Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

bài tập học kỳ môn luật hành chính 9 điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.13 KB, 14 trang )

Đề bài: Phân tích và nêu ví dụ minh họa để khẳng định vai trò quan trọng của
quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà nước
Bài làm
A.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Quyết định hành chính là một trong những quyết định xuất hiện rất nhiều trong
cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Và quả thực, đây là một trong những phương
tiện không thể thiếu mà các chủ thể quản lí sử dụng để thực hiện hầu hết các nhiệm
vụ và chức năng quản lí như tổ chức, điều chỉnh, kế hoạch hóa, lãnh đạo, điều
hành, tác nghiệp,… Do đó, trong quản lý hành chính, quyết định hành chính có vai
trò cực kỳ quan trọng. Chính vì vậy, em xin được chọn đề bài số 1: “Phân tích và
nêu ví dụ minh họa để khẳng định vai trò quan trọng của quyết định hành
chính trong quản lý hành chính nhà nước” làm bài tập học kỳ môn Luật Hành
chính.
B.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I.

Một số khái quát chung về quyết định hành chính

1.

Một số khái niệm

a.

Khái niệm quyết định hành chính
Theo Từ điển tiếng Việt thì quyết định là định một cách chắc chắn, ý định nhất
định phải thực hiện một việc gì đó.1 Hiểu một cách đơn giản thì quyết định là kết


quả của sự thể hiện ý chí, suy nghĩ của ai đó. Còn quyết định hành chính theo Từ
điển giải thích thuật ngữ luật học là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực đơn
phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ
chức và cá nhân được nhà nước trao quyền, thực hiện trên cơ sở và để thi hành
pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện
nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ
trách.2
Trong luật khiếu nại 2011, quyết định hành chính được hiểu là văn bản do cơ
quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính
1 Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1997
2 Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nhà xuất bản công an nhân dân, 1999

1


nhà nước ban hành để quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ
thể.3 Còn trong luật Tố tụng hành chính 2015, quyết định hành chính là văn bản do
cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành
chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban
hành quyết định về vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng
một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.4
Như vậy, hiểu một cách chung nhất thì quyết định hành chính là một dạng của
quyết định pháp luật, nó là kết quả sự thể hiện ý chí quyền lực của nhà nước thông
qua những hành vi của các chủ thể được thực hiện quyền hành pháp trong hệ thống
các cơ quan hành chính nhà nước tiến hành theo một trình tự dưới những hình thức
nhất định theo qui định của pháp luật, nhằm đưa ra những chủ trương, biện pháp,
đặt ra các qui tắc xử sự hoặc áp dụng những qui tắc đó giải quyết một công việc cụ
thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính nhà nước.5
b.


Khái niệm quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là quản lý nhà nước trong lĩnh vực hành pháp.
Đây là một hình thức hoạt động của Nhà nước được thực hiện trước hết và chủ yếu
bởi các cơ quan hành chính nhà nước, có nội dung là bảo đảm sự chấp nhận luật,
pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo
một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây dựng kinh tế, văn hóa- xã hội và
hành chính- chính trị6. Hiểu một cách đơn giản thì quản lý hành chính nhà nước là
hoạt động chấp hành- điều hành của nhà nước.
2.

Đặc điểm của quyết định hành chính
Là một dạng của quyết định pháp luật, quyết định hành chính có những đặc
điểm chung của quyết định pháp luật như: mang tính quyền lực Nhà nước; mang
tính pháp lí; được ban hành theo những hình thức và thủ tục do pháp luật qui định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, quyết định hành chính cũng có một số đặc điểm riêng biệt.
Thứ nhất đó là tính dưới luật. Quyết định hành chính được ban hành trên cơ sở
luật; không được trái với luật và quyết định hành chính được ban hành để hướng
3 Khoản 8 Điều 2 Luật khiếu nại 2011
4 Khoản 1 Điều 3 Luật Tố tụng Hành chính 2015
5 Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam”- Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2017,
trang 182
6 Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam”- Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản công an nhân dân, 2017,
trang 14

2


dẫn thi hành luật, cụ thể hóa và chi tiết hóa luật. Thứ hai, là quyết định hành chính
do nhiều chủ thể ban hành nhưng chủ yếu là cơ quan hành chính nhà nước như

Chính phủ, thủ tướng chính phủ,bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, ủy ban
nhân dân các cấp, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp,…
Đặc điểm riêng thứ ba của quyết định hành chính là mang tính chấp hành- điều
hành, các cơ quan quản lí Nhà nước ban hành các quyết định hành chính để thực
hiện nhiệm vụ và chức năng quản lí hành chính nhà nước, đó là chấp hành các văn
bản luật của cơ quan quyền lực Nhà nước và điều hành hoạt động của các đối
tượng chịu sự quản lí. Quyết định hành chính được ban hành theo thủ tục hành
chính, dưới những hình thức, tên gọi được pháp luật quy định như nghị quyết, nghị
định, quyết định, chỉ thị, thông tư là đặc điểm thứ tư của quyết định hành chính.
Một đặc điểm riêng nữa của quyết định hành chính đó là quyết định hành chính có
những mục đích và nội dung rất phong phú, xuất phát từ những đặc điểm của hoạt
động quản lí hành chính Nhà nước.
II.
Vai trò quan trọng của quyết định hành chính trong quản lý hành chính
nhà nước và một số ví dụ
1.
Vai trò quan trọng của quyết định hành chính trong quản lý hành chính
nhà nước
a.
Vai trò của quyết định hành chính trong việc đề ra những chủ trương,
chính sách lớn trong quản lý hành chính nhà nước
Trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước quyết định hành chính có vai trò
rất to lớn, trước hết là việc đề ra những chủ trương, chính sách lớn trong quản lý
hành chính nhà nước, làm nền tảng để quản lý. Thông qua quyết định hành chính,
các cơ quan hành chính nhà nước đề ra chủ trương đường lối, nhiệm vụ, biện pháp
lớn để quản lí hành chính nhà nước, nhiều quyết định hành chính quan trọng của
chính phủ đã được đưa vào cuộc sống và có tác động tích cực.
Điển hình nhất là vấn đề về phòng chống tham nhũng. Ở nước ta, đây là một
trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong dư luận hiện nay dù đã triển khai
thực hiện nhiều năm nhưng chưa có hiệu quả triệt để. Chính vì vậy, năm 2017,

Chính phủ đã ra Nghị quyết 126/ NQ- CP về chương trình hành động của chính
phủ thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến 2020. Nghị định cũng đã đề

3


ra các nhóm nhiệm vụ, cách thức tổ chức thực hiện trong công tác phòng chống
tham nhũng.
Bên cạnh đó thì vấn đề bảo vệ môi trường cũng là một trong những vấn đề lớn ở
Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, tình trạng ô nhiễm môi trường luôn gia
tăng và nhận thấy tính thiết thực, cần thiết cấp bách của vấn đề này, năm 2013,
Chính phủ đã ra Nghị quyết số 35/ NQ- CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp
bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Hoặc về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo sức khỏe cũng là vấn đề
chưa bao giờ hết “nóng” trên thị trường hiện nay. Và, trong năm 2018 này, chính
phủ đã ra Nghị quyết 19/ NQ-CP 2018 thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn
thực phẩm tại cấp huyện, xã của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ví dụ tiếp theo chúng ta có thể thấy là vấn đề chủ nhà trọ thu tiền điện cũng như
các loại phí dịch vụ cao hơn mức quy định của nhà nước. Nắm bắt được điều này,
Chính phủ đã ra Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ
quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực.
Hay như vấn đề cháy nổ trong những năm gần đây diễn ra rất thường xuyên ở
các thành phố lớn, gây ra nhiều tổn thất, thiệt hại nặng nề. Trước tình hình đó,
chính phủ đã ra Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/07/2017 của Chính phủ quy
định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy.
Với những quyết định hành chính này, các chủ thể quản lý hành chính nhà nước
ở từng bộ, từng ngành, từng địa phương có thể thực hiện, triển khai việc công việc
vụ nhằm quản lý hành chính hiệu quả hơn.
b.
Vai trò của quyết định hành chính trong việc hướng dẫn thi hành luật,

cụ thể hóa, chi tiết hóa luật, thể chế đường lối chủ trương, chính sách của
Đảng
Thông thường, các văn kiện, nghị quyết của Đảng chỉ đưa ra đường lối, định
hướng cho việc quản lý của nhà nước. Và đến lượt mình, Hiến pháp, các Bộ luật và
Luật sẽ triển khai những đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng cụ thể hơn
nhưng vẫn còn ở mức rất khái quát, mới chỉ là bộ khung, “bộ xương” cơ bản mà
thôi. Chính vì vậy mà nhiều quy định vẫn còn rất chung chung, rất cụ thể, chưa thể
đi sâu vào cuộc sống được. Một số điều trong các Bộ luật và luật thường quy định
4


“Chính phủ quy định chi tiết về điều này”. Do đó, các quyết định hành chính là
phương tiện không thể thiếu của cơ quan quản lí hành chính nhà nước nhằm thực
hiện chức năng quản lí.
Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước ban hành để thực
hiện nhiệm vụ thực thi pháp luật, chuyển tải luật vào cuộc sống, góp phần tạo nên
giá trị của luật. Xuất phát từ đặc điểm của quyết định hành chính là có tính dưới
luật, xuất phát từ vị trí là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước nên
các quyết định hành chính do các chủ thể có thẩm quyền trong hệ thống hành chính
nhà nước ban hành là những văn bản dưới luật nhằm thi hành luật, vì thế nên quyết
định hành chính phải phù hợp với luật về nội dung cũng như mục đích, các quyết
định hành chính không được trái với Quốc hội cũng như quyết định của Hội đồng
nhân dân và quyết định của cơ quan hành chính cấp trên. Hơn nữa,quyết định hành
chính đảm bảo về tính hợp lí, nó xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc thực
hiện nhiệm vụ quản lí hành chính nhà nước, tuyệt đối không được xuất phát từ ý
muốn chủ quan của chủ thể ra quyết.
Sau khi mỗi Bộ luật hoặc các luật chuyên ngành ra đời, sẽ có ít nhất một văn bản
hướng dẫn thi hành các điều của Bộ luật hoặc luật. Và khi Trung ương Đảng đề ra
một chủ trương nào đó, các cơ quan hành chính sẽ có các quyết định hành chính
thể chế hóa nghị quyết của trung ương Đảng.

Ví dụ như vấn đề cải cách hành chính đã được Trung ương Đảng đề ra ở Nghị
quyết số 18- NQ/ TW vào 25/10/2017. Ngay sau đó, đến 03/02/2018, Chính phủ đã
ra nghị quyết số 10/ NQ-CP Nghị quyết ban hành chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện nghị quyết số 18- NQ/ TW.
Hoặc với Luật Tố tụng Hành chính 2015, Chính phủ đã ra Nghị định số 71/2016/
NĐ- CP hướng dẫn Luật Tố tụng Hành chính 2015. Luật Đất đai 2013 có Nghị
định 43/2014/NĐ- CP là văn bản hướng dẫn thi hành. Luật Doanh nghiệp 2014 có
Nghị định 96/2015/NĐ-CP là văn bản hướng dẫn thi hành,…
c.
Vai trò của quyết định hành chính trong việc “đặt ra” các qui tắc xử sự
để điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn quản lí hành chính
nhà nước
Thực chất, vai trò này của các quyết định hành chính chính là sự cụ thể hóa của
vai trò thứ hai, bắt nguồn từ việc cụ thể hóa, chi tiết hóa Luật, Bộ luật cũng như thể
5


chế hóa đường lối chủ trương, chính sách của Đảng. Với bộ khung là quy định của
Luật, Bộ luật, định hướng của Đảng, các quyết định hành chính sẽ phải chi tiết hóa
hơn nữa các vấn đề này thành những chương, mục, điều, khoản cụ thể trong từng
văn bản. Sở dĩ những quy định của Bộ luật, luật, định hướng của Đảng chỉ là bộ
khung và quyết định hành chính mới là trung tâm là bởi quyết định hành chính là
do các chủ thể quản lý hành chính ban hành. Họ là những người trực tiếp đưa pháp
luật vào cuộc sống, họ sẽ biết đâu là những quy định phù hợp, đâu là những hạn
chế, bất cấp, từ đó đặt ra được các quy tắc xử sự phù hợp. Việc chi tiết hóa này
chính là cách các chủ thể quản lý hành chính “đặt ra” quy tắc xử sự nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong thực tiễn sao cho phù hợp nhất với thực tiễn.
Ví dụ như ở Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định tại Điều 13 về vấn đề Thanh
tra bảo hiểm xã hội như sau:
“1. Thanh tra lao động - thương binh và xã hội thực hiện chức năng thanh tra

chuyên ngành về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy
định của pháp luật về thanh tra.
2. Thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về quản lý tài
chính bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về thanh tra.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về
đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế theo quy định của
Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Và Chính phủ đã ra Nghị định số 21/2016/NĐ-CP Nghị định quy định việc thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,
bảo hiểm y tế của cơ quan bảo hiểm xã hội. Nghị định đã đặt ra những quy định về
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, về hoạt động
thanh tra chuyên ngành,… rất cụ thể và chi tiết.
d.
Vai trò của quyết định hành chính trong việc giải quyết một công việc cụ
thể trong đời sống xã hội nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà
nước
Bên cạnh việc triển khai cụ thể hóa các văn bản pháp quy, các quyết định hành
chính còn bao gồm cả những quyết định cá biệt nhằm giải quyết, thực hiện một
công việc cụ thể nào đó trong xã hội. Những quyết định hành chính là văn bản cá
6


biệt này sẽ giúp cho các quyết định và văn bản quy phạm thành hiện thực, tạo cơ
sở pháp luật được thi hành trong thực tế. Những quyết định hành chính này nhằm
mục đích hướng đến việc cho các chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các
quyền cũng như nghĩa vụ của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nó làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính cụ thể.
Cũng như quy phạm pháp luật, tính cưỡng chế nhà nước là một trong những đặc
điểm của quyết định hành chính, chính vì nó được đảm bảo bằng các biện pháp

cưỡng chế nhà nước cho nên so với các quy phạm khác, thì nó có một sức mạnh
lớn, sức ảnh hưởng rộng khắp không chỉ với một chủ thể, một địa bàn nhỏ mà còn
trong nhiều trường hợp với nhiều chủ thể khác nhau trong một khu vực hành chính
hay trong cả nước, nhờ đó việc quản lí xã hội được hiệu quả hơn. Trong thực tế,
những quyết định này mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức cho nên
trong những hoàn cảnh nhất định họ phải làm theo nhằm đưa ra các chuẩn mực ứng
xử và điều chỉnh các hành vi xử sự theo mong muốn thiết lập trật tự xã hội ổn định.
Ngoài ra, các biện pháp chế tài của luật hành chính không chỉ mang tính chất
trừng trị người vi phạm mà quan trọng hơn nó có tác dụng giáo dục, răn đe người
vi phạm đồng thời ngăn chặn những hành vi mới xảy ra, chính nhờ đó mà mà trật
tự an toàn xã hội được đảm bảo. Với từng đối tượng khác nhau, khi muốn tác động
lên bất cứ một đối tượng nào, các chủ thể quản lý hành chính sẽ áp dụng các quy
định liên quan lên họ, ví dụ như quyết định hành chính về vấn đề thu hồi đất hoặc
xử phạt,…
Điển hình là vào đầu tháng 1/2013 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số
189/QĐ-TTg về việc hỗ trợ 18.999 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ 12 địa
phương gồm Cao Bằng ; Quảng Ngãi; Nghệ An ; Hà Tĩnh; Quảng Trị; Quảng
Bình; Kon Tum; Bình Định; Lào Cai ; Phú Yên ; Thanh Hóa ; Quảng Nam để cứu
đói cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ và giáp hạt năm 2013
Ngoài ra cũng có một số ví dụ tiêu biểu khác về các quyết định hành chính có
vai trò quan trọng trong việc giải quyết một công việc cụ thể trong đời sống xã hội
nhằm thực hiện hoạt động quản lí hành chính nhà nước như quyết định
17/2018/QĐ- UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018 trên địa bàn tỉnh
Đồng Nai hay Quyết định 09/2018/QĐ-UBND thành phố Hà Nội quy định về quản
lý, khai thác, bảo trì hệ thống đường đô thị. Hoặc quyết định số 1039/2018/QĐ7


UBND tỉnh Phú Yên về việc công bố danh mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực
môi trường, đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp xã trên địa bàn
tỉnh Phú Yên, Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi thủ tục hành chính

thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh trong lĩnh vực tôn giáo thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung
tâm hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế cũng là những ví dụ điển hình chúng ta
không thể không kể đến.
2.
Thực tiễn vai trò của quyết định hành trong quản lý hành chính nhà
nước
a.

Những thành tựu đã đạt được
Thứ nhất, nhờ có các quyết định hành chính mà Nhà nước đã kịp thời ban hành
để thể chế hóa đường lối, chủ trương, chính sách, của Đảng và Nhà nước trong
việc hướng dẫn áp dụng luật để thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của
cơ quan hành chính nhà nước, phù hợp với tình hình, đặc điểm, yêu cầu của từng
giai đoạn cụ thể. Từ đó hỗ trợ cho việc triển khai có hiệu quả các giải pháp cụ thể.
Thành tựu thứ hai là chất lượng của quyết định hành chính ngày càng nâng cao,
điều đó thể hiện ở tình hình ban hành không đúng thẩm quyền, có nội dung trái với
văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, chồng chéo, mâu thuẫn với văn bản quả lí
hành chính khác do các chủ thể cùng cấp ban hành hoặc có nội dung không phù
hợp với thực tế ngày càng giảm bớt. Đồng thời với đó là những quyết định không
còn phù hợp với tình hình thực tế sẽ được thay bằng những quyết định mới.
Quyết định hành chính dùng trực tiếp giải quyết các công việc cụ thể của quản lí
hành chính đã kịp thời ban hành, phần lớn có chất lượng cao, đáp ứng các yêu cầu
về tính hợp pháp, hợp lí, góp phần giải quyết một cách nhanh chóng các quan hệ
pháp luật cụ thể nảy sinh trong quản lí hành chính nhà nước.
b.

Một số hạn chế còn tồn tại
Thứ nhất, vẫn còn tình trạng quyết định hành chính không được thi hành trong
thực tế như vấn đề Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ

quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực đến nay vẫn chưa
thể thực thi trên thực tế, tình trạng chủ nhà trọ thu tiền điện cao gấp nhiều lần định
mức nhà nước quy định vẫn tồn tại rất phổ biến ở nhiều nơi, đặc biệt là Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh.7
7 />
8


Tồn tại thứ hai chính là vẫn còn những quyết định hành chính cá biệt ban hành
trái thẩm quyền như Quyết định số 1188/22/QĐ -UBND thu hồi đất của Phó chủ
tịch UBND thành phố Phủ Lý (Hà Nam) đứng ra ký thay mà không có sự ủy quyền
của chủ tịch.8
3.
Một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của quyết định hành
chính trong quản lý hành chính nhà nước
Với vai trò to lớn không thể phủ nhận của quyết định hành chính trong quản lý
hành chính nhà nước và thực trạng của các quyết định hành chính hiện nay, chúng
ta cần có các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của các quyết định hành
chính này như:
Thứ nhất, khi ban hành quyết định hành chính phải căn cứ vào tình hình thực tế
giúp văn bản dễ dàng và nhanh chóng đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, trong tổ
chức thực hiện quyết định hành chính cần tăng cường phối hợp giữa những cơ
quan nhà nước và các tổ chức xãn hội để góp phần đảm bảo cho quyết định hành
chính được thực hiện một cách nghiêm minh trên thực tế.
Ngoài ra cần cải cách tổ chức bộ máy hành chính và đổi mới cơ chế hoạt động
của cơ quan hành chính nhà nước các cấp; cải cách thủ tục hành chính, đơn giản
hóa các thủ tục hành chính trên mọi lĩnh vực, thực hiện các qui định về kiểm soát
thủ tục hành chính, công khai hóa thủ tục hành chính nhằm đảm bảo tính công
khao minh bạch; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ;đẩy mạnh công
tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.


C. KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Vấn đề về quyết định hành chính là một vấn đề lớn, cần được dành nhiều sự
quan tâm, nghiên cứu hơn nữa để có thể hạn chế bớt những tồn tại và ngày càng
phát huy được vai trò của quyết định hành chính trong quản lý hành chính cũng
như trong cuộc sống của mỗi người. Làm thế nào để phát huy được điều đó thì
không phải là công việc của riêng các chủ thể quản lý nhà nước- chủ thể trực tiếp
ban hành ra các quyết định hành chính mà đây là công việc của tất cả mọi công
dân. Người dân cần có ý thức hơn nữa trong viêc đóng góp ý kiến cũng như thực
hiện các quyết định hành chính một cách nghiêm chỉnh.
8 />
9


Trên đây là toàn bộ bài viết của em. Với trình độ kiến thức còn nhiều hạn hẹp,
kinh nghiệm còn ít, nên chưa thể đi sâu phân tích một cách toàn diện triệt để vấn
đề và trong bài làm còn có nhiều sai sót. Em rất mong nhận được những góp ý,
nhận xét, sửa chữa của thầy cô để giúp em có thể hoàn thiện kiến thức hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

10


1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.


D.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1997
Từ điển giải thích thuật ngữ luật học, Nhà xuất bản công an nhân dân, 1999
Luật khiếu nại 2011
Luật Tố tụng Hành chính 2015
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Luật Đất đai 2013
Luật Doanh nghiệp 2014

8.
Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam”- Trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà
xuất bản công an nhân dân, 2017
9.
Nghị quyết 126/ 2017/NQ- CP về chương trình hành động của chính phủ
thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng đến 2020
10. Nghị quyết số 35/2013/ NQ- CP của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
11. Nghị quyết 19/ NQ-CP 2018 thí điểm thanh tra chuyên ngành an toàn thực
phẩm tại cấp huyện, xã của 07 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
12. Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 của Chính phủ quy định về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực
13. Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/07/2017 của Chính phủ quy định về
công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy
14. Nghị quyết số 18- NQ/ TW vào 25/10/2017
15. Nghị quyết số 10/2018/ NQ-CP Nghị quyết ban hành chương trình hành
động của Chính phủ thực hiện nghị quyết số 18- NQ/ TW
16. Nghị định số 71/2016/ NĐ- CP hướng dẫn Luật Tố tụng Hành chính 2015
17. Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014

18. Nghị định số 21/2016/NĐ-CP Nghị định quy định việc thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
của cơ quan bảo hiểm xã hội
19. Quyết định số 189/QĐ-TTg về việc hỗ trợ 18.999 tấn gạo từ nguồn dự trữ
quốc gia hỗ trợ 12 địa phương
20. Quyết định 17/2018/QĐ- UBND quy định hệ số điều chỉnh giá đất năm 2018
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
21. Quyết định 09/2018/QĐ-UBND thành phố Hà Nội quy định về quản lý, khai
thác, bảo trì hệ thống đường đô thị.
11


22. Quyết định số 1039/2018/QĐ-UBND tỉnh Phú Yên về việc công bố danh
mục thủ tục hành chính trong lĩnh vực môi trường, đất đai thuộc thẩm quyền giải
quyết của UBND cấp xã trên địa bàn tỉnh Phú Yên
23. Quyết định 1090/QĐ-UBND năm 2018 sửa đổi thủ tục hành chính thuộc
thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
trong lĩnh vực tôn giáo thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại trung tâm
hành chính công tỉnh Thừa Thiên Huế
24. Quyết định số 1188/22/QĐ -UBND thu hồi đất của Phó chủ tịch UBND
thành phố Phủ Lý (Hà Nam)
25.

Các trang web
 /> />
12


Danh mục từ viết tắt
QĐ-UBND: Quyết định- Ủy ban nhân dân

NĐ-CP: Nghị định- Chính phủ
NQ-CP: Nghị quyết- Chính phủ
NQ/ TW: Nghị quyết- Trung ương
QĐ-TTg: Quyết định- Thủ tướng
UBND: Ủy ban nhân dân

13


MỤC LỤC

Trang

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.....................................................................................................1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................................1
I. Một số khái quát chung về quyết định hành chính..........................................1
1. Một số khái niệm..........................................................................................1
2. Đặc điểm của quyết định hành chính............................................................2
II. Vai trò quan trọng của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà
nước và một số ví dụ.............................................................................................3
1. Vai trò quan trọng của quyết định hành chính trong quản lý hành chính nhà
nước...................................................................................................................3
2. Thực tiễn vai trò của quyết định hành trong quản lý hành chính nhà nước..8
3. Một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa vai trò của quyết định hành
chính trong quản lý hành chính nhà nước.........................................................9
C.

KẾT THÚC VẤN ĐỀ......................................................................................10

D.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................11

14



×