Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Van dung cac dac trung cua CNXH trong bai giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.78 KB, 3 trang )

Vận dụng quan điểm Đại hội XI về đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa vào
giảng bài “Xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam”
“Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng
đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế
phát triển của lịch sử”. Thật vậy, lịch sử đã chứng minh để tiến lên xây dựng chủ
nghĩa xã hội (CNXH), Việt nam đã phải trải qua bao nhiêu thăng trầm, gian khổ
và lâu dài. Kết quả đạt được bước đầu của công cuộc xây dựng CNXH đã khẳng
định sự lựa chọn của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đúng, là tất yếu lịch sử để
thực hiện khát vọng của nhân dân ta: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh. Đảng ta cũng xác định rõ các đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa
(XHCN) ở Việt Nam.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là thể hiện trí tuệ của Đảng trên cơ sở
tiếp tục vận dụng và phát triển học thuyết của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh vào hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam. Làm rõ quan điểm của Đảng,
đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống là trách nhiệm của người giảng viên
trong Trường Chính trị Yên Bái nói chung và giảng viên giảng dạy bộ môn
CNXH khoa học nói riêng. Tiếp cận dưới góc độ bộ môn Chủ nghĩa xã hội khoa
học thì các đặc trưng của xã hội XHCN như sau:
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, CNXH là giai đoạn đầu của
hình thái kinh tế-xã hội Cộng sản chủ nghĩa. CNXH tiến bộ, ưu việt hơn tất cả
các xã hội trước đó về các đặc trưng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm giải
phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra
các đặc trưng của xã hội XHCN như sau: Mục tiêu cao nhất của XH XHCN là
giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, tạo mọi điều kiện để con người phát triển
toàn diện; Đặc trưng về chính trị: xã hội XHCN là một chế độ dân chủ với Nhà
nước XHCN và hệ thống pháp luật XHCN; Đặc trưng về kinh tế: có lực lượng
sản xuất tiến bộ, hiện đại với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu được
xác lập từng bước một cách phù hợp; Đặc trưng về văn hóa: có nền văn hóa phát
triển là kết tinh những giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại; Đặc trưng về xã
hội: công bằng, bình đẳng xã hội được xác lập; Giải quyết tốt các quan hệ giữa


giai cấp- dân tộc- quốc tế (trên cơ sở các quan hệ lợi ích phù hợp).
Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã nhận thức về CNXH và con
đường đi lên CNXH ở Việt Nam ngày càng rõ hơn. Trong quá trình đổi mới nhận
thức về CNXH và xây dựng CNXH, Đảng ta nhận thấy việc xác định đúng mô
hình CNXH là yếu tố có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của công cuộc xây
dựng CNXH ở nước ta. Bởi đó là cơ sở, là định hướng để Đảng và Nhà nước
hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật nhằm hiện thực hóa
mục tiêu CNXH ở nước ta.


2
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh
1991) của Đảng đã chỉ ra 6 đặc trưng cơ bản của xã hội XHCN mà nhân dân ta
xây dựng. Đại hội X (năm 2006) của Đảng đã bổ sung, phát triển thành 8 đặc
trưng. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011), Đảng ta tiếp tục xác định 8 đặc trưng trên cơ sở kết
hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng của CNXH trong hai văn kiện nói trên.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”
(bổ sung, phát triển năm 2011) chỉ rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta
xây dựng là xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do
nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện
đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển
toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng
và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị
và hợp tác với các nước trên thế giới”. Đó là những đặc trưng cơ bản của xã hội
XHCN ở Việt Nam mà Đại hội XI đã đề ra. Dưới góc độ môn CNXHKH thì đây
là thành quả của hơn 25 năm đổi mới; thành quả của đổi mới nhận thức lý luận về
CNXH trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí

Minh phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong điều kiện hiện nay. Đồng thời cũng là
thành quả của sự kết hợp hài hòa giữa “cái phổ biến” và “cái đặc thù”, cái chung
và cái riêng để tạo nên một mô hình CNXH Việt Nam.
Để xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh thì Đảng ta đã xác định: “Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ
quá độ ở nước ta là xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã
hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hóa phù hợp, tạo cơ sở
để nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh
phúc”. Phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại, phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI xây dựng nước ta trở thành một
nước công nghiệp hiện đại, theo định hướng XHCN. Mục tiêu cao nhất của
CNXH là giải phóng con người thoát khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, bất công, con
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện,
thể hiện phẩm giá của mình. Đó là giá trị cao cả, nhân văn, nhân đạo của CNXH
theo đúng tư tưởng của C.Mác và Hồ Chí Minh.
Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ
sung, phát triển năm 2011), Đảng ta không chỉ vạch ra các đặc trưng của CNXH
mà còn chỉ ra con đường để thực hiện những đặc trưng đó với những lộ trình,
bước đi phù hợp. Để thực hiện thành công các mục tiêu trên, chúng ta phải quán
triệt và thực hiện tốt các phương hướng cơ bản; nắm vững và giải quyết các mối
quan hệ lớn, mang tính chất biện chứng của đời sống xã hội, cấu thành nên nội
dung của công cuộc đổi mới mà Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011) đã đề ra.


3
Theo tôi để vận dụng tốt các đặc trưng của CNXH theo quan điểm của Đại
hội XI trong quá trình giảng bài Xã hội xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Namở các Trường Chính trị nói chung và Trường Chính trị
tỉnh Yên Bái nói riêng thì người giảng viên cần phải nắm được nội dung trên để

có thể định hướng, giới thiệu được với học viên- người học. Để từ đó có cái nhìn
khái quát và tin tưởng vào con đường đi lên CNXH mà chúng ta đang xây d



×