Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

MẪU mô TẢ VỊ TRÍ GIÁM đốc SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.64 KB, 5 trang )

Mã số: QĐ - 01 - 01

BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC
GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY

Lần ban hành:01
Ban hành: 01/12/2017
Trang: 3/3

TRÁCH NHIỆM
1.

Chịu trách nhiệm trước pháp luật, ban lãnh đạo công ty, các nhân
viên trực thuộc nhà máy, người tiêu dùng về :
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh tại nhà máy ,
- Các sản phẩm do nhà máy sản xuất và an toàn lao động trong nhà máy.
2.
Chịu trách nhiệm tài chính đối với các khoản mục chi phí của nhà
máy theo mục tiêu được giao
3.
Hoạch định chiến lược sản xuất phù hợp với chiến lược kinh doanh
của Công ty trong từng thời kỳ.
4.
Xây dựng, duy trì, cập nhật việc thực hiện ISO 22000
5.
Tổ chức, điều hành mọi hoạt động sản xuất, đảm bảo năng suất,
chất lượng đúng tiến độ và tiết kiệm chi phí, vật tư theo yêu cầu
6. Chủ trì việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kỹ thuật sản phẩm, nghiên cứu hoàn thiện,
cải tiến chất lượng sản phẩm đang có. Nghiên cứu triển khai việc áp dụng công nghệ mới, sản
phẩm mới theo định hướng của công ty
7. Chủ trì việc xậy dựng định mức nhân công, định mức nguyên vật liệu, định mức tiêu hao khác


trong sản xuất.
8. Chịu trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc CBNV dưới quyền thực hiện tốt nội qui qui chế của Công ty
và các qui định đảm bảo chất lượng sản phẩm, về quản lý tài sản, quản lý sản xuất, vệ sinh công
nghiệp, an toàn lao động.
9. Phối hợp các thành viên trong ban tổng giám đốc nhằm đạt được các mục tiêu sản xuất theo định
hướng phát triển của công ty.
10. Chịu trách nhiệm tuyển dụng, quản lý, đào tạo và phát triển nhân sự , phân công công việc,
kiểm tra giám sát, đôn đốc hỗ trợ, đánh giá nhân sự các phòng ban trực thuôc.
11. Tổ chức các hoạt động thi đua, hoạt động tập huấn, đào tạo nhằm nâng cáo năng suất và hiệu
quả làm việc của Cán bộ nhân viên
12. Nộp các kế hoạch và báo cáo đo lường đúng hạn
13. Thực hiện các yêu cầu khác của ban lãnh đạo
NHIỆM VU
1.
a.

Xây dựng kế hoạch năm
Đầu năm tham gia cuộc hop với ban TGĐ để nắm được những

mục tiêu:
Sản lượng từng sku/ năm dự kiến tăng bao nhiêu % và được phân
bổ tập trung những thời điểm nào trong năm
Có bao nhiêu sản phẩm mới cần phát triển trong năm, được phân
bổ tại những thời điểm nào
Mục tiêu giảm giá thành cho từng nhóm sản phẩm ( Chi phí nguyên
liệu, chi phí quản lý, chi phí khác..)
Mục tiêu kiểm soát chất lượng
Mục tiêu ATTP
Mục tiêu phát triển hệ thống
Mục tiêu xây dựng chính sách khen thưởng kỷ luật và xây dựng

văn hóa doanh nghiệp
b.
Thiết lập kế hoạch và triển khai tới các bộ phận chức năng về
những mục tiêu Công ty
Đánh giá thực trạng và khả năng thực tế nội tại đưa ra những
phương án cho những mục tiêu doanh nghiệp
Xây dựng kế hoạch năm cho các phòng ban chức năng


-

Tổ chức họp triển khai, yêu cầu các bộ phận xây dựng kế hoạch
đưa ra những phương án để hoàn thành mục tiêu được đưa ra ( Nguồn lực, ngân sách, máy
móc, phương pháp, hỗ trợ..)
Yêu cầu các bộ phận xây dựng mục tiêu chất lượng năm ( 30% mục
tiêu mới)
2. Xây dựng kế hoạch thang và đo lường mức độ hoàn thành công viêc cac bộ phận
a.
Xây dựng kế hoạch hành động tháng
Căn cứ vào kế hoạch năm được cam kết với ban LĐ Công ty tiến hành thiết lập kế hoạch hành
động tháng ( trước ngày 30 hàng tháng) chuyển cho ban LĐ Công ty. Sau đó thống nhất nếu có sự
điều chỉnh bổ xung thì tiến hành điều chỉnh. Kế hoạch tháng sẽ được chuyển tới các bộ phận chức
năng để cùng thống nhất
b.
Tổ chức họp các bộ phận thống nhất kế hoạch ( yêu cầu các bộ
phận ký vào bảng kế hoạch tháng làm cơ sở đánh giá)
c.
Đánh giá mức độ hoàn thành công việc ( KPIs) hàng tháng, yêu cầu
các bộ phận giải trình về mức độ không hoàn thành công việc ( xác định rõ nguyên nhân dẫn đến
sự không hoàn thành và có đầy đủ các bằng chứng thì mới được coi là hợp lệ)

d.
Tổng hợp kế hoạch và đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tháng
cho ban TGĐ ( vào ngày 3 hàng tháng
e.
Đánh giá thực trạng, những mối nguy, rủi ro của nhà máy hàng
tháng và đưa ra các giải pháp ngăn chặn những rủi ro, giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng tới năng xuất
chất lượng sản phẩm
3. Công viêc hàng ngày
a.
Theo dõi báo cáo tồn kho TP( hàng ngày theo dõi báo cáo tồn kho
TP, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thiếu hụt sản lượng với hạn mức tối thiểu, đưa ra các giải pháp
phù hợp, thúc đẩy các bộ phận liên quan đáp ứng nhu cầu cho phù hợp)
b.
Theo dõi báo cáo tồn NVL ( đối chiếu NVL tồn kho với hạn mức
tồn kho tối thiểu để đưa ra các yêu cầu bổ xung cho phù hợp)
c.
Theo dõi tiến độ sản xuất và yêu cầu các bộ phận giải trình nguyên
nhân không hoàn thành kế hoạch
d.
Theo dõi báo cáo hao hụt so với định mức và yêu cầu các bộ phận
giải trình nguyên nhân hao hụt
e.
Theo dõi công việc các bộ phận, đôn đốc nhắc nhở các bộ phận
phối hợp thực hiện công việc bán sát những mục tiêu công việc đề ra
f.
Theo dõi tiến độ nghiên cứu sản phẩm của bộ phận R&D
g.
Theo dõi tiến độ cải tiến chất lượng sản phẩm nội
h.
Theo dõi kiểm tra việc thực hiện tuân thủ VSATTP

i.
Giải quyết các sự cố phát sinh
j.
Giải quyết mâu thuận các bộ phận tác nghiệp dựa trên những tiêu
chuẩn, quy định và quy trình
k.
Xem xét và ký phiếu đề nghị công việc của các bộ phận, ký các
giấy tờ cần thiết liên quan tới nhà máy trong phạm vi được ủy quyền
l.
Tổ chức cuộc họp đề tháo gỡ những vấn đề, khó khăn mà các bộ
phận không tìm được giải pháp, hoặc không thống nhất phương án
m.
Ban hành những thông báo quy định phù hợp nhằm hỗ trợ, cơ sở
pháp lý cho hoạt đông tổ chức
n.
Giải quyết các phiếu phông phù hợp do các bộ phận lập đưa ra
những hình thức xử lý vi phạm kỷ luật
4. Đào tạo
a.
Xây dựng các kế hoạch đào tạo nội bộ( kế hoạch HACCP, đào tạo
VSATTP cho CBCNV theo định kỳ 1 lần/ tháng)
b.
Đề xuất ban LĐ chương trình đào tạo bên ngoài về các nghiệp vụ
cần thiết phù hợp tổ chức
c.
Đào tạo quy trình ISO cho các bộ phận chức năng 1 tháng =1 đến 2
quy trình tác nghiệp
5. Đanh gia hoạt động
a.
Đánh giá thực hiện công việc các bộ phận theo kế hoạch và theo

mô tả công việc chức năng
b.
Đánh giá hoàn thành mục tiêu chất lượng các bộ phận
c.
Đánh giá thực trạng nhà máy và lập kế hoạch cho tháng tiếp theo
6. Làm viêc bên ngoài
. Làm việc với cơ quan chức năng khi có yêu cầu


. Làm việc với đối tác, nhà cung cấp khi có yêu cầu
7. Bao cao
Stt
Cac loại bao cao
1
Kế hoạch mục tiêu tháng
2
Báo cáo thực hiện kế hoạch tháng
3
Đánh giá KPIs bộ phận
4
Mục tiêu chất lượng năm bản chính thức
5
Đo lường mục tiêu chất lượng năm

Thời gian
Ngày 02
Ngày 01
Ngày 05
Ngày 15/12
Ngày 17/12


Người nhận
Ban TGĐ

8. Biểu mẫu ap dụng
Stt
Cac loại bao cao
1
Kế hoạch tháng
2
Báo cáo thực hiện kế hoạch tháng
3
Đánh giá KPIs bộ phận
4
Mục tiêu chất lượng năm bản chính thức
5
Đo lường mục tiêu chất lượng năm

Biểu mẫu
BM.01.02.01
BM.01.02.01
BM.01.02.02
MTCL
BM.00.11.01

Trong quy trình
QT.01.02. Đánh giá nhân sự
QT.01.02. Đánh giá nhân sự
QT.01.02. Đánh giá nhân sự


Ban TGĐ
Ban TGĐ
Ban TGĐ
Ban TGĐ

QT.00.11. Đo lường MTCL
QT.00.11. Đo lường MTCL

KẾT QUẢ CÔNG VIỆC CẦN ĐẶT ĐƯỢC
1.Hoàn thành 100% theo mục tiêu chất lượng năm được đề ra hàng năm
2.Các bộ phận hoạt động phối hợp tác nghiệm dựa trên quy trình ISO
3.Tuân thủ các hoạt động theo quy định và pháp luật
QUYỀN HẠN
1.

Đề xuất tuyển dụng nhân sự bổ xung theo nhu cầu công việc và mở
rộng phòng ban

2.
3.

Đề xuất dụng cụ, thiết bị, phù hợp với nhu cầu tăng sản lượng
Đề xuất các phương án cải tiến nâng cao năng xuất và hiệu quả
quản lý

4.
5.
6.
7.
8.

9.
10.
11.

Từ chối tiếp nhận NVL không đúng tiêu chuẩn đã quy định
Đề xuất khen thưởng kỷ luật
Đề xuất bổ nhiệm thay thế
Đình chỉ công tác có thời hạn đối với CBCNV gây rối, uống rượu,
bia, có nồng độ cồn, hút thuốc lá trong khu vực sản xuất, khu vực cấm theo quy định công ty
Khiển trách, kỷ luật, đình chỉ, luân chuyển CBCNV có biểu hiện
tiêu cực, tạo bè phái, làm việc thiếu trách nhiệm gây ảnh hưởng tới tiến độ sx, năng xuất, chất lượng
Khiển trách, kỷ luật, đình chỉ, đối với trường hợp ăn trộm cắp tài
sản, phá hoại tài sản
Khiển trách, kỷ luật, đình chỉ đối với những trường hợp chống đối
bất tuân lệnh của quản lý cấp trên
Yêu cầu các bộ phận cung cấp các thông tin cần thiết cho việc điều
tra, bằng chứng xác thực cho những hành động gian lận, lấp liếm

TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ GIÁM SÁT


Cấp trên quản lý trực tiếp
 Có
 Không

Nhân viên dưới quyền quản lý
 Có
 Không

▪ Chức danh chịu sự quản lý giám sát

- Chức danh 1
- Chức danh 2
▪ Tổng số người: ……………
▪ Chức danh chịu sự quản lý giám sát
- Chức danh 1
- Chức danh 2
▪ Tổng số người: ……………

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI THỰC HIỆN

Trình độ

Đại học

Chuyên nghành

Quản trị/ Công nghệ thực phẩm

Chứng chi

Không

Kinh nghiêm

Có ít nhất 3 kinh nghiệm đảm trách công việc Điều hành sản xuất

Kiến thức

Có các kiến thức về quản trị nhân sự, tuyển dụng, đào tạo, chính sách, đánh giá nhân viên
Có kiến thức về quy định pháp luật về doanh nghiệp, quản lý lao động và các chế độ chính

sách có liên quan

Kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp
Tổng hợp và phân tích số liệu
Thành thạo tin học văn phòng và phần mềm liên quan
Sử dụng thành thạo máy văn phòng

Khả năng

Khả năng thiết phục

MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC
 Thường xuyên làm việc trong văn phòng
 Thường xuyên phải làm việc
 Ngoài trời
 Di chuyển nhiều
 Vào ban đêm

 Trong môi trường nóng ẩm
 Trong môi trường hóa chất
 Khác

CHỮ KÝ
Tên người quản lý
trực tiếp
Tên người phê
duyêt


Chữ ký

Ngày

Chữ ký

Ngày


Tên người nhận viêc

Đại diên HCNS

Chữ ký

Ngày

Chữ ký

Ngày



×