Tải bản đầy đủ (.ppt) (16 trang)

VHDDKD TINH THẦN KINH DOANH XÃ HỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (609.92 KB, 16 trang )

Chương 4
TINH THẦN KINH DOANH XÃ HỘI

Giới thiệu khái quát về chương:
Tinh thần kinh doanh xã hội được giới thiệu ở chương 4 như mức độ phát triển
cao nhất của thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chương này giúp
phân biệt sự khác nhau giữa mô hình doanh nghiệp truyền thống và doanh
nghiệp xã hội, cũng như các động cơ và đặc điểm của một doanh nhân xã hội. Để
thành lập và vận hành một doanh nghiệp xã hội, các nghiệp chủ cần phải nhận
biết được nguồn nảy sinh ra cơ hội kinh doanh xã hội và phát huy tính sáng tạo.
Ba mô hình doanh nghiệp và bốn chiến lược của doanh nghiệp xã hội sẽ được
thảo luận.


NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 4
4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội
4.1.1 Phong trào kinh doanh xã hội
4.1.2 Các quan điểm về tinh thần kinh doanh xã hội
4.1.3 Các đặc điểm của kinh doanh xã hội
4.1.4 Đặc điểm của doanh nhân xã hội

4.2 Các mô hình kinh doanh xã hội
4.2.1 Mô hình phi lợi nhuận được tài trợ
4.2.2 Mô hình phi lợi nhuận hỗn hợp
4.2.3Mô hình doanh nghiệp xã hội

4.3 Các chiến lược kinh doanh xã hội
4.3.1 Chiến lược Trao quyền
4.3.2 Chiến lược Hòa nhập xã hội
4.3.3 Chiến lược Trung gian
4.3.4 Chiến lược Huy động nguồn lực




Tài liệu nghiên cứu, học tập của chương 4








Making Better Investments at the Base of the Pyramid, HBR R0905J, September
2009.
Mohammad Yunus, Building Social Business, May 2010, HBS PER 035.
Social Entrepreneurship: The Case for Definition, Stanford Social Innovation
Review, Spring 2007
Tài liệu Đào tạo giảng viên về Doanh nghiệp xã hội, Đại học Kinh tế Quốc dân –
Hội đồng Anh, tháng 4 năm 2012.
Tài liệu hội thảo Phát triển Doanh nghiệp xã hội thông qua các trường Đại học,
Đại học Kinh tế Quốc dân – Hội đồng Anh, tháng 4 năm 2012.
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Doanh nghiệp xã hội: vai trò của trường đại học và các
tổ chức nghiên cứu”, Đại học Kinh tế Quốc dân – Hội đồng Anh, tháng 3, năm
2015


4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội
4.1.1 Phong trào kinh doanh xã hội

•Mô hình DNXH đầu tiên xuất hiện tại London vào năm 1665
•Trong các thế kỷ tiếp theo, lần lượt các mô hình tín dụng vi mô, hợp tác xã, nhà ở

xã hội, hội ái hữu... đã ra đời và được nhân rộng ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ.

•Các DNXH chỉ thực sự phát triển mạnh để hình thành nên một phong trào rộng
khắp có diện mạo như ngày nay kể từ khi Thủ tướng Anh Margaret Thatcher lên
nắm quyền, năm 1979 khi mô hình Nhà nước phúc lợi dần nhường chỗ cho quan
điểm đổi mới vai trò của nhà nước theo hướng tinh giản, nhỏ gọn, chia sẻ và
chuyển một phần chức năng cung cấp phúc lợi xã hội cho khu vực thứ ba là các
tổ chức đứng giữa khu vực công và các doanh nghiệp tư nhân

•Trong ba thập niên trở lại đây, phong trào DNXH đã phát triển mạnh ra khỏi biên
giới các quốc gia và trở thành một vận động xã hội có quy mô và tầm ảnh hưởng
toàn cầu.




Số liệu năm 2005 cho thấy nước Anh có tới 55.000 DNXH, với doanh thu 27 tỷ Bảng, sử dụng 475.000 lao
động và đóng góp 8,4 tỷ Bảng/năm cho GDP.



Trên phạm vi toàn cầu, phong trào DNXH cũng nở rộ, điển hình nhất là mô hình Grameen Bank của
Bangladesh và người sáng lập được trao giải thưởng Nobel năm 2006. Nhiều quốc gia đã chính thức
công nhận DNXH và tạo lập khung khổ pháp lý, ban hành các chính sách khuyến khích, hỗ trợ sự phát
triển DNXH ở nước mình để khu vực này trợ giúp lại Nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn các mục tiêu
xã hội


4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội
4.1.2 Các quan điểm về tinh thần kinh doanh xã hội




Tinh thần kinh doanh xã hội được hiểu là việc sử dụng các kỹ thuật kinh doanh để giải
quyết các vấn đề xã hội




Tinh thần kinh doanh xã hội là một hình thức vị tha của tinh thần kinh doanh.



Ba từ khóa của tinh thần kinh doanh xã hội đó là sáng tạo, định hướng thị trường và thay
đổi hệ thống.

Khái niệm tinh thần kinh doanh xã hội và doanh nhân xã hội lần được tiên được nhắc đến
trong các tài liệu về biến đổi xã hội trong những năm 1960 và 1970. Các khái niệm này bắt
đầu được sử dụng rộng rãi trong những năm 1980 và 1990.


4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội



Trong Chiến lược phát triển DNXH năm 2002, Chính phủ Anh định nghĩa:
“DNXH là một mô hình kinh doanh được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu
xã hội, và sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư cho mục tiêu đó hoặc cho cộng
đồng, thay vì tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông hoặc chủ sở hữu”.




Tổ chức OECD định nghĩa:
“DNXH là những tổ chức hoạt động dưới nhiều hình thức pháp lý khác nhau
vận dụng tinh thần doanh nhân nhằm theo đuổi cùng lúc cả hai mục tiêu xã hội
và kinh tế. DNXH thường cung cấp các dịch vụ xã hội và việc làm cho các nhóm
yếu thế ở cả thành thị và nông thôn. Ngòai ra, DNXH còn cung cấp các dịch vụ
cộng đồng, trên các lĩnh vực giáo dục, văn hóa, môi trường.”


Tổ chức hỗ trợ sáng kiến vì cộng đồng - CSIP của Việt Nam đưa ra quan điểm:
“DNXH là một khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các doanh nhân xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào mục đích và điều
kiện hoạt động cụ thể. DNXH lấy lợi ích xã hội làm mục tiêu chủ đạo, được dẫn dắt bởi tinh thần doanh nhân nhằm đạt được cả mục tiêu
xã hội/ môi trường và mục tiêu kinh tế”
Khái niệm này:

1.
2.
3.

Gắn DNXH với doanh nhân xã hội (DNhXH) để nhấn mạnh vai trò của người sáng lập tổ chức là những người kết hợp hài hòa được sáng
kiến xã hội và tinh thần doanh nhân.
DNXH có thể đang hoặc sẽ hoạt động dưới nhiều hình thức tổ chức và địa vị pháp lý khác nhau: NGOs, Quỹ tín dụng vi mô, Quỹ từ thiện,
Hợp tác xã, Tổ chức xã hội, Tổ chức sự nghiệp, Doanh nghiệp dịch vụ công ích của khu vực nhà nước.
DNXH phải theo đuổi đồng thời cả hai mục tiêu xã hội (chủ đạo) và kinh tế

>>> Khái niệm của CSIP về DNXH là rất rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức này tuyển chọn, ươm tạo và phát triển phong trào DNXH vốn còn rất
non trẻ ở Việt Nam.



4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội

4.1.3 Các đặc điểm của kinh doanh xã hội
DNXH là một mô hình tổ chức có 5 đặc điểm then chốt sau đây:

1.

Phải có hoạt động kinh doanh

2.

Đặt mục tiêu, sứ mệnh xã hội lên hàng đầu, ngay từ khi thành lập;

3.

Tái phân bổ phần lớn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trở lại cho tổ chức, cộng đồng, và mục tiêu xã hội.

4.

Sở hữu mang tính xã hội, cấu trúc sở hữu và quản lý của DNXH có sự tham gia của cộng đồng hoặc các bên liên quan, các bên hưởng lợi

5.

Phục vụ nhu cầu của Nhóm đáy (BoP), là đối tượng những người nghèo và yếu thế nhất trong xã hội


4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội

Ngoài ra, hầu hết DNXH còn có một số đặc điểm nổi bật khác, như:






Nguồn thu được lấy từ hoạt động kinh doanh và tài trợ;




Cởi mở và liên kết;

Hiệu quả hoạt động cần được đánh giá trên cả hai mặt kinh tế và xã hội;
Phục vụ nhu cầu của nhóm đáy, là những người nghèo, yếu thế, bị lề hóa
trong xã hội;

Nhân viên của DNXH là những người làm công tác xã hội (vẫn có lương,
không phải là tình nguyện viên).


4.1 Khái quát về tinh thần kinh doanh xã hội
4.1.4 Đặc điểm của doanh nhân xã hội


4.2 Các mô hình kinh doanh xã hội
4.2.1 Mô hình phi lợi nhuận được tài trợ (Leveraged Nonprofit Ventures)
4.2.2 Mô hình phi lợi nhuận hỗn hợp (Hybrid Nonprofit Ventures)
4.2.3Mô hình doanh nghiệp xã hội (Social Business Ventures)


4.2 Các mô hình kinh doanh xã hội

4.2.3 Các mô hình hoạt động của doanh nghiệp xã hội











Mô hình Hỗ trợ Doanh nhân
Mô hình trung gian thị trường
Mô hình Việc làm
Mô hình phí dịch vụ
Mô hình thị trường khách hàng có thu nhập thấp
Mô hình Hợp tác xã
Mô hình liên kết thị trường
Mô hình Trợ cấp Dịch vụ
Mô hình Hỗ trợ Tổ chức


4.3 Các chiến lược kinh doanh xã hội

1.
2.
3.
4.


Chiến lược Trao quyền
Chiến lược Hòa nhập xã hội
Chiến lược Đóng vai trò trung gian
Chiến lược Huy động nguồn lực





Chiến lược Trao quyền
Cho phép thành phần bị thiệt thòi để sở hữu và kiểm soát các doanh nghiệp xã hội, vì vậy họ
có thể gặt hái lợi ích tối đa từ nó. (Đối tượng: ngư dân, nông dân, phụ nữ bị cô lập…)

Chiến lược Hòa nhập xã hội
Hỗ trợ nhóm người bị kỳ thị hay bị thiệt thòi nhờ hoàn cảnh vật lý , tâm lý và xã hội của họ ,
để khôi phục lại phẩm giá của họ và tạo ra con đường cho sự tham gia của họ như là
thành viên sản xuất của xã hội.




Chiến lược Đóng vai trò trung gian
Cung cấp tài chính, nông nghiệp , phát triển kinh doanh và dịch vụ phát triển thể chế; cung cấp phát triển
sản phẩm và hỗ trợ tiếp thị



Chiến lược Huy động nguồn lực
Tạo ra thu nhập từ việc bán các sản phẩm và dịch vụ để tài trợ cho các hoạt động của chương trình cốt lõi
của cơ quan phát triển tương ứng.




×