Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

hình sự quốc tế 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.51 KB, 12 trang )

Đề 5: Phân tích khái niệm tội phạm quốc tế. Chỉ ra sự khác biệt giữa tội phạm quốc tế cốt
lõi với tội phạm có tính chất xuyên quốc gia và cho ví dụ minh họa
Bài làm

A.

Đặt vấn đề

Hiện nay, rất nhiều tội phạm đang có xu hướng quốc tế hóa, vượt ra phạm vi vấn đề của một
quốc gia, ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều nước, thậm chí là của toàn nhân loại. Chính vì vậy, hợp
tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế là vấn đề hết sức cấp thiết, có tính toàn
cầu, đòi hỏi tất cả các quốc gia cần chung tay thực hiện. Để thực hiện tốt điều này, chúng ta cần
phải có những hiểu biết cụ thể hơn về vấn đề tội phạm quốc tế. Đây là lí do em chọn đề bài số 5
“Phân tích khái niệm tội phạm quốc tế. Chỉ ra sự khác biệt giữa tội phạm quốc tế cốt lõi với
tội phạm quốc có tính chất xuyên quốc giá và cho ví dụ” làm bài tập học kì.

B.

Giải quyết vấn đề

I.
Khái niệm tội phạm quốc tế
Có rất nhiều quan điểm khác nhau xoay quanh vấn đề đưa ra một định nghĩa chung nhất về khái
niệm “tội phạm quốc tế” dựa trên những góc nhìn và quan điểm khác nhau. Do đó, để hiểu một
cách tường tận về khái niệm này, chúng ta cần xét trên ba phương diện:
1. Khái niệm tội phạm quốc tế theo nghĩa rộng

Xét theo nghĩa rộng, tội phạm quốc tế gồm tội phạm quốc tế cốt lõi (hay còn gọi là tội phạm
quốc tế điển hình), tội phạm có tính chất quốc tế và tội phạm hình sự chung.
a. Tội phạm quốc tế cốt lõi


Tội phạm quốc tế cốt lõi xét về tính chất là những hành vi xâm hại đến hòa bình và an ninh
quốc tế, gây nguy hiểm đối với toàn thể nhân loại, vi phạm các nghĩa vụ của quốc gia trong việc
đảm bảo các quyền lợi sống còn của cộng đồng quốc tế. Hiện nay, những tội phạm này được ghi
nhận thống nhất trong Qui chế Rome về Tòa án Hình sự quốc tế, bao gồm 4 tội, quy định tại Điều
5, Điều 6 (Tội diệt chủng), Điều 7 (Tội chống loài người), Điều 8 ( Tội phạm chiến tranh) và Điều
8 bis (Tội xâm lược) Quy chế Rome năm 1988 về thành lập Tòa án hình sự quốc tế (ICC). 1
Theo đó, Điều 5 Quy chế Rome năm 1988 quy định về các tội thuộc quyền tài phán của Tòa
án hình sự quốc tế. Cụ thể:
Tội diệt chủng: Điều 6 quy định cụ thể về những hành vi được coi là tội phạm diệt chủng.
Với 5 dạng thể hiện khác nhau, nhưng tất cả hành vi này đều có tính chất chung là xâm hại tính
mạng, sức khỏe, tự do thân thể của “nhóm người” và có mục đích tiêu diệt 1 phần hoặc toàn bộ
1 Xem thêm tại Danh mục tài liệu tham khảo

1


một nhóm dân tộc, bộ tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo. 2 Chúng ta có thể thấy rất rõ những minh
chứng trong lịch sử cho tội diệt chủng qua “4 tội ác diệt chủng kinh hoàng nhất trong lịch sử 100
năm qua”3 gồm :





Sự kiện diệt chủng của Khmer Đỏ trong 5 năm đã giết 2 triệu người,
Sự kiện diệt chủng Rwanda trong 100 ngày đã có 1 triệu người chết
Sự kiện diệt chủng người Do Thái với hơn 1.5 triệu người bị bắn chết
Sự kiện diệt chủng Pháp Luân Công đã giết trên 2 triệu học viên Pháp Luân Công để mổ
sống lấy nội tạng. Đây là kết quả được tổng kết công bố ngày 22/64


Tội chống loài người được nêu rất rõ tất cả những hành vi khách quan trong Điều 7 Quy chế
Rome, là hành vi thực hiện 1 phần của hành động tấn công trực tiếp có tính chất vi phạm tính
mạng, sức khỏe, tự do thân thể, danh dự, nhân phẩm của thường dân. Hành vi cụ thể có thể là giết
người, hủy diệt, ép buộc làm nô lệ, tra tấn, hiếp dâm hoặc bắt làm nô lệ tình dục với quy mô lớn
và có hệ thống. Cách đây đúng 50 năm, cuộc thảm sát của Mỹ vào Mỹ Lai, Quảng Ngãi khiến hơn
500 người thiệt mạng có thể được coi là một minh chứng cho tội ác chống loài người rất điển
hình.5
Tội phạm chiến tranh: Trong Quy chế Rome, Điều 8 quy định chi tiết về các hành vi của tội
phạm chiến tranh. Qua đây, ta có thể thấy tội phạm chiến tranh là hành vi vi phạm nghiêm trọng
các Công ước Geneva 1949 gồm quy định về bảo vệ thường dân trong thời gian chiến tranh, Công
ước về đối xử với tù binh, Công ước về bảo vệ thương binh, bệnh binh và những nạn nhân bị đắm
tàu trong các đơn vị hải quân ở ngoài biển. Đối tượng mà tội phạm này hướng tới bao gồm cả con
người và tài sản, gắn liền với hoàn cảnh chiến tranh, xung đột vũ trang mang tính quốc tế hoặc
không mang tính quốc tế. Ví dụ điển hình nhất trong những năm gần đây về tội phạm chiến tranh
đang diễn ra mạnh mẽ ở Ukraine.6
Tội xâm lược (Điều 8 bis) cho ta thấy hành vi đặc thù là hành vi sử dụng lực lượng vũ trang
của một quốc gia chống lại một quốc gia khác. Biểu hiện của hành vi có thể là xâm chiếm hoặc
tấn công bằng lực lượng vũ trang từ lãnh thổ của một quốc gia đến một quốc gia khác; đánh bom
bằng sức mạnh vũ trang của một quốc gia xâm phạm đến lãnh thổ của một quốc gia khác hoặc sử
dụng bất kì loại vũ khí nào do một quốc gia tiến hành xâm phạm lãnh thổ của một quốc gia khác;
phong tỏa các cảng biển, bờ biển do lực lượng vũ trang của một quốc gia tiến hành đối với một
quốc gia khác,… Quy chế Rome quy định cả hành vi của một quốc gia sử dụng “ các lực lượng
quân sự không chính quy” hoặc “ lính đánh thuê” chống lại quốc gia khác cũng là hành vi xâm
2 Quy chế Rome về tòa hình sự quốc tế, trang 127
3 />4 />5 />6 />
2


lược. Do có tính nguy hiểm cao cho cộng đồng quốc tế nên các hành vi chỉ mới tạo điều kiện cho
hành vi xâm lược như lập kế hoạch, chuẩn bị cũng bị coi là tội xâm lược. 7 Việt Nam chúng ta đã

từng là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của tội xâm lược mà Thực dân Pháp và Đế
quốc Mỹ đã thực hiện trong suốt 30 năm.
Nhóm tội phạm cốt lõi này gây nguy hại trực tiếp đến sự sống còn, đến an ninh, tinhsmangj
và quyền lợi của toàn thể mọi người, do đó, đây là 4 tội danh được quy định xét xử bởi Tòa hình
sự quốc tế và xét xử theo Quy chế Rome.
b. Tội phạm có tính chất quốc tế

Để hiểu rõ hơn về khái niệm tội phạm quốc tế, ngoài nhóm tội phạm được xét xử bởi Tòa
hình sự quốc tế, chúng ta còn cần hiểu rõ hơn về nhóm tội phạm xuyên quốc gia. Đây là nhóm mà
những tội phạm có đặc điểm được thực hiện ở lãnh thổ của 1 quốc gia hoặc ở khu vực không
thuộc quyền tài phán của quốc gia nào, hoặc có chứa đựng yếu tố nước ngoài. Loại tội phạm này
xâm hại đến trật tự pháp lí của quốc gia, ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống của cộng đồng quốc tế
những không tới mức nghiêm trọng như tội phạm quốc tế. Tội phạm xuyên quốc gia này nhằm
vào quyền và lợi ích chung của các quốc gia, mức độ gây hại vượt ra ngoài phạm vi quan tâm của
quốc gia.8 Một số loại tội phạm điển hình là tội phạm xuyên quốc gia có thể kể tới gồm tội buôn
bán người quốc tế, tội phạm ma túy, tội phạm rửa tiền, tội phạm môi trường, cướp biển,…
Tội buôn bán ma túy bất hợp pháp: Do tình hình tội phạm ma túy đã và đang có những diễn
biến hết sức phức tạp và ngày càng gia tăng. Theo như báo Dân trí đưa tin ngày 27/2, Tòa án nhân
dân tỉnh Hòa Bình mở phiên toà xét xử đối với 23 bị cáo với các tội danh mua bán trái phép ma
tuý, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng và không tố giác tội phạm. Đây là vụ án có số lượng ma
túy tiêu thụ vận chuyển lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh. 9 Như chúng ta đã biết, khi
buôn bán ma túy bất hợp phát phát triển, đời sống an ninh, sức khỏe của cộng đồng sẽ bị đe dọa,
trật tự xã hội bị đảo lộn, kinh tế mỗi quốc gia sẽ bị thiệt hại nặng nề,… Chính vì vậy nên các quốc
gia đã đẩy mạnh việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh chống các hoạt động buôn bán ma túy và các
chất hướng thần. Một số công ước tiêu biểu có thể kể đến như:
Năm 1961, Công ước Hợp quốc thống nhất về các chất ma túy kèm theo Nghị định thư
1972 bổ sung trở thành một trong những mốc quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống
ma túy quốc tế.
• Công ước của Liên hợp quốc về các chất hướng thần 1971
• Công ước của Liên hợp quốc về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và các

chất hướng thần 1988


7Quy chế Rome về tòa hình sự quốc tế, trang 141
8 Luật Hình sự quốc tế (Sách chuyên khảo), trang 44
9 />
3


Tội cướp biển: Được coi là hành vi phạm tội sử dụng vũ lực chiếm đoạt tàu thuyền và tài
sản trên tàu thuyền.10 Trên thế giới, đã có rất nhiều vụ cướp biển xảy ra, và mới đây nhất, theo báo
VN Express đưa tin chiều tối 19/2/2017, tàu Giang Hải cùng 17 thuyền viên trên hành trình chở xi
măng từ Indonesia đến Philippines, khi đến gần đảo Baguan thì bị cướp biển có vũ trang tấn
công11. Tội phạm cướp biển xuất hiện từ khá lâu, mang lại những hậu quả hết sức nặng nề như gây
ra sự bất ổn cho các khu vực trên thế giới và có tác động lớn đến sự phát triển của hàng hải quốc
tế, chính vì vậy, Công ước về biển cả 1958 đã xác định khái niệm về hành vi cướp biển, nghĩa vụ
trừng trị cướp biển, ấn định nguyên tắc phổ cập trong vấn đề thẩm quyền tài phán của quốc gia.
Công ước cũng quy định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên phải hợp tác với nhau đấu tranh
chống tội cướp biển.
Tội buôn bán người: Có thể nói, nạn buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em đang ở
mức cực kì đáng báo động. Đại tá Trần Mười cho biết: “Theo báo cáo của các đơn vị, địa phương,
trong giai đoạn 2011-2015, toàn quốc phát hiện 2.205 vụ, 3.342 đối tượng, giải cứu 4.495 nạn
nhân. So với cùng kỳ giai đoạn trước, tăng 12% số vụ (2.205/1976), tăng 58% số đối tượng
(3.342/2.117), tăng 53% số nạn nhân (4.495/2.935). Từ năm 2016 đến nay, toàn quốc phát hiện
388 vụ, với 521 đối tượng, lừa bán 715 nạn nhân”.12
Tội buôn bán người có đặc điểm là tội phạm có yếu tố nước ngoài, là một một phạm kín, có
tính nguy hiểm cao, gây nhiều tác hại cho nạn nhân, cho xã hội và những hậu quả này khó khắc
phục. Hiểu được tính nghiêm trọng của tội phạm buôn bán người này, Công ước của Liên hợp
quốc về chống tội phạm có tính chất xuyên quốc gia (2000) kèm theo 2 Nghị định thư bổ sung
liên quan đến buôn người và nhập cư bất hợp pháp. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước và 2 Nghị

định thư vào 29/12/2011. Bên cạnh đó, pháp luật quốc tế còn có Nghị định thư về phòng ngừa,
trấn áp, trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ, trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốc
thông qua ngày 15/11/2000 nhằm ngăn chặn, phòng ngừa và xử lí tội phạm một cách thích đáng.
Tội phạm rửa tiền : Rửa tiền được hiểu là hành vi hợp pháp hóa tiền, tài sản dễ bị phát hiện
nguồn gốc bất hợp pháp thành tiền, tài sản khó bị phát hiện nguồn gốc bất hợp pháp. Theo Điều 6
Công ước Palermo quy định cần phải quy định thành tội phạm hình sự hành vi hợp pháp hóa tài
sản do phạm tội mà có. Đây là một tội phạm phái sinh, xuất phát nguồn của tội phạm này là từ
những tội phạm khác. Do đó tội phạm rửa tiền xâm phạm đến trật tự công cộng trong hoạt động
tài chính, khiến cho trật tự kinh tế thế giới bị ảnh hưởng, và cũng từ đây tăng nguy cơ phát sinh
các loại tội phạm khác, đồng thời cũng ảnh hưởng đến kế hoạch phát triển kinh tế của Liên Hợp
quốc. Chính vì vậy, mà cần có sự hợp tác giữa các nước trong việc đấu tranh phòng chống rửa tiền
và sự hợp tác giữa các cơ quan giám sát tài chính, ngân hàng, thi hành pháp luật của các quốc gia,
10 Luật hình sự quốc tế (Sách chuyên khảo), trang 50
11 />12 http//infonet.vn/nhung-con-so-ve-tinh-trang-buon-ban-nguoi-o-viet-nam-va-tren-the-gioi-post217181.info

4


các nước thành viên trong cộng đồng quốc tế thực hiện các khuyến nghị của tổ chức đặc nhiệm tài
chính rửa tiền quốc tế.
Ngoài ra, còn một số tội phạm khác như tội phạm môi trường quốc tế, tội bắt cóc con tin, tội
phạm khủng bố quốc tế, tội đe dọa an ninh hàng không và hàng hải quốc tế,… cũng là những tội
có tính chất quốc tế. Thực chất nhóm tội phạm xuyên quốc gia này là những tội phạm có yếu tố
nước ngoài, có tính chất quốc tế, chứ chưa thực sự trở thành tội phạm quốc tế cốt lõi. Tuy nhiên,
nếu không ngăn chặn, nguy cơ gia tăng của nhóm tội phạm này sẽ phát triển nhanh chóng và ảnh
hưởng đến toàn nhân loại.
c. Tội phạm hình sự chung

Trong khái niệm tội phạm quốc tế còn có tội phạp hình sự chung, tội phạm hình sự chung
này không xâm phạm đến trật tự pháp lí quốc tế và không xâm hại lợi ích chung của cộng đồng

quốc tế, chính vì vậy việc thực thi công lí khó có thể được thực hiện nếu không có sự trợ giúp
pháp lí của một hoặc một số quốc gia khác.
2. Khái niệm tội phạm quốc tế trong các Điều ước quốc tế

Nhìn nhận tội phạm quốc tế trong các Điều ước quốc tế, thì tội phạm quốc tế là những tội
phạm chống lại cộng đồng quốc tế, đe dọa trật tự và an ninh thế giới và tội phạm quốc tế, tội
phạm xuyên quốc gia. Liên hợp quốc đã có rất nhiều Công ước, Nghị định thư,… quy định về
những hành vi phạm tội chống lại cộng đồng như khủng bố, tội đe dọa an ninh quốc tế. Một số
công ước tiêu biểu như:







Công ước 1973 về ngăn ngừa và trừng trị các hành vi chống lại các cá nhân được bảo hộ
quốc tế
Công ước châu Âu 1976 về đấu tranh chống khủng bố
Công ước về ngăn ngừa và trừng trị khủng bố quốc tế bằng bom bom
Công ước Tokyo 1963 vè tội phạm và các hành vi khác thực hiện trên các phương tiện
bay
Công ước Lahay 197- về ngăn chặn các hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp các phương tiện
bay
Công ước Montrean 1971 về ngăn chặn các hành vi bất hợp pháp đe dọa an ninh hàng
không dân dụng quốc tế

3. Khái niệm tội phạm quốc tế nhìn từ góc độ Luật Hình sự quốc gia

Tội phạm quốc tế xét từ góc độ Luật hình sự quốc gia thì đây là tội phạm được quy định

trong luật quốc gia nhưng mang đặc điểm quốc tế về thể hiện tính nguy hiểm ở phạm vi quốc tế.
Chúng ta có thể thấy rõ rất trong Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015, sửa đổi bổ sung 2017 có quy
định chương XXVI- Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Với 5
điều luật, từ Điều 421 đến Điều 425, chúng ta có thể thấy rõ Việt Nam đã phần nào nội luật hóa
những quy định của các công ước quốc tế về tội phạm quốc tế, quy định khái niệm và chế tài hình
phạt với các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược (Điều 421), tội chống loài người
5


(Điều 422), tội phạm chiến tranh (Điều 423), tội tuyển mộ, huấn luyện hoặc sử dụng lính đánh
thuê ( Điều 424), tội làm lính đánh thuê (Điều 425).13
Ngoài ra, các tội phạm có tính chất quốc tế cũng được nội luật hóa một cách rất chi tiết trong
pháp luật Việt Nam như quy định tại Hiên pháp, Bộ luật Hình sự và các luật chuyên ngành như
luật phòng chống ma túy,… Với tội phạm ma túy, Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi bổ sung
2017 đã dành riêng chương XX quy định tội phạm và các hình phạt. 14 Tội buôn bán người cũng
được quy định cụ thể tại các điều Điều 150 ( Tội mua bán người), Điều 151 (Tội mua bán người
dưới 16 tuổi), Điều 154 (Tội mua bán, chiếm đoạt mô hoặc bộ phận cơ thẻ của người), Điều 327
(Tội chứa mại dâm), Điều 350 (Tội cưỡng ép người trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái
phép). Những điều luật này phù hợp với qui định của pháp luật quốc tế về tội mua bán người,
nhằm ngăn chặn tội phạm xuyên quốc gia phát triển.
Điều 302 Bộ luật Hình sự 2015 quy định cụ thể về tội cướp biển và Luật biển 1982 đã ghi
nhận các quy định của Công ước 1958 về biển cả trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm cướp
biển, quy định từ Điều 100 đến Điều 107 một cách rất chi tiết. Với tội phạm rửa tiền, Điều 324 Bộ
luật Hình sự hiện quy định chi tiết các hành vi phạm tội và đưa ra các hình phạt nhằm ngăn chặn
tội phạm phát triển.
Xét trên nhiều góc nhìn khác nhau, tuy mỗi quan điểm sẽ có những cách nhìn nhận khác
nhau về khái niệm tội phạm quốc tế, tuy nhiên, tất cả đều cho chúng ta thấy đây là những tội
phạm nguy hiểm, vượt ra ngoài phạm vi kiểm soát của một quốc gia, ảnh hưởng đến nhiều quốc
gia, nhân loại. Chính vì thế, cần có sự hợp tác tích cực hơn nữa giữa các quốc gia, và đặc biệt là
Liên hợp quốc.

II.

Sự khác biệt giữa tội phạm quốc tế cốt lõi với tội phạm có tính chất xuyên quốc gia

1. Sự khác biệt giữa tội phạm quốc tế cốt lõi và tội phạm có tính chất xuyên quốc gia
a. Khái niệm và mức độ nguy hiểm

Điểm khác biệt đầu tiên giữa tội phạm quốc tế cốt lõi và tội phạm có tính chất xuyên quốc
gia đó là về khái niệm. Tội phạm quốc tế cốt lõi là những hành vi xâm hại đến hòa bình và an ninh
quốc tế, gây nguy hiểm đối với toàn thể nhân loại, vi phạm các nghĩa vụ của quốc gia trong việc
bảo đảm các quyền lợi sống còn của cộng đồng quốc tế. Còn tội phạm xuyên quốc gia được quy
định: “Một tội phạm xuyên quốc gia, nếu: Tội phạm đó được thực hiện ở nhiều quốc gia; Tội
phạm đó diễn ra ở một quốc gia, nhưng phần chủ yếu của việc chuẩn bị, kế hoạch, chỉ đạo và điều
khiển diễn ra ở một quốc gia khác; Tội phạm đó diễn ra ở một quốc gia nhưng có liên quan đến
một nhóm tội phạm có tổ chức mà đã tham gia vào các hoạt động phạm pháp ở một quốc gia

13 Xem thêm tại Danh mục tài liệu tham khảo
14 Xem thêm tại Danh mục tài liệu tham khảo

6


khác; hoặc tội phạm diễn ra ở một quốc gia này nhưng có ảnh hưởng sâu rộng đến một quốc gia
khác”.15
Từ khái niệm về tội phạm quốc tế cốt lõi và tội phạm xuyên quốc gia trên đây, chúng ta có
thể thấy mức độ nguy hiểm của 2 loại tội phạm này hoàn toàn khác nhau. Tội phạm có tính chất
quốc tế là nhóm tội phạm có mức độ nguy hiểm không bằng tội phạm quốc tế xét xử theo quy chế
Rome, mức độ nguy hiểm không đến mức gây nguy hại cho toàn thể cộng đồng quốc tế. Trong khi
đó, tội phạm quốc tế cốt lõi có mức độ gây nguy hiểm đối với toàn thể nhân loại, ảnh hưởng đến
quyền lợi sống còn của cả cộng đồng quốc tế.

Điển hình, với tội diệt chủng của Khmer Đỏ do Pol Pốt lãnh đạo, tuy thực hiện ở Campuchia
nhưng chúng ta có thể thấy nhiều học giả xem đây là một trong nhưng chế độ hung bạo nhất trong
thế kỉ 20- được so sánh với chế độ của Hitler khi tỉ lệ người bị giết so sánh với dân số, nhiều
người chết nhất thế kỉ 20. 16 Tội diệt chủng này tiến hành tiêu diệt một nhóm người, 1 dân tộc, xét
về mức độ nguy hiểm, xâm hại đến an ninh quốc tế và gây nguy hiểm cho toàn bộ nhân loại. Tuy
nhiên, với tội buôn bán người là tội phạm điển hình của tội phạm có tính chất quốc tế thì lại hoàn
toàn khác. Ví dụ điển hình là vụ buôn người lớn nhất lịch sử ở Thái Lan. 17Mặc dù là tội phạm thực
hiện trên lãnh thổ của nhiều quốc gia, tội phạm này có tính nguy hiểm cao nhưng thực sự tội mua
bán người ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống cộng đồng quốc tế và không khủng khiếp như tội diệt
chủng. Dù được thực hiện ở nhiều nước, nhưng buôn bán người lại là tội phạm kín, không có địa
bàn, do đó cũng không thể hủy diệt hàng loạt một nhóm người, một bộ tộc, một tôn giáo như tội
diệt chủng, tội phạm chiến tranh hay tội xâm lược.
b. Các tội phạm cụ thể

Hiện nay, tội phạm quốc tế cốt lõi quy định 4 tội danh cụ thể trong Điều 5 Quy chế Rome là
tội phạm diệt chủng (ví dụ tội diệt chủng Pháp Luân Công), tội phạm chống loài người (Tội ác
chống loài người của Mỹ ở Việt Nam), tội phạm chiến tranh (diễn ra ở Ukraine) và tội xâm
lược( Pháp thực hiện ở Việt Nam). Còn tội phạm có tính chất quốc tế sẽ gồm các tội: Buôn bán
người quốc tế (ví dụ vụ lừa thiếu nữ miền Tây sang Malaysia bán dâm), tội phạm ma túy (vụ án
vận chuyển ma túy từ Lào về Việt Nam), tội phạm rửa tiền (rửa tiền thông qua hoạt động chuyển
hối trái phép), tội cướp biển (vụ cướp biển tấn công tàu Việt Nam tại Philipin), tội phạm môi
trường,… Có thể thấy rõ, tội phạm quốc tế cốt lõi quy định những tội danh có tính nguy hiểm cho
toàn thể nhân loại, và chỉ có 4 tội danh. Còn tội phạm xuyên quốc gia quy định rộng hơn, nhiều
tội danh hơn.
15 Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia thông qua 15 /12/2000 tại Palermo,
Italia
16 />17 />%A5-bu%C3%B4n-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%E1%BB%9Bn-nh%E1%BA%A5t-th%C3%A1i-lan.html

7



c. Đặc điểm, tính chất

Đặc điểm, tính chất của tội phạm quốc tế cốt lõi :
Đây là tội phạm có tính nguy hiểm lớn mang tính quốc tế, vượt ra ngoài phạm vi của 1
quốc gia. Ví dụ trong cuộc xâm lược Việt Nam của Mỹ, mối lo ngại không chỉ của riêng
nhân dân Việt Nam, mà các nước lúc bấy giờ đều e ngại, dè dặt với nước “bá chủ” này,
tính nguy hiểm mở rộng ra toàn thế giới.
• Chủ thể thực hiện tội phạm là cá nhân, con người cụ thể. Chính vì vậy trách nhiệm hình
sự chỉ đặt ra cho cá nhân, không đặt ra trách nhiệm hình sự cho chính phủ, quốc gia hay
tổ chức. Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của cá nhân phải đủ 18 tuổi, trong quy chế
Rome có quy định rất rõ nguyên tắc loại trừ thẩm quyền xét xử đối với người dưới 18
tuổi (Điều 26), đây là một trong những đặc điểm phù hợp với nguyên tắc nhân đạo của
quy chế Rome.
• Khách thể mà tội phạm xâm phạm là quyền con người, lợi ích quốc tế, cộng đồng, nhân
loại. Do đó với tội phạm quốc tế cốt lõi sẽ không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm
hình sự. Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, Lào, Campuchia, Mỹ đã thực hiện
hàng ngàn biện pháp, thủ đoạn và giết người hàng loạt, quyền sống của tất cả mọi người
đều bị xâm phạm.


Đặc điểm, tính chất của tội phạm xuyên quốc gia:
Tội phạm được thực hiện ở lãnh thổ của một số quốc gia hoặc ở khu vực không thuộc
quyền tài phán của quốc gia nào. Ví dụ như đường dây buôn bán ma túy từ Việt Nam
sang Thái Lan, tội phạm được thực hiện ở cả Việt Nam và Thái Lan.
• Tội phạm chứa đựng yếu tố nước ngoài (chủ thể có thể là người nước ngoài, khách thể là
lợi ích của quốc gia khác, sự kiện xảy ra ở nước ngoài). Với tội buôn bán người từ Việt
Nam sang Trung Quốc thì tổ chức đường dây móc nối sẽ bao gồm cả các đối tượng ở
Việt Nam và Trung Quốc, do đó, chủ thể ở đây đã có yếu tố nước ngoài, khách thể là lợi
ích của Việt Nam bị xâm phạm, và hành vi vận chuyển người thực hiện qua biên giới,

đưa vào lãnh thổ Trung Quốc.
• Chủ thể thực hiện tội phạm thường là tổ chức, vì vậy trách nhiệm hình sự đặt ra không
chỉ với cá nhân mà còn với tổ chức. Đặc biệt, độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự không
nhất thiết phải đủ 18 tuổi.
• Khách thể mà tội phạm xâm phạm ảnh hưởng đến lợi ích của nhiều quốc gia, liên quan
đến kinh tế, tài chính. Vì sự nguy hiểm không lớn như tội phạm quốc tế bị xét xử bởi tòa
án hình sự quốc tế, nên theo luật quốc gia quy định, có một số tội sẽ có thời hạn truy cứu
trách nhiệm hình sự


d. Thẩm quyền xét xử

Với tội phạm quốc tế cốt lõi, thẩm quyền xét xử có thể là Tòa án quốc gia và cũng có thể là
Tòa án hình sự quốc tế. Ví dụ như tội phạm quốc tế ở Bắc Uganda, Tòa hình sự quốc tế ICC đã
xét xử Phó tư lệnh quân đội Vincent Otti vì thực hiện tội phạm chống loài người đối với các hành
8


vi giết người, ép buộc nô lệ tình dục, gây thương tích nghiêm trọng cho người khác; tội phạm
chiến tranh với các hành vi xúi giục hiếp dâm, tấn công thường dân, ép buộc trẻ em tham gia lực
lượng vũ trang, đối xử với thường dân vô nhân đạo, cướp bóc và giết người. 18 Hoặc, như sự kiện
diễn ra vào năm 2010, Na Uy đã xét xử một công dân của mình về tội phạm chiến tranh. 19Như
vậy trên thực thế chúng ta có thể thấy thẩm quyền xét xử tội phạm quốc tế cốt lõi thuộc cả ICC và
cả Tòa án quốc gia.
Tuy nhiên, thẩm quyền xét xử với tội phạm xuyên quốc gia thì chỉ có thể bị xét xử bởi Tòa
án quôc gia mà ICC không có thẩm quyền xét xử và cần phải có sự hợp tác giữa các bên tương trợ
tư pháp, hình thành hiệp đính song phương. Điển hình, ví dụ như vụ mua bán người được thực
hiện từ Cao Bằng sang Trung Quốc, Tòa án Việt Nam (Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng) đã tiến
hành xét xử bị cáo Cư Hòa Vềnh, trú tại xã Easô, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lak, phạm tội mua bán
người mà không phải là Tòa án Hình sự quốc tế ICC.20

2. Nguyên nhân cuả sự khác biệt

Nguyên nhân có sự khác biệt giữa tội phạm quốc tế cốt lõi và tội phạm có tính chất quốc tế
chính là ở bản chất của mỗi loại tội. Mức độ nguy hiểm của tội phạm quốc tế cốt lõi được đánh
giá là độ nguy hiểm cao hơn tội phạm xuyên quốc gia, bởi những tội phạm được liệt kê trong danh
sách các tội phạm xét xử bởi ICC có tính chất nguy hiểm, ảnh hưởng đến toàn nhân loại, và đặc
biệt là xâm phạm nghiêm trọng quyền sống, quyền con người của tất cả mọi người, chứ không
đơn thuần chỉ gây ảnh hưởng, gây thiệt hại cho một số quốc gia như tội phạm có tính chất quốc tế.
Tội phạm có tính chất quốc tế ở đây là tội phạm được thực hiện ở nhiều quốc gia, do đó mà mới
chỉ bắt đầu có tính chất quốc tế, có “mầm mống” sẽ gây nguy hại cho cả cộng đồng, chứ chưa đạt
đến mục đích hủy hoại nhân loại như các tội diệt chủng, chiến tranh hay xâm lược. Mặt khác, sự
“lan rộng” của tội phạm quốc tế cốt lõi cũng có mức độ, quy mô phát triển một cách nhanh chóng,
mạnh mẽ hơn những tội phạm có tính chất quốc tế. Chính vì vậy mà mức độ nguy hiểm của tội
phạm xuyên quốc gia sẽ không cao bằng tôi phạm quốc tế được xét xử bởi ICC.
Do mức độ nguy hiểm khác nhau mà thẩm quyền xét xử cũng hoàn toàn khác nhau. Tòa
Hình sự quốc tế được lập nên để xét xử 4 tội danh (tội diệt chủng, tội chống loài người, tội phạm
chiến tranh, tội xâm lươc) mà không xét xử các tội phạm có tính chất quốc tế. Có đặc điểm riêng
biệt này bởi lẽ đây là một Tòa án chuyên biệt, độc lập sẽ xét xử các tội danh xâm phạm đến khách
thể là quyền sống của toàn nhân loại, xét xử những tội phạm có mức độ nguy hiểm cao, đáng báo
động. Đặc biệt, đây là một sự tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia khi giao cho cả Tòa án
quốc gia cũng có thẩm quyền xét xử tội phạm quốc tế cốt lõi. Còn những tội phạm xuyên quốc
gia, thì Tòa án của mỗi quốc gia sẽ có đủ thẩm quyền để xét xử, vả lại, tính chất nguy hiểm cũng
18 Quy chế Rome về Tòa hình sự quốc tế, trang 146
19 />20 />
9


không bằng tội phạm quốc tế cốt lõi nên Tòa án quốc gia hoàn toàn có thể xét xử và đưa ra những
hình phạt thích đáng.
Với nguyên tắc nhân đạo, Tòa hình sự quốc tế đặt ra trách nhiệm hình sự chỉ với những

người đủ 18 tuổi, còn riêng các tội phạm xuyên quốc gia, trách nhiệm hình sự có thể đặt ra với cả
những người chưa đủ 18 tuổi. Những tội phạm xuyên quốc gia ngày càng có diễn biến phức tạp và
có sự gia tăng, cũng theo đó, Tòa án quốc gia xét xử nên tùy vào hệ thống pháp luật từng nước,
mà trách nhiệm hình sự sẽ đặt ra với người dưới 18 tuổi hay không. Tuy nhiên, đây là loại tội thực
hiện dễ dàng hơn các tội phạm quốc tế cốt lõi nên tình hình tội phạm ngày càng gia tăng, trách
nhiệm hình sự có thể đặt ra với cả những người chưa đủ 18 tuổi là rất hợp lí, nhằm ngăn chặn tội
phạm kịp thời.

C.

Kết thúc vấn đề

Tội phạm quốc tế là một khái niệm khá rộng và có thể nhìn nhận, đánh giá trên nhiều góc độ
khác nhau, trong đó nổi bật lên là tội phạm quốc tế cốt lõi và tội phạm có tính chất quốc tế. Sự
khác biệt giữa 2 loại tội phạm này cho chúng ta thấy rõ những vấn đề pháp lí cơ bản khác nhau
trong Luật Hình sự quốc tế.
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn hẹp, kinh nghiệm
còn ít, nên chưa thể đi sâu phân tích một cách toàn diện triệt để vấn đề và trong bài làm còn có
nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét, sửa chữa của thầy cô để giúp em có
thể hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

10


11


12




×