Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

đầu tư, triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông của tập đoàn viễn thông quân đội (viettel) tại campuchia có xét đến các yếu tố văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.16 KB, 8 trang )

Đầu tư, triển khai cung cấp dịch vụ viễn thông của Tập đoàn Viễn thông Quân
đội (Viettel) tại Campuchia có xét đến các yếu tố văn hóa

NỘI DUNG BÀI LÀM
I. Giới thiệu Viettel, Viettel Campuchia và thị trường viễn thông
Campuchia:
1. Giới thiệu Viettel:
Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin, tiền thân của Tổng Công ty Viễn thông
Quân đội (Viettel) được thành lập năm 1989.
- Năm 1995: Công ty Ðiện tử thiết bị thông tin được đổi tên thành Công
ty Ðiện tử Viễn thông Quân đội (tên giao dịch là Viettel), chính thức được công
nhận là nhà cung cấp viễn thông thứ hai tại Việt Nam.
- Năm 2000: Viettel có giấy phép cung cấp thử nghiệm dịch vụ điện thoại
đường dài sử dụng công nghệ VoIP tuyến Hà Nội – Hồ Chí Minh với thương
hiệu 178 và đã triển khai thành công. Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên ở Việt
Nam, có thêm một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông giúp khách
hàng cơ hội được lựa chọn. Đây cũng là bước đi có tính đột phá mở đường cho
giai đoạn phát triển mới đầy năng động của Công ty viễn thông quân đội và của
chính Viettel Telecom. Thương hiệu 178 đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và
khách hàng như một sự tiên phong phá vỡ thế độc quyền của Bưu điện, khởi
đầu cho giai đoạn cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực viễn thông tại thị trường
Việt Nam đầy tiềm năng.
- Năm 2003: Thực hiện chủ trương đầu tư vào những dịch vụ viễn thông
cơ bản, Viettel đã tổ chức lắp đặt tổng đài đưa dịch vụ điện thoại cố định vào
hoạt động kinh doanh trên thị trường. Viettel cũng thực hiện phổ cập điện thoại
1


cố định tới tất cả các vùng miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày
càng cao.
- Năm 2004: Xác định dịch vụ điện thoại di động sẽ là dịch vụ viễn thông


cơ bản, Viettel đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng mạng lưới và chính
thức khai trương dịch vụ vào ngày 15/10/2004 với thương hiệu 098. Với sự
xuất hiện của thương hiệu điện thoại di động 098 trên thị trường, Viettel một
lần nữa đã gây tiếng vang lớn trong dư luận và khách hàng, làm giảm giá dịch
vụ, nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, làm lành mạnh hóa thị trường
thông tin di động Việt Nam. Được bình chọn là 01 trong 10 sự kiện công nghệ
thông tin và truyền thông năm 2004, liên tục những năm sau đó đến nay, Viettel
luôn được đánh giá là mạng di động có tốc độ phát triển thuê bao và mạng lưới
nhanh nhất với những quyết sách, chiến lược kinh doanh táo bạo luôn được
khách hàng quan tâm chờ đón và ủng hộ.
- Năm 2005: Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định thành lập Tổng
Công ty Viễn thông quân đội ngày 02/3/2005 và Bộ Quốc Phòng có quyết định
số 45/2005/BQP ngày 06/4/2005 về việc thành lập Tổng Công ty Viễn thông
quân đội.
- Năm 2007: Năm thống nhất con người và các chiến lược kinh doanh
viễn thông! Trong xu hướng hội nhập và tham vọng phát triển thành một Tập
đoàn Viễn thông, Viettel Telecom (thuộc Tổng Công ty Viễn thông quân đội
Viettel) được thành lập kinh doanh đa dịch vụ trong lĩnh vực viễn thông trên cơ
sở sát nhập các Công ty: Internet Viettel, Điện thoại cố định Viettel và Điện
thoại di động Viettel.
- Hết năm 2010:
Hoàn thành kết nối Internet cho 100% trường học, cơ sở giáo dục cho
ngành giáo dục với 29.559 trường, trong đó có 21.286 sử dụng dịch vụ băng
rộng, đạt 72%.
Triển khai dự án cầu truyền hình tuyến Huyện, lắp đặt và đưa vào hoạt
động 610 điểm trên toàn quốc.
2


Với 25.893 trạm BTS 2G, 16.308 trạm BTS 3G và 9.057 xã được quang

hóa Viettel tiếp tục là nhà cung cấp dịch vụ viễn thông với hạ tầng mạng lưới
lớn nhất Việt Nam.
Bước đầu xây dựng hệ thống mạng lưới “thông minh” qua việc triển khai
đề tài “ Tự động hóa nhà trạm”: Hoàn thành nghiên cứu, sản xuất, tích hợp và
tiến hành thử nghiệm 10 bộ giám sát điều khiển tự động từ xa thiết bị trạm
BTS
Triển khai xây dựng hệ thống Nhân viên địa bàn đến các thôn, xóm trên
toàn quốc, với 15.500 người đã trở thành lực lượng bán hàng, chăm sóc khách
hàng chính của Viettel. Đó là một thế mạnh của Viettel mà hiện nay không một
đối thủ nào có được.
- Đầu tư nước ngoài: Kiện toàn lại bộ máy tổ chức Công ty Viettel G, đẩy
mạnh hoạt động SXKD ở 04 nước đã đầu tư với gần 60 triệu dân (Lào,
Campuchia, Haiti, Mozambique), đồng thời tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến đầu tư
một số nước tại Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh.
- Về nghiên cứu, thiết kế chế tạo SX thiết bị:
Thiết bị quân sự: Hoàn thành nghiên cứu, chế tạo được 40 máy VT
20XH (tên cũ XD-D9B1); Nghiên cứu sản xuất 04 loại máy thông tin quân sự:
XD-D18, PRC1187, XD-D12V, PRC2188.
Thiết bị dân sự: SX thành công USB Dcom 3G với 250 mẫu thử nghiệm;
SX thử nghiệm 10 bộ giám sát và điều khiển nguồn 48V (VT_PW_1000); Hoàn
thành sản xuất và bàn giao 250.000 máy điện thoại cố định không dây để phục
vụ kinh doanh. Hoàn thành thiết kế thiết bị Homegateway 3G, máy tính All–in–
one tiến tới sản xuất thử nghiệm vào quý I/2011.
2. Giới thiệu Viettel Campuchia:
- Khai trương ngày 19/2/2009, chỉ sau 6 tháng chính thức kinh doanh,
Viettel Campuchia đã trở thành mạng số 1 về mạng lưới với 42% số lượng trạm
BTS, 88% chiều dài cáp quang và đứng thứ 2 về số thuê bao với tên gọi thương
3



mại là Metfone. Metfone có hẳn khẩu hiệu là mạng của người Campuchia.
Metfone, Met tiếng Campuchia nghĩa là bè bạn. Bên cạnh đó, mạng Metfone
của Viettel Campuchia còn được chú ý bởi triết lý kinh doanh khác biệt: Kinh
doanh gắn liền trách nhiệm xã hội. Bên cạnh việc đầu tư rất lớn cho hạ tầng
mạng lưới, Viettel Campuchia còn triển khai các chương trình xã hội như
Internet trường học, điện thoại nông thôn, đóng góp tích cực vào sự phát triển
của đất nước Campuchia. Với những nỗ lực của mình, Viettel đã góp phần làm
cầu nối để gắn chặt tình đoàn kết, hữu nghị giữa Chính phủ, quân đội và nhân
dân hai nước.
- Trong năm 2010, Viettel đặt mục tiêu đạt doanh thu 250 triệu USD,
mạng lưới 2G phát sóng đủ 3.000 trạm BTS, mạng lưới 3G phủ sóng 1.500
trạm BTS, chiều dài cáp quang từ 15.000-16.000 km. Viettel cũng đặt mục tiêu
đến năm 2011 sẽ chiếm 46% thị phần thuê bao cố định, 90% thị phần thuê bao
di động, 90% thị phần ADSL tại thị trường Campuchia. Chiến lược lâu dài mà
Viettel Campuchia hướng tới là tạo điều kiện để mỗi người dân đều có 1 điện
thoại di động, đều được hưởng lợi ích từ các dịch vụ viễn thông, thu hẹp
khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, phát triển cân bằng giữa người giàu
và người nghèo, từ đó làm cho cả thế giới thay đổi cách nhìn về viễn thông tại
Campuchia thông qua mạng Metfone.
- Theo báo cáo quý I/2010 của Bộ Bưu chính – Viễn thông Campuchia,
Metfone đứng vị trí thứ hai trên thị trường dịch vụ di động, với 24,1% thị phần,
với khoảng 1,7 triệu thuê bao. Thống kê cho thấy đà thăng tiến mạnh mẽ của
Metfone, bởi vào thời điểm cuối năm ngoái, thị phần của nhà cung cấp này vẫn
đứng thứ ba, sau Mfone và Mobitel.
3. Thị trường viễn thông Campuchia:
Mặc dù, mở cửa thị trường viễn thông từ khá sớm song các dịch vụ viễn
thông ở đất nước Chùa Tháp còn yếu, dịch vụ viễn thông được coi là xa xỉ, chỉ
có người giàu mới đủ điều kiện sử dụng. Mật độ điện thoại di động của
Campuchia chỉ ở mức 7,55% dân số. Điện thoại cố định mới chỉ có 40.000 thuê
4



bao cố định (mật độ đạt 0,3% dân số ). Mật độ Internet cũng chỉ ở mức hơn
0,3% dân số với 48.000 người sử dụng. Hạ tầng truyền dẫn của Cam-pu-chia
được đánh giá là kém nhất trong khu vực. Trong vòng 20 năm, Cam-pu-chia
mới chỉ có 1.000km cáp quang. Tổng số trạm BTS của tất cả các nhà mạng là
khoảng 1.200 trạm. Hệ thống truyền dẫn chủ yếu là vệ tinh nên dung lượng
băng thông thấp, chất lượng không ổn định. Người dân ở khu vực nông thôn,
vùng sâu, vùng xa và hải đảo bị các nhà mạng bỏ quên, khi chỉ tập trung kinh
doanh ở thành thị.
II. Xem xét yếu tố 4P cho sản phẩm dịch vụ viễn thông của Viettel
Campuchia:
1. Sản Phẩm:
- Khi các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động đang mở rộng vùng
phủ sóng tới những vùng xa xôi nhất của Vương quốc Campuchia, các chuyên
gia tin rằng điện thoại di động sẽ ‘mở khóa’ năng suất và tăng trưởng kinh tế
trên toàn quốc. Người dân sử dụng điện thoại di động để chia sẻ thông tin với
khách hàng và nhà cung cấp theo cách mà trước kia không thể thực hiện được,
những kiến thức về giá cả và thị trường, làm cho nguồn thu tăng. Phổ biến
thông tin bằng điện thoại di động sẽ giúp người dân có được giá bán tốt hơn
dựa trên cung và cầu, giúp họ cải thiện được tình hình tài chính gia đình.
- Những lợi ích lớn nhất từ điện thoại di động có xu hướng đổ dồn vào
những người trong lĩnh vực cạnh tranh hoặc những người phải dựa vào trung
gian để đưa hàng hóa ra thị trường. Thông tin di động giúp cho người dân liên
lạc dễ dàng hơn và mất ít thời gian giải quyết các vấn đề hơn trước mà vẫn đạt
hiệu quả. Tiết kiệm chi phí kinh doanh.
- Sóng điện thoại di động nay không chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu
nghe, gọi mà còn hỗ trợ người dùng truy cập dữ liệu qua Internet, giúp họ tìm
hiểu thông tin, cập nhật tình hình sâu và rõ hơn. Song mở rộng vùng phủ sóng
di động ở những vùng sâu, vùng xa không phải là nhiệm vụ dễ dàng và không

nhanh có lãi nhưng lại có ý nghĩa cả về mặt kinh doanh lẫn xã hội. Lợi ích xã
5


hội đối với người dùng cũng có giá trị thương hiệu vô giá, với vùng phủ sóng
của mạng Metfone khắp bờ biển Nam Campuchia còn có khả năng cứu hộ ngư
dân.
2. Giá Bán Sản Phẩm:
- Viettel duy trì chính sách giá rẻ hơn so với mức giá các nhà cung cấp
dịch vụ khác. Đối với một số nước có tính chất quan hệ với Campuchia nhiều
hơn ở trên mọi lĩnh vực như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Hàn Quốc, Mỹ...
Viettel có chính sách giá tốt hơn. Ngoài ra, với các hướng gọi nằm trong hệ
thống của Viettel ở Việt Nam và Lào cũng sẽ có chính sách tốt hơn nữa để cảm
ơn khách hàng. Hiện nay giá dịch vụ của Viettel rẻ hơn của các nhà cung cấp
dịch vụ khác từ 20- 25%.
- Với mạng Metfone, Viettel Campuchia cung cấp tới người dân
Campuchia nhiều gói cước với mệnh giá thấp và dịch vụ giá trị gia tăng phong
phú và người dân Campuchia có thể tiết kiệm tới 25% chi phí nhờ cách tính
cước theo từng giây cho tất cả các hướng gọi, kể cả liên mạng và quốc tế. Điều
đặc biệt, Metfone là mạng đầu tiên và duy nhất tại Campuchia có chính sách
nghe cũng được nhận tiền.
- Sau khi có Metfone, giá cước viễn thông tại Cam-pu-chia đã giảm từ 2
đến 4 lần (di động giảm 2 lần, từ 11 đến 12 cents/phút xuống còn 6-7
cents/phút; điện thoại quốc tế giảm 4 lần từ 80 cents/phút xuống còn 15-20
cents/phút).
3. Kênh phân phối:
- Để đưa mạng Metfone vào hoạt động và phủ khắp trên phạm vi toàn
lãnh thổ Camphuchia, VTC đã phải xây dựng hơn 1000 trạm BTS tương đương
hơn 40% tổng số trạm phát sóng của cả nước, phủ sóng toàn quốc và một mạng
truyền dẫn cáp quang lớn nhất Campuchia với chiều dài trên 5,000 km phủ

khắp các quốc lộ, các tỉnh, thành, trung tâm huyện, vươn ra cả vùng biên giới,
vùng sâu vùng xa và hải đảo. Sau 3 tháng cung cấp thử nghiệm, đến nay
Metfone đã có được 500.000 khách hàng sử dụng dịch vụ.
6


- Hệ thống kênh phân phối của Metfone lớn nhất Cam-pu-chia với 200
cửa hàng, hơn 6.000 đại lý và hơn 4.000 nhân viên bán hàng làng xã trên toàn
lãnh thổ Cam-pu-chia. Các nhân viên Metfone đi từng nhà dân để giới thiệu
dịch vụ. Metfone triển khai mạng lưới bằng cáp quang, khai thác đầu tư phát
triển cân bằng giữa cả nông thôn và thành thị, đầu tư hạ tầng, kinh doanh dịch
vụ cả ở biên giới, hải đảo, những nơi khó khăn nhất của Cam-pu-chia.
- Trong năm 2009, Metfone tiếp tục được mở rộng lên 3000 trạm BTS
với 10,000 km cáp quang cùng các thiết bị đồng bộ để đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng của khách hàng. Metfone cũng chính thức công bố tài trợ dịch vụ
internet miễn phí tới các trường học ở Campuchia. Trong vòng 5 năm tới, dự
kiến Metfone sẽ cung cấp dịch vụ Interrnet miễn phí cho 1.000 trường trên toàn
quốc với tổng giá trị dịch vụ tài trợ tương đương 5 triệu đô la Mỹ.
4. Xúc tiến bán hàng:
- Viettel nhất quán với triết lý “kinh doanh gắn liền với trách nhiệm xã
hội”. Viettel Cambodia đã triển khai Internet và học bổng Metfone đối với các
trường học trong vòng 7 năm (2009-2015) với tổng giá trị 5 triệu USD. Theo
đó, Metfone sẽ cung cấp miễn phí các thiết bị và đường kết nối Internet tới tất
cả các cơ sở giáo dục của Cam-pu-chia. Năm 2009, Metfone triển khai tại 300
trường học, 24 sở giáo dục các tỉnh với 334 bộ máy tính để bàn được kết nối
Internet và 10 điểm kết nối mạng riêng ảo (VPN) tại các cơ quan của Bộ Giáo
dục ở Phnôm Pênh. Giai đoạn 2010-2012, Metfone tiếp tục triển khai tại 500
trường có điện và 193 phòng giáo dục, đồng thời cung cấp 693 bộ thiết bị cho
các đơn vị trên. Cùng với chương trình triển khai Ineternet tới trường học,
Viettel còn lập Quỹ học bổng Metfone nhằm trao thưởng cho các học sinh của

Cam-pu-chia vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên trong học tập. Chương trình
không chỉ có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, mà còn góp phần thúc đẩy việc phổ
biến ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống giáo dục, phát triển nguồn
nhân lực cho đất nước Campuchia.

7


- Tập trung phát triển dịch vụ di động là dịch vụ chủ đạo với mục tiêu lũy
kế về thuê bao 2G đạt 5,2 triệu thuê bao hoạt động bình thường; và 200.000
thuê bao 3G. Phát triển mới 620.000 thuê bao cố định có dây Methome, 30.000
thuê bao internet ADSL; bắt đầu triển khai cung cấp dịch vụ cố định có dây
PSTN với kế hoạch 30.000 thuê bao. Về hạ tầng, tập trung phát triển mới 804
BTS 2G và 1.300 trạm 3G nâng lũy kế 3.000 trạm 2G và 1.300 trạm 3G.

8



×