Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

kết quả nghiên cứu một số giải pháp xử lý phân và nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.51 KB, 16 trang )



KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP XỬ LÝ PHÂN VÀ NƯỚC THẢI NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN TRANG TRẠI
TẬP TRUNG
Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Côi, Đàm Tuấn Tú, Nguyễn Tiến Thông,
Lê Văn Sáng,
1
Nguyễn Duy Phương
Trung tâm Nghiên cứu Lợn Thụy Phương;
1
Viện Thổ nhưỡng Nông hoá
Tóm tắt
Từ thực trạng ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn trang trại, đề tài đã tiến hành thí nghiệm từ năm
2008 các phượng pháp xử lý phân lợn và nước thải chăn nuôi, từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp ứng dụng xây
dựng các mô hình chăn nuôi lợn theo các quy mô khác nhau.
Kết quả thí nghiệm xử lý phân lợn: Xử lý phân lợn bằng EM thứ cấp, EM Bokashi, Compostmaker và
phương pháp truyền thống đều có tác dụng xử lý phân lợn thành phân hữu cơ không còn mùi hôi thối, diệt được một
số mầm bệnh thường gặp trong phân lợn tươi. Trong đó công nghệ sử dụng chế phẩm EM thứ cấp là đơn giản, có
thời gian xử lý nhanh, dễ làm nhất phù hợp với các trang trại chăn nuôi lợn tập trung.
Kết quả thí nghiệm xử lý nước thải chăn nuôi lợn: Sử dụng chế phẩm EM thứ cấp và phương pháp sử dụng
bèo lục bình đều làm giảm một số chỉ tiêu gây ô nhiễm môi trường như COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số,
Colifoms. Khi sử dụng EM thứ cấp để xử lý nước thải, hàm lượng COD giảm 81,3% (từ 732,9 mg/l trước xử lý
xuống 137,9 mg/l sau xử lý, BOD
5
, NO
3
-
và P tổng số giảm tương ứng 82,7%; 73,8% và 80,1%). Nước thải sau khi
xử lý các chỉ tiêu COD, BOD5, NO2-, NO3-, P tổng số, Colifoms đều nằm trong giới hạn cho phép của nước thải
loại B theo TCN 678-2006. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM thứ cấp có thời gian xử lý nhanh hơn, các


chỉ tiêu phân tích giảm nhiều hơn so với phương pháp xử lý bằng bèo lục bình, nhưng xử lý nước thải bằng bèo lục
bình dễ làm, đầu tư thấp, phù hợp với vùng sâu, vùng xa khi chưa có điều kiện tiếp cận với chế phẩm sinh học.
Kết quả xây dựng các mô hình: Các mô hình chăn nuôi lợn trang trại áp dụng các giải pháp xử lý phân và nước thải
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất chăn nuôi, tăng tỷ suất lợi nhuận.
1. Đặt vấn đề
Ở nước ta việc xử lý chất thải chăn nuôi lợn còn nhỏ lẻ theo phương pháp truyền thống
đơn giản như: Phân lợn được ủ hoặc dùng tươi làm thức ăn nuôi cá hoặc làm phân bón cho cây
trồng, chất thải lỏng được xử lý qua biogas và chảy thẳng ra ngoài môi trường hoặc dùng để tưới
cây. Tuy nhiên, qui mô chăn nuôi ngày một mở rộng, chất thải chăn nuôi ngày một nhiều nên
phương pháp xử lý truyền thống không còn thích hợp đã đã gây ra ô nhiễm làm ảnh hưởng trực
tiếp đến môi trường sống của nhiều vùng nông thôn. Vấn đề ô nhiễm chất thải chăn nuôi mà chủ
yếu là trong chăn nuôi lợn là đáng lo ngại hơn cả do mật độ nuôi cao và công nghệ xử lý cũng
như mức độ đầu tư cho xử lý chất thải còn hạn chế.
Trong những năm vừa qua có một số nghiên cứu và triển khai công nghệ đã đầu tư một
số mô hình xử lý chất thải chăn nuôi vào thực tiễn ở Việt Nam. Tuy mức độ thành công của mỗi
một mô hình là khác nhau nhưng đã góp phần giảm thiểu ô nhiễm và bước đầu đưa các công
nghệ xử lý chất thải tiên tiến ở nước ngoài vào thực tiễn Việt Nam. Các phương pháp xử lý chất
thải chăn nuôi được áp dụng hiện nay đều dựa trên các công nghệ đã được áp dụng thành công
trên thế giới nhưng để phù hợp với thực tiễn Việt Nam vẫn còn gặp không ít khó khăn do quy mô


chăn nuôi đa dạng, vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp, trình độ và hiểu biết của người chăn
nuôi chưa đáp ứng nhu cầu. Một số nghiên cứu xử lý phân lợn bằng EM, ứng dụng BIO-F xử lý
nước thải chăn nuôi bằng cây thuỷ sinh, cỏ Hương bài (Vetiver) đã giảm thiểu ô nhiễm môi
trường chăn nuôi lợn (Chantsavang và cs, 1992; Bùi Huy Hiền, 2008; Trịnh Quang Tuyên và cs,
2008; Võ Thị Hạnh và cộng sự (2004; Delgado,1995; James, 1996; Rebecca, 1979). Song vẫn
chưa có nghiên cứu đồng bộ để lựa chọn được phương pháp xử lý phù hợp trong xử lý phân và
nước thải chăn nuôi lợn trong chăn nuôi tập trung. Nghiên cứu và xác định các phương pháp phù
hợp xử lý phân và nước thải trong chăn nuôi để ứng dụng cho các trang trại là rất cần thiết và cấp
bách vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp xử lý phân và nước thải

nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung”
Mục tiêu của đề tài:
Xác định được phương pháp xử lý phân lợn và nước thải phù hợp trong chăn nuôi lợn trang
trại tập trung nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xây dựng được các mô hình chăn nuôi lợn trang trại áp dụng phương pháp xử lý phân và
nước thải góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
2. Vật liệu và phương pháp
2.1. Địa điểm
Hà Nội, Hà Tây (cũ), Thái Bình, Ninh Bình .
2.2. Thời gian
Từ tháng 7 năm 2008 đến tháng 6 năm 2010.
2.3. Vật liệu
EM gốc; EM thứ cấp; EM Bokashi; Compost maker, vôi bột, bèo lục bình, nước thải,
phân lợn.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Thí nghiệm xử lý phân và nước thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung
2.4.1.1. Thí nghiệm xử lý phân lợn trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung:
- Bố trí thí nghiệm:

Lô 1: EM
thứ cấp
Lô 2: EM
bokashi
Lô 3: Compost
maker
Lô 4: Phương pháp
truyền thống
Khối lượng phân
xử lý/đợt (tấn)
3,5

3,5
3,5
3,5
Ngày theo dõi/đợt
15
15
30
45
Số lần lặp lại
3
3
3
3

- Phương pháp tiến hành


Phương pháp xử lý phân lợn bằng chế phẩm EM thứ cấp: Rải phân thành lớp dày 20 cm,
rộng 1,5 mét, chiều dài 4 mét. Dùng chế phẩm EM thứ cấp pha loãng theo tỷ lệ 1/100 phun ướt
đều đống phân (từ 20-25 lít dung dịch đã pha loãng/1m
3
). Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống
phân cao 0,8 mét. Dùng bạt dứa che phủ trên bề mặt. Sau 7 ngày tiến hành đảo đống ủ và phun
EM thứ cấp lần 2 liều lượng như lần 1, để tiếp tục 7 ngày sau đó tiến hành thu sản phẩm. Sản
phẩm là phân hữu cơ được đưa ra sử dụng ngay hoặc để khô tự nhiên thì đóng bao bảo quản.
Phương pháp xử lý phân lợn bằng chế phẩm EM Bokashi: Rải phân thành lớp dày 20 cm,
rộng 1,5 mét, chiều dài 4 mét. Dùng chế phẩm EM Bokashi rắc đều trên bề mặt lớp phân với
lượng EM Bokashi là 5% so với lượng phân. Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi đống phân cao 0,8
mét. Dùng bạt dứa che phủ trên bề mặt. Sau 7 ngày tiến hành đảo đống ủ và rắc EM Bokashi lần
2 liều lượng như lần 1, để tiếp tục 7 ngày sau đó tiến hành thu sản phẩm. Sản phẩm là phân hữu

cơ được đưa ra sử dụng ngay hoặc để khô tự nhiên thì đóng bao bảo quản.
Phương pháp xử lý phân lợn bằng chế phẩm Compost maker: Phân lợn được trộn đều với
than bùn theo tỷ lệ phân lợn và than bùn là 1:1, tiến hành rải hỗn hợp phân thành lớp dày 20 cm,
rộng 1,5 mét, chiều dài 4 mét. Dùng chế phẩm Compost maker pha loãng theo tỷ lệ 1/100 phun
ướt đều đống phân (từ 20-25 lít dung dịch đã pha loãng/1m
3
). Tiếp tục làm nhiều lớp đến khi
đống phân cao 0,8 mét. Dùng bạt dứa che phủ trên bề mặt. Sau 15 ngày tiến hành đảo đống ủ và
phun Compost maker lần 2 liều lượng như lần 1, để tiếp tục 15 ngày sau đó tiến hành thu sản
phẩm. Sản phẩm là phân hữu cơ được đưa ra sử dụng ngay hoặc để khô tự nhiên thì đóng bao
bảo quản.
Phương pháp xử lý phân lợn bằng phương pháp truyền thống: Phân lợn được trộn đều với
vôi bột (tỷ lệ 5% so với lượng phân) và bèo lục bình (tỷ lệ 10% so với lượng phân). Gom phân
thành đống rộng 1,5 mét, chiều dài 4 mét. Dùng xẻng nén chặt đống phân sau đó trát kín bằng
một lớp bùn dày 2 cm. Để 45 ngày sau đó tiến hành thu sản phẩm. Sản phẩm là phân hữu cơ
được đưa ra sử dụng ngay hoặc để khô tự nhiên thì đóng bao bảo quản.
- Các chỉ tiêu theo dõi
Nhiệt độ lô ủ phân: Dùng nhiệt kế chuyên dụng được cắm liên tục từ ngày ủ đến khi kết
thúc tại vị trí giữa lô ủ, lấy số liệu vào 8 giờ sáng hàng ngày. Thời gian theo dõi thí nghiệm dựa
trên hướng dẫn của nhà sản xuất chế phẩm.
Xác định nồng độ khí độc: Mỗi phương pháp được xác định 10 mẫu (5 mẫu trước xử lý, 5
mẫu sau xử lý), với NH
3
; H
2
S bằng phương pháp quang phổ màu theo 10TCN-676-2006 và
10TCN-677-2006, khí CO
2
bằng phương pháp chuẩn độ.
Xác định tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng: Mỗi phương pháp được lấy 5 mẫu phân lợn trước khi

xử lý và 5 mẫu phân sau xử lý, xác định E.coli, Salmonella (theo TCVN) và số lượng trứng kí
sinh trùng (KST) trên 1g phân bằng phương pháp Mcmaster.
2.4.1.2. Thí nghiệm xử lý nước thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung
Xử lý nước thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung bằng vi sinh vật và cây thuỷ sinh
(Bèo lục bình - Eichhornia crassipes)


- Bố trí thí nghiệm:

Lô 1: Xử lý bằng EM
thứ cấp
Lô 2: Xử lý bằng cây
thuỷ sinh
Trước xử

Sau xử lý
Trước xử

Sau xử lý
Số lợn có mặt thường xuyên (con)
350
350
2000
2000
Thể tích ao xử lý (m
3
)
3600
3600
16000

16000
Thể tích nước thải xử lý/đợt (m
3
)
250
250
5000
5000
Ngày theo dõi/đợt (ngày)
15
15
30
30
Số lần lặp lại (lần)
3
3
3
3

- Phương pháp tiến hành
Xử lý bằng EM thứ cấp: Sử dụng EM thứ cấp xử lý nước thải chăn nuôi lợn chứa trong
hồ chứa theo tỷ lệ EM thứ cấp/nước thải là 1‰. Trong thời gian thực hiện thí nghiệm, nước thải
chảy thường xuyên vào hồ được cấp EM thứ cấp liên tục cùng nước thải theo tỷ lệ EM thứ
cấp/nước thải là 1‰.
Xử lý bằng cây thuỷ sinh: Chuẩn bị hồ sinh học trước khi làm thí nghiệm: Nước thải chứa
trong hồ được thả bèo lục bình với diện tích bèo lục bình chiếm 75% diện tích mặt hồ. Sau 15
ngày, bèo phát triển và tiến hành thực hiện thí nghiệm.
- Các chỉ tiêu theo dõi
Mẫu nước thải được lấy phân tích trước khi xử lý và sau xử lý. Các chỉ tiêu phân tích:
BOD

5
theo TCVN 4566-1988; COD theo TCVN 6195-1996 (ISO 9298-1989); Coliform theo
TCVN 6187-1996 (ISO 9308-1990); Phospho tổng số theo TCVN 6202-1996; NO
3
-
theo TCVN
6180 -1996; NO
-
2
theo TCVN 6178-1996 .
2.4.2. Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trang trại áp dụng các giải pháp xử lý phân và nước
thải
- Bố trí xây dựng các mô hình:
Nội dung
ứng dụng
Mô hình I
(Từ 30 đến <100 lợn nái)
Mô hình II
(Từ100 đến<200 lợn nái)
Mô hình III
(≥200 lợn nái)
Số mô hình
01
01
01
01
01
01
Giống
Ngoại

Ngoại
Ngoại
Ngoại
Ngoại
Ngoại
Chuồng
trại
Chuồng
công
nghiệp
Chuồng
công
nghiệp
Chuồng
công
nghiệp
Chuồng
công
nghiệp
Chuồng
công
nghiệp
Chuồng
công
nghiệp
Thức ăn
Hỗn hợp
hoàn
chỉnh, đậm
Hỗn hợp

hoàn
chỉnh, đậm
Hỗn hợp
hoàn
chỉnh, đậm
Hỗn hợp
hoàn
chỉnh, đậm
Hỗn hợp
hoàn
chỉnh, đậm
Hỗn hợp
hoàn
chỉnh, đậm


đặc
đặc
đặc
đặc
đặc
đặc
Quy trình
chăn nuôi
Theo quy
trình
TTNC lợn
TP
Theo quy
trình

TTNC lợn
TP
Theo quy
trình
TTNC lợn
TP
Theo quy
trình
TTNC lợn
TP
Theo quy
trình
TTNC lợn
TP
Theo quy
trình
TTNC lợn
TP
Vệ sinh thú
y
Theo quy
định hiện
hành
Theo quy
định hiện
hành
Theo quy
định hiện
hành
Theo quy

định hiện
hành
Theo quy
định hiện
hành
Theo quy
định hiện
hành
Xử lý nước
thải
Hồ sinh
học. Bèo
lục bình
Hồ sinh
học. Vi
sinh vật
Hồ sinh
học. Vi
sinh vật
Hồ sinh
học. Bèo
lục bình
Hồ sinh
học. Bèo
lục bình
Hồ sinh
học. Vi
sinh vật
Xử lý phân
lợn

Ủ phân
bằng công
nghệ vi
sinh
VAC

Ủ phân
bằng công
nghệ vi
sinh
VAC

Ủ phân
bằng công
nghệ vi
sinh
Ủ phân
bằng công
nghệ vi
sinh
Địa điểm
Hà Tây
(cũ)
Hà Tây
(cũ)
Thái Bình
Hà Tây
(cũ)
Hà Nội
Ninh Bình

Các chỉ tiêu theo dõi

Chỉ tiêu về năng suất: Năng suất sinh sản: Số con để nuôi, số con cai sữa, khối lượng cai
sữa, tỷ lệ hao hụt gia đoạn theo mẹ, số con sau cai sữa, tăng khối lượng/ngày, khối lượng thức ăn
ăn vào, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng, tỷ lệ hao hụt.
Chỉ tiêu về môi trường: Các chỉ tiêu được đánh giá trước và sau khi đã áp dụng phương
pháp xử lý nước thải chăn nuôi: COD, BOD
5
, NO
3
-
, NO
2
-
,

P tổng số, coliform, trứng giun sán.
Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế: Tỷ xuất lợi nhuận.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu bằng phần mềm MINITAB version 14.
3. Kết quả và thảo luận
3.1. Thí nghiệm xử lý phân và nước thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung
3.1.1. Thí nghiệm xử lý phân trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung:
3.1.1.1. Xác định nhiệt độ của các lô xử lý phân
Tiến hành thí nghiệm xử lý phân theo 4 lô: Xử lý bằng chế phẩm EM thứ cấp, EM
bokashi, compostmaker và ủ phân truyền thống, kết quả theo dõi nhiệt độ các lô được thể hiện ở
bảng 1.
Bảng 1. Kết quả theo dõi nhiệt độ các lô xử lý phân
Ngày ủ
EM thứ cấp

X ± SE (n=3)
EM Bokashi
X ± SE (n=3)
Compost maker
X ± SE (n=3)
Truyền thống
X ± SE (n=3)
1
33,4 ± 0,88
35,0 ± 0,67
33,8 ± 0,58
34,0 ± 1,15


2
38,4 ± 1,20
40,8 ± 1,15
35,8 ± 1,45
38,7 ± 1,45
3
43,7 ± 1,45
48,5 ± 1,86
39,0 ± 1,15
43,7 ± 1,33
4
48,4 ± 1,45
53,3 ± 1,20
41,7 ± 0,67
46,3 ± 1,53
5

52,8 ± 1,20
58,0 ± 0,67
44,5 ± 1,15
46,8 ± 1,53
6
56,8 ± 1,53
62,8 ± 0,58
48,8 ± 1,45
47,8 ± 1,20
7
52,7 ± 1,15
57,5 ± 0,78
50,3 ± 0,58
47,5 ± 1,15
8
46,2 ± 0,88
47,5 ± 1,33
51,8 ± 0,58
47,5 ± 1,15
9
50,5 ± 1,20
52,8 ± 1,53
48,8 ± 0,88
47,5 ± 0,88
10
51,5 ± 1,53
53,5 ± 0,67
47,5 ± 1,33
47,0 ± 1,20
11

52,5 ± 0,58
52,8 ± 0,88
47,3 ± 1,20
48,2 ± 0,67
12
50,8 ± 1,33
52,0 ± 1,33
48,0 ± 1,15
48,0 ± 1,15
13
50,5 ± 0,67
51,0 ± 1,20
47,0 ± 0,88
49,0 ± 0,88
14
49,3 ± 1,15
50,3 ± 0,88
47,0 ± 1,12
49,0 ± 0,67
15
48,5 ± 0,67
47,8 ± 0,58
46,0 ± 0,88
50,0 ± 1,53
16


46,5 ± 1,15
49,3 ± 1,20
17



45,8 ± 0,58
50,0 ± 1,73
18


45,0 ± 0,58
49,8 ± 1,73
19


44,3 ± 0,67
48,3 ± 1,53
20


43,3 ± 1,20
48,3 ± 1,45
21


42,8 ± 0,67
48,0 ± 1,20
22


41,5 ± 1,15
47,3 ± 1,15
23



41,8 ± 0,33
46,8 ± 1,45
24


41,0 ± 0,67
46,5 ± 1,15
25


40,5 ± 1,20
46,0 ± 1,20
26


40,5 ± 1,15
45,8 ± 1,15
27


39,8 ± 1,20
45,0 ± 1,15
28


39,5 ± 1,45
45,0 ± 0,88
29



38,0 ± 1,53
44,5 ± 0,88
30


37,8 ± 1,45
44,0 ± 0,58
31



43,5 ± 1,35
32



43,5 ± 0,88
33



43,5 ± 0,88
34



42,5 ± 0,67
35




42,0 ± 0,58
36



41,5 ± 0,67
37



40,8 ± 0,58
38



40,3 ± 1,33
39



39,0 ± 0,75
40



38,5 ± 0,58
41




38,3 ± 0,67


42



38,5 ± 0,67
43



37,5 ± 1,20
44



37,5 ± 1,35
45



37,3 ± 0,67
Kết quả tại bảng 1 cho thấy: Nhiệt độ của đống ủ phân ở cả 4 lô thí nghiệm đều tăng lên
sau khi ủ, nhiệt độ tăng cao nhất sau khi ủ 6 ngày tại lô ủ bằng chế phẩm EM Bokashi (62,8
0
C),

nhiệt độ tăng thấp nhất sau khi ủ 14 ngày ở lô ủ bằng phương pháp truyền thống (50,0
0
C). Lô xử
lý bằng chế phẩm EM thứ cấp nhiệt độ tăng cao nhất sau khi ủ 6 ngày (56,8
0
C) và xử lý bằng chế
phẩm Composmaker, nhiệt độ tăng cao nhất 51,8
0
C sau khi ủ 8 ngày . Thời gian xử lý của các lô
xử lý phân bằng chế phẩm EM thứ cấp và chế phẩm EM Bokashi ngắn nhất (14 ngày), tiếp đến
là xử lý bằng chế phẩm Compos maker (30 ngày), thời gian xử lý của phương pháp truyền thống
là dài nhất (45 ngày).
Các phương pháp xử lý phân lợn đều cho nhiệt độ tăng lên trong đống ủ, khi so sánh với
phương pháp xử lý của Võ Thị Hạnh và cộng sự (2004) thì kết quả tăng nhiệt độ của chúng tôi
thấp hơn do sử dụng chế phẩm khác nhau, thời gian thí nghiệm khác nhau nên mức độ tăng nhiệt
độ cũng khác nhau.
Kết quả theo dõi nhiệt độ của 4 lô xử lý phân lợn được thể hiện tại đồ thị 1
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65
1 3 5 7 9 11 13 15 17 19 21 23 25 27 29 31 33 35 37 39 41 43 45
Ngày ủ
Nhiệt độ

EM thứ cấp
EM Bokashi
Compost
maker
Truyền thống

Đồ thị 1. Kết quả theo dõi nhiệt độ của 4 lô xử lý phân lợn
Đồ thị 1 cho thấy: Đường đồ thị biểu thị nhiệt độ của lô ủ bằng chế phẩm EM Bokashi
cao nhất, tiếp đến lô ủ bằng chế phẩm EM thứ cấp. Thấp nhất là đường đồ thị biểu thị nhiệt độ
của lô ủ bằng phương pháp truyền thống.
3.1.1.2. Xác định khả năng diệt khuẩn của các lô xử lý phân
Để đánh giá khả năng diệt khuẩn của các lô xử lý phân, mẫu phân được lấy tại thời điểm
chưa xử lý và sau khi xử lý. Kết quả khả năng diệt khuẩn của các lô xử lý phân lợn được thể hiện
tại bảng 2.



Bảng 2. Kết quả xác định vi khuẩn, ký sinh trùng

Chỉ tiêu phân tích
Phân lợn
chưa xử lý
(n = 5)
EM thứ cấp
(n = 5)
EM Bokashi
(n = 5)
Compost
maker
(n = 5)

Truyền
thống
(n = 5)
E.coli
(cfu/g x 10
6
)

4,2
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Salmonella
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Trứng giun sán
(số trứng/1g phân)

400
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Âm tính
Kết quả tại bảng 2 cho thấy: Phân lợn trước khi xử lý còn một số mầm bệnh như E.coli,
trứng giun sán. Sau khi xử lý toàn bộ các lô đều cho thấy: Các vi khuẩn E.coli, trứng ký sinh
trùng bị tiêu diệt. Như vậy qua các phương pháp xử lý, các mầm bệnh thường gặp ở phân lợn

tươi bị tiêu diệt.
Kết quả tại bảng 2 cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu trước đây của Trịnh Quang
Tuyên và cộng sự (2008), khi xử lý phân lợn bằng chế phẩm EM thứ cấp, EM Bokashi và
Compost maker, sau khi xử lý một số mầm bệnh (E.coli, trứng giun sán) cũng bị tiêu diệt hoàn
toàn.
3.1.1.3. Xác định hàm lượng một số khí độc của phân lợn trước và sau khi xử lý
Để xác định mức độ giảm thiểu một số khí độc, tiến hành đo trực tiếp tại các lô xử lý
phân, kết quả xác định được thể hiện tại bảng 3.
Bảng 3. Kết quả xác định hàm lượng khí độc của phân lợn trước và sau khi xử lý
Chỉ tiêu
phân tích
EM thứ cấp
EM Bokashi
Compostmaker
Truyền thống
Trước
xử lý
X±SE
(n=5)
Sau xử

X±SE
(n=5)
Trước
xử lý
X±SE
(n=5)
Sau xử

X±SE

(n=5)
Trước
xử lý
X±SE
(n=5)
Sau xử

X±SE
(n=5)
Trước
xử lý
X±SE
(n=5)
Sau xử

X±SE
(n=5)
NH
3

(mg/m
3
)
2,87
±0,11
0,75
± 0,01
2,58
± 0,14
0,65

± 0,019
2,78
± 0,12
0,7
± 0,02
2,76
± 0,13
1,56
± 0,05
H
2
S
(mg/m
3
)
0,19
± 0,011
0,07
± 0,003
0,16
±
0,0071
0,07
± 0,005
0,18
± 0,009
0,08
± 0,004
0,20
± 0,012

0,13
± 0,003
CO
2
(%)
0,083
±0,003
0,038
± 0,001
0,086
± 0,003
0,039
± 0,001
0,093
± 0,002
0,040
± 0,001
0,082
± 0,003
0,056
± 0,002
Ghi chú: Mức cho phép khí độc tại chuồng nuôi với NH
3
: 0,2 mg/m
3
(TCVN 5938/95), H
2
S: 0,08 mg/m
3
(TCVN

5937/95), CO
2
: 1,0 % (505 Bộ y tế QĐ).

Kết quả tại bảng 3 cho thấy: Hàm lượng khí NH
3
, H
2
S, CO
2
tại 4 lô thí nghiệm đều giảm
đáng kể. NH
3
giảm nhiều nhất (giảm 1,8 đến 4,0 lần), H
2
S giảm từ 1,6 đến 2,6 lần, CO
2
giảm từ


1,5 đến 2,2 lần. Chưa có tiêu chuẩn về khí độc cho nơi xử lý phân, nhưng khi so với mức khí độc
tại chuồng nuôi theo TCVN thì các khí độc tại nơi xử lý phân có hàm lượng NH
3
còn cao hơn
mức cho phép, hàm lượng khí H
2
S và CO
2
đều thấp hơn nhiều so với mức cho phép. Mặc dù
phân hữu cơ vẫn còn một số khí độc nhưng ở mức rất thấp, ở mức này thì con người không cảm

nhận được mùi hôi, nếu đem bón phân cho cây trồng thì không còn ảnh hưởng của mùi hôi cho
con người.
Đánh giá chung các phương pháp xử lý phân lợn: Các phương pháp xử lý phân lợn bằng
EM thứ cấp, EM Bokashi, Compostmaker và phương pháp truyền thống đều có tác dụng xử lý
phân lợn thành phân hữu cơ không còn mùi hôi thối, diệt được một số mầm bệnh thường gặp
trong phân lợn tươi. Trong đó công nghệ sử dụng chế phẩm EM thứ cấp là đơn giản, có thời gian
xử lý nhanh, dễ làm nhất phù hợp với các trang trại chăn nuôi lợn tập trung. Vì vậy chúng tôi lựa
chọn phương pháp xử lý phân lợn bằng EM thứ cấp để xử lý phân lợn cho việc xây dựng các mô
hình ở nội dung tiếp theo của đề tài.
3.1.2. Thí nghiệm xử lý nước thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung
3.1.2.1. Thí nghiệm xử lý nước thải bằng chế phẩm EM thứ cấp
Nước thải chăn nuôi lợn sau biogas được chảy vào hồ đệm được xử lý bằng EM thứ cấp.
Để đánh giá hiệu suất xử lý nước thải chăn nuôi lợn của EM, nước thải được lấy mẫu trước và
sau khi xử lý để phân tích một số chỉ tiêu sinh hoá và vi sinh vật gây ô nhiễm môi trường. Kết
quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng chế phẩm EM thứ cấp được thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4. Kết quả xử lý nước thải bằng EM thứ cấp

Chỉ tiêu

Đơn vị
Trước xử lý
X±SE
(n=20)
Sau xử lý
X±SE
(n=20)
Hiệu suất
xử lý (%)
Giới hạn (cột
B TCN 678-

2006)
COD
mg/l
732,9 ± 43,1
137,1 ± 13,9
81,3
400
BOD
5

mg/l
341,7 ± 15,12
59,1 ± 3,63
82,7
300
NO
2
-
mg/l
2,64 ± 0,27
0,027 ± 0,001
98,9
-
NO
3
-
mg/l
226,7 ± 16,31
59,3 ± 8,74
73,8

150
P tổng số
mg/l
42,7 ± 3,51
8,5 ± 1,19
80,1
20
Coliform
cfu/ml
7,36.10
3
± 0,637

0,596.10
3
± 0,047

91,9
5. 10
3

Trứng giun sán
trứng
0
0
-
-

Kết quả tại bảng 4 cho thấy: Nước thải chăn nuôi lợn sau biogas được chảy vào hồ đệm
được xử lý bằng EM thứ cấp đã giảm được các thành phần gây nhiễm: COD giảm từ 732,9 mg/l

trước khi xử lý xuống 137,1 mg/l sau khi xử lý, tương tự BOD
5
giảm từ 341,7 mg/l xuống 59,1
mg/l; NO
3
giảm từ 226,7 mg/l xuống 59,3 mg/l; tổng P giảm từ 42,7 mg/l xuống 8,5 mg/l,


coliform giảm từ 7,36.10
3
cfu/ml xuống 0,596.10
3
cfu/ml sau khi xử lý. Trứng giun sán không
tìm thấy ở nước thải trước và sau xử lý. Hiệu suất xử lý nước thải chăn nuôi lợn với các chỉ tiêu
phân tích từ 73,8 đến 98,9%. Kết quả các chỉ tiêu phân tích sau khi xử lý cho thấy đều không
vượt quá giới hạn cho phép của nước thải cột B của TCN 678-2006.
Kết quả nghiên cứu của Bạch Mạnh Điều và cs (2007) khi xử lý nước thải của cơ sở giết
mổ và chế biến sản phẩm chăn nuôi bằng EM thứ cấp cho thấy: COD sau khi xử lý đã giảm
89,9%, BOD
5
giảm 92,3%, P tổng số giảm 94,4%.
3.1.2.2. Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh (bèo lục bình - Eichhomia crassipes)
Nước thải chăn nuôi lợn sau biogas được chảy vào hồ đệm được xử lý bằng bèo lục bình.
Để đánh giá hiệu suất xử lý nước thải chăn nuôi lợn của bèo lục bình, nước thải được lấy mẫu
trước và sau khi xử lý để phân tích một số chỉ tiêu sinh hoá và vi sinh vật gây ô nhiễm môi
trường. Kết quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng bèo lục bình được thể hiện qua các chỉ tiêu
sinh hoá tại bảng 5.
Bảng 5. Kết quả xử lý nước thải bằng bèo lục bình

Chỉ tiêu


Đơn vị
Trước xử lý
X±SE
(n=20)
Sau xử lý
X±SE
(n=20)
Hiệu suất
xử lý (%)
Giới hạn (cột
B TCN 678-
2006)
COD
mg/l
767,7 ± 45,2
247,0 ± 12,5
67,8
400
BOD
5

mg/l
372,2 ± 29,1
115,0 ± 2,59
69,1
300
NO
2
-

mg/l
8,65 ± 0,17
0,028 ± 0,002
99,6
-
NO
3
-
mg/l
228,9 ± 13,52
102,2 ± 8,45
55,4
150
P tổng số
mg/l
38,1 ± 2,94
13,2 ± 2,53
65,4
20
Coliform
cfu/ml
6,91.10
3
± 0,66

1,91.10
3
± 0,25

72,4

5. 10
3

Trứng giun sán
trứng
0
0
-
-

Kết quả tại bảng 5 cho thấy: Nước thải chăn nuôi lợn sau khi được xử lý bằng biogas
được chảy vào hồ đệm được xử lý bằng bèo lục bình làm giảm được một số thành phần gây
nhiễm như: COD giảm từ 767,7 mg/l trước khi xử lý xuống 247,0 mg/l sau khi xử lý, tương tự
BOD
5
giảm từ 372,2 mg/l xuống 115,0 mg/l; NO
2
-
giảm từ 8,65 mg/l xuống 0,028 mg/l; NO
3
-

giảm từ 228,9 mg/l xuống 102,2 mg/l; tổng P giảm từ 38,1 mg/l xuống 13,2 mg/l, coliform giảm
từ 6,91.10
3
cfu/ml xuống 1,91.10
3
cfu/ml sau khi xử lý. Trứng giun sán không tìm thấy ở nước
thải trước và sau xử lý. Hiệu suất xử lý nước thải bằng bèo lục bình từ 55,4% đến 99,6%. Kết
quả các chỉ tiêu phân tích sau xử lý cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho

phép của nước thải cột B của TCN 678-2006.
Delgado và cs,1995 khi nghiên cứu xác định khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng hữu cơ và
vô cơ đã cho thấy hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn có sử dụng bèo lục bình có khả năng


giảm 100% hàm lượng COD, 88% hàm lượng NH
4
và 60% hàm lượng NO
3
-
. Nghiên cứu của
Rebacca và cs, 1979 cũng cho thấy ao xử lý nước thải có thả bèo lục bình giảm hàm lượng BOD
5

44,2% so với ao không có bèo lục bình.
Đánh giá chung các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi: Sử dụng EM thứ cấp để xử lý
nước thải chăn nuôi tốt hơn bèo lục bình nhưng xử lý nước thải bằng bèo lục bình dễ làm, đầu tư
thấp, phù hợp với vùng sâu, vùng xa chưa có điều kiện tiếp cận với chế phẩm sinh học.
3.2. Kết quả xây dựng mô hình chăn nuôi lợn trang trại áp dụng các giải pháp xử lý phân
và nước thải
3.2.1. Kết quả xử lý phân lợn tại các mô hình chăn nuôi
- Kết quả khối lượng phân được xử lý trong các mô hình
Phân lợn thải ra là nguồn gây ô nhiễm môi trường không chỉ ở khu vực chăn nuôi mà còn
gây ô nhiễm trên đường vận chuyển và nơi sử dụng phân (bón cho cây trồng hoặc sử dụng cho
nuôi thuỷ sản), vì vậy việc xử lý phân lợn thải ra tại khu vực chăn nuôi để giảm thiểu ô nhiễm
môi trường là rất cần thiết. Sau khi thực hiện các thí nghiệm xử lý phân lợn bằng EM thứ cấp,
EM Bokashi, Compost maker và phương pháp truyền thống, chúng tôi đã lựa chọn được phương
pháp xử lý phù hợp cho các trang trại hiện nay là sử dụng EM thứ cấp. Các mô hình chăn nuôi
được xử lý phân lợn thu gom được bằng EM thứ cấp. Kết quả khối lượng phân được xử lý trong
các mô hình được thể hiện qua bảng 6.

Bảng 6. Kết quả khối lượng phân được xử lý trong các mô hình
Nhóm mô hình
Đơn vị
Khối lượng
Mô hình I (Từ 30 đến <100 lợn nái, nuôi khép kín)
tấn
160,7
Mô hình II (Từ 100 đến <200 lợn nái, nuôi khép kín)
tấn
481,6
Mô hình III (≥ 200 lợn nái, nuôi khép kín)
tấn
394,8
Tổng cộng
tấn
1037,1
Các mô hình chăn nuôi lợn trang trại tập trung được thu gom phân lợn hàng ngày, phân
lợn được tập trung vào khu vực xử lý. Sử dụng EM thứ cấp 1% phun đều vào phân lợn (20 lít
dung dịch cho 1m
3
), ủ sau thời gian 15 ngày đưa đi sử dụng. Kết quả xử lý phân lợn tại các mô
hình cho thấy:
Các mô hình có quy mô khác nhau đều được thu gom phân lợn hàng ngày. Phân lợn thu
gom được chủ yếu ở các đối tượng lợn nái đẻ, lợn chửa, lợn chờ phối và lợn đực. Lợn sau cai sữa
hầu như không thu gom phân được vì toàn bộ 6 mô hình đều nuôi lợn con ở trên sàn, phân nát
nên khối lượng phân thu gom được rất ít. Lợn sau 75 ngày đến xuất bán do nuôi lợn nhiều con/ổ,
phân nát, sau khi thải phân thường bị lợn đi lại làm nát trên nền chuồng nên khối lượng phân thu
gom được cùng rất ít. Phần lớn khối lượng phân lợn này được rửa trôi vào đường dẫn nước thải.
Khối lượng phân lợn được thu gom và xử lý tại nhóm mô hình III thấp so với số lợn nuôi do
Trạm NC, nuôi giữ giống lợn hạt nhân Tam Điệp thiết kế chuồng trại có bể chứa phân và nước



thải bên dưới gầm chuồng nuôi, phân lợn thường rơi xuống bể chứa vì vậy thu gom phân được ít
hơn các trang trại khác.
- Kết quả xác định hàm lượng một số khí độc trước và sau khi xử lý phân
Kết quả xác định hàm lượng một số khí độc trước và sau khi xử lý phân bằng chế phẩm
EM thứ cấp tại các mô hình chăn nuôi lợn được thể hiện qua bảng 7.
Bảng 7. Kết quả xác định hàm lượng một số khí độc trước và sau khi xử lý phân


Chỉ
tiêu
Nhóm mô hình I
Nhóm mô hình II
Nhóm mô hình III
Trung bình cả 3 nhóm
Trước
xử lý
(n =8)
X±SE
Sau xử

(n =8)
X±SE
Tỷ lệ
giảm
(%)
Trước
xử lý
(n =8)

X±SE
Sau xử

(n =8)
X±SE
Tỷ lệ
giảm
(%)
Trước
xử lý
(n =8)
X±SE
Sau xử

(n =8)
X±SE
Tỷ lệ
giảm
(%)
Trước
xử lý
(n =8)
X±SE
Sau xử

(n =8)
X±SE
Tỷ lệ
giảm
(%)

NH
3
(mg/
m
3
)

2,83
± 0,05
0,67
± 0,01
76,3
2,98
± 0,06
0,73
± 0,02
75,5
3,03
± 0,05
0,79
± 0,02
73,9
2,95
± 0,03
0,73
± 0,01
75,2
H
2
S

(mg/
m
3
)
0,18
±0,006
0,07
±0,002
61,1
0,21
±0,009
0,08
±0,002
61,9
0,25
± 0,01
0,08
±0,002
68,0
0,21
±0,006
0,075
±0,001
64,3
CO
2

(%)
0,082
±0,002

0,036
±0,001
56,1
0,087
±0,001
0,039
±0,001
55,2
0,095
±0,001
0,045
±0,001
52,6
0,088
±0,001
0,04
±0,008
54,6
Ghi chú: Mức cho phép khí độc tại chuồng nuôi với NH
3
: 0,2 mg/m
3
(TCVN 5938/95), H
2
S: 0,08 mg/m
3
(TCVN 5937/95), CO
2
:
1,0 % (505 Bộ y tế QĐ).


Kết quả tại bảng 7 cho thấy: Sử dụng chế phẩm EM thứ cấp để xử lý phân lợn tại các mô
hình chăn nuôi đã giảm đáng kể tỷ lệ khí độc, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Tỷ lệ giảm
của NH
3
, H
2
S và CO
2
trung bình cả 3 nhóm mô hình tương ứng là: 75,2 %, 64,3 % và 54,6 %,
trong đó tỷ lệ giảm ở nhóm mô hình I là nhiều nhất từ 56,1% đến 76,3%, nhóm mô hình III có tỷ
lệ gảm là thấp nhất từ 52,6% đến 73,9%.
Các mô hình chăn nuôi lợn sau khi sử dụng phương pháp xử lý phân lợn bằng EM thứ
cấp đều cho thấy: Phân lợn hết mùi hôi thối, nhanh tơi mục, vận chuyển và sử dụng cho cây
trồng, ao cá không gây ô nhiễm môi trường.
3.2.2. Kết quả xử lý nước thải tại các mô hình chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi lợn của 6 mô hình sau khi được xử lý ở bể biogas được dẫn vào hồ
để xử lý trước khi chảy ra ngoài. Kết quả xử lý nước thải chăn nuôi tại các mô hình được thể
hiện tại bảng 8.
Bảng 8. Kết quả xử lý nước thải tại các mô hình
Nhóm mô hình
Phương
pháp xử lý
Đơn
vị
Thể tích nước thải xử

Mô hình I (từ 30 đến <100 lợn nái, nuôi
khép kín)
Vi sinh vật

m
3
4800
Thuỷ sinh
m
3
5000


Mô hình II (từ 100 đến <200 lợn nái, nuôi
khép kín)
Vi sinh vật
m
3
31000
Thuỷ sinh
m
3
14500
Mô hình III (≥200 lợn nái, nuôi khép
kín)
Vi sinh vật
m
3
56500
Thuỷ sinh
m
3
42000
Tổng cộng

m
3
153800

Kết quả tại bảng 8 cho thấy: Nước thải chăn nuôi lợn tại các mô hình có thể tích nước
thải khác nhau tuỳ theo phương thức: chăn nuôi, tắm cho lợn, rửa chuồng hàng ngày hay rửa
chuồng theo định kỳ. Nước thải chăn nuôi trước đây đều không được xử lý mà đổ thẳng ra ngoài
gây ô nhiễm môi trường. Khi tham gia mô hình, nước thải được xử lý bằng EM thứ cấp hoặc cây
thuỷ sinh, việc xử lý nước thải này phù hợp, không phức tạp nên các mô hình ứng dụng dễ dàng
và nước thải sau xử lý đã giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
3.2.2.1. Kết quả xử lý nước thải bằng EM thứ cấp tại các mô hình
Kết quả xử lý nước thải bằng EM thứ cấp tại các mô hình chăn nuôi lợn được thể hiện tại
bảng 9.



Kết quả tại bảng 9 cho thấy:
Sử dụng EM thứ cấp xử lý nước thải tại các mô hình chăn nuôi lợn theo các quy mô chăn
nuôi khác nhau đều đạt loại B (TCN 678-2006). Khi so sánh trước và sau xử lý, mô hình I có tỷ
lệ giảm các chỉ tiêu về COD, BOD
5
, NO
2
-
, NO
3
-
, P tổng số, Colifoms nhiều nhất, tỷ lệ giảm từ
77,28 đến 98,98%, nhóm mô hình III có tỷ lệ giảm thấp nhất, tỷ lệ giảm từ 65,84% đến 98,26%.
Xét trung bình cả 3 nhóm cho thấy, tỷ lệ giảm khi so sánh trước và sau xử lý chỉ tiêu COD,

BOD
5
, NO
2
-
, NO
3
-
, P tổng số, Colifoms tương ứng là 74,73%; 74,58%; 98,52%; 72,51%;
78,04% và 91,24%. Như vậy sau khi xử lý nước thải bằng EM thứ cấp, các mô hình chăn nuôi
lợn đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, nước thải khi chảy ra môi trường đều nằm trong
giới hạn cho phép của nước thải loại B theo TCN 678-2006.
3.2.2.2. Kết quả xử lý nước thải bằng bèo lục bình tại các mô hình
Kết quả xử lý nước thải bằng bèo lục bình tại các mô hình chăn nuôi lợn được thể hiện tại
bảng 10.
Kết quả tại bảng 10 cho thấy: Xử lý nước thải tại các mô hình chăn nuôi lợn bằng bèo lục
bình theo các quy mô chăn nuôi khác nhau đã giảm được một số chỉ tiêu gây ô nhiễm môi
trường. So sánh trước và sau xử lý một số chỉ tiêu như COD, BOD
5
, NO
2
-
, NO
3
-
, P tổng số,
Colifoms thì nhóm mô hình I có tỷ lệ giảm nhiều nhất, tỷ lệ giảm từ 61,00% đến 99,78%, nhóm
mô hình III có tỷ lệ giảm thấp nhất, tỷ lệ giảm từ 51,27% đến 99,18%. Xét trung bình cả 3 nhóm
cho thấy, tỷ lệ giảm khi so sánh trước và sau xử lý các chỉ tiêu COD, BOD
5

, NO
2
-
, NO
3
-
, P tổng
số, Colifoms tương ứng là 72,06%; 70,53%; 99,46%; 55,06%; 64,19% và 75,66%. Như vậy sau
khi xử lý nước thải chăn nuôi bằng bèo lục bình đã giảm được ô nhiễm môi trường, nước thải khi
chảy ra môi trường đều nằm trong giới hạn cho phép của nước thải loại B theo TCN 678-2006.
3.2.3. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái tại các mô hình
Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu năng suất sinh sản trên đàn lợn nái tại các mô hình thể
hiện tại bảng 11.
Kết quả tại bảng 11 cho thấy: Các mô hình chăn nuôi lợn được xử lý phân và nước thải
đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường, không xảy ra dịch bệnh. Mô hình I, mô hình II, mô hình
III có các chỉ tiêu về số con để nuôi/ổ; số con cai sữa/ổ; số con cai sữa/nái/năm không có sự sai
khác thống kê (P>0,05), nhưng tỷ lệ hao hụt/số con để nuôi, tăng khối lượng giai đoạn sau cai
sữa đến xuất bán/ngày sau xử lý đều cao hơn trước khi xử lý (P<0,05). Kết quả tính tỷ suất lợi
nhuận của 3 nhóm mô hình cho thấy: Các mô hình sau khi xử lý phân và nước thải đã giảm thiểu
được ô nhiễm môi trường giúp giảm tỷ lệ hao hụt lợn con, tăng năng suất chăn nuôi nên tỷ suất
lợi nhuận cao hơn so với trước khi xử lý. Tỷ suất lợi nhuận tại các mô hình còn thấp (từ 10,7%
đến 11,8%), vì vậy muốn phát triển được các trang trại chăn nuôi lợn tập trung giảm thiểu ô
nhiễm môi trường cần có những chính sách hỗ trợ cho việc xử lý phân và nước thải chăn nuôi.
4. Kết luận và đề nghị
4.1. Kết luận


- Xử lý phân lợn trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung bằng các phương pháp sử dụng
chế phẩm sinh học: EM thứ cấp, EM Bokashi, Compost maker và phương pháp truyền thống đều
có tác dụng xử lý phân lợn thành phân hữu cơ không còn mùi hôi thối, diệt được một số mầm

bệnh thường gặp trong phân lợn tươi. Trong đó công nghệ sử dụng chế phẩm EM thứ cấp có thời
gian xử lý nhanh, dễ làm nhất phù hợp với các trang trại chăn nuôi lợn tập trung.
- Xử lý nước thải trong chăn nuôi lợn trang trại tập trung bằng các phương pháp sử dụng
chế phẩm EM thứ cấp và phương pháp sử dụng bèo lục bình đều làm giảm một số chỉ tiêu gây ô
nhiễm môi trường như COD, BOD
5
, NO
2
-
, NO
3
-
, P tổng số, Colifoms. Nước thải sau khi xử lý
các chỉ tiêu COD, BOD
5
, NO
2
-
, NO
3
, P tổng số, Colifoms đều nằm trong giới hạn cho phép của
nước thải loại B theo TCN 678-2006. Xử lý nước thải chăn nuôi bằng chế phẩm EM thứ cấp có
thời gian xử lý nhanh hơn, các chỉ tiêu phân tích giảm nhiều hơn so với phương pháp xử lý bằng
bèo lục bình, nhưng xử lý nước thải bằng bèo lục bình dễ làm, đầu tư thấp, phù hợp với vùng
sâu, vùng xa khi chưa có điều kiện tiếp cận với chế phẩm sinh học.
- Các mô hình chăn nuôi lợn trang trại áp dụng các giải pháp xử lý phân và nước thải
giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng năng suất chăn nuôi, tăng tỷ suất lợi nhuận.
4.2. Đề nghị
- Tiếp tục nghiên cứu các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi lợn tại các trang trại
không có hồ sinh học. Ảnh hưởng của môi trường chăn nuôi đến cộng đồng dân cư xung quanh.

- Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các trang trại chăn nuôi trong việc xử lý phân và
nước thải nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tài liệu tham khảo
1. Bạch Mạnh Điều, Trịnh Vinh Hiển, 2008. Nghiên cứu và ứng dụng một số giải pháp kỹ thuật sinh học xử
lý chất thải, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cơ sở giết mổ gia cầm và chế biến sản phẩm chăn
nuôi. Báo cáo khoa học năm 2007, phần công nghệ sinh học và các vấn đề khác, Viện Chăn nuôi. Tr.227-
234.
2. Võ Thị Hạnh, 2005. Dùng chế phẩm sinh học biến phân chuồng thành phân vi sinh.
.
3. Bùi Huy Hiền, 2007. Nghiên cứu chế phẩm vi sinh vật xử lý nhanh phế thải chăn nuôi. Chương trình công
nghệ sinh học – Bộ NN&PTNT. Báo cáo kết quả thực hiện đề tài năm 2007. Viện Thổ nhưỡng Nông hóa.
4. Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Côi, Nguyễn Duy Phương, Đỗ Thị Mai Phương, Nguyễn Tiến Thông,
Đàm Tuấn Tú, 2008. Thử nghiệm một số phương pháp chế biến phân lợn thành phân hữu cơ vi sinh tại
Trung tâm nghiên cứu lợn Thuỵ Phương. Báo cáo khoa học năm 2007, phần công nghệ sinh học và các
vấn đề khác, Viện Chăn nuôi. Tr.235-242.
5. Chantsavang. S, Sinratchatanun. C, Ayuwat. K and Sirirote. P, 1992. Application of effective
microorganisms for Swine waste treament. www.scdworld.com
6. Delgado M.; Guardiola E.; Bigeriego M, 1995. Organic and inorganic nutrients removal from pig slurry
by water hyacinth.
7. James C. Barker, 1996. Lagoon design and managenment for livestock waste treatmen and storage.
.


8. Rebecca C. Mcdonald and B.C. Wolverton, 1979. Comparative study of wastewater lagoon with an
without water hyacinth. .

×