Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

dự án “xây DỰNG mô HÌNH NHÂN GIỐNG, NUÔI TRỒNG và CHẾ BIẾN một số LOẠI nấm ăn nấm dược LIỆU THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP tại TỈNH THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (899.1 KB, 17 trang )

DỰ ÁN “XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÂN GIỐNG, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN MỘT SỐ
LOẠI NẤM ĂN- NẤM DƯỢC LIỆU THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI BÌNH”

Mục Lục
I
1
2
3
II
1
2
III
1
2
3
4
5
6
IV
1
2
3
4
5
6
V
VI

Nghiên cứu thị trường
Tình hình sản xuất nấm ăn-nấm dược liệu trên thế giới
Tình hình sản xuất nấm ở Việt Nam


Tình hình sản xuất nấm ở Thái Bình
Mục Tiêu
Mục tiêu chung
Mục tiêu cụ thể
Nội dung dự án
Xây dựng cơ sở Trung tâm nhân giống,nuôi trồng và chế biến nấm theo hướng
công nghiệp
Tổ chức mua sắm, lắp đặt trang thiết bị sản xuất và chế biến nấm theo hướng
công nghiệp
Đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên và công nhân tiếp nhận công nghệ nuôi trồng,
chế biến và tiêu thụ sản
Xây dựng mô hình ứng dụng, sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu theo
hướng công nghiệp
Công nghệ sơ chế và chế biến nấm
Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm
Các giải pháp thực hiện dự án
Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng
Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Giải pháp về tổ chức sản xuát
Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Giải pháp về nguồn vốn
Giải pháp về qui trình công nghệ
Hiệu quả dự án
Kế hoạch thực hiện
Phụ lục 1: Kinh phí mua nguyên nhiên vật liệu và năng lượng phục vụ sản xuất
và chế biến
Phụ lục 2: Thiết bị, máy móc, dung cụ chuyên dùng
Phụ lục 3: Đầu tư cơ sở hạ tầng
I. Nghiên cứu thị trường
1. Tình hình sản xuất nấm ăn-nấm dược liệu trên thế giới:



- Hiện nay trên thế giới có khoảng 2.000 loài nấm ăn được, trong đó có tới 80 loài nấm ăn
có chất lượng và giá trị kinh tế. Ngoài một số loại nấm ăn đã được nuôi trồng nhân tạo có sản
lượng cao như: Nấm mỡ (Agaricus bisporus); Nấm hương (Lentinula edodes); Nấm sò
(Pleurotus spp); Nấm rơm (Volvariella volvaceae); Mộc nhĩ (Auricularia spp),v.v… có hàm
lượng Protein từ 30-40% chất khô, Carbonhydrate từ 60-70%, chất béo từ 2-10%, rất giàu chất
khoáng và các axit amin không thay thế, các vitamin B, C, D, E, không có độc tố. Một số loại
nấm dược liệu như: Linh chi (Ganoderma lucidum), Phục linh (Poria cocos), Đông trùng hạ
thảo (Cordyceps sinensis), Trúc tôn (Dictyophora indusiata), đầu khỉ (Hericium erinaceus) chứa
nhiều chất mang hoạt tính sinh học, có khả năng tham gia vào việc phòng và chống một số bệnh
ở người. Hiện nay một số nước trên thế giới rất chú ý tới việc nghiên cứu, chọn tạo các giống
nấm mới có giá trị cao và áp dụng các quy trình trồng nấm tiên tiến theo hướng công nghiệp sản
xuất các loại nấm

ăn cao cấp như Nấm Đùi gà ( Pleurotus enringii), Nấm Kim châm

(Flammulina velutipes), Nấm Ngọc châm (Hypsizigus marmoreus), Nấm Trân châu (Agrocybe
aegerita), Nấm Chân dài (Clitocybe maxima).
2. Tình hình sản xuất nấm ở Việt nam:
- Ở Việt Nam, từ hàng ngàn năm nay nhân dân ta đã biết thu hái nấm tự nhiên như nấm
hương, mộc nhĩ để làm thức ăn. Nấm Linh chi từ thời Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và Lê
Quý Đôn cũng đã nói đến như là “Nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam”, được sử
dụng làm một vị thuốc quý. Khu hệ nấm của Việt Nam đã xác định có khoảng 1.200 loài nấm ăn
và nấm dược liệu. Các loại nấm ăn quý như: nấm hương, mộc nhĩ, nấm rơm, nấm thông, nấm
mối,v.v…; Nấm dược liệu như: Linh chi, Vân chi, Đầu khỉ, Phục linh, Đông trùng hạ thảo,v.v…
phân bổ ở hầu hết các khu vực Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Các loại nấm ăn cao cấp và nấm
dược liệu đang được nuôi trồng hiện nay: Nấm mỡ: (Agaricus bisporus); Nấm rơm (Volvariella
volvaceae); Nấm sò (Pleurotus florida); Nấm hương (Lentinula edodes); Mộc nhĩ (Auricularia
polytrycha); Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) v.v… phần lớn đều đã được nghiên cứu và

nuôi trồng phổ biến ở nước ta. Các vùng có nhiều rơm rạ trồng nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò trắng,
vùng có nhiều mùn cưa, lõi ngô trồng mộc nhĩ, Linh chi với số lượng hàng vạn tấn nguyên liệu
tạo ra hàng nghìn tấn sản phẩm nấm hàng hóa nội tiêu và xuất khẩu.
- Tổng sản lượng các loại nấm ăn và nấm dược liệu của Việt Nam hiện nay đạt khoảng
250.000 tấn/năm. Kim ngạch xuất khẩu khoảng 60 triệu USD/năm. Chúng ta đang nuôi trồng 6
loại nấm phổ biến ở các địa phương:
+ Nấm rơm trồng tập trung ở các tỉnh miền tây Nam Bộ (Đồng tháp, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Cần Thơ....) chiếm 90% sản lượng nấm rơm cả nước.


+ Mộc nhĩ trồng tập trung ở các tỉnh miền Đông Nam bộ (Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình
Phước...) chiếm 70% sản lượng mộc nhĩ trong nước.
+ Nấm mỡ, nấm sò, nấm hương chủ yếu trồng ở các tỉnh miền Bắc, sản lượng mỗi năm đạt
khoảng 10.000 tấn.
+ Ở Đông Nam bộ và Tây nguyên, nhiều địa phương đang thực hiện dự án trồng và chế biến
nấm. Kết quả đến nay cho thấy sự phát triển của ngành nấm ở khu vực này là rất khả quan, cả về
chỉ tiêu kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế.
- Tuy nhiên, còn rất nhiều các giống nấm ăn cao cấp và các giống nấm phổ biến khác trên thế
giới chưa được nghiên cứu đầy đủ để đưa ra sản xuất đại trà và phát triển nuôi trồng ở Việt
Nam.. Hiện nay loại nấm cao cấp này được Trung tâm CNSH thực vật- Viện Di truyền nông
nghiệp nghiên cứu và đưa vào tập đoàn giống nấm ở Việt Nam. Trung tâm đã nghiên cứu thành
công quy trình công nghệ nuôi trồng nấm ăn cao cấp theo hướng công nghiệp. Hiện nay nhu cầu
tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để tạo ra sản phẩm có giá trị cao là một đòi hỏi có
tính cấp thiết .
3. Tình hình sản xuất nấm ở tỉnh Thái Bình:
- Thái Bình là một tỉnh thuần nông với hơn 80% dân số làm nông nghiệp. Là một tỉnh
được hình thành do sự bồi lấp của biển đất đai phì nhiêu nhưng lại không có tài nguyên thiên
nhiên phục vụ phát triển công nghiệp. Con người Thái bình cần cù chị khó. Trong thập kỷ 90
tỉnh Thái bình đã có chương trình thay đổi và có triển khai trồng nấm tại một số huyện, xã, tuy
nhiên dự án đã không thành công do điều kiện kinh tế và kỹ thuật cũng như thị trường đầu ra

không đảm bảo. Từ những năm 2000 trở lại đây một hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư trồng một
số loại nấm thương phẩm phục vụ nhu cầu trong tỉnh, tuy nhiên hoạt động còn nhỏ lẻ manh mún,
không nắm bắt được quy trình kỹ, trang thiết bị khó khăn nên hiệu quả không cao. Mặc dù nghề
trồng nấm có hiệu quả kinh tế cao có xu hướng làm giàu từ nghề này.
- Nguyên liệu làm cơ chất trồng nấm khá dồi dào như mùn cưa, rơm rạ bã mía
- Trung tâm CNSH thực vật –Viện Di truyền nông nghiệp là cơ quan chủ trì chuyển giao
công nghệ đã có nhiều kinh nghiệm chuyển giao thành công cho các tỉnh thành trong cả nước về
phát triển ngành sản xuất nấm .
- Để xây dựng và phát triển nghề trồng nấm ăn cao cấp và nấm dược liệu ở tỉnh Thái Bình
một cách vững chắc, giải quyết đồng bộ những đòi hỏi của người sản xuất, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế- xã hội của địa phương thì việc thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình nhân
giống,nuôi trồng và chế biến một số loại nấm ăn-nấm dược liệu theo hướng công nghiệp tại
tỉnh Thái Bình” hiện nay là rất cần thiết.
II. MỤC TIÊU TRIỂN KHAI DỰ ÁN
1) Mục tiêu chung


• Xây dựng mô hình sản xuất, chế biến nấm theo hướng công nghiệp: áp dụng những
kết quả nghiên cứu khoa học- công nghệ tiên tiến và cơ giới hoá, hiện đại hoá trong nghề
trồng nấm tại tỉnh Lâm đồng cho các cơ sở học tập.
• Góp phần giải quyết công việc làm, phát triển nghề trồng nấm tại các huyện của tỉnh
Thái Bình còn sản xuất nông nghiệp: Khi diện tích đất nông nghiệp trồng lúa bị thu
hẹp. Tạo ra sản phẩm nấm phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Đem lại lợi
ích kinh tế- xã hội cho người sản xuất, thúc đẩy nhanh tiến trình phát triển nghề sản xuất
nấm tại tỉnh Thái Bình.
• Cung cấp sản phẩm nấm hàng hoá: có chất lượng cao, phẩm chất tốt cho thị trường nội
địa và xuất khẩu, tận thu các nguồn nguyên liệu là phế phụ liệu của nông lâm nghiệp góp
phần bảo vệ môi trường sinh thái.
2) Mục tiêu cụ thể
• Hình thành một mô hình sản xuất, chế biến nấm theo hướng công nghiệp tại Công

ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Nấm Việt: là nơi sản xuất nấm ăn –nấm dược
liệu tập trung theo hướng công nghiệp áp dụng cơ giới hoá và công nghệ cao.
• Đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia, kỹ thuật viên tiếp nhận và nắm vững các quy
trình công nghệ nuôi trồng, chế biến và tổ chức tiêu thụ các sản phẩm về nấm ăn
và nấm dược liệu.
• Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm tại Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật
Nấm Việt và 10 trang trại, gia trại trong các huyện khác của tỉnh Thái Bình. Từ đó
nhân rộng ra địa bàn trong các huyện khác của nhằm đạt sản lượng nấm thương
phẩm 500 - 600 tấn nấm tuơi/năm.
• Xây dựng mối liên kết giữa người sản xuất, nhà khoa học và doanh nghiệp để phát
triển nghề nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ nấm trên thị trường nội địa…
• Tổ chức các lớp tập huấn cho người nông dân tham gia mô hình sản xuất nấm và
hàng ngàn lượt người nông dân tham gia vào chương trình phát triển nghề nuôi
trồng và chế biến nấm theo mô hình phân tán.
III. Nội dung của Dự án:
1. Xây dựng cơ sở Trung tâm nhân giống, nuôi trồng và chế biến nấm theo hướng công
nghiệp.
-

Xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các nhà hiện có phục vụ việc nhân giống, sản xuất
bịch và chế biến nấm gồm các hạng mục sau:


• Xây dựng nhà xử lý nguyên liệu, lắp đặt các thiết bị công nghiệp với diện tích
700m2. Kiến trúc nhà theo kiểu khung sắt lợp tôn, nhà xưởng kiểu khung kho Tiệp.
• Xây dựng nhà cấy giống nấm: 100 m2.
• Xây dựng nhà trồng nấm công nghiệp có thiết bị lạnh diện tích 500 m 2 (Tổng thể
tích 2.000 m3 nhà lạnh để nuôi trồng nấm cao cấp).
• Xây dựng nhà kho chứa nguyên vật liệu phục vụ sản xuất giống, nuôi trồng và chế
biến nấm với diện tích 100m2.

• Xây dựng lán trại thực hiện mô hình nuôi trồng nấm tập trung liên hoàn cho các loại
nấm ăn và nấm dược liệu với tổng diện tích 5.000m2.
- Cải tạo lắp đặt hệ thống điện nước vào các phòng và khu sản xuất một cách hợp lý và
khoa học để phục vụ cho sản xuất nuôi trồng và chế biến nấm.
- Xây dựng khu sân bãi để chứa nguyên liệu và xử lý phế thải sau thu hoạch để làm phân
bón với diện tích 800- 1.000m2.
- Các công trình phụ trợ như: Văn phòng, nhà nghỉ ca, vệ sinh …….
- Điện 3 FA,cấp nước và thoát nước.
- Xây dựng bố trí mặt bằng hợp lý đảm bảo cảnh quan môi trường xanh – sạch đẹp
- Tổng diện tich mặt bằng của khu sản xuất là 30.000 m2.
2. Tổ chức mua sắm, lắp đặt trang thiết bị sản xuất và chế biến nấm theo hướng công
nghiệp gồm:
-

Hệ thống nồi hơi đốt than công suất 500kg hơi /giờ

-

Dây chuyền đóng bịch nấm công suất 700-800 bịch nấm / giờ
Buồng hấp khử trùng để sản xuất bịch nấm dung tích 20m2 :2 chiếc
Nhà trồng nấm có thiết bị lạnh diện tích :500m2 x 4m=2.000m3.
Giàn giá nuôi giống nấm và bịch nấm 100 bộ.
Tủ cấy vô trùng: 2 chiếc.
Máy đảo ủ nguyên liệu: 1 chiếc.
Xe nâng hạ(1,5 tấn): 1 chiếc.
Tủ bảo quản giống nấm 500 lít: 1 chiếc
Điều hoà nhiệt độ 18.000BTU: 4 chiếc.
Máy đóng túi nấm hút chân không: 2 chiếc
Máy nghiền nguyên liệu: 1 chiếc.
Máy băm rơm rạ 300kg/giờ: 1 chiếc.

Lò sấy nấm công nghiệp 200kg /mẻ: 2 chiếc.
Lò sấy nấm xây bằng gạch (cho 10 mô hình trang trại, gia trại): 10 chiếc.
Lò hấp bịch nấm cơ động kiểu công nghiệp cho 10 trang trại: 10 chiếc .
Máy phát điện công suất 100 KVA: 1 chiếc.
Các dụng cụ khác như: bàn, ghế Inox, bể, cân …….


3. Đào tạo chuyên gia, kỹ thuật viên và công nhân tiếp nhận công nghệ nuôi trồng, chế
biến và tiêu thụ sản phẩm
- Đào tạo ở Hà Nội cho 8 cán bộ có đủ năng lực tiếp nhận công nghệ nuôi trồng, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm nấm, có khả năng tổ chức thực hiện việc điều hành nuôi trồng, chế biến nấm
và tự hạch toán sau khi kết thúc dự án.
- Đào tạo tại cơ sở 6 kỹ thuật viên thực hành sản xuất các loại nấm theo kế hoạch sản xuất,
nuôi trồng các loại nấm ăn thông dụng và nấm ăn cao cấp.
- Đào tạo tại cơ sở 4 kỹ thuật viên thực hiện nhiệm vụ sơ chế và chế biến các loại nấm, vận
hành thành thạo dây truyền thiết bị sản xuất - chế biến nấm công nghiệp.
- Đào tạo tại chỗ 20 công nhân tiếp nhận công nghệ nuôi trồng các loại nấm phục vụ mô
hình tập trung và mô hình phân tán trong dân.
- Tổ chức tập huấn và hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng các loại nấm ở mô hình phân tán và
các lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng nấm cho các tổ chức và người trực tiếp nuôi
trồng các loại nấm
- Tiếp nhận các công nghệ nuôi trồng các loại nấm theo hướng công nghiệp,công nghệ chế
biến nấm,bảo quản nấm tươi và công nghệ xử lý bã nấm thành phân hữu cơ sinh học.
4. Xây dựng mô hình ứng dụng, sản xuất các loại nấm ăn và nấm dược liệu theo hướng
công nghiệp:
• Xây dựng mô hình cơ sở sản xuất Trung tâm:
+ Với quy mô diện tích 5.000m2 lán trại để trồng 6 loại nấm thông dụng theo hướng
công nghiệp: Nấm mỡ (Agaricus bisprus), Nấm rơm (Volvariella volvacea), Nấm sò
(Pleurotus florida), Mộc nhĩ (Auricularia politricha), Nấm linh chi (Ganoderma lucidum),
Nấm Trân châu (Agrocybe. sp) có công suất 1.000 tấn nguyên liệu/năm.

+ Với quy mô diện tích 500 m 2 nhà trồng nấm công nghiệp có thiết bị lạnh để trồng các
loại nấm ăn có giá trị cao như: nấm Kim châm (Flammulina velutipes), nấm Đùi gà
(Pleurotus eringii), nấm Ngọc châm (Hypsizigus mamo –reus)….
+ Hoàn thiện các quy trình công nghệ nuôi trồng nấm trên từng loại giá thể sẵn có và phù
hợp với địa phương.
+ Phục vụ công tác đào tạo, tham quan mô hình sản xuất nấm để nhân rộng ra sản xuất ở
các địa phương.


• Xây dựng mô hình trồng nấm vệ tinh với quy mô 10 cơ sở công suất 100 tấn nguyên liệu/
cơ sở /năm và hàng nghìn m2 nhà xưởng tận dụng đạt công suất 500 tấn nấm/năm, khép
kín chu kỳ trồng nấm trong 1 năm.
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất nấm một cách cụ thể. Từ đó làm cơ
sở xây dựng phát triển vành đai trồng nấm và nhân rộng ra các địa phương khác.
+ Thực hiện công tác chuyển giao khoa học – công nghệ xuống tận tay bà con nông dân
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
• Mở rộng mô hình nuôi trồng các loại nấm để đạt được 3.000 tấn nấm thương phẩm/năm.
5. Công nghệ sơ chế và chế biến nấm
-

Lắp đặt thiết bị sản xuất bịch nấm công nghiệp lồng ghép với dây chuyền chế biến nấm.
Sản phẩm nấm chế biến bao gồm:
+ Nấm đóng hộp, dạng lọ thuỷ tinh nấm tương đương 20.000 lọ (có trọng lượng 0,5 kg/ lọ).

+ Nấm rơm, nấm mỡ muối: sơ chế muối nấm để chuyển sang đóng hộp dạng lọ thuỷ tinh
hoặc bán nấm sơ chế.
+ Nấm rơm, Nấm sò, nấm Linh chi, Nấm mộc nhĩ, Nấm Trân châu ở dạng sấy khô.
6. Tổ chức thị trường tiêu thụ sản phẩm nấm
- Với tổng sản lượng nấm 1.500 tấn nấm tươi/năm. Trong đó:
+ Nấm tươi 1.300 tấn được nông dân bán ở thị trường tự do.

+ Nấm muối 50 tấn (tương đương 100 tấn nấm tươi) dùng để chế biến đóng hộp hoặc
xuất khẩu nấm nguyên liệu.
+ Nấm sấy khô: 10 tấn nấm (tương đương 100 tấn nấm tươi) bán ở thị trường trong nước
và xuất khẩu.
+ Nấm đóng hộp dạng lọ thuỷ tinh: 10 tấn tươi sẽ có 20.000 lọ nấm thành phẩm được tiêu
thụ nội địa và xuất khẩu.
- Lượng nấm sản xuất ra hàng năm đạt 1.500 tấn sẽ đưa ra thị trường tiêu thụ tại các cơ sở nuôi
trồng nấm trên địa bàn thành phố Hà nội và các vùng phụ cận.
- Tổ chức thị trường tiêu thụ:
+ Hình thành mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nấm tươi tại các thành phố thị xã, thị trấn, khu
đông dân cư, các nhà hàng khách sạn.
+ Liên kết giữa các nhà khoa học- nhà nông- nhà doanh nghiệp để tìm ra các giải pháp thị
trường tối ưu cho sản phẩm nấm. Nhằm thúc đẩy phát triển nghành nấm một cách bền vững.


+ Nấm chế biến: nấm sấy khô được đóng gói, nấm lọ, tổ chức tiêu thụ tại các hội chợ triển
lãm và các siêu thị.
+ Xúc tiến thương mại các dạng sản phẩm nấm muối, nấm chế biến đóng lọ thuỷ tinh tham
gia thị trường xuất khẩu.
IV. Các giải pháp để thực hiện dự án
1. Giải pháp về đầu tư cơ sở hạ tầng
Toàn bộ mặt bằng có diện tích 30.000m 2 đất nông nghiệp được xin cấp có thẩm quyền
đồng ý phê duyệt triển kha dự án tại Thái Bình
- Xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất nấm và chế biến nấm
theo hướng công nghiệp. Phục vụ cho quá trình thực hiện dự án và sau khi kết thúc dự án sẽ là
cơ sở nuôi trồng chế biến nấm công nghiệp tại huyện nói riêng và Tỉnh Thái Bình nói chung.
- Nâng cấp nhà xưởng hiện có. Sửa chữa, lắp đặt các thiết bị phục vụ cho sản xuất bịch nấm
với số lượng lớn cung cấp cho mô hình và vùng phụ cận phân tán.
- Xây dựng nhà xưởng chứa các thiết bị công nghiệp sản xuất giống- chế biến nấm với tổng
diện tích 700m2.

- Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm tập trung với diện tích 2.000m 2 lán trại phục vụ cho nội
dung sản xuất nấm liên hoàn, công nghiệp.
- Xây dựng nhà có thiết bị lạnh sản xuất nấm cao cấp diện tích 500 m2
- Hỗ trợ xây dựng lán trại, tranh tre nứa lá cho 10 mô hình trồng nấm vệ tinh với tổng diện tích
2.000m2.
- Xây dựng kho chứa nguyên liệu với diện tích 100m2.
- Cải tạo văn phòng, phòng đào tạo chuyển giao công nghệ trồng nấm cho nông dân: 100m2.
- Điện nước, giao thông sân bãi:
+ Nguồn điện sử dụng 3 pha có công suất điện tiêu thụ tối đa 100kw/h.
+ Nước tận dụng nguồn nước đã qua xử lý để dẫn đến các nhà nuôi trồng nấm và chế
biến nấm với công suất 30m3/ngày.
- Sân bãi: Sân bãi bằng bê tông dùng để tập kết nguyên nhiên vật liệu đưa vào sản xuất giống,
nuôi trồng các loại nấm với tổng diện tích 800- 1.000m2.
- Xây dựng mô hình nuôi trồng nấm vệ tinh với tổng diện tích nuôi trồng các loại nấm 2.000m 2
lán trại. Mô hình này do các hộ nông dân triển khai trong thời gian thực hiện dự án.


2. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
2.1. Đào tạo cán bộ kỹ thuật nòng cốt:
Trong sản xuất nấm quy mô công nghiệp phải có các cán bộ kỹ thuật nòng cốt làm tổ
trưởng hoặc phụ trách các công đoạn sản xuất như: hấp khử trùng- Cấy giống nấm- Chăm sóc,
thu hái- chế biến sản phẩm:
Đào tạo tại Hà Nội.
+ Tổng số 8 người.
+ Thời gian đào tạo: 1 tháng.
+ Nội dung:
-

Học một khoá đào tạo về công nghệ nuôi trồng, chế biến nấm ăn và nấm dược liệu
từ 10- 12 ngày.


-

Chia các nhóm đào tạo và thực hành trên thiết bị công nghiệp tại Trung tâm Công
nghệ sinh học thực vật để học viên nắm chắc và sử dụng thành thạo các thiết bị
công nghiệp. Thời gian 15- 20 ngày.

Số học viên này sẽ làm nòng cốt ở các công đoạn sản xuất của Công ty.
2.2. Đào tạo công nhân lành nghề tại chỗ:
Chuyên gia công nghệ của cơ quan chuyển giao công nghệ sẽ mở lớp dạy lý thuyết và
thực hành tại chỗ cho toàn bộ cán bộ kỹ thuật, công nhân bao gồm các nhóm:
-

Nhóm sản xuất nấm: gồm công nhân xử lý nguyên liệu từ khâu phối trộn nguyên
liệu- đóng túi nấm- hấp khử trùng- cấy giống nấm đến khâu đưa vào nhà nuôi sợi.

-

Nhóm chăm sóc, thu hái, chế biến nấm.

-

Nhóm công nhân xử lý các bã nấm thành phân hữu cơ.

-

Các nhóm sản xuất có nhiệm vụ tiếp thu công nghệ sản xuất, chế biến nấm theo quy
mô công nghiệp.

2.3. Tập huấn kỹ thuật trồng nấm cho các hộ nông dân:

Trong nội dung Dự án mô hình Xưởng sản xuất nấm tập trung là nơi sản xuất các bịch
nấm đã được nuôi sợi nấm chỉ cần đưa ra chăm sóc để thu hái sản phẩm: một phần bịch nấm
được chăm sóc, thu hái tại chỗ, còn 50 % số bịch nấm được chuyển cho các hộ gia đình chăm
sóc và thu hái tại nhà. Vì vậy các hộ gia đình được coi như các vệ tinh sản xuất nấm của cơ sở
Trung tâm.
Mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc, thu hái nấm cho các hộ gia đình xã
viên:


+ Số lớp: 10 lớp tập huấn
+ Số lượng: 30 người/ 1 lớp.
+ Thời gian tập huấn: 3- 5 ngày/ 1 lớp.
3. Giải pháp về tổ chức sản xuất:
Sản xuất và chế biến nấm ăn- nấm dược liệu theo hướng công nghiệp được tổ chức theo
hình thức tập trung và phân tán.
 Sản xuất, chế biến nấm tập trung theo hướng công nghiệp tại cơ sở Trung tâm của Công
ty tại các xã với trang thiết bị công nghiệp được lắp đặt và vận hành, công suất mỗi năm
sản xuất 1 triệu bịch nấm các loại sau khi cấy giống, nuôi sợi mọc kín đáy bịch nấm.
- 50 vạn bịch được chăm sóc, thu hái tại Công ty, sản phẩm nấm tươi, nấm khô được
tiêu thụ và chế biến tại Công ty
- Số bịch nấm còn lại được chuyển về các mô hình để chăm sóc, thu hái.
 Sản xuất phân tán tại các hộ gia đình:
-

Thời vụ sản xuất nấm khép kín trong năm. Các gia đình sử dụng rơm rạ sản xuất
nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm và 50% số bịch nấm sản xuất tại cơ sở Trung tâm được
đưa về chăm sóc thu hái tại các hộ gia đình, sản phẩm nấm sau khi thu hái được bán
cho Công ty chế biến thành nấm sấy khô (100m2 lán treo được 5.000 bịch nấm/ 1 vụ
3 tháng) trong dự án có 10 vệ tinh nuôi trồng nấm 2 vụ/ năm sẽ chăm sóc, nuôi
trồng, thu hái khoảng 80 vạn bịch nấm/ 1 năm.

- Các loại sản phẩm nấm tươi được tiêu thụ trên thị trường hoặc được chế biến thành
nấm muối, nấm sấy khô tại Công ty đảm bảo chất lượng đồng đều.
4. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay nhu cầu tiêu thụ nấm ngày càng tăng:
-

Với các loại nấm cao cấp: Trung tâm CNSH thực vật ký hợp đồng bao tiêu.
Với các loại nấm tươi như nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò tiêu thụ tươi là chủ yếu.

-

Với các sản phẩm nấm khô như mộc nhĩ thị trường trong nước và xuất khẩu hàng
năm tiêu thụ hàng ngàn tấn sản phẩm.
Cơ sở sản xuất Trung tâm còn là nơi sản xuất các bịch nấm mộc nhĩ trên bã mía, rơm rạ
và mùn cưa;
+ Một phần bịch được chăm sóc, thu hái tại chỗ.
+ Phần lớn bịch sẽ bán cho dân nuôi trồng tại nhà.
Sản phẩm của Công ty:
1. Bịch mộc nhĩ: 100 vạn bịch.

Đơn giá: 2.500 đ/1 bịch


2. Các loại nấm khác như: nấm rơm, nấm sò, nấm mỡ.
- Tiêu thụ tươi giá:

10.000 đ-25.000đ/1kg.

- Nấm muối giá thấp nhất: 14.000 đ/1kg.
3. Nấm mộc nhĩ khô: 60.000 đ/1kg.

4. Sản phẩm phân hữu cơ của Công ty mỗi năm sản xuất 500 tấn.
Sản phẩm dùng bón cho cây trồng.
Hoạt động sản xuất của Công ty với các loại sản phẩm nấm tươi sản xuất tại chỗ và thu
mua lại của dân. Việc tiêu thụ sản phẩm có các phương án như sau:
* Với mộc nhĩ khô là sản phẩm chủ yếu:
Hiện nay thị trường nội địa và xuất khẩu là không hạn chế, có thể xuất khẩu hàng ngàn
tấn. Nhu cầu nội tiêu hàng trăm ngàn tấn, giá thấp nhất mua vào là 60.000đ/kg mộc nhĩ khô với
số lượng không hạn chế.
* Sản phẩm nấm Linh chi khô là nấm dược liệu, nhu cầu hàng năm cần hàng chục tấn- Giá nấm
loại I là 350.000 đ/kg khô.(giá bán buôn)
Nấm Linh chi được phân phối cho các công ty Dược phẩm như Công ty dược liệu Trung Ương
1, Công ty Dược liệu Hà Nội, Công ty Dược phẩm Trung Ương 3,...
* Sản phẩm nấm mỡ, nấm rơm, nấm sò tươi hiện nay trên thị trường đang tiêu thụ rất tốt. Mỗi
năm hàng chục ngàn tấn, giá bán hấp dẫn, tạo vốn quay vòng nhanh. Hiện tại giá thấp nhất: Nấm
sò tươi: 12.000 đ/kg; Nấm rơm tươi, Nấm mỡ tươi: 20.000đ/1 kg.
Thị trường sản phẩm nấm rơm muối, nấm mỡ muối, nấm hộp xuất khẩu có nhu cầu rất lớn
(hàng triệu tấn/ năm). (Giá thu mua nấm mỡ, nấm rơm muối hiện nay là 15.000đ/1kg).
5. Giải pháp về nguồn vốn:
Dự án được thực hiện do Công ty TNHH Thương mại và Kỹ thuật Nấm Việt chủ trì là
doanh nghiệp có cơ sở hạ tầng, có kinh nghiệm trong quản lý, có nguồn vốn tự có để đầu tư vào
các công nghệ và thiết bị sản xuất để phát triển nghề trồng nấm theo hướng công nghiệp. Ngoài
nguồn vốn của Ngân sách sự nghiệp khoa học trung ương để triển khai dự án, Công ty có nguồn
vốn tự có và vốn vay để sản xuất và quay vòng vốn mua vật tư nguyên liệu để sản xuất.
6. Giải pháp về quy trình công nghệ.
Thực hiện mục tiêu và nội dung ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản
xuất nấm ăn và nấm dược liệu theo hướng công nghiệp, Dự án cần phải có các giải pháp về công


nghệ là các công nghệ mới, có tính tiên tiến, cơ giới hoá và thích hợp với trình độ của người sản
xuất và địa phương triển khai Dự án.

Áp dụng quy trình công nghệ trong nước do Trung tâm công nghệ sinh học thực vật (Viện
Di truyền nông nghiệp) – Bộ Nông nghiệp & PTNT chuyển giao các công nghệ.
V. Hiệu quả Dự án
Công suất của cơ sở sản xuất nấm theo hướng công nghiệp tại Công ty TNHH Thương
mại và Kỹ thuật Nấm Việt cùng với các cơ sở vệ tinh mỗi năm sử dụng 2.500- 3.000 tấn nguyên
liệu rơm rạ, mùn cưa bã mía để trồng nấm tạo ra sản phẩm từ 1.200- 1.500 tấn nấm tươi các loại
trị giá 25-37 tỷ đồng.
Đối với người lao động tham gia sản xuất nấm có giá trị ngày công: 60.000- 80.000
đồng/công.
Phân tích hiệu quả kinh tế nuôi trồng từng loại nấm trên 1000kg nguyên liệu ta có:
* Nấm mộc nhĩ (Tính cho 1000kg nguyên liệu)
- Chi phí đầu vào: 2.500.000 đ
- Tổng thu đầu ra 60kg mộc nhĩ khô x 60.000 đ/kg = 3.600.000
- Lãi trực tiếp: 3.600.000 đ – 2.500.000 đ = 1.100.000 đ
* Nấm Linh chi (tính cho 1000 kg nguyên liệu)
- Chi phí đầu vào: 7.500.000 đ
- Tổng thu tiền bán sản phẩm: 30kg nấm khô x 300.000 đ/kg = 9.000.000 đ
(tính trung bình cho cả nấm loại 1 và nấm loại 2.)
- Lãi trực tiếp: 9.000.000 đ - 7.500.000 đ = 1.500.000 đ
* Nấm sò (tính cho 1.000kg nguyên liệu)
- Chi phí đầu vào:

5.000.000 đ

- Tổng thu bán sản phẩm (thấp nhất ): 500 kg nấm tươi x 12.000 đ/kg = 6.000.000đ
- Lãi trực tiếp: 6.000.000 đ - 5.000.000 đ = 1.000.000 đ
* Nấm mỡ (tính cho 1000kg nguyên liệu)
- Chi phí đầu vào:

3.500.000 đ


- Tổng thu tiền bán sản phẩm. 220kg nấm tươi x 20.000 đ/kg = 4.400.000 đ


- Lãi trực tiếp: 4.400.000 – 3.500.000 đ = 900.000 đ
* Nấm rơm (tính cho 1000kg nguyên liệu)
- Chi phí đầu vào:

1.800.000 đ

- Tổng thu tiền bán sản phẩm: 130kg x 20.000 đ/kg = 2.600.000 đ
- Lãi trực tiếp: 2.600.000 đ- 1.800.000 đ = 800.000 đ
* Sản phẩm nấm chế biến:
Sản phẩm nấm với quy mô công nghiệp ngoài sản phẩm bán tươi cung ứng cho thị
trường hàng ngày. Công ty phải chế biến thành các dạng sản phẩm nấm khô, nấm muối, nấm
đóng hộp. Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hoá nội tiêu và xuất khẩu.
* Xử lý bã thải nấm thành phân hữu cơ hỗn hợp.
Nguyên liệu bã nấm để làm phân hữu cơ hỗn hợp được coi là một thành phần chính của
dây chuyền sản xuất phân hữu cơ.
a. Chi phí đầu vào (tính cho 1000kg thành phẩm): 2.000.000
- Nguyên liệu bã nấm:

400.000 đ

- Các phụ gia vi sinh, phân khoáng:

500.000 đ

- Năng lượng vận hành dây chuyền:


200.000 đ

- Bao bì đóng gói, kiểm nghiệm: 300.000 đ
- Công lao động:

600.000 đ

b. Giá bán thành phẩm phân hữu cơ hỗn hợp: 2.600.000 đ.
c. Hiệu quả kinh tế sản xuất phân hữu cơ từ bã nấm:
(c) = (b) – (a) = 2.600.000 đ- 2.000.000 = 600.000 đ.
VI. Tiến độ thực hiện



“XÂY DỰNG MÔ HÌNH NHÂN GIỐNG, NUÔI TRỒNG VÀ CHẾ BIẾN
MỘT SỐ LOẠI NẤM ĂN- NẤM DƯỢC LIỆU THEO HƯỚNG CÔNG
NGHIỆP TẠI TỈNH THÁI BÌNH”

Đào
tạo
chuyên
gia kỹ
thuật
tại Hà
Nội

Điều
tra,
khảo
sátxây

dựng
dự án

Công
ty
TNHH
Thươn
g mại
và Kỹ
thuật
Nấm
Việt

Trung
tâm
CNSH
thực
vật

Trung
tâm
CNSH
thực
vật

Xây dựng
nhà
xưởng,nâ
ng cấp
,cải tạo

hạ tầng
cơ sở

Sửa
chữa
nhỏ,
nâng
cấp cơ
sở vật
chất

Công ty
TNHH
Thương
mại và
Kỹ thuật
Nấm Việt

Công
ty
TNHH
Thươn
g mại
và Kỹ
thuật
Nấm
Việt

Mua
sắm

thiết
bị, lắp
đặt
thiết bị

Công
ty
TNHH
Thươn
g mại
và Kỹ
thuật
Nấm
Việt

Tập
huấn
sản xuất
cho hộ
gia đình
sản xuất

Trung
tâm
CNSH
thực
vật

Chuyển
giao công

nghệ vận p
huấn sản
xuất cho
hộ gia
đình sản
xuất

Trung
tâm
CNSH
thực
vật

Côn
g ty
CPĐ
T và
PTC
N
Hợp
phát

Triển
khai
trên thị
trường

Công
ty
TNHH

Thươn
g mại
và Kỹ
thuật
Nấm
Việt


PHỤ LỤC
BẢNG 1: KINH PHÍ MUA NGUYÊN NHIÊN VẬT LIỆU VÀ NĂNG LƯỢNG
PHỤC VỤ SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN NẤM
ĐVT: 1.000đ
SỐ
LƯỢN
G
4

ĐƠN
GIÁ

THÀNH
TIỀN

5

6

STT

TÊN NGUYÊN VẬT LIỆU


ĐV T

1

2

3

I

Nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nấm các
loại.

1

Mùn cưa các loại,bã mía

Tấn

1.200

1.000

1.200.000

2

Rơm rạ nuôi trồng nấm các loại


Tấn

200

1.000

200.000

3

Bông phế liệu trồng nấm cao cấp

Tấn

200

2.000

400.000

4

Túi ni lon các kích cỡ để đóng bịch nấm ,

Tấn

6

60.000


360.000

5

Cổ nút đóng bịch nấm

Tấn

2

50.000

100.000

6

Bông nút bịch nấm

Tấn

1

20.000

20.000

7

Giống nấm các loại


Tấn

20

25.000

500.000

8

Các chất dinh dưỡng bổ sung (cám gạo, bột
ngô, bột lúa mì, lúa mạch.v.v

Tấn

80

8.000

640.000

9

Hoá chất bổ sung trong nuôi trồng như đạm u
rê , đạm sulfat amoni, bột nhẹ , lân….

Tấn

20


6.000

120.000

10

Dây treo bịch nấm

Tấn

0,5

30.000

15.000

11

Lưới cản quang làm mái ,tường nhà trồng
nấm

Tấn

0,5

30.000

15.000

12


Lọ thuỷ tinh đóng hộp nấm

Chiếc

5.000

4

20.000

13

Cồn đốt và hoá chất tẩy trùng

Lit

300

20

6.000

14

Các vật dụng rẻ tiền mau hỏng

15

Dụng cụ cấy giống nấm ( que cấy, đèn cồn,

khay cấy inox …..)

Bộ

20

500

10.000

16

Khay nhựa đựng sản phẩm nấm

Cái

100

60

6.000

II

Năng lượng, điện nước

3.662.000

50.000


235.000

1 Điện

Kw

10.000

1,5

15.000

2 Nước

M3

1.000

10

10.000


3 Xăng dầu

Tấn

05

22.000


110.000

4 Chất đốt (than đốt nồi hơi,củi ,ga….)

Tấn

20

5000

100.000

Tổng cộng

3.897.000



×