Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tiểu luận kinh nghiệm phát triển bảo hiểm tiền gửi ở mỹ, nhật, đài loan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.72 KB, 8 trang )

1.2. Kinh nghiệm Bảo hiểm tiền gửi ở Mỹ, Nhật, Đài Loan.
1.2.1. Bảo hiểm tiền ở Mỹ
Công ty BHTG liên bang Mỹ (FDIC), ra đời ngày 1/1/1934, nơi triển
khai hoạt động BHTG đầu tiên, là tổ chức điển hình trong triển khai đồng bộ
ba loại nghiệp vụ và phát huy tối đa hiệu quả của chính sách BHTG trong
bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân
hàng, là mô hình được nhiều nước trên thế giới tham khảo để thành lập và
cải tiến hoạt động BHTG. Thành công của chính sách BHTG ở Mỹ có thể
được tóm tắt ở một số điểm nổi bật như sau:
Thứ nhất, sự ra đời và triển khai chính sách BHTG ở Mỹ đã khẳng
định năng lực kiểm soát rủi ro ngân hàng của chính sách BHTG theo mô
hình chức năng đầy đủ là rất lớn: Tính từ tháng 10 năm 1929 đến cuối năm
1933, thời điểm ra đời của FDIC, ở Mỹ đã có 4.000 ngân hàng đổ vỡ. Một
phần nhờ có sự triển khai chính sách BHTG của tổ chức FDIC, trong năm
1934 ở Mỹ chỉ có 9 ngân hàng đổ vỡ. Trong giai đoạn 1934-1941 mặc dầu ở
Mỹ đã có 370 ngân hàng đóng cửa, nhưng FDIC đã tạo điều kiện để các
ngân hàng này rút khỏi lĩnh vực hoạt động ngân hàng mà không ảnh hưởng
đến các ngân hàng khác. Trong giai đoạn có khủng hoảng tiết kiệm và cho
vay ở Mỹ trong những năm 1980, FDIC đã đóng vai trò quan trọng trong
việc cung cấp kịp thời sản phẩm hỗ trợ tài chính để giảm đi phần nào sự đổ
vỡ không đáng có của nhiều ngân hàng. Trong giai đoạn 1982-1991 ở Mỹ có
hơn 1.400 ngân hàng lâm vào tình trạng nguy kịch, có thể dẫn đến đóng cửa,
nhờ sự hỗ trợ tài chính của FDIC, 131 ngân hàng trong số các ngân hàng đó
đã vượt qua được khó khăn và duy trì được hoạt động.


Thứ hai, quyền lợi của người gửi tiền được bảo vệ kịp thời, giảm tổn
thất cho người gửi tiền, ngân hàng và nền kinh tế: Năm 1934 đến 1997, ở
Mỹ có 2.192 ngân hàng đổ vỡ, đã được FDIC giải quyết nhanh gọn, giảm
thiểu tối đa ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng Mỹ. Người gửi tiền ở các
ngân hàng bị phá sản trong thời gian này đã nhận được tiền chi trả bảo hiểm


với tổng số tiền là 106.560 triệu USD.
Mới đây, FDIC đã đóng vai trò tích cực trong việc tiếp nhận xử lý
ngân hàng gặp vấn đề. Từ đầu năm 2008 tới nay, FDIC đã tiếp nhận và xử lý
16 ngân hàng đổ vỡ. Ngoài ra, trong bản kế hoạch giải cứu ngành tài chính
trị giá 700 tỉ USD được quốc hội thông qua ngày 1.10.2008, FDIC đã nâng
hạn mức bảo hiểm tiền gửi từ 100.000 USD lên 250.000 USD (hạn mức này
duy trì đến hết năm 2009) để củng cố niềm tin của người gửi tiền vào hệ
thống tài chính.
Thứ ba, Mỹ dành nhiều quan tâm tới giám sát hoạt động ngân hàng:
Ngay sau khi thành lập, FDIC đã cử 4.000 kiểm tra viên thực hiện công tác
kiểm tra, giám sát các ngân hàng nhằm đánh giá tiêu chí là thành viên của
FDIC. Nguồn nhân lực thực hiện công tác giám sát hoạt động ngân hàng ở
Mỹ được đầu tư đáng kể so với nhiều quốc gia khác, số lượng thanh tra viên
của Hệ thống ngân hàng Nhật Bản vào thời điểm năm 1995 là 400 người,
trong khi đó số thanh tra viên của Hệ thống ngân hàng Mỹ năm 1995 là
8.000 người.
Thứ tư, nguồn lực để triển khai chính sách BHTG ở Mỹ được đầu tư
rất lớn: có cơ sở pháp lý cao (Luật BHTG) ngay từ đầu và được điều chỉnh
kịp thời trong quá trình triển khai; có nguồn tài chính lớn và có cơ chế huy
động tài chính thích ứng với đặc thù và vai trò quan trọng của chính sách


BHTG trong giải quyết rủi ro của lĩnh vực tài chính- ngân hàng; có nguồn
nhân lực lớn đáp ứng yêu cầu triển khai của chính sách (nhân lực của FDIC
vào thời điểm tháng 3/2005 là 4.993 người)
1.2.2. Bảo hiểm tiền gửi ở Nhật Bản
Công ty Bảo hiểm tiền gửi Nhật Bản (DICJ) được thành lập năm
1971, với bề dày hoạt động sau 37 năm đã và đang ngày càng khẳng định vị
trí và vai trò của mình trong mạng an toàn tài chính Nhật Bản. Mục tiêu
chính của hệ thống BHTG Nhật Bản là bảo vệ những người gửi tiền và các

bên liên quan trong trường hợp tổ chức tài chính không có khả năng chi trả
tiền gửi, và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính thông qua
nhiều công cụ nghiệp vụ trong đó có nghiệp vụ tiếp nhận và xử lý
Thực tế trong quá trình hoạt động, DICJ đã thực hiện tốt vai trò, chức
năng, nhiệm vụ đối với việc tiếp nhận và xử lý các tổ chức tài chính bị đổ
vỡ. Trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997, cùng với các thành
viên khác trong mạng an toàn tài chính Nhật Bản, DICJ đã thực hiện tốt vai
trò xử lý khủng hoảng, giảm thiểu tác động của khủng hoảng tài chính đối
với nền kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu đặt ra là ổn định hệ thống tài
chính ngân hàng, cơ chế xử lý tổ chức tài chính bị đổ vỡ tại Nhật Bản quy
định rõ quyền hạn, trách nhiệm và thời điểm can thiệp của các cơ quan có
thẩm quyền liên quan trên nguyên tắc xử lý kịp thời, chi phí tổi thiểu.
• Cơ chế xử lý tổ chức tài chính bị đổ vỡ tại Nhật Bản

Ban đầu, khi hệ thống bảo hiểm tiền gửi mới được thành lập, chỉ có
phương pháp chi trả bảo hiểm tiền gửi được áp dụng như là một cơ chế bảo
vệ người gửi tiền khi xử lý tổ chức bị đổ vỡ ở Nhật Bản. Tuy nhiên, phương
pháp hỗ trợ tài chính đã được bổ sung và quy định trong Luật Bảo hiểm tiền
gửi sửa đổi năm 1986.


• Phương pháp chi trả bảo hiểm

Khi một tổ chức tài chính bị đổ vỡ, Công ty BHTG Nhật Bản sẽ tiến
hành chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền được bảo hiểm tại tổ chức đó dựa
trên yêu cầu thanh toán của người gửi tiền. Nguồn chi trả sẽ được lấy từ
nguồn thu phí bảo hiểm hàng năm từ các tổ chức tín dụng theo quy định của
pháp luật. Hiện nay mức bảo hiểm tối đa mà Công ty áp dụng là 10 triệu yên
tổng số tiền gốc của người gửi tiền và tiền lãi của nó.
• Phương pháp hỗ trợ tài chính


Xử lý đổ vỡ bằng phương pháp hỗ trợ tài chính là việc dùng một tổ
chức tài chính vững mạnh (tổ chức tiếp nhận) tiếp quản các chức năng tài
chính của tổ chức tài chính bị đổ vỡ. Việc tiếp nhận này phải đảm bảo rằng
tổ chức tài chính tiếp nhận phải được tiếp nhận các tài sản có tương ứng với
trách nhiệm nợ phải tiếp nhận. Nhưng trên thực tế thì hầu như trong mọi
trường hợp, tài sản có và tài sản nợ của tổ chức tài chính bị đổ là không cân
bằng. Vì thế, DICJ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức tài chính tiếp nhận
có thể tiếp quản tổ chức tài chính bị đổ vỡ với điều kiện tài sản có cân bằng
với tài sản nợ bằng cách cấp số tiền tương ứng với khoản tài sản nợ vượt quá
tài sản có của tổ chức tài chính bị đổ vỡ cho tổ chức tài chính tiếp nhận.
Ngoài ra, đối với các khoản nợ xấu của tài sản có của tổ chức tài chính bị đổ
vỡ, thủ tục bán các khoản nợ này sẽ được DICJ đảm nhận bằng cách mua lại
tài sản như một phần của hoạt động hỗ trợ tài chính.
Theo các chuyên gia bảo hiểm tiền gửi của Nhật Bản, thì trong chừng
mực có thể cần ưu tiên phương pháp hỗ trợ tài chính để tránh việc gây ra
những tác động xấu nghiêm trọng của đổ vỡ đối với các hoạt động tài chính


liên quan. Khi áp dụng phương pháp hỗ trợ tài chính, những chủ nợ thông
thường bao gồm cả người gửi tiền sẽ hy vọng được thanh toán dựa trên giá
trị của tài sản có tính đến các hoạt động tài chính, chứ không phải là giá trị
thanh lý. Như vậy, sẽ giúp tránh được các tổn thất về kinh tế phát sinh do sự
giải thể hoàn toàn của tổ chức tài chính bị đổ vỡ. Ngoài ra, người gửi tiền
cũng sẽ có lợi vì họ được tiếp tục bảo vệ tại tổ chức tài chính tiếp nhận và
tiếp tục được hưởng lãi. Hơn nữa, khi áp dụng phương pháp hỗ trợ tài chính,
DICJ cũng giảm được chi phí hơn so với trường hợp phải chi trả bảo hiểm.
Đối với các hoạt động chuyển giao toàn phần hoặc một phần hoạt
động của tổ chức tài chính bị đổ vỡ sang tổ chức tài chính tiếp nhận, DICJ sẽ
cung cấp hỗ trợ tài chính để thực hiện việc chuyển giao đó. Trong trường

hợp chuyển giao một phần hoạt động, những tài sản có và tài sản nợ không
được chuyển giao sẽ vẫn thuộc về tổ chức tài chính bị đổ vỡ. Để đối xử công
bằng đối với tất cả các chủ nợ của tổ chức tài chính bị đổ vỡ, DICJ sẽ cung
cấp hỗ trợ tài chính (không hoàn lại) cho tổ chức tài chính bị đổ vỡ sau khi
đã thực hiện chuyển giao nhằm đảm bảo tiền lãi cổ tức thanh lý của các chủ
nợ của tổ chức tài chính bị đổ vỡ.
Ngoài ra, sau khi thực hiện hỗ trợ tài chính cho việc chuyển giao,
DICJ có thể tiếp tục hỗ trợ tổ chức tài chính tiếp nhận. DICJ có thể đăng ký
mua cổ phiếu ưu đãi của tổ chức tài chính tiếp nhận và các tổ chức liên quan
khác khi được Hội đồng Cơ quan dịch vụ tài chính và Bộ tài chính chấp
thuận. Mục đích của hoạt động này là nhằm ngăn chặn việc giảm mức độ an
toàn vốn của tổ chức tiếp nhận sau do thực hiện chuyển giao. Sau khi chuyển
giao, nếu các khoản vay được tiếp nhận từ tổ chức tài chính bị độ vỡ bị suy
giảm giá trị vì không thể thu hồi hoàn toàn, thì tổ chức tài chính tiếp nhận sẽ
phải chịu tổn thất này. DICJ sẽ có thể ký kết một thỏa thuận bồi thường một
phần các tổn thất này trong một thời gian nhất định cho tổ chức tài chính tiếp


nhận. Ngược lại, nếu những khoản vay này làm tăng lợi nhuận sau khi
chuyển giao, thì một phần lợi nhuận đó sẽ được trả cho DICJ.
• Cơ quan quản lý tài chính

Khi một tổ chức tài chính bị đổ vỡ, nhưng chưa thể thực hiện việc sáp
nhập, chuyển giao toàn bộ hoạt động kinh doanh hoặc việc giải thể tổ chức
tài chính đó có thể gây nhiều trở ngại đến sự luân chuyển của luồng tiền và
sự thuận tiện của người sử dụng trong lĩnh vực liên quan đến hoạt động của
tổ chức tài chính đó, Hội đồng Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản có thể
ban hành lệnh chuyển giao việc quản lý hoạt động và tài sản của tổ chức tài
chính đó cho một cơ quan quản lý tài chính.
Cơ quan quản lý tài chính sẽ do Hội đồng cơ quan dịch vụ tài chính bổ

nhiệm, và thuộc sự giám sát của Hội đồng. Cơ quan quản lý tài chính có
trách nhiệm thực hiện một cách phù hợp việc quản lý công việc kinh doanh
của tổ chức tổ chức tài chính bị đổ vỡ, thực hiện những công việc theo yêu
cầu để chuyển giao lại công việc kinh doanh của tổ chức tài chính bị đổ vỡ
cho tổ chức tiếp nhận. Cơ quan quản lý tài chính còn có trách nhiệm thực
hiện điều tra cần thiết để làm rõ trách nhiệm gây ra đổ vỡ theo quy định của
pháp luật. Việc chuyển giao công việc kinh doanh cho tổ chức tiếp nhận
trong vòng một năm kể từ ngày có quyết định quản lý và có thể được gia hạn
thêm một năm khi cần thiết.
• Ngân hàng bắc cầu

Theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi, khi xử lý đổ vỡ, DICJ cũng
có thể thành lập Ngân hàng bắc cầu với 100% vốn của DICJ. Ngân hàng bắc
cầu có nhiệm vụ chính là tiếp tục công việc kinh doanh của tổ chức tài chính


bị đổ vỡ khi chưa có tổ chức tài chính tiếp nhận, thực hiện hỗ trợ tài chính
để duy trì và tiếp tục các hoạt động kinh doanh của tổ chức tài chính bị đổ
vỡ. Tổ chức tài chính bị đổ vỡ sẽ ký kết thỏa thuận cơ sở về việc tiếp tục
kinh doanh và các thoả thuận kèm theo với ngân hàng bắc cầu trước khi gửi
đơn yêu cầu bắt đầu thực hiện thủ tục phục hồi dân sự sau khi xảy ra đổ vỡ.
Sau đó, ngân hàng bắc cầu cung cấp hỗ trợ tài chính dưới hình thức thực
hiện các nghĩa vụ, cấp tiền hoặc cho vay để duy trì và tiếp tục các giá trị
kinh doanh của tổ chức tài chính bị đổ vỡ.
1.2.3. Bảo hiểm tiền gửi ở Đài Loan
Ngày 9/1/1985 Luật BHTG Đài Loan được thông qua và ngày
27/9/1985 Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi Trung ương Đài Loan (CDIC)
khai trương hoạt động. Mặc dầu triển khai chậm hơn nhiều nước trên thế
giới, chính sách BHTG ở Đài Loan đã khẳng định được vai trò to lớn trong
kiểm soát rủi ro trong hoạt động ngân hàng, đặt biệt có tác dụng kiểm soát

hiện tượng hoảng loạn và đột biến rút tiền gửi ở quốc gia này. Thành công
của chính sách BHTG Đài Loan có thể được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thứ nhất: nghiên cứu có hiệu quả kinh nghiệm của các quốc gia đi trước về
lĩnh vực BHTG, nhờ vậy đã đạt được kết quả cao trong xây dựng các nội
dung của chính sách BHTG trong thời gian ngắn và phát huy hiệu quả cao,
nhờ học tập một cách sáng tạo kinh nghiệm của Mỹ, Canada v.v.., sau 5 năm
hoạt động, CDIC là quốc gia đầu tiên ở châu Á áp dụng thành công phí
BHTG theo mức độ rủi ro CDIC đã xây dựng hệ thống cảnh báo sớm tình
hình tài chính của các tổ chức tham gia BHTG một cách xuất sắc và được
Bộ Tài chính Đài Loan ủy quyền phát triển và xây dựng thành công Hệ
thống cảnh báo sớm tài chính quốc gia.


- Thứ hai: hoạt động nghiệp vụ BHTG (giám sát, kiểm tra, xử lý ngân hàng
có vấn đề, quan hệ công chúng…) được triển khai bài bản, có hiệu quả cao,
có đóng góp to lớn trong đảm bảo an toàn và ổn định hoạt động ngân hàng ở
đất nước này. Mặc dầu cho tới nay, ở Đài Loan chưa có tổ chức tham gia
BHTG nào bị đóng cửa và phải chi trả từ quỹ BHTG của CDIC, từ tháng
6/1990 đến tháng 4/2004, CDIC đã hỗ trợ giải quyết thành công khó khăn
của 54 tổ chức huy động tiền gửi bị hoảng loạn và đột biến rút tiền CDIC đã
làm nổi bật vai trò quan trọng của chính sách BHTG theo mô hình chức
năng đầy đủ đối với hoảng loạn ngân hàng.



×