Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (875.34 KB, 120 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

VŨ THỊ HÀ PHƯƠNG

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG
CHĂN NUÔI LỢN TẠI THỊ TRẤN YÊN THỊNH,
HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

0


HÀ NỘI – 2016

1


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU
TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG


CHĂN NUÔI LỢN TẠI THỊ TRẤN YÊN THỊNH,
HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH

Tên sinh viên

: Vũ Thị Hà Phương

Chuyên ngành đào tạo : Kinh tế nông nghiệp
Lớp

: K58 - KTNNA

Niên khóa

: 2013 - 2017

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Mậu Dũng

HÀ NỘI – 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn tại thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên
Mô, tỉnh Ninh Bình” là kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập tốt
nghiệp của tôi.
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận
này là trung thực và chưa hề được sử dụng.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận này đều đã

được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Người viết khóa luận

Vũ Thị Hà Phương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
tận tình của các thầy cô giáo; của cán bộ, nhân dân địa phương; gia đình và
bạn bè.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn
Mậu Dũng, Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường, Khoa Kinh tế &
PTNT, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam. Cảm ơn thầy đã truyền cho tôi
những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kinh tế & PTNT, cùng toàn thể các thầy cô giáo trong Học viện Nông
Nghiệp Việt Nam đã luôn tận tâm giảng dạy, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến nhân dân địa phương, Ban lãnh đạo và Cán
bộ UBND thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi hoàn thành kế hoạch thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè
đã luôn giúp đỡ và động viên khích lệ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Do điều kiện không cho phép và trình độ chuyên môn còn hạn chế nên
đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo đóng
góp ý kiến để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Nền nông nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển và có những
bước tiến mới vô cùng quan trọng trong đó có thể nói đến lĩnh vực tái cơ cấu
nền nông nghiệp. Ngành chăn nuôi cũng có đóng góp lớn để vào sự phát triển
này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con người, chuyển dịch cơ cấu
nông nghiệp và ổn dịnh cuộc sống cho nhười dân nông thôn. Chăn nuôi phát
triển thì vấn đề ô nhiễm môi trường nảy sinh gây ảnh hưởng đến sản xuất,
cuộc sống và sinh hoạt của người dân.
Yên Thịnh là một thị trấn ở Ninh Bình thuộc đồng bằng sông Hồng, sản
xuất nông nghiệp khá phát triển vì vậy chăn nuôi tại địa phương cũng phát
triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Tuy vậy
chăn nuôi phát triển mạnh trong thời gian gần đây đã gây sức ép lên môi
trường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội ở địa phương. Đa
các hộ chăn nuôi đều có áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi tuy nhiên thì do quỹ đất hạn hẹp, điều kiện kinh tế,
kiến thức hạn chế… nên các biện pháp áp dụng mang lại hiệu quả chưa cao,
nhiều biện pháp còn đơn giản làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng trầm trọng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Xuất phát từ vấn
đề trên tôi lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi lợn tại thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh
Ninh Bình”.
Mục đích của bài khóa luận là tìm hiểu thực trạng ô nhiễm môi trường
và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn mà hộ
áp dụng, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi lợn tại thị trấn Yên Thịnh.


iii


Để nắm được thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, bài khóa
luận thông quá việc tìm hiểu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
trong chăn nuôi mà hộ áp dụng, tỷ lệ hộ áp dụng tiến bộ kĩ thuật trong chăn
nuôi, kiến thức kĩ năng của hộ chăn nuôi. Với việc sử dụng phép thống kê mô
tả, phương pháp so sánh và tham khảo ý kiến của cán bộ địa phương để thấy
rõ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn mà hộ áp
dụng, thông qua việc thu thập thống tin từ phương pháp điều tra phỏng vấn
bằng phiếu điều tra theo phương pháp điều tra chọn mẫu tại 3 xóm: Xóm Mậu
Thịnh, xóm Kim Bảng A và xóm Kim Bảng B trong đó chọn15 hộ chăn nuôi
phân theo quy mô và 20 hộ không chăn nuôi.
Kết quả điều tra cho thấy tình hình chăn nuôi ở thị trấn Yên Thịnh cho
thấy có 320 hộ nuôi lợn với tổng đàn lợn là hơn 13000 con, chất thải từ chăn
nuôi lợn dã gây ô nhiếm môi trường nước, không khí, ô nhiễm tiếng ồn gây
ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân, nảy sinh sung đột cộng đồng. Trước
tình hình đó hộ chăn nuôi đã áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường trong chăn nuôi trong đó đa số hộ áp dụng biện pháp xử lý bằng
hầm Biogas chiếm 75,56%, 100% hộ thu gom và tập trung phân chuồng,
31,11% hộ xây dựng chuồng nuôi cách nhà dưới 10m, 15,6% hộ áp dụng mô
hình VAC, 24,4% hộ ủ phân và 36,7% hộ sử dụng đệm lót sinh học trong
chăn nuôi. Để giữ vệ sinh chuồng trại giúp giảm thiểu mùi và ô nhiễm nên
100% hộ chăn nuôi thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Để tăng cường
công tác quản lý địa phương đã có nhiều biện pháp đề xuất như di dời khu
chăn nuôi ra xa khu dân cư nhưng chỉ có 30,67% hộ đồng ý. Nghiêu cứu phân
tích một số yếu tố ảnh hưởng tới việc xây dựng và áp dụng các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường của hộ chăn nuôi: Yếu tố trình độ học vấn,
điều kiện kinh tế, quy mô chăn nuôi, chính sách của địa phương, nhà nước.


iv


Để giảm thiểu tác động của ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi tới sản
xuất, đời sống và sức khỏe của người dân, đề tài đưa ra một số giải pháp:
Nâng cao trình độ học vấn của người chăn nuôi, tăng cường vai trò của các tổ
chức khuyến nông, mở các lớp tập huấn, mô hình trình diễn…cho chủ hộ
tham quan, học hỏi, hỗ trợ các công cụ để các hộ chăn nuôi ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật, ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ nông dân áp dụng các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, tăng cường công tác
quản lý của cộng đồng, các ban ngành và chính quyền địa phương trong quản
lý giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi.

v


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN

ii

TÓM TẮT KHÓA LUẬN

iii

MỤC LỤC vi
DANH MỤC CÁC BẢNGix
DANH MỤC ĐỒ THỊ


xi

DANH MỤC CÁC HỘP xi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN I: MỞ ĐẦU

xii

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1

Mục tiêu chung 2

1.2.2

Mục tiêu cụ thể 3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.3.1

Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

1

2

3

3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN
2.1

4

Cơ sở lý luận về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi lợn

4

2.1.1

Một số khái niệm có liên quan 4


2.1.2

Đặc điểm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi lợn

2.1.3

9

Vai trò của nghiên cứu các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường chăn nuôi lợn

10

vi


2.1.4

Nội dung nghiên cứu về thực trạng và các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường chăn nuôi lợn

2.1.5

10

Yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn

22


2.2

Cơ sở thực tiễn

24

2.2.1

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới 24

2.2.2

Một số mô hình áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi ở Việt Nam 28

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU 36
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 36

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

36

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội37
3.2

Phương pháp nghiên cứu


45

3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 45
3.2.2

Phương pháp thu thập thông tin

45

3.2.3

Phương pháp phân tích số liệu

47

3.2.4

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

47

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

49

Khái quát tình hình chăn nuôi lợn và ô nhiễm môi trường trong
chăn nuôi lợn ở thị trấn Yên Thịnh 49


4.1.1

Tình hình chăn nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Yên Thịnh 49

4.1.2

Khái quát tình hình ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn ở thị
trấn Yên Thịnh

4.1.3

56

Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe, kinh tế, xã hội
tại thị trấn Yên Thịnh

4.2

59

Thực trạng áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm trongchăn
nuôi lợn tại các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn Yên Thịnh

vii

61


4.2.1


Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
lợn mà hộ áp dụng và đánh giá của hộ về các biện pháp mà hộ
áp dụng

4.3

61

Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định áp dụng biện pháp giảm
thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn thị trấn Yên Thịnh
78

4.3.1

Trình độ học vấn của chủ hộ 78

4.3.2

Điều kiện kinh tế của chủ hộ 80

4.3.3

Quy mô sản xuất của hộ82

4.3.4

Chính sách hỗ trợ của nhà nước

4.4


Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các biện pháp

83

giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi ở các hộ gia đình 86
4.4.1

Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức của hộ chăn nuôi
về việc ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn và các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường

4.4.2

86

Tăng cường các công cụ hỗ trợ để các hộ chăn nuôi ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật trong việc giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi
lợn 87

4.4.3

Tăng cường vai trò của các tổ chức khuyến nông, mở các lớp tập
huấn, mô hình trình diễn… cho chủ hộ tham quan, học hỏi

4.4.4

Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào công tác giảm thiểu
ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn

4.4.5


88

89

Ban hành và thực thi chính sách hỗ trợ nông dân áp dụng các
biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn 90

4.4.6

Quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung 90

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1

Kết luận

92

5.2

Kiến nghị 93

viii

92


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


96

PHỤ LỤC 97

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1

Tình hình phân bổ và sử dụng đất của thị trấn 38

Bảng 3.2

Tình hình dân số và lao động của thị trấn

Bảng 3.3

Tình hình cơ sở hạ tầng của thị trấn Yên Thịnh năm 2015 42

Bảng 3.4

Tình hình sản xuất kinh doanh của thị trấn

Bảng 4.1

Số hộ chăn nuôi và số lượng vật nuôi của thị trấn qua các
năm 2013-2015

40
44

50


Bảng 4.2

Tình hình chung về hộ chăn nuôi51

Bảng 4.3

Cơ sở hạ tầng phục vụ chăn nuôi lợn của hộ điều tra 54

Bảng 4.4 Đánh giá của người dân về chất lượng nước cống,rãnh tại
địa phương 56
Bảng 4.5

Đánh giá của người dân về chất lượng không khí

57

Bảng 4.6

Đánh giá của người dân về mức độ ô nhiễm tiếng ồn

Bảng 4.7

Tình hình áp dụng biện pháp quy hoạch vùng chăn nuôi trên

59

địa bàn63
Bảng 4.8


Tình hình sử dụng hầm Biogas trong xử lý chất thải 66

Bảng 4.9

Đánh giá của hộ về chi phí xây dựng hầm Biogas

68

Bảng 4.10 Các biện pháp về áp dụng tiến bộ kĩ thuật được hộ áp dụng
trong chăn nuôi lợn 71
Bảng 4.11 Đánh giá của hộ về chi phí áp dụng hai biện pháp đệm lót
sinh học và ủ phân 72
Bảng 4.12 Biện pháp của người chăn nuôi trong việc đảm bảo vệ sinh
môi trường chuồng nuôi. 75
Bảng 4.13 Đánh giá của hộ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi lợn

ix

77


Bảng 4.14 Ảnh hưởng của trình độ học vấn tới việc quyết định các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn của
địa phương

80

Bảng 4.15 Ảnh hưởng của nhu nhập đến việc áp dụng các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn của hộ 81

Bảng 4.16 Ảnh hưởng của tham gia tập huấn tới việc áp dụng các biện
pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn mà
hộ áp dụng

84

Bảng 4.17 Ảnh hưởng của các chính sách hỗ trợ về vật chất và tài chính
đến việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi lợn của hộ

x

85


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 4.1 Đánh giá của hộ về thời gian xây dựng hầm Biogas trong
chăn nuôi 70
Biểu đồ 4.2 Đánh giá của hộ về thời gian xây dựng và áp dụng đệm lót
sinh học và ủ phân trong chăn nuôi lợn (%) 74

DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 4.1

Hầm Biogas phù hợp với điều kiện của hộ chăn nuôi

Hộp 4.2

Trong dài hạn các biện pháp này có còn hiệu quả 77


xi

67


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23

24

Chữ viết tắt

Nội dung

BTNMT
BQ
CBKN
CC
CHXHCN
CN
DT
ĐVT
HTX
KSH
KH & CN
NN - PTNT
PL
PTNT
QM
ONMT
SL
THCS
THPT
TKNL
UBND
UBKHKT
VAC


Bộ Tài nguyên Môi trường
Bình quân
Cán bộ khuyến nông
Cơ cấu
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Chăn nuôi
Diện tích
Đơn vị tính
Hợp tác xã
Khí sinh học
Khoa học và công nghệ
Nông nghiêp - phát triển nông thôn
Phân loại
Phát triển nông thôn
Quy mô
Ô nhiễm môi trường
Số lượng
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Tiết kiệm năng lượng
Ủy ban nhân dân
Ủy ban khoa học kĩ thuật
Vườn ao chuồng

VSV

Vi sinh vật

xii



PHẦN I
MỞ ĐẦU

1


1.1 Tính cấp thiết của đề tài

2


Chăn nuôi là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong nông
nghiệp và ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
ở Việt Nam. Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển đặc biệt là chăn nuôi
lợn: năm 2015 là 27,7 triệu con tăng 3.7% so với 2014 (Tổng cục Thống
kê 2015). Cùng với sự tăng lên về số lượng lợn được chăn nuôi thì nhu
cầu thịt lợn trong tiêu thụ và xuất khẩu cũng tăng điều đó cho thấy tiềm
năng phát triển và vai trò ngày càng quan trọng của ngành chăn nuôi lợn
nước ta.

Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay hình thức chăn nuôi lợn

chủ yếu vẫn là quy mô hộ gia đình, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ chưa áp
dụng công nghệ và kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất cũng như là xử lý chất
thải trong chăn nuôi lợn. Theo Cục chăn nuôi Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn cả nước có 8.5 triệu hộ chăn nuôi quy mô hộ gia đình,
18.000 trang trại chăn nuôi tập trung nhưng mới chỉ có 8.7% số hộ xây
dựng công trình khí sinh học (hầm biogas). Tỉ lệ hộ gia đình có chuồng
trại chăn nuôi hợp vệ sinh cũng chỉ chiếm 10% và chỉ có 0.6% số hộ có

cam kết bảo vệ môi trường.Vẫn còn khoảng 23% số hộ chăn nuôi không
xử lý chất thải bằng bất kì phương pháp nào mà xả thẳng ra môi trường
bên ngoài. Theo dự báo của ngành Tài nguyên và Môi trường với tốc độ
phát triển mạnh của ngành chăn nuôi như hiện nay dự tính đến 2020,
lượng chất thải trong chăn nuôi phát sinh khoảng gần 1.212.000 tấn/năm,
tăng 14.05% so với 2010 trong đó có khoảng 80 triệu tấn chất thải rắn,
vài chục tỷ khối chất thải lỏng, vài trăm triệu tấn chất thải khí gây sức ép
đến môi trường. Chất thải chăn nuôi tác động đến môi trường và sức
khỏe của con người trên nhiều khía cạnh: gây ô nhiễm nguồn nước mặt,
nước ngầm, môi trường khí, môi trường đất và các sản phẩm nông
nghiệp. Ngoài ra theo báo cáo của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp
Liên Hiệp Quốc (FAO), chất thải của gia súc tạo ra lượng Nitơ oxit rất
lớn khí này có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so

3


với khí khác, cùng với các loại khí khác như CO 2 và CH4 gây nên hiệu
hứng nhà kính làm cho trái đất nóng lên.
Yên Thịnh là một thị trấn thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình thuộc
đồng bằng sông Hồng với điều kiện đất đai,khí hậu nhiệt đới gió mùa,
thuận lợi để phát triển nông nghiệp nói chung và chăn nuôi nói riêng.
Chăn nuôi lợn tại địa phương khá phát triển tuy nhiên vẫn chủ yếu là quy
mô hộ gia đình, nhỏ lẻ với quỹ đất hẹp nên việc mở rộng quy mô sản
xuất cũng như xây dựng các mô hình xử lý chất thải trong chăn nuôi còn
nhiều hạn chế gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới cuộc sống của
người dân trong vùng làm tăng nguy cơ dịch bệnh cho vật nuôi, con
người và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Xuất phát từ thực trạng trên, tôi lựa chọn đề tài "Thực trạng và các giải
pháp nhằm giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường trong chăn

nuôi lợn tại thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, Tỉnh Ninh Bình"
nhằm tìm hiểu các biện pháp xử lý chất thải các hộ đang áp dụng, nghiên
cứu các biện pháp xử lý chất thải phù hợp với điều kiện của hộ gia đình
để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi giúp ngành chăn nuôi
phát triển bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến ô nhiễm
môi trường trong chăn nuôi lợn, đề xuất giải pháp nhằm giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn tại thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên
Mô, tỉnh Ninh Bình.

4


1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về các biện pháp giảm thiểu ô
nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn của các hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi
trường trong chăn nuôi lợn của hộ nông dân trên địa bàn thị trấn Yên
Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các biện pháp
giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.
- Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ chăn
nuôi lợn trên địa bàn thị trấn Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến thực trạng
và các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các hộ nông dân trên
địa bàn xã.

- Đối tượng là các hộ chăn nuôi lợn trên địa bàn xã, cán bộ địa phương
và các hộ không chăn nuôi lợn trên địa bàn xã.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Phân tích thực trạng môi trường trong xã, và các
biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi lợn của các hộ nông dân trên địa bàn
xã.
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn thị trấn
Yên Thịnh, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình
- Phạm vi về thời gian
 Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập trong 3 năm: 2012-2015
 Số liệu và thông tin sơ cấp được thu thập trong năm 2016
 Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 20/6/2016 đến ngày 12/11/2016

5


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN
2.1 Cơ sở lý luận về biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn
nuôi lợn
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về ô nhiễm và ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
a. Khái niệm về môi trường
Theo S.V.Kalesnik (1959, 1970): "Môi trường (được định nghĩa với
môi trường địa lí) chỉ là một bộ phận của trái đất bao quanh con người, mà ở
một thời điểm nhất định xã hội loài người có quan hệ tương hỗ trực tiếp với
nó, nghĩa là môi trường có quan hệ một cách gần gũi nhất với đời sống và
hoạt động sản xuất của con người".
Trong Tuyên ngôn của UNESCO năm 1981, môi trường được hiểu là

"Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung
quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai
thác các tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thoả mãn các nhu cầu của
con người".
Để thống nhất về mặt nhận thức, chúng ta sử dụng định nghĩa
trong "Luật bảo vệ môi trường" đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt
Nam khoá IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái
niệm môi trường như sau:
"Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân
tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới
đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên
nhiên" (Điều 1. Luật bảo vệ môi trường của Việt Nam).

6


b. Khái niệm về ô nhiễm môi trường
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì “Ô nhiễm môi
trường là sự đưa vào môi trường các chất thải nguy hại hoặc năng
lượng đến mức ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống sinh vật, sức khỏe con
người hoặc làm suy thoái chất lượng môi trường”.
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của thành phần môi trường không
phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và
sinh vật. (Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam, 2005).
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi
phạm tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành
phần và đặc tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất
phóng xạ… ở bất kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi
trường vượt quá mức cho phép đã được xác định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại,

gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự
phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm
có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải
của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO 2 trong núi
lửa phun, NO2trong khói xe, CO từ khói đun …), các kim loại nặng như
chì, đồng … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay
ở dạng trung gian.
Ô nhiễm môi trường được chia làm ba loại chính đó là: ô nhiễm môi
trường đất, ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm môi trường không khí.
2.1.1.2 Khái niệm về giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi là dùng các biện pháp
kỹ thuật để xử lý các chất thải và không làm ảnh hưởng đến môi trường, tái
tạo lại các sản phẩm có lợi ích cho xã hội nhằm phát huy hiệu quả kinh tế.
Hiện nay, ô nhiễm môi trường và suy thoái về môi trường là lỗi lo của nhân

7


loại: môi trường đất bị hủy hoại, môi trường nước bị ô nhiễm, đặc biệt là môi
trường không khí bị ô nhiễm nặng, nhất là các thành phố lớn tập trung đông
dân cư, tài nguyên môi trường cạn kiệt.
2.1.1.3 Đặc điểm kinh tế kĩ thuật của chăn nuôi lợn
a. Khái niệm chăn nuôi và chăn nuôi lợn
- Chăn nuôi là một trong hai ngành sản xuất chủ yếu của nông nghiệp,
với đối tượng là các loại động vật nuôi nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng
nhu cầu của con người.
- Chăn nuôi lợn là một bộ phận của ngành chăn nuôi, đóng vai trò chủ
yếu trong phát triển của nành chăn nuôi với đối tượng chăn nuôi là lợn nhằm
cung cấp các sản phẩm từ thịt lợn đáp ứng nhu cầu của con người.
b. Đặc điểm kinh tế, kĩ thuật của chăn nuôi lợn

Chăn nuôi lợn là ngành quan trọng của ngành chăn nuôi, nên bên cạnh
những đặc điểm chung của sản xuất nông nghiệp thì ngành chăn nuôi lợn còn
những đặc điểm riêng đặc thù cần chú ý .
Thứ nhất, lợn là loại gia súc ăn tạp, tuy vậy để tồn tại, chúng vẫn luôn
luôn cần đến một lượng tiêu tốn thức ăn tối thiểu cần thiết thường xuyên,
không kể rằng chúng có nằm trong quá trình sản xuất hay không. Từ đặc điểm
này, đặt ra cho người sản xuất ba vấn đề: Một là, bên cạnh việc đầu tư cơ bản
cho đàn vật nuôi phải đồng thời tính toán phần đầu tư thường xuyên về thức
ăn để duy trì và phát triển đàn vật nuôi này. Nếu cơ cấu đầu tư giữa hai phần
trên không cân đối thì tất yếu sẽ dẫn đến dư thừa lãng phí hoặc sẽ làm chậm
sự phát triển, thậm chí phá huỷ cả đàn vật nuôi này. Hai là, phải đánh giá chu
kỳ sản xuất và đầu tư cho chăn nuôi một cách hợp lý trên cơ cở tính toán cân
đối giữa chi phí sản xuất và sản phẩm tạo ra, giữa chi phí đầu tư xây dựng cơ
bản và giá trị đào thải để lựa chọn thời điểm đào thải, lựa chọn phương thức
đầu tư mới hay duy trì tái tạo phục hồi. Ba là, do có hệ thần kinh, nên vật nuôi
rất nhạy cảm với môi trường sống, do đó đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm

8


sóc hết sức ưu ái, phải có biện pháp kinh tế, kỹ thuật để phòng trử dịch bệnh,
đồng thời tạo điều kiện ngoại cảnh thích hợp cho vật nuôi phát triển.
Thứ hai, chăn nuôi có thể phát triển tĩnh tại tập trung mang tính chất
như sản xuất công nghiệp hoặc di động phân bán mang tính chất như sản xuất
nông nghiệp. Chính đặc điểm này đã làm hình thành và xuất hiện ba phương
thức chăn nuôi khác nhau là phương thức chăn nuôi tự nhiên, phương thức
chăn nuôi công nghiệp và chăn nuôi sinh thái.
- Chăn nuôi theo phương thức tự nhiên là phương thức phát triển chăn
nuôi xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển xã hội loài người, cơ sở thực
hiện của phương thức này là dựa vào các nguồn thức ăn sẵn có ở tự nhiên tạo

ra và vật nuôi tự kiếm sống. Trong chăn nuôi theo phương thức tự nhiên
người ra chủ yếu sử dụng các giống vật nuôi địa phương, bản địa vốn dĩ đã có
thích nghi với môi trường sống, điều kiện thức ăn và phương thức kiếm ăn.
Phương thức này cũng chỉ tồn tại được trong điều kiện các nguồn thức ăn tự
nhiều còn phong phú, dồi dào, sẵn có. Phương thức chăn nuôi này thường yêu
cầu mức đầu tư thấp, không đòi hỏi cao về kỹ thuật song năng suất sản phẩm
cũng thấp, chất lượng sản phẩm thường mang đặc tính tự nhiên nên cũng rất
được ưa chuộng. Do vậy, phương thức này vẫn mang lại cho người chăn nuôi
hiệu quả kinh tế khá cao nên cho đến ngày nay một số nơi trên thế giới vẫn
tiếp tục duy trì phương thức này.
- Chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp là phương thức
chăn nuôi hoàn toàn đối lập với chăn nuôi theo phương thức tự nhiên. Phương
châm cơ bản của chăn nuôi công nghiệp là tăng tối đa khả năng tiếp nhận thức
ăn, giảm tối thiểu quá trình vận động để tiết kiệm hao phí năng lượng nhằm rút
ngắn thời gian tích luỹ năng lượng, tăng khối lượng và năng suất sản phẩm.
Địa bàn chăn nuôi công nghiệp tĩnh tại trong chuồng trại với quy mô
nhất định nhằm hạn chế tối đa vận động của vật nuôi để tiết kiệm tiêu hao
năng lượng. Thức ăn cho chăn nuôi công nghiệp là thức ăn chế biến sẵn theo

9


phương thức công nghiệp có sử dụng các kích thích tố tăng trưởng để vật nuôi
có thể cho năng suất sản phẩm cao nhất với chu kỳ chăn nuôi ngắn nhất.
Phương thức chăn nuôi công nghiệp đòi hỏi mức đầu tư thâm canh rất cao,
không phụ thuộc vào các điều kiện của tự nhiên nên năng suất sản phẩm cao
và ổn định. Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm chăn nuôi tự nhiên kể cả về giá
trị dinh dưỡng, hương vị và tính chất vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy vậy,
chăn nuôi công nghiệp vẫn là một phương thức chăn nuôi đang được cả thế
giới chấp nhận và phát triển vì nó tạo ra một sự thay đổi vượt bậc về năng

suất và sản lượng sản phẩm chăn nuôi cho xã hội. Phương thức chăn nuôi sinh
thái là phương pháp chăn nuôi tiên tiến nhất, nó kế thừa được cả những ưu
điểm của hai phương thức chăn nuôi tự nhiên và công nghiệp đồng thời cũng
hạn chế, khắc phục được các mặt yếu kém và tồn tại của cả hai phương thức
trên. Chăn nuôi sinh thái tạo các điều kiện ngoại cảnh để vật nuôi được phát
triển trong môi trường tự nhiên trên cơ sở các nguồn thức ăn, dinh dưỡng
mang tính chất tự nhiên nhưng do con người chủ động hình thành nên luôn
luôn đảm bảo tính cân đối và đầy đủ chất dinh dưỡng. Để đạt được điều đó,
chăn nuôi sinh thái phải dựa trên điều kiện của sự phát triển cao của khoa học,
kỹ thuật, nhất là các thành tựu trong công nghệ sinh học về tạo giống, tạo tập
đoàn thức ăn sinh học và môi trường sinh thái. Phương thức chăn nuôi sinh
thái đang được thịnh hành phát triển ở các nước đã phát triển, và cung cấp sản
phẩm cho khu vực tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao.
Thứ ba, chăn nuôi là ngành sản xuất đồng thời cho nhiều sản phẩm. Do
vậy, tuỳ theo mục đích sản xuất để quyết định là sản phẩm chính hay sản
phẩm phụ và lựa chọn phương hướng đầu tư. Chẳng hạn, trong chăn nuôi trâu
bò sinh sản thì bê con là sản phẩm chính, nhưng trong chăn nuôi trâu bò cầy
kéo hoặc trâu bò sữa thì bê con lại là sản phẩm phụ; hoặc người nông dân
trước kia, khi chưa có phân bón hoá học thì người làm ruộng phải chăn nuôi
lợn để lấy phân bón ruộng, nhưng phân vẫn chỉ là sản phẩm phụ. Chình vì

10


×