình nghiên cứu, thang đo khảo sát và tiến hành phân tích kiểm định các
giả thuyết của nghiên cứu bằng cách sử dụng phần mêm SPSS các công cụ nghiên
cứu bao gồm: Kiểm định sự tin cậy, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy,
kiểm định ANOVA.
Luận án được tiến hành thơng qua hai giai đoạn chính:
(1) Nghiên cứu định tính nhằm thống kê, thu nhập dữ liệu, điều chỉnh và bổ
sung các thang đo ảnh hưởng đến tái cơ cấu và nâng cao giá trị gia tăng ngành hàng
thuỷ sản xuất khẩu.
(2) Nghiên cứu định lượng nhằm phân tích dữ liệu khảo sát.
4.1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu sơ bộ)
Thơng qua việc nghiên cứu các cơ sở lý thuyết để khám phá, tìm ra các biến
quan sát đại diện cho các nhân tố ảnh hưởng đến tái cơ cấu và nâng cao giá trị gia
tăng ngành hàng thuỷ sản xuất khẩu. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý thuyết có
được, tác giả tiến hành tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhà kinh tế và các
doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh ngành hàng thuỷ sản xuất khẩu
Sau quá trình nghiên cứu cơ sở lý thuyết và tham khảo ý kiến chuyên gia, nhà
kinh tế và các doanh nghiệp trực tiếp kinh doanh ngành hàng thuỷ sản xuất khẩu, tác
giả đã rút ra được 26 biến quan sát thuộc 06 nhóm nhân tố có khả năng ảnh hưởng
đến tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu và nâng cao GTGT, bao gồm:
(i) Hoạt động hậu cần đầu vào bao gồm 5 nhân tố: Liên kết với các cơ sở
đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản cung cấp nguồn nguyên liệu; Hỗ trợ ngư dân về
phương tiện và công nghệ đánh bắt; Nghiên cứu và phát triển con giống đảm bảo
chất lượng; Tìm kiếm các nguồn nhập khẩu nguyên liệu đảm bảo và phù hợp với
tiêu chuẩn chất lượng; và Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thuỷ sản ̣
(ii) Hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản xuất khẩu bao gồm 4 nhân tố: Đầu
tư xây dựng dây chuyền chế biến hiện đại và đồng bộ; Đổi mới công nghệ, đổi mới
trang thiết bị, nâng công suất chế biến; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong
chế biến; và Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về chế biến thuỷ sản.
(iii) Đối với hoạt động hậu cần đầu ra bao gồm 3 nhân tố: Lực lượng vận

chuyển; Bảo quản dự trữ thuỷ sản; và Đóng gói, bao bì.

8


(iv) Đối với hoạt động marketing bao gồm 6 nhân tố: Nghiên cứu thị trường
và phân đoạn thị trường; Quảng bá sản phẩm; Áp dụng chính sách giá cả; Chính
sách phân phối; Ứng dụng công nghệ thông tin; và Các chính sách xúc tiến.
(v) Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng gồm 4 yêu tố: Giao hàng đúng
chất lượng mà đối tác yêu cầu; Giao hàng đúng thời hạn; Các hoạt động tư vấn
khách hàng; và Chính sách sau bán hàng.
(vi) Đối với các hoạt động hỗ trợ gồm 4 yếu tố: Quản trị nguồn nhân lực;
Quản trị tài chính; Quản trị rủi ro; và Văn hố doanh nghiệp.
Ngồi ra, luận án cịn đưa ra 2 nhóm nhân tố thuộc biến phụ thuộc đó là:
(i) Tái cơ cấu gồm 3 nhân tố: Liên kết dọc; Liên kết ngang; và Tập trung sản
xuất thâm canh các đối tượng nuôi chủ lực, cơ cấu lại sản phẩm chế biến theo
hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm sơ chế, tăng tỷ trọng các sản phẩm ăn liền.
(ii) Nâng cao giá trị gia tăng gồm 4 nhân tố: Lợi nhuận tăng; Thương hiệu
tăng; Lợi ích của các bên tham gia tăng (Ngư dân, Doanh nghiệp cung ứng, khách
hàng và nhà nước); và Môi trường đảm bảo.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu định tính, tác giả đã rút ra được tập biến quan
sát gồm 6 nhóm biến độc lập và 2 nhóm biến phụ thuộc) cụ thể được đo lường trên
thang đo Likert 5 điểm thay đổi từ 1= hồn tồn khơng đồng ý đến 5 = hoàn toàn
đồng ý, Phụ lục 2a :
4.2. Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng được tiến hành qua phương pháp khảo sát, vì đây là
dạng thiết kế thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng. Công cụ
được sử dụng trong phương pháp khảo sát là bảng câu hỏi chi tiết với các câu hỏi sử
dụng chủ yếu là câu hỏi đóng với các trả lời được đo lường theo cấp độ thang đo rõ
ràng. Sau khi thu thập dữ liệu nghiên cứu, tác giả sử dụng SPSS 23.0 với các kiểm

định lần lượt: Cronbach’s Alpha để đánh giá tính nhất quán nội tại của các thang đo
có từ 3 biến quan sát trở lên, sau đó sử dụng mơ hình EFA để kiểm định giá trị
thang đo dựa vào việc đánh giá mối quan hệ tương quan giữa các biến với nhau
nhằm rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố có ý nghĩa
hơn. Cơ sở của việc rút gọn là căn cứ vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố

9


với các biến quan sát. Sau khi nhóm lại tập biến quan sát từ mơ hình EFA, tác giả
tiếp tục sử dụng mơ hình hồi quy để đánh giá mối quan hệ giữa các biến độc lập và
biến phụ thuộc.
- Phương pháp chọn mẫu và thu thập thông tin.
Theo Bollen (1989) dẫn trong Cao Hào Thi & Swierczek (2010, tr.576), tỷ lệ
mẫu trên mỗi biến quan sát phải đảm bảo tối thiểu là 5:1. Trong nghiên cứu, số
lượng dự án được khảo sát là 170 tương ứng với 31 biến quan sát (31*5 = 155), nên
số lượng mẫu đảm bảo theo yêu cầu.
- Đánh giá độ tin cậy thang đo - hệ số Cronbach’s Alpha
Crobach’s Alpha là phép kiểm định thống kê về độ tin cậy của một thang đo,
tức mức độ chặt chẽ và tính nhất quán của tập hợp các biến quan sát đo lường một
khái niệm. Để tính Cronbach’s Alpha cho một thang đo, thì thang đo phải có tối
thiểu 03 biến đo lường. Hệ số Cronbach’s Alpha có giá trị biến thiên trong khoảng
[0,1]. Về mặt lý thuyết, Cronbach’s Alpha càng cao càng tốt (tức thang đo càng có
độ tin cậy cao). Tuy nhiên, hệ số Cronbach’s Alpha quá lớn (>0,95) cho thấy có nhiều
biến thiên trong thang đo khơng có khác biệt gì nhau (nghĩa là chúng cùng đo lường
một nội dung nào đó của khái niệm nghiên cứu). Vì vậy, một thang đo có độ tin cậy tốt
khi nó biến thiên trong khoảng [0,7;0,8]. Nếu Cronbach’s Alpha >= 0,60 là thang đo có
thể chấp nhận được về mặt độ tin cậy [Nunnally & Bernstein, 1994]. Ngoài ra, các biến
đo lường dùng để đo lường cùng một khái niệm nghiên cứu, nên chúng phải có tương
quan chặt chẽ với nhau. Vì vậy, khi kiểm tra từng biến đo lường, chúng ta sử dụng hệ

số tương quan biến tổng (item total correlation). Trong SPSS sử dụng hệ số tương quan
biến tổng hiệu chỉnh (corrected item total correlation), hệ số này lấy tương quan của
biến đo lường xem xét với tổng các biến còn lại của thang đo (khơng tính biến đang
xem xét). Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (hiệu chỉnh) >= 0,30
thì biến đó đạt u cầu [Nunnally & Bernstein, 1994].
- Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) thuộc nhóm phân tích đa
biến phụ thuộc lẫn nhau, được sử dụng phổ biến để đánh giá giá trị thang đo hay rút
gọn một tập biến. Với phương pháp này cần quan tâm các bảng kết quả sau:

10


+ Bảng trị số KMO (Kaiser-Meyer – Olkin): Bảng này dùng để đánh giá sự
phù hợp của phương pháp phân tích EFA đối với các biến được nghiên cứu. Phương
pháp phân tích EFA được xem là phù hợp khi hệ số KMO có giá trị ở giữa 0,5 và
1,0 (0,5<= KMO <=1,0) và mức ý nghĩa thống kê (Significance) của kiểm định
Bartlett's phải nhỏ hơn mức ý nghĩa thống kê cho phép (Sig=< 0,05).
+ Đại lượng Eigenvalue trong bảng Total Variance Explained được dùng để
xác định số lượng các nhân tố ảnh hưởng được giữ lại và tổng các nhân tố ảnh
hưởng được giữ lại đó có ý nghĩa giải thích là bao nhiêu. Các nhân tố được rút trích
tại Eigenvalue >=1,0 và được chấp nhận khi tổng phương sai trích >= 50%. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp trích Principal components với phép xoay Varimax.
+ Bảng ma trận nhân tố (component matrix) và bảng ma trận nhân tố sau khi
xoay (rotated component matrix) sẽ giúp xác định các nhóm nhân tố bao gồm các
biến có liên quan đến nhau (để đạt u cầu thì các biến này phải có trọng số > 0,5)
và sẽ được sử dụng để phân tích ở phương pháp tiếp theo.
- Phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính
Với các nhân tố đã đảm bảo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ được dùng để
đánh giá tầm quan trọng của từng nhân tố ảnh hưởng. Trong đó, với các nhóm nhân

tố có giá trị sig rất nhỏ (sig <0,05) sẽ được giữ lại, cịn các nhóm nhân tố có mức ý
nghĩa giải thích thấp (sig > 0,05) sẽ được loại ra. Đồng thời, hệ số beta chuẩn hóa sẽ
đánh giá thứ tự tầm quan trọng của các nhân tố được giữ lại. Việc Phân tích hồi quy
bội là một kỹ thuật thống kê được sử dụng để phân tích mối quan hệ giữa một biến
phụ thuộc và nhiều biến độc lập. Trình tự phân tích hồi quy trong nghiên cứu được
thực hiện như sau:
+ Kiểm tra sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc bằng ma
trận hệ số tương quan.
+ Xây dựng mơ hình hồi quy trên cơ sở phép kiểm định tương quan vừa
thực hiện.
+ Đánh giá độ phù hợp của mơ hình hồi quy với dữ liệu quan sát bằng hệ số
xác định R2 (coefficient of determination) hay hệ số R2 hiệu chỉnh, theo quy tắc R2

11


càng gần 1, thì mơ hình đã xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0, thì mơ hình
càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu.
+ Kiểm định độ phù hợp của mơ hình (kiểm định F) xem xét mức độ phù hợp
của mơ hình hồi quy tuyến tính tổng thể.
+ Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy riêng phần (hệ số beta).
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Tổng quan các cơng trình nghiên cứu đã chỉ rõ “khoảng trống” là những vấn
đề lý thuyết và thực tiễn về tái cơ cấu ngành hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu
nhằm tham gia vào chuỗi giá trị tồn cầu, với mục đích nghiên cứu gắn vớ chủ đề
đó, luận án có thể làm rõ và cung cấp giá trị ứng dụng về:
Thứ nhất, phát triển một số luận điểm về tái cơ cấu ngành hàng thủy sản việt
Nam xuất khẩu dựa trên chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu từ những lý thuyết và cơng
trình khoa học đã cơng bố.
Thứ hai, xác định những thành công và tồn tại của hoạt động kinh doanh và

tái cơ cấu ngành hàng thuỷ sản xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị
toàn cầu trong thời gian qua, cùng những nguyên nhân chủ yếu của chúng.
Thứ ba, rút ra được kinh nghiệm có thể vận dụng và cần tránh trong việc
tham gia vào chuỗi toàn cầu của ngành thủy sản xuất khẩu trên cơ sở tái cơ cấu của
một số nước đã nghiên cứu và đưa ra khuyên nghị đối với Việt Nam nhằm tăng
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, phát triển mơ hình liên kết dọc và liên kết ngang làm cơ sở cho các
doanh nghiệp kinh doanh thủy sản Việt Nam xuất khẩu xây dựng chuỗi giá trị và
thúc đẩy sự gia nhập chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu.
Thứ năm, đánh giá và kiểm định mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng
đến tái cơ cấu và nâng cao giá trị gia tăng ngành thuỷ sản Việt Nam xuất khẩu.
Thứ sáu, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm thúc đẩy tái cơ cấu
ngành hàng thủy sản Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian tới.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
các bảng, biểu đồ, sơ đồ và hình, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án
được chia thành 4 chương như sau:

12


Chương 1:

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề của
Luận án

Chương 2: Cơ sở ly luận và thực tiễn về tái cơ cấu ngành hàng thủy sản
xuất khẩu Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Chương 3: Thực trạng xuất khẩu và tái cơ cấu ngành hàng thủy sản xuất khẩu
Việt Nam để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu trong thời gian

qua;
Chương 4: Giải pháp hồn thiện q trình tái cơ cấu ngành hàng thủy sản
xuất khẩu để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

13


×