Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

giải pháp để ngành dệt may việt nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 107 trang )

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga i Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp để ngành dệt may Việt Nam tham
gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu” do em thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn
của PGS.TS Ngô Thị Tuyết Mai cùng sự giúp đỡ của các chú, anh, chị trong Ban
Phát triển các ngành sản xuất – Viện Chiến lƣợc phát triển.
Em xin cam đoan khóa luận này hoàn toàn do em thực hiện, không sao chép từ
bất kỳ luận văn hay khóa luận nào. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong khóa
luận đều đƣợc dẫn nguồn rõ ràng và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu
biết của em.
Nếu có gì sai với lời cam đoan trên, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Bùi Hằng Nga















Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga ii Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v
MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU 4
1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 4
1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị 4
1.1.2. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 6
1.2. Các công đoạn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 6
1.2.1. Công đoạn thiết kế 9
1.2.2. Công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu 9
1.2.3. Công đoạn may 10
1.2.4. Công đoạn xuất khẩu 11
1.2.5. Công đoạn marketing và phân phối sản phẩm 12
1.3. Lợi ích của việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 13
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 14
1.5. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Trung Quốc. 15
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 21
2.1. Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam 21
2.1.1. Năng lực sản xuất 21
2.1.2. Tình hình xuất khẩu 23
2.2. Thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam 30
2.2.1. Công đoạn thiết kế 30
2.2.2. Công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu 33

2.2.3. Công đoạn may 47
2.2.4. Công đoạn xuất khẩu 51
2.2.5. Công đoạn marketing và phân phối sản phẩm 54
2.3. Đánh giá sự tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may Việt Nam 56
2.3.1. Định vị ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu 56
2.3.2. Những nguyên nhân gây ra hạn chế, khó khăn 61
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga iii Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH DỆT MAY VIỆT
NAM THAM GIA CÓ HIỆU QUẢ VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 66
3.1. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2011-
2020, tầm nhìn đến năm 2030 66
3.1.1. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015,
tầm nhìn năm 2020 66
3.1.2. Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2020, tầm nhìn
2030 69
3.2. Một số giải pháp để ngành dệt may tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị dệt
may toàn cầu. 71
3.2.1. Chủ động trong việc thiết kế sản phẩm và đào tạo đội ngũ thiết kế thời
trang 73
3.2.2. Chủ động cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất dệt may 74
3.2.3. Xác định định hướng chiến lược chuyển từ gia công xuất khẩu sang xuất
khẩu trực tiếp theo lộ trình ba giai đoạn OEM – ODM – OBM 76
3.2.4. Xây dựng hệ thống phân phối để mở rộng chuỗi giá trị dệt may 76
3.2.5. Xây dựng cụm ngành công nghiệp về dệt may 78
3.2.6. Phát triển công nghiệp phụ trợ ngành dệt may 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO vii
PHỤ LỤC xi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai

Bùi Hằng Nga iv Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
VIẾT TẮT
TIẾNG ANH
TIẾNG VIỆT
ASEAN
Association of Southeast Asian
Nations
Các nƣớc Đông Nam Á
CMT
Cut – Make - Trim
Hình thức gia công thuần túy
CNH -
HĐH

Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
EU
Europe Union
Liên minh châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
FOB
Free On Board
Hình thức xuất khẩu trực tiếp
FTA
Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GTGT

Giá trị gia tăng
NDT

Nhân dân tệ
OBM
Own Brand Manufacturing
Sản xuất theo nhãn hiệu gốc
ODM
Original Design Manufacturing
Sản xuất theo thiết kế gốc
OEM
Original Equipment
Manufacturing
Sản xuất theo tiêu chuẩn khách
hàng
TPP
Trans-Pacific Strategic Economic
Partnership Agreement
Hiệp định Đối tác kinh tế chiến
lƣợc xuyên Thái Bình Dƣơng
USD

Đôla Mỹ
VCOSA
Vietnam Cotton and Spinning
Association

Hiệp hội Bông sợi Việt Nam
VINATEX
The Vietnam National Textile
and Garment Group
Tập đoàn Dệt may Việt Nam
VITAS
Vietnam Textile and Apparel
Association
Hiệp Hội Dệt may Việt Nam
WTO
World Trade Organization
Tổ Chức Thƣơng Mại Thế giới.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga v Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
1. Danh mục hình vẽ
Hình 1.1. Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản 4
Hình 1.2. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu 7
Hình 1.3. Đồ thị hình thái hoạt động sản xuất 8
Hình 1.4. Đồ thị biểu diễn GTGT của chuỗi giá trị dệt may 8
Hình 2.1. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2009-2013 25
Hình 2.2. Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trƣờng chính giai đoạn 2011 – 2013 .
29
Hình 2.3. Tình hình nhập khẩu bông của Việt Nam từ tháng 1/2011 đến tháng
2/2014 37
Hình 2.4. Tình hình xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam từ tháng 1/2012 đến tháng
2/2014 39
Hình 2.5. Tình hình nhập khẩu xơ nguyên liệu của Việt Nam từ tháng 1/2010 đến
tháng 2/2014 40

Hình 2.6. Tình hình nhập khẩu vải của Việt Nam từ năm 2011 đến tháng 2/2014 42
Hình 2.7. Kim ngạch nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may giai đoạn 2005 – 2013 43
Hình 2.8. Kim ngạch nhập khẩu cúc của Việt Nam từ năm 2011 đến tháng 2/2014
44
Hình 2.9. Kim ngạch xuất khẩu áo sơ mi qua các tháng giai đoạn 2011 – 2013 52
Hình 2.10. Tình hình xuất khẩu dệt may sang các thị trƣờng chính giai đoạn 2008-
2013 53
Hình 2.11. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu 55
Hình 3.1. Thời gian sản xuất điển hình của chuỗi giá trị xuất khẩu sản phẩm dệt
may Việt Nam 72
Hình 3.2. Mô hình phát triển cụm ngành dệt may ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc
79
Hình 3.3. Sơ đồ cụm ngành dệt may HCM – BD – ĐN 79

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga vi Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

2. Danh mục bảng biểu
Bảng 1.1. Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may Trung Quốc giai đoạn 2005 -
2013 16
Bảng 2.1. Thứ hạng và tỷ trọng một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam giai
đoạn 2012 - 2013 24
Bảng 2.2. Cân đối xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam năm 2013 26
Bảng 2.3. Xuất khẩu hàng dệt may phân theo thị trƣờng giai đoạn 2011-11/2013 28
Bảng 2.4. Số liệu xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ giai đoạn 2011 - 2013 30
Bảng 2.5. Kim ngạch xuất khẩu dệt may và nhập khẩu nguyên liệu cho ngành dệt
may giai đoạn 2007 – 2012 34
Bảng 2.6. Sản lƣợng bông Việt Nam từ mừa vụ 2010/11 đến mùa vụ 2013/14 36
Bảng 2.7. Tổng quan ngành dệt may/ ngành kéo sợi của Việt Nam giai đoạn 2010 –
2012 39

Bảng 2.8. Kết cấu giá (bình quân cho các mặt hàng) theo phƣơng thức CMT và
FOB loại I 49
Bảng 3.1. Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 71
Bảng 3.2. So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc và Ấn Độ sang
các thị trƣờng lớn 72


Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 1 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành dệt may là một trong những ngành xuất khẩu lớn và lâu đời trên thế
giới. Hầu hết các quốc gia sản xuất và cung cấp hàng dệt may cho thị trƣờng thế
giới (Dickerson, 1995), một ngành có tính toàn cầu lớn nhất trong tất cả các ngành.
Ngành dệt may là một ngành “khởi đầu” đặc trƣng của các quốc gia trong tiến trình
công nghiệp hóa định hƣớng xuất khẩu, và đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng
trƣởng của các nƣớc Đông Á.
Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một câu chuyện thành công về chiến lƣợc tăng
trƣởng định hƣớng xuất khẩu từ sau chính sách đổi mới những năm cuối thập kỷ
1980. Ngành dệt may cũng là một trong những lĩnh vực quan trọng trong chính sách
tăng trƣởng định hƣớng xuất khẩu, hiện tại chiếm hơn một nửa giá trị xuất khẩu
công nghiệp của nền kinh tế. Các nhà sản xuất dệt may trong nƣớc không chỉ
chuyển dịch theo hƣớng thị trƣờng mà còn chuẩn bị đối phó với sự thay đổi của
cạnh tranh toàn cầu. Thách thức toàn cầu đã tạo áp lực và đòi hỏi các nhà sản xuất
dệt may phải nâng cấp để cải tiến chất lƣợng, hạ giá thành, và thời gian giao hàng
nhằm đáp ứng nhu cầu thị trƣờng thế giới trong chuỗi giá trị toàn cầu (Nadvi and
Thoburn, 2004).
Là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, ngành dệt
may từ 1990 đến nay đã phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng

trong quá trình tăng trƣởng của nền kinh tế. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan,
trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu năm 2013, hàng dệt may Việt Nam
có kim ngạch xuất khẩu đạt 17,95 tỷ USD và tăng 18,9% so với năm 2012, cao thứ
hai sau mặt hàng điện thoại. Thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may chủ yếu của Việt
Nam là Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam
(Vitas), ngành dệt may Việt Nam hiện giữ vị trí top 5 về lƣợng xuất khẩu hàng dệt
may trên thế giới. Niềm tự hào rằng chúng ta đang mặc áo cho phần lớn dân số thế
giới có thể bị đe dọa bởi những gƣơng mặt mới nổi trong làng dệt may thế giới nhƣ:
Myanmar, Campuchia, Lào Mặt khác, nếu cứ để tình trạng bị động nguyên liệu
thì ngành dệt may sẽ dần đuối sức cạnh tranh. Trong khoảng gần 4.000 doanh
nghiệp dệt may, tỷ lệ doanh nghiệp sản xuất nguyên phụ liệu chỉ chiếm 0,7%, xơ
sợi tổng hợp là 0,1%; bông 0,2%; sợi chỉ 4,3%; nhuộm hoàn tất 3%. Tình trạng bị
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 2 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

động về nguyên liệu khiến doanh nghiệp dệt may Việt Nam đuối sức cạnh tranh trên
thị trƣờng thế giới.
Theo Thứ trƣởng Bộ Công thƣơng – Hồ Thị Kim Thoa, xu hƣớng phát triển
dệt may thế giới là phát triển chuỗi cung ứng trọn gói, giao dịch thƣơng mại điện tử.
Đây chính là một thách thức buộc ngành dệt may Việt Nam phải có sự thay đổi
trong thời gian tới. Do đó, Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may đang
đƣợc Bộ Công thƣơng xây dựng xác định rõ phát triển sản xuất sản phẩm chiến
lƣợc sẽ tập trung vào sản xuất vải và phụ kiện may, trong đó khâu nhuôm- hoàn tất
đóng vai trò quan trọng, phát triển nguồn nguyên liêu bông, xơ sợi tổng hợp nhân
tạo và chú trọng phát triển các sản phẩm dệt kỹ thuật.
Từ những phân tích trên, có thể thấy ngành dệt may Việt Nam đang đứng
trƣớc sức ép phải thay đổi để tồn tại và phát triển, việc thâm nhập sâu rộng vào
chuỗi giá trị dệt may toàn cầu là hết sức cần thiết để ngành dệt may nâng cao sức
cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới và nâng cao giá trị xuất khẩu. Để làm đƣợc điều
này, chúng ta cần xác định đúng vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá

trị dệt may toàn cầu, từ đó tìm ra các điều kiện cần thiết để ngành dệt may Việt
Nam dịch chuyển đến mắt xích có giá trị gia tăng (GTGT) cao hơn, qua đó nâng cao
giá trị và vị thế của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Trên ý nghĩa này, em đã chọn đề tài: “Giải pháp để ngành dệt may Việt
Nam tham gia có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu” làm đề tài khóa luận tốt
nghiệp của mình.
2. Đối tƣợng và mục đích nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị toàn cầu của
ngành dệt may Việt Nam.
- Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định thực trạng
tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Việt Nam. Từ đó đề xuất các
khuyến nghị chính sách nhằm dịch chuyển ngành dệt may Việt Nam sang các mắt
xích có GTGT cao hơn để khai thác tối đa những lợi thế so sánh và nâng cao vị thế
của ngành cũng nhƣ giúp Việt Nam tham gia có hiệu quả hơn vào chuỗi giá trị dệt
may toàn cầu.
3. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 3 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tập trung phân tích, đánh giá tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh ngành dệt may Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị dệt
may toàn cầu. Số liệu phân tích thực trạng sử dụng trong giai đoạn từ năm 2005 đến
tháng 2 năm 2014 và đề xuất giải pháp cho đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính, định lƣợng để
đánh giá thực trạng trong ngành dệt may Việt Nam, từ đó đƣa ra các khuyến nghị
cho ngành trong tình hình hiện nay. Ngoài ra, khóa luận còn sử dụng phƣơng pháp
tổng hợp, mô tả, phân tích, đối chiếu, so sánh cũng nhƣ thu thập và xử lý số liệu từ
các giáo trình, sách, báo cáo,…. Theo phƣơng pháp này, các lập luận trong bài viết
sẽ dựa trên những diễn biến, số liệu thực tế của ngành dệt may thế giới và Việt

Nam.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung nghiên cứu đề tài đƣợc trình bày
theo ba chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Chương 2: Phân tích thực trạng ngành dệt may Việt Nam tham gia vào
chuỗi giá trị toàn cầu
Chương 3: Định hướng và giải pháp để ngành dệt may Việt Nam tham gia
có hiệu quả vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu










Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 4 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY TOÀN CẦU
1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị, một thuật ngữ đƣợc dùng phổ biến tại các nƣớc phát triển từ
những năm 50 của thế kỷ XX. Khởi đầu bằng việc sử dụng khái niệm chuỗi và phân
tích chuỗi giá trị trong lĩnh vực nông nghiệp tại các nƣớc phát triển.
Theo tài liệu nghiên cứu về chuỗi giá trị của Kaplinsky (2000), chuỗi giá trị
bao gồm các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ

kể từ giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối đến ngƣời tiêu dùng
cuối cùng cũng nhƣ xử lý các rác thải sau khi sử dụng.
Nhƣ vậy có thể hiểu về chuỗi giá trị là tập hợp các giá trị đƣợc tạo ra từ các
giai đoạn của quá trình sản xuất một sản phẩm hay dịch vụ, từ khâu nghiên cứu phát
triển, thiết kế, cung cấp đầu vào, sản xuất, marketing và phân phối tới ngƣời tiêu
dùng cuối cùng.
Ở dạng đơn giản nhất ta có thể thấy đƣợc bốn công đoạn (bốn khâu/ mắt xích)
quan trọng nhất của chuỗi giá trị (Kaplinsky & Morris).










Hình 1.1. Bốn mắt xích trong một chuỗi giá trị đơn giản
Nguồn: Kaplinsky and Morris (2001), A handbook for Value Chain Research.
Dựa vào mô hình trên chúng ta có thể thấy đƣợc mối quan hệ tƣơng hỗ giữa
các mắt xích trong chuỗi, ví dụ các cơ quan thiết kế không chỉ ảnh hƣởng đến quá
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 5 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

trình sản xuất, marketing còn chịu ảnh hƣởng bởi các điều kiện ràng buộc trong các
mối liên kết hạ nguồn này trong chuỗi giá trị.
Theo Gereffi (2005), khái niệm "Chuỗi giá trị" trong nông nghiệp là một cách
tiếp cận giúp nông dân tiếp cận thị trƣờng hiệu quả nhất hiện nay, nó có thể hiểu là:
- Một chuỗi các hoạt động chức năng, từ cung cấp các dịch vụ đầu vào cho

một sản phẩm cụ thể cho đến sản xuất, thu hái, chế biến, phân phối, marketing và
tiêu thụ cuối cùng; qua mỗi hoạt động lại bổ sung giá trị cho thành phẩm cuối cùng.
- Sự sắp xếp có tổ chức, kết nối và hợp tác của ngƣời sản xuất, nhà chế biến,
các thƣơng gia, và nhà phân phối liên quan đến một sản phẩm cụ thể.
- Một mô hình kinh tế tiên tiến trong đó kết hợp chặt chẽ giữa việc chọn lựa
sản phẩm và công nghệ hiện đại thích hợp (hạ tầng, viễn thông và khoa học công
nghệ …) cùng với cách thức tổ chức các tác nhân liên quan nhƣ sản xuất, nhân
lực… để tiếp cận thị trƣờng.
Theo GS.TS Michael Porter trong cuốn sách bán chạy nhất năm 1985, tạm
dịch là “Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì có hiệu suất ở mức cao”, khái niệm
chuỗi giá trị đƣợc sử dụng nhiều trong quản trị doanh nghiệp và đƣợc định nghĩa
đầy đủ nhƣ sau:
Toàn bộ các hoạt động có liên quan đến nhau, các hoạt động này đƣợc thực
hiện bởi các doanh nghiệp (công ty) tại các thời điểm, vị trí địa lý khác nhau để tạo
ra một sản phẩm hay một dịch vụ và phân phối cho ngƣời tiêu dùng cuối cùng
(Micheal Porter).
Xét về mặt chức năng, chuỗi giá trị là tập hợp các công đoạn sản xuất, kinh
doanh liên kết với nhau từ khâu lựa chọn đầu vào để sản xuất cho đến việc bán,
phân phối các sản phẩm đến ngƣời tiêu dùng, qua mỗi công đoạn thì GTGT của sản
phẩm lại đƣợc tăng lên.
Do vậy chuỗi giá trị không những chỉ cho ta thấy đƣợc các “khâu” và “công
đoạn” của chuỗi mà chúng ta còn nhận diện đƣợc các “tác nhân” của chuỗi trong
từng công đoạn. Tác nhân ở đây là những ngƣời vận hành, ngƣời tham gia trong đó
đặc biệt là chủ thể của chuỗi giá trị, họ thực hiện các chức năng trong chuỗi ví dụ
các nhà sản xuất, nhà cung cấp, nông dân, thƣơng lái, ngƣời vận chuyển….
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 6 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Tóm lại, chuỗi giá trị là chuỗi các hoạt động có trình tự từ sản xuất đến thƣơng
mại mà theo đó sản phẩm đi qua và tại mỗi hoạt động sản phẩm thu đƣợc một số giá

trị nào đó. Trong đó con ngƣời có vai trò trung tâm, nòng cốt để vận hành chuỗi từ
đầu vào đến đầu ra của sản phẩm, KHCN là yếu tố then chốt trong việc nâng cao
GTGT của hàng hóa.
Trong xu thế toàn cầu hóa, chuỗi giá trị không bị giới hạn bởi ranh giới quốc
gia, phân tích chuỗi giá trị nhằm tìm ra nguyên nhân có ý nghĩa với các doanh nghiệp
tại những nƣớc đang phát triển đang cố gắng tham gia thị trƣờng toàn cầu theo cách
thức sao cho mang lại thu nhập bền vững.
1.1.2. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Chuỗi giá trị có thể đƣợc thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoạch
trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu. Theo cách
nhìn này, các doanh nghiệp từ nhiều quốc gia trên thế giới sẽ đóng vai trò nhƣ mắt
xích quan trọng và có thể chi phối sự phát triển của chuỗi giá trị.
Ngành dệt may là một minh họa kinh điển của chuỗi giá trị do ngƣời mua
quyết định, việc tạo ra sản phẩm cuối cùng phải qua nhiều công đoạn và hoạt động
sản xuất thƣờng đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc. Đặc điểm chính của chuỗi giá trị do
ngƣời mua quyết định là sự hợp nhất theo mạng lƣới để thúc đẩy sự phát triển của
các khu chế xuất và thực hiện thuê gia công toàn cầu của các nhà bán lẻ. Trong
chuỗi giá trị dệt may, các nhà sản xuất với thƣơng hiệu nổi tiếng, các nhà bán buôn,
bán lẻ lớn đóng vai trò then chốt trong việc thiết lập mạng lƣới sản xuất và định
hình việc tiêu thụ hàng thông qua các thƣơng hiệu mạnh và sự phụ thuộc của chúng
vào những chiến lƣợc thuê gia công toàn cầu nhằm thảo mãn nhu cầu này (Gereffi,
1999).
Là một ngành với sự gia nhập ngành dễ dàng nhƣng lại chịu tác động bảo hộ
từ các nƣớc phát triển, đã dẫn đến sự đa dạng hóa chƣa từng có của các nhà xuất
khẩu dệt may trong thế giới thứ ba. Ngoài ra, các liên kết trƣớc và sau cũng đƣợc
mở rộng và điều này tạo ra một số lƣợng lớn công việc liên quan trong ngành
(Appelbaum et al, 1994).
1.2. Các công đoạn trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Theo Gereffi chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đƣợc trải qua các mạng lƣới đó là:
cung cấp nguyên liệu thô sợi tự nhiên và tổng hợp; các yếu tố sản xuất nhƣ sợi, vải

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 7 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

đƣợc sản xuất bởi các công ty dệt; hệ thống sản xuất đƣợc hình thành bởi các công
ty may mặc, bao gồm gia công nội địa và quốc tế; hệ thống xuất khẩu đƣợc thiết lập
bởi các trung gian phân phối; hệ thống marketing ở cấp độ bán lẻ (Gereffi, 2002).

Hình 1.2. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Nguồn: The international competiveness of Asian economies in the apparel
commodity chain (Gereffi, 2002).
Nhờ việc ứng dụng lý thuyết đƣờng cong nụ cƣời về hình thái các hoạt động
sản xuất để biểu diễn chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Đồ thị đƣờng cong nụ cƣời (Smile Curve) của Acer Stan Shih về các hoạt
động sản xuất đƣợc hình thành từ những quan sát của ông khi còn là một nhà sản
xuất máy tính cá nhân, hợp đồng cho thƣơng hiệu nhà sản xuất ở Mỹ. Ông nhận
thấy GTGT của một sản phẩm không nằm ở khâu sản xuất ra sản phẩm mà chỉ tập
trung nhiều nhất ở hoạt động sáng tạo nghiên cứu và phát triển (R&D), marketing
phân phối, còn hoạt động sản xuất công nghiệp thƣờng cho GTGT thấp nhất. Từ đó
ông xây dựng đồ thị biểu diễn mức độ giá trị đƣợc tạo ra cho từng công đoạn của
quá trình sản xuất. Theo đồ thị đƣờng cong nụ cƣời thì có 7 hình hoạt động sản xuất
của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đó là: hoạt động nghiên cứu và phát triển, tƣ duy
hóa sản phẩm, thiết kế sản phẩm, chế tạo/sản xuất, xây dựng thƣơng hiệu,
marketing và phân phối, dịch vụ khách hàng (Hình 1.3).
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 8 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A


Nguồn: Acer Stan Shih.
Hình 1.3. Đồ thị hình thái hoạt động sản xuất
Trong hình 1.3, trục tung đại diện cho GTGT của từng hoạt động, hoạt động

có giá trị cao hơn đƣợc biểu thị ở điểm cao hơn trên đồ thị, trục hoành đại diện cho
các bƣớc cần thiết để sản xuất một sản phẩm dọc theo chuỗi giá trị nhƣ là một tiến
trình tuyến tính theo thời gian. Theo lý thuyết đƣờng cong nụ cƣời, trong đa số các
ngành giá trị thƣờng đƣợc tạo ra nhiều hơn trong những khâu đầu tiên của chuỗi giá
trị đó là khâu R&D và khâu cuối cùng là khâu dịch vụ của chuỗi giá trị. Có thể thấy
rằng, những khâu cho GTGT cao hơn thì cũng đòi hỏi hàm lƣợng tri thức và công
nghệ đầu tƣ vào đó cao hơn.
Ứng dụng lý thuyết đƣờng cong nụ cƣời, các nhà nghiên cứu đã biểu diễn
chuỗi giá trị dệt may thế giới hiện nay theo 5 khâu/công đoạn chính:

Nguồn: Nguyễn Thị Hường (2009), Tham gia chuỗi dệt may toàn cầu.
Hình 1.4. Đồ thị biểu diễn GTGT của chuỗi giá trị dệt may
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 9 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Nhƣ vậy, trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, khâu có lợi nhuận cao nhất là
thiết kế mẫu, cung cấp nguyên phụ liệu và marketing và phân phối sản phẩm.
Xét trên góc độ chuỗi giá trị dệt may toàn cầu: khâu thiết kế kiểu dáng sản
phẩm đƣợc thực hiện ở các trung tâm thời trang nổi tiếng thế giới nhƣ Paris,
London, New York,… Nguyên liệu chính là vải đƣợc sản xuất tại Hàn Quốc, Trung
Quốc và các phụ liệu khác đƣợc sản xuất ở Ấn Độ, Đài Loan. Khâu sản xuất, gia
công sản phẩm cuối cùng đƣợc thực hiện ở các nƣớc có chi phí nhân công rẻ nhƣ
Việt Nam, Trung Quốc,… Các sản phẩm dệt may hoàn chỉnh sẽ đƣợc đƣa ra bán
trên thị trƣờng bởi các công ty thƣơng mại danh tiếng.
1.2.1. Công đoạn thiết kế
Đây là khâu có tỷ suất lợi nhuận cao trong chuỗi giá trị và rất thâm dụng tri
thức. Các nƣớc đi trƣớc trong ngành công nghiệp dệt may, sau khi đã dịch chuyển
hoạt động sản xuất sang các nƣớc đi sau thƣờng chỉ tập trung vào khâu nghiên cứu
và thiết kế sản phẩm mới nhằm tạo ra những thƣơng hiệu nổi tiếng để đạt đƣợc tỷ
suất lợi nhuận cao nhất. Việc cạnh tranh thƣơng hiệu đang rất khốc liệt trên thị

trƣờng dệt may thế giới, các thƣơng hiệu cạnh tranh nhau bằng các mẫu thiết kế
đẹp, sáng tạo. Yếu tố quan trọng để thâm nhập và trụ vững đƣợc ở công đoạn này
đòi hỏi các doanh nghiệp cần có các nhà thiết kế có khả năng nắm đƣợc xu hƣớng,
thị hiếu thời trang của ngƣời mua toàn cầu. Để xây dựng đƣợc các mẫu thiết kế cho
khách hàng trên toàn thế giới chấp nhận, nhà thiết kế ngoài khả năng thiết kế cơ
bản, họ phải nắm vững nền văn hóa bản địa của mỗi nƣớc để có những mẫu thiết kế
phù hợp.
1.2.2. Công đoạn sản xuất nguyên phụ liệu
Đây là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành may mặc phát triển và là khâu
thâm dụng đất đai và vốn. Đối với hàng may mặc, giá trị của phần nguyên phụ liệu
chiếm tỷ trọng lớn và quyết định đến chất lƣợng sản phẩm. Nguyên phụ liệu trong
ngành dệt may thƣờng đƣợc chia làm hai phần: nguyên liệu chính và phụ liệu.
Nguyên liệu chính là thành phần chính tạo nên sản phẩm may mặc, đó chính là
các loại vải. Dệt vải là một khâu quan trọng của công đoạn cung cấp nguyên phụ
liệu cho ngành may bao gồm hai công đoạn chính là kéo sợi và dệt vải. Các công
đoạn này đều có thể đƣợc thực hiện bởi mọi loại hình doanh nghiệp từ những doanh
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 10 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

nghiệp siêu nhỏ đến những chi nhánh lớn của các công ty xuyên quốc gia. Tuy
nhiên, xu hƣớng chung đối với ngành dệt là vốn đầu tƣ cho các công ty lớn ngày
càng trở nên quan trọng. Sản phẩm của ngành dệt cũng có thể trở thành nguyên liệu
đầu vào cho cho hoạt động sản xuất đồ nội thất, thảm của các hộ gia đình, cho
ngành may hoặc các ngành công nghiệp khác để tạo nên chuỗi giá trị khác nhau, tuy
nhiên thì măy mặc vẫn là ngành sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều nhất nguyên liệu
của ngành dệt. Sự liên kết giữa ngành dệt và ngành may đƣợc coi là một trong
những liên kết quan trọng bởi vì sự liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp
phần nâng cao chất lƣợng nguyên liệu các doanh nghiệp may do ngành dệt có thể
bám sát hơn nhu cầu của ngành may về các loại nguyên liệu. Liên kết dệt – may còn
có tác dụng giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nƣớc ngoài, nâng cáo gia trị

gia tăng, tăng sức cạnh tranh của hàng may mặc do giảm chi phí trung gian, tỷ lệ
nội địa hóa đƣợc nâng cao, góp phần tăng ngân sách quốc gia; góp phần tạo điều
kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu.
Phụ liệu là các vật liệu đóng vai trò liên kết nguyên liệu, tạo thẩm mỹ cho một
sản phẩm may mặc, gồm hai loại phụ liệu chính là chỉ may và vật liệu dựng. Vật
liệu dựng là các vật liệu góp phần tạo dáng cho sản phẩm may nhƣ khóa kéo, cúc,
dây thun,…
Sản xuất nguyên phụ liệu là khâu trung gian, tạo đầu ra của ngành may mặc và
tạo ra lợi nhuận cao hơn các khâu may. Nếu quốc gia nào chủ động đƣợc trong sản
xuất nguyên phụ liệu sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn trong hoạt động may mặc so
với các nƣớc phải nhập khẩu nguyên phụ liệu. Trên thế giới, Trung Quốc và Hàn
Quốc là hai quốc gia sản xuất và cung cấp nguyên phụ liệu lớn nhất hiện nay, họ
đang sở hữu những nhà máy dệt lớn nhất thế giới. Các nƣớc khác nhƣ Ấn Độ, Đài
Loan cũng là những nhà sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào lớn cho ngành dệt may
thế giới.
1.2.3. Công đoạn may
Đây là công đoạn thâm dụng lao động nhất nhƣng lại có tỷ suất lợi nhuận thấp
nhất chỉ chiếm khoảng 10-15% (Jocelyn Trần, 2011). May là khâu mà các nƣớc mới
gia nhập ngành thƣờng chọn để thâm nhập đầu tiên vì nó không đòi hỏi đầu tƣ cao
về công nghệ và rất thâm dụng lao động.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 11 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, các hãng sản xuất lớn của thế giới hay
các nhà thầu phụ có thể áp dụng các phƣơng thức sản xuất khác nhau phù hợp với
năng lực của mình. Các phƣơng thức sản xuất áp dụng trong chuỗi giá trị hàng dệt
may thế giới có thể là:
Gia công, lắp ráp: đây là một loại hình sản xuất hàng hóa dƣới dạng các hợp
đồng thầu phụ trong đó các nhà máy sản xuất hàng may măc nhập khẩu toàn bộ
nguyên phụ liệu để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Hoạt động sản xuất này

thƣờng đƣợc tổ chức ở khu chế xuất (EPZs). Đối với các doanh nghiệp tham gia
hoạt động gia công, tỷ lệ giá trị thu về trong phân khúc này cũng sẽ khác nhau tùy
theo phƣơng thức xuất khẩu CMT, FOB, ODM.
Sản xuất theo hợp đồng trọn gói – OEM: đây cũng là một loại hình sản xuất
dƣới dạng các hợp đồng thầu phụ. Các hãng cung cấp sản xuất sản phẩm theo thiết
kế của khách hàng, sản phẩm sẽ mang nhãn hiệu của khách hàng, nhà cung cấp và
khách hàng không tham gia kiểm soát hoạt động phân phối. Những nƣớc tiêu biểu
sản xuất theo phƣơng thức OEM này là Hàn Quốc, Hồng Kông SAR, Đài Loan.
Theo sau là Trung Quốc và Mehico. Những nƣớc này đã thâm nhập khá sâu vào thị
trƣờng Hoa Kỳ trong lĩnh vực may mặc.
Sản xuất theo thƣơng hiệu riêng – OBM: đây là một loại hình sản xuất đƣợc
cải tiến dựa trên hình thức OEM, song ở phƣơng thức này các hãng sản xuất tự thiết
kế và sử dụng bí quyết sản xuất của mình, ký các hợp đồng cung cấp hàng hóa trong
và ngoài nƣớc cho thƣơng hiệu của mình. Ở hình thức OBM này, các nhà sản xuất
trong nƣớc và ngƣời mua ở nƣớc ngoài có mối quan hệ chặt chẽ hơn. Các nhà sản
xuất trong nƣớc tham gia sâu hơn vào các công đoạn thƣợng nguồn và hạ nguồn của
chuỗi giá trị. Ở Hồng Kông SAR, các hãng may mặc đã rất thành công trong việc
chuyển từ phƣơng thức OEM sang OBM với chuỗi bán lẻ nổi tiếng nhƣ chuỗi bán lẻ
quần áo phụ nữ Episode, thuộc nhóm Fang Brother của Hồng Kông SAR nhóm đi
đầu trong việc sản xuấ theo hình thức OEM, cung cấp thƣơng hiệu quần áo nổi tiếng
ở Hồng Kông, Giordano, từ năm 1975.
1.2.4. Công đoạn xuất khẩu
Đây là công đoạn thâm dụng tri thức, gồm các công ty may mặc có thƣơng
hiệu, các văn phòng mua hàng và các công ty thƣơng mại cho các nƣớc. Một trong
những đặc trƣng đáng lƣu ý nhất của chuỗi dệt may do ngƣời mua quyết định là sự
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 12 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

tạo ra các nhà buôn với các nhãn hiệu nổi tiếng nhƣng không thực hiện bất cứ việc
sản xuất nào. Họ đƣợc mệnh danh là “những nhà sản xuất không có nhà máy” do

hoạt động sản xuất đƣợc gia công tại hải ngoại, điển hình nhƣ các công ty Mast
Industries, Nike và Reebok. Các công ty này đóng vai trò trung gian kết hợp chuỗi
cung ứng giữa các nhà may mặc, các nhà thầu phụ với các nhà bán lẻ toàn cầu. các
cửa hàng bán lẻ lớn thƣờng có cả bộ phận thiết kế, cắt may, bán hàng và marketing
trong công ty để giao dịch trực tiếp với các nhà thầu nƣớc ngoài để thực hiện những
đơn đặt hàng với các nhà thầu phụ. Đối với những công ty quy mô nhỏ ở những
nƣớc phát triển, họ đã sớm trở thành các nhà sản xuất hàng may mặc cho xuất khẩu.
Các công ty này tổ chức kinh doanh bằng cách kết hợp khâu thiết kế, cắt may với
khâu marketing và bán hàng cho mạng lƣới bán lẻ ở trong nƣớc và xuất khẩu ra
nƣớc ngoài.
Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, chính các nhà buôn, các nhà cung cấp là
các trung gian đóng vai trò then chốt và nắm giữ phần lớn giá trị trong chuỗi may
mặc dù họ không sở hữu nhà máy sản xuất nào. Hiện nay, các nhà buôn, ngƣời mua
ở Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc đang nắm đa số các điểm nút của mạng lƣới
xuất khẩu, đây đƣợc xem là “ba ông lớn” trong chuỗi cung ứng hàng dệt may. Các
ông lớn này vẫn có khả năng tiếp tục duy trì vai trò xuất khẩu tuy không lớn song
với các sản phẩm có giá trị tƣơng đối cao, chất lƣợng sản phẩm tốt, mẫu mã đa
dạng, giao hàng đúng hạn và các dịch vụ hậu mãi khác đều đạt chất lƣợng tốt.
1.2.5. Công đoạn marketing và phân phối sản phẩm
Công đoạn này cũng là công đoạn thâm dụng tri thức. Các nhà bán lẻ nổi tiếng
trên thế giới đang nắm giữ khâu này và thu đƣợc nguồn lợi nhuận khổng lồ hàng
năm. Ở phân đoạn thƣợng nguồn của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, các công ty sản
xuất gián tiếp tiến hành lập chi nhánh mua tại nƣớc ngoài và các công ty thƣơng
mại sẽ chi phối toàn bộ hoạt động marketing nhằm đƣa sản phẩm đến tay các nhà
sản xuất, nhà cung cấp. Ở phân đoạn hạ nguồn, các hoạt động xúc tiến thƣơng mại
đƣợc chú trọng để dƣa sản phẩm may mặc đến tận tay ngƣời tiêu dùng.
Mạng lƣới marketing và phân phối chủ yếu đƣợc thực hiện thông qua các cửa
hàng bách hóa tổng hợp, cửa hàng chuyên bán quần áo, dây chuyền thƣơng mại quy
mô lớn, dây chuyền giảm giá. Các hãng bán lẻ, các công ty thƣơng mại, thông qua
hoạt động marketing trực tiếp tìm hiểu nhu cầu khách hàng, nhu cầu của ngƣời tiêu

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 13 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

dùng sản phẩm, thị trƣờng thời trang, giúp cho các nhà sản xuất thiết kế, thay đổi
mẫu mã phù hợp với thị hiếu, thời trang cho ngƣời tiêu dùng. Đồng thời họ còn tiến
hành tổ chức các hội chợ ở trong và ngoài nƣớc, tiến hành các hoạt động PR để
quảng bá, giới thiệu sản phẩm, giúp xây dựng thƣơng hiệu cho sản phẩm may mặc.
Có thể nói, đây là công đoạn có suất sinh lợi cao nhất, do các công ty lớn trên
thế giới nắm giữ và họ thƣờng tạo ra các rào cản gia nhập ngành nên các quốc gia
mới gia nhập chuỗi giá trị rất khó để xâm nhập đƣợc công đoạn này. Các công ty
trong công đoạn này không trực tiếp làm ra sản phẩm, chỉ thực hiện hoạt động phân
phối đến ngƣời tiêu dùng cuối cùng nhƣng họ đóng vai trò quan trọng trong việc
định hƣớng và tác động đến chuỗi giá trị dệt may thế giới vì họ nắm rõ nhu cầu của
những ngƣơì tiêu dùng, cung cấp xu hƣớng thời trang cho các nhà thiết kế sản phẩm
và nắm giữ hệ thống bán hàng, kênh phân phối trên toàn cầu.
1.3. Lợi ích của việc tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để phát huy đƣợc lợi thế so
sánh của ngành dệt may nƣớc ta thì việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
là điều tất yếu. Tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu có vai trò quan trọng và
đem lại nhiều lợi ích lớn cho các doanh nghiệp dệt may nƣớc ta.
Thứ nhất, tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu giúp các doanh nghiệp
đạt đƣợc hiệu quả sản xuất với chi phí thấp nhất, để từ đó có thể xâm nhập vào thị
trƣờng toàn cầu, việc gia nhập thị trƣờng toàn cầu giúp cho ngành dệt may Việt
Nam tăng trƣởng thu nhập một cách ổn định và cải thiện môi trƣờng cho ngƣời dân.
Thứ hai, tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu giúp các doanh nghiệp
khai thác về chi phí sản xuất rẻ, cơ sở hạ tầng, năng lực sản xuất chế tạo, năng lực
marketing và logistics, thƣơng mại và đầu tƣ hấp dẫn của các điểm sản xuất kinh
doanh phân tán trên phạm vi toàn cầu. Các quốc gia trên thế giới hoàn toàn có cơ
hội tham gia vào các công đoạn sản xuất từ đó phát huy lợi thế của mình, tăng năng
suất lao động và tăng phúc lợi toàn cầu.

Thứ ba, khi các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu các
doanh nghiệp cũng đạt đƣợc những lợi ích rất lớn nhƣ: giảm đƣợc tính phức tạp của
việc trao đổi, tăng năng suất sản phẩm, giảm giá thành nâng cao chất lƣợng sản
phẩm, giảm thời gian tìm kiếm nguồn cung ứng, tăng cƣờng sự ổn định, đảm bảo sự
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 14 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

tiến bộ, chia sẻ thông tin và sự tin cậy giữa các bên tham gia, giá cung ứng tƣơng
đối ổn định.
Vị trí của mỗi doanh nghiệp, quốc gia trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu có
tác dụng kéo theo sự cải thiện năng lực cạnh tranh trên ba cấp độ: quốc gia, ngành
hàng và sản phẩm. Năng lực cạnh tranh của một quốc gia sẽ mạnh lên nếu trƣớc mắt
quốc gia đó có nhiều doanh nghiệp nắm đƣợc những “mắt xích” trong chuỗi giá trị
dệt may toàn cầu, không phân biệt đó là khâu thiết kế, sản xuất hay phân phối. Hơn
thế nữa càng sớm tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thì các quốc gia càng
có điều kiện thoát khỏi tình trạng “nắm” mãi khâu GTGT thấp nhất, tình trạng
quanh quẩn trong cái “xƣởng gia công khổng lồ” của thế giới.
1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chuỗi giá trị dệt may toàn cầu
Việc quyết định công đoạn của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu đặt ở nƣớc nào mà có
hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất hoàn toàn do hãng dẫn đầu chi phối mà các
hãng này thƣờng dựa trên những yếu tố nhƣ trình độ công nghệ, yếu tố môi trƣờng
kinh doanh và sức cạnh tranh, yếu tố chính trị và luật pháp và yếu tố về văn hóa để
quyết định.
Yếu tố công nghệ: Các hãng sẽ đề ra tiêu chuẩn về sản phẩm, trên cơ sở đó họ
sẽ lựa chọn nhà cung cấp nào, ở đâu. Vì vậy, để trở thành một mắt xích trong chuỗi
giá trị dệt may toàn cầu thì các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đƣợc các yêu cầu về
tiêu chuẩn sản phẩm của họ.
Yếu tố môi trường và sức cạnh tranh: một số công đoạn mà đem lại lợi nhuận
cao thƣờng đƣợc nắm giữa bởi một số hãng. Họ phải bảo vệ cho chính họ không bị
cạnh tranh nên nên sẽ tạo ra rào cản gia nhập cho các hãng tham gia sau.

Yếu tố chính trị : yếu tố chính trị thể hiện ở chỗ vị trí của quốc gia trên trƣờng
quốc tế có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng cạnh tranh của ngành trên thị trƣờng
quốc tế từ đó ảnh hƣởng đến khả năng xuất khẩu và sự tham gia vào chuỗi giá trị
dệt may toàn cầu của các quốc gia.
Yếu tố kinh tế: phần lớn những giá trị của ngành dệt may Việt Nam đến từ hoạt
động xuất khẩu nên những biến động về tỷ giá, lạm phát và sự tăng trƣởng hay suy
thoái của nền kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến kim ngạch xuất khẩu của ngành cũng
nhƣ sự tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 15 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

Với môi trƣờng kinh doanh trong nƣớc thì các yếu tố nhƣ luật pháp, chính
sách, sự giáo dục đào tạo và chất lƣợng nguồn nhân lực, trình độ khoa học công
nghệ của quốc gia và yếu tố văn hóa xã hội của đất nƣớc có ý nghĩa quan trọng
quyết định đến quá trình tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may.
Ngoài ra, sự tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của ngành còn phụ
thuộc vào chính các doanh nghiệp dệt may trong nƣớc với quy mô và trình độ phát
triển của công ty, khả năng đáp ứng các điều kiện sản xuất của doanh nghiệp và sự
liên kết giữa các doanh nghiệp.
1.5. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của Trung Quốc.
Là một quốc gia tham gia vào thị trƣờng hàng dệt may thế giới với lực lƣợng
lao động dồi dào và truyền thống lâu đời, trong nhiều năm Trung Quốc đã không
những tăng đƣợc thị phần xuất khẩu nói chung mà còn đa dạng một cách đáng kể
bạn hàng xuất khẩu của mình.
Trung Quốc chỉ sau hơn 4 năm gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO)
từ ngày 11/12/2001 đã “bành trƣớng” thị trƣòng dệt may toàn cầu, không những “đe
dọa” ngành công nghiệp dệt may của các nƣớc nhập khẩu lớn mà còn gây ảnh
hƣởng không nhỏ đến nhiều nƣớc xuất khẩu hàng dệt may khác nhƣ Việt Nam và
làm “vỡ mộng” các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới vì muốn thâm nhập thị trƣờng
khổng lồ này. Và trong các năm tiếp theo giữ vững vị trí top trong xuất khẩu dệt

may trên thế giới.
Nhìn chung kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc là tăng đều
qua các năm trong giai đoạn từ 2005 – 2012, từ 115 tỷ USD (2005) lên đến 255 tỷ
USD (2012) tăng 221,7%. Có điểm đáng lƣu ý là Trung Quốc luôn ở tình trạng xuất
siêu cao tức là thặng dƣ thƣơng mại lớn trong ngành công nghiệp dệt may, riêng
năm 2009 do ảnh hƣởng của cuộc đại suy thoái toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ, việc xuất,
nhập khẩu dệt may có ảnh hƣởng làm cho cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm
nhƣng vẫn ở mức cao (xuất khẩu đạt 167,1 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2008;
nhập khẩu đạt 16.8 tỷ USD, giảm 9,3% so với năm 2008). Kim ngạch nhập khẩu dệt
may giai đoạn 2005 – 2008 có tỷ lệ thay đổi tƣơng đối thấp, chỉ dao động trong
khoảng dƣới 6% và cũng do ảnh hƣởng của cuộc đại suy thoái toàn cầu cuối năm
2008 làm cho việc nhập khẩu dệt may tăng 20,3% năm 2010 và 13,9% năm 2011,
đến năm 2012 có xu hƣớng giảm xuống và chỉ tăng 6,2% so với năm 2011. Bởi vì
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 16 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

tỷ lệ xuất khẩu luôn cao hơn tỷ lệ nhập khẩu nên tỷ trọng xuất khẩu trong tổng kim
ngạch cao hơn nhiều so với tỷ trong nhập khẩu và dao động cũng không nhiều
(Bảng 1.1).
Bảng 1.1. Tình hình xuất nhập khẩu dệt may Trung Quốc giai đoạn 2005 – 2013.
Đơn vị tính: tỷ USD
Năm
Xuất
khẩu
Tỷ lệ
thay đổi
so với
năm
trƣớc
(% )

Tỷ
trọng
trong
tổng
kim
ngạch
xuất
khẩu
Nhập
khẩu
Tỷ lệ
thay đổi
so với
năm
trƣớc
(%)
Tỷ trọng
trong tổng
kim ngạch
nhập khẩu
Thặng dƣ
thƣơng mại
Tỷ lệ thay
đổi so với
năm trƣớc
(%)
2005
115,0
20,9
15,1

17,1
1,7
2,6
97,9
25,1
2006
144,0
25,2
14,9
18,1
5,6
2,3
125,9
28,6
2007
171,2
18,9
8,7
18,6
3,0
2,0
152,6
21,2
2008
185,2
8,2
13,0
18,5
-0,6
1,6

166,7
9,2
2009
167,1
-9,8
13,9
16,8
-9,3
1,7
150,3
-9,9
2010
206,5
23,6
13,1
20,2
20,3
1,5
186,3
24,0
2011
248,0
20,1
13,1
23,0
13,9
1,3
224,9
20,7
2012

255,0
2,8
12,4
24,5
6,2
1,3
230,5
2,5
2013
284,0
11,4
12,8
26,1
6,5
1,4
257,9
11,9
Nguồn: China Textile & clothing trade data (file date 12/31/2013) of China Export
Statistics, China Customs.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng dệt may của Trung
Quốc đã đạt tăng trƣởng ổn định trong năm 2013, thu đƣợc 284 tỷ USD, tăng 11,4%
so với cùng kỳ năm trƣớc. Theo lĩnh vực thì xuất khẩu hàng dệt đạt giá trị 106,944
tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trƣớc trong khi xuất khẩu hàng may mặc
đạt 177,046 tỷ USD, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trƣớc.
Các thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may của Trung Quốc trong những năm gần
đây là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hồng Kông, EU và đối tác lớn nhất hiện nay cũng là Hoa
Kỳ - thị trƣờng xuất khẩu dệt may lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê Tổng cục
Hải quan Trung Quốc, Việt Nam là nƣớc thuộc trong top 20 nƣớc nhập khẩu dệt
may của nƣớc này (Việt Nam đứng thứ 6 năm 2012, còn tình từ tháng 1 đến tháng
9/2013 ở vị trí thứ 7 trong top 20) (xem phụ lục 1). Rõ ràng việc tử chủ về ngành

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 17 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

sản xuất dệt may đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn rất nhiều khó
khăn.
Để đạt đƣợc những kết quả đáng kinh ngạc trong thời gian vừa qua của Trung
Quốc trong việc thâm nhập và mạng sản xuất dệt may toàn cầu do Trung Quốc đã
biết tận dụng những lợi thế cạnh tranh vốn có, nắm bắt những cơ hội khi gia nhập
WTO thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau:
Về phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ngành dệt may, ngay từ khi mới
thực hiện quá trình công nghiệp hóa, dựa trên lợi thế về truyền thống lâu đời và
nguồn lao động dồi dào, Chính phủ Trung Quốc đã coi dệt may và CNHT dệt may
là nhƣungx ngành công nghiệp mũi nhọn và tập trung hỗ trợ phát triển. Nhờ vậy,
ngành dệt may Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng với mức tăng trƣởng 500% từ
năm 1990 đến năm 2008, giá trị sản lƣợng tăng từ 10 tỷ USD lên tới 50 tỷ USD, sử
dụng 15 triệu công nhân, sản xuất 25 tủ m
2
. Ngành CNHT dệt may của Trung Quốc
đã gặt hái đƣợc rất nhiều những thành công đáng chú ý. Ngành sản xuất vải bông,
với bề dày hơn 2000 năm phát triển, đã phát triển với tốc độ chóng mặt. Hàng năm,
sản lƣợng bông của Trung Quốc lên đến 6 triệu tấn, chiếm 1/3 sản lƣợng bông toàn
thế giới. Nguồn cung cấp bông dồi dào đã làm cơ sở vững chắc cho việc phát triển
mạng lƣới sản xuất nguyên liệu cho ngành may mặc của Trung Quốc (Đinh Phi Hồ,
2008).
Trong giai đoạn 4 năm từ khi gia nhập WTO,
Chính phủ Trung Quốc coi ngành dệt may là ngành công nghiệp trụ cột trong
nền kinh tế Trung Quốc và có những chiến lƣợc để đầu tƣ phát triển đúng hƣớng.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều chính sách cải cách để phát triển ngành dệt may
nhƣ mạnh dạn tƣ nhân hóa, cho phá sản các doanh nghiệp Nhà nƣớc làm ăn thua
lỗ… Công cuộc cải tổ và các chính sách mở cửa của Trung Quốc đã giúp các ngành

công nghiệp nói chung và ngành công nghiệp dệt may nói riêng tích lũy đƣợc nhiều
kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, quản lý xuất nhập khẩu, thiết kế,
marketing…
Trung Quốc theo đuổi chính sách đa dạng hóa sản phẩm (từ sản phẩm cấp
thấp giá rẻ tới các sản phẩm cấp cao giá cao) và đa dạng hóa thị trường. Đây là biện
pháp cạnh tranh đƣợc Trung Quốc áp dụng khá hiệu quả trong thời gian qua khiến
Trung Quốc trở thành một quốc gia cung cấp hàng may mặc chủ yếu cho thị trƣờng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 18 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

thế giới với những sản phẩm may mặc giả rẻ, mẫu mã thông dụng và chất lƣợng
trung bình. Tuy nhiên, trong thời gian từ 2005 trở đi, công nghiệp dệt may Trung
Quốc sẽ chuyển từ cạnh tranh giá cả sang cạnh tranh về công nghệ. Để làm đƣợc
điều đó, Trung Quốc đang tích cực hiện đại hóa ngành công nghiệp dệt may để
chuyển hƣớng sang thị trƣờng các mặt hàng cao cấp và để tăng sức cạnh tranh trực
tiếp với ngành công nghiệp dệt may của các nƣớc phát triển nhƣ EU, Mỹ… Nhƣ
vậy, tƣơng lai Trung Quốc thay đổi hƣớng để chuyển từ một quốc gia có ngành
công nghiệp may mặc “lớn” thành “mạnh”, sức cạnh tranh của hàng may mặc đƣợc
cải thiện không chỉ về mặt giá cả mà cả chất lƣợng với một số biện pháp nhƣ điều
chỉnh quy mô sản xuất, hiện đại hoá thiết bị, nâng cao GTGT của sản phẩm dựa trên
lợi thế về tính thông dụng của sản phẩm, thực hiện tốt công tác quản lý và dịch vụ
sau bán hàng, xúc tiến sử dụng hệ thống chứng chỉ ISO 9000 và các tiêu chuẩn bảo
vệ môi trƣờng ISO 1400… Ngoài ra, Chính phủ còn khuyến khích xuất khẩu những
sản phẩm có giá trị cao thông qua việc tăng thuế xuất khẩu theo biểu mẫu thuế chi
tiết đối với một số sản phẩm dệt may.
Ngoài sự hỗ trợ của các tham tán thƣơng mại ở nƣớc ngòai cũng nhƣ việc thiết
lập các công ty xúc tiến thƣơng mại, Trung Quốc còn lập chi nhánh ở nƣớc ngoài,
hợp tác chặt chẽ với những công ty danh tiếng để phát triển đƣợc hệ thống kênh tiêu
thụ rất lớn trên thị trƣờng thế giới cũng nhƣ hình thành mạng lƣới marketing xuyên
lục địa. Thông qua đó, hàng dệt may Trung Quốc không những đã đến tận tay ngƣời

tiêu dùng mà còn giữ mối liên hệ chặt chẽ với các nhà phân phối nƣớc ngoài để thu
nhận thông tin phản hồi, giúp các doanh nghiệp thích ứng đƣợc với sự biến đổi của
thị trƣờng.
Trung Quốc cũng tiến hành hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may nhiều mặt, chẳng
hạn Chính phủ trợ giá cho 1 kg bông là 0,6 USD; trợ giá cho xuất khẩu thông qua tỷ
giá, cƣớc phí vận tải Trong những năm qua, Trung Quốc đã và đang thi hành
chính sách tỷ giá hối đoái có lợi cho sản xuất hàng xuất khẩu bởi hối đoái giữa đồng
Nhân dân tệ (NDT) và đồng USD hầu nhƣ không thay đổi với mức trung bình là
8,3NDT/USD. Trong khi nền kinh tế Trung Quốc đang phát triển cao thì tỷ giá hối
đoái này là cao hơn so với thực tế hay đồng NDT giảm giá về mặt thực tế, đã có tác
động lớn đến hàng xuất khẩu vì càng có thể bán ra ở nƣớc ngoài với giá thấp hơn
dẫn tới khả năng cạnh tranh về giá của Trung Quốc là rất lớn. Ngòai ra, các phòng
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS.TS. Ngô Thị Tuyết Mai
Bùi Hằng Nga 19 Lớp: Kinh tế đối ngoại 1A

ban khác nhau của chính phủ còn tăng cƣờng các dịch vụ đối với các doanh nghiệp
thông qua việc cung cấp kịp thời những thông tin xuất khẩu, hƣớng dẫn xuất
khẩu…
Tăng cường đối thoại song phương cũng như đa phương, trao đổi và tìm hiểu
lẫn nhau giữa các Chính phủ, các tổ chức công nghiệp, các doanh nghiệp trong hợp
tác và độ an toàn hấp dẫn của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với mục đích phát
triển chung.
Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp phát triển và có nhãn hiệu nổi
tiếng riêng của mình, tăng cƣờng đầu tƣ cho nghiên cứu và phát triển thông qua các
biện pháp xúc tiến thƣơng mại khác nhau và tăng tính cạnh tranh. Chính vì vậy,
trong thời gianqua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã tích cực ứng dụng công nghệ
Internet, thành lập các chƣơng trình phần mềm để tăng cƣờng quảng cáo, giới thiệu
sản phẩm.
Tuy nhiên, nhìn chung Trung Quốc chỉ là nhà cung cấp các sản phẩm có giá trị
thấp và trung bình. Trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, Trung Quốc cũng mới chỉ

là công đoạn cung cấp nguyên phụ liệu và may do tận dụng đƣợc lợi thế về nguồn
lực tự nhiên và con ngƣời. Nhiều nhà cung cấp Trung Quốc hƣớng về xuất khẩu, gia
công các sản phẩm cần nhiều lao động, phần lớn giành lợi thế về giá do có quy mô
sản xuất lớn. Tình hình này đang thay đổi khi mà hiện nay các nhà sản xuất thu
đƣợc nhiều kinh nghiệm, bí quyết trong quá trình gia công sử dụng thiết bị của
mình, các doanh nghiệp mạnh ở Trung Quốc đang từng bƣớc cải thiện sức mạnh
của mình nhằm xây dựng thƣơng hiệu trong tƣơng lai.
Xuất phát từ đặc điểm Việt Nam và Trung Quốc là hai nƣớc láng giềng, có rất
nhiều nét tƣơng đồng về văn hóa do vậy, trong xu thế hội nhập quốc tế, cả Việt
Nam và Trung Quốc đều rất tích cực phát triển sản xuất hàng dệt may bởi ngành
công nghiệp này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm, xóa đói giảm
nghèo cho các vùng nông thôn và mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn. Do cùng nằm
trên một khu vực đang phát triển năng động nên cả hai nƣớc cũng có những điểm
mạnh yếu tƣơng đồng trong việc sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may. Thực tế trong
thời gian qua, cả hai nƣớc cùng có tiềm năng trong sản xuất hàng dệt may xuất khẩu
với các chủng loại hàng hóa tƣơng đối giống nhau và cùng có các khu vực thị
trƣờng tiềm năng trùng nhau.

×