Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tiểu luận thị trưởng bảo hiểm việt nam cơ hội và thách thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.43 KB, 4 trang )

Cơ hội
_ Trong những năm qua, Chính phủ và Bộ Tài chính tiếp tục quan tâm chỉ
đạo quản lý, tạo điều kiện cho thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển. Kể
từ ngày 01/01/2008, thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO, trong lĩnh vực
kinh doanh bảo hiểm không có sự phân biệt giữa doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước
_ Thị trường bảo hiểm Việt Nam được đánh giá cao
Thị trường bảo hiểm Việt Nam là một trong những thị trường phát triển
nhanh nhất thế giới. Bất chấp suy thoái kinh tế toàn cầu, Việt Nam vẫn thu
hút mạnh nguồn đầu tư nước ngoài từ các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc.
Ngoài ra, nhiều nhà đầu tư quốc tế cũng đang "xếp hàng" để vào thị trường
Việt Nam.
_. Nền kinh tế của Việt Nam tăng trưởng tạo ra một thị trường rộng lớn
hơn cho ngành Bảo hiểm
Nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hàng hóa của VN sẽ có một thị
trường rộng lớn hơn đó là các thành viên WTO, đồng thời hàng hóa nước họ
sẽ được xâm nhập vào thị trường VN làm cho kinh tế phát triển tạo tiền đề
cho các ngành nghề phát triển như giao thông vận tải đường bộ, hàng không,
xuất nhập khẩu làm tiền đề cho BH phát triển. Nền kinh tế tăng trưởng cao
đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu cầu BH phải đáp ứng, từ đó làm tiền đề cho BH
nhân thọ, tín dụng ngân hàng, chứng khoán phát triển. Vốn tích lũy tích tụ từ
dự phòng nghiệp vụ BH có nhiều cơ hội đầu tư sinh lãi cao, tạo điều kiện
thuận lợi
_ doanh nghiệp có thị trường rộng lớn trong nước. Theo nhiều chuyên gia
bảo hiểm, nước ta là một trong những nước có tỷ lệ dân số trẻ cao nhất thế
giới, với hơn 54% nằm trong độ tuổi dưới 30 và thu nhập bình quân đầu
người ngày càng được nâng cao, từ đó nhận thức của người dân về tầm quan
trọng của bảo hiểm nhân thọ cũng đang ngày được nâng lên. Đây chính là cơ
hội rất lớn để công ty tiếp tục mở rộng thị phần.



_. Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh
chóng là cơ sở để ngành Bảo hiểm phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi ngành
phải có các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của tăng trưởng đầu tư nước ngoài và
trong nước, nhất là những cơ sở đầu tư ngành nghề mới, công nghệ cao như
đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử công nghệ
thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh
kiện máy bay… Đây là tiềm năng cho BH xây dựng lắp đặt, BH tài sản, BH
kĩ thuật, BH trách nhiệm phát triển.

_ Pháp luật ngày càng hoàn thiện và mang tính tương thích với nhau
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng của DN
ngày một tốt hơn làm phát sinh theo nhu cầu BH như: BH trách nhiệm
nghề nghiệp bác sĩ, luật sư, tư vấn thiết kế…; BH tài sản; BH rủi ro tài
chính; BH trách nhiệm sản phẩm của các tổ chức sản xuất, kinh doanh; BH
trách nhiệm dân sự của các chủ doanh nghiệp
Thách thức
_ Kinh tế - xã hội nước ta những năm gần đây diễn ra trong bối cảnh tình
hình thế giới và trong nước có nhiều biến động phức tạp, khó lường. lạm
phát gia tăng, kinh tế kủng hoảng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của bảo
hiểm của công ty
_ Chênh lệch tỷ giá là một tổn thất không nhỏ của hoạt động tái bảo hiểm,
chênh lệch tỷ giá do ngân hàng công bố (thường là tỷ giá áp dụng tính phí)
và tỷ giá có thể mua bán được trên thị trường để thanh toán phí tái bảo hiểm
hoặc bồi thường bảo hiểm có sự chênh lệch lớn. Do đó, các doanh nghiệp
bảo hiểm gặp khó khăn trong việc thanh toán phí tái, ảnh hưởng đến kết quả
kinh doanh của các nghiệp vụ có tái nhưng chỉ được tham gia bảo hiểm bằng
tiền đồng, đặc biệt trong điều kiện biến động tỷ giá khó lường như hiện nay.
_ Tình hình quản lý/quản trị của các doanh nghiệp bảo hiểm gốc nhìn
chung còn nhiều bất cập. Số lượng các doanh nghiệp bảo hiểm tăng nhanh
chóng trong thời gian vừa qua đã làm căng thẳng thêm tình trạng thiếu hụt

nguồn nhân lực bảo hiểm, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao. Việc
quản lý và quản trị rủi ro/chi phí của các doanh nghiệp đang thực sự là vấn
đề nghiêm trọng trong hệ thống của mỗi doanh nghiệp


Điểm mạnh
- công ty có Cơ cấu tổ chức hợp lý , khoa học . Có sự liên kết phối hợp
chặt chẽ giữa các chi nhánh trong toàn quốc với nhau.
- Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh.
VINARE kết thúc đợt phát hành bổ sung vốn, lựa chọn đối tác chiến
lược nước ngoài
(Swiss Re) vào tháng 3/2008. Vốn điều lệ tăng từ 343 tỷ trước đợt phát hành
được nâng lên thành 672 tỷ VND, thặng dư phát hành vốn đạt 1.104 tỷ VND
(sau khi trừ chi phí phát hành). Giao dịch bán cổ phần cho cổ đông nước
ngoài của VINARE được tạp chí Finance Asia bình chọn là giao dịch thành
công nhất của Việt Nam năm 2008.
Thành công của đợt phát hành và lựa chọn cổ đông chiến lược tạo điều kiện
xác lập vị thế mới của VINARE trên thị trường trong nước và quốc tế. Khả
năng tài chính mạnh, giúp VINARE tăng cường khả năng trao đổi dịch vụ và
tăng mức giữ lại trên cơ sở tối ưu hoá, đẩy mạnh hoạt động đầu tư và nguồn
thu nhập trong hoạt động đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Số lượng cổ đông lớn, kinh doanh nhiều lĩnh vực
Bao gồm:
1- Công ty liên doanh TNHH Bảo hiểm Samsung - Vina (SVI)
2- Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện (PTI)
3- Công ty Cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (PJICO)
4- Công ty cổ phần Bảo hiểm Toàn Cầu (GIC)
5- Công ty cổ phần Bảo hiểm Bảo Tín (BAC)
6- Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Việt Nam (ABIC)

7- Công ty cổ phần Khách sạn du lịch Sài Gòn – Hạ Long
8- Ngân hàng thương mại cổ phần Tiên Phong (TienPhongBank)
9- Công ty cổ phần Bảo hiểm Hùng Vương (HKI)
10 - Công ty cổ phần chứng khoán Đại Nam
Điểm yếu

1.

có nhiều đối thủ cạnh trang và cạh tranh khốc liệt trên thị trường.


sau khi Việt nam gia nhập WTO thì các quy định điều lệ để thành lập công ty
bảo hiểm được cơ nới dẫn đến trên thị trường Việt nam ngày càng có nhiều
công ty bảo hiểm trong nuớc và nước ngoài mới được thành lập điều này
làm cho cho sự cạnh tranh vốn đã gay gắt này càng gay gắt hơn. Sự chảy
máu chất xám nguồn nhân lực chủ chốt sang DNBH mới cũng là điều đáng
lo ngại.
2. Các doanh nghiệp cạnh tranh gay gắt giành thị phần thông qua việc liên
tiếp tung ra hàng loạt các sản phẩm bảo hiểm với nhiều tính năng tiện ích
mới.
Môi trường kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam rất hấp dẫn bởi toàn bộ
thị trường nông nghiệp, nông thôn, thị trường nhà ở cá nhân, tài sản cá nhân
và nhà nước chưa được khai thác hết. Cùng với quá trình phát triển và hội
nhập của Việt Nam, nhu cầu bảo hiểm ngày càng cao. Vì thế, các doanh
nghiệp bảo hiểm đang được "tăng dây cót" cho việc cạnh tranh giành thị
phần thông qua việc liên tiếp tung ra hàng loạt các sản phẩm bảo hiểm với
nhiều tính năng tiện ích mới.
3.Nguồn nhân lực của công ty còn hạn hẹp. công ty chưa chú trọng đầu tư
thích đáng vào phát triển nguồn lực, cơ sở vật chất.
4.Công nghệ quản lý còn lạc hậu so với công ty bảo hiểm có vốn đầu tư

nước ngoài. Ngoài việc thiếu những qui định cụ thể về phạm vi công việc,
giới hạn trách nhiệm, hiệu quả hoạt động, lương thưởng… doanh ngiệp chưa
chuẩn hóa được tác phong phụ vụ của nhân viên. Điều này không chỉ ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của
chính công ty



×