Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài tập quản trị kinh doanh quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.72 KB, 9 trang )

Câu 1: Trình bày khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế, so sánh sự khác
biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước thông qua những ví
dụ cụ thể. Trên cơ sở sự so sánh này, hãy phác thảo chân dung một nhà quản
trị kinh doanh quốc tế trong điều kiện hiện nay.
Trả lời
Khái niệm quản trị kinh doanh quốc tế: Quản trị kinh doanh Quốc tế là
quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra hoạt động kinh doanh
quốc tế nhằm đạt được các mục tiêu đề ra trong điều kiện sử dụng hợp lý
và tiết kiệm các nguồn lực đang có và sẽ có
So sánh sự khác biệt giữa kinh doanh quốc tế và kinh doanh trong nước
 Chủ thể tham gia kinh doanh:
- Kinh doanh quốc tế : hoạt động kinh doanh diễn ra giữa các nước, các
quốc gia với nhau
- Kinh doanh trong nước : hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra trong nội bộ
quốc gia, giữa các tế bào kinh tế của quốc gia đó
Ví dụ cụ thể:
- Kinh doanh quốc tế :
 Việt Nam xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản..
 Việt Nam nhập khẩu nhiều linh kiện điện tử từ Trung Quốc, Đức,
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan…
Chủ thể kinh doanh là các quốc gia khác nhau
- Kinh doanh trong nước : Nhiều mặt hàng được sản xuất và kinh doanh
các sản phẩm thiết yếu phục vụ chính nhu cầu của người dân trong nước
như: mặt hàng thực phẩm, đồ gia dụng,…
Chủ thể kinh doanh là các doanh nghiệp sản xuất trong nước và người tiêu
dùng trong nước.


 Không gian kinh doanh: kinh doanh quốc tế có không gian rộng, tạo ra sự
khác biệt về khí hậu, thời tiết giữa các quốc gia cũng gây ảnh hưởng đến
chất lượng sản phẩm, chi phí vận chuyển lớn hơn…


Ví dụ cụ thể : Việt Nam nhập linh kiện điện tử của Nhận Bản, Hàn
Quốc… do khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa nên độ ẩm cao việc
bảo quản các thiết bị điển tử là khá khó khăn và tốn kém
 Sự khác biệt về quy định
- Kinh doanh trong nước sử dụng luật, những quy định trong nước
- Kinh doanh quốc tế sử dụng thông lệnh quốc tế hoặc do 2 bên quyết định
sử dụng luật của nước nào
Ví dụ cụ thể: Việt Nam xuất khẩu lúa gạo luật áp dụng là luật thương mại
Việt Nam và Công ước Vienna về mua bán hàng hóa quốc tế.
 Kinh doanh quốc tế tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng lợi nhuận bằng
cách mở rộng phạm vi thị trường. Điều này khó có thể đạt được nếu
doanh nghiệp chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh trong nước
Chân dung nhà quản trị kinh doanh quốc tế trong thời điểm hiện
tại
Ngoài thực hiện tốt vai trò của nhà quản trị trong nước thì nhà quản trị kinh
doanh quốc tế cần có them các yếu tố sau:
- Khả năng ứng xử và giao tiếp tốt. Kĩ năng này đòi hỏi sự tinh tế, linh
hoạt, kiến thức cũng như kinh nghiệm xã hội của nhà quản trị kinh doanh.
Đối với quản trị kinh doanh quốc tế thì kĩ năng này lại rất quan trọng.
Mục tiêu của kĩ năng này là nâng cao sự hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau
trên cơ sở nhận diện và công nhận các giá trị và nhu cầu của các đối
tượng giao tiếp. Đây là cơ sở quan trọng của giao tiếp, xử lý mâu thuẫn
và thương lượng.


- Có vốn ngoại ngữ dồi dào nhằm phục vụ tốt cho phục giao tiếp với đối
tác nước ngoài. Ngoài ra còn hỗ trợ cho việc trau dồi kiến thức bằng sách
ngoại văn.
- Khả năng nắm bắt nhanh vì trong hoạt động kinh doanh quốc tế sự biến
đổi của yếu tố thị trương là rất lớn.

- Ngoài việc giám sát cần phải biết hoạch định kế hoach cho tương lai, đặt
mục tiêu cho doanh nghiệp và vạch rõ biện pháp hoàn thành mục tiêu. Ví
dụ: Công ty Cocacola xác định trong thang 10/2012 sẽ chiếm lính 75%thị
trường nước ngọt ở Bắc Kinh.
- Nhạy bén trong việc xử lý thông tin để đưa ra các quyết định kịp thời
tránh bỏ phí cơ hội.
- Phải có ý chí vươn lên, chấp nhận khó khăn thử thách tìm mọi cách để
vượt qua. Biết tuyển dụng người tài…

Câu 2: Trình bày vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế thông qua
những ví dụ thực tế đối với các chủ thể của Việt Nam (chú ý đến tình hình
thời sự liên quan đến vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế trong thời
gian gần đây)
Trả lời
Lấy ví dụ về Công ty xuất nhập khẩu Petrolimex:
Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: Hồ tiêu, khoáng sản, cao su thiên nhiên, gao,
sắn lát…
Mặt hàng nhập khẩu: sắt thép, hóa chất, hàng điện tử gia dụng.
PITCO luôn là một trong các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, là
một trong 03 doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất Việt Nam với thị phần
chiếm 10% sản lượng hồ tiêu xuất khẩu. PITCO tự hào là Doanh nghiệp Việt


Nam đầu tiên trở thành hội viên của Hiệp Hội Thương Mại Gia Vị Hoa Kỳ
(ASTA) vào năm 2007.

(Báo cáo tài chính cuối năm 2011)

o Là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên trở thành hội viên của Hiệp Hội
Thương Mại Gia Vị Hoa Kỳ (ASTA). Mặt hàng xuất khẩu chủ lực: Hạt

tiêu đen và tiêu trắng các lọai: tiêu đen 200gr/l, 300gr/l, 500gr/l, 550gr/,
600gr/l . . . . ASTA không hơi nước, ASTA xử lý hơi nước, tiêu trắng
double wash. Sản lượng xuất khẩu trung bình 10.000tấn/năm – là một
trong những doanh nghiệp xuất khẩu hạt tiêu hàng đầu của Việt Nam.
Công ty có quan hệ bán hàng với các đối tác thuộc nhiều quốc gia trên
thế giới như: Mỹ, Đức, Pháp, Nga, Ucraina, Duabi, An Độ, Singpaore, Ai
Cập, Tây Ban Nha, Balan,……..
o PITCO đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trên thị trường cao su. Cho đến
thời điểm này chúng tôi tự hào là một trong những nhà xuất khẩu chuyên
nghiệp và uy tín về cao su thiên nhiên Việt Nam. Chúng tôi luôn mong


muốn duy trì và phát triển hơn nữa sự hợp tác với các bạn hàng trong
nước và trên thế giới. Cùng với việc phát triển đội ngũ kiểm tra chất
lượng và giao nhận hàng hóa một cách chuyên nghiệp, chúng tôi cũng đã
xây dựng hệ thống kho bãi tại vùng nguyên liệu đảm bảo việc giao hàng
cho khách đúng chất lượng và thời gian. Hiện nay, bên cạnh việc cung
cấp đầy đủ các chủng loại cao su thiên nhiên sản xuất tại Việt nam, chúng
tôi còn cung cấp các loại cao su thiên nhiên được sản xuất bởi các đối tác
của chúng tôi tại Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Campuchia. Thị
trường xuất khâu của chúng tôi hiện nay bao gồm Châu Au ( Tây Ban
Nha, Đức, Cộng hòa Séc, Nga…), Châu Á ( Trung Quốc, Hàn Quốc,
Nhật Bản, Malaysia, Đài Loan….), Châu Mỹ ( Argentina, Peru,
Brasil….).
 Vai trò của kinh doanh quốc tế với Petrolimex:
sơ kết 6 tháng đầu năm, tổng sản lượng xăng dầu nhập khẩu giảm 17-18%
so với cùng kỳ năm ngoái do sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
trong nước bị "co" lại. Cùng với đó, giá bán xăng dầu cũng giảm.
Tuy nhiên, một chi tiết thú vị là, mặc dù giá giảm, sản lượng giảm song tổng
doanh thu vẫn tăng 4%. Nguyên nhân do doanh thu của Petrolimex ở những

công ty được đầu tư tại nước ngoài tăng rất mạnh.
Phân tích sự chuyển biến này, ông Dũng cho biết, khi thị trường trong nước
khó khăn, kinh doanh trong nước gặp phải những biến động thì sẽ được thị
trường nước ngoài hỗ trợ.
Riêng Petrolimex hiện đang đầu tư cho 2 công ty con ở Singapore và Lào,
chủ yếu thực hiện việc bán buôn, góp phần làm cho doanh số của Petrolimex
trong 6 tháng đầu năm không những không bị giảm mà còn tăng 4%. Hai
công ty này được cho biết hoạt động rất hiệu quả, đặc biệt là công ty tại
Singapore.
Góp phần "hiến kế" về giải pháp cho 6 tháng cuối năm, đối với những doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, chính sách tiền tệ rất quan trọng, đặc biệt là yếu tố tỉ


giá. Nếu giữ được tỉ giá ổn định, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ chủ
động hơn trong kế hoạch kinh doanh, sản xuất.

o

Về thuế và phí, Petrolimex cho biết đã nhiều lần báo cáo với Chính phủ và
Bộ Công thương nên tiến tới giữ ổn định thuế và phí, nhất là trong kinh
doanh xăng dầu để từ đó tạo cơ sở điều hành giá tốt hơn.
 Vai trò của hoạt động kinh doanh quốc tế thời điểm hiện nay
o Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước thâm nhập
và mở rộng thị trường ra nước ngoài, khai thác triệt để lợi thế so sánh
của nền kinh tế trong nước.
o Bảo vệ thị trường nội địa : tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước
đứng vững và vươn lên trong hoạt động kinh doanh.
o Chính sách thương mại quốc tế là một bộ phận trong chính sách đối
ngoại của một quốc gia.


Tính chung, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước đến ngày 15/7 đạt trên
115,5 tỷ USD.
Như vậy, mức thâm hụt thương mại của Việt Nam từ đầu năm đến giữa
tháng này là 423 triệu USD (bằng 0,366% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu),
tăng nhanh so với thời điểm cuối tháng 6 vừa qua là 158 triệu USD.
Trong nửa đầu tháng 7/2012, Việt Nam thu về thêm 4,22 tỷ USD từ xuất
khẩu hàng hóa, trong đó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đóng
góp 2,33 tỷ USD. Còn nhập khẩu tăng thêm 4,17 tỷ USD và đóng góp của


doanh nghiệp FDI là 2,253 tỷ USD.
Tính chung, khối doanh nghiệp FDI từ đầu năm đến 15/7 có giá trị xuất khẩu
hàng hóa là 31,41 tỷ USD và nhập khẩu 31,413 tỷ USD.

Câu 3: Trình bày cơ sở của hoạt động kinh doanh quốc tế. Nếu là nhà hoạch
định chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 5 năm tới thì bạn sẽ
quan tâm tới những lĩnh vực hay mặt hàng gì? Hãy giải thích thông qua
những ví dụ thực tế trong các năm vừa qua.
Trả lời
Cơ sở hình thành hoạt động kinh doanh quốc tế:
 Nhu cầu về mở rộng phạm vi thị trường kinh doanh
- Thị trường nội địa luôn bị giới hạn vế sức mua, về nhu cầu
- Nếu doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh ở thị trường
nước ngoài sẽ khắc phục được sự chật hẹp của thị trường nội địa
- Nếu doanh ngiệp luôn mở rộng hoạt động kinh doanh ra nhiều khu
vực thị trường khác nhau sẽ cho phép doanh nghiệp nâng cao
doanh số
- Việc vươn ra thị trường nước ngoài , mở rộng phạm vi tiêu thụ
hàng hóa giúp các doanh nghiệp mở rộng khối lượng cung ứng
hoặc tiêu thụ

 Tìm kiếm các nguồn lực nước ngoài
- Đối với mỗi quốc gia, các nguồn tiềm năng sắn có không phải là
vô hạn mà chỉ có giới hạn
- Để có thêm nguồn lực mới, buộc các doanh nghiệp phải vươn tới
các nguồn lực ở bên ngoài
- Các nguồn lực ở nước ngoài như: nhân công dồi dào và giá rẻ, thị
trường tiêu thụ rộng lớn và đa dạng, nguyên vật liệu phong phú..
 Mở rộng và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh
- Đa dạng hóa hình thức và phạm vi kinh doanh sẽ giúp doanh
nghiệp khắc phục được tình trạng khan hiếm nguồn nhân lực


- Đa dạng hóa các hoạt động thương mại và đầu tư nước ngoài cho
phép doanh nghiệp khắc phục được rủi ro trong kinh doanh, khai
thác hiệu quả các lợi thế so sánh của mỗi quốc gia
Nếu tôi là nhà hoạch định chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam trong
5nawm tới thì mặt hang mà tôi chọn là hang may mặc.
Dệt may vẫn là ngành đứng đầu kim ngạch xuất khẩu của cả nước

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam. Xuất khẩu sang
Hòa Kỳ luôn chiếm đến 50% tổng kim ngạch xuất khẩu. EU và Nhật Bản
cũng là hai thì trương nhập khẩu hang dệt may chủ yếu của Việt Nam với tỷ
trọng lần lượt là 18% và 11% (năm 2010)
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đầu tiên của năm
2012 đạt 1,08 tỷ USD, giảm 17,1% so với tháng trước và giảm 12,2% so với
tháng 1/2011. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 656 triệu USD, chiếm hơn 60% tổng
kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn
nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và có tốc độ giảm

so với cùng kỳ năm 2011 lần lượt là 559 triệu USD và 12,3%; 186 triệu
USD và 21,2%; 124 triệu USD và 7,7%.


Mặc dù hàng dệt may xuất khẩu giảm ở hầu hết các thị trường chính
nhưng ở 2 thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn
tượng (Hàn Quốc: đạt 77,5 triệu USD, tăng 18,2%; Trung Quốc: 14,3 triệu
USD, tăng 71,7%).

Mặc dù dệt may là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhưng trên thé giới
ta vẫn chiểm tỷ trọng nhỏ. Nhu cầu nhập khẩu hàng dệt may trên thế giới
khá cao nên chúng ta có rất nhiều cơ hội cho việc phát triển ngành dệt may
trong những năm sắp tới



×