Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

bai tập học kỳ môn luật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.88 KB, 12 trang )

Đề 26: Vai trò của lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
tại Việt Nam
Bài làm

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam chúng ta đã từng tự hào với thế giới rằng mình là một quốc gia có “Rừng
vàng, biển bạc”, một quốc gia có độ che phủ của rừng đạt đến 43% diện tích (năm 1943).
Thế nhưng, hiện nay vấn đề về tài nguyên rừng ở nước ta lại trở thành một vấn đề rất
nóng, khi độ che phủ rừng giảm mạnh mẽ, đặc biệt là rừng tự nhiên còn rất ít, chủ yếu là
rừng trồng. Trong chúng ta ai cũng biết đến rừng có tác dụng như một lá phổi xanh của
con người, có vai trò ý nghĩa rất lớn không chỉ về kinh tế, chính trị mà còn trong đời sống
an sinh của mỗi người dân. Khi nạn phá rừng trở nên phổ biến hơn bao giờ hết như hiện
nay thì nước ta càng phải đẩy mạnh hơn nữa công cuộc bảo vệ rừng, phát triển rừng. Nhà
nước cần có những chính sách, chủ trường thiết thực hơn nữa, đẩy mạnh hoạt động, công
tác, tổ chức trực tiếp thông qua lực lượng kiểm lâm, và mỗi người dân cũng cần phải
nâng cao hơn nữa cho mình ý thức bảo vệ rừng, phát triển rừng để có thể có được cho
mình một môi trường sống trong lành, yên bình. Chính vì vấn đề này đang còn rất nhiều
nhức nhối, nên hôm nay em xin chọn đề bài số 26 làm bài tập học kì cho môn Luật Môi
trường: “Vai trò của lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng tại
Việt Nam”.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.

Khái quát chung
1. Hiện trạng rừng hiện nay

Rừng là một trong số những nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quan trọng của
chúng ta, có ý nghĩa rất lớn trong đời sống của toàn nhân loại. Thế nhưng, thực trạng tài
nguyên rừng hiện nay lại là một điều đáng buồn, bởi tài nguyên rừng đang bị khai thác
một cách quá mức; diện tích rừng bị thu hẹp đáng kể từ 14, 352 triệu ha (1943) xuống còn


9, 5 triệu ha (1975) và đáng báo động nhất là năm 1981 diện tích rừng chỉ còn 7,4 triệu
ha. Bên cạnh đó thì độ che phủ giảm mạnh, giảm nhanh từ 43, 8 % (1943) chỉ còn 29,1 %
( 1975) và năm 1981 là 24 %. Mặc dù hiện nay, diện tích rừng của chúng ta đã bắt đầu
tăng lên, thế nhưng đa phần là rừng trồng, rừng non, rừng mới phục hồi.1
1 Sách giáo khoa địa lí 12

1


Không chỉ là diện tích rừng suy giảm đáng kể mà nguồn tài nguyên sinh vật phát
triển trong rừng cũng suy giảm đáng kể, cụ thể là những loài gỗ rừng quí hiếm đã bị khai
thác gần hết, đa phần là rừng trồng với các loại gỗ giá trị kinh tế thấp. Và khi rừng bị khai
thác, bị tàn phá một cách nghiêm trọng như hiện nay, thì chúng ta đã và đang phải xoay
sở với những diễn biến của thiên tai diễn ra thường xuyên, liên tục như xói mòn đất, lũ
quét,… gây thiệt hại lớn về người và của. Bầu không khí của chúng ta không được làm
sạch, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sinh hoạt của con người. Đặc biệt, khi chúng ta đốt
rừng để lấy than củi, đốt rừng để lấy đất du canh du cư của một số hộ gia đình miền núi,
thì bầu không khí không chỉ bị ô nhiễm mà hiện tượng mù khô cũng diễn ra ở diện rộng,

Chính vì thế việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiện nay được coi là một
trong số những nhiệm vụ trọng tâm trong sự phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Chính
vì vậy, Nhà nước ta đã và đang có chủ trương cần đẩy mạnh hơn nữa vai trò của lực
lượng kiểm lâm.
2. Khái niệm kiểm lâm

Theo như Điểu 79 trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004, chúng ta có khái niệm
về kiểm lâm: “Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ
rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về
bảo vệ và phát triển rừng"2

Như vậy, kiểm lâm là một trong những lực lượng nòng cốt có vai trò rất lớn trong
việc bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam, phối hợp với quần chúng nhân dân và chỉ đạo
người dân trong công tác trồng rừng, phát triển rừng. Có thể nói, kiểm lâm vừa là lực
lượng cốt cán trong công cuộc bảo vệ lá phổi xanh của mỗi chúng ta, vừa là lực lượng
chính trong công tác phát triển rừng.
II.

Vai trò của lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ và phát triển rừng
Điều 80 của Luật bảo vệ và phát triển rừng đã chỉ ra cho chúng ta nhiệm vụ của lực
lượng kiểm lâm, bên cạnh đó là Điều 81 của Luật này và Điều 5 Nghị định 119/ 2006/
NĐ- CP cũng quy định rất cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm của lực lượng này, từ đây
chúng ta có thể thấy một số vai trò chính của lực lượng kiểm lâm trong bảo vệ và phát
triển rừng như:

2 Điều 79 Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004

2


1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, xây dựng các phương án phòng

chống hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng
Mặc dù, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã đã tiến hành họp và xây dựng những
kế hoạch chung nhất trong công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng ngay từ kì họp đầu tiên
ròi sau đó giao nhiệm vụ này cho kiểm lâm để tiến hành thực hiện thì ngay khi nhận được
chủ trương, chính sách được giao, lực lượng kiểm lâm cũng sẽ xây dựng cho mình một kế
hoạch cụ thể và chi tiết, một chương trình thực hiện tỉ mỉ về các hoạt động đã được giao
trong từng kì, từng quý. Chẳng hạn như xây dựng kế hoạch trồng rừng vào từng quý như
thế nào, lập kế hoạch khai thác gỗ đã đến thời kì khai thác, gửi đề án lên cho cơ quan cấp
trên có thẩm quyền. Hoặc ngay khi phát hiện đối tượng trộm gỗ, cán bộ kiểm lâm sẽ xây

dựng kế hoạch truy quét đối tượng, phối hợp với các lực lượng an ninh như thế nào,…
Chính bởi có sự chuẩn bị một cách nghiêm túc về những kế hoạch, chương trình
hành động này mà trong công tác quản lí rừng, bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi vi
phạm, chúng ta đã thu được nhiều kết quả đáng khen thưởng.
2. Thực hiện các phương án phòng chống hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng và

phát triển rừng
Không chỉ là xây dựng được những chương trình, kế hoạch, phương án cụ thể trong
việc phát triển, bảo vệ rừng, phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về phát triển,
bảo vệ rừng mà lực lượng kiểm lâm của chúng ta còn hoạt động rất tích cực trong việc
phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật. Cùng với việc thường xuyên phối hợp với
các lực lượng của địa phương tổ chức tuần tra, lực lượng kiểm lâm đã truy quét được
hàng trăm ngàn đối tượng lâm tặc khác nhau. Một số vụ việc nổi bật nhất chúng ta có thể
thấy hiện nay như:
Vào giữa năm 2016, truy bắt lâm tặc, 2 kiểm lâm đã bị thương ở sông Krông Năng
(chảy qua tỉnh Gia Lai và Phú Yên). Ngay khi phát hiện hành vi của lâm tặc, tổ công tác
gồm năm cán bộ kiểm lâm được cử đi gồm Phạm Văn Duy, Trần Kim Vũ, Lê Văn Hóa,
Đoàn Xuân Hồng và Đinh Việt Hồng. Trong khi truy bắt, nhóm đối tượng lâm tặc đã đâm
vào thyền của các cán bộ kiểm lâm khiến cho 2 người bị thương. 3
Hoặc như gần đây nhất là vụ việc truy bắt nhóm lâm tặc, các cán bộ kiểm lâm bị kẹt
9 ngày trong rừng diễn ra vào cuối 10/ 2017 và đầu tháng 11/ 2017 ở tại tỉnh Thừa Thiên
– Huế. Vào ngày 27-10 nhận lệnh tuần tra, ông Lê Thanh Hướng, Phó Hạt trưởng Hạt
Kiểm lâm Khu Bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên - Huế cùng một số kiểm lâm viên của Hạt
3 />
3


Kiểm lâm Khu bảo tồn Sao la phối hợp với 2 chiến sĩ bộ đội biên phòng thuộc Đồn Biên
phòng 637 thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thừa Thiên - Huế đã lên đường tiến
hành truy quét "lâm tặc" tại các tiểu khu rừng giáp ranh giữa hai huyện miền núi Nam

Đông và A Lưới (Thừa Thiên - Huế). Đến ngày 30-11, nhóm tuần tra đã phát hiện nhóm
lâm tặc nhưng trên đường áp giải đối tượng về thì gặp mưa lớn khiến cho các cán bộ kiểm
lâm mắc kẹt 9 ngày trong rừng.4
Như vậy, chúng ta có thể thấy, các cán bộ kiểm lâm của Việt Nam đã hoạt động rất
tích cực, thậm chí quên mình để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng
chống, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, bắt giữ, truy quét lâm tặc. Và có thể
nói, đây là vai trò rất to lớn của một bộ phận không nhỏ kiểm lâm nước ta.
3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận

chuyển, kinh doanh lâm sản
Một vai trò vô cùng quan trọng nữa của lực lượng kiểm lâm mà chúng ta không thể
không kể đến đó chính là công tác kiểm tra, kiểm soát bảo vệ rừng cũng như thực hiện
những công tác kiểm soát việc sử dụng, khai thác rừng khác. Hằng ngày, lực lượng kiểm
lâm của chúng ta sẽ tiến hành đi tuần tra rừng để có thể kịp thời, phát hiện và ngăn chặn
ngay những vụ việc, biến cố đáng tiếc sẽ xảy ra. Có những khi, lực lượng kiểm lâm đi
tuần tra sẽ phải ngụy trang, có khi đi tuần tra vào cả những thời điểm khắc nghiệt như
giữa trưa nắng hay nửa đêm mưa lạnh,… Bởi đây là những thời điểm “nhạy cảm”, lâm
tặc thường xuyên hoạt động, nếu sơ ý, rất có thể một khối lượng lớn gỗ bị khai thác trái
pháp luật.
Ngay cả trong công tác kiểm tra việc sử dụng, vận chuyển, lưu thông, kinh doanh
lâm sản, lực lượng kiểm lâm gánh trên vài mình một trọng trách không hề nhỏ. Có nhiều
trường hợp, gỗ được phép khai thác, các cơ sở kinh doanh thu mua gỗ, cho ô tô vào chở
gỗ, di chuyển gỗ từ rừng ra, và công việc của các cán bộ kiểm lâm cần kiểm tra nghiêm
ngặt xem khối lượng gỗ vận chuyển, loại gỗ mà các ô tô vận chuyển có đúng hay không,
… tránh trường hợp nhiều đối tượng gian lận, khia thác thêm cả những loại gỗ không
được phép sử dụng, khai thác,… Khi tổ chức, cá nhân muốn vận chuyển gỗ, khai thác gỗ
cho mục đích kinh doanh mà đã xin phép và được sự đồng ý của phía chính quyền Nhà
nước, kiểm lâm cũng cần kiểm tra thật kĩ các giấy tờ để phát hiện giấy tờ giả, yêu cầu cá
nhân, tổ chức liên quan cung cấp tình hình, số liệu và tài liệu cần thiết. Ngoài ra, ngay tại
hiện trường khai thác, các cán bộ kiểm lâm cũng cần giám sát thực tế việc khai thác, sử

dụng gỗ của các đối tượngđược phép khai thác để phát hiện dấu hiệu vi phạm.
4 />
4


Như báo điện tử Đại biểu nhân dân đưa tin thì Công tác phối hợp giữa các lực lượng
kiểm lâm, công an, quân đội và chính quyền địa phương được duy trì thường xuyên.
Công tác tuần tra, rà soát và xử lý các vụ khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép xảy ra
trên địa bàn được thực hiện kịp thời, từ đó chính quyền địa phương có thể chủ động xây
dựng kế hoạch, biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định. Tình trạng khai thác, buôn
bán, vận chuyển, chế biến, tàng trữ lâm sản đã được kiểm soát, hạn chế tối đa tình trạng
khiếu kiện, tạo điểm nóng về phá rừng. Trong 10 tháng năm 2016, toàn tỉnh đã kiểm tra
và xử lý 208/219 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng, thu nộp ngân sách
703.300.000 đồng.5
4. Đưa các chính sách pháp luật về phát triển và bảo vê rừng đi vào cuộc sống một

cách thiết thực
Là đối tượng tiếp xúc trực tiếp, gần gũi nhất với nhân dận, lực lượng kiểm lâm còn
thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục sâu rộng các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lí, bảo vệ và phát triển rừng đến người dân sống gần rừng, các khu bảo tồn
thiên nhiên. Trước đây chúng ta thấy, nhất là ở khu vực miền núi, người dân tộc thiểu số
sống du canh du cư tại nhiều vùng khác nhau, họ thường đốt rừng làm nương rẫy, chính
điều này đã khiến cho một diện tích rừng không nhỏ bị phá hủy, cũng từ đó xảy ra nhiều
vụ cháy rừng khác nhau,… Nhưng cũng nhờ có hoạt động tích cực của lực lượng kiểm
lâm mà giờ đây, hiện tượng này của những người dân tộc thiểu số đã giảm đi đáng kể,
người dân hiểu hơn về những quy định của pháp luật, về vai trò của rừng.
Không chỉ là hướng dẫn, tuyên truyền, vận động, thực hiện công tác với những
người dân tộc miền núi, mà ngay cả trong công tác dân sinh, lực lượng kiểm lâm cũng có
vai trò lớn trong việc tuyên truyền về công tác bảo vệ rừng của Nhà nước để người dân
hiểu rõ hơn vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình, cũng như hiểu được vai trò của

rừng. Đặc biệt là lực lượng kiểm lâm còn có vai trò lớn trong bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ
rừng cho chủ rừng. Qua những hoạt động cụ thể, thiết thực của các cán bộ kiểm lâm này,
mà khoảng cách giữa những quy định của pháp luật và người dân đã thu hẹp dần lại, quy
định của Luật, văn bản dưới Luật đã từng bước đi vào đời sống.
5. Tham mưu cho các cấp chính quyền trong công tác chỉ đạo về xây dựng, phát triển

và bảo vệ rừng
Về công tác chỉ đạo, xây dựng, phát triển và bảo vệ rừng, việc xây dựng những kế
hoạch chung này được các cơ quan chính quyền thực hiện. Tuy nhiên thì có rất nhiều khu
vực, các cán bộ của chúng ta ở cơ quan cấp tỉnh, huyện, xã,… không thể hiểu rõ địa hình,
khu vực nên nhiều khi rất khó khăn trong việc xây dựng một đề án, một kế hoạch cụ thể.
5 />
5


Và chính vì thế, lực lượng kiểm lâm là lực lượng nòng cốt trong việc tham mưu cho các
cấp chính quyền. Kiểm lâm sống và hoạt động chủ yếu trong địa bàn là rừng, thực hiện
công tác tuần tra thường xuyên,… chính vì thế có thể theo dõi những diễn biến của rừng
một cách xác thực nhất, hiểu được những đặc tính của rừng, vì thế có thể tham mưu, đưa
ra những phương án hợp lí, khả thi.
Cụ thể chúng ta có thể thấy như xã Cổ Lũng (Bá Thước) có Khu Bảo tồn thiên nhiên
Pù Luông, địa hình phức tạp, nhiều khe suối chia cắt, tiếp giáp nhiều khu dân cư và huyện
Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Tại khu vực rừng giáp ranh với tỉnh Hòa Bình là một trong
những điểm nhạy cảm về khai thác lâm sản trái phép, canh tác nương rẫy và là khu vực
cách xa trung tâm xã, nằm biệt lập trong rừng sâu, khó khăn trong việc theo dõi quản lý,
giám sát. Trước thực trạng đó, kiểm lâm thường xuyên tham mưu cho cấp ủy đảng, chính
quyền, các đoàn thể địa phương chủ động phối hợp với Hạt Kiểm lâm huyện Bá Thước và
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông tổ chức kiểm tra an ninh rừng, kiểm tra mốc giới khu
vực giáp ranh, quản lý giám sát sản xuất nương rẫy, quản lý khai thác lâm sản nhằm ngăn
ngừa đến mức thấp nhất việc xảy ra vi phạm, bảo vệ rừng tại gốc6

6. Tham gia phòng chống cháy rừng hiệu quả

Trong công tác tham gia phòng chống cháy rừng, lực lượng kiểm lâm có vai trò lớn
trong việc tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng, ngăn chặn các nguyên nhân gây ra cháy
rừng. Ở nước ta, nhất là những khi vực phía Nam, thì 6 tháng mùa khô là một trong
những khoảng thời gian chúng ta cần đặc biệt lưu ý, cẩn thận và phòng chống cháy rừng
tích cực hơn nữa. Vào thời tiết hanh khô, nhiệt độ lại cao, có thể chỉ cần một tàn thuốc lá
nhỏ bỏ đi, vô tình gây nên cả một diện tích lớn rừng bị cháy là điều đã từng xảy ra. Vì
vậy, lực lượng kiểm lâm cần phải có những phương án, đề xuất thật tốt để phòng cháy
rừng. Không chỉ tổ chức phương án, lực lượng kiểm lâm còn có vai trò trong việc tuyên
truyền, hướng dẫn chi tiết và cụ thể cho người dân trong việc phòng, chống như thế nào
cho hiệu quả.
Một câu chuyện thực tế chúng ta có thấy chính là Hạt Kiểm lâm huyện Hà Trung đã
khắc phục khó khăn, chủ động phối hợp với chính quyền các xã, thị trấn, các đơn vị có
liên quan và chủ rừng tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, vận động nhân dân làm tốt công tác
quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng. Công tác tuyên truyền, nâng cao ý
thức bảo vệ, phòng cháy chữa cháy rừng trong nhân dân luôn được các huyện, thị xã chú
trọng. Theo đó, các hộ dân sống trong và ven rừng được phổ biến và ký cam kết bảo vệ
rừng, thực hiện canh phòng lửa rừng trong khu vực được giao khoán. 7
6 />
6


Bên cạnh đó thì tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy cũng là vai
trò rất lớn mà các cán bộ kiểm lâm có thể tiến hành ứng cứu kịp thời khi cháy rừng xảy ra
mà lực lượng phòng cháy chữa cháy chưa thể tiếp cận đến để giảm thiểu tối đa thiệt hại
khi đám cháy xảy ra. Một vụ việc cụ thể ở Hà Tĩnh, cho chúng ta thấy vai trò của kiểm
lâm trong công tác chữa cháy rừng là cán “Kiệt sức khi chữa cháy rừng, Hạt phó kiểm
lâm tử vong”. Ông Nguyễn Huy Lợi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, sau 7 ngày nằm điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Đức Thọ

vì kiệt sức khi chữa cháy rừng, ông Hồ Sỹ Tường, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện
Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã tử vong. 8 Qua đây, chúng ta có thể thấy các cán bộ kiểm lâm đã rất
tích cực trong công tác phòng chống chữa cháy rừng.
Trên đây là những vai trò vô cùng to lớn, chúng ta không thể nào phủ nhận được của
lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng, phát triển rừng để nguồn tài nguyên rừng
của chúng ta ngày càng phát triển, khắc phục được những khó khăn về hiện trạng rừng
hiện nay.
III.

Thực tế hiện nay
Nhờ có lực lượng kiểm lâm, mà hiện nay, nguồn tài nguyên rừng của chúng ta đã có
nhiều khởi sắc, những thành tựu đạt được chúng ta không thể nào phủ nhận. Nhưng bên
cạnh đó vẫn còn một số hạn chế nhất định mà lực lượng kiểm lâm cần lưu ý.
1. Những thành tựu, kết quả đã đạt được

Với việc hoạt động tích cực, thể hiện vai trò của mình trong việc bảo vệ rừng, phát
triển rừng, lực lượng kiểm lâm đã có một số thành tựu trong hoạt động của mình như:
Với việc chủ động tham mưu, xây dựng các kế hoạch nên đã từng bước hoàn thiện
hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đáp ứng và phù hợp với yêu
cầu thực tiễn trong từng giai đoạn. Từ Pháp lệnh Bảo vệ rừng năm 1972 đến Luật Bảo vệ
và phát triển rừng được ban hành năm 1991, sửa đổi, bổ sung năm 2004 và tiếp tục trình
QH xem xét sửa đổi, bổ sung tại Kỳ họp thứ 3 và 4 Khóa XIV, cùng với nhiều văn bản
quy phạm pháp luật khác về công tác quản lý bảo vệ rừng đã được ban hành, từng bước
đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Tình trạng vi phạm các quy định pháp luật về quản lý bảo vệ rừng giảm cả về số vụ
và mức độ thiệt hại. Lực lượng kiểm lâm đã thường xuyên bám rừng, kịp thời phát hiện,
ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý bảo vệ rừng; trong 5 năm gần
7 />8 ine/kiet-suc-khi-chua-chay-rung-hat-pho-kiem-lam-tu-vong

7



đây (từ 2010 - 2016) lực lượng kiểm lâm đã phát hiện và xử lý 186.401 vụ vi phạm pháp
luật về quản lý, bảo vệ rừng.
Công tác quản lý bảo vệ rừng từng bước được nâng lên. Lực lượng kiểm lâm đã
hoàn thành dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng, góp phần phục vụ công tác rà soát, đánh
giá, quy hoạch tổng thể rừng cấp quốc gia và cấp vùng phục vụ kế hoạch quản lý bảo vệ
và phát triển rừng. Đã tổ chức giao được trên 11 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp (đặc
dụng 2,043 triệu ha, phòng hộ 2,985 triệu ha, sản xuất 6,230 triệu ha) cho các chủ thể
quản lý. Hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện quy
ước bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức thành lập được 33.000 tổ, đội quần chúng bảo vệ
rừng, phòng cháy chữa cháy rừng ở cơ sở. Từ kết quả thực hiện của nhiều biện pháp đồng
bộ theo chủ trương xã hội hóa đã góp phần đưa độ che phủ của rừng từ 39,5% năm 2010
lên 41,19% năm 2016. Hiện toàn quốc có 14,37 triệu ha rừng; trong đó, rừng tự nhiên là
10,24 triệu ha, rừng trồng 4,13 triệu ha.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng tiếp tục được mở rộng. Kiểm
lâm đã được giao và tham gia tích cực các hoạt động hợp tác quốc tế như: Hiệp định khói
mù xuyên biên giới; chống biển đổi khí hậu và nước biển dâng; Hiệp định đối tác tự
nguyện VPA/FLEGT-LACEY; Mạng lưới thực thi pháp luật về động thực vật hoang dã...
đã cơ bản hoàn thành trách nhiệm của nước thành viên, nâng cao vị thế của Việt Nam trên
các diễn đàn quốc tế có liên quan.9
2. Một số hạn chế còn tồn tại

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta vẫn phải công nhận một số
hạn chế vẫn còn tồn tại như:
Có một bộ phận kiểm lâm đã bắt tay với lâm tặc để khai thác gỗ trái phép, hưởng lợi từ
việc kinh doanh gỗ trái phép này
• Cũng có không ít bộ phận kiểm lâm còn thụ động, chưa tích cực tham mưu tư vấn cho các
cấp chính quyền cũng như chưa tích cực thực hiện công tác vận động trong quần chúng
nhân dân về công tác bảo vệ, phát triển rừng

• Một số cán bộ kiểm lâm có kiến thức chuyên môn còn chưa vững, chính vì thế chưa thể
đáp ứng những yêu cầu nhất định của vai trò kiểm lâm
• Là nghề có nhiều đặc thù, khó khăn chồng chất khó khăn nên trong nhiều trường hợp, các
cán bộ kiểm lâm còn hoạt động chưa thực sự chặt chẽ, dẫn đến nhiều trường hợp bỏ lọt
tội phạm


9 />
8


3. Một số biện pháp khắc phục những hạn chế

Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động của lực lượng kiểm lâm,
Nhà nước và toàn dân cần có một số biện pháp để khắc phục những tồn tại như:
Cần hoàn thiện hệ thống cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm
lâm theo hướng thống nhất hệ thống một đầu mối quản lý, bảo đảm cơ chế chỉ đạo, điều
hành thông suốt, có hiệu quả từ trung ương tới địa phương. Đồng thời phải quy định cụ
thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hệ thống tổ chức, chế độ chính sách, các điều kiện
bảo đảm hoạt động của kiểm lâm vào trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, để
nâng cao tính pháp lý, thẩm quyền của kiểm lâm.
Cần thiết phải bảo đảm các điều kiện hoạt động để kiểm lâm hoàn thành nhiệm vụ,
như vũ khí, công cụ hỗ trợ, các trang thiết bị cần thiết, bảo đảm chế độ, chính sách đối
với công chức kiểm lâm.
Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức kiểm lâm, tăng cường công tác đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho công chức kiểm lâm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
trong tình hình mới;10
Các cán bộ kiểm lâm cần tích cực hoạt động hơn nữa để có thể đạt phát hiện kịp thời
các hành vi vi phạm pháp luật
Khi phát hiện những mặt trái, mặt tiêu cực của các bộ kiểm lâm, người dân cũng

như bất cứ ai phát hiện cần tố giác ngay và cơ quan có thẩm quyền cần có biện pháp xử lí
nghiêm ngặt ngay.

C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Lực lượng kiểm lâm được hình thành từ 1973, và cho đến giờ, trải qua 44 năm phát
triển, lực lượng này đã lớn mạnh trên cả nước, hoạt động ngày giữ những vai trò to lớn
với nguồn tài nguyên rừng của chúng ta. Không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được
vai trò lớn lao này, và đây chính là một trong những động lực giúp các cán bộ kiểm lâm
thêm yêu nghề hơn. Việc bảo vệ rừng, phát triển rừng cần phải hoạt động hiệu quả và
thiết thực hơn nữa, chính vì thế, mỗi người dân hãy chung tay vì một lá phổi xanh hoàn
hảo.
Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn hẹp, kinh
nghiệm còn ít, nên chưa thể đi sâu phân tích một cách toàn diện triệt để vấn đề và trong
10 />
9


bài làm còn có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý, nhận xét, sửa chữa
của thầy cô để giúp em có thể hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

10


D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO













Giáo trình Luật Môi trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an
Nhân dân, 2017
Luật Bảo vệ môi trường 2014
Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004
Nghị định số 119/2006/NĐ-CP của Chính phủ : Về tổ chức và hoạt động của Kiểm
lâm
/> /> /> /> />ine/kiet-suc-khi-chua-chay-rung-hat-pho-kiem-lam-tu-vong
/>
11


12



×