Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Giáo án Sinh học 7 bài 49: Đa dạng của lớp thú (tiếp theo) bộ dơi và bộ cá voi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.4 KB, 5 trang )

GIÁO ÁN SINH HỌC 7
Bài 49: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ
BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI
I.

MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, HS có khả năng:
1. Kiến thức:
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của dơi thích nghi với đời sống bay lượn
- Nêu được những đặc điểm cấu tạo của cá voi thích nghi với đời sống bơi lội
- Thấy được một số tập tính của dơi và cá voi .
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, nhận biết kiến thức.
- Kỹ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn

II.

THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
- Bảng phụ bảng SGK tr.161.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà
- Kẻ bảng SGK tr.161 vào tập.

- Tìm hiểu về dơi, cá voi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
- Phương pháp trực quan


TaiLieu.VN

Page 1


- Phương pháp dùng lời
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ.
IV.

HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
1.1. So sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và kanguru ?
Yêu cầu: như phiếu học tập SGK tr.157
2.2. Chi sau và đuôi của kanguru phát triển có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng ?
Yêu cầu: sử dụng thăng giữ bằng khi nhảy
3. Bài mới : ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ: BỘ DƠI – BỘ CÁ VOI
3.1

. Mở bài

Các bộ thú khác thú huyệt, thú co túi ở chỗ đẻ con hoàn chỉnh và con sơ sinh phát
triển bình thường, bú mẹ chủ động. Sự khác biệt đó như thế nào ở Bộ Dơi đại diện là dơi,
động có vú duy nhất biết bay thực sự và Bộ Cá voi mà cá voi là thú duy nhất có kích
thước lớn nhất thích nghi với đời sống bơi lặn ở đại dương. Chúng có cấu tạo và tập tính
thích nghi với điều kiện sống đặc trưng như thế nào? Qua bài học hôm nay, chúng ta sẽ
được biết rõ hơn.
3.2


. Hoạt động chính:

Hoạt động 1: Một vài tập tính của dơi và cá voi
Mục tiêu: Hiểu được tập tính ăn của dơi và cá voi liên quan đến cấu tạo miệng.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

-GV yêu cầu HS quan -HS quan sát tranh, đọc sách, trao
sát hình 49.1, 49.2 đọc đổi nhóm, hoàn thành phiếu.
SGK tr.159, 160, hoàn
thành phiếu học tập
- GV nhận xét

- HS tự sửa lỗi
- GV yêu cầu HS:quan
- HS tả đạt: Răng nhọn, sắc.
sát tả lại bộ răng dơi

TaiLieu.VN

Page 2


- GV cung cấp: răng ít
phân hóa, răng nanh - HS lắng nghe
dài, răng hàm có 3, 4
mấu nhọn sắc để cắn

bể võ cứng của sâu bọ

Kết luận:
- Dơi ăn sâu bọ, dùng
răng phá vỡ lớp vỏ sâu
bọ.

- GV yêu cầu HS đọc
SGK tr.160: cho biết - HS đọc SGK tr.160, trả lời đạt:
cách ăn của cá voi ?
- Cá voi ăn tôm cá và
+ Không có răng có các khe tấm động vật nhỏ, không có
lọc bằng sừng
răng, lọc mồi bằng tấm
+Khi cá há miệng, thức ăn theo sừng.
nước vào miệng
+ Khi ngậm miệng, thức ăn được
giữ lại, nước qua khe tấm sứng ra
ngoài
PHIẾU HỌC TẬP

Tên
ĐV

Thức ăn

Dơi

Sâu bọ, quả cây


Răng sắc nhọn phá vỡ lớp võ cứng của sâu bọ.

Tôm, cá, ĐV
nhỏ

Không có răng lọc mồi bằng các khe tấm sừng miệng.

Cá voi

Đặc điểm răng, cách ăn

Hoạt động 2: Đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với điều kiện sống
Mục tiêu : Học sinh nêu được đặc điểm cấu tạo của chi trước, chi sau và đuôi , cáhc di chuyển, hình dạng cơ thể phù
hợp với đời sống

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

- GV yêu cầu đọc thông tin, -Cá nhân đọc thông tin và quan

TaiLieu.VN

Page 3


quan sát tranh tr.159, 160,
hoàn thành phiếu học tập.


sát tranh -> thảo luận nhóm

- GV kẻ bảng lên bảng.

- Nhóm cử đại diện hoàn thành
phiếu -> nhóm khác bổ sung

- GV sữa chữa, bổ sung

- GV yêu cầu nhóm tiếp tục - HS theo dõi, thảo luận trả lời
thảo luận:
đạt:
1. Mô tả cấu tạo cánh da.
2. Cấu tạo của dơi thích
nghi với bay lượn ?
3. Vây đuôi có vai trò gì
trong bơi lội?
4. Cấu tạo của cá voi thích
nghi với bơi lội?

1. Màng da rộng, phủ lông mao,
nối chi trước với chi sau, đuôi.
2. Cánh da rộng, thân ngắn, hẹp,
chi sau yếu, bám vào cành cây
3. Đẩy cơ thể về trước, vai trò
chính trong di chuyển
4. Cơ thể hình thoi, thon dài,
lông tiêu biến


Kết luận:
- Dơi có cấu tạo thích
nghi với đời sống bay
lượn, bay không có
đường bay rõ rệt.
- Cá voi có cấu tao
thích nghi với đời sống
bơi lội. Bơi uốn mình
theo chiều dọc.

+ Chi trước -> bơi chèo
+ Chi sau -> tiêu biến
- GV nhận xét.

+ Đuôi -> vây đuôi

- GV có thể hỏi thêm: Tại
sao cá voi nặng nề, vây
ngực nhỏ nhưng lại di
chuyển dễ dàng trong
nước?

- HS ghi bài
- HS trả lời đạt:
+ Cấu tạo thích nghi
+ Chi trước biến đổi dạng bơi
chèo song vẫn nâng đỡ được các
chi như động vật có xương sống
ở cạn. Xương cánh tay xương
ống ngắn, các xương ngón dài,

khỏe, có lớp mỡ dày

PHIẾU HỌCTẬP

TaiLieu.VN

Page 4


Tên
ĐV

Hình dạng
cơ thể

Chi trước

Chi sau

Đuôi

Cách
di chuyển

Dơi

Thon, nhỏ

Biến đổi
thành cánh

da

Yếu, bám
Đuôi ngắn
vào cành cây

Bay không có
đường bay rõ rệt


voi

Hình thoi,
thon dài

Biến đổi
thành bơi
chèo

Tiêu biến

Bơi uốn mình
theo chiều dọc

cổ ngắn
V.

Biến đổi
thành vây
đuôi


KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
Sử dụng câu hỏi 1, 2 SGK tr.161
1. Cách cất cánh của dơi ?
2. Đặc điểm khác biệt giữa cánh da của dơi và cánh của chim?

VI.

DẶN DÒ:

- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Đọc mục Em có biết
- Kẻ bảng SGK tr.164 vào tập
- Tìm hiểu về chuột, hổ, báo, sóc.
VII. RÚT KINH NGHIỆM
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

TaiLieu.VN

Page 5



×