Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

BÁO cáo PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CNTT tại NHÀ máy bột mỳ VINAFOOD 1 v

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184 KB, 14 trang )

BÁO CÁO PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CNTT TẠI
NHÀ MÁY BỘT MỲ VINAFOOD 1
ĐỀ TÀI:
Ban giám đốc doanh nghiệp yêu cầu anh/chị với tư cách là cán bộ
phụ trách (cấp cao nhất) về ứng dụng công nghệ thông tin trong doanh
nghiệp lập Kế hoạch xây dựng Hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu
quả Quản lý và Kinh doanh trong giai đoạn 5 năm từ 2012-2016 và tầm
nhìn 2020.
Anh chị hãy lập một báo cáo để trình Ban giám đốc xin duyệt kinh
phí, nhân sự, thời gian triển khai và đề xuất các mục tiêu cụ thể.

Đề cương:
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
2. Phân tích thực trạng
3. Phân tích SWOT (Liên quan đến CNTT, HTTT và TMĐT)
4. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
5. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước
6. Các giải pháp ứng dụng CNTT của Vinafood1
7. Chiến lược ứng dụng CNTT và TMĐT của Vinafood1
8. Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu cụ thể
Kết luận

Nội dung
Công nghệ thông tin (CNTT) đang hiện diện và đóng vai trò quan
trọng không thể thiếu trong quá trình quản trị, điều hành các hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển và ứng dụng của Internet
đã làm thay đổi mô hình và cách thức hoạt động kinh doanh của doanh
1


nghiệp, chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch điện tử, ảnh


hưởng đến vị trí, vai trò và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách hàng,
nhà cung cấp, nhà đầu tư…) đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc tin học
hoá các hoạt động quản lý của doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng các
hệ thống quản lý cùng với việc chia sẻ một cách “cởi mở” các tài nguyên
thông tin đòi hỏi các nhà quản lý phải có những thay đổi phù hợp trong cơ
cấu tổ chức, phương pháp quản lý doanh nghiệp để đáp ứng trong điều kiện
mới.
1. Giới thiệu về doanh nghiệp
Công ty Bột mỳ VINAFOOD 1 được thành lập theo quyết định số:
157/QĐ- TCTLTMB-HĐQT ngày 03 tháng 9 năm 2008 của Tổng công ty
Lương thực Miền Bắc, trực thuộc Văn phòng Tổng công ty, trên cơ sở tổ
chức lại Công ty SX-KD Bột mỳ Hưng Quang hiện có và Nhà máy Bột mỳ
Bảo Phước.
Thành lập Công ty Bột mỳ VINAFOOD 1 là sự kiện lớn đối với
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc (VNF1), là bước ngoặt đánh dấu sự
trưởng thành của ngành chế biến bột mỳ trong lĩnh vực sản xuất - chế biến
mà Tổng công ty đã và đang đầu tư phát triển. Với đội ngũ quản lý chuyên
nghiệp, công nhân lành nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh theo hệ
thống quản lý HACCP/ISO 22000. Sản phẩm chính của công ty là các loại
bột mỳ mang thương hiệu VINAFOOD 1, với chất lượng đảm bảo, sản
phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thể hiện qua một số chỉ
tiêu sau:
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế


ĐV tính
Tỷ đồng
-

2009
456
4
2

2010
600
6

2011
750
10,5


Thu

nhập

bình

4,5

quân
Tr.đồng/người
(Nguồn: Vinafood1)


5,8

3,2

2. Phân tích thực trạng
Các ứng dụng của CNTT hướng đến các lợi thế về hiệu quả trong
quá trình quản lý. Với công nghệ thông tin, các tính toán truyền thống được
thực hiện nhanh, tin cậy và chính xác hơn nhiều. Các máy móc tương đối rẻ
hơn sẽ thay thế cho lao động của con người, nếu hợp lý hoá quy trình quản
lý nội bộ - doanh nghiệp Việt Nam có thể tiết kiệm từ 42% đến 76% chi phí
quản lý. Theo báo cáo điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI): Hiện tại chỉ có khoảng 15% số doanh nghiệp có sử dụng dịch
vụ CNTT hoàn chỉnh. Kết quả điều tra cũng cho thấy, mới chỉ 19,4% số
doanh nghiệp đã có website riêng, trong đó 91% số doanh nghiệp này chỉ
sử dụng website để giới thiệu hình ảnh, sản phẩm, mà chưa tận dụng được
những lợi ích khác như hỗ trợ đặt hàng, mua hàng, tư vấn và thanh toán
trực tuyến…
Không nằm ngoài thực trạng chung của các doanh nghiệp, Vinafood1
hiện tại mới chỉ thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin là phần mềm kế
toán, rất giản đơn và cục bộ. Vinafood1 xem CNTT quá phức tạp và quan
trọng hóa việc ứng dụng CNTT, xem CNTT như một khoản tiêu tốn tiền
mà mình không kiểm soát được, xem trang bị CNTT như chi phí quản lý
mà chưa coi đây là khoản đầu tư. Trước sự phát triển mạnh mẽ của thị
trường trong nước và thế giới, muốn hội nhập và phát triển Vinafood1 cần
có những định hướng đổi mới, dưới những điều kiện nhất định, Vinafood1
phải xem việc cải tiến công nghệ thông tin như một cải tiến về công nghệ,
liên quan cả đến cải tiến công nghệ sản phẩm và cải tiến các quá trình.
3. Phân tích SWOT (Liên quan đến CNTT, HTTT và TMĐT)
Từ thực trạng của Vinafood1, chúng ta tổng hợp, đánh giá những Cơ
hội và thách thức, điểm mạnh, điểm yếu trong công tác ứng dụng CNTT,

HTTT và TMĐT của công ty.
3


Bảng tổng hợp phân tích SWOT
Điểm mạnh (S)

Điểm yếu (W)

- Nguồn tài chính ổn định đảm bảo

- Nguồn nhân lực chất lượng

khả năng đầu tư dự án phát triển

cao thiếu hụt.

CNTT, HTTT và TMĐT.

- Khó khăn trong việc tìm nhà

- Xây dựng Chiến lược đầu tư cụ thể.

tư vấn phù hợp.

- Hỗ trợ chính sách từ Chính phủ
(VCCI).
Cơ hội (O):
-


Thách thức (T):

Thị trường TMĐT có tính cạnh

-

tranh chưa cao.

Việt Nam chưa có chính
sách quốc gia về CNTT,

- Nhu cầu sử dụng sản phẩm bột
mỳ cao.

HTTT và TMĐT.
- Rủi ro trong công tác quản
lý phát triển mạng lưới
CNTT do chưa từng có
kinh nghiệm

4. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
4.1 Công ty TNHH Sản xuất Bột mỳ Vimaflour: Thành lập năm 1994
tại cảng Cái Lân tỉnh Quảng ninh, trên cơ sở liên doanh giữa Tập đoàn
Malayan Flour Mills Berhad (MFMB), tập đoàn sản xuất bột mỳ đầu tiên
của Malaysia, và Tổng Công ty Lương thực Miền Bắc (VINAFOOD I) của
Việt nam. Với công suất 1.000 tấn lúa/ngày, Công ty Vimaflour hiện cung
cấp hơn 20 nhãn hiệu bột mỳ cho các khách hàng trong ngành sản xuất
bánh kẹo, bánh mỳ, mỳ ăn liền, và các ngành chế biến biến có sử dụng bột
mỳ khác. Sản phẩm bột mỳ cao cấp Hoa Ngọc Lan, phôi lúa mỳ,
wholemeal và atta của Công ty Vimaflour đã được nhiều gia đình Việt Nam

tin dùng. Hiện tại, kế hoạch lắp đặt dây chuyền 3 đã được Hội đồng Quản
trị công ty phê duyệt với công suất 500 tấn lúa /ngày, nâng tổng công suất
xay nghiền của công ty lên 1.500 tấn lúa ngày vào năm 2013.

4


4.2 Công ty Cổ phần Tiến Hưng: thành lập năm 2002 trên diện tích
30.000m tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. Từ năm 2005, Tiến
Hưng đã đưa vào hoạt động dây chuyền sản xuất bột mì tự động hóa hiện
đại đầu tiên của hãng Bühler - Thụy Sỹ có công suất nghiền 150 tấn
lúa/ngày và hệ thống silo chứa lúa của Prado - Tây Ban Nha. Tiếp đó, Tiến
Hưng đã đầu tư, mở rộng thêm 03 dây chuyền sản xuất tại Bắc Ninh, nâng
tổng công suất lên 500 tấn lúa/ngày. Tận dụng các lợi thế của cảng biển,
Tiến Hưng đang đầu tư Nhà máy sản xuất bột mì công suất 500 tấn
lúa/ngày và hệ thống silo có sức chứa 35.000 tấn tại Khu kinh tế Đình Vũ,
Hải Phòng.
Từ các thực tế trên chúng ta hệ thống các tiêu chí tạo áp lực với
Vinafood1 trên bảng sau:
So sánh các đối thủ trực tiếp
Doanh
nghiệp

Tiêu chí so sánh
Doanh
Thị trường

Giá

thu Tiêu


phẩm

sản Chất
lượng

thụ
(Ty
đồng)
Vinafood1 700

Thế mạnh ở miền Bắc, doanh thu Cao

hơn Tốt

chủ yếu thu được qua nguồn bán đối

thủ

hàng cho các doanh nghiệp. Sản cạnh tranh
phẩm của công ty chiếm 23% thị trực tiếp.
Vimaflour 2.000

phần trong nước.
Là doanh nghiệp lớn, giá thấp là Thấp hơn

Tốt

lợi thế trong kinh doanh của
Vimaflour, Công ty đang chiếm

Tiến
Hưng

500

lĩnh trên 50% thị phần trong nước.
Thế mạnh ở miền Trung và Tây Thấp hơn
nguyên, Sản phẩm chiếm

trên

50% thị phần tại miền trung,
5

TB


khoảng 15% thị phần trong nước.
(Nguồn: Vinafood1)
Như vậy với ưu thế là chất lượng sản phẩm vượt trội so với các đối
thủ trong ngành nhưng hạn chế với giá bán cao hơn. Để có thể biến lợi thế
thành năng lực vượt trội giữa các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành,
Vinafood1 cần xây dựng chiến lược cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm, mở rộng thị phần và tăng lợi thế cạnh tranh trên thương
trường. Trong xu thế xã hội hiện tại, việc ứng dụng CNTT và TMĐT vào
quá trình quản lý, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm là phương án tối ưu tạo nên
năng lực cốt lõi cho Vinafood1 .
5. Kinh nghiệm từ các doanh nghiệp khác trong và ngoài nước
Trong những năm qua nhiều doanh nghiệp đã đầu tư không ít tiền
bạc, thời gian, con người cho việc ứng dụng CNTT. Tuy nhiên, không phải

doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc ứng dụng CNTT trong công
tác quản lý và điều này đã được các nhà chuyên môn hệ thống sự thất bại
do các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân đầu tiên và quan trọng nhất là Nhận thức chưa đúng
mức vai trò của CNTT trong việc nâng cao năng suất lao động và chất
lượng sản phẩm của các cấp lãnh đạo: Nếu người đứng đầu của một tổ
chức chưa nhận thức đúng mức tầm quan trọng của CNTT đối với việc
nâng cao khả năng cạnh trạnh trong bối cảnh hoà nhập quốc tế như hiện
nay, không một dự án ứng dụng CNTT nào có thể thành công.
Nguyên nhân thứ hai là môi trường ứng dụng CNTT chưa tốt: Thể
hiện ở tập quán lãnh đạo theo kinh nghiệm và bản năng của rất nhiều lãnh
đạo, trình độ quản lý của lãnh đạo các cấp không cao. Điều này thực sự làm
giảm vai trò của CNTT; hơn nữa với các quy trình nghiệp vụ lạc hậu hoặc
không ổn định thì cũng không thể ứng dụng CNTT.
Nguyên nhân thứ ba là các tổ chức và doanh nghiệp chưa cảm thấy
nguy cơ mất cạnh tranh khi Việt Nam tham gia vào các khối kinh tế thương
6


mại khu vực và thế giới. Tâm lý chung của rất nhiều lãnh đạo các cơ quan
hiện nay là, ứng dụng CNTT cũng tốt, chưa ứng dụng cũng chẳng sao.
Không có gì bức bách cả. Thực tế, ứng dụng CNTT là biện pháp tốt nhất để
nâng cao năng lực cạnh tranh của tất cả các cơ quan nhà nước cũng như các
doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay.
Nguyên nhân thứ tư là các đề cương dự án CNTT chất lượng kém
nhưng vẫn được triển khai
Nguyên nhân thứ năm là thiếu cán bộ có đủ trình độ: Để triển khai
CNTT, chúng ta cần sự tích hợp hai mảng kiến thức: CNTT và kiến thức
chuyên ngành của lĩnh vực đó. Ngoài ra trình độ của người sử dụng, khai
thác các ứng dụng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao

hiệu quả của các dự án ứng dụng CNTT.
Trên đây là những nguyên nhân cơ bản làm cho việc ứng dụng
CNTT tại một vài doanh nghiệp tại nước ta chưa đạt được hiệu quả cao.
Vinafood1 cần có chiến lược cụ thể tránh đầu tư lãng phí nguồn lực của
công ty.
6. Các giải pháp ứng dụng CNTT của Vinafood1
6.1 Giải pháp về Tài chính:
Dự kiến tổng chi phí đầu tư dự án ứng dụng CNTT, TMĐT
Vinafood1 là 27 tỷ đồng. Với thế mạnh là nguồn tài chính ổn định lành
mạnh, Vinafood1 sử dụng 65% giá trị dự án đầu tư bằng nguồn vốn tự có,
phần còn lại 35%, Vinafood1 Phát triển thêm một cổ đông chiến lược là nhà
sản xuất thực phẩm lớn tại Việt Nam hoặc thị trường nước ngoài đang hướng
tới. Với hình thức này, Công ty sẽ có thêm vốn đầu tư của cổ đông chiến lược
để phát triển dự án, đồng thời, có thêm được một khách hàng lớn để tiêu thụ
sản phẩm, mở rộng thị phần.
6.2 Giải pháp về Nhân sự:
Thực hiện Đào tạo lại toàn bộ hệ thống Cán bộ công nhân viên trong
công ty nhằm nâng cao trình độ tin học phục vụ chuyên môn cho các cấp, gồm
7


đào tạo công nhân, đào tạo chuyên viên, đào tạo quản lý. Bên cạnh đó là hệ
thống thi cử đánh giá hàng năm nhằm khuyến khích CBNV không ngừng học
tập.
Thành lập trung tâm IT, quản lý tổng thể toàn bộ mạng lưới IT trong
toàn công ty. Việc tuyển dụng sẽ được tập trung, có hệ thống và chuyên
nghiệp, xây dựng các chương trình thu hút nhân tài…
Dự kiến nhân sự và chi phí tiền lương
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
STT


Số
lượng

Chi tiết nhân sự

1 Giám đốc trung tâm
2 Quản lý tổng thể toàn công ty
(Chức năng tổng hợp)
Quản lý nhân sự-Tiền công-Tiền
3 lương
4 Quản lý quan hệ khách hàng
(Khách hàng mua và khách hàng
bán)
5 Quản lý kho
6 Quản lý bán lẻ
7 Quản lý Phần mềm kế toán
8 Chi phí đào tạo
Tổng cộng
(Nguồn: Vinafood1)

1
1

Thu nhập
BQ
(Tháng)
15
13


Tổng chi
phí
(5 năm)
1.125
780

1
2

10
10

600
600

2
1
1

10
10
10

9

78

600
600
600

5.000
9.905

Chính sách lương thưởng cần đảm bảo tính cạnh tranh nguồn lực tốt
nhất cho từng vị trí bằng công thức đãi ngộ mới cho từng vị trí (Bonus by
Performance Value/JD). Chính sách lương sẽ dựa trên việc thực hiện các chỉ số
KPIs của từng cá nhân.
6.3 Giải pháp về Công nghệ
Sau khi tìm hiểu Vinafood1 đã lựa chọn CSC Việt Nam cung cấp dịch
vụ phần mềm và tư vấn CNTT. CSC Việt Nam là công ty đầu tiên tại Việt
Nam đạt chuẩn CMMI Cấp 5, phiên bản mới nhất 1.2 – cấp cao nhất về quy
trình quản lý chất lượng phát triển phần mềm của Viện Công Nghệ Phần
Mềm Mỹ SEI và ISO 27001:2005. Với 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực
8


phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ CNTT, CSC Việt Nam sẽ cung
cấp cho Vinafood1 những dịch vụ tốt nhất với tiêu chuẩn chất lượng quốc
tế.

Bảng dự kiến đầu tư
Đơn vị tính: 1.000.000 đồng
STT
I
II
1
2
3
4
5


Số
lượng

Chi tiết công nghệ
Phần mềm
(Bao gồm cả chi phí tư vấn và chuyên
gia)
Phần cứng
Máy chủ
Máy con
Máy tính xách tay
CP Nối mạng
(LAN,WAN, Internet..)
Chi phí duy trì

Đơn giá

Thành
tiền

1

5.500

5.500

1
30
20


300
20
25
1.600

300
600
500
1.600

8.500

8.500

Tổng cộng
(Nguồn: Vinafood1)

17.000

6.4 Giải pháp về Tổ chức hoạt động:
Để nâng cao hiệu quả bộ máy tổ chức, trước hết lãnh đạo doanh
nghiệp cần xây dựng mô hình quản lý số, thay đổi hệ thống quản lý, quy
trình, xây dựng nền văn hóa số, hướng tới hiệu quả cao. Các việc cần làm
là: Xây dựng và phát triển nghệ thuật lãnh đạo hàng đầu; Xây dựng Văn
hóa số trong doanh nghiệp; Tin học hóa hệ thống quản trị...
7. Chiến lược ứng dụng CNTT và TMĐT của Vinafood1
9



Với mục tiêu: tối ưu hóa quy trình hoạt động sản xuất của công ty
nhằm tăng tính cạnh tranh cũng như tính linh động trên thị trường,
Vinafood1 xây dựng chiến lược đầu tư ứng dụng CNTT và TMĐT giai
đoạn 2012-2016 và tầm nhìn 2020 cụ thể như sau:

Hình: Mô hình đầu tư CNTT của Vinafood1
Chiến lược đầu tư CNTT được tổng hợp theo 4 giai đoạn kế thừa
nhau: Đầu tư cơ sở về CNTT; Tăng cường ứng dụng điều hành, tác nghiệp;
Ứng dụng toàn diện nâng cao năng lực quản lý và sản xuất; Đầu tư để
biến đổi doanh nghiệp và tạo lợi thế cạnh tranh quốc tế. Tại mỗi giai đoạn
đều có những mục tiêu cụ thể và tuân theo các nguyên tắc cơ sở của đầu tư
CNTT là: đầu tư phải phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp;
đầu tư phải đem lại hiệu quả; đầu tư cho con người đủ để sử dụng và phát
huy các đầu tư cho công nghệ.
8. Kế hoạch hành động và các chỉ tiêu cụ thể
Với các giải pháp về Tài chính, nhân sự, công nghệ và tổ chức quản
lý chi tiết, dự kiến khi dự án Đầu tư ứng dụng CNTT và TMĐT tại
vinafood1 hoàn chỉnh sẽ thu được kết quả như sau: Vòng quay vốn lưu
động tăng 37%/năm; vòng quay hàng tồn kho giảm 42%; Chi phí quản lý
giảm 24%; chi phí bán hàng giảm 21%... từ đó tăng lợi nhuận 60% so với
10


trước khi dự án được đưa vào sử dụng.

Giai

Yêu cầu

Thời


Người

Bộ

Dự

Doanh

Lợi

đoạn

đạt được

hạn

phụ trách

phận

kiến

thu

nhuận

thực

phối


chi

hiện

hợp

phí

750 tỷ

11,5 tỷ

3 tỷ

800 tỷ

12,5 tỷ

2 tỷ

900 tỷ

14 tỷ

2 tỷ

1.000

18,5 tỷ


Giai

- Trang bị đầy đủ về phần 201

Tổng

Toàn

20

đoạn

cứng, phần mềm.

Giám

công

tỷ

1

- Nhân sự đủ trình độ tin học

đốc;

ty

phục vụ chuyên môn.


Giám đốc

Giai

- Tự động hóa các quy trình 201

CNTT.
Giám đốc Toàn

đoạn

tác nghiệp, kinh doanh nhằm 3

CNTT;

công

2

nâng cao hiệu quả hoạt

Thủ

ty

động: TCKT, quản lý nhân

trưởng


sự-tiền lương, quản lý bán

các đơn vị

Giai
đoạn
3

hàng...
Số hóa toàn công ty.

2

201

- Về cơ sở hạ tầng CNTT 4

Giám đốc Toàn
CNTT;

công

cần có mạng diện rộng phủ

Thủ

ty

khắp doanh nghiệp.


trưởng

- Các phần mềm tích hợp và

các đơn vị

các CSDL cung cấp toàn
Giai

công ty
- CNTT đạt được lợi thế 201

Giám đốc Toàn

đoạn

cạnh tranh trong môi trường 5-

CNTT;

công

4

kinh doanh hiện đại.

Thủ

ty


201
11

tỷ


- Phát triển TMĐT

6

trưởng
các đơn vị

12


Kết luận
Công nghệ thông tin là một thúc ép không thể tránh khỏi và cũng mở
ra không gian rộng lớn để các DN cải thiện vị thế cạnh tranh của mình
nhanh chóng. Tuy nhiên, ứng dụng công nghệ thông tin là loại cải tiến có
tính công nghệ, nó có thể làm thay đổi căn bản cả quá trình lẫn sản phẩm,
cả mặt cung và những đòi hỏi của cầu. Tại Vinafood1 việc ứng dụng CNTT
và ĐTTM sẽ mở ra một lợi thế mới cho công ty trên thương trường.
Trân trọng!

Tài liệu tham khảo
 Báo cáo thường niên của Vinafood1 2011;
 Barras, R. (1990), 'Interactive innovation in financial and

business services: The vanguard of the service revolution',

Research Policy, vol. 19, pp. 215-237.
 Rothwell, R. and M. Dodgson (1994), 'Innovation and Size of
Firm', In M. Dodgson and R. Rothwell (1994) (eds.), The
Handbook of Industrial Innovation. Edward Elgar Publishing,
Aldershot, pp. 310-324.
 Internet:
www.gfmag.com/sources-for-country-economic-reports
www.vnexpress.net
www.vietnamnews.net
www.viettel.com.vn
www.viettelglobal.vn
www.E-ecommerce.com.vn

1


2



×