Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược cho ví dụ minh họa v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.25 KB, 12 trang )

Phân biệt sự giống và khác nhau giữa chiến lược và quản trị chiến lược trong
hoạt động kinh doanh của một tổ chức/ doanh nghiệp.
Các vấn đề chính cần viết :
 Khái niệm về chiến lược-giải thích và phân tích thêm
 Khái niệm về quản trị chiến lược-giải thích và phân tích thêm
 Chỉ ra những điểm chung/ giống nhau của hai khái niệm này
 Chỉ ra những điểm khác nhau của hai khái niệm này
 Khái niệm và sự so sánh trên có ý nghĩa gì đối với các nhà quản lý ?
Cho ví dụ

Nội dung bài làm:
Lời mở đầu : Trong xu thế hội nhập của nền kinh tế Việt Nam với nền kinh
tế quốc tế và khu vực ngày một sâu rộng, đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt
Nam nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đầy thách thức trong hoạt động sản
xuất kinh doanh do gặp nhiều sự cạnh tranh gay gắt hơn từ các đối thủ cạnh
tranh, điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp cần tìm kiếm và phát huy các lợi thế so
sánh nhằm giành thắng lợi trong các cuộc cạnh tranh gay gắt và dữ dội trong
phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh đó mỗi doanh nghiệp đều có những cơ hội
mới để khai thác, đồng thời vừa phải ngăn chặn và hạn chế các nguy cơ hiện
hữu và tiềm ẩn, xuất phát từ những lý do đó các doanh nghiệp cần phải thích
nghi với môi trường hội nhập kinh tế quốc tế cũng như muốn đạt được mục tiêu
kinh doanh hiệu quả cao nhất trong thời gian lâu dài đòi hỏi các doanh nghiệp
cần phải có tư duy chiến lược nghĩa là phải có tầm nhìn dài hạn nhằm hướng tới
sự mềm dẻo cần thiết đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
trước những diễn biến của môi trường hiện nay , các doanh nghiệp sẽ thực hiện
các chiến lược đã đề ra thông qua hoạt động quản trị chiến lược của mình để tổ
chức, điều hành một cách tốt nhất các hoạt động của doanh nghiệp nhằm hướng
đến và đạt được các mục tiêu chiến lược mà mỗi doanh nghiệp đã xây dựng.

1



Nội dung bài tập gồm có 5 phần, cụ thể như sau :
Phần 1 : Lời mở đầu
Phần 2: Khái niệm về chiến lược, giải thích và phân tích thêm về chiến
lược
Phần 3: Khái niệm về quản trị chiến lược, giải thích và phân tích thêm về
quản trị chiến lược
Phần 4 : Những điểm giống nhau và khác nhau hai khái niệm, ý nghĩa của
khái niệm và sự so sánh giữa hai khái niệm đối với các nhà quản lý và ví
dụ minh họa.
Phần 5 : Kết luận
Phần 2: Khái niệm về chiến lược, giải thích và phân tích thêm về chiến
lược:
2.1. Khái niệm về chiến lược :
Khái niệm về chiến lược có từ thời hy lạp cổ đại, có nguồn gốc sâu xa từ
lĩnh vực quân sự , xuất phát từ “Strategos” nghĩa là vai trò của vị tướng trong
quân đội. Với luận điểm cơ bản của chiến lược là một bên đối phương có thể đè
bẹp đối thủ, thậm chí là đối thủ mạnh hơn, đông hơn nếu họ có thể dẫn dắt thế
trận và đưa đối thủ vào trận địa thuận lợi cho việc triển khai các khả năng của
mình.
Từ đó thuật ngữ chiến lược kinh doanh ra đời , theo quan điểm truyền
thống thì “Chiến lược là việc xác định những mục tiêu cơ bản dài hạn của một
tổ chức để từ đó đưa ra các chương trình hành động cụ thể cùng với việc sử
dụng các nguồn lực một cách hợp lý để đạt được các mục tiêu đã để ra”- Nguồn
The New Strategists
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm về chiến lược của doanh
nghiệp xuất phát là do quan điểm của mỗi tác giả là khác nhau, tuy nhiên về bản
chất là giống nhau giữa các khái niệm này, để có thể hiểu được một cách sâu sắc
về khái niệm chiến lược, có thể lựa chọn một số khái niệm về chiến lược tiêu


2


biểu sau đây:


Năm 1980, Quinn đã định nghĩa “ Chiến lược là mô thức hay kế

hoạch thích hợp các mục tiêu cơ bản, các chính sách và chuỗi các hành động
của tổ chức vào trong một tổng thể cố kết chặt chẽ”- Nguồn tham khảo Nhà
xuất bản thống kê
• Năm 1996, Michael E. Porter đưa ra khái niệm chiến lược gốm 3 điểm
chính
“ Chiến lược là sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo, bao gồm các hoạt
động khác biệt”
“ Chiến lược là nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để
phòng thủ “
“ Chiến lược là việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty”
Nguồn tham khảo- The New
Strategists
• Theo William J.Glueck : “ Chiến lược là một kế hoạch mang tính
thống nhất, tính toàn diện và tính phối hợp, được thiết kế đảm bảo rằng các
mục tiêu cơ bản của tổ chức sẽ được thực hiện”- Nguồn tham khảo Nhà xuất
bản thống kê
• Theo Fred R. David : “ Chiến lược là những phương tiện đạt tới
những mục tiêu dài hạn. Chiến lược kinh doanh có thể gồm sự phát triển về
địa lý, đa dạng hoá hoạt động, sở hữu hoá, phát triển sản phẩm, thâm nhập thị
trường, cắt giảm chi tiêu, thanh lý và liên doanh”- Nguồn tham khảo Nhà xuất
bản thống kê
• Gần đây theo Johnson và Schole thì “ Chiến lược là định hướng và

phạm vi của một tổ chức trong dài hạn, nhằm đạt được lợi thế cho tổ chức
thông qua cấu hình các nguồn lực của nó trong bối cảnh của môi trường thay
đổi, để đáp ứng nhu cầu của thị trường và thoả mãn kỳ vọng của các bên hữu
quan”-Nguồn tham khảo Nhà xuất bản thống kê

3


* Tóm lại Chiến lược của một công ty là phương hướng và quy mô của
một tổ chức trong dài hạn, chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức đó thông
qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong môi trường cạnh tranh nhằm đáp
ứng nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn. Nói một cách cụ thể
hơn :
-

Chiến lược là một lộ trình mà các công ty phải xác định và thực
hiện là :

+ Mục tiêu của công ty cần đạt được là gì?
+ Công ty đang đứng ở đâu?
+ Công ty sẽ đi đến đó bằng cách nào?
-

Chiến lược là một sự phù hợp đó là phải kết hợp hài hoà 3 yếu tố:

+ Tăng giá trị công ty ( Thương hiệu, tên tuổi công ty…)
+ Môi trường ( Môi trường bên trong và môi trường nội tại của công
ty )
+ Nguồn lực tổ chức ( Tài chính, nhân sự …)
- Chiến lược phải bao gồm 4 yếu tố bao gồm :

+ Thông tin sẵn có và nhãn quan chiến lược
+ Định hướng của công ty
+ Mục tiêu dài hạn
+ Hành động
2.2. Giải thích và phân tích thêm về khái niệm chiến lược :
Có rất nhiều quan điểm và khái niệm khác nhau về Chiến lược, trong
khuôn khổ bài viết sẽ lấy khái niệm của Alfred Chandler , một trong những
nhà khởi sướng và phát triển về lý thuyết quản trị chiến lược để giải thích và
phân tích về khải niệm này.
Theo Alfred Chandler “ Chiến lược là sự xác định các mục tiêu và
mục đích dài hạn của doanh nghiệp và sự chấp nhận chuỗi các hành động cũng
như phân bổ nguồn lực cần thiết để thực hiện các mục tiêu này” - Nguồn tham
4


khảo Nhà xuất bản thống kê
 Sự xác định ở đây là những sự chủ động do ban lãnh đạo công ty
cần phải tính toán và định hướng, công ty cần xác định việc vị thế hiện tại của
công ty hiện nay đang đứng ở đâu trong thị trường so với các đối thủ cạnh
tranh, thị phần của doanh nghiệp là lớn, trung bình hay nhỏ để từ đó có thể
biết công ty mình có những hạn chế và thuận lợi gì để có thể định hình được
chiến lược công ty cần đạt được.
 Các mục tiêu là những những điều mà công ty cần đạt được, đây là
những mục tiêu tổng quát mà mỗi công ty cần lựa chọn để đạt được các “giá
trị” lớn cho công ty bao gồm: Tầm nhìn, sứ mệnh.
- Tầm nhìn bao hàm ý nghĩa của một tiêu chuẩn tuyệt hảo và là một điều lý
tưởng. Nó là sự ám chỉ một sự lựa chọn các giá trị của công ty như thương
hiệu, hình ảnh của công ty…, ngoài ra tầm nhìn còn có tính chất của sự độc
đáo, thể hiện các doanh nghiệp phải tạo ra sự độc đáo và khác biệt với các
doanh nghiệp khác mà mỗi khi nói về công ty thì khách hàng đã biết được giá

trị thương hiệu của công ty là nổi trội, nhìn một cách tổng thể thì tầm nhìn là
kết quả tốt, là thương hiệu và là giá trị của doanh nghiệp cần hướng tới.
- Sứ mệnh của công ty được hiểu là lý do tồn tại , ý nghĩa của sự tồn tại và
các hoạt động của tổ chức, sứ mệnh của công ty vừa thể hiện tầm quan trọng
rất lớn của việc tồn tại , vừa thể hiện sự “ phục vụ” và đáp ứng các lợi ích và
nhu cầu của các bên đó là : Khách hàng, người lao động và các cơ quan bên
hữu quan.
 Mục đích dài hạn là những điều mà công ty cần phạt đạt được
nhưng cụ thể hoá hơn so với các mục tiêu của công ty, mục đích này có các
đặc điểm là :
- Bao gồm cả mục tiêu tài chính : Doanh số, thị phần, chi phí, lợi
nhuận…và cả các mục tiêu phi tài chính như : chất lượng lao động,
môi trường làm việc, mức độ hỗ trợ cộng đồng…
- Tạo ra thứ tự ưu tiên(mục tiêu nào cần thực hiện trước theo tầm quan
5


trọng và giá trị của mục tiêu ) và tạo ra cơ sở cho sự lựa chọn, đánh
đổi
 Sự chấp nhận chuỗi các hành động : Chấp nhận ở đây là những
điều không thể khác và là sự đồng thuận của cả ban lãnh đạo công ty và đội ngũ
nhân viên thực hiện các chuỗi các hành động ( là một quá trình từ lúc đưa ra ý
tưởng, đề ra mục tiêu chiến lược và các phương thức để thực hiện chiến lược
của công ty), đây là hàng loạt các hành động mà toàn bộ doanh nghiệp cần phải
hiểu và biết để có thể thực hiện một cách hiệu quả nhất.
Phân bổ nguồn lực cần thiết : là sự tính toán và phân chia theo tỷ
lệ, cơ cấu các nguồn lực của công ty ( nguồn nhân lực, Tài chính, Marketing,
Sản xuất…) một cách hợp lý và hiệu quả nhất để đảm bảo việc thực hiện các
mục tiêu của công ty không bị gián đoạn và lãng phí nguồn lực . Việc phân bổ
nguồn lực có một ý nghĩa hết sức quan trọng vì nó là yếu tố quyết định đến kết

quả mục tiêu chiến lược đặc biệt là các mục tiêu về tài chính của công ty.
Phần 3: Khái niệm về quản trị chiến lược , giải thích và phân tích thêm
về quản trị chiến lược :
3.1. Khái niệm về quản trị chiến lược :
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về quản trị chiến lược, tuy nhiên có
những khái nhiệm tiêu biểu sau :
• Theo Alfred Chander “ Quản trị chiến lược là tiến trình xác định các
mục tiêu cơ bản dài hạn của tổ chức, lựa chọn cách thức hoặc phương hướng
hành động và phân bố tài nguyên thiết yếu để thực hiện các mục tiêu đó”
-Nguồn tham khảo Nhà xuất bản thống kê
• Theo Fred R.David “ Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như
là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định
liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề
ra”- Nguồn tham khảo Nhà xuất bản thống kê
• Theo John Pearce II và Rỉchard B.Robinson “ Quản trị chiến lược là

6


một hệ các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch
nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp”- Nguồn tham khảo nhà xuất
bản thống kê
*Tóm lại Quản trị chiến lược là một quá trình sắp xếp một cách linh hoạt các
chiến lược, tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh, nó bao gồm nhân lực,
lãnh đạo, kỹ thuật và cả phương án xử lý , đây là một hoạt động liên tục để công
ty có thể xác lập và duy trì phương hướng chiến lược và hoạt động kinh doanh
của một doanh nghiệp cũng như quá trình ra quyết định hàng ngày để giải quyết
những tình huống đang thay đổi và những thách thức trong môi trường kinh
doanh.
3.2. Giải thích và phân tích thêm về khái niệm quản trị chiến lược :

Trong khuôn khổ của bài viết sẽ lấy khái niệm của John Pearce II và
Richard B.Robinson để giải thích và phân tích “ Quản trị chiến lược là một hệ
các quyết định và hành động để hình thành và thực hiện các kế hoạch nhằm đạt
được các mục tiêu của doanh nghiệp”
 Một hệ các quyết định và hành động đó là sau khi phân tích và
tổng hợp thông tin ,các nhà lãnh đạo đưa ra rất nhiều các quyết định, quyết định
ở đây được hiểu là những giải pháp cần phải thực hiện ngay, nó thể hiện tầm
quan trọng trong việc chớp các cơ hội kinh doanh và sự điều chính kịp thời, các
quyết định có thể bao gồm như quyết định về tổ chức nhân sự, quyết định về
thực hiện và kiểm soát về chi phí hay như các quyết định xâm nhập thị trường
mới...còn hành động ở đây là việc thực hiện các quyết định trên, trên thực tế các
quyết định được lãnh đạo đưa ra và nhân viên sẽ là người chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện các quyết định này.
Kế hoạch ở đây được hiểu là những chương trình thực hiện mà
công ty đã đề ra trước, đó có thể là kế hoạch về Tài chính : Doanh số, lợi
nhuận, chi phí, đó có thể là kế hoạch về phát triển sản phẩm mới hay mua lại
công ty khác …Như vậy việc ra quyết định và thực hiện chỉ được dựa trên
những kế hoạch này đã thể hiện quản trị chiến lược luôn mang sự lô gic, phù
7


hợp và khoa học.
Mục tiêu của công ty là những mục tiêu tổng quát của công ty
( Tầm nhìn và sứ mệnh)
Như vậy có thể thấy rằng việc ra quyết định và thực hiện sẽ được dựa vào
kế hoạch mà công ty đã lập ra trước và phải phù hợp với mục tiêu chung của
doanh nghiệp đã thể hiện quản trị chiến lược là một quá trình luôn mang sự lô
gic, phù hợp và rất khoa học
Phần 4: Những điểm giống nhau và khác nhau của hai khái niệm, ý
nghĩa của khái niệm và sự so sánh hai khái niệm đối với các nhà quản

lý và ví dụ minh họa.
4.1. Những điểm giống nhau :
• Chiến lược và quản trị chiến lược đều được xây dựng và thực hiện vì
mục đích phát triển và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đạt được
mục đích cuối cùng là mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.
• Chiến lược và quản trị chiến lược đều được xây dựng và thực hiện
dựa trên nguồn lực nội tại của doanh nghiệp( các đối thủ cạnh tranh, khách
hàng, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế) và nguồn lực
bên ngoài ( môi trường chung, môi trường nghành)
• Chiến lược và quản trị chiến lược đều hướng tới mục tiêu trong dài
hạn
• Các phương pháp và chương trình thực hiện quản trị chiến lược luôn
phải phù hợp với Chiến lược mà công ty xây dựng , ngược lại chiến lược của
công ty xây dựng luôn phải phù hợp với phương pháp và cách thức của quản trị
chiến lược.
• Kết quả của Chiến lược và Quản trị chiến lược đều mang lại lợi ích
cho các bên: Lãnh đạo công ty, cổ đông góp vốn và người lao động.
4.2. Những điểm khác nhau :
• Quản trị chiến lược quá trình , còn Chiến lược là sản phẩm của quá
8


trình
• Quản trị chiến lược là nguyên nhân , còn Chiến lược là kết quả thu
được
• Chiến lược được các nhà quản trị cấp cao ( lãnh đạo ) xây dựng , còn
quản trị chiến lược lại do đội ngũ nhân viên thực hiện
• Quản trị chiến lược là tập hợp các phương tiện , cách thức, phương
pháp , còn Chiến lược là tập hợp các mục tiêu cần đạt được.
• Chiến lược là các mục tiêu dài hạn và cố định ,còn quản trị chiến lược

không phải là quá trình tĩnh mà luôn thay đổi , điều chỉnh để phù hợp với mục
tiêu chiến lược đã đề ra
• Chiến lược thường bao hàm các yếu tố “ Giá trị”, còn quản trị chiến
lược thì chứa đựng yếu tố “ hiệu quả” của quá trình tổ chức thực hiện
4.3. Ý nghĩa của Khái niệm và sự so sánh hai khái niệm đối với các nhà
quản lý :
 Ý nghĩa của khái niệm đối với các nhà quản lý :
- Giúp cho các nhà quản lý thấy được vị trí, mục đích và hướng đi
của công ty , để từ đó định hình và lựa chọn những phương hướng trong dài hạn
nhằm đạt được mục tiêu đặt ra.
- Giúp cho các nhà quản lý thấy được tầm quan trọng của chiến lược
công ty, nhưng để thực hiện được chiến lược thì nhà quản lý cần phải đưa ra các
thực hiện đồng thời và hài hoà cả hai yếu tố, đó là :
+ Đưa ra mục tiêu đúng
+ Tối đa hoá lợi ích cho đội ngũ nhân viên
- Qua khái niệm giúp cho nhà quản lý hiểu được trách nhiệm của
mình là phải xây dựng được mục tiêu và phương hướng trong dài hạn cho công
ty, đồng thời sẽ giúp cho nhà quản lý tổ chức, phân công trách nhiệm công việc
cho từng cá nhân công ty trong công ty, cũng như tổ chức , điều hành các bộ
phận chức năng không bị chồng chéo nhau hay mâu thuẫn với mục tiêu của
9


chiến lược công ty đã đề ra.
- Giúp doanh nghiệp nhận diện được cơ hội và thách thức từ môi
trường bên ngoài, các điểm mạnh , điểm yếu trong nội bộ doanh nghiệp hiện tại
để từ đó nhà quản lý đưa ra các giải pháp tổng thể để phát huy lợi thế nội tại và
hạn chế, đề phòng các đe doạ từ bên ngoài tác động vào hoạt động của doanh
nghiệp.
- Giúp cho các nhà quản lý đưa ra các quyết định kinh doanh phù

hợp với môi trường kinh doanh nhằm nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất
trong sản xuất kinh doanh của công ty
- Giúp cho nhà quản lý lựa chọn được lợi thế cạnh tranh thích hợp
trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi, từ đó sẽ tìm ra cách thức để tồn tại
và tăng trưởng để nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp

 Ví dụ minh họa:
- Ví dụ : Thông qua phân tích môi trường chung , cụ thể là yếu tố xã hội
(GDP ), các nhà quản lý thấy rằng : Nếu thu nhập quốc dân của quốc gia từ
1.000 USD trở nên thì thị trường sẽ có sự bùng nổ ( cầu tăng cao ).Trước năm
2005 tại Việt Nam thu nhập GDP đạt từ : 500-600 USD/ người , qua phân tích
dự báo thì dự kiến thu nhập quốc dân sẽ đạt 1.000 USD/ người vào năm 2010.
Để tận dụng được các cơ hội kinh doanh phù hợp và chớp lấy cơ hội nên trong
thời gian 2005-2010 ở Việt Nam có rất nhiều dự án với quy mô lớn được đầu tư
trong thời gian này, kết quả là từ năm 2010 tại Việt Nam thị trường có sự bùng
nổ lớn hơn thời gian trước rất nhiều trong một thời gian dài, đã tạo bước đột
phá lớn và chiếm lĩnh thị trường cho các doanh nghiệp này tại thị trường Việt
Nam => Điều này đã chứng minh các nhà quản lý của các công ty đã biết dựa
vào việc phân tích và dự báo nhu cầu thị trường để qua đó xác định được
phương hướng mục tiêu của công ty là đầu tư mở rộng trong giai đoạn này để
mở rộng thị trường, đồng thời giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp tập
trung và phân bố các nguồn lực hiệu quả nhất để thực hiện mục tiêu đề ra và
10


kết quả là các công ty đã tận dụng tốt các cơ hội này, đạt được những thành
công lớn trong sản xuất kinh doanh , qua đó làm tăng giá trị và thương hiệu cho
công ty là mục tiêu chiến lược mà doanh nghiệp hướng tới.

11



Phần 5 : Kết luận
Chiến lược kinh doanh và quản trị chiến lược kinh doanh là cách thức mà
các công ty sử dụng để đạt được lợi thế cạnh tranh trên thương trường , vai trò
của nó là vô cùng quan trọng vì Chiến lược được coi là kim chỉ nam cho mọi
hoạt động của doanh nghiệp.Trong một môi trường kinh doanh đầy sự cạnh
tranh khốc liệt như ngày nay chiến lược là yếu tố sống còn và không còn giữ
trong một thời gian dài do xu hướng về chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng rút
ngắn do trình độ khoa học công nghệ trên thế giới ngày càng hiện đại và thay
đổi liên tục , do vậy cơ hội và thách thức của thị trường thay đổi hàng ngày,
thêm vào đó yêu cầu ngày càng cao về lợi nhuận của các cổ đông góp vốn vào
công ty đòi hỏi các công ty phải xây dựng thêm các chiến lược mới , hợp lý và
năng động hơn để theo đuổi nhằm đưa ra vị thế của công ty lên một tầm cao
trên thương trường.

12



×